1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHẬN DIỆN NHỮNG LÝ DO THƯ PHÁP CHỮ VIỆT BỊ CHÊ BAI.

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Quan_Di_Ngo, 20/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    NHẬN DIỆN NHỮNG LÝ DO THƯ PHÁP CHỮ VIỆT BỊ CHÊ BAI.

    Từ khá nhiều năm nay, vấn đề về Thư pháp chữ Việt trở nên ngày càng ?onóng hổi? cả về mặt thành tựu lẫn những dư luận hai chiều. Gần đây, trên một số tờ báo điện tử và báo giấy đăng tải nhiều ý kiến phản bác cái gọi là ?oThư pháp chữ Việt?, tuy nhiên, nhìn chung các tác giả của những bài viết ấy vẫn chỉ nói được cái chung chung, có bài còn rơi vào tình trạng phát ngôn cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, nên đã dẫn đến những nhận định quy chụp, áp đặt và lên án thiếu khách quan. Người viết xin được mạo muội nhận diện những lý do khiến cho thư pháp chữ Việt bị chê bai, như một phần bổ khuyết cho những ý kiến chê bai không có cơ sở, và cũng là góp phần ?ođộng viên? mình cùng những người đang theo đuổi phân môn này, trong việc cố gắng hoàn lấp những lỗ hổng cần thiết, trên con đường xây dựng lý thuyết cho Thư pháp chữ Việt.


    1. Từ những yếu kém về công phu tập luyện.


    Nếu xem thư pháp như một thú chơi, thì có lẽ đây là một trong những thú chơi công phu bậc nhất, tốn nhiều thời gian, tâm huyết và sức lực cũng như tiền bạc, mới có thể thu lượm được đôi ba thành tựu mỏng manh. Từ di sản Thư pháp Trung Hoa, chúng ta tìm hiểu được khá nhiều câu chuyện về việc luyện tập thư pháp, với những sự dụng công kinh khủng. ?oCác đại thư gia trước khi thành danh đã luyện tập viết mấy chục năm. Công phu Lâm trì (Thuật ngữ ám chỉ khổ luyện thư pháp) của các đại thư gia được thế nhân tương truyền nhiều vô kể?.(1). Lịch sử Thư pháp Trung Hoa truyền lại đến hôm nay hàng trăm tấm gương luyện bút, như Chung Diêu, Trương Chi, Vệ Phu Nhân, Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi, Thích Trí Vĩnh, Lý Thế Dân, Hoài Tố, Trương Húc v.v? Họ là những người dám hi sinh về thời gian cả một quãng đời dành cho luyện bút, bút cùn quẳng lại thành gò, rửa bút nước ao thành mực. Như Vương Hi Chi mất mười lăm năm chỉ để luyện một chữ Vĩnh (?odụng tâm thập ngũ niên, thủy công nhất vĩnh tự?), lại như Thích Trí Vĩnh, cháu 7 đời của Vương Hi chi, lên lầu chùa rồi không xuống, ở đó 40 năm luyện thư pháp (?ođăng lâu bất hạ tứ thập niên?)?Như vậy, đủ thấy có được một bút lực, chưa nói đến sở học, các nhà thư học đã tốn biết bao công phu khổ ải. Thế mà, trong các lạc khoản, phần hạ khoản, luôn luôn dùng những khiêm từ như: Huệ tồn, lưu tồn, huệ niệm, thanh thưởng?đại khái nói khiêm tốn rằng: Xin nhờ ngài xem và sửa giúp cho tôi những chỗ còn vụng. (Sđd như .1.).


    Lấy cái gốc ấy mà ví như một cái gương soi, thì những người cầm bút lông chấm mực tàu viết chữ Việt có ai làm được một phần như thế? Ngoảnh nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển của phân môn này, tiếng là có đủ những gương mặt anh hào như nhà thơ Đông Hồ, nhà thơ Trụ Vũ, nhà thơ Song Nguyên, họa sĩ Chính Văn, nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh, kiến trúc sư Nguyễn Thanh Sơn, họa sĩ Trương Tuấn Hải, v.v?nhưng hầu hết các vị ấy đều làm thư pháp và chơi thư pháp?bằng tay trái. Tức là thiếu và chưa có ai đạt đến việc lấy thư pháp làm nghề chuyên nghiệp. Ngay như bên mảng thư pháp chữ Hán ở Việt Nam, cộm lên ở miền Bắc có cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, cũng chỉ có khoảng hơn mươi năm là ?~chuyên nghiệp thư pháp?, còn lại cũng vẫn nghiệp dư. Cộng với một lý do khách quan nữa là, thời buổi công nghệ số, cuốn con người vào những vòng xoáy của gạo cơm, lo tồn tại chưa xong, lấy thì giờ đâu luyện tập. Những thành tựu ban đầu của thư pháp Việt là những bức tranh chữ, mà ngay như thời ấy, các tác giả còn phân vân chưa biết gọi nó là gì, cũng đã góp phần làm nên những tư liệu quý của những người theo sau học tập và tham khảo. Tuy nhiên, nhìn vào, người dễ tính sẽ dễ đồng lòng, nhưng người khó tính và có học thuật, sẽ tham vấn rằng, nó đẹp đấy, nhưng làm thế nào được thế? Và cơ sở nào lại cho ra được một bức tranh chữ thế này? Thì lại như là làm khó những người chơi. Đa phần sẽ lại lôi câu chuyện về nhà thơ Đông Hồ tự viết thơ mình bằng bút lông, mực tàu ra để trả lời những người khó tính ấy, và sâu xa hơn một chút là dẫn luận từ thư pháp Hán với những nét cơ bản được biến thể thành A, B, C?Những lý do đó không thỏa mãn sự tò mò và sự đòi hỏi cần làm sáng tỏ hơn về mặt lý thuyết của nhiều người khó tính, vì họ cho rằng, phải có lý thuyết trước thực hành. Đương nhiên là vậy. Nhưng sự khó tính ấy lại có vẻ như quá khắt khe mà quên đi một điều rằng, khi con người thuở tiền sử, khát nước xuống suối lấy tay vốc nước uống, sau đó nghĩ ra cái gì để đựng nước, mà sau hàng nghìn năm, vạn năm, nó trở thành những cái cốc, cái li đẹp đẽ. Không lẽ, loài người khi đó phải tụm năm tụm bảy lại xây dựng một ?olý thuyết về cái cốc? sau đó mới chế tạo cái cốc hay sao? Thư pháp Việt cần và rất cần có những người dụng công tập luyện và sáng tạo, cho ra mắt những tác phẩm đặc sắc, mang những giá trị riêng bên cạnh sự tác động và thừa hưởng từ các nền di sản thư pháp thế giới, mới mong có chỗ đứng độc lập hoặc song song. Mà cái này lại cần phải có thời gian. Giới trẻ ngày nay đã tiếp thu những thành tựu ban đầu từ những người tiên phong ấy mà bước vào con đường tìm hiểu và học tập. Điển hình cũng đã có những gương mặt còn rất trẻ, họ thuộc thế hệ 8X, 9X, có người ở trong nước, có người ở nước ngoài, nhưng đang cùng nhau xây dựng và bổ khuyết những lỗ hổng từ trong những thành tựu của ông cha họ, với một mong muốn rất đáng trân trọng là, có được một nền thư pháp Việt sơ khai, nhưng đầy đủ những cơ sở lý luận cơ bản. Bởi lẽ, nếu họ không tiếp tục tiếp nhận, duy trì và phát triển, thì đó chính là cái cớ thứ nhất để cho những người đăm đăm chỉ thừa nhận thư pháp Hán chê bai.

    2. Sự nóng vội dẫn đến ngộ nhận của một số người chơi Thư pháp Việt.


    Từ cách hiểu về khái niệm Thư pháp, chú trọng về ngoại diên mà không đi sâu nghiên cứu về nội hàm của khái niệm này, đã dẫn những người mới chơi thư pháp chữ Việt nhầm lẫn về bản chất của thư pháp. Nói đúng hơn, họ mơ hồ và vừa chơi vừa làm. Điều này dẫn đến không ít những câu chuyện dở khóc dở cười, mà người viết bài này đã từng có bài với tựa đề ?oMùa xuân nói chuyện thư pháp Việt? (2), để chỉ ra những cái được và chưa được trong bước đường phát triển phân môn. Lỗi này phần nhiều rơi vào những người trẻ, bỏ công tập luyện chưa nhiều, lại chưa có được sự nghiên cứu sâu sắc về thư pháp cũng như trang bị cho mình những kiến thức văn hóa tổng hợp, dẫn đến có những hành động và phát ngôn ấu trĩ. Phàm làm việc gì, kinh nghiệm cổ nhân cũng đã từng khuyên là ?odục tốc bất đạt?, huống gì một môn nghệ thuật đang còn rất non trẻ, chưa có gì ổn định về mặt lý thuyết. Vì thế, những sự nóng vội trình làng tác phẩm, công bố với công chúng những đứa con tinh thần non nớt, không những không có được thành tựu, mà còn góp phần làm cho những người phản bác them cớ để chê bai. Hơn thế nữa, đó là một sự đáng trách với một số ít bạn trẻ bây giờ tự phong cho mình những danh hiệu, rồi dương dương tự đắc với cái danh hiệu ấy như một đẳng cấp hàng mã, lại càng có cớ cho những người có tuổi khó tính ghét bỏ. Sự ngộ nhận ấy tạo nên diện mạo những dị hình khó coi ngay trong giới những người yêu thích thư pháp chữ Việt, chứ chưa nói đến những người chỉ tôn sùng thư pháp Hán. Người viết bài này còn nhớ một câu tiểu đối trong sách xưa rằng: ?oCứu nhân độ thế/ Khuyến thiện trừ dâm? (3), thôi thì, nếu chẳng được như Thư đạo của Nhật, để nâng tầm giá trị thư pháp lên thành Đạo, cũng hãy cố gắng để xem việc học tập thư pháp Việt, dày công khổ luyện nó, nghiên cứu chuyên tu hệ thống kiến thức tổng hợp, mong khuyến thiện trừ dâm cho chính cá thể tiếp nhận nó, đã là một cái gì đó kì tích lắm rồi. Cứ nóng vội, cứ cho ra đời những tác phẩm cụt què, cứ phát ngôn bừa bãi, lại càng sinh cớ cho những người phê phán nó chê bai.
  2. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    3. Không thống nhất về những lý thuyết thư pháp Việt đang còn manh mún và thực hành mạnh ai nấy làm.
    Nói như một số người ngoa ngôn cho rằng, thư pháp chữ Việt chẳng có gì gọi là lý luận cơ bản, thì có vẻ như đó là câu nói của những người ít chịu tìm hiểu hoặc chưa tìm hiểu thấu đáo. Người viết xin khẳng định: Thư pháp chữ Việt có trang bị và tiếp tục bồi khuyết hệ thống lý luận cơ bản cho nó!(4). Tuy nhiên, nếu gom tất cả những cuốn sách đã từng xuất bản có liên quan đến thư pháp chữ Việt, và ghi chép những ý kiến của những vị tiền bối cũng như những người đang tiếp tục tiếp nhận và duy trì phân môn này lại, ta cũng chỉ thấy được những lý luận lẻ tẻ, manh mún và chưa có sự thống nhất. Từ những cuốn như ?oChữ Tâm trong Thư pháp? của Nguyễn Thụy Đăng Lan, ?oSổ tay thư pháp? của Thanh Sơn, ?oThư pháp là gì?? của Nguyễn Hiếu Tín, ?oTâm bút? của Lưu Thanh Hải, ?oThư pháp chữ Việt? của Nhất Chi Lan, ?oHồn chữ Việt? của Đăng Học v.v?đều cho thấy cái sự manh mún và không thống nhất. Mỗi người viết sách đều cố gắng để tự đưa ra cho mình một ý kiến, một định nghĩa, một cách thức, một lý giải,?và ít tai thừa nhận nhau về mặt khoa học. Đó là hạn chế lớn nhất mà có đọc tất cả những cuốn kể trên mới thấy hết được sự không ăn khớp. Thư pháp Trung Hoa tồn tại và phát triển nhờ vào chính cái hệ thống lý luận đã được thống nhất, bài bản, ổn định và những bồi đắp thịt da cho hệ thống ấy từng thời kỳ lịch sử. Chính điều đó làm nên cái sức mạnh xuyên thủng của thư pháp Hán cả về không gian lẫn thời gian, để đi đến hôm nay. Các sách viết về thư pháp chữ Việt, còn mắc khá nhiều khuyết điểm trong việc lựa chọn tư liệu tham khảo, dẫn đến việc trích dẫn tùm lum nhưng không nói lên được đúng bản chất của vấn đề. Có sách còn mắc lỗi morat rất nhiều như cuốn ?oTâm Bút? của Thanh Hải. Tất cả những điều vừa nói, mới chỉ là ?ocái hình?, còn ?ocái chất? của từng cuốn thì còn đang rất mông lung. Các tác giả chưa đi vào xây dựng cho thư pháp chữ Việt một bộ xương, mà ở đó, bộ xương ấy cấu thành bởi những chất mang sắc, vị, đường nét của Việt Nam. Chưa thoát ly khỏi những thuộc tính của khái niệm thư pháp Trung Hoa, mà xây dựng cho thư pháp chữ Việt những nét riêng biệt, đơn nhất, cho dù, cái chung vẫn là phải kế thừa và tiếp thư từ di sản thư pháp Hán. Tức là, khi đọc cái gọi là ?oCơ sở lý luận thư pháp chữ Việt? người đọc sẽ nhận ra đâu là cái của Việt Nam bên cạnh cái của Trung Hoa. Nếu như những nhà xây dựng lý luận, không cố gắng thể nghiệm, tìm kiếm, nhào nặn, chắt lọc?để hun đúc một cái đơn nhất trong cái chung kia, thì vẫn chẳng ai thừa nhận, cho dù sách in ra dày/nặng cỡ nào. Có chăng cũng chỉ được ve vuốt bởi những người ưu ái thân quen, còn công chúng có trình độ sẽ lắc đầu bởi sự ?~chung chạ? một cách không khéo léo vì cóp nhặt bừa bãi. Nên chăng, đã đến lúc những người tâm huyết với phân môn này, đã từng bỏ ra nhiều ít thời gian nghiên cứu và xây dựng, ngồi lại với nhau, làm nên cái sự ?othống nhất?, quy những manh mún về một mối, gạn cái chưa được, bồi them cái hay, cái mới, mà hình thành một cái chung đúng nghĩa. Người viết tin rằng, nếu được thế, thì đó là một sự lớn mạnh thực sự về học thuật của thư pháp chữ Việt, cũng là bức tường thành vững chãi trước những đòn tấn công mạnh mẽ của những người ôm trong tay lịch sử của đất nước phát minh ra thuốc súng.
    4. Loạn về ?ochương pháp? và những cách tân xây mà không giữ.
    Theo thư pháp Hán, chương pháp cũng gọi là phân gian bố bạch hoặc bố cục, tức là nghiên cứu phương pháp phân bố chữ với chữ, hàng với hàng và các hàng với toàn bộ bức thư pháp. (5). Trải qua hàng nghìn năm, chương pháp của thư pháp Trung Hoa dần được hoàn thiện và tiến đến sự xê dịch những thuộc tính của nó, nhờ vào những sự sáng tạo thông qua các trào lưu và khuynh hướng thư pháp hiện đại.(6). Tuy nhiên, dù sự xê dịch đó có như thế nào, thì vẫn là sự xê dịch tịnh tiến, theo hình thức di chuyển véc-tơ, tức trên một mặt phẳng. Có những cố gắng làm cho nó không còn là nó mà thành một hình thức mới hoàn toàn độc lập, phá bỏ tính xem-hiểu, tiến đến tính xem-cảm.(7). Như vậy, xét về mặt cấu trúc, nó vẫn luôn có tính ổn định rất cao, và về mặt khái niệm, nó vẫn luôn chứa đựng tính chất bắt buộc đối với sự áp dụng trên bất kỳ hệ thống ký tự nào. Vì vậy, khi những người chơi thư pháp chữ Việt, đã không dịch hai chữ ?ochương pháp? kia ra tiếng Việt, ví như mượn một thuộc tính chính của khái niệm ?ochương pháp? là ?obố cục? để xây dựng cái gọi là ?obố cục bức thư pháp chữ Việt?, mà vẫn giữ nguyên khái niệm, nhưng lại không tuân thủ nó. Hệ quả là sản sinh ra những hình thức biểu đạt lung tung, nhấn nhá vô tội vạ, hàng lối bất quy tắc. Đó là cái lý để người ta nói rằng, thư pháp chữ Việt làm hỏng giá trị những nội dung mà nó thể hiện. Ví dụ như một câu thơ lục bát, bị một người chơi thư pháp chữ Việt chưa cứng tay, sẽ bổ dọc bổ ngang câu thơ ấy ra làm nhiều đoạn, rồi lấy một chữ nào đó làm ?ođại tự? để làm điểm nhấn, mà không hiểu được cái hay, cái tinh túy của câu thơ ấy nằm ở đâu. Thế thì hỏng rồi. Không chê sao được. Người viết cũng tham khảo nhiều bức thư pháp chữ Việt của các vị tiền bối, cũng như tiếp thu những sáng tạo của Trương Tuấn Hải, Đăng Học v.v?và quả thực rất lấy làm vui mừng vì nhận thấy đó là một sự sáng tạo đáng ghi nhận. Tuy nhiên, các vị ấy ?oxây? lên được một chút móng, nhưng lại không ?ogiữ? được trước sức công phá của sự đòi hỏi cách tân. Thành ra, lại rơi vào những bố cục rối ren, không quy ước, thích sao làm vậy. Trên ?othị trường? lại càng xuất hiện nhiều những ?otác phẩm? trời ơi đất hỡi, nhìn vào không phân biệt được đâu là ?~cái tác giả muốn nói?, chỉ thấy chàng màng một mớ hỗn loạn về những ký tự rời rạc, ngoằn ngoèo. Đó là cái cớ để người ta bảo rằng, thư pháp chữ Việt làm hỏng chữ Quốc ngữ, là xui con người ta viết xấu, viết bậy, có vị còn ngoa ngoắt nói là ?oThư pháp chữ Việt làm bẩn chữ quốc ngữ? nữa.
    Tạm kết: Sự ra đời và phát triển của bất cứ một loại hình nào, cũng đều đứng trước những khó khăn về mặt xây dựng cơ sở khoa học, sự thống nhất và tinh thần gắn bó cùng phát triển loại hình ấy. Thư pháp chữ Việt, với may mắn được ra đời như một sự tất yếu của xã hội hiện đại, lại được sự hỗ trợ đắc lực từ di sản thư pháp Trung Hoa và thế giới. Thế nhưng, trên bước đường phát triển, còn có những lỗ hổng nghiêm trọng như đã nói ở trên, cần được san lấp. Bởi đó chính là cái cớ cho những người phản bác vin vào đó mà chê bai. Tuy nhiên, cũng như câu, biết sai thì sửa, sửa được sẽ khá lên. Những người yêu thích và dành tâm huyết cho phân môn này kiên tâm cùng nhau mỗi người một chút công sức, tin rằng, những lỗ hỗng ấy sẽ sớm được lấp đầy, trong sự cầu tiến. Người viết xin dừng tại đây, và lại xin được ru mình: Cuộc đi ngàn dặm khởi từ gót chân?
    Trịnh Tuấn
    (4 giờ sáng, ngày 20/10/2007. )
    -------------
    Chú thích:
    (1): Tự điển thư pháp, NXB Văn Nghệ, 2006.
    (2): Trịnh Tuấn, Mùa xuân nói chuyện thư pháp Việt, Báo Bình Định Online.
    (3): Dương Quảng Hàm, Văn-Học Việt-Nam, Bộ quốc-Gia Giáo-Dục, 1961
    (4): Lời của Trịnh Tuấn.
    (5): Tự điển thư pháp, NXB Văn Nghệ, 2006.
    (6). Nguyễn Bá Hoàn, Thư pháp & Thiền, NXB Thuận Hóa, 2002.
    (7). Lê Quốc Việt, trả lời báo chí, triển lãm ?oChữ? tại 78 Mã Mây, Hà Nội.
    Tư liệu tham khảo:
    1. Lê. Nguyễn Hiến, Khổng Tử, NXB Văn Hóa - Thông Tin, 2001
    2. Ba. Nguyễn Văn, Hán Văn Tự Học, NXB Đồng Tháp, 1995
    3. Phê. Hoàng, Từ Điển Chính Tả Tiếng Việt, NXB Giáo Dục, 1988
    4. Giang. Nguyễn Thạch, Điển Nghĩa Văn Học Tập Giải, NXB Văn Học, 2002
    5. Lựu. Phương, Lý Luận Văn Học, NXB Giáo Dục, 2004
    6. Toàn. Nguyễn Khánh, Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông A-C, NXB Khoa học Xã Hội, 1975
    7. Nguyên. Lỗ, HU ZHIMINH HANWEN SHICHAO ZHUSHI SHUFA, 2004.3
    8. Quân. Phạm Hoàng, Thư Pháp Chữ Hán ?" Lý Thuyết & Thực Hành, NXB Mũi Cà Mau, 2004
    9. Viễn. Lê Trí, Quy Luật Phát Triển Lịch Sử Văn Học Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1998
    10. Bích. Nguyễn Ngọc, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách Khoa, 2005
    11. Hán. Lê Bá, Sử. Trần Đình, Phi. Nguyễn Khắc, TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ VĂN HỌC, NXB Giáo dục, 2007
    12. Hàm. Dương Quảng, Văn-Học Việt-Nam, Bộ quốc-Gia Giáo-Dục, 1961
    13. Hoàn. Nguyễn Bá, Thư pháp & Thiền, NXB Thuận Hóa, 2002.
    14. Quang. Nguyễn Tử, Điển Hay Tích Lạ, NXB Trẻ, 2003
    15. Chinh. Hoàng Xuân, Các Nền Văn Hóa Cổ Việt Nam, NXB Lao Động, 2005.
    Nguồn: http://www.thuphapchuviet.com/content/view/346/59/
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    THƯ PHÁP ONLINE - ĐÂU LÀ ĐIỂM DỪNG CHO GIÁ TRỊ...?
    Những năm gần đây, cùng với đà phát triển rầm rộ của công nghệ internet, các lĩnh vực văn hóa văn nghệ nói chung đều đã tạo nên cho mình một "sân chơi @", với đủ sắc màu của các kiểu xiêm y thích hợp với từng lĩnh vực ngành ngề. Lĩnh vực nào cũng có những website riêng, từ tổ chức cho đến cá nhân cũng đều đua nhau lập web, tạo ra một xã hội số hóa đến kinh ngạc. Dĩ nhiên, dù chỉ là một phân môn, nhưng nghệ thuật thư pháp ở Việt Nam cũng không nằm ngoài cái vòng xoáy công nghệ mạng này.
    Tính đến trung tuần tháng tám năm 2007, cả nước có đến hàng chục website về thư pháp, thư họa, của các CLB hoặc nhóm cá nhân có cùng đam mê lập ra. Trong đó, những forum có lượng thành viên đáng kể cả trong và ngoài nước tham gia như mạng Thư Họa Việt Nam, mạng Thư Pháp Chữ Việt, mạng Hồn Chữ Việt v.v...đã tạo được tiếng nói thân thiết trong một sân chơi bổ ích đối với cộng đồng những người yêu thích thư pháp Việt toàn cầu. Đó là những điều nhìn thấy, tuy nhiên, trong bài viết này, người viết chỉ xin đề cập đến một vấn đề nho nhỏ, đó là: Thư pháp online - Đâu là điểm dừng cho giá trị?
    Từ: "Qua đường không ai hay"...
    Khi đọc lại những vần thơ trong bài Ông Đồ của Vũ Đình Liên, thật không kể hết những ngậm ngùi. Cứ như bài thơ là một dấu chấm hết cho "thời đại những ông đồ" sống bằng nghề cho và bán chữ. Xã hội đã quẳng họ ra vỉa hè rồi lại khiêng họ đặt lên những trang văn, nhìn thấy cứ như chữ nghĩa bị lộn sòng trầy xước, ngẫm mà xót xa hơn xát muối. Cuộc sống của các Ông Đồ ấy bì bõm vật lộn với cơn khát cơm thừa chữ, như một nhà thơ nọ đã viết: Tiền thiếu quanh năm nghèo kiết xác/ Sách thừa mấy đống đọc nhoài hơi. Thế nhưng, lạ lùng thay mà cũng tự hào thay, cái sĩ khí của người có chữ, cái cốt cách của bậc Nho gia, cái tinh anh của tâm hồn Việt, cứ như những cây tre ghì chúi xuống hôn lên đầu cây sậy mỗi khi gió giật, nhưng lại thẳng vút hiên ngang khi trời quang mây tạnh. Và họ âm thầm "giữ lửa", như nhưng vị tù trưởng của những bộ lạc sắp bị tuyệt chủng, giữ vật báu gia truyền, mong đợi sự tái sinh cốt cách của thế hệ kế nhiệm, để trao lại. Đó là công đức tiền nhân mà cũng là cái phúc lớn lao của hậu thế hôm nay thừa hưởng.
    Đến: Cơn vật vờ chữ nghĩa...
    Người viết bài này còn nhớ như in trong đầu hình ảnh của những năm 1999 - 2000, tại thành phố Hồ Chí Minh, những "ông đồ nay" ôm cả dép lẫn chữ chạy thục mạng mỗi khi Tết đến. Người biết chữ Hán thì viết chữ Hán, viết không được thì vẽ, vẽ chưa đúng thì tra Từ điển. Người không viết được chữ Hán thì vẽ chữ Quốc ngữ, vẽ không xong thì tô đi tô lại, rồi cũng xong. Miễn sao "bán được giấy viết thư pháp", còn chữ thì...tặng. Bản thân tôi cũng đã từng "gắn bó" với nhà sách Nguyễn Văn Cừ (Quận 1) gần 2 năm làm cái "bán giấy - tặng chữ" như vừa nói. Những câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra thường xuyên như cơm bữa. Nếu không là chuyện với người xin chữ, thì là chuyện với người thanh toán tiền bán giấy. Cái chợ chữ nghĩa rẻ ngang hàng chợ ve chai, người viết chữ thì sạch sẽ hơn người đi lượm rác, nhưng chưa chắc bụng đã no hơn. Cả thành phố Hồ Chí Minh khi đó có được vài CLB thư pháp, những hội viên có tuổi thường là đã có nghề nghiệp ổn định, nói một cách khác, họ chơi thư pháp như một thú chơi đúng nghĩa, còn anh em sinh viên tụi tôi, chơi thư pháp đồng nghĩa với cả mưu sinh nữa. Cũng may là chưa nỡ lấy "tiền chữ" của ai, chưa lấy "học phí" của học viên bao giờ. Chứ nếu không, bây giờ, tai nghe đầy chuyện xì xồ. Như anh bạn tôi, chả biết vơ đâu được ít ghi chép, làm được hẳn một cuốn luận văn về Thư pháp, rồi được in thành sách. Đọc thấy cũng giông giống như sách Tàu viết về thư pháp, thế mà có người độc miệng bảo là lí luận quái gì thứ ấy. Thôi thì, không ghi nhận cái sự sáng tạo, cũng nên ghi nhận cái công sức sưu tầm. Nói thế nghe cứ như thạc sĩ bây giờ toàn đi chép tư liệu về xào nấu làm luận hết hết ấy. Tôi không tin! Mà có tin cũng chả biết tin cái gì!
    Và những người cõng chữ lên mạng...
    Xưa, sách nọ sách kia trích dẫn nhiều chuyện lí thú về việc học tập và thực hành thư pháp. Còn sót lại hôm nay những mẫu chuyện nghe mà cứ ngỡ như cổ tích, nhưng không thể không suy ngẫm. Ví như chuyện Liễu Công Quyền quyết chí luyện thư phá, bái một người liệt cả hai tay làm sư phụ, cuối cùng trở thành một trong những thư pháp gia lưu danh sử sách Trung Hoa; hay như Vương Hi Chi dạy con là Vương Hiến Chi bí quyết luyện thư pháp bằng câu nói: "Bí quyết viết chữ nằm cả trong 18 cái chum này, con chỉ cần đem nước trong đó viết cho bằng hết, con khắc tìm được lời giải". Vương Hiến Chi chợt hiểu ra điều bố muốn nói, biết rằng không có con đường ngắn để luyện thư pháp, chỉ có một chữ Cần mà thôi. Cổ thư trích sự với bao nhiêu lời văn dồn cả vào những dặn dò hậu thế, cũng mong là cái hình, cái tiếng của muôn xưa còn vọng tới muôn xa.
    Nói lòng vòng mãi cũng là muốn dẫn đến chuyện thư pháp bây giờ, nhất là thư pháp online trên mạng internet. Người viết có bỏ khá nhiều thời gian để lần theo các đường link với những từ khóa của Ta lẫn Tàu và cả Tây nữa, như: Thư pháp, Thư họa, Calligraphy, >. (shu fa), Thư đạo (sho do), Thư pháp Ả Rập kiểu viết gothic, Kiểu Diwani v.v...Mất khoảng nửa tháng thì đọc lướt và xem qua được khoảng 70 đường link tiêu biểu. Thế nhưng, đa phần là dẫn đến những tác phẩm đã được scan và chỉnh sửa để phù hợp với rất nhiều lí do, ví dụ như: Cho phù hợp với Template của website đó, cho bắt mắt, cho dễ truy cập...Thật ít những đường link dẫn đến những nội dung mang ý nghĩa học thuật, nếu có thì theo được một hai topic trong forum là đã thấy cãi cọ tơi bời như ngoài chợ đầu mối buổi tan tầm. Người viết cũng đã cố đi tìm những nhân vật mà như sách vở xưa dạy lại là: Nom nhân cách của họ phải cao hơn họ, hay chí ít thì phong thái phải xứng tầm với chữ của họ, nhưng, cứ như là mình vô duyên vậy, chưa hề được gặp, nhất là trên những forum thì thật hiếm những mẫu người như thế!
    Quay lại chuyện đi tìm giá trị, vậy giá trị của những tác phẩm thư pháp online đó ở đâu? Có ý kiến cho rằng, trong thời buổi "nhập nhằng về thư pháp" này, trước tiên là quảng bá cho công chúng biết về loại hình nghệ thuật này trước đã, sau mới đi sâu vào chất lượng. Nghe cũng có lý. Lại có ý kiến cho rằng, không thể thiếu việc đưa vào cộng đồng mạng những tin tức liên quan đến những phong trào thư pháp trong và ngoài nước, vì nếu thiếu, sẽ mất đi một lượng công chúng trí thức quan tâm đáng kể. Cũng có lý. Ý kiến khác lại đưa ra hẳn một ví dụ rằng, có người đã từng rất ấn tượng về những tác phẩm thư pháp trên mạng, tìm gặp bằng được người viết ra nó, nhưng đến khi nhìn anh ta viết thì...ông khách lắc đầu và bỏ đi. Vì "thư pháp gia" kia cứ đồ đi đồ lại từng nét một. Hóa ra những bức chữ anh ta pots lên mạng là thế, và nhờ chút kỹ thuật photoshop hoặc firewoork, tác phẩm của anh ta đã như chị hoa hậu vừa rồi ở Nha Trang đăng quang đội chiếc vương miện mua ở chợ Đồng Xuân.
    Xin được tạm khép bài này bằng một câu hỏi mở: Trong mắt các bạn thì Thư pháp Online - đâu là giá trị? Người viết bài này thật không đủ trình độ và công sức để tìm ra được câu trả lời xứng đáng, và cũng cảm thấy xấu hổ khi viết bài này. Mong được sẻ chia và lượng thứ.

    Phiếm luận của Trịnh Tuấn
    Nguồn: http://www.thuphapchuviet.com/content/view/318/
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    He, he, he,..........
    Bài viết cao siêu quá, thôi thì tóm lại 1 cái thế này. Thư pháp Việt (hay võ Việt cũng được) còn đang thiếu 2 chữ: chữ "Tâm" và cả chữ "Tầm" nữa.....
  5. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Mới phát triển mà bác , phải từ từ mới có thời gian tích lưy và cải tiến chứ . Thư pháp TH có lịch sử hàng nghìn năm chứ đâu phải ngày một ngày hai có thành tựu như bây giờ .
    Em chả hiểu gì về thư pháp cả , nhưng ủng hộ các bác phát triển thư pháp VN .
  6. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Đừng quá nặng lời với ?othư pháp chữ Việt"! 15:50 16/11/2007
    Đọc bài "Thư pháp chữ Việt" có phải là nghệ thuật?" đăng trên Quảng Nam cuối tuần số 2130, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Ngô Minh, rằng thư pháp là một nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông. Tuy nhiên, tôi không đồng tình khi từ "lý thuyết" đó, tác giả lên tiếng phản đối hơi nặng lời trước hiện tượng một số người chơi "thư pháp chữ Việt".
    Xưa nay, mỗi loại hình nghệ thuật đều có một phát tích riêng, là tài sản trí tuệ của một quốc gia, dân tộc nào đó. Tuy nhiên, trong quá trình tồn sinh của mình, chúng lan tỏa và được cải biến thành những dạng thức khác nhau thông qua tư duy thẩm mỹ và cảm quan nghệ thuật của từng quốc gia, dân tộc và thời đại khác nhau. Việc một bộ môn nghệ thuật nào đó trở thành tài sản chung của nhiều quốc gia, dân tộc hay của cả nhân loại chính là biểu hiện của quy luật phát triển - một quy luật mang tính tất yếu... Với tư cách là một nghệ thuật, "thư pháp" hoàn toàn có thể duy trì và phát triển theo quy luật ấy. Do vậy, nó có thể được nhiều dân tộc sử dụng như một công cụ nghệ thuật để "trình diễn" chữ viết, ngôn ngữ của mình, miễn là không làm biến dạng, méo mó các quy chuẩn nghệ thuật vốn có.
    Với đặc tính tượng hình, chữ Hán có lợi thế đặc biệt khi được thể hiện qua nghệ thuật thư pháp. Chẳng hạn như chữ "môn", nhìn vào là thấy "cái cổng" ngay, nên khi nó được "vẽ" ra, được "thư pháp", hình ảnh "cái cổng" càng hiển hiện rõ hơn. Tiếng Việt theo mẫu tự La-tinh, nghĩa không biểu đạt trên "ngoại hình" của chữ, nhưng nếu cần "thư pháp", người ta vẫn có thể làm cho chữ "cổng" có hình dáng của... cánh cổng, với đầy đủ các âm tiết phải có của từ này. Tất nhiên, giữa việc viết đúng nghệ thuật "thư pháp" với việc gò ép cho nó có vẻ "thư pháp" là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau và có ranh giới rất mong manh. Ngay trong chữ Hán, giữa việc viết thông thường với viết "thư pháp" cũng có lằn ranh mong manh ấy, bởi do đây là chữ tượng hình nên ở một mức độ nào đó, viết cũng giống như là... "vẽ"!
    Cũng trong bài viết nói trên, tác giả Ngô Minh cho rằng cái gọi là "thư pháp chữ Việt" là sự "bắt chước", là "phản văn hóa, phản ngôn ngữ". Tôi nghĩ nói như thế là quá nặng và không xác đáng, bởi văn hóa nói chung và nghệ thuật nói riêng là thứ không thể bắt chước được mà chỉ có vận dụng, tiếp thu và sáng tạo theo cách riêng mà thôi. Chúng ta có điện ảnh, có tranh trừu tượng, có tân nhạc, có pop-rock... mang phong cách Việt Nam, song không phải do "bắt chước" mà là kết quả của cả một quá trình du nhập, tiếp thu có chọn lọc đấy chứ!... Việc tác giả Ngô Minh không thể đọc hết câu thơ của nhà thơ Bùi Giáng được viết dưới dạng "thư pháp", theo tôi nghĩ là một việc bình thường, không nên quy kết rằng xảy ra việc ấy là vì tiếng Việt là ngôn ngữ không nên "thư pháp" mà lại đem "thư pháp" quá phóng túng. Trong thực tế, có rất nhiều bản "thư pháp" chữ Hán mà ngay cả người Hán cũng không thể đọc nổi, bởi nó không được viết bằng kiểu "chân" phổ thông mà theo kiểu "thảo" linh hoạt, bay ****. Thậm chí, nếu kiểm đếm cho rạch ròi, chi li thì có một số bản "thư pháp" còn bị mắc một lỗi cơ bản là? thiếu nét. Nói theo cách của tác giả Ngô Minh, hẳn đây cũng là sự "phản văn hóa, phản ngôn ngữ"?...
    Trộm nghĩ, là người Việt, sinh ra, lớn lên và hoàn thiện tư duy, nhân cách nhờ vào tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt, thì việc ai đó chọn một chữ Việt được viết kiểu cách theo kiểu gọi là "thư pháp" để treo trong nhà kể cũng chính đáng đấy chứ. Và, việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy tiếng Việt; làm cho tiếng Việt ngày càng giàu và đẹp đâu chỉ có mỗi việc là phải viết chữ Việt cho "chân phương, nền nã, chữ ra chữ, dấu ra dấu", mà còn phải góp phần làm cho vốn tiếng Việt nhiều lên và phong phú hơn về mặt tạo hình (hình thức)? Chưa thấy ai khẳng định, thừa nhận trong tiếng Việt, chữ Việt có cái gọi là "thư pháp", song có lẽ đừng nên vì thế mà lớn tiếng chê bai, phê phán phong trào viết và chơi chữ Việt "kiểu cách" theo cái gọi là "thư pháp". Nếu chúng ta cùng ngồi lại với nhau, tìm cho cái thú chơi mới mẻ ấy, lối viết chữ ấy một tên gọi thật đúng, thật sát thì có phải hay hơn không?...
    PHÚ MỸ
    Nguồn: http://www.baoquangnam.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=9591&Itemid=134
    Được Quan_Di_Ngo sửa chữa / chuyển vào 15:49 ngày 29/11/2007
  7. Mussolini18

    Mussolini18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp là một phép viết chữ được nâng lên thành một nghệ thuật.
    Thư pháp của Việt Nam ảnh hưởng của Trung quốc.
    Việt Nam có hai dòng chính thư pháp Hán Nôm và thư pháp Quốc ngữ.
    Hệ thống chư Hán-Nôm biến mất dần và thay vào đó là thư pháp quốc ngữ.
    Chúng ta dùng ngữ hệ la tinh để viết "Thư pháp kiểu trung hoa"
    Rất ít người tâm huyết với nghề.Người xem thì không cảm nhận được cái hay ....
    Phải có một nguồn gốc triết học nào chứ nhỉ .
    >>Không thể gọi là "Thư pháp chữ Vệt "được
  8. Mussolini18

    Mussolini18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Trong lịch sử xưa nay của Việt Nam không bao giờ nhắc đến "Thư pháp " là một môn nghệ thuật cả.
    Và chúng ta thấy những nhà Nho nổi tiếng rất it người được nhắc đến với tư cách là một nhà thư pháp.
    Trong khi đó ở Trung Hoa chúng ta biết đến những nhà chính trị ,đồng thời là danh gia thư pháp như:
    Nhạc Nghị,Đổng trọng Thư ,Vương hi Chi ...sau này là Mao Trạch Đông.
  9. dinhhai_kts

    dinhhai_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    đúng là thư pháp việt mới hình thành trong 1 thời gian quá ngắn và nó là 1 cái mới
    nhưng khổ cái ngôn ngữ và chữ viết của chúng ta bây giờ có phải là tiếng tàu đâu
    là chữ việt , tiếng việt hẳn hoi, dù có thế nào thì nó cũng là 1 yếu tố riêng đặc trưng , mà hơn nữa tiếng việt học khó lòi cả mắt ý chứ
    thế thì cứ coi như cái gọi là thư pháp này là yếu tố khởi đầu đi
    dù gì thì nó cũng đáng trân trọng , các bác cứ đem thằng tàu khựa ra rồi bôi bác nó trong khi nó là nó, mình vẫn là mình
  10. rongdenvn

    rongdenvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Khổ quá, các cụ cứ gáy to, thử hỏi các ông bảo phát triển thư pháp chữ Việt có cụ nào là chưa học qua thư pháp của thằng Tàu khựa rồi? Dù phát triển đến đâu thì vẫn mang cái bóng Tàu Khựa đấy tthôi, dù có dùng chữ bây giờ, hay chữ Hán Việt thì vẫn thế.
    Cứ để như bây giờ còn thấy nghịch nó hay hay, thời buổi hội nhập ai bỏ công luyện 40 năm như các cụ nữa. Thôi con lạy các cụ ưu tiên cho nước nhà pt kinh tế đè cbỏ m. thằng Tàu Khựa!

Chia sẻ trang này