1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân chi sơ tính bản...?

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi Tao_lao, 16/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Nhân chi sơ tính bản...?

    Tính là một khái niệm rất quan trọng trong Nho Giáo. Nói về tính,thật sự TL nghe mấy cha đó luận mà hổng hiểu gì ráo. Rốt lại tình là gì? Đặc điểm,tính chất...? Nói chung là vẫn không thể đưa ra một cách có hệ thống,rõ ràng,đầy đủ về tính.

    Mà No Star Where,đó là lối học cảm tính theo tư duy biện chứng của Phương Đông (Trần Ngọc Thêm,Tìm về bản sắc Văn hoá Việt Nam). Mình đòi hỏi một sự cụ thể như lối khách quan tư duy siêu hình như Phương Tây thì đâu có đặng. Gần đây nghe cụ Nguyễn Hiến Lê viết sách dạy thế nên đành yên tâm vậy.Vậy nên cứ mạnh dạn nói về tình dù là chẳng biết ráo gì về tính....

    Mạnh Tử dạy "Nhân chi sơ tính bản thiện" trong khi Tuân tử dạy "Nhân chi sơ tính bản ác". Ai đúng ,ai sai? Hổng ăn nhằm gì. Điểm quan trọng là từ hai nhận xét đó mà họ đưa ra hai cách giáo hoá khác nhau. Vì là bản thiện cho nên giáo dục chú trọng vào Nhân,xây dựng cái thiện càng tốt hơn,chỉ nêu cái tốt. Vì là bản ác cho nên phải ngăn chặn nó bằng một hệ thống pháp trị nghiêm khắc. Thừa kế Tuân tử là Hàn Phi tử với nền Pháp học kinh hoàng (hehehe..đốt sách,chôn học trò của cha nội Tần Thuỷ Hoàng là học theo ông nội này). Đạo Đức Kinh của Lão tử dạy "Đạo mất rồi mới có đức,đức mất rồi mới có nhân,nhân mất rồi mới có nghĩa,nghĩa mất rồi mới có Lễ. Lễ là tận cùng của sự thối nát,xấu xa", lẽ ra nên thêm vào"lễ mất rồi mới có Pháp". Lão chủ trương bày nhân nghĩa lễ tri tín của Khổng (hichic..bởi vậy mình mất dạy dã man).Nhưng thật ra Tuân Tử ngay từ đầu đã quá chú trọng vào đường thực hành,chỉ quan trọng việc áp dụng theo Hình nhi hạ học mà mất cái gốc Nhân của hình nhi thượng học. Đó là chuyện Tào lao,bỏ qua.

    Đi thẳng vào chuyện tại sao TL muốn hỏi ý kiến mọi người vậy. Hôm nay thì TL bắt đầu tin "nhân chi sơ tính bản thiện". Mình vốn tốt nhưng xã hội làm mình thoái hoá. Vậy cho nên người nào ít thoái hoá hơn kẻ đó thành người tốt hơn. Chứ thật ra người ta hơn nhau chẳng phải là do họ hay ho gì mà chẳng qua là họ ít tệ hơn.

    Khi còn nhỏ thấy mình có rất nhiều ưu điểm,cái gì cũng tốt. Lớn lên ra đời mới hiểu "ngoài trời còn có trời" mình chẳng là gì trong cái vũ trụ bao la này, chẳng phải là "thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn". Mình chẳng có lấy một ưu điểm,mà chỉ toàn là khuyết điểm. Đó là một sự thật đáng buồn. Mỉa mai thật.

    Bà con nghĩ sao nhỉ?



    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  2. pinky84

    pinky84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    bài này hay á
  3. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    khơ khớ , bác Tao_lao muốn thảo luận sao lại chui vô góc hẻo lánh này ? Hóa ra mình nói mình nghe à ?
    Về cái "nhân chi sơ ..." tôi chẳng có ý kiến gì . Riêng về phần "tào lao , bỏ qua" thì tôi có vài ý kiến nhỏ :
    -Học thuyết Pháp gia không phải tệ , cái chính là do người dùng . Học thuyết đó có thể gọi là một phát kiến rất hay và mới mẻ vào thời ấy . Nhắc lại một chút , thời Hạ ,Ân , Chu đều lần lượt sử dụng "trung","kính",và "văn" để cai trị . Nhưng trung suy thì mất lễ , kính suy thì sinh lờn , lại dễ phân tán nhân tâm , văn suy thì sinh loạn . .Đó đều không phải những biện pháp lâu dài để đảm bảo sự vững mạnh của một nước.Học thuyết Pháp gia ra đời chính là để bổ sung cho cái chổ yếu đó . Tiếc rằng Thủy Hoàng và Lý Tư lại áp dụng một cách máy móc . Than ôi , học thuyết là tĩnh , con người là động , sao lại gán cho nó 2 chữ "kinh hoàng" ???
    -Còn về câu này "Lão chủ trương bày nhân nghĩa lễ tri tín của Khổng " thì tôi không hiểu lắm , hình như bác lộn giữa "i" và "y" thì phải.
    -Còn về hai lão Mạnh ,Tuân thì một đằng là cháy nhà ...hàng xóm , một đằng là đã lửa cháy sát hông rồi , đương nhiên là cách suy nghĩ cũng khác nhau , thế thôi .Cái gì mà "nhân chi sơ..." thật ra là đều do môi trường sống và nghị lực bản thân cả . Ba cái câu tự phỉnh phờ nhau đều là láo toét
    Hơ hơ , về Nho giáo hay gì gì giáo thì saint này dốt lắm , chỉ vui miệng tán láo vài câu , có chi Tao_lao bỏ qua cho nhé
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  4. HTung

    HTung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    891
    Đã được thích:
    0
    Hic, box 81 càng ngày càng triết lý nhỉ!
    Anyway, bài đó của anh hay đó, anh Tao_lao! Nhưng mà để em đi mua card về lên net ở nhà thì mới ngồi chat với anh về chuyện này được hén!
    To live is to learn, to play, to interest and to love!
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cái câu "Lão chủ trương bày nhân nghĩa lễ tri tín của Khổng" là câu sai đến hai lỗi :bày thay vì bài,trí thay vì tri. Cảm ơn huynh saint sữa giùm nhé. Tiếng Việt của TL có vần đề rất nặng (đang cố học đây). Nói mấy cái nhân nghĩa lễ ở đây là nói tượng trưng về chuyện Lão Tử không ưa những cái "vỏ ngoài" phiền phức của Khổng.
    Về chuyện "nhân chi sơ.." của Mạnh Tử và Tuân Tử thì thật ra còn có một vị nữa cho là "con người sinh ra có đủ cả tính thiện,tính ác" (nhưng TL không nhớ tên,không biết có phải là Lục Trượng Sơn tiên sinh không ?). TL không nghĩ những câu "nhân chi sơ tính bản thiện/ác" là láo toết. Vì từ cách lí giải về tính mà họ đề ra hai cách giáo hoá rất khác nhau. Chẳng hạn lấy ví dụ từ chuyện học (sáng này thì TL mới nghĩ đến) về cách giáo dục thiện ác. Trong việc dạy luyện thi đại học thì thầy cứ cho bài tập,rồi tự họ đưa ra lời giải. Bài đấy phải làm thế này,thế này thi mới đúng,mới tốt. Học sinh cứ thế mà ghi nhớ,lần sau cứ thế mà làm theo,theo một khuôn khổ.
    Ngược lại có thầy cho bài tập,rồi bảo học sinh tự giải (hihihi..thường là giải sai). Sau đó thì thầy mới chỉ bảo học sinh từ cái sai đó,và học sinh sẽ học được nhiều thứ từ cái sai đó. Và lần sau học sinh sẽ chẳng bào giờ mắc những lỗi đó nữa . Cái sai dễ nhớ,cái đúng khó nhớ (nói chung là những cái gồ ghề,thất bại khó làm người quên hơn là những cái thành công tốt đẹp). Nếu ai là học sinh của trường Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh,đã học toán qua thầy Nguyễn Thành Long thì chắc từng nếm mùi phương pháp này (hehehe...kêu lên bảng giữa đám con gái,giải không được thì ê mặt lắm). Trong đời học toán của mình đến bây giờ,phải nói thầy Long là thầy dạy toán tốt nhất.
    Tỉnh bản thiện hay ác thật sự là vấn đề niềm tin,khó mà nói đúng hay sai. Như đối với bản thân mình,về sự yếu kém mình, thì TL tin rằng "nhân chi sơ tính bản thiện". Có thể vì thấy mình thấp kém nên ráng tin là ngày xưa mình vốn tốt,càng ngày càng tệ. Âu đó cũng là cái tâm lí bào chữa,tự thị. Và thật sự thì càng về sau này TL càng thấy mình tệ,làm cái gì cũng vụng về,thất bại. Sao mình lại tệ như vậy?
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1

    Câu "Lão chủ trương bày nhân nghĩa lễ tri tín của Khổng" sai hai chỗ là bày thay vì bài,tri thay vì trí . Nó nghĩa là Lão chủ trương bài xích cái cứng nhắc của Khổng Giáo.
    Về học thuyết Pháp gia thì TL có vài ý thế này. Pháp gia của Hàn Phi thật sự là một học thuyết rất bá đạo,cực đoan,tuyệt đối hoá quyền lực của Hoàng đế (nó không phải là nên Pháp trị tốt đẹp ngày nay). Chẳng hạn như" quân sử thần tử thần bất tử bất trung" (trung cái gì mà kỳ vậy mấy cha,Hoàng đế nhiều cha cũng ngu thấy bà).
    Nho Giáo chia ra làm hai phần thượng hạ:hình nhi thượng học và hình nhi hạ học.Thương học luận về đạo,về cái tổng quát,huyền diệu vv trong khi hạ học chú trọng vào đường thực hành. Có thể ví một cái như gốc,một cái là ngọn. Chẳng hạn khi nói về Nhân thì Mạnh Tử khuyên người ta cố làm điều tốt,nhân nghĩa (con cụ thể thế nào là Nhân thì không bắt buộc cụ thể là phải thế nào) trong khi hạ học thì ép buộc người ta phải tuân theo các qui tắc cố định,cứng nhắc (vậy nên vi phạm nhân quyền,gây nhiều thảm kịch thương tâm). Nho Giáo đời Hán, Đường chỉ chú trọng vào hạ học mà quên đi phần thượng học,quên đi cái gốc (Đạo) ban đầu. Đó là giai đoạn suy đồi của Nho học. Họ chỉ chú trọng các qui tắc,theo lối tầm chương trích cú ,đời xưa lúc nào cũng đúng,cũng hay (và chế độ khoa cử, văn chương phù phiếm đời Đường đã để lại nhứng cái tệ hại đến đời sau). Cái gốc ban đầu đã mất (mãi đến phái Lí học đời Tống mới tạm khọc là đã phát dương quang đại Nho học).
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  7. saint81

    saint81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    412
    Đã được thích:
    0
    khịt , "quân xử thần tử , thần bất tử bất trung " là tư tưởng Tống Nho , liên quan gì đến Hàn Phi ?
    Học thuyết Pháp gia của Hàn Phi gồm 4 nguyên tắc :
    -Luật pháp phải hợp với thời thế
    -Luật pháp phải được ghi chép rõ ràng và công bố minh bạch
    -Luật pháp phải được áp dụng một cách công bằng
    -Vấn đề thưởng phạt rất quan trọng cho nên phải được quy định rõ ràng
    Trong mô hình pháp chế của Hàn Phi, vai trò của quốc gia vốn biểu hiện qua vị thế của nhà vua được tôn trọng tuyệt đối. Việc này nhằm đảm bảo cho việc quyền lực được tập trung về một mối , đảm bảo cho mục tiêu quốc phòng . Đây là một cách giải quyết đúng đắn cho hoàn cảnh nhiễu nhương lúc ấy.Nói thế không có nghĩa là nhà vua ôm đồm hết mọi chuyện mà phải chú trọng đến việc dùng người .Giao đúng người đúng việc , không vì hoàng thân quốc thích mâ giao chức to , không tương xứng với khả năng . Cộng với việc không thể để các quan tướng dưới tay nắm quá nhiều quyền lợi , dễ dàng gây loạn . Hàn PHi còn chủ trương bình dân và quý tộc phải bình đẳng trưóc pháp luật , có tội thì xử , không vì quan hệ hoặc vài lời thỉnh cầu (thường gặp trong các truyện Tàu) mà giảm nhẹ tội đi . Pháp luật pphẩi công khai , rõ ràng và nghiêm minh .
    Tuy học thuyết Pháp gia vẫn để vua ở trên luật pháp nhưng rõ ràng đây là một phương pháp hành chính mới lạ và khoa học hơn trong việc trị quốc hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh một đất nước mới thống nhất lúc ấy.
    Học thuyết cũng chỉ là học thuyết ,quan trọng là người vận dụng . Chỉ tiếc Hàn Phi bị bức tử quá sớm , không có thời gian vận dụng học thuyết của ông , nên gán cho học thuyết của ông "bác đạo , cự đoan" thì không phải hàm hồ lắm ư ?
    Xử thế nhược đại mộng ​
    Hồ vi lao kỳ sinh ?​
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Câu đó là tư tưởng của Tống Nho thì tớ mới biết (vì Tuân tử, Hàn Phi chú trọng vào cái cụ thể hạ học,còn Lí học nhà Tống thì chú trọng hơn đến thương học nên tớ nghĩ câu đó là của đời Hán Đường chứ chẳng phải Tống) . Cảm ơn lắm. May mắn nữa là được huynh saint sữa cho nhiều lỗi chính tả,lỗi chính tả nhiều thật (nhưng thú thật là tớ lúc này rất lười,sai thì cứ mặc nó).
    Không biết là huynh saint có để ý đến những gì TL trình bày về thượng và hạ học trong Nho giáo hay không. Từ Tuân Tử đến Hàn Phi là thời kỳ suy vi của Nho giáo,sao lại suy vi?Vì họ mất gốc Nho rồi. Tam giáo (Nho Phật Lão) có thể nói là đồng nguyên (có câu Tam giáo đồng nguyên mà) nhưng tới đời họ thì bắt đầu xa dần cái gốc Đạo.Nho Giáo càng kém đi,phải đợi tới thời Tống,Minh mới khôi phục lại được,đưa Nho giáo lên ngang bằng với Phật, Lão trở lại (Nho giáo,Trần Trọng Kim).
    Lấy những thành tựu hay tính khoa học mà luận về Tam giáo,thật là..chẳng còn gì để luận nữa. Tam giáo chẳng phải là phản tiến bộ ư? Mấy ngàn năm TQ gần như đứng yên một chỗ chẳng phải vì cái lỗi của Nho giáo sao? (Người Trung Quốc xấu xí, Bá Dương).
    Trong thực tế hình như là Tam giáo phương Đông đã bại trận trước tân học phương Tây. Chúng ta có lẽ không nên ngồi đây mà luận về chuyện "khoa học,thành tựu" của hai bên nữa. Thực tế đã quá rõ,như ở VN chế độ khoa cử chữ Hán theo Nho giáo đã chết từ 1918 (nếu tôi nhớ hổng nhầm). Và ngày nay ,hầu hết thanh niên đều theo học tân học (như saint và tôi đây).
    Hình như là tôi đã lạc đề rùi. Chủ đề này đang nói về "Nhân chi sơ..."mà lại lan man qua cái khác. Thành thật xin lỗi mọi người. Nhiều khi mình..ngứa miệng,đụng đâu nói đó,lạc đề lúc nào không hay (nhưng cũng hổng sao,chỉ là chuyện ngồi chơi tán dóc chẳng phải là nói chuyện đàng hoàng gì mà sợ).
    Moonlight and love songs - never out of date
    Hearts full of passion - jealousy and hate
    Woman needs man - and man must have his mate
    That no one can deny
  9. 81sg

    81sg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Đọc lui đọc tới .....rồi đọc tới đọc lui...đọc xong .....choáng.........viết vài dòng để nhìn lại......

Chia sẻ trang này