1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân Điện - Các bài báo liên quan

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi hac_cao, 06/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hac_cao

    hac_cao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Nhân Điện - Các bài báo liên quan

    Xin hỏi các bạn trong mục thể thao có mục Nhân Điện, Cảm xạ nay tôi thấy mất , hay đã di vào đâu ? xin các bạn chỉ cho .
    Cám ơn các bạn trước
    Hac-Cao
  2. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    Min thay tên ẩn mặt nó đi. Bi chừ hình như MOP đang xin lại
    Nhà bác thích thì cứ bàn cái mới đi
  3. cuonphong

    cuonphong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước tui bảo là cho nhân điện đi ở ẩn, do đó thôi đùng hỏi nữa.
  4. gilmis

    gilmis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Mình ở tphcm nghe nói ở biên hòa có giáo xứ bùi phát ở biên hòa có các thầy dạy nhân điện ở đây có bạn nào tập wa xin cho mình biết sơ lược được ko vì mình muốn đi lên đó học nhận điện
    Thanks anyway
  5. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Trời sao nhà bác lại hỏi Nhân Điện ở chủ đề sahaja. Như thế làm loãng chủ đề của người ta. Không nên.
    Nhà bác làm chủ để khác hay tiếp vào chủ để Nhân Điện đang có
    http://www8.ttvnol.com/forum/duongsinh/866634.ttvn
    để anh em nhà chúng cháu tiện giới thiệu.
    Thế héng
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 18:05 ngày 06/12/2006
    Kun: 2 bài trên chuyển từ Topic Sahaja do lạc đề
    Được kundalini2 sửa chữa / chuyển vào 15:52 ngày 08/12/2006
  6. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Gớm hôm nay sang táy máy ở box võ thuật thế nào lại thấy một chủ đề của cô lymy nhà ta ở đó. Để đó nhỡ mất thì hoài của. Bác Kun xem liệu có vác về đây được không?
    Nếu không vác theo kiểu công nghiệp đuợc thì bảo nhà cháu. Nhà cháu lại làm quả thủ công vậy
    http://5nam.ttvnol.com/vothuat/252881.ttvn
    http://5nam.ttvnol.com/vothuat/97294.ttvn
    Mà sao cái này bên võ thuật lại lưu đưọc nhỉ? họ làm hay quá
    Cái này cũng hay ho này
    http://5nam.ttvnol.com/vothuat/134271.ttvn
    Kun cố gắng xem có sao nguyên bản chính về được không nhé
    Được dat_mel sửa chữa / chuyển vào 21:22 ngày 06/12/2006
  7. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Phải làm thủ công rồi, anh Dat_mel à! hic!
  8. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Thủ công thì thôi luôn. Tiện có chủ đề này mỗi hôm nhà cháu sẽ gõ hầu các bác một bài báo viết hoặc báo điện tử nói về Nhân Điện. Gớm khen chê đủ cả. Mà nhà cháu sẽ trích nguồn đoàng hoàng không lại bị mang tiếng là spam.
  9. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    http://www3.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/7/20/116322.tno
    PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm (phải) tại ruộng lúa nhân điện. Ảnh Đức Tiến
    "Nghiên cứu tác động năng lượng sinh học đối với cây lúa" là đề tài khoa học cấp cơ sở của PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm và GS-TS khoa học Lê Xuân Tú (Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng của con người thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN). Với một phương thức sản xuất kỳ lạ mang tính đột phá, gạo "nhân điện" đã được bán ra thị trường với giá cao và được tiêu thụ mạnh vì theo các tác giả đề tài, nó có nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến ngược lại từ một số nhà khoa học về phương thức sản xuất này.
    Chỉ cần "nhìn" ruộng lúa
    PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm cho biết: "Gạo nhân điện sản xuất đến đâu bán hết đến đấy!". Các tác giả đề tài đã mời một số nhà khoa học liên kết với Doanh nghiệp Khoa học sản xuất dịch vụ Đức Tiến, và lần đầu tiên gạo sạch được giới thiệu tại chợ công nghệ và thiết bị Bắc Trung Bộ (tổ chức ở Nghệ An) giữa tháng 5/2005. Tại đây, gạo được bán đến 10.000 đồng/kg mà "cháy" hàng, cung không đủ cầu.
    Phương thức canh tác lúa "nhân điện" như thế nào? Người ta chỉ thấy các nhà nhân điện mỗi tuần về "nhìn" ruộng lúa vài ba lần, mỗi lần "nhìn" từ 30 giây đến 1 phút để "truyền năng lượng" cho cây lúa chứ không hề sử dụng phân, thuốc trừ sâu, trừ cỏ hóa học. Lúc đầu (năm 2003 - 2004), đề tài chỉ nghiên cứu tác động năng lượng trên 2 giống lúa Bắc Thơm 7 và Khang Dân 18 nhưng đến nay các nhà khoa học khẳng định giống lúa nào cũng có thể trồng được bằng phương pháp này.
    Ưu điểm của gạo nhân điện
    PGS-TS Đoàn Thị Băng Tâm cho biết: "Tâm nguyện của các nhà khoa học trồng lúa nhân điện là muốn dùng tác động của nhân điện để cải tạo môi trường môi sinh, không chỉ làm ra lương thực mà cả thực phẩm sạch. Vì lẽ đó, chúng tôi sẽ xây dựng làng phát triển về mọi mặt tại thôn Đan Thầm, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai - Hà Tây. Ở đây, không chỉ có cây lúa được trồng bằng nhân điện mà sẽ phát triển đồng bộ, từ ngan, lợn đến tôm, cá...". Hiện bà đang cùng các nhà nhân điện đi tiến hành thí điểm từ Bắc vào Nam. Vừa là để thử nghiệm tác động của nhân điện đối với các giống lúa ở các vùng đất khác nhau vừa để tất cả các nhà nhân điện ở các vùng miền đều tham gia làm lúa nhân điện. Theo bà, nếu được phép của Chính phủ, lúa nhân điện có thể trồng trên diện rộng, với điều kiện chuẩn bị tốt 3 yếu tố: đất, con người, giống và nơi nào cũng phải luyện trong 3 vụ liên tiếp.
    Từ các mùa lúa thí điểm ở Bắc Ninh, Hà Tây, Bắc Giang, Trà Vinh... các tác giả đề tài đã gửi mẫu đất sau 3 vụ lúa đến Viện Nông hóa thổ nhưỡng. Theo các tác giả, kết quả phân tích cho thấy độ phì nhiêu của đất và các chỉ tiêu dung tích hấp thu không hề giảm đi. Năng suất lúa vụ sau cao hơn vụ trước, từ vụ lúa thứ ba trở đi năng suất ổn định hơn nhưng chất đất không bị nghèo.
    Theo tiến sĩ khoa học Đinh Luyện: "Gạo nhân điện có độ trắng cao, độ bóng tốt, chất lượng cơm nấu thơm ngon, độ dính vừa phải". Bên cạnh đó có một số đặc điểm đáng chú ý như cơm nấu từ gạo nhân điện để lâu thiu, lúa nhân điện ít bị chuột phá, màu sắc sáng hơn do không bị bọ xít, cân thử 1.000 hạt lúa nhân điện thấy nặng hơn lúa thường, do vậy tỷ lệ gạo nhân điện sau xay xát cao hơn lúa thường.
    Ý kiến các nhà khoa học
    Cây lúa lấy dinh dưỡng từ đâu? "Căn cứ vào định luật bảo toàn vật chất thì nếu trồng lúa theo kiểu nhân điện sinh học này cây lúa sẽ lấy dinh dưỡng từ đâu? Theo một số tài liệu nghiên cứu, để tạo ra 5 tấn hạt lúa, cần phải bón 65 kg N nguyên chất/ha, 20 kg B205/ha, 75 kg K20/ha và nhiều chất khác... Vậy nếu chỉ "nhìn" lúa thì lấy dinh dưỡng ở đâu để bù vào? Tôi chưa hiểu cơ chế này như thế nào. Đứng về mặt sinh học cũng nên xem lại. Tuy nhiên, trường hợp này có thể đúng nếu ruộng đó đã có dinh dưỡng dư thừa từ các vụ trước, đất vẫn còn tốt. Nhưng một vụ thì được, nếu cứ liên tiếp nhiều vụ làm theo kiểu này thì như thế nào? Nước, không khí, chất dinh dưỡng trong đất không phải là vĩnh hằng" - PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng - Trưởng bộ môn Khoa học đất và phân bón, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
    Bao nhiêu người phóng điện cho xuể? "Theo tôi thì việc trồng lúa bằng nhân điện là không khả thi, vì cây trồng nào cũng cần có dinh dưỡng và ánh sáng. Việc dùng nhân điện phóng vào cây lúa và cây hấp thu tạo thành chất dinh dưỡng cho năng suất cao nếu có xảy ra thì cũng chỉ do một số ít người nào đó thôi. Đâu phải ai cũng có được khả năng phóng điện như vậy và đồng lúa thì mênh mông, bao nhiêu người phóng điện cho xuể? Hiện nay chúng tôi cũng đang triển khai trồng thử nghiệm lúa an toàn trên diện tích 50ha ở Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang. Nói là lúa an toàn nhưng cũng chỉ không dùng thuốc trừ sâu, còn lại vẫn phải dùng phân hữu cơ và một ít phân hóa học. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như sạ thưa theo hàng, chọn giống thật kỹ, bón phân cân đối nên đồng lúa có khả năng đề kháng tốt, năng suất cao từ 6 -7 tấn/ha và đã làm đến vụ thứ 3" - Tiến sĩ Phạm Sĩ Tân, Viện phó Viện Lúa ĐBSCL
    * Chưa thể kết luận điều gì. "Viện chúng tôi cũng đang trồng thử nghiệm theo phương pháp này được hơn 1 tháng rưỡi nay nhưng vẫn chưa thể kết luận điều gì. Tuy nhiên nếu phương pháp trồng lúa bằng nhân điện thành công thì mở ra một hướng đi mới cho nông dân. Vì với phương pháp này nông dân không cần bón phân xịt thuốc, như vậy đỡ tốn chi phí, chất lượng gạo gần với thiên nhiên và giảm đáng kể việc ô nhiễm môi trường, đến sức khỏe nông dân và cộng đồng. Với phương pháp này chúng tôi cũng có một người đi truyền điện. Tuy nhiên, đây còn là vấn đề cần được các nhà khoa học nghiên cứu đánh giá nghiêm túc trước khi trình làng" - Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Viện Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác Trường Đại học Cần Thơ
    Thùy Ngân - Trương Công Khả (ghi)
  10. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0

    http://www3.thanhnien.com.vn/Toasoan-Bandoc/2005/7/21/116479.tno
    Bạn đọc nói về gạo "nhân điện"
    11:16:36, 21/07/2005
    Câu chuyện gạo "nhân điện" đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Từ nhiều góc nhìn, cách đánh giá khác nhau, bạn đọc đã có phản hồi gửi đến Thanh Niên Online. Chúng tôi xin đưa dưới đây những ý kiến này.
    Khoa học?
    Câu chuyện về lúa nhân điện thật sự làm tôi sửng sốt và băn khoăn. Cách đây vài năm tại California, vị giáo chủ của phái gọi là nhân điện đã bị "tẩu hỏa" khi tự xưng làm vua, tiên đoán động đất nhưng trật lất và sau đó bị tù vì tội trốn thuế; đám đệ tử của ông ta đã tan rã. Xin nói thêm hiện nay vẫn còn một số đệ tử của ông ta ở Mỹ và Việt Nam vẫn còn tiếp tục thực hành việc chữa bệnh bằng nhân điện nhưng kết quả thì còn chưa được kiểm chứng.
    Những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển đã bỏ nhiều công sức và tiền của để nghiên cứu nhằm mục đích phát triển nền nông nghiệp của đất nước họ. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của TS Huỳnh Thanh Hùng, TS Phạm Sỹ Tân và Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, muốn năng suất cao thì phải có giống tốt, đủ phân và chăm sóc đúng kỹ thuật. Thật khó có thể tin chỉ nhìn để phóng nhân điện là cây lúa đạt năng suất cao và bổ dưỡng hơn.
    Lâm Ngọc (Westminster, CA, USA)
    Gạo nhân điện - nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi phản bác

    Tôi không hiểu biết gì về nhân điện nhưng nếu nước ta đã có cả một trung tâm nghiên cứu về vấn đề này thì chắc chắn đầy không phải chuyện "hoang đường". Tôi rất buồn lòng khi một số nhà khoa học có học hàm học vị lại tuyên bố những ý kiến phản bác gay gắt khi chính bản thân họ chưa tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra, kết quả ra sao.
    Tôi còn nhớ rất rõ khi "thần đèn" Nguyễn Cẩm Lũy di dời ngôi nhà đầu tiên ở TP.HCM, rất nhiều người, trong đó có cả những nhà khoa học, đã cực lực phản bác. Nhưng kết quả của việc này thì đã được thực tế chứng minh.
    Một ví dụ khác là anh nông dân chế tạo máy bay ở Tây Ninh. Những người ít học sao lại có những suy nghĩ quả cảm như vậy?
    Mong rằng các nhà khoa học khi phát biểu, kết luận điều gì nên tìm hiểu kỹ.
    Nguyễn Ngọc Thành
    Gạo "nhân điện" - rất nhiều vấn đề cần bàn
    Những điều lợi từ cây luá nhân điện qua thông tin của bài báo thật sự có một hấp lực cho nông dân và người tiêu dùng: Tiết kiệm chi phí sản xuất cho phân và thuốc trừ sâu; chất lượng gạo trắng, bóng, thơm, ít dính, không thiu; mang tính thuyết phục xã hội : cải tạo môi trường- môi sinh, làm ra thực phẩm sạch. Nhưng có thực sự thuyết phục được không?
    Đầu tiên, chỉ nhìn ruộng lúa vài ba lần/tuần, lần 30 giây đến 1 phút, thời gian còn lại không phải chăm sóc? Không cần nhổ cỏ, không cần bơm nước? Cứ cho là có sự tồn tại của nhân điện và vai trò nhân điện ở đây là dinh dưỡng, là sức đề kháng, vậy "liều lượng nhân điện" là bao nhiêu cho mỗi đơn vị diện tích? Đem nhân điện tác động lên cây lúa, nhân điện tác động theo kiểu nào? "Công lực" (nếu có) của mỗi người mỗi khác, làm sao đánh giá được người đó có thực hiện được hay không? Hay ai cũng có thể học xong hành nghề được? Thật mơ hồ, từ cơ chế tác động đến cách đánh giá về nhân điện trên lúa.
    Nhân điện có tác động tốt như vậy tại sao vẫn phải cần 3 yếu tố: Đất, con người, giống. Thực tế có khác gì kinh nghiệm đúc kết từ ngàn năm của những người nông dân: "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống"? Rõ ràng yếu tố "đất" đã bao gồm "nước" và "phân"; "cần" ở đây là "con người". Nếu có đủ các yếu tố đó thêm một chút biện pháp kỹ thuật thì đủ để lúa tốt rồi. Nhân điện là thừa.
    Các thang đánh giá: độ phì nhiêu, chỉ tiêu dung tích hấp thu, so sánh cân thử 1000 hạt... là theo tiêu chuẩn nào? Thế giới đánh giá ra sao? Họ đánh giá các chỉ số gì? Các đặc điểm được đưa ra so sánh: để lâu thiu, ít bị chuột phá, màu sáng hơn do không bị bọ xít... căn cứ vào đâu, so với chuẩn mực nào? Chưa kể "tỷ lệ gạo nhân điện sau xay xát cao hơn lúa thường" là tỷ lệ gì? Cao hơn nhờ cái gì? Cái đó có lợi gì? Phải thật thận trọng, khách quan và khoa học.
    Một vấn đề khác, lúa nhân điện tiết kiệm chi phí sản xuất tại sao giá bán lại quá cao? Có phải do cầu vượt cung? Cầu vượt cung do nguyên nhân gì? Do chất lượng gạo, sản lượng chưa nhiều hay do điều gì khác? Có phải do người ta đang biến một "nhu cầu tiềm ẩn" thành một ""nhu cầu thật sự" về gạo nhân điện bằng cách nói quá sự thật về chất lượng cuả gạo nhân điện (cũng không loại trừ việc vận dụng các yếu tố mê tín)? Làm sao phân biệt gạo "made in nhân điện" hay gạo thường?
    Khi lúa nhân điện được công nhận, chắc chắn sẽ có những "nhà nhân điện" hành nghề dạo, làm sao biết giả - chân? Đây cũng là một vấn đề để các nhà quản lý thị trường, công an kinh tế quan tâm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phương thức canh tác của cả nền nông nghiệp khi người người nhân điện, cây con giống đều nhân điện...
    BS Đoàn Nhật Trung (Lai Vung, Đồng Thá

Chia sẻ trang này