1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân cách - xét theo quan điểm phân tâm học

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi dumb, 08/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Nhân cách - xét theo quan điểm phân tâm học

    Nhân cách - xét theo quan điểm phân tâm học​

    I - Cơ sở

    Đầu tiên, chúng ta hãy chấp nhận một giả thuyết như tiên đề :

    Ngay từ lúc được sinh ra, vô thức tập thể (cái mà cá nhân vói chủ yếu là ý thức không nhận biết được.Về khái niệm vô thức, mời bạn tham khảo tại: http://ttvnol.com/hocthuat/324918/trang-1.ttvn ) một phần sẽ dần được bộc lộ dần, một phần chuyển hoá, đầu tiên thành ý thức. Chúng ta chia vô thức tập thể thành 3 loại:

    Vô thức tập thể không được nhận biết bởi ý thức(VTTT loại I)


    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành ý thức (VTTT loại II)
    Vô thức tập thể có thể được nhận biết và thành VT cá nhân do bị dồn nén (VTTT loạiIII)

    Và nhân cách con người, không phải chí có ý thức, nghĩa là cái cá nhân nhận biết được, mà còn phần vô thức ( chỉ thấy được thông qua các giấc mơ hay các sự việc không giải thích được). Nói cho đúng hơn, nhân cách là sự vận động chuyển hoá của ý thức - vô thức để hướng tới một tổng thể.


    II - Sự hình thành nhân cách thông qua các cấu trúc tâm thần

    Đầu tiên, tôi sẽ mô tả một quá trình tạo nên cái ý thức từ vô thức:

    Vô thức tập thể chính là xuất phát từ gen. Con người bắt đầu cuộc sống với một loạt các phản xạ, và được thừa kế những cách tương tác với môi trường. Ví dụ như uống nước nóng thì nhổ ra...
    Những cách thừa kế tương tác đó được dựa vào xu hướng suy nghĩ được tỏ chức và thích nghi với môi trường.

    Khi mới sinh, trẻ có một búi phản xạ được vào những trả lời do kích thích gây nên. Cái này rõ ràng là do di truyền và phụ thuộc vào gen.
    VD: Sờ vào môi trẻ sơ sinh, nó mút ngay; hay đặt một ngón tay vào bàn tay nó, nó liền nắm chặt ngay. những phản xạ này là nguyên phát.
    Do những phản xạ được hoạt hoá một số lần, dần dần chúng được biến đổi đi. Chẳng hạn mồm trẻ tìm đầu vú từ những góc độ khác nhau vào những dịp khác nhau. Cùng với sự gia tăng các đồ vật có lợi cho phản xạ, các loại "mút được" tăng lên, bao gồm từ núm vú đến vải đệm...Và với sự mở rộng hành vi mút liên quan đến các đồ vật, nó cũng gia tăng sự phân biệt giữa các đồ vật đó. Một trẻ đang đói sẽ không bao giờ nhầm giữa đầu vú với ngón tay.

    Đó là cách trẻ đã bước đầu hình thành ý thức từ di truyền (có thể coi là vô thức tập thể)

    Cùng với thời gian, cùng với sự phát triển về thể chất, sự gia tăng hoạt động, tiếp xúc với môi trường sống, sự tác động của gia đình, bạn bè sẽ hình thành nên ý thức.

    Tất nhiên, trong những giai đoạn quá nhỏ, trẻ hầu như chỉ có ý thức chưa đáng kể. Đồng thời không hề nhận thấy vô thức cá nhân. Vô thức tập thể thì là những cái liên quan đến những nhu cầu đơn sơ nhất và sẽ dần được chuyển hoá (VTTTII).

    Cùng với thời gian, cái phần vô thức tập thể được chuyển hoá thành ý thức(VTTTII) càng nhiều và cả các mảnh vụn không được nhận biết để chuyển hoá(VTTTI). Dường như trước khi đến giai đoạn dậy thì, Cái vô thức cá nhân lẫn vô thức tập thể không thấy xuất hiện, và ý thức chiếm phần lớn trong tâm thần, cũng là cái chi phối nhân cách trẻ.


    Tuy nhiên, trong giai đoạn dậy thì, thể chất phát triển, xung năng ngày càng lớn ( vô thức tập thể) và phần để chuyển vào ý thức vẫn hoạt động tốt trước kia giờ gặp những trục trặc đầu tiên. Chẳng hạn đang tuổi học mà lại có những ham muốn giới tính, nếu bị ngăn cản sẽ không thành ý thức, mặc dù ý thức đã nhận được nó. Hay như ý nghĩ ghét bỏ người thân ( bố chẳng hạn), cái này được ý thức nhận biết được, nhưng lương tri không cho phép (mà lương tri này chẳng qua cũng là môt kiểu đã ý thức). Như vậy, những ý thức chống ý thức và vô thức tập thể sẽ bị dồn nén thành vô thức cá nhân.
    Lâu dần, cái vô thức cá nhân cũng sẽ trở nên một nhân cách.

    Đồng thời, trong việc chuyển hoá cái vô thức tập thể, thì sẽ có những mảnh vụn vô thức tập thể bị dời ra (VTTTI), nghĩa là không thể nhận biết, do đó không chuyển hoá mà cũng không bị dồn nén do ý thức. Đó là vô thức tập thể kế thừa. Nhưng trước độ tuổi trung niên, phân này còn khá nhỏ và bị vô thức cá nhân đè nén (Nếu có một hành động kỳ quặc, thông thường nó là vô thức cá nhân). Cái này thường xuất hiện kiểu như một dạng xuất thần chứ không phải là kết quả của sự bức bí.

    Khi chúng ta trong độ tuổi thanh niên là lúc cái tôi mạnh nhất, chúng ta muốn đạt được, được trở thành - tất cả đều trong phạm vi ý thức. Lúc đó, ý thức chi phối chúng ta rất mạnh. Nhưng đới sống có tính hai mặt, cái vô thức tập thể vẫn âm thầm tác động lên chúng ta. Nếu cá nhân biến được tất cả những tham vọng...thành hiện thực thì 1 phần vô thức tập thể(VTTTI) sẽ chuyển hoá được vào ý thức nên phần bị dồn nén (vô thức cá nhân) sẽ rất nhỏ trong nhân cách. Nhưng vẫn có phần vô thức tập thể độc lập không nhận thức được hoạt động(VTTTI).
    Trong trường hợp ngược lại, vô thức cá nhân sẽ co tiếng nói đáng kể trong nhân cách.

    Trong cả hai trường hợp, ở trước độ tuổi trung niên, chúng ta ít nhận thấy vai trò của vô thức tập thể trong nhân cách vi hoặc là chúng đã chuyển hoá được thành ý thức, hoặc là chuyển thành vô thức cá nhân và vô thức cá nhân sẽ lấn át vô thức tập thể. Còn phần những mảnh vụn vô thức tập thể (VTTTI) chưa đáng kể

    Cùng với thời gian, chúng ta càng tiếp xúc, càng trải đời, cái vô thức tập thể loại không chuyển hoá thành ý thức (VTTTI) ngày càng nhiều. Đúng là một cách vô thức, đột nhiên, một ngày nào đó, chúng ta thấy diện quan tâm đã hướng ra ngoài cái tôi mà về phía cái tổng thể của cuộc sống. Điển hình là ta ít quan tâm hơn tới TY, ăn mặc... mà quan tâm đến chính trị, tôn giáo, trái đất...
    Như vậy sau khi đã cô sức để ý thức về bản thân, để thể hiện mình(ý thức) thì chúng ta sẽ dần tự biết và điều chỉnh phù hợp. Lớp vô thức cá nhân đè lên vô thức tập thể sẽ bị làm nhỏ đi.

    Từ những nhận xét này, chúng ta thấy vô thức tạo ra những nội dung không chỉ cho những người liên quan mà còn cho cả những người khác, trên thực tế là cho số lớn con người và có lẽ là cho tất cả.
  2. lesromansfrancais

    lesromansfrancais Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Dum thân mến ,
    Dạo trước mình có đảo qua to píc học thuật và đọc mấy bài viết của bạn về Phân tâm học , quả thật mình rất phục . dạo đó cũng đã đọc sơ qua tiểu sử tự thuật của bạn tại giữa trang to píc về phân tâm học và cảm thấy hết sức lo lắng.
    Mình có thể chia sẻ chân thành với bạn là mình cũng có một niềm đam mê về phân tâm học ko kém gì bạn . Những điều bạn ám ảnh thực ra là những thắc mắc và cố tìn htìm một điểm chung về những điểm chung giữa những khái niệm xuất phát từ Nền tâm lý học mác xít ( tại Việt Nam được giảng dạy từ trứoc đến nay ) và những khái niệm của tâm lý học phương tây .
    Để có thể làm đuợc chuyện này, bạn phải đọc thêm rất nhiều về triết học , chính trị van học và lịc sử phát triển nền văn minh văn hoá thế giới nữa , nếu ko tôi thực sự lo ngại cho tình trạng tư duy và sức khoẻ của bạn .
    Giới thiệuc ho bạn một địa chỉ trang diễn đàn, tại đó có một chiếc nicks , có thể nói là một người , có nhiều hiểu biết tin cậy về Phân Tâm học một cách bài bản và sâu sắc. Mình thì có rất ít thời gian vào đây , mà tham gia nhiều ở trang đó hơn , mời bạn đọc nhé. cũng vấn đề bạn đang thắc mắc đấy . http://diavn.free.fr/thanglong/showthread.php?t=372
  3. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn.
    Mong bạn vẫn còn dạo qua box Tâm lý học.
    Mình cũng muốn đọc nhiều triết học lắm, nhưng mà do thấy ở gần nhà mình có ông giáo sư triết nhóm than để nấu cơm cho vợ kô nên, bị vơ mắng, nên mình thôi.
    Về chính trị, văn minh, văn hoá( mình gộp lại cho tiện, bạn đừng cười nhé) mình chỉ biết rằng quê mình(Mù Căng Chải) còn lạc hậu lắm. Vì lòng yêu quê hương, mình lên mạng hầu học hỏi kiến thức từ nhiều nền văn minh khác nhau, kể cả văn minh ngoài trái đất, đến văn minh của quốc gia mà VN đã từng là thuộc địa...
    Còn về sức khoẻ của mình. Cảm ơn bạn, mình đang đi khám ở chỗ bác sĩ riêng của mình đây. Tự nhiên, nghe lời cảnh báo của bạn, mình thấy nhột tim quá.
    Về tư duy , lại càng phải cảm ơn bạn nhiều hơn. Mình sống theo bản năng 1 CON NGƯỜI ,và nó hướng dẫn tư duy của mình đâu có gì phải lo ngại...
    Cảm ơn bạn nhiều.
    Mong bạn hiểu được mình dưới góc độ hài hước nhé.
    Thân và kính(cúi) chào tạm biệt.
    PS: Sorry, nhắn cho Candi: đừng có xoá bài này của dumb nhé.
    Mà sao không thấy tôpic về các kiểu tính cách nghề nghiệp đâu nữa. Candi cho nó tiêu rồi a`.

Chia sẻ trang này