1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận định về sự xuất hiện của nước mía Trái cây siêu sạch tại Hà Nội Và TpHCM. FORM viết kế hoạch ki

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi hauhac, 21/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hauhac

    hauhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Nhận định về sự xuất hiện của nước mía Trái cây siêu sạch tại Hà Nội Và TpHCM. FORM viết kế hoạch kinh doanh chuẩn c

    Tôi muốn tham khảo ý kiến các bạn về sự xuất hiện của đồ uống MÍA SIÊU SẠCH TRÊN THỊ TRƯỜNG.
    Viết kế hoạch kinh doanh
    Viết kế hoạch kinh doanh là một phần quan trọng trong quá trình thuyết phục Quỹ đầu tư IDGVV đầu tư vào dự án của bạn. Những chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn viết một bản kế hoạch kinh doanh thành công:
    * Mục lục
    * Tóm tắt kế hoạch kinh doanh
    * Giới thiệu công ty
    * Sản phẩm và dịch vụ
    * Phân tích nghành
    * Phân tích thị trường
    * Thị trường mục tiêu
    * Kế hoạch tiếp thị và bán hàng
    * Phân tích đối thủ cạnh tranh
    * Đội ngũ quản lý
    * Dự báo tài chính
    * Các báo cáo tài chính
    * Chiến lược rút lui khỏi công ty
    MỤC LỤC
    Bảng mục lục nên liệt kê tất cả các lĩnh vực chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn, và có thể được chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Nhớ rằng trang mục lục phải được sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức.
    Bảng mục lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.
    TÓM TẮT TỔNG QUÁT
    Tóm tắt Tổng quát nên đề cập đến những vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác:
    Giới thiệu qua về Công ty
    Các đoạn mở đầu nên giới thiệu công ty làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu ngắn gọn thị trường của bạn, số kinh phí bạn hy vọng có và nguồn kinh phí đó sẽ được sử dụng như thế nào.
    Tầm nhìn, sứ mệnh
    Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh xác định đường hướng không chỉ cho kế hoạch kinh doanh của bạn, mà còn cho cả công ty của bạn nữa. Lời tuyên bố này xác định ra con đường công ty bạn sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các chức năng của công ty.
    Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn cho người đọc biết thông tin về bạn và kế hoạch kinh doanh của bạn - công ty của bạn đại diện cho cái gì, bạn tin tưởng vào điều gì, và bạn mong muốn đạt được điều gì.
    Điểm lại cơ hội
    Mô tả và lượng hóa cơ hội và xem bạn phù hợp ở chỗ nào. Giải thích tại sao bạn tham gia ngành kinh doanh này và lý do bạn sẽ tận dụng cơ hội này.
    Tóm tắt thị trường
    Thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng giai đoạn sau). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì trường là gì?
    Tạo sự khác biệt (điều gì làm bạn khác với người khác)
    Điều gì khiến cho bạn khác với toàn bộ phần còn lại? Sản phẩm của bạn do một bên sở hữu, có đăng ký bằng sáng chế, hay có đăng ký bản quyền không? Dịch vụ của bạn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn hay không? và nếu thế thì tại sao lại như vậy? Có phải lợi thế của bạn chỉ mang tính ?otạm thời?? và bạn có các bước thực hiện để bảo vệ vị thế của mình không? Liệu có các cản trở gia nhập thị trường đúng như dự báo tài chính của bạn không?
    Mô tả sản phẩm/ dịch vụ
    Phần này nên mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của bạn.
    Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý
    Xét về lịch sử, đội ngũ quản lý công ty là một trong những chỉ báo về sự thành công và các nhà đầu tư sẽ xem xét rất kỹ từng cá nhân sẽ tham gia quản lý công ty. Ngắn gọn, bạn muốn nhấn mạnh những kinh nghiệm phù hợp trước đây của độ ngũ quản lý. Nêu tên các công ty, các cương vị đã làm và các thành tựu chính đã đạt được .
    Bản chất và sử dụng nguồn thu
    Bạn đang cần bao nhiêu vốn đầu tư.
    Xin lưu ý rằng một trong những nguyên nhân chung nhất dẫn tới thất bại trong kinh doanh là vấn đề thiếu vốn. Bạn nên có biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để vận hành doanh nghiệp trong cả năm đầu tiên. Nhà đầu tư cũng muốn biết số tiền sẽ được sử dụng là bao nhiêu.
    GIỚI THIỆU CÔNG TY
    Phần này trình bày tóm tắt làm thế nào bạn tới được thời điểm này và trong tương lai định hướng sẽ đi về đâu. Nguồn gốc của việc kinh doanh của bạn là gì? Nhóm quản lý được hình thành như thế nào? Bạn kiếm được kinh phí như thế nào tới thời điểm hiện nay? Bạn có đầu tư tiền riêng của mình vào cuộc kinh doanh này không và bao nhiêu? Cơ cấu pháp lý của công ty như thế nào? Ai là chủ đầu tư hiện nay và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Cơ sở vật chất hiện tại và tương lai? Chiến lược rút khỏi công ty như thế nào?
    Mô tả pháp lý
    Gồm những chi tiết sau: công ty được thành lập ở đâu và khi nào, một dòng mô tả lĩnh vực kinh doanh của bạn, và tóm tắt công ty của bạn cung cấp những gì.
    - Lịch sử công ty
    Tổng quan về lịch sử kinh doanh của bạn. Sắp xếp chi tiết công ty thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, và nêu cả các thành tựu và những mốc quan trọng. Giải thích tại sao bạn khởi sự công ty, động lực thúc đẩy sự ra đời công ty, và sự kết hợp sản phẩm/dịch vụ thay đổi như thế nào theo thời gian. Liệt kê dữ liệu trước đây về bán hàng, lợi nhuận, số lượng bán ra, số nhân viên, và các dữ kiện quan trọng khác để hình thành doanh nghiệp của bạn: chủ đầu tư của bạn là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Đội ngũ quản lý được hình thành như thế nào.
    Thực trạng
    Ghi nhanh địa điểm công ty hiện nay ở đâu. Bạn có ở tại một địa điểm, bạn hiện giờ bán gì, có bao nhiêu nhân viên, và bạn thành công đến mức nào? Chỉ rõ thế mạnh, đồng thời cũng thẳng thắn và chân thực cho biết điểm yếu. Chủ đầu tư biết rằng tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu, và thể hiện sự trưởng thành trong kinh doanh của mình bằng cách thừa nhận những điểm yếu và đề ra các bước khắc phục. Bạn được tài trợ như thế nào cho tới thời điểm này . Bạn có đầu tư tiền của minh vào doanh nghiệp hay không và bao nhiêu. Chủ đầu tư hiện nay là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu?
    Mục tiêu tương lai
    Phần này cho người đọc biết công ty sẽ đi theo hướng nào. Bạn mong đạt được gì trong vòng 1, 3, 5 và 10 năm tới? Liên hệ những mục tiêu này với khoản đầu tư bạn cần để cho nhà đầu tư hiểu tại sao bạn cần tiền của họ và bạn dự định dùng tiền đó để làm gì. Giải thích phương pháp tiếp cận tổng thể để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận bằng ngôn ngữ lạc quan, nhưng đảm bảo phải thực tiễn.
    Chiến lược rút khỏi công ty
    Đây là lúc bạn giải thích cho nhà đầu tư làm thế nào họ thu hồi lại vốn đã bỏ ra, theo bạn số lợi nhuận trên vốn đầu tư họ sẽ thu được là bao nhiêu và trong khung thời gian là bao nhiêu. Chiến lược rút khỏi công ty có thể bao gồm việc bán hoặc sáp nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) hoặc bán cho tư nhân.
    SẢN PHẨM & DỊCH VỤ
    Mô tả sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Bình luận về giá cả, dịch vụ, hỗ trợ, bảo hành, sản xuất .... Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì và so với đối thủ cạnh tranh thì ra sao.
    Lịch biểu tung những sản phẩm này ra thị trường và cần thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng được khung thời gian này?
    Có sự tham gia của các nhà kinh doanh khác không và nếu có thì họ là ai và vai trò của họ như thế nào. Sản phẩm của bạn đã được kiểm tra/đánh giá chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao. Liệu có kế hoạch cho các sản phẩm tương lai hoặc dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo không? và nếu có thì đó là sản phẩm gì và khi nào sẽ được sản xuất? Những sản phẩm mới này có được gộp vào doanh thu và dự toán chi phí không?
    PHÂN TÍCH NGÀNH
    Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ, tác động của nền kinh tế, chính phủ và tiềm năng tài chính của ngành;
    Mọi doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình, những xu hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của bạn khớp ở chỗ nào. Trình diễn cho người ngoài biết bạn am hiểu và đã dự đoán được các nhân tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự thành công của công ty của bạn.
    Hãy nghĩ về ngành của bạn như là những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như của bạn. Điều này bao gồm các công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa một đầu là cung cấp nguyên liệu thô và đầu kia là kênh phân phối loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đều năm trong ngành của bạn.
    Trong phần phân tích ngành của kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏi dưới đây:
    * Quy mô của ngành mình như thế nào xét cả về doanh thu và số công ty?
    * Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hoặc số nhân công.
    * Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành?
    * Xu hướng trong những năm trước là gì?
    * Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu minh họa)
    * Những rào cản gia nhập ngành của mình là gì?
    * Có bao nhiêu công ty dự kiến gia nhập ngành trong tương lai?
    * Những quy định nào của chính phủ tác động đến ngành và doanh nghiệp của bạn?Không
    * Ngành của bạn có bị điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ không?Không
    * Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của bạn.
    * Để được phân phối cho ngành của bạn có khó không? Giải thích.
    PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
    Phần này trong kế hoạch kinh doanh nên trình bày về quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, phân tích cạnh tranh, dự báo thị phần, giai đoạn phát triển tương đối, và các quyết định về sản phẩm và dịch vụ. Điều quan trọng là mô tả tổng thể thị trường cũng như phân đoạn mục tiêu mà bạn đang mục tiêu. Bạn nên thảo luận những thay đổi quan trọng đang diễn ra trên thị trường, xu hướng ngắn và dài hạn, tác động của công nghệ, quy định của chính phủ và nền kinh tế.
    Thị trường Mục tiêu
    Điều cốt yếu là phải xác định rõ thị trường mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh ?" nhà đầu tư cần thông tin này. Khách hàng của bạn hiện nay là ai và mô tả chi tiết đặc điểm của họ. Cung cấp thông tin như: tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sức mua tương ứng, và hơn nữa (nếu cần)
    Mục tiêu của phần này nhằm xây dựng một hồ sơ về khách hàng điển hình của bạn. Bạn càng mô tả các đặc tính của khách hàng rõ ràng bao nhiêu, càng dễ xây dựng một chương trình marketing để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.
    Thông tin và nghiên cứu được đưa vào phần thị trường mục tiêu nên lấy từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn sơ cấp bao gồm thông tin bạn phát hiện ra hoặc đúc kết được từ quan sát của bản than và nghiên cứu, như là nghiên cứu của cá nhân, kết quả bảng điều tra, đi thăm thực địa, và đối thoại với chuyên gia trong ngành. Nguồn thứ cấp gồm các nguồn như tạp chí, sách, các báo cáo đã in, số liệu của chính phủ, hoặc tìm kiếm trên mạng internet.
    KẾ HOẠCH MARKETING & BÁN HÀNG
    Mô tả người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Họ là ai, ở đâu và có bao nhiêu người? Số lượng này đang tăng hay giảm và tại sao? Có sự tập trung về địa lý không? Đối tượng mục tiêu của bạn chỉ là thị trường nội địa hay có thể gồm cả các cơ hội quốc tế? Làm thế nào tiếp cận được thị trường? Làm thế nào khách hàng biết được công ty, thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm của bạn? Ai sẽ chịu trách nhiệm bán hàng và marketing và thông tin nền về họ.
    Phần marketing & bán hàng nên bao quát những chủ đề dưới đây:
    * Chiến lược bán hàng / phân phối
    * Chiến lược giá cả
    * Xác định vị trí sản phẩm
    * Quảng bá thương hiệu
    * Vật liệu thế chấp
    * Chiến lược quảng bá sản phẩm / thị trường
    * Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
    * Quan hệ công chúng (PR)
    * Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
    * Marketing trực tiếp
    * Triển lãm thương mại
    * Chiến lược / kế hoạch lập trang website
    * Liên minh / quan hệ đối tác chiến lược
    * (Bảng) Ngân sách Marketing
    PHÂN TÍCH CẠNH TRANH
    Đối thủ cạnh tranh đã đi trước bạn trên thị trường. Họ đã thiết lập được vị trí, phân phối, tiếp cận thị trường và có khách hàng. Sự sống còn của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào khả năng công ty giành được thị phần từ tay các đối thủ cạnh tranh - hoặc chiếm lĩnh được một phân đoạn của thị trường hịên chưa được khai thác.
    Nên đưa ra bảng biểu hoặc đồ thị hình bánh cho thấy thị phần của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và thay đổi theo thời gian. Giải thích thị phần bạn dự định chiếm lĩnh, và từ tay ai hoặc làm thế nào bạn xâm nhập được vào thị trường này.
    Bạn cũng có thể trình bày mình có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh ở chỗ nào? Tại sao khách hàng sẽ chọn bạn chứ không phải là các công ty khác? Ai đang chiếm lĩnh thị trường và tại sao họ làm được như vậy? Điểm dễ bị tổn thương của đối thủ cạnh tranh là ở chỗ nào và làm thế nào có thể tận dụng được những điểm yếu này. Liệt kê những mặt mạnh và mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh với một cách nhìn khách quan.
    Đây là những vấn đề bạn cần cân nhắc khi hoàn tất phân tích cạnh tranh.
    Phần này nên gồm những mục sau:
    * Tổng quan
    * Các sự kiện / kinh phí gần đây
    * Sáp nhập / mua lại công ty
    * Liệt kê và mô tả các đối thủ cạnh tranh chính
    * Phân tích chính xác từng doanh nghiệp cạnh tranh
    * Mặt mạnh / mặt yếu
    * Tạo sự khác biệt cho công ty
    ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ
    Trong khi phần Tóm tắt Tổng quát có một đoạn rất ngắn về độ ngũ quản lý chủ chốt, phần này nên đi vào chi tiết từng cá nhân được giao trọng trách quản lý tiền của nhà đầu tư. Nhấn mạnh kinh nghiệm và thành công trước đây.
    Phần này nên bao gồm:
    * Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt
    * Sơ đồ tổ chức (hiện nay & tương lai)
    * Bảng bố trí nhân lực
    * Ban tư vấn
    * Ban giám đốc
    * Sơ đồ tổ chức
    Một bảng sơ đồ tổ chức đơn giản sẽ giúp giải thích cơ cấu tổ chức công ty, cấu trúc báo cáo và các vị trí. Bảng sơ đồ nên phản ảnh các vị trí hiện nay và trong tương lai hoặc có thể đưa ra hai bảng ?" trước và sau khi có kinh phí. Hai bảng này sẽ hữu ích hơn nếu bạn dự báo được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu tổ chức sau khi có kinh phí.
    * Bảng bố trí nhân lực
    Bạn dự định bổ nhiệm các cương vị nào và khi nào. Điều này nên gắn với việc sử dụng nguồn thu và dự báo tài chính.
    * Ban Tư vấn
    Một Ban tư vấn tốt có thể là một tài sản giá trị giúp công ty đi qua được bãi mìn và phát triển chắc chắn. Hãy tìm những người là chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng (kế toán, luật pháp, công nghệ, học giả, tư vấn, v.v...).
    DỰ BÁO TÀI CHÍNH
    Tất cả mọi thứ đưa vào kế hoạch kinh doanh đến thời điểm này cần hỗ trợ cho các giả định và dự báo về tài chính của bạn. Nói cách khác, người đọc không nên ngạc nhiên khi xem dự báo doanh thu trong vòng năm năm bởi vì bạn đã cho họ thông tin chi tiết về thị trường, cơ hội và chiến lược của mình. Bạn đã mô tả lợi thế so với đối thủ cạnh tranh; bạn đã liệt kê cách tiếp cận thị trường và đội ngũ quản lý có thể giúp đạt được mục tiêu đề ra. Dự báo nên có tính lôgic với những gì bạn đưa vào trong kế hoạch này.
    Phần này nên cung cấp cho người đọc lý do tại sao bạn đưa ra dự báo tài chính và nên đề cập đến những mục sau:
    * Tổng doanh số:
    * Dự báo đơn vị
    * Chi phí của hàng hóa đã bán
    * Tổng lãi
    * Phí / chi phí nhân sự
    * Chi phí marketing
    * Thâm nhập thị trường
    * Tiền thuê
    * Các tiện ích
    * Điện thoại
    * Lương
    * Kiểm kê
    * Phí thuê các nhà chuyên nghiệp
    * Hoa hồng
    * Đi lại & Giải trí
    * Nghiên cứu
    * Thuế địa phương
    * Thuế trong nước

    Được hauhac sửa chữa / chuyển vào 00:24 ngày 24/04/2007
  2. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Trái cây sạch xét về phía khách hàng thì cần đấy.
  3. hauhac

    hauhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Thanks!
    Bạn có thể phân tích cụ thể hơn được không?
    FORM viết kinh doanh còn 1 phần nữa tôi sẽ post sau!
    Bạn nhận định về mặt hàng này như thế nào! Có phất triển lâu dài đợpc không. Tôi thấy hình thức này rất độc đáo về sản phẩm và hình thức kinh doanh.
    Doanh số của SHAKE ở Vincom khoảng 200triệu/tháng đấy.
    Không phải chuyện nhỏ đúng không?
    Sẽ có mặt hàng nước uống từ mía tương tự và tối ưu hơn xuất hiện giá chỉ 5000 VND/cốc đấy? Bạn nghĩ sao?
  4. namduocxmen

    namduocxmen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Trên đường đi tôi thấy nhiều của hàng bán nước mía siêu sạch, tuy nhiên tôi băn khoăn ở chỗ 1 cốc mía có 5000đ, mỗi cốc cứ cho là lãi được 4000đ đi. Một ngày bán được khoảng 50 cốc vậy đuợc là 50X4000 = 200.000 đ/ngày.
    200.000X30 ngày = 6.000.000đ/tháng.
    2 người làm việc lương 1.000.000/th
    Điện nước: 500.000đ
    Tiền thuê nhà ở các mặt tiền bây giờ cũng khá đắt đỏ, để có đông khách phải thuê ở những nơi đông dân cư, giá thuê khoảng 3 - 4 triệu/tháng
    Vậy chi phí là : 4tr + 0.5tr. + 2tr. = 6.05 tr.
    Như vậy là hoà vốn, tôi ko nói là lỗ.
    Vậy muốn KD mặt hàng này có lãi bạn phải forcus lại như sau:
    Chọn khu vực kỳ vọng ngày bán được trên 50 cốc, giá thuê chỉ khoảng 3 tr/tháng. Nếu được 100 cốc/ngày, bạn mở được 10 cơ sở như vậy thì sẽ được khoản 50 - 60tr/tháng. Nhưng mô hình này khá mới ko biết ngày có được 100 cốc ko.
  5. maianh4844

    maianh4844 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
  6. maianh4844

    maianh4844 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/07/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
  7. hauhac

    hauhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    bạn tính rất đúng! chỉ sai một điều là bạn không thể ngờ tới doanh thu của nó. Nó phải là trung bình 300cốc/ngày.Không tin bạn có thể đều tra tại các cửa hàng của nó!
  8. T4TApril

    T4TApril Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    1
    Mình chưa dùng thử bao h nên kô bít nó thế nào vì bị ấn tượng nước mía vỉa hè rồi nên cưa thấy chữ nước mía là cạch luôn
  9. hauhac

    hauhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    vì vậy nên mới có thị trường mía sạch ra đời chớ
  10. RatQuanTu

    RatQuanTu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    1.286
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghe đâu cái vụ "Nước mía siêu sạch" là của bác Sở còi phải không nhỉ?

Chia sẻ trang này