1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHÃN ĐẮNG < Truyện ngắn đầu tay>

Chủ đề trong 'Hưng Yên' bởi haohoacongtu, 02/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Việt Nam cuộc chiến 10000 ngày
    Chưa có một cuộc chiến tranh nào trong lịch sử nhân loại so sánh được với chiến tranh Việt Nam về sự giai dẳng và ác liệt . Cuộc chiến thành Tơroa kéo dài 10 năm đã đi vào lịch sử nhân loại chiến tranh thế giới lần 1 kéo dài 4 năm, lần hai là 9 năm còn cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm . Bề ngoài là cuộc nội chiến Nam -Bắc Việt Nam nhưng thực chất đây là cuộc đối đầu về kinh tế và quân sự của hai khối quân sự Nato và Vacxava thuộc hai phe tư bản do Mỹ đứng đầu , còn phe XHCN do Liên xô dẫn dắt. Hưng Yên chúng ta cũng là một tỉnh thuộc Bắc Việt , chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc chiến tranh này .
    Sau chiến dịch Điện Biên Phủ về mặt cơ bản cục diện chiến trường đã ngã ngũ , quân chủ lực của pháp tại ĐBP đã bị ta đánh bại lực lượng quân đội Pháp rút vào Nam chỉ là tàn quân chuẩn bị rút về nước . Nước Pháp chưa kịp phục hồi kinh tế sau Chiến Tranh Thế Giới lần thứ hai không còn đủ sức theo đuổi cuộc chiến ở Việt Nam . Hiệp định Gienever được kí kết , tạm thời quân đội ********* đóng ở miền Bắc còn quân đội Nam Việt Nam đóng ở miền Nam hai bên lấy vĩ tuyến 17 và dòng sông Bến Hải làm giới tuyến , hai bên thực hiện tập kết chuyển giao lựu lượng và hai năm sau sẽ tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam Bắc . Nhưng sự thật không đơn giản như vậy từ cuối những năm 53 , 54 nước Mỹ đã can thiệp vào VN , họ viện trợ vũ khí cho quân Pháp và sau năm 54 khi quân Pháp rút đi Mỹ nhảy vào Miền Nam VN Mỹ viện trợ quân sự và cử các cố vấn quân sự sang MNVN&lt; miền nam việt nam&gt; giúp chính quyền Ngô Đình Diệm xây dựng quân đội nguỵ quyền xoá bỏ hiệp định Genever , chúng không những không tiến hành tổng tuyển cử mà còn bắt và giết cán bộ cộng sản của ta cài lại . Tháng 10-1959 Diệm ra luật 1059 hạ lệnh lê máy chém đi khắp MNVN bắt giết tất cả những người có liên quan đến cán bộ cộng sản , đồng thời được Mỹ cung cấp vũ khí khí tài quân sự Diệm huấn luyện và xây dựng được 1 lực lượng quân đội khá chính quy tuyên bố " Lấp sông Bến Hải " hô hào bắc tiến .Không chịu nổi áp bức của chính quyền Ngô Đình Diệm nhân dân miền nam nổi dậy đấu tranh tiêu biểu là phong trào Đồng khởi nổi tiếng nhất là ở Bến Tre.
    Miền Bắc chúng ta được sự giúp đỡ của LX và các nước XHCN anh em đang tiến lên chế độ XHCN tức là sản xuất tập trung , xây dựng các nhà máy CN vừa và nhỏ , hiện đại hoá đất nước khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại . Năm 1959 Diệm cháo chở dưới sự ủng hộ của Mỹ tuyên bố " Biên giớ Hoa KỲ ké dài đến vĩ tuyến 17 " biết chắc chúng đã phá bỏ hiệp định Genever chung ương đảng và Bác quyết định dùng bạo lực cách mạng để thống nhất hai miền nam bắc.
    " không có gì quý hơn độc lập tự do , dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành được độc lập"
    Và chiến tranh bắt đầu , các đòan quân lên đường " sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai " vào nam chiến đấu.
    Trong những đoàn quân đó chắc chắn có những người con Hưng Yên của chúng ta và không ít người đã ngã xuống hay để lại một phần xương máu vì độc lập của tổ quốc , tự do cho nhân dân.
    Giai đoạn này được gọi là " chiến tranh đặc biệt "
    Tương quan lực lượng :
    Quân nguỵ + vũ khí mỹ + cố vấn mỹ &gt;&lt; Quân ta + sự ủng hộ của LX và các nước XHCN
  2. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    TIẾP THEO:
    Trước tình hình đó trung ương đảng và tổng cục trính trị quyết định . Thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền nam việt nam , với quân số từ 30 ngàn người nhanh chóng tăng lên 50 ngàn người &lt;số liêu của mỹ đầu những năm 60&gt;
    Chúng ta chia ra 3 thứ quân : Quân chủ lực gồm 3 quân đoàn , bộ đội đia phương , và dân quân du kích. Bộ đội chủ lực của ta từ Bắc Việt vượt Trường Sơn theo đường mòn Hồ Chí Minh vào MNVN dìu dắt bộ đội địa phương và dân quân du kích trưởng thành chiến đấu ngay trong lòng địch. Chúng ta cũng mở đường mòn HCM trên biển nhằm tiếp viện cho một số tỉnh miền đông nam bộ.
    Miền bắc được sự giúp đỡ của LX và các nước XHCN chúng ta nhanh chóng xây dựng một hệ thống phòng thủ bờ biển và tập trung 1 quân đoàn ở vùng Quảng Bình , Quảng Trị đây là khu giới tuyến quân sự cũng là khu vực sảy ra chiến sự cực kì ác liệt giữa hai bên . Tới mức nhân dân các vùng này phải đào địa đạo tạo ra 1 thành phố ngầm sống dưới lòng đất nổi tiếng nhất là địa đạo Củ Chi . Còn trên mặt đất bị bôm mỹ cày sới có người nói : Vùng Bình-Trị-Thiên không còn 1 viên gạch vỡ đôi , tức và bị vỡ ra làm nhiều mảnh huống chi là con người. Lực lượng phòng không không quân cũng có sự trưởng thành vượt bậc lần đầu tiên chúng ta có không quân , các phi công của VN được huấn luyện tại liên xô sau đó quay lại VN chiến đấu. Nước ban jcung cấp cho ta những vũ khí khá hiện đaị thời bấy giờ như máy bay chiến đấu Mix17 , Mix 21 , tên lửa SAM 2 , xe vận tải quân sự , xe tăng A39 ....vvvv
    Ở miền bắc có thể nói gia đình tôi được sống trong " hoà bình" thực tế đây là thời điểm gia đình tôi sống khá ổn định . Ngoại trừ thỉnh thoảng lại hứng chịu vài đợt ném bom của không quân Mỹ , nhưng do chúng tôi ở vùng nông thôn không phải là trọng điểm đánh phấ hơn nữa nếu có ném bom thì lại được báo đi sơ tán &lt; điệp viên của ta giỏi quá &gt; lên không hề gì . Lúc đó bà tôi đã tái giá và sinh hạ bố tôi . Cả gia đình đi làm hơp tác còn ông tôi đi dạy học . Cuộc sống cứ thế trôi đi khi bố tôi được gọi vào bộ đội vì lý do ông là con 1 trong gia đình lên được miễn nghĩa vụ quân sự . Lúc này cuộc kháng chiến chống mỹ đang bước sang giai đoạn " Chiến tranh cục bộ " ác liệt nhất .Lực lượng của hai bên tung vào chiến trường lên tới mức đỉnh cao . Quân đội Mỹ , Diệm đã lên tới 1,5 triệu quân với vũ khí hiện đại nhất thời bấy giờ có lẽ chỉ còn thiếu bom nguyên tử là chưa dùng ở VN . Một số đồng minh của mỹ như Thái Lan và Hàn Quốc cũng cử lính sang trực tiếp tham chiến , thực ra thì quân đội của Thái là lính " công tử " khi gặp bộ đội ta thường bị hót gọn , còn lính hàn quốc cũng như đội tuyển bóng đá hàn quốc được huấn luyện tốt và đánh rất tinh nhuệ gây khó khăn cho bộ đội ta . Năm 1968 quân đội MBVN&lt; Miền bắc Việt Nam&gt; mở chiến dịch tết mậu thân 68 . Đây là cuộc tổng tấn công lớn nhất từ trước tới giờ có sự kết hợp của bộ đội chủ lực và lực lượng du kích biệt động thành . Ý đồ của ta muốn giải phóng hay ít ra cũng kiểm soát được MNVN để buộc Mỹ phải rút lui . Nhưng kết quả không như ý muốn kế hoạch tấn công của ta đã bị lộ 1 phần qua ảnh chụp vệ tinh Mỹ đã biết một lực lượng lớn bộ đội ta di chuyển áp sát các thành phố ,chúng biết ta sắp đánh lớn nhưng không biết đánh ở đâu và đánh bao giờ , mặc dù vậy Mỹ hạ lệnh cấm trại quân Mỹ mặc dù lúc đó đang là tết âm lịch để chuẩn bị chống đỡ cuộc tiến công của ta . Đứng đêm 30 tết âm lịch cuộc tấn công đợt 1 của ta bắt đầu ban đầu chúng ta chiếm và kiểm soát những thành phố lớn buộn địch phải co cụm chống trả và thương vong nặng lề , nhưng đến sáng chúng bắt đầu phản công chiếm lại thành phố một lực lượng không nhỏ bộ đội ta mắc kẹt trong nội thành bị bắt và hi sinh . Cuộc tấn công đợt hai cũng diễn ra tương tự . Một mặt mục đích quân sự của ta không thực hiện được nhưng về chính trị sau chiến dịch mậu thân ngay tại nước Mỹ đã dấy lên phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam một tướng của mỹ đã nói " Cộng Sản thua trên chiến trường nhưng lại thắng ngay tại nước Mỹ"
    Ở Hưng yên sau năm 68 hưởng ứng lệnh tổng động viên để bổ sung quân số cho chiến trường MNVN các lớp thanh niên lại lên đường vào nam chiến đấu
    " Anh đi bộ đội sao trên mũ
    Mãi mãi là sao sáng dẫn đường "
  3. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    &lt;Tiếp Theo&gt;
    Năm 1972 chiến tranh cục bộ đang leo thang tới 1 tầm cao mới. Quân dân ta tiếp tục mở cuộc tổng phản công chiến lược mùa khô năm 1972 và thu được thắng lợi to lớn . Mỹ đã phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pari , nhưng trước khi rút quân chúng còn cố gắn dập lần cuối để tạo ưu thế trên chiến trường điều đó đồng nghĩa với việc có được những điều khoản thuận lợi khi đàm phán. Nhưng ý đồ của chúng thất bại sau trận 12 ngày đêm 32 mấy bay ném bom B52 bị bắn hạ khiến ý đồ " đưa miền bắc trở lại thời kì đồ đá bị phá sản " Mỹ buộc phải rút quân khỏi MNVN.
    Mọi chuyện chưa và không bao gờ kết thúc dễ dàng như vậy. Mỹ tiếp tục vực nguỵ quyền lên cung cấp tài chính và khí tài quân sự cho nguy thay thế quân Mỹ tại chiến trường VN đây goi jlà kế hoạch " Việt Nam hoá chiến tranh"
    Năm 1975 trên tinh thần cả nước ra trận . Quân đội ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 75 . Chiến dịch Tây Nguyên và Huế Đà Nẵng kết thúc thắng lợi sau đó là chiến dịch HCM giải phóng hoàn toàn MNVN . Trong chiếc xe tăng mang biển số 390 lịch sử húc tung cổng Dinh Độc Lập năm đó cũng có một trong 5 người lính lái xe là người Hưng Yên.
    Chiến tranh kết thúc đất nước ta dơi vào tính trang cực kì khó khăn về kinh tế , các nước XHCN cắt giảm viện trợ còn chúng ta thì kiệt quệ do hậu quả chiến tranh . Năm 1979 chiến tranh biên giới phia nam nổ gia , những người lính vừa được giải ngũ lại được gọi lại lên đường sang Cambodia làm nhiệm vụ quốc tế. Năm 1980 chiến tranh biên giới phía bắc cũng gây cho ta những hậu quả nhất định về kinh tế và tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
    Những năm 80 là những năm khó khăn nhất nền kinh tế đất nước trì trệ do phát triển do chế độ bao cấp . Sản xuất tập chung khiến con người nảy sinh tư tưởng " Cha chung không ai khóc" không có cạnh tranh đòng nghĩa với năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm không cao.Bên cạnh đó các nước XHCN như LX cũng gặp khó khăn về kinh tế và tan dã đầu những năm 90 . Do vậy viện trợ quốc tế không còn .
    Cái khó nó cái khôn . Cuối cùng VN cũng thực hiện cải cách mở cửa , xây dựng nền kinh tế thị trường mang định hướng XHCN từ đó đất nước phát triển nhanh chóng , đời sống nhân dân năng cao đáng kể . Và tôi cũng sinh ra trong thời kì này , tất cả những chuyện trước thời kì này tôi chỉ nghe kể hoặc biết qua sách vở những chuyện sau thời kì này tôi mới được chứng kiến.
  4. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    CHƯƠNG IV
    Tôi sinh ra vào thời kì đất nước mới mở cửa , trong kí ức của tôi thì quê tôi nghèo lắm . Những năm đầu thập kỉ 90 một nửa làng tôi còn ở nhà tranh , nhà chị hàng sóm cạnh nhà tôi còn phải ăn cơm độn ngô nhà chị cả chục con người sống chung trong một mái nhà lợp bằng dạ trời mưa nước giọt danh chảy suống vàng cả mặt sân. Nhưng đậm nét hơn đó là những kỉ niệm về một miền quê êm đềm , tĩnh lặng và duyên dáng. Nhà tôi nằm ở giữa làng trông ra con đường gạch đỏ có từ bao giờ tôi không rõ , các cụ bảo ngày xưa mỗi đôi vợ chồng cưới nhau đều góp 100 viên gạch xây đường , dần dần con đường trải dọc qua xã , mãi sau này con đường mới được thay thế bằng đường bê tông rộng hơn và đẹp hơn. Làng tôi trước kia rất nghèo không ai xây tường vì gạch để xây nhà còn chưa có lấy đâu ra xây hàng dào , thay vào tường đó là những bờ rào Dâm Bụt lá xanh ngắt tán mọc um tùm , rực mầu hoa đỏ vào dạo đầu hè . Bọn trẻ làng tôi thường ngắt một bông hoa Dâm Bụt cấu phần cuống nhụy hút mật trong cuống hoa như những " con ong thợ " . Nhà tôi không dào bằng Dâm Bụt mà trồng một hàng Ô Rô quanh nhà cây Ô Rô cao ngang tầm với cây dâm bụt nhưng không có hoa mà có nhiều gai kể cả gai trên trên lá , tán mọc rất kín lên chẳng khác gì một hàng rào " thép gai " với bọn trẻ con nghịch gợm trong làng . Cũng nhờ hàng rào quanh nhà mà tôi được thưởng thức thêm hai món " đặc sản " đó là quả Sung và quả Ruối . Cây Sung được trồng ở hàng rào cạnh nhà còn cây Ruối mọc ở bờ rào ven bờ ao trước cửa nhà , quả Sung chắc ai cũng biết cây Sung nhà tôi rất cao và to sau này nhà hàng sóm nhận đất cây Sung rơi vào " vùng tranh chấp " và cứ đến mùa Sung chín thì hai nhà chia đôi nhau quả Sung , nhưng phần của nhà tôi cũng đủ để tôi ăn no lê những quả sung đỏ chín mọng ngọt ngào , còn những quả xanh cho vào nồi kho để ăn dần , quả Ruối chắc không được nhiều người biết vì đây là một thứ quả dại màu vàng lục như một hạt ngô luộc chín , ăn rất ngọt , vì vậy bọn trẻ thường vào cổng nhà tôi trẩy trộm ăn , tôi vừa tự hào vừa khó chịu về điều đó. Mải nói về chuyện cây cối để các bạn rễ tưởng tượng hơn tôi sẽ nói về " kiến trúc " của ngôi nhà của tôi nhé . Nhà tôi thiết kế theo nối cổ điển đặc trưng của kiến trúc nông thôn đồng bằng Bắc Bộ . Hai mặt sát vách nhà hàng xóm , hai mặt sát ao có hàng rào Ô Rô che kín nhưng chỉ có 1 chiếc cầu ao xây bằng gạch để lấy nước . Chiếc cầu ao là nơi tôi rất thích chơi đùa và nghịch nước nhưng tôi cũng rất sợ vì đã hơn 1 lần tôi bị ngã suống cầu ao may mà không sao bò lên được . Mẹ tôi cũng doạ là dưới ao có con " Thuồng luồng" ăn thịt trẻ con tôi không biết nó là con gì nhưng cũng không dám suống cầu ao vào buổi tối một mình. Nhà tôi có ba gian lợp ngói ta, khung nhà làm hoàn toàn bằng gỗ theo kiểu cổ có cả bàn thờ và cột hoành phi câu đối . Ông tôi ngày trước làm thầy đồ lên khắp nhà tôi thấy rất nhiều chữ nho đắp bằng vữa và quét sơn mặc dù tôi chẳng hiểu gì về chữ Nho cả . Trước cửa nhà là một sân gạch rộng , ngày mùa phơi được ba tạ thóc , những trưa hè nắng mặt sân nóng tới mức không thể đi chân đất trên mặt sân. Sung quanh nhà tôi là vườn nhưng không rộng . Chỉ đủ để trộng vài ba cây Nhãn , Cau và Xoan lấy gỗ . Ở Hưng Yên không nhà nào có vườn mà không trồng nhãn , cây nhãn trở thành người bạn trung thuỷ và thân thuộc với con người , một cây nhãn tồn tại hàng trăm năm làm bạn với người từ năm này sang năm khác từ đời này sang đời khác . Mùa đông cây nhãn là nơi chúng tôi chơi đùa bẻ những cành củi khô về đun , mùa hè cây nhãn xoè bóng dâm che mát cả tuổi thơ tôi , đến mùa nhãn ra hoa tôi mong từng ngày đến khi nhã có quả , rồi lại hỏi bà liên tục đến bao giờ nhãn chín. Bây giờ nhãn đã trở thành một thương hiệu kinh tế nổi tiếng của Hưng Yên có giá trị cả về văn hoá và kinh tế .Nhưng trong vườn không chỉ có nhãn mà còn có những cây cau , thân gầy guộc nhưng rắn chắc cao thẳng đứng tới gần chục mét . Cây cao trở thành tượng trưng cho sự ngay thằng của người nông dân có lẽ từ cây cau mà người ta nghĩ ra câu " Cây ngay không sợ chết đứng " . Tôi lại nhớ lại bài thơ :
    " Nhà anh có một vườn cau
    Nhà em có một vườn trầu
    Chiều chiều anh sang bên ấy
    Hoa cau bên này rụng trắng sân nhà em "
    Nhà mình có cả cau lẫn dàn trầu lên không cần phải sang nhà ai cả nhưng mãi đến gần đây tôi mới biết thế nào là hương Hoa Cau . Hương hoa cau nhẹ dịu và không bay xa lắm hơn nữa ở độ cao gần chục mét thì néu không trèo lên bạn khó có thể ngửi thấy hương hoa cau nếu không tinh ý . Nhưng với loại cau giống mới cao ngang đầu người thì bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được hương hoa cau khi đứng trên mặt đất , hương hoa cau nhẹ dịu dang và thanh khiết như hương hoa nhài nhưng có mùi riêng đặc trưng của cau. Khi đứng trong vườn hưởng không khí trong lành vùng nông thôn hương cau , hương tranh thoang thoảng bạn sẽ thấy như hồn quê đang ngấm vào trong người bạn . Còn Xoan nhà tôi trồng vài cây nhưng là loại xoan lấy gỗ thân thẳng cao vút như cây cau , Xoan lâu thì năm nào cũng có quả còn xoan lấy gỗ thì quả không ăn được nếu bạn không muốn đị viện , vài chục năm mới cho gỗ . Nhưng Xoan " dại " rất đẹp gỗ xoan thì làm xà nhà cứ gọi là tuyệt vời hàng chục thậm chí hàng trăm năm không hỏng , không mọt .
    Nhiều người không có tượng và không cho là cây xoan đẹp nhưng tôi thấy cây xoan đẹp lắm . Mùa xuân cây xoan thay lá những trùm lá xanh ngả màu vàng thời gian roìo chút xuống thay vào đó là một lớp lá xanh non tràn đầy xức sông , nếu bạn nhìn vaod tán lá xanh non đó bạn có thể cảm nhận được mùa xuân đang đến. Hoa xoan nhỏ , canh mỏng manh nhưng tạo thành từng chùm xung quanh tán lá , có thể nhìn thấy từ xa hoa xoan trắng toát một góc trời . Hồi nhỏ tôi thưòng nhặt những quả xoan dại làm đồ chơi , nhìn những tán lá cao vút , xa xa là những cánh diều lơ lửng trên bầu trời . Tôi ước ao mình được bay lên trên bầu trời bắt lấy những cánh diều đi tới những nơi nào mình muốn , như vậy thật là tự do và thoải mái.
  5. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Chương v &lt; và hết&gt;
    Đây cũng là khoảng thời gian mà nông thôn VN nói chung quê tôi nói riêng chuyển mình mạnh mẽ theo xu hướng đổi mới và đô thị hoá. Một mặt làng tôi không còn hộ đói . Nhưng từ lâu rồi kể cả lúc đang đứng trên cánh đồng lúa xanh bạt ngàn tôi không còn thấy được cái hồn quê dân dã vốn có , mà thay vào đó là một sự tất bật vội vã tranh đua kiếm sống của mọi người.
    Có lẽ những kỉ niệm đẹp nhất về quê hương là khi tôi còn là 1 cậu bé 7 hay 8 tuổi .
    Sáng sớm tiếng gà gáy làm tôi tỉnh dậy , ngoài trời còn tối đen không khác gì đêm hôm trước nhưng tôi nhận ra một ngày mới bắt đầu khi chạy ra hít thở bầu không khí trong lành của bình minh. Trong bếp đã bập bùng lửa bà tôi đã dậy thổi cơm từ bao giờ , nhìn thấy tôi chạy vào bà hỏi :
    - Cháu đã dậy đấy à .
    - Vâng ạ thế bà làm gì đấy?
    - Bà đang thổi cơm nếp để cả nhà hôm nay đi làm đồng ăn cho chắc dạ . Bà tôi vừa nói vừa đưa tay dui mớ dơm khô vào bếp .
    Tôi ngoảnh mặt ra sân thì trời đã sáng rõ .
    - Lên ăn cơm rồi đánh răng đi học con ơi ... Mẹ tôi cất tiếng gọi từ trên nhà
    Tôi nhanh chóng ăn song bữa sáng rồi đi học , nói thật là vì ngày nào cũng ăn lên tôi chẳng thích thú gì món cơm nếp , lúc nào tôi cũng phải cố mới ăn hết một bát . Bố tôi đang chằng lại chiếc xe đạp thồ để ra đồng chở lúa về nhà , hôm nay nhà tôi đi gặt lúa . Tôi là con út trong nhà lại phải đi học lên không phải đi làm đồng nhưng chính vì thế mà tôi luôn cảm thấy tò mò một cách thích thú về công việc đồng áng . Sáng nay tôi phải đi học , con đường tới trường tôi đi hàng ngàn lần nhưng cứ mỗi lần đi học tôi lại tìm thấy một điều gì mới . Nhà tôi nằm ở giữa làng trước cửa là con đường gạch ngày nào tôi cũng đi học , phiá sau cách nhà tôi không xa nắm là con sông chạy song song với con đường gạch sông không rộng bề ngang chỉ vài chục mét, bà tôi kể là do dân công đào mương thuỷ lợi hồi bao cấp . Nhưng đối với tôi nó là cả một miền kí ức vui có buồn cũng nhiều , bên kia sông là cánh đồng chỉ có thưa thớt nhà cửa , bên này là con đường nhỏ đi ven sông bên đường những khóm tre mọc liên tiếp cách đều nhau . Mùa nước nặng nước sông trong tới mức nhìn rõ những hàng tre xoã tóc in bóng xuống dòng sông . Những buổi trưa hè nóng bức bà thường đưa tôi ra bờ sông hóng mát, ở đó đã có khá đông người trải chiếu ngồi hóng gió vì hồi đó làng tôi chưa có điện , hai bên bờ sông những khóm hoa dại nở đỏ rực rất cuốn hút tôi , những bông hoa to bằng bàn tay nhưng nhìn kĩ chúng được gép lại bằng hàng trăm cánh hoa nhỏ xíu như móng tay nhuộm đỏ của những bạn gái làm duyên . Chính con sông quê tôi đã làm cho tôi thêm thấm thía hai câu thơ mà sau này tôi đã được học :
    "Ôi quê tôi có con sông xanh mát
    Nước gương trong soi tóc những hàng tre"
    Mải nghĩ miên man tôi đã đến trường bao giờ không biết , giờ học trôi qua một cách buồn chán và nặng lề tôi luôn mong ngóng đến giờ tan học nhưng tôi chắc rằng những đứa bạn học cùng lớp của tôi cũng vậy . Bằng chứng là tiếng trống tan học mới điểm thì cả lớp ồ lên trong khi chân chúng bật dậy lao ra khỏi lớp mặc thầy giáo nói với theo " Về nhà các em nhớ học bài cũ và làm bài tập về nhà " tan trường tôi cắm đầu cắm cổ chạy một mạch về nhà cố gắng làm người chạy về đích đâu tiên . Mới đầu thì một mình tôi chạy về nhà , sau đó bọn bạn tôi cũng bắt trước tôi chạy đua về nhà có lẽ chúng chẳng biết vì sao mình lại chúng lại chay , cũng chẳng biết vì sao tôi lại " yêu thể thao " đến thế . Không hiểu vì sao sau này cả miền quê Hưng Yên của tôi cũng " chạy " phong trào " thể thao " ở đây mạnh tới mức : Con cái đi học Cử Nhân cũng " chạy" , xin việc cho con cũng " chạy " , ông quan lớn thăng chức cũng " chạy " nhân viên nhà nước chuyển công tác cũng "chạy " ...!!!!! Phong trào " thể thao " của quê tôi cao thế đấy các bạn ạ ấy vậy mà thi đại hội Thể Dục Thể Thao toàn quốc chẳng được giải nào . Thật là bó hết cả người .
    Buổi trưa đi học về trời nóng bức tới oi ả và ngột ngạt . Ấy vậy mà ngoài trời nắng trang trang bọn trẻ con làng tôi chơi đuổi bắt trốn tìm sục sạo hết buổi trưa , ngoài bụi tre đầu sóm những bà con đi làm đồng về nghỉ dưới bóng mát của những cây tre , các bác ngả nón quạt phe phẩy những câu chuyện rôm rả và không bao giờ hết cả . Nhà chị Thêm hàng sóm cạnh nhà tôi ở gần đó dắt chú Trâu béo mập buộc gần bụi tre . Mặc dù là con nhà nông nhưng nhà tôi không có Trâu lên tôi chưa một lần ngồi trên lưng Trâu , sáng nay chị đã dắt Trâu ra đồng chăn cho ăn no cỏ , tôi có thể biết được điều đó qua cái bụng căng phồng của chú Trâu to lớn . Nhìn chị vít đầu con Trâu rồi trèo lên lưng nó dễ như trèo lên giường tôi cũng muốn thử nhưng kích cỡ to lớn và cặp sừng dài tới nửa mét của chú Trâu làm tôi suy nghĩ lại . Những đứa trẻ quê tôi da ngăm đen, tóc vàng duộm vì đi nắng rất nghịch ngợm và khoẻ mạnh . Đàn ông Hưng Yên gương mặt dạn dày sương gió , chân tay rắn chắc da đen nhánh như những thớ gỗ nhãn được xẻ ra , họ luôn đi lầm lũi như đang làm một việc gì đó , những người phụ nữ gương mặt nam lũ đôi mắt đen như hạt nhãn nhưng nụ cười không bao giờ thiếu trên môi họ mỗi khi gặp người quen.
    &lt; Oài mỏi tay hôm sau viết tiếp&gt;
  6. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Những hôm di làm đồng , tôi chân trần thoăn thoắt đi trên con đường gạch đỏ của làng. Muốn đi ra cánh đồng tôi phải đi ngang qua đình làng , mái đình thâm nghiêm thờ Triệu Việt Vương , xã tôi có ba làng thì mỗi làng có một ngôi đình thờ thần và một ngôi chùa của người nhà phật ngoài ra còn một đền thiên chúa giáo xây dựng vào thời pháp . Dân làng tôi mộ đạo nhất là những cụ già , đâu đâu cũng có đền chùa miếu mạo không ngớt khói hương vào tuần rằm mồng một . Đi qua ngôi chùa tôi luôn thấy "rờn rợn " trước những pho tượng hộ pháp dữ tợn , nhưng có người bảo họ chỉ đánh người ác thôi lên trẻ con đi qua cũng yên lòng .
    Nói về kiến trúc nông thon kinh bắc thì phải nói tới : Cây đa , Giếng nước , Sân đình . Làng tôi cũng vậy trước cửa đình làng là cái giếng nước mà người ta quen gọi là " giếng đất " xây vòng tròn chung quanh bằng gạch ta , rộng ngang với một cái ao . Từ khi có riếng khoan người làng không ăn nước giếng này nữa nhưng giếng làn vẫn là một cái gì đó quan trọng và không thể thiếu được ở làng tôi . Đầu làng cây gạo luôn có những chùm hoa đỏ rực vào rạo đầu hè , tán là xum xuê như vị thần đứng canh mấy trăm năm ngoài cổng làng . Cánh đồng quê tôi không rộng nhưng đẹp có thể nói như vậy . Đến mùa gặt đồng lúa trông như một tấm thảm vàng , những đợt gió nhẹ thoảng thoáng đưa mùi hương lúa ngào ngạt khiến ta liên tưởng đến sự lo ấm .
    Nhưng trong những năm gần đây quê tôi thay đổi đến đáng sợ . Một mặt những ngôi nhà ba bốn tầng mọc lên như nấm , không còn hộ đói giảm hộ nghèo sự phồn vinh đã để mắt tới quê hưong tôi . Nhưng kéo theo đó những giá trị văn hoá những nề lối tốt đẹp cũng mất theo , mọi người đổ xô ra thành phố , sang Malaixia , Korea lao động , có làng cả làng đi chợ hoa quả , cân sức khoẻ hay ép dẻo . Bàn về đạo học , từ xưa đến nay Hưng Yên có thể nói là đất hiếu học , người có chữ được tôn trong đặc biệt . Nhưng gần đây tư duy áp dặt , kì vọng quá nhiều vào con cái , lối chạy theo thành tích của một bộ phận giáo vên đã tạo ra một cơn " sốt" học vấn giả tạo ở nơi đây . Nạn nhân không ai khác ngoài các em học sinh , phụ huynh các em có thể mất tiền bạc nhưng các em có thể hỏng 1 đời nếu được giáo dục không đúng . Nói không quá nếu cho rằng : Hệ thống giáo dục nặng lề , quan liêu , lạc hậu của nước ta vào những năm 90 cùng với cung cách làm việc thiếu lương tâm nghề nghiệp chạy theo thành tích của các trường cơ sở đã làm hỏng 1 thế hệ học sinh .
    Nói vậy thôi chứ mọi chuyện qua rồi . Thực ra Hưng yên có vị trí khá thuận lợi để phát triển kinh tế , chúng ta nằm trong vùng trọng điểm kinh tế khu vực đồng bằng bắc bộ , tài nguyên như than , đất đai cũng có , đặc biệt là tài nguyên con người lao động Hưng Yên dẻ và có chất lượng giao thông ở đây đang được cải thiện . Chắc chắn tương lai tỉnh chúng ta sẽ phát triển công nghiệp mạnh mẽ nếu tôi đóan không nhầm thì trong khoảng 15 đến 20 năm nữa Hưng Yên sẽ trở thành một thành phố vệ tinh của hà nội giống như Nam Đinh hay Quảng Ninh
  7. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Lời Kết :
    Chào các bạn nói là chuyện ngắn nhưng thực ra đó là những trải nghiệm của cuộc đời tôi . Chuyện có thật 1 trăm phần trăm . Tôi không quan tâm đến giá trị nghệ thuật , mà chỉ cố gắng khắc hoạ một mặt của hiện thực cuộc sống . Chuyện đến đây là hết
    Thân Chào -31/8/2006
    Được haohoacongtu sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 31/08/2006

Chia sẻ trang này