1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân Điện dưới cái nhìn của một người đi tìm

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TRANTHIENNHAN, 10/12/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Các bác cứ việc tranh luận, vì tôi còn giữ rất rất nhiều thứ khác, tôi cứ từ từ đưa lên đây để mọi ng cùng xem NĐ có phải là những gì mọi ng thường nghỉ?
  2. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    delete.
  3. Thoihoado

    Thoihoado Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/09/2010
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    5
    Đến một lúc nào đó, chỉ còn lại tình yêu bất diệt của những member đối với box dưỡng sinh...
  4. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Post lại bài viết này, nằm trong loạt bài tôi viết về NĐ

    "Ít nhiều gì chúng ta cũng nghe nói rằng có những ng có khả năng đặc biệt trên khắp nước VN này. Nhiều ng có thể chữa hết những bệnh lạ mà y học bó tay, nhưng Gov cũng ra sức cấm vì cho rằng có quá nhiều trò lừa bịp.

    Chúng ta nghe nói Chúa Jesus dùng tay để chữa khỏi cho ng mù, ng bệnh cùi, và một thiếu nữ bị băng huyết chỉ cần chạm vạt áo của Ngài là khỏi bệnh.

    Chúng ta nghe một trong những danh hiệu của Phật là Thầy Chữa Bệnh.

    Vậy bạn sẽ tin không khi có ng chỉ cần đặt tay có thể chữa khỏi những bệnh nan y ?

    Kỳ lạ hơn nữa là họ ko lấy tiền, ko đòi hỏi gì, tự chịu chi phí đến, và có khi về tay không. Khi về họ còn cảm ơn gia chủ "đã cho chúng tôi cơ hội tu tập".

    Những ng ấy trông rất...tầm thường. Nhưng chỉ trong cái đặt tay, họ đã hành rất nhiều pháp Phật. Và cũng ko lấy gì làm ngạc nhiên khi bệnh nhân khỏe lại.

    Họ nghe có ng bệnh, chỉ cần mở lời là họ tới, ko cần năn nỉ thỉnh cầu hay "ra giá". Đó là hạnh Quán Âm.

    Phương tiện và xăng, họ phải tốn, xa mấy cũng phải đi. Đó là tài thí

    Có bệnh phải trị ngày 2 lần, 30p/lần suốt 1 tháng, họ ko bỏ lần nào. Bệnh nguy hiểm vẫn đến, ko sợ lây. Đó là thân thí

    Suốt thời gian chữa bệnh, họ gây cảm tình với bệnh nhân qua cách làm việc tận tụy, an ủi nỗi lo của bệnh nhân, giúp bệnh nhân tăng trưởng từ bi,..đó là vô úy thí

    Bệnh ngày càng thuyên giảm, thầy chữa nhờ vào lòng tin mà hướng thiện bệnh nhân, tùy căn cơ mà dạy pháp tu. Họ cố khuyên ng thân trong nhà tu thiện để chuyển nghiệp dùm ng bệnh, đó là pháp thí.

    Tuy là thầy chữa mà ko bao giờ nhận tiếng Thầy, rũi bệnh có hết thì chỉ nhận làm "cái máng xối, ai chữa chứ ko phải tôi", đó là tinh thần Kim Cang Bát Nhã.

    Đưa tay vào nhận trược bệnh để khi về nhà phải "xã trược", đó là tinh thần từ bi, nhận và chuyển nghiệp dùm ng khác.

    Lắng nghe ng bệnh để giải tỏa nỗi niềm của họ, đó là hạnh lắng nghe để thương.

    Rất nhiều ca bệnh là sự nợ vay trả của bệnh nhân và "ai đó", ng chữa phải đứng cửa giữa hòa giải, chứ ko thể can đỡ cho bên nào. Để rồi khuyên "ng kia" đi tu tập, bỏ hận thù theo lời Phật dạy "lấy oán báo oán càng thêm oán, lấy ân báo oán oán tự tiêu".

    Tuy đã có tha lực hỗ trợ, những ng chữa bệnh phải tự trang bị cho mình những "kiến thức phụ" về rất nhiều môn Đông Y, Tây Y, Massage, Yoga, Khí Công,..

    Đôi khi phải dùng pháp cứng rắn, phải có ấn chú Mật Tông để thị uy lực, những ng này phải biết Thiền-Tịnh-Mật kết hợp. Hàng ngày phải Thiền theo Minh Sát, tụng mantra và biết về Tịnh Độ vì đó là pháp dễ truyền dạy nhất.

    Những ng chữa bệnh là những ng hiểu rõ nhất "bệnh là gì ?".

    Bệnh mà không bệnh, không bệnh vậy mà bệnh !

    Tại sao có bệnh, và đã chấp nhận có bệnh tức là có cách chữa.

    Còn không bệnh thì ...bó tay hết thuốc.


    Bệnh có chữa là có hết, ko nhiều thì ít.Mà không chữa cũng hết, chết là hết bệnh.

    Chỉ có điều, nhiều người có những cái bệnh không chết.

    Thân đã chết mà bệnh còn mang theo."
  5. NguoiKiemTim

    NguoiKiemTim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Em đã đọc bài viết này của bác 1 lần rồi. Nay lại được đọc lại. Quả thực là 1 một bài viết cổ vũ động viên không chỉ cho môn Nhân Điện mà còn cho tất cả các pháp môn khác có hành đạo chữa bệnh.
  6. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Thuở tập tành bứoc vào nghiên cứu tâm linh, tôi chọn NĐ vì có nhiều tài liệu. Lúc ấy nó có tên là NLSH, môn này mở ra cho tôi một loạt cánh cửa vào các môn khác, vì nó là một "nồi lẩu" các môn khác nhau.
    Một thời gian "cỡi ngựa xem hoa" các môn khác nhau, tôi đừng lại ở Thiền của Phật pháp. Do có Thầy và đạo tràng tu chung, cộng với tự tìm tòi, tôi cũng có chút kinh nghiệm xương máu, biết thế nào là vấp ngã, thế nào là xém...tẩu hỏa.

    Tôi quan niệm NLSH chỉ là một bàng chỉ đường để tôi bước vào các môn khác một cách an toàn, vì thầy Phư (người chịu trách nhiệm môn này) đã bảo "chỉ tập thêm, tìm hiểu thêm chứ ko có bớt ra" và "khi nào có triệu chứng gì sai, thì cứ đến đây, chúng tôi sẽ chữa lại". Hồi ấy tôi xem NĐ chỉ là cái bệ phóng, vì ngoài các công pháp pha trộn, chúng tôi chỉ biết NĐ là một pháp chữa bệnh mà thôi. Ko phải chỉ mình tôi, mà những ai học và ngừng ngang chỗ ấy cũng đều biết NĐ chỉ có thế. Đó là 4 cấp cơ bản của NLSH.

    Một thời gian khi nghiên cứu thiền Niệm Xứ, tôi thấy phần công phu của Yoga hỗ trợ rất lớn cho thân tâm trong khi hành thiền, có thể nói Yoga là một phần bị (vô tình hay cố ý) thất lạc ra khỏi cái di sản của đức Phật.
    Nhìn lại NĐ, tôi thấy phần kiến thức về LX rất có giá trị. Tôi quyết định tìm lại.

    Cũng nhờ một cơ duyên...kỳ lạ, mà tôi có hứng thú đào lại cái môn này.

    Quả là vô cùng khó khăn vì chẳng ai có thể cung cấp cho tôi cái tôi cần tìm. Lạc vào một ma trận hư hư ảo ảo, kẻ biết thì giấu, kẻ ko biết thì tuyên bố loạn xạ. Tôi lại phải học từ đầu.

    Tôi sẽ kể lại những gì tôi đc học, đc dạy và ...bị giấu.
    Để hiểu về NĐ và những thứ ẩn giấu đằng sau nó, là cả một việc rất khó. Bởi vì khó có ai biết chính xác, ngay cả ng đầu tiên dạy NĐ cũng cố tình đánh lạc hướng và tung hỏa mù, cho tới ngày ra đi cũng chỉ kể lại cho rất ít người, nhưng cũng chỉ là một phần của sự thật.

    Học lâu thì lên...lão, tôi cũng tới ngày đc giao cho cái nhiệm vụ "giãng huấn". Đọc tụng lại như con vẹt những gì đã đc truyền từ ng này qua ng khác, hay tùy cơ ứng biến?
    Và tôi cũng tham gia rất nhiều "buổi giảng" khác nhau, phát hiện ra cái khác nhau, cái giống nhau, để rồi nghiệm ra "cái quái gì đằng sau chuyện này?". Bởi vì người đến học có đủ mọi thành phần, đủ mọi tôn giáo, lứa tuổi, học vấn,...nên tuy là lớp 1 mà phải giảng khác nhau rất nhiều. Thoạt đầu tôi cứ tưởng ng đứng giảng...quên chi tiết, nhưng sau đó mới hiểu rằng đó chỉ là những thứ phụ, có thể bỏ đi.

    Mỗi cấp lớp là một lần phủ định cấp trước nó, hôm nay bạn học cái này nhưng ngày mai nó đã sai rồi.
    Dần dần, tôi thấy...thứ nào cũng là ảo cả, có thể bỏ tất!

    Vậy nó là cái gì?
  7. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Có bạn hỏi tôi rằng Nhân Điện sao có ng dạy lấy tiền mắc, có ng dạy lấy tiền ít, có ng dạy ko lấy tiền. Vậy tôi học NĐ như thế nào? Cũng ngay dịp Atlantic81 đề cập chuyện "biến diễn đàn thành nơi dạy NĐ lấy tiền", cùng lúc tôi đang "quảng cáo" cho NĐ trên topic này, tôi cũng thấy cần phải nói rõ đôi chuyện.

    Khi tôi đi học NĐ, thì đầu tiên tôi phải đồng ý 2 điều:
    thứ 1: không có ai là Thầy cả, chỉ theo tuổi mà kêu anh kêu chú thôi.
    thứ 2, quan trọng hơn: Nhân Điện dạy không có lấy tiền, bất cứ lớp nào cấp nào.

    Sau đó khi một ng muốn làm người giảng huấn lại, phải chấp nhận điều kiện ấy: ko làm thầy, ko lấy tiền, mà sau khi "dạy" xong, chính ng giãng phải biết ơn ng đến học nữa. Còn nếu ng học yêu cầu ng dạy đến tận nhà dạy, ng dạy phải chấp nhận tốn thời gian, công sức, thời gian đến dạy mà không đc có bất kỳ đòi hỏi nhỏ nào.

    Sau này, khi có dịp tôi sẽ phân tích kỹ, tại sao ko làm thầy, tại sao ko lấy tiền.

    Nhưng lớp của Thầy Phư thì có lấy tiền, lúc tôi học là 2 tuần 100k (tôi thuê phòng học ĐH là 200k/tháng), học ở một căn nhà 3 tầng thầy thuê ở Q3. 1 lớp chừng 10ng. Tầng trệt là nơi giao lưu, tầng 2 là nơi học, tầng 3 chưa lên tới. Lúc vào học, thầy Phư cũng nói rằng môn này vốn ko lấy tiền, nhưng phải trang trãi vật chất nên mọi ng phải đóng góp. Và chức danh Thầy là bởi vì thầy Phư vốn là Giáo Sư đại học Tự Nhiên môn Toán, chứ ko phải vì là thầy dạy NĐ.
  8. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Nhân,
    em có học vài lớp Nhân điện của thấy Đáng, đọc tài liệu của Thầy Phư, và mấy tài liệu mà bác post lên đây. em thấy cách tập luyện của dòng nhân điện thầy Đáng hoàn toàn khác so với hai dòng kia. Có chăng chúng chỉ giống nhau ở cái tên, mà cái tên đó là do học trò tự gọi, chứ tên chính thức của dòng đó là Mel.
    Vậy có nên xếp chung chúng thành một thứ với cái tên "Nhân điện", để rồi so sánh, đối chiếu?

    Em xin lấy một ví dụ khác: Môn khí công ở VN do ai sáng lập? Môn khí công nào là dòng chính thống?
    Hi hi, tất nhiên 2 câu hỏi trên ko thể trả lời được, vì có cả ngàn vạn môn khí công khác nhau, cách thức tập luyện khác nhau, nhưng vẫn được gọi chung bằng cái tên "Khí công" - Chỉ là cái tên mà thôi!

    Tương tự như vậy với môn Yoga và các dòng của nó, rồi các dòng thiền, các dòng...
  9. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Chào BTBT, trước đây tôi cũng nghĩ như bác. Vì so sánh 2 dòng NĐ ở SG rất giống nhau, chỉ khác cái hình thức, một đằng hoạt động công khai có giấy phép NN, một đằng hoạt động "chui" nhưng chú Huynh Hai lại có thẻ Đ-viên (vì là công nhân của nhà máy Ba Son). Lên lớp 3-4 thì hai dòng này xích lại gần nhau. Nghe nói là sau lớp 4 thì nếu ai có tâm huyết với môn học sẽ đc tham gia những khóa khác nữa, nhưng tôi dừng lại ở đấy, kết thúc thời kỳ đầu nghiên cứu NĐ.

    ND chỉ là cái tên, vì như đã nói ở trên Nhơn Điện thì đúng nghĩa hơn. Bên thầy Phư gọi là NLSH chứ ko gọi là NĐ nữa. Còn bên chú Huynh Hai thì sau lớp 1-2 đã ko còn mang tên NĐ.

    Tuy nhiên, khi tôi nghiên cứu tài liệu NĐ của 3 dòng, về căn bản 3 dòng này đều từ 1 nguồn mà ra. 20 lớp của thầy Đáng cũng chỉ quanh quẩn trong 4 lớp căn bản. còn những phần nâng cao của môn này rất ít ai đc biết, nó ko thành lớp, nó chỉ là những buổi nói chuyện nghiêm túc với nhau thôi.

    Tôi ko phân tích 3 cái áo này khác nhau ra sao, chỉ muốn nói tới cái phía bên trong cái áo kia là gì?
  10. Goro

    Goro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Xin mời bác TRANTHIENNHAN tiếp tục viết bài đi ạ.
    Bác phân tích rất hay.Tôi đang đợi bài của Bác đấy.

Chia sẻ trang này