1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHÃN ĐẮNG < Truyện ngắn đầu tay>

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi haohoacongtu, 02/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    NHÃN ĐẮNG

    Lời để tựa :
    Chào các bạn đồng hương tôi là một người con Hưng Yên thực sự . Tôi sinh ra ở Khoái Châu_Hưng Yên một vùng quê nghèo , chẳng ai sống được chỉ dựa vào nghề trồng lúa , người Hưng Yên buôn ba khắp đất nước kiếm sống. Và chúng ta lại được gặp nhau ở đây, khỏi phải nói là tôi súc động như thế nào khi thấy trên website traitimvietnam có một topic dành riêng nói về quê hương của chúng ta . Mình rất khâm phục các bài viết trên topic văn hoá con người Hưng Yên về tầm kiến thức rộng của các bạn . Mình đã biết thêm nhiều điều về chính quê hương mình .Mình vẫn cảm thấy các bạn chỉ nói về điều tốt đẹp một cách tổng quát mà thiếu những bài viết về chiều sâu , những bài viết có cái chất " sạn" của quê mình . Cái nhìn của mỗi người khác nhau các bạn có thể không đồng tình với cách nhìn của tôi nhưng các bạn không thể phủ nhận truyện là một mảng ghép không thể tách rời trong bức tranh Hưng Yên xưa và nay.

    NHÃN ĐẮNG
    CHƯƠNG 1: Hưng yên qua lời kể của bà
    Thời con gái bà tôi thích đi hát Trống quân , mặc dù không biết hát nhưng hầu như đêm hát trống quân nào bà cũng đi xem .Những câu hát mộc mặc tự biên tự diễn cuốn hút bà cứ thế xem đến hết đêm. Bà Mai em em gái bà tôi thì Lại hát rất hay đến mức một hôm nọ có hai chàng khách lạ nói là sứ Hà Thành nghe nói đất Hàm Tử _Khoái Châu có lữ hát tài đến để gặp gỡ thi hát . Họ ở đó ăn một bữa cơm buổi tối ra đầu làng dự đêm hát . Trai làng căng dây làm trống rồi đốt đuốc cứ thế mà hát , nhưng câu hát tự biên tự diễn mộc mạc nhưng đầy chất quê:
    " Bây giờ mận mới hỏi đào
    Vường hồng đã có ai vào hay chưa
    Mận hỏi thì đào xin thưa
    Vườn hồng đã có nhưng chưa ai vào "
    Cứ thế cuộc hát diễn ra suốt đêm .Không rõ hai chàng trai và người tài nữ có hẹn ước gì với nhau không nhưng sáng hôm sau hai chàng trai bắt xe tay ngược lên Hà Nội và không thấy ai nhắc đến nữa.
    Bà tôi sinh thứ hai trong gia đình đông anh em trên bà có ông Liên là anh cả dưới bà còn có mấy em trai em gái.Ông Liên anh cả bà tôi là người trai có tài nhưng gia chưởng , nhưng sự gia trưởng thời bấy giờ là hình mẫu chuẩn của người đàn ông và là biểu hiện của nam tính . Nhà cụ thân sinh bà nội tôi nghèo nhưng ông Liên là con trai cả ông được đi học , ông đậu tú tài dưới thời Pháp thộc ông nói giỏi tiếng pháp sau này ông còn làm tới một chức tương đương với trưởng công an xã bây giờ. Ông là người đào hoa và phong lưu đàn bầu, nhị, sáo, hát ả đào ông vừa xem vừa biết chơi vừa biết hát mà hát hay chơi đàn giỏi mới tài , bởi thế lên nhiều người đàn bà cùng làng phải lòng ông . Khi ông có ba bà vợ thì vẫn có người phải lòng định bổ chồng theo ông , tất nhiên là ông không đồng ý. Ông còn làm diều rất giỏi , những con riều của ông bay cao nhất có tiếng sáo hay nhất làng, bà kể lại ông làm diều bằng cách : Ông lấy cả cây tre bánh tẻ trẻ thành sợi nhỏ cho vào nồi luộc chính vớt ra nối lại làm dây diều , ông 1 nâu bơ gạo nếp quấy thành keo dán giấy diều , tự tay làm ống sáo rồi ra đầu làng trèo lên cây gạo ông tiện lấy mắt cây gạo làm lỗ sáo khi buộc vào diều gió thổi vào mắt gạo luồn qua ống sáo tạo ra âm thanh vi vút đặc trưng của sáo diều . Những hôm ông thả diều con diều bay cao cất tiềng sáo vi vu suốt đêm có hôm gió to diều đổ sáng hôm sau ông lần theo dây mà tìm diều thì con diều đổ vào tận làng bên cạnh . Ông còn là một nông dân thực sự ông không phải làm ruộng nhưng tôi nghĩ nếu làm thì cũng giỏi chẳng kém ai , ông bắt cá rất giỏi, ông biết câu , biết đâm cá bằng nghiền ông cũng biết làm lơm, làm đó bắt cá . Hồi bé bà tôi vẫn theo ông đi đâm cá để "đứng canh chừng " vì nhà cụ tôi không có ao ông đi đâm trộm cá của nhà cụ Tỉ bà phải đứng canh kẻo nếu cụ bắt được thì mất cả cá lẫn ngiền . Mùa nào thức ấy ông bắt chim bắt cá bắt ếch , ống lươn , bẫy chim , nhà cụ tôi không mua thức ăn nhưng trong nhà chẳng mấy khi thiếu nồi thịt . Ông Liên là người ra trưởng vì vây một số bi kịch của đời nội tôi liên quan đến ông .Nhưng tôi vẫn cảm nhận được qua lời kể của bà đôi chút oán trách nhưng trên hết là sự ngưỡng mộ tôn trọng người anh cả người chủ gia đình . Chúng ta lại nói về bà tôi , thời con gái tuy không phải là tiểu thư quan cách cũng không sắc nước hương trời nhưng bà tôi là một trong những người con gái dẹp của làng . Vì ham mê cờ bạc ông Liên thua mất cả ruộng đất , thóc gạo trong nhà đội nón ra đi, ông Liên mắc lợ phải gả bà tôi cho ông Hồi người cùng làng để gán nợ . Nhưng tôi dám chắc bà tôi không phải là người duy nhất bị ép duyên trong cái xã hội thực dân nửa phong kien thời bấy giờ . Bà phản đối chuyện gả ép này , bà khóc suốt đêm rồi bỏ trốn không hiểu sao có người mách , người nhà lại tìm được bà . Ông liên doạ nếu bà không lấy chồng theo ý của ông thì ông sẽ chém , có lần đi làm đồng có người sấu bụng mách bà tôi nói chuyện với trai mạc dù không phải thế . Ông liền cầm một tay tre ra đồng tìm bà và đánh bà một trận đòn nhớ đời, bà về nhà tìm bà Trưởng Bạ bôi thuốc cho bà tôi bà trưởng Bạ nhìn vết tích của trận đòn trên lưng bà tôi mà chảy nước mắt thốt lên " anh gì mà đánh em như thế" tôi chỉ nghe bà kể có thế nhưng tôi biết những trận đòn như thế diễn ra không chỉ một lần , đến bây giờ nghĩ lại chuyện đó bà vẫn cảm thấy đau, bà nói bây giờ lưng bà còng nặng như thế là do trận đòn ấy .Vậy là bà phải nghe theo sự sắp đặt của ông Liên . Chồng bà tên là ông Hồi theo lời kể thì ông là người hiền lành nhưng cổ quái, ông lười tắm , tóc ông không cắt mà làm thành hai cái bím buộc túm phía sau . Nhà nghèo quần rách ông không vá mà lấy dây buộc túm hai đầu gối lại &lt; bó tay&gt; ông lầm lì ít nói trừ khi gặp lý trưởng ngoài đường thì ông phải chào. Khi đó lý trưởng và các chức sắt trong làng quyền to như cha mẹ dân bất kì già trẻ gặp họ ngoài đường phải cúi đầu " con chào cụ ạ " , con họ đánh con dân làng thì là chuyện thường nhưng vô phúc mà con dân làng đánh nhau với con họ thì họ cho gia đinh đến bắt lôi về nhà họ rồi bắt nằm suống lấy roi mây đánh , bố mẹ thương con đến xin họ bắt năm suống đánh luôn cả bố mẹ &lt; bó toàn thân nhưng bênh con như thế mới là bênh&gt;
    Quay lại chuyện bà tôi bà và ông Hồi &lt; người chồng đầu của bà sau này ông hồi bị Pháp giết bà tôi tái giá bố tôi là con người chồng thứ hai của bà , nhưng ông nội tôi người chồng thứ hai của bà cũng đã có vợ lên bà tôi chỉ được làm lẽ lên người làng thường gọi bà tôi là bà hai &gt;
    Ông Hồi và bà tôi sinh hai người con gái khi người lớn tên là Hồi tròn sáu tuổi thì cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc nổ ra . Cuộc sống của bà tôi và những người dân hưng yên thay đổi hoàn toàn , một loạt biến cố đưa cuộc đời họ bước sang một chương mới chưa hẳn đã tốt đẹp ,mất mát đau thương đang chờ đóng họ nhưng ánh sáng của cách mạng của tự do độc lập đã ở trước mắt họ .
    &lt; Hết chương 1 và còn tiếp&gt;
    Lời kết : 100 % câu chuyện này có thật bà tôi năm nay ngoài 90 vẫn khoẻ mạnh và minh mẫn so với tuổi của bà,người con cả của bà năm nay 70 tuổi sống ở Điện Biên vừa qua về thăm gia đình tôi , vì lý do tế nhị tôi miễn tiết lộ danh tính .
  2. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Chiến tranh nổ ra và nhưng biến cố gia đình tôi.
    Cách mạng ập đến như một cơn bão cuốn sạch mọi tàn dư của chế độ phong kiến . Nhưng măt khác những người dân đâu biết thế nào là lý tưởng cộng sản thế nào là chế độ xã hội chủ nghĩa . Họ chỉ biết cuộc CM qua 4 từ " ********* Đã Về" .
    Tất cả quan chức người Pháp hoặc tay sai cho Pháp bị du kích bắt hoặc bỏ trốn . Ông Liên một trí thức tiểu tư sản vùng nông thôn người đã không ít lần giúp đỡ các cán bộ cách mạng năm vùng và bộ đội chủ lực những hôm về phá bốt công đồn , nhưng ông đã từng dữ một chức vụ nhỏ trong làng dưới thời pháp và cái cách sống của ông cái cách sông phong lưu ăn bám vợ con nó giống " tư bản " lắm . Và ông bị bắt hàng tháng trời sau đó giải ông lên mễ trì giam cùng với những địa chủ bị bắt.
    Âu cũng là nhân quả cho những cuộc phong lưu thời trai tre và những gì khổ sở ông đã gây ra cho bà tôi. Nhưng ông trời vẫn chưa tuyệt đường sống của ông, với người nhà thì ông gia trưởng nhưng với người làng thì ông giúp đỡ mọi người rất vô tư sống rất tốt với dân làng là khác . Một sáng nọ có một cụ già 70 tuổi râu tóc bạc phơ nói là chống gậy từ tổng Mễ suống tới làng An Cảnh thuộc xã Dạ Chạch. Cụ nói là gặp ông liên khi ông đang bị bắt và được cho ra ngoài chợ đi dạo , cụ gặp ông nghe hoàn cảnh oan ức của ông và thương tình , cụ nói " có liệu mà chạy tiền lên đút lót cán bộ ở trên ý không thì ông ý ốm nắm không có gì ăn giam vài ngày nữa là chết" người nhà đi vay mượn lên trại giam lễ cán bộ ở đó và vài ngày sau ông được về . Thực ra thì ông bị oan ông không ít lần đã vào tận bốt quân Pháp sử dụng vốn tiếng pháp để xin cho người dân bị quânPháp bắt được thả về chứ thực sự nếu ông có tôi thì tiền cũng không xin cho ông thoát cái án tử hình được .
    Thoát qua tai kiếp ông chưa hết bàng hoàng ông nói cái thời đại sao thời đại đảo điên người trái thức có trữ có tư duy " như ông " thì bị bắt bớ rất nhiều , còn người " đập *** không nảy đến mặt " thì lên làm xã trưởng thôn trưởng toàn bọn mù chữ nông dân ăn không lên đọi nói không lên lời .
    Tai kiếp chưa qua thì tai kiếp khác đến cách mạng nổ ra khi nạn đói năm 1945 đến đỉnh điểm 2 triệu người chết đói trong cả nước chủ yếu vùng Thanh-Nghệ-Tĩnh có lẽ vì vậy mà vùng này cách mạng bùng nổ quyết liệt nhất nhân dân một lòng theo CM. Nguyên nhân do năm đó thời tiết thay đổi sâu bệnh phát triển , quân nhật lại chiếm nước ta lấy hết thóc lua để nuôi quân , nhân dân ta đương nhiên chịu hai tầng áp bức Nhật và Pháp , làm gì chả chết đói.
    Ở Hưng Yên tuy nghèo nhưng có đồng có ruộng cũng không đến nỗi chết đói nhiều nhưng cung cõ người chết do đói bà tôi kẻ lại năm đó mạn dưới tức là vùng nam Khoái Châu hướng Thanh Hoá , Nghệ An đi ra có một thanh niên chạc 15 tuổi đói lả người hai mắt thâm quầng đi hít gốc mía khô người ta phơi ngoài đường cho đỡ đói , anh hỏi xin ăn nhưng khi đó cả làng đang bị nạn đói hành hạ đâu có gì mà cho , hôm sau thì anh chết đói ngoài cánh đồng dân làng này cứ gẩy xác sang làng khác không chịu chôn về sau cả hai làng phải họp nhau mua chiếu lại làm một nấm mộ cho người chết yên nghỉ. Nhà bà tôi tuy ngheo nhưng năm đó do biết no sa chăm nhặt chặt bị lên cũng khôngphải dói cùng nắm chỉ phải ăn ngô hoặc ăn cháo cám nấu mới bẹ chuối hay dọc cây khoai nước là cùng cũng chưa phải chết đói , người làng thì thảm hơn nhiều ngươi nghèo phải ăn dọc khoai nước củ chuối trừ bữa. Các bạn ai đãn đọc tiểu thuyết " Tắt Đèn " của Ngô Tất Tố hay truyện ngắn " Vợ Nhặt " sẽ hiểu hơn về tình hình Hưng Yên năm 1945 cũng giống như vậy . Rồi thì nạn đói qua đi nhưng người đan quê tôi lại chịu một nạn mới nạn đấu tố địa chủ . Những người dân làng tôi như bị điên hay tiêm một liều thuốc kích thích họ đấu tố điên cuồng vợ tố chồng anh em bố con đấu tố nhau , giàu có là lý chưởng chanh có nhà cao cửa rộng bị tố phải bỏ trốn đã đành những người nông dân có đồng vốn đi chợ cũng bị tố ra địa chủ . Chính bà tôi cũng không ít lần theo người làng đi xem sử bắn đia chủ , tài sản của họ bị chia . Sau đó chính phủ ta nhận ra sai lầm đã qui nhầm một số khá nhiều trung nông thành địa chủ và tiến hành sửa sai bằng cách trả lại tài sản danh dự cho người thân họ , còn bản thân họ bị sử bắn từ đời nào thì sống lại sao được .
    Công bằng mà nói CM là con đường duy nhất đưa dân tộc ta từ thân phạn nô lệ lên làm người từ chỗ chết đói lên có cơm ăn áo mặc có độc lập có nhân quyền . Nhưng trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những chuyệch choạc ban đầu.
    Qua khỏi nạn đói thì thực dân Pháp quay chở lại chiếm miền bắc dân các làng một phần đi sơ tán ra vùng giải phóng hoạc " tề" tức là sống trong vùng tái chiếm của Pháp.
    Làng bà tôi bị chiếm gia đình bà tôi không đi sơ tán họ bắt đầu giai đoạn sống trong loạn lạc không chút yên ổn . Ngày thì thực dân Pháp đi càn chúng bắt tất cả thanh niên và bắn tất cả những ai bỏ chạy , đốt và cướp phá hết những gì chúng thấy. Ông Hồi chồng bà tôi trong một trận càn ông dẫn người con gái lớn mới sáu tuổi bỏ chạy , bọn pháp đuổi theo một phát súng trường quái ác bắn vào chân làm ông gục gã tên trung uý Pháp tiến lại rút súng lục kề vào mông ông bắn suyên ra bụng . Hết trận càn bà tôi hoảng hốt chạy ra đồng thấy đứa con gái đang nằm bẹp dưới mạng nước đã cạn , may mắn là ông tôi đã nhanh tay nhét con suống mang sau đó bỏ chạy lên bác tôi thoát lạn nhưng trên tay đầm đìa máu vì bị trúng đạn của " Tây" bắn và tay , chưa kịp khóc thì bà cùng dân làng đưa ông Hồi vào trạm xá khi đó làng tôi chưa có bệnh viện chỉ có trạm xá dã chiến với y tá được huấn luyện cấp tốc được một ngày thì ông mất . Sau này mộ ông bị thất lạc do san điền đổi thửa thời bao cấp đến năm 95 , 96 con cháu mới tìm lại mộ ông cũng thật kì lạ trong khi con cháu đang kì cục thuốn tìm mộ hết phần ruộng này đến ruộng khác mà không thấy. Thì bà tôi khi đó đã ngoài 70 tuổi không hiểu bằng linh cảm của người vợ hay hưong hồn ông mách bảo bà tôi mà bà đã chỉ đúng phần mộ của ông , không khó khăn gì bà xác định đó chính là thi hài ông . Và con cháu đã xây cho ông một phần mộ đoàng hoàng để ông yên nghỉ trong sự hưong khói của con cháu.
    Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu chuyển sang giai đoạn phản công chiến lược bộ đội ********* ngày càng lớn mạnh từ chỗ chỉ có chỉ có quốc xẻng gậy gộc đến lúc có cả trung liên, đại liên , bộ đội ta hợp thành những đại đội tiểu đoàn trung đoàn quân chủ lực , kết hợp mới đội du kích Hoàng Ngân liên tiếp hạ nhiều đồn bốt thu các chiến lợi phẩm . Tuy nhiên cũng có trận ta bị lộ có việt gian báo mới pháp quân pháp từ bốt Vua Bơi và bốt Đông Tảo bắn Moóc Chê &lt; cối 60 li&gt; dữ dội biết bị lộ người đại đội trưởng hô xung phong .... xung phong lên các đồng chí ơi , các chiến sĩ ta dũng cảm không màng tính mạng sông lên đánh giáp là cà với đich nhưng do chúng biết trước đào thông hào bắc súng máy chờ sẵn lên bộ đội ta rơi vào ổ phục kích sát thương gần hết . Duy có người đại đội trưởng không hiểu anh ta xông pha thế nào mà vẫncòn sống người đầy máu , sau này ông ta làm đến trung tá về hưu sống sung túc tại Hà Nội.
    Chiến dich Điện Biên Phủ nổ ra quân dân Hưng Yên tận dụng thời cơ đẻ công đồn giải phóng quê hương và chia lửa cho chiến dịch .
    Trong một ngày tối trời không khác gì những ngày khac vào thàng 7 năm 1954 bỗng suất hiện những đoàn quân lặng lẽ đi trong đêm , dân làng nhìn nhau nghĩ " Bộ đội ********* đấy" nhưng không ai nói để giữ bí mật cho các đồng chí bộ đội . Họ đào công sự sau đó tập trung ở các cơ sở bí mật trong đó có nhà ông Liên , dân làng thổi cơm nếp nắm mới muối vừng cho bộ đội ăn , những chiến sĩ bộ đôi cười nói vui vẻ trong trước trận đánh lớn nhất và cũng là cuối cùng của cuộc khán chiến . Mỗi anh bộ đôi lammột vòn tròn lá ngụy trang họ bảo khi đánh bốt thấy động thì đứng yên địch sẽ không phát hiện được mà tưởng họ là bụi cây. Đúng tầm hai ba giờ sáng bộ đội ta xuất phát bí mật và quyết thắng , quân ta đã nắm rõ sơ đồ nố trí hoả lực của từng bốt từng lô cốt , khoảng ba giờ sáng khi quân Pháp đâng ngủ say nội ứng của ta ra mở bốt bộ đội ta sông vào bắt sông toàn bộ quân pháp và lính dõng người Việt , các bốt Vua Bơi , Đông Tảo , bốt Bần nhanh chóng bị hạ trong đêm . Cũng có một số bốt ta không có nội ứng quân Pháp ngoan cố chống trả quết liệt một trận chiến khốc liệt giữa một bên là quân Pháp ở thế " chó cùng " với súng cối , đại liên , lô cốt bê tông cốt sắt với một bên là bộ đội chủ lực của Hưng Yên kết hợp với tổ đội du kich Hoàng ngân chỉ có vũ khí cơ bản và trái tim quả cảm . Quân ta lấn hào dùng bộc phá mở toang lớp dây thép gai bảo vệ áp sát những lô cốt cuối cùng , bên trong hoả lực của địch bắn ra đỏ rực mấy khẩu đại liên vừa phụt tắt đôi lúc do chúng lựu đạn lại tiếp tục khặc lửa bẩn dữ dội , nhiều đồng chí chúng đạn hi sinh và bị thương họ đã đi vào cõi bất tử và trở thành những anh hùng của quê hượng . Đồng chí nữ du kích tên Tý đang tiếp đạn cho khẩu cối thay cho một đồng chí bộ đội bị thương thì chúng đạn cô ngã guch sống máu ướt đầm vạt áo người con gái tuổi đôi mươi, tiểu đội trưởng du kich chạy lại bế sốc cô dây không kịp nữa rồi cô đã hi sinh . Anh không còn cảm thấy gì nữa trong mất anh chỉ thâymột ngọn nửa của sự căm thù , phải nửa từ lô cốt bắn ra . Anh cầm quả lưu đạn bật khỏi thông hào lao lên " Các đồng chí yểm trợ cho tôi ... " toàn bộ hoả lực của ta bắn sối sả trong lúc đich đang hoảng hốt thì anh đã tiếp cận được mục tiêu rút lựu đạn quang vào lô cốt lựu đạn nổ các hoả điểm phụt tắt trong giây lát . Một sức mạnh vô hình khiến các chiến sĩ ta bật cả dây : sung phong.. sung phong . Quân địch dã rời nhanh chóng bị ta bắt sông và tiêu diệt .
    Sáng ngày hôm sau bà tôi trở về tù nơi tản cư thì thấy mọi ngưởi kháo nhau là quê hương đã giải phóng. Trong lòng bà thấy thảnh thơi lạ bà hào vào dòng người lên huyện dự buổi mít tinh mừng que hưong giải phóng , ai ai cũng vui tươi thế là từ nay hoà binh hết giặc hết đau thương mất mát , chúng ta đã có tự do tự do đổi băng máu của những chiến sĩ bộ đội và du kích nhân dân ta . Bà thấy trên cây gạo đầu làng thấp thoáng la ờ đỏ sao vàng bay phấp phới , bầu trời hôm nay sao mà trong xanh đến thế bất giác bà nhớ lại những người thân và các chiến sĩ đã hi sinh .
    &lt; Hết phần hai còn tiếp&gt;
  3. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0
    Mình đã biết thêm nhiều điều về chính quê hương mình .Mình vẫn cảm thấy các bạn chỉ nói về điều tốt đẹp một cách tổng quát mà thiếu những bài viết về chiều sâu , những bài viết có cái chất " sạn" của quê mình . Cái nhìn của mỗi người khác nhau các bạn có thể không đồng tình với cách nhìn của tôi nhưng các bạn không thể phủ nhận truyện là một mảng ghép không thể tách rời trong bức tranh Hưng Yên xưa và nay
    Hôm nay mới có tg nhiều để đọc hết và suy nghĩ suy ngẫm hình dung tưởng tượng câu truyện mà bạn nói là truyện ngắn đầu tay , tớ cũng rất thích văn thơ nhưng văn lại ko phải là sở trường của tớ , cảm ơn câu truyện của bạn rất hay tớ hiểu thêm về hưng yên quê mình qua câu truyện của bà bạn kể cho bạn nghe mong bạn dành nhiều tg post tiếp và tớ sẽ cop truyện ngắn đầu tay của bạn về máy để thêm hiểu mảng ghép của hưng yên xưa và nay , thân ái chúc vui
  4. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Cảm ơn những lời động viên kịp thời của bạn . Truyện còn dài bạn hãy chịu khó chờ đợi để đón đọc phần 3 và phần cuôí nhé . Mình đang là sinh viên cũng U21 như các bạn thôi , không học ngành văn, đây cũng là chuyện đầu tiên mình viết lên còn nhiều thiếu sót mọi người chỉ bảo thêm. Mình sẽ hoàn thành chuyện trong một ngày gần đây
  5. Meotkt

    Meotkt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2006
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    0
    Truyện của bạn hay lắm. Cố gắng phát huy nhé
    Đọc truyện mình cảm thấy hình như bạn là một người rất quan tâm đến quân sự và thuộc lịch sử thì phải. Nhờ đọc bài của bạn mà mình hình dung đc phần nào sự phát triển của cuộc KC chống Pháp đó, quên hết kiến thức lịch sử roài.
    PS: mình chỉ có 1 đề nghị nhỏ là: bạn kiểm tra chính tả trc khi post bài nhé, (chắc tại gõ nhanh quá) để cho mọi người dễ theo dõi truyện của bạn hơn thui mà.
  6. thanhvinh151

    thanhvinh151 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    300
    Đã được thích:
    0
    LOL!!!!
  7. shopboong

    shopboong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    1.627
    Đã được thích:
    0
    to Haohoacongtu:
    Ngày xưa, ai ngồi ca bồng bềnh: có một miền,xa xa lắm. Có một miền bên tôi xa xa lắm. Chiếc lá rơi nghiêng vỡ lìa làm đôi...Sau đêm hát nghĩa là một mình..Chia tay phố kia khép cửa..
    Một thời và mãi mãi, chẳng thể nào quên. Tình yêu.. cuộc sống, đc và mất chẳng thể nói bằng lời. Đưa tay lên để đón nhận hạnh phúc chứ ko fải là gạt đi nước mắt. Can đảm lên những bé bỏng của một ngày nắng đẹp.
  8. tamsucuaem

    tamsucuaem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2006
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    chuyện hay quá đăng báo đê
  9. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    To tất cả mọi người : Em kiêu lắm đừng khen em .
    Được haohoacongtu sửa chữa / chuyển vào 21:28 ngày 12/08/2006
  10. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Phần ba đây.
    Được haohoacongtu sửa chữa / chuyển vào 21:27 ngày 12/08/2006

Chia sẻ trang này