1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân đọc 1 bài báo trong những giờ cuối năm

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Khikho007, 29/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Nhân đọc 1 bài báo trong những giờ cuối năm

    Giải thưởng viết về nước Mỹ, đăng trong Việt Báo Giai Phẩm Xuân 2006.
    Lời toà soạn Việt Báo: Phạm Minh Đức và chị, Phạm Thị Từ Ái, vừa tới thăm trụ sở mới của Việt Báo. Cả hai chị em đều là tác giả Viết Về Nước Mỹ được giải thưởng.

    Sinh năm 1984, Phạm Minh Đức tình nguyện giai nhập bộ binh Hoa Kỳ khi mới 17 tuổi và trở thành chuyên viên vũ khí của sư đoàn 3 Bộ Binh, đóng ở Savannah, Georgia.

    Ngày 19.3.2003, Đức theo chân Sư Đoàn 3 sang chiến trường Trung Đông: vượt sa mạc, chiếm phi trường Saddam Hussein International và thủ đô Baghda. Với 4 bài viết Việt và Anh ngữ kể chuyện nhập ngủ và "Tôi đi đánh Saddam," Phạm Minh Đức trở thành tác gỉa trẻ nhất được giải năm 2005.

    Chị của Đức, Phạm Thị Từ Ái, sinh năm 1978, tới Mỹ ngày 27.8.1991, cùng mẹ và 2 em trai được cha bảo lãnh vào Mỹ năm 1988. Từ Ái tốt nghiệp trung học Westminster High School năm 1996, và sau đó, tốt nghiệp Master về Biochemistry và Molecullả Biology tại UC Riverside, hiện là một giáo chức tại California. Năm 2001, Từ Ái dự Viết Về Nước Mỹ với bài "Tự Do ở Việt Nam và Trung Quốc ở Mỹ" và được giải thưởng danh dự. Bài viết đã phổ biến trên Việt Báo nhưng cho tới nay, chưa kịp in vào sách. Sau đây là phần chính của bài viết:

    Thời Trung Học ở Westminster
    Phạm Thị Từ Ái

    Gia đình tôi vượt biên 19 lần bị thất bại. Năm 1979, mới sinh ra 9 tháng, tôi đã phải ở tù chung với cha mẹ tại Huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa vì tội vượt biên.

    Sau khi có 2 đứa em nữa, cha mẹ cũng tiếp tục dắt dìu chúng tôi ra đi. Có lần bị bại lộ, chính tôi phải dắt 2 em chạy bộ mấy cây số trong rừng hoang giữa đêm khuya ghê rợn. Cuối cùng, ba tôi quyết định ra đi một mình và gần 5 năm sau, do sự bảo lãnh của ba tôi, chúng tôi được bước lên phi cơ rời Việt Nam. Ngày thứ ba, 27.8.1991, ba đón chúng tôi tại phi trường Los Angeles. Gia đình tôi đoàn tụ sau 1503 ngày xa cách, tính từ ngày ba tôi rời nhà, 16.7.1987.

    Đúng một tuần sau, ngày 3.9.1991, tôi vào học lớp 8 trường Warner trên đường Newland ở thành phố Westminster rất gần khu Phước Lộc Thọ của Little Saigon.

    Ở Mỹ, học trò thuộc gia đình có lợi tức thấp được ăn sáng và trưa miễn phí tại trường. Ngay lớp 8, tôi cùng các bạn đã được hướng nghiệp sơ qua về y khoa, kinh tế, ngân hàng, khoa học, chính trị, giáo dục, phục vụ cộng đồng... Năm lớp 8, giờ workshop, huấn luyện viên hướng dẫn xử dụng cưa, bào để làm đồ gia dụng. Tôi đã chọn gỗ thật tốt để đóng một cái ghế dựa thật đẹp và sau khi chấm điểm, được đem về nhà làm kỷ niệm.

    Tôi cám ơn cô giáo ESL (English as Second Language) ở lớp 8 trường Warner đã chuyển tôi lên lớp regular sau 3 tháng với những bài test khả năng anh ngữ của tôi. Tôi cám ơn những thầy cũ ở lớp ấy đã giúp đỡ tôi trong năm học đầu tiên ngỡ ngàng trên đất Mỹ. Tôi không hề cảm thấy bị kỳ thị hay phân biệt đỗi xử vì mái tóc đen hay màu da vàng. Nhờ những ân nhân ấy, nên năm lớp 9 ở Westminster high school, tôi được điểm A trong tất cả các môn học.

    Tôi cảm thấy cánh cửa cơ hội mở rộng khi được thầy cô "đuổi" lên lớp bằng những câu nói đầy khích lệ: "You don''t belong in my class pumpkin, sorry! Get outta here!" Tuy sung sướng khi được học những lớp advanced placement (AP) chung với bạn xuất sắc da trắng tóc vàng, dù đã phải thức khuya dây sớm.

    Trung học Mỹ không phải chỉ dạy học trò theo sách vở lý thuyết hay giáo điều như vẹt, mà luôn tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào thực hành. Vì có ý định theo ngành y, nên tôi gia nhập vào Health Academy, ngay khi lên lớp 10. Tôi được huấn luyện nhiều giờ trong khi thực tập ở bệnh viện với nhiều loại bệnh nhân khác nhau. Tôi được vào phòng mổ tử thi để thí nghiệm. Trong áo choàng trăng, tôi cũng mang ống nghe trên cổ, đi từ phòng bệnh này sang phòng bênhj khác để đo tim mạch, khám da, kiểm tra phân, nước tiểu, lấy máu, chích thuốc... để kịp ghi hồ sơ đúng lịch trình làm việc của bác sĩ.

    Đủ giờ thực tập và lý thuyết, trải qua 3 kỳ thi, tôi được cấp bằng nursing chính thức vào năm tôi 16 tuổi. Mùa hè tôi nộp bằng để làm việc trong chương trình internship ở bệnh viện FHP. Lương thực tập chỉ có 5 đồng rưởi/giờ, nhưng tôi vẫn giữ bản sao các check lương đầu tiên trên nước Mỹ.

    Sau y khoa, tôi cũng thích computer science và Luật, Vào lớp computer, mỗi học sinh 1 máy, tha hồ mò mẫm. Tôi cũng gia nhập vào Mock Trial nghiên cứu về hình luật cũng như những tố tụng dân sự. Nghiền nhẫm luật lện, với những "cases law", những án lệ... để xem các toà trước đã phán quyết ra sao.

    Sau nhiều tuần huấn luyện, thực tập, giáo sư giao phó cho chúng tôi những dự án lắt léo, phức tạp. Chúng tôi chia vai. Học sinh không giỏi lắm thì đóng vai nhân chứng, khá hơn một chút thì làm luật sư biện hộ hay công tố viên. Trước mỗi lần thi đua với các trường khác, chúng tôi phải tập họp ở toà án. Đến giờ đăng đường, toà án cũng có cảnh sát và luôn luôn có một vị quan toà thứ thiệt ngồi chấm điểm.

    Trong những giây phút nhập vai làm luật sư biện hộ hay đóng vai công tố viên, chúng tôi quên mất mình chỉ là học sinh lớp 10, hay 11. Phe nào cũng uốn 3 tấc lưỡi đem hết tài hùng biện để mong làm trắng án một nghi can vô tội, hay làm cho một tên sát nhân trở thành "guilty". Chúng tôi rất thích thú khi khoác áo luật sư, hay đội lên đầu mái tóc vàng lăn quăn cùng với khước biện trên tay hay cáo trạng, hoặc phán quyết, chứa đựng toàn những terminology là từ ngữ nhà nghề. Mỗi lần thắng được đội trường khác, chúng tôi ôm nhau nhảy cà tưng mặc dù nhóm chúng tôi có Việt Nam, Tàu, Nhật, Ấn, Đại Hàn, Phi, Da đen, tóc vàng mắt xanh...

    Về thể thao Team Sport, dĩ nhiên tôi không dám vào đội Football, vì dại gì tranh bóng với các đấu thủ nặng tới 200 pounds, tức gần 100 kí lô, chỉ có nước đứt gân máu mà chết thôi. Với chiều cao của người Việt, tôi cũng không dại gì vào đội Basket Ball để tranh bóng với đấu thủ cao gần 2 mét! Cho nên, tôi chọn Tennis và cũng từng thi đấu với các trường khác. Có khi xe bus của nhà trường phải chở chúng tôi đi xa mấy giờ đồng hồ mới tới sân đấu của trường khác. Chúng tôi chia nhau từng cái cookie, uống chung từng chai nước lạnh, nhưng nhờ sự đoàn kết, dù thắng hay bại chúng tôi vẫn thấy vui như thường.

    Cơ hội của tôi lại tới khi đắc cử làm lãnh đạo của Key Club. Tôi phải bay tới các tiểu bang khác trong các ngày đại hội lãnh đạo thế giới. Các lãnh đạo của Key Club là học sinh đến từ khắp thế giới như Úc, Anh, New Zealand, Canada... không phải chỉ nội 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Có lần trong giờ khai mạc đại hội, Tổng thống Bill Clinton từ Hoa Thịnh Đốn điện thoại tới, máy đã khuyếch đại cho cả hội trường cùng nghe. Trong sinh hoạt, hàng ngàn học sinh ưu tú, trịnh trọng lịch lãm trong veston, ăn nói khôn ngoan chững chạc trong các cuộc phỏng vấn, không thua gì ứng cử viên nhà nghề. Tôi có lý do để tin tưởng họ có thể trở thành những lãnh đạo thực sự trong tương lai trên xứ sở của họ.

    Trong ngày "Government Day", sau khi học về luật lệ giao thông và hình phạt về sự vi phạm, tôi được mặc áo cảnh sát và ngồi trên xe tuần cảnh với oficer Westminster đi thực tập. Một chiếc xe vi phạm giao thông, officer chớp đèn, và tôi bước xuống viết giấy phạt đúng luật lệ. Tôi phát ticket, người tài xế thấy mặt tôi non choẹt tưởng là giởn chơi nên cười cười. Người cảnh sát bèn nói với anh ta: "It''s real!". Tôi chào tài xế và lên xe, trong khi người tài xế vẫn còn ngơ ngác. Lúc về City Hall, ông thị trưởng thành phố Westminster là Charles V. Smith đã ký tên và cấp cho tôi một giấy khen "Youth in Government Day".

    Tại trường Westminster, trong ngày International day, 23.4.1995, có trình diễn văn nghệ cho tất cả các sắc dân. Sau các tiết mục đặc sắc và phong phú của Mễ Tây Cơ, Trung Hoa, Đại Hàn... Tôi được cử đại diện cho Việt Nam qua tiết mục đàn tranh. Xuât hiện trên sân khấu trong chiếc áo dài và khăn vành, tôi giới thiệu và trình tấu thiên trường ca "Hòn Vọng Phu" của nhạc sĩ Lê Thương.

    Xong phần trình tấu, khi tôi đứng lên cúi đầu chào, tiếng vỗ tay bùng lên. Bà Kathy Miller, hiệu trưởng trường Westminster bước đến ôm tôi và trao tặng một lẵng hoa với lời chúc "Happy Birthday", bà hiệu trưởng cũng công bố trước khán giả, hôm nay là sinh nhật của tôi. Tôi cầm lẵng hoa trong tay và vô cùng xúc động trong khi tiếng hát "Happy Birthday" vang dội của khán giả ngồi đầy hội trường. Tôi quá bất ngờ, không thể tưởng tượng là bà Hiệu trưởng và nhà trường đã quan tâm và âm thầm tạo "surprise cho tôi.

    Năm lớp 12, tôi còn mất nhiều thời giờ để luyện thi các lớp AP. Nếu đạt điểm cao trong các kỳ thi này, sẽ miễn học lại những môn đó khi lên đại học. Muốn học đủ 4 năm ngoại ngữ như tiếng Tây Ban Nha, Pháp ở trung học, thường phải là học trò bản xứ từ tiểu học Mỹ đi lên. Tôi tới Mỹ năm lớp 8, trên nguyên tắc chỉ được học 2 năm mà thôi. Như vậy khi ra trường sẽ thiếu điểm và "mắc nợ". Tôi chọn Spanish, nhưng lớp 11 mới được bắt đầu lớp 1, như vậy năm lớp 12 tôi sẽ mới được 2 năm ngoại ngữ, trong khi dân bản xứ đã học lớp 4.

    Tôi không chịu "mắc nợ" như vậy, nên một mặt, tôi phải chứng minh khả năng Anh ngữ của tôi không tệ, bằng cách cố gắng dạt điểm cao trong lớp English (Honour). Sau đó, tôi xin cô giáo Spanish giới thiệu cho tôi học Spanish 1và 2 ở đại học. Khi nhập học lớp 11, tôi ung dung vào học Spanish lớp 3 cùng chung với những học sinh đã từng học 2 năm ở lớp 9 và 10. Tôi phải cám ơn Ms. Swenson đã giúp tôi hoàn tất chương trình ngoại ngữ 4 năm chỉ trong vòng 2 năm.

    Ở trường, do sự đề nghị của thầy cô, 5 học sinh giỏi nhất trong số 100, được ghi tên vào directory của Who''s Who và lưu trữ tại thư viện của lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ. Tôi cũng được ghi tên vào danh sách "Who''s Who Among American High School Student."

    Năm học đầu tiên ở Mỹ tôi rất ngạc nhiên tại sao mình học gần chết, mới được điểm A tức là được 4 chấm. Vậy tại sao có người Việt ra trường 5 chấm? Sau này tôi mới biết đó là nhờ những lớp AP hay honour dành cho học sinh giỏi. Điểm A+ hay những điểm A của những lớp đó sẽ nâng cao điểm GPA (Grade Point Average) lên. Có những học sinh xuất sắc ở lớp 10 đã học hết chương trình lớp 12, cho nên nhà trường giới thiệu đi học trước các lớp cao hơn trên đại học. Điểm A của các lớp trên đại học đem về cho ngày ra trường trung học làm cho điểm GPA cao lên.

    Ngày 13.6.1996, tôi tốt nghiệp trung học tại trường Westminster. Điểm GPA tốt nghiệp của tôi là 4.15. Học sinh tốt nghiệp thủ khoa (valedictorian) đọc diễn văn tốt nghiệp là Đặng Tiêu, điểm GPA là 4.85. Trong 32 học sinh đứng đầu, đã có 19 người Việt Nam. Nếu nước Mỹ cũng xét lý lịch liệt sĩ, đảng viên cách mạng v.v... thì chừng nào mới tới phiên 19 học sinh Việt Nam đứng đầu danh sách tốt nghiệp?
  2. hklinh

    hklinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Không thể phủ nhân được đây là một bài viết khá hay, cách hành văn khá mạch lạc theo phong cách Mĩ. Bài viết đã cho thâý sự ưu việt của nền giáo dục Mĩ, một nền giáo dục mà các nước khác trên thế giới cũng không thể phủ nhận. Tuy nhiên sẽ là khập khiễng nếu đem nền giáo dục cúa một nước có nền kinh tế đứng hàng đầu thế giới để đem so sánh với một nền giáo dục của một nước nghèo như Việt nam. Điều có thể thấy rõ rang qua bài báo là đây chỉ là góc nhìn của một cá nhân: một người được lớn lên và chịu ảnh hưởng mạnh của nên văn hoá cung như giáo dục Mĩ, một người mà chỉ hiểu Việt Nam qua những kí ức buồn trong quá khứ do hậu quả của một thời kì chiến tranh dài của cả dân tộc, hỏi thử rằng trong cuộc chiến tranh ấy ai không là người phải chịu mất mát. Tác giả lớn lên trong một thời điểm khá nhậy cảm, những ký ức thời nhỏ chịu ảnh hưởng chủ yếu của người lớn cùng với sự thiếu thông tin nên cũng dễ hiểu việc tác giả không hình dung đuợc những thay đổi hàng ngày đang diễn ra ơ Việt Nam. Đúng là có thời chúng ta xét con người dựa trên lý lịch gia đình đó là cách suy nghĩ của một thế hệ đã qua nhưng cần phải nhớ rằng chính chúng ta la những chủ nhân của thế kỉ mới và chúng ta là những người đã vvà đang viết nên xã hội ấy có lẽ gì lại có cách suy nghĩ về xã hội một cách lệch lạc như vậy. Không thể phủ nhận tác giả bài viết đã nói lên những điều khiếm khuyết trong nền giáo dục Việt nam, tôi một người đã được huwỏng cả hai nền giáo dục cung không phủ nhận những mặt tích cực trong bài viết. Tuy nhiên xem lại thì đây có lẽ là một bài viết thiếu tinh xây dựng thì đúng hơn, mục đích chính của tác giả là ca ngượi sự ưu việt của xã hội Mĩ, nhưng rõ ràng bài viết chỉ chứa đựng thông tin một chiều chứ không mang một lời gợi ý cần thiết cho sự thay đổi . Trước mắt tác giả nước Mĩ đang trải thảm đỏ cho những người con Việt nam nhưng thực sự có đúng như vậy không. Con số 19 trên 32 học sinh đứng đầu quả là một con số rất ấn tượng , nhưng cũng như mọi khi nó chỉ cho thấy rằng con người Việtnam rất giỏi trong việc học, nhưng đó mói chỉ là bắt đầu của một đời người những gì sau đó mới quyết định đến số phận của mỗi con người. Liệu bạn có thể đếm hết đầu ngón tay những ngưòi Việt Nam thành đạt ơ nưóc Mĩ không khi mà số dân Việt ỏ đây cũng có thể nói chiếm một phần không hề nhỏ, đứng thứ 6 trong các sắc dân ở Mĩ. Số những ngưòi làm nghiên cứu khoa học có tiếng cũng chỉ đếm trên dầu ngón tay, vậy có đúng là ngưoì Việt ta giỏi hơn các dân tộc khác trên đất Mĩ không. Hãy thử nhin qua những con ngưòi nắm cương vị chủ chốt ơ Mĩ , điều có thể thấy là hầu hết không nói là toàn bộ là ngưòi Mĩ da trắng, những ngưòi mà mỗi chính sách của họ đều ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều ngưòi , những người sắc tộc khác hầu như không giữ một vị trí có ảnh hưởng đáng kể nào. Có lẽ cái ngày mà một người Việt Nam có thể trở thành một nhà lãnh đạo dù chỉ một Bang của nước Mĩ vẫn cón là điều quá xa vời và không thực tế chút nào. Không thể phủ nhận răng số lượng các nhà khoa học Việt Nam, số doanh nhân Việt Nam thanh đạt vẫn còn kém xa anh bạn láng giềng Trung Quốc, ngay trong các truwờng đại học danh tiếng nhât nước Mĩ số sinh Viên người Hoa vẫn là một con số áp đảo kể cả người Mĩ da trắng, vậy mà đã có ai trong số họ trở thành lãnh đạo của một bang, hay chỉ đơn giản thành hiệu trưởng một trường đại học. Tôi cũng đã từng nghe kể về đã twùng có một giáo sư người Hoa trở thành hiệu truwỏng một trường đại học ỏ Mĩ nhưng hiện nay nguwòi đó đã qua đời và phải chăng thế là quá ít ỏi với một dân tộc ma đã đến khai phá nưóc Mĩ từ nhũng ngày đầu của Miền Tây Hoang Dã. Liệu nưóc Mĩ có đúng là miền đất hứa không. Nếu bạn llà một nguòi nghiên cứu khoa học , tôi sẽ không ngần ngại khuyên bạn hãy đến Mĩ và học nền van minh giáo dục Mĩ, để một ngày nào đó bạn có ý định quay lai đất nước mình để đóng góp xây dựng. Nhưng nhó rằng Mĩ không phải quê hương của các bạn và bạn không bao giờ có thể trở thành người Mĩ với đầu đủ ý nghĩa của sự Bình Đẳng - Tự Do -Bác Ái . Nếu bạn có mơ ước tạo nên một sự thay đổi lớn lao hãy làm điều đó trên đất nước Mẹ thân yêu của bạn . Tôi tin rằng bánh xe lich sử sẽ nghiền nát nhũng gì lạc hậu yếu kém, sự thù hận ròi sẽ qua đi, con ngưòi Việt Nam dù ơ đâu cũng cần đoàn kết lại yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, những gì trong quá khứ hãy để là quá khứ, tương lai la tót đẹp và bạn có nghĩa vụ phải làm nên những điều tốt đẹp đó. Chúng ta không tự ti nhưng cũng cần phải biết được vị trí của mình ở đâu trong guồng quay của lịch sử, những gì ta làm hôm nay sẽ được các thế hệ sau phán xét.
    Đôi điều suy nghĩ từ một bài báo, chút thời gian giải trí sau những giờ học căng thẳng
  3. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Đọc bài trên mình định không có ý kiến vì vấn đề khá nhạy cảm. Về kỹ thuật (cách viết, lỗi viết) của bài viết không thấy đặc sắc lắm.
    Vote cho bạn hklinh 5 sao về bài viết chí tình chí lý của bạn! Mình cũng nghĩ như thế nhưng không viết được hay như thế!
    Chúc mừng năm mới!
  4. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    To hklinh:
    Khi đưa bài viết này lên đây, tôi biết là sẽ có một số độc giả phản cảm. Theo tôi, bài viết này hay ở chổ là ý chí tự vươn lên của bản thân tác giả. Box Mỹ là nơi có nhiều sinh viên, học sinh nên tôi đưa lên đây để mọi người cùng đọc.
    Chắc đoạn đầu và đoạn cuối của bài viết làm bạn có phản ứng làm bạn khó chịu nhưng không có cách nào hơn. Khi đã copy một bài của ai đó tôi không thể cắt bỏ đoạn này hay đoạn kia được vì đó là sự tôn trọng tối thiểu đến với tác giả.
    Đây là chuyện của một cá nhân, nên người viết CÓ QUYỀN đưa vào suy nghĩa của họ. Bạn nhìn vào những nổ lực bản thân của người viết thì ít mà so sánh những chuyện to tát (nhưng không dính líu gì đến bài viết) thì nhiều. Tác giả viết về quá khứ (lúc còn học trường trung học Westminster), bạn lại đem cái chuyện thiếu thông tin về quê nhà đang thay đổi.
    Tác giả nói đến những nổ lực của bản thân, thì bạn lại so sánh những con số giữa cộng động VN và những cộng đồng khác, hay những người bản xứ. Bạn đã lạc đề.
    Chuyện bên lề:
    Bạn viết "Trước mắt tác giả nước Mĩ đang trải thảm đỏ cho những người con Việt nam nhưng thực sự có đúng như vậy không." Tôi xin trả lời là Không. Nước Mỹ trải thảm đỏ cho tất cả mọi người có giỏi và ý chí vươn lên từ khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ có thể chưa có một người VN làm thống đốc, nhưng có một người Mỹ gốc Hoa làm thống đốc tiểu bang Washington. Nước Mỹ tuy chưa có người VN nắm những những cương vị chủ chốt nhưng có những nguời da đen nắm từ chức Tổng Tham Mưu Trưởng cho đến Ngoại Trưởng. Tôi vẫn không thấy thoải mái khi ai đó cứ khư khư cho rằng mình bị kỳ thị trong khi trong chình mình đầy rẫy những sự kỳ thị. Hoặc kỳ thị người khác, hoặc cứ luôn canh cánh là người khác sẽ kỳ thị mình (tự ti, mặc cảm).
    Những so sánh của bạn về các cộng đồng, trong box Mỹ đã có rồi, bạn có thể tìm lại từ các topic trước.
    Việc ai hận thù ai thì xin bạn qua box khác thảo luận.
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên là quan điểm cá nhân mà. Đây không phải là một bài nhận định hay phân tích vì vậy đâu có thể nói là tác giả "phiến diện" hay "thiếu tinh thần xây dựng".
    Tôi không đồng ý lắm với bài viết của hklinh.
    Bạn viết:
    "Hãy thử nhin qua những con ngưòi nắm cương vị chủ chốt ơ Mĩ , điều có thể thấy là hầu hết không nói là toàn bộ là ngưòi Mĩ da trắng, những ngưòi mà mỗi chính sách của họ đều ảnh hưởng rất lớn đến rất nhiều ngưòi , những người sắc tộc khác hầu như không giữ một vị trí có ảnh hưởng đáng kể nào"
    Tôi cho rằng bạn nhận xét sai, không đúng. Theo như suy nghĩ của tôi bạn chưa hiểu xâu xa lắm về chế độ bầu cử ở Hoa Kỳ và chính trị nước này. Không phải tự dưng một ai đó có thể lên làm tổng thống hay nghị viên, không phải tất cả những vị trí quyền lực nước Mỹ đều nằm trong tay người da trắng. Điều này không đúng sự thật, làm cho tôi nghe hơi giống tuyên truyền, tôi được học thời du học sinh 1 năm trước khi xuất ngoại. Tôi không bênh vực gì nước Mỹ cả, đất nước này cũng lắm tuồng thối nhưng sự thật là sự thật. Để tranh cử cần phải có người ủng hộ, vì vậy đôi lúc số phiếu của cộng đồng rất quan trọng. Đó là lý do tại sao dân Mỹ hay nói đùa : "nước Mỹ đang bị Mễ hoá". Cộng đồng dân Mexico, gốc Mỹ Latin, Hispanic, đang chiếm vị trí đứng đầu ở Hoa Kỳ vì vậy không thể phủ nhận sức mạnh của họ được, số đầu phiếu cao. Ngay cả các vị chóp bu lấy được sự ủng hộ của cộng đồng này cũng phải chịu ảnh hưởng và thoả thuận với các lobby của họ.
    Tôi cũng không thấy bài viết trên nói là tác giả sẽ không ủng hộ Việt nam hay gì cả. Phần đông thế hệ người Việt sinh đẻ tại Hoa Kỳ, hoặc sang Mỹ từ nhỏ không có ý chống đối gì Việt Nam. Khái niệm về cuộc chiến của họ rất mơ hồ. Tôi nghĩ họ luôn tự hào và được khuyến khích tự hào về nguồn gốc của mình. Họ có cài nhìn thoáng hơn và tôi nghĩ rằng họ sẵn sàng giúp Việt Nam theo khả năng của họ. Tôi không nghĩ rằng họ phủ nhận Việt nam.
    Về khái niệm quê hương, thật ra bạn đang nhìn nhận ,cũng như có tư duy phiến diện. Bạn áp dụng tư duy của bạn vào người sinh đẻ ở Hoa Kỳ hoặc lớn lên từ nhỏ sẽ không phù hợp.
    Nói như sau cho đơn giản, một người dân tộc Tày, Nùng hay một người miền Bắc sinh ở miền Nam, lớn lên ở đó, bạn bè, hàng xóm ở đó, họ không có khái niệm gì miền Bắc hay vùng núi mà ông cha họ sinh ra cả. Vì vậy những người này chỉ có thể gọi là "gốc Bắc" hoặc " thuộc dân tộc Tày Nùng", còn bây giờ họ là người thành phố hoặc người Nam.
    Mở rộng ra, một người Việt sinh ra ở Hoa Kỳ là một người Hoa Kỳ, một công dân Hoa Kỳ cho dù ông cha của họ sinh ra ở Việt Nam. Họ là người Mỹ gốc Việt. Quê hương của họ chính là nước Mỹ. Tương tự như những người Việt gốc Hoa ở Việt Nam, hay ở Mỹ hay ở bất kỳ nước nào trên thế giới này. Quê hương của họ là vùng đất mới chứ không phải là Trung Quốc.
    Đối với người phương Tây cũng vậy, hàng triệu người phương Tây bỏ xứ ra đi, di cư đến vùng đất mới, quê hương của họ cũng vậy là vùng đất mới chứ đâu phải cựu lục địa. Họ có câu nói khác chí lý : " ở đâu có bánh mỳ ở đó là quê hương"
    Nếu ngày nay, ông nào ở Mỹ cũng bảo xé nước Mỹ ra để dâng cho "tổ quốc cũ" thì cái nước Mỹ này chắc chắn là tan nát, không bao giờ có thể trở thành một cường quốc trên thế giới mà chỉ là một nồi cám lợn bể nát. Những người lập quốc của Hoa Kỳ hiểu được chân lý đơn giản mà không phải ai cũng hiểu này, đến ngày nay còn nhiều người chưa hiểu, cho nên họ đã thành công, họ đã thu hút được chất xám, nhân tài của thế giới về phục vụ, xây dựng đất nước non trẻ có bề "mỏng" lịch sử mới vài trăm năm ngày một phồn thịnh và trở thành siêu cường quốc, trở thành "trụ" của trái đất kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô, biến thế giới thành đơn cực mà không một quốc gia nào dám lên tiếng, dám ngang nhiên xâm lược các quốc gia khác vì những lý do kiểu " ngứa mắt thì đánh chơi". Điều này chẳng có gì hay ho cả nhưng chúng ta cần phải hiểu vì đâu nó làm được như vậy.
    Về kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy những người bạn đồng lứa chúng tôi, những đứa sau khi du học Đông Âu trở về tiếp tục cống hiến cho tổ quốc, đều mài đít tiếp trong các viện nghiên cứu hoặc các trường Đại học của Việt Nam với nghề chính là "trà nước" chứ cũng không có thêm công trình nghiên cứu hay làm ra thành quả gì cho cả bản thân lẫn quốc gia, còn những người sau đó tiếp tục chuyển sang các nước tư bản thứ ba thì lại thành danh, tiếp tục toả sáng, có các công trình tầm cỡ quốc tế. Những người này bây giờ đều mang quốc tịch mới những lại vẫn được báo chí Việt nam nhắc đến, khuyến khích và thậm chí còn được trao danh hiệu ?oVinh Danh Nước Việt ", ví dụ như Ngô Bảo Châu, Lê Tự Quốc Thắng, etc. Tất cả đều mang quốc tịch Mỹ, Pháp nhưng không phải thế họ không cống hiến cho Việt nam, không phải thế là họ "phản bội tổ quốc". Họ đã trở thành "công dân của thế giới". Những ai hay tham gia các diễn đàn du học hẳn cũng biết nick của một số người vẫn đang giúp đỡ các sinh viên Việt nam nhận được học bổng để tiếp tục phát triển sự nghiệp.
    Xu hướng thế giới ngày nay là globalization. Đến Việt nam của ''tự sản, tự tiêu, tự cung, tự cấp" còn phải hoà theo nhịp, "trào lưu", "dòng chảy" của thế giới, cố gắng gia nhập WTO vì vậy chúng ta cũng nên mở rộng đầu óc, mở rộng tư duy, mở rộng khái niệm. Hãy nghĩ rằng "trái đất này là của chúng mình", "quê hương của ta chính là trái đất" có vậy mới đi du lịch vũ trụ được, chứ không lên đấy mà vẫn còn đưa "bèo hoa dâu" bảo người ngoài hành tinh khác nghiên cứu là bọn đấy mắc cúm gà ngay.
    Ngay như nghệ sỹ Đặng Thái Sơn mới đây khi được hỏi về vấn đề tế nhị này cũng đã mạnh dạn nói và báo mạnh dạn đăng.
    Phóng viên hỏi: Yêu quê hương như vậy, sao anh không về Việt Nam sinh sống?

    Đặng Thái Sơn trả lời:

    - Vị trí của tôi là trên trường quốc tế. Tôi là đại diện duy nhất cho Việt Nam về nhạc giao hưởng, nếu tôi quay về, ai sẽ thay tôi làm nhiệm vụ đó? Lý do ấy quan trọng hơn tất cả.
    Không cứ phải ở Việt Nam tôi mới chứng tỏ được sự hữu ích của mình. Tôi vẫn trao học bổng âm nhạc cho những sinh viên Việt Nam ngay tại nơi không phải quê hương mình. Thậm chí tại Đại học Montreal (Canada) nơi tôi giảng dạy, có tới gần 50% sinh viên học nhạc là người Việt Nam. Tôi vẫn làm những điều có ích vì tương lai nhạc Việt, dù không sống trên nước Việt. Hơn nữa, Việt Nam có rất ít trường đào tạo chuyên về âm nhạc. Nếu ở lại quê hương, sẽ có rất ít cơ hội nghề nghiệp

    ( Xem chi tiết cuộc phỏng vấn tại đây )
    @ hklinh : Just a debate, no personal offend
    u?c netwalker s?a vo 02:28 ngy 03/02/2006
  6. bagai

    bagai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Gần đây bg có coi 1 chương trình trên TV ( HTV7 hay sao đó) về bếp ăn từ thiện Bảo Hòa. Hôm nay lục lại coi cá báo chí gì viết về nó ko, tìm được cái này muốn chia sẻ cho mọi người.
    Bg cũng góp ý cho Mod nên đem 2 bài "đọc xong muốn khóc" kia gom vào đây, topic này có thể trở thành mục "đọc báo giùm bạn", hoặc "những bài báo muốn chia sẻ" ...
    Cám ơn Mod.
    Bếp ăn từ thiện Bảo Hòa
    21:49:33, 15/02/2004
    Nguồn: http://www2.thanhnien.com.vn/Xahoi/2005/4/4/64160.tno


    Xếp hàng chờ nhận cơm.
    Trong những năm qua, bếp ăn từ thiện Bảo Hòa (thuộc Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh) đã quyên góp được trên 1,7 tỷ đồng, nấu gần 1,8 triệu suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo, giúp họ có thêm điều kiện chiến thắng bệnh tật.
    Nơi hội tụ những tấm lòng nhân ái
    Trong thời gian chăm sóc mẹ bị bệnh ung thư đang nằm điều trị tại bệnh viện Ung bướu, bà Lê Thị Thủy (Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) rất xúc động khi chứng kiến cảnh những người bệnh và thân nhân của họ không có tiền mua cơm, bữa đói bữa no. Hằng ngày, bà Thủy mua thêm một số phần cơm, giúp đỡ các bệnh nhân cùng phòng. Năm 1992, bà Thủy bỏ tiền túi, mỗi ngày nấu vài trăm suất cơm từ thiện, phát cho các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình và bệnh viện Ung bướu. Tháng 2/1999, bếp ăn từ thiện của bà Thủy gia nhập Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh, trở thành chi hội Bảo Hòa, có trụ sở đặt tại số 220, đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1.
    Ngày 17/2/2004, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo thành phố kỷ niệm 10 năm thành lập, 10 năm mang lại cho bao bệnh nhân nghèo sự trợ giúp thiết thực thấm đẫm tình người.
    Bếp ăn từ thiện Bảo Hòa nhận được sự bảo trợ thường xuyên của vài chục cá nhân và tổ chức xã hội trong và ngoài nước... Hằng ngày, Chi hội còn nhận được nhiều tiền, gạo, mắm tương, đậu phụ của người dân thành phố trợ giúp. Chị Đặng Thị Kim Hoàn, người tiếp nhận sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cảm động về tình người. Ba đứa trẻ Ánh Quang, Ánh Ninh và Minh Trí bàn nhau đập heo đất góp được gần 200 ngàn đồng tiết kiệm tiền quà sáng tới tặng cho Chi hội với mong muốn: ?oGóp thêm phần nhỏ để bữa ăn của người bệnh nghèo được no hơn và ngon hơn?.
    Mỗi tuần 3 buổi, cậu sinh viên người Úc Adam Robb sang Việt Nam học tiếng Việt tình nguyện tới số 220 Đinh Tiên Hoàng chăm chỉ gọt củ, nhặt rau và phát cơm cho bệnh nhân... 12 tổ tình nguyện của bà con nông dân các tỉnh miền Tây luân phiên nấu cơm phục vụ bệnh nhân nghèo trong 12 tháng. Cô Bảy Sữa - Tổ trưởng tổ tình nguyện của bà con nông dân Kinh Xá Vịnh Tre (huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang) cho biết: ?o15 thành viên của tổ đều phải thu xếp công việc gia đình, thậm chí bỏ cả công việc với thu nhập cao để tham gia nấu cơm tại chi hội?. Hằng ngày, cô Bảy Sữa cùng các anh chị trong tổ dậy từ 2h sáng, đi chợ, gọt củ, rửa rau, nấu cơm rối tới các bệnh viện phát trên 3000 suất cơm cho bệnh nhân nghèo ở 7 bệnh viện của thành phố.
    Niềm vui của bệnh nhân nghèo

    Gọt rau củ chuẩn bị bữa ăn.

    8h30 sáng, cô Bảy Sữa cùng anh chị em trong tổ chuyển cơm, thức ăn lên xe, bắt đầu buổi phát cơm từ thiện. Chiếc xe chở cơm dừng lại ở một con hẻm nhỏ, sát bên bệnh viện Ung Bướu trên đường Nguyễn Huy Lượng. Tại đó, hàng trăm người bệnh, thân nhân người bệnh tay cầm cặp ***g đang trật tự xếp hàng. Mấy thùng cơm, canh bí đỏ, đậu hũ kho thơm phức vơi đi nhanh chóng. Trên tay cầm cặp ***g cơm mới nhận, chị Đỗ Thị Xê (ngụ ở Xuân Mỹ, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) xúc động nói: ?oTôi được ăn cơm từ thiện đã 6 tháng nay rồi. Cơm từ thiện luôn đổi món, ngon và đủ chất?. Rồi chị bảo: ?oBệnh nhân nằm tại bệnh viện Ung Bướu thường là bệnh nặng và phải điều trị lâu dài, chi phí tốn kém. Được ăn cơm từ thiện Bảo Hòa, chúng tôi dành thêm được chút tiền để thuốc thang trị bệnh?.
    Anh Trần Minh Hồng (ngụ ở xã Eaphe, huyện Krôngpak, tỉnh Daklak) không ngớt nói lời cảm ơn Chi hội Bảo Hòa, cảm ơn những nhà hảo tâm đã dang tay cứu giúp người bệnh nghèo. Vợ anh - Chị Huỳnh Thị Hòe bị ung thư cổ tử cung, nằm điều trị tại bệnh viện Ung Bướu từ tháng 8/2003. Từ đó đến nay, mỗi ngày 2 lần, anh đem cặp ***g tới hẻm Trần Huy Liệu nhận cơm cho cả hai vợ chồng.
    10h, con hẻm Trần Huy Liệu trở nên vắng vẻ. Những bệnh nhân cuối cùng cũng đã nhận được cơm. Và chúng tôi biết, ngày mai, ngày kia và những ngày sau nữa, con hẻm nhỏ trên đường Trần Huy Liệu cũng như nhiều điểm khác ở các bệnh viện trong thành phố sẽ lại tấp nập những bước chân của các bệnh nhân nghèo đến nhận cơm từ thiện vào các buổi sáng - chiều.
    Bùi Quang Duẩn

  7. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Mặc dù không muốn đi xa thêm nữa về chủ đề này (với bài viết đầu tiên) nhưng vì đã thể hiện sự đồng tình với bạn hklinh nên mình cũng muốn nói thêm đôi điều.
    Thứ nhất là không phủ nhận nỗ lực vượt bậc của tác giả để vươn lên trong khó khăn khi mới bước chân đến Mỹ.
    Cũng không thể/không dám không công nhận những ưu việt của xã hội Mỹ mà Netwalker đã phân tích.
    Nếu chỉ dựa vào phần được trích đăng trên đây (Việt báo ghi "đây là phần chính của bài viết được giải thưởng") e rằng khó có thể nhận xét chính xác. Dựa vào phần được đăng tải trên đây, aigu thấy tác giả mặc dù viết về mình, nhưng thông qua đó gián tiếp nhấn mạnh sự ưu việt của xã hội Mỹ. Vì thế mà bài viết đoạt giải viết về nước Mỹ chứ không phải đoạt giải viết về . . . cá nhân mình. Vì vậy việc hklinh thảo luận vào khía cạnh xã hội Mỹ của bài viết không hẳn đã lạc đề, đồng ý là bài viết của hklinh mang hơi hướng của anh "chính trị viên đại đội".
    Bạn hklinh đâu rồi vào có ý kiến đi nhỉ! ;)
  8. bagai

    bagai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Bài báo chú KK đưa lên có mục đích cho mọi người thấy 1 gương sáng về 1 người nỗ lực ko ngừng trong học tập và cuộc sống, cuối cùng đã thành công.
    Như G nhai đi nhai lại hoài là mỗi người 1 hoàn cảnh, lớn lên ở đâu thì nhận được nền giáo dục ở đó...chuyện của những người đi trước họ chỉ nghe gia đình và người thân kể lại..và cho đó là đúng..nó ăn sâu vào tư tưởng của người đó..nên ko thể trách nếu họ có những suy nghĩ ko giống như nền giáo dục và chuyện xưa do người thân mình kể lại... ai cũng biết sự kiện 1975, đất nước chia 2 phe thì phe này cho là mình mới tốt, phe kia thi ko tốt ...là chuyện bình thường...Trong bài viết này, bg nghĩ ko nên đi quá tiểu tiết nhưng chuyện nhỏ kia mà quên đi ý chính của bài viết về nỗ lực của tác giả để thành công như hôm nay...tấm gương đó đáng để cho thế hệ trẻ ngày nay học tập..vì đâu phải ai qua Mỹ cũng đều thành công... Thành công dù bất cứ ở đâu cũng cần phải cố gắng ko ngừng, siêng năng , tự thân vận động...đó mới là điều chính yếu...Trong trường hợp của tác giả, tác giả được cả "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" nên mọi cố gắng được đền đáp với 1 kết quả mỹ mãn...Tuy nhiên, những người ở VN, cùng hoàn cảnh, họ cũng đã thành công, ko hẳn về khía cạnh học tập ( vì ko có thiên thời, địa lợi...), nhưng họ lại thành công trong cuộc sống về khía cạnh khác, chỉ vì trái đất thì rộng, người thì nhiều, cho nên người ta ko thể biết hết nhau đó thôi :)...ko phải ai có "thành công" cũng được biết đến qua báo chí, hay viết bài về mình, được nổi tiếng...cái chính là mình nhìn gương của họ mà tìm cho mình 1 lối đi đúng, để đạt được những gì mà mình muốn trong cuộc sống, có lợi cho mình mà ko hại người khác, làm cho mình vui vẻ hạnh phúc với kết quả đó..vậy là tốt rồi ...
    mong các bạn sưu tầm được những bài viết hay chia sẻ cho mọi người cùng đọc :).
  9. hklinh

    hklinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên mình phai cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, cảm ơn aigu đã ủng hộ mình, cảm ơn netwalker đã cho ý kiến phân tích va thảo luận những điểm trong bài viết của mình, cảm ơn bạn khỉ khô đã đưa bài báo đồng thời là người đầu tiên có hôi âm cho bài viết của mình mặc du lời lẽ có hơi gay gắt có lẽ hơi nhầm lẫn về ý định của bài viết của mình.
    Điều trước tiên mình muốn nói bài viết của mình hoàn toàn mang tính chất cá nhân. chỉ là những suy nghĩ cảm tưởng của mình khi đọc một bài báo hay, nếu là một bài báo dở minh chắc chả thừa thời gian như vậy đâu. Cuối bài viết mình đã nói rằng đây chỉ là đôi điều suy nghĩ cảm nhận khi đọc bài báo chắc bạn Khikho cũng đồng ý với mình rằng khi bạn đưa bài báo ra có mục đích để mọi người cùng đọc và thảo luận. Điều tuyệt vời của nước Mĩ là con người có thể hoàn toàn tự do nói lên những điều mình suy nghĩ dù điều đó đúng hay sai , bạn khikho đã nói la bài viết cá nhân mình hoàn toàn CÓ QUYỀN đưa suy nghĩ củ minh vào chứ. Tại sao bạn nói rằng mình không nhìn thấy nỗ lực của tác giả, mình thấy và tự hào về điều đó chứ nhưng đó không phải là điều mình muốn đề cập trong bài viết của mình, vì bài viết mình đâu có ý định tham lam bàn về mọi mặt của một bài báo đâu hãy để cho bạn khác co cơ hội nói về điều đó. Phải nói mình rất phục tác giả bài báo ở chỗ hoàn toàn chỉ là một cái nhìn mang tính cá nhân nhưng tác giả lại khiến ta phải suy nghĩ nhiều về những vấn đề mang tính xã hội, đó chính là cái tài của tác giả bài viết nếu không phải như vậy các bạn đâu có tranh cãi với tôi quyết liệt như vậy. Vậy không thể nói rằng mình có cái nhín thiếu thiện cảm về tác giả được. Đúng nhu Aigu đã nói, vì đây là cảm nghĩ của mình ai có thể cấm mình liên hệ những điều khác ngoài bài viết của tác giả, mình không có ý định bình luận về bài viết sao lai có thể nói rằng mình đã lạc đề, có đúng không bạn Khikho nhỉ. .
    Các bạn nói mình nghĩ sai vậy dụng ý tác giả bài báo là gì phải chăng là nói nên nỗ lục bản thân khi đề cập đến chuyện vuợt biên 19 lần (một con số kỉ lục thể hiện một nỗ lực đáng khâm phục) hay đề cập đến chuyện xét lý lịch liệt syz đảng viên ,một chuyện các bạn cũng biết đã đi vào quá khứ một sai lam mang tinh lich su, nhung neu ban o hoan canh do, ban se lam gi,, tác giả nói về điều đó ơ thời điểm này với mục đích gì, phải chăng tác giả lạc đề.
    Mình không nói về sự thù hận nhưng không ai có thể phủ nhận được trên nước Mĩ, khong dân tộc nào lại có sự thiếu đoàn kết chống phá lẫn nhu nhất dù đã sau 30 năm như những người Việt tại Mĩ điều đó là sự thật, mình đã gặp nhiều người ỏ Cali , nơi mà người Việt tập trung nhiều nhất mọi người đều nói điều đó vẫn còn tồn tại, mình mừng rằng nó không tồn tại nhiều trong giới trẻ hiện nay. Mình thủ hỏi một điều liệu khi bạn đọc bài báo bạn có thể nói rằng tác giả hoàn toàn không có những thành kiến xau về xã hội Việt Nam không, chắc hẳn bạn Khi Kho cũng thấy điều này khi nói rằng bạn biết bài viết sẽ gây phản ưng cho ngưòi đọc chứ.
    Các ý kiến của bạn netwalkẻ đưa ra khá xác đáng, rất cảm ơn khi bạn đưa ra những điều mình còn chư biết về nước Mĩ. Nhưng hay nhìn trên quan điểm cả nhân của mình nhé, bạn nói rằng ngưòi Mẽico có ảnh hưởng lớn trong xã hội liệu có đúng không khi mà trong hầu hết các trường đại học lớn hàng đầu của nước Mĩ nơi sản sinh ra những nhân tài xây dwụng đất nước , bạn sẽ khó có thể tìm thấy một người sinh viên hay giao su gốc Mexico , vậy nếu chỉ lấy số lượng ra để bỏ phiếu có khác nào lấy thịt đè ngưòi đâu. Trong các công sở ở các vị trí quan trọng cũng hiếm thấy bóng dáng một ngưòi Mexico, nhưng công an cảnh sát thì thấy nhiều đấy. . Đấy là nhận xét cá nhân của mình thôi có lẽ nó chỉ đúng cho những thành phố mình đang sống và đã đến như Salt Lake, Los Angles, San Jose còn biết đâu sai ở một xứ khỉ ho cò gáy nào trên đất Mĩ.
    Nếu là cảm nhân cá nhân các bạn đọc khác có thể nói cho mình xem liệu trong bài báo có chỗ nào tác giả sẽ nói đến sẽ quay trở về hay bằng cách nào đó giúp đất nước mình, mình cũng không trách tác giả vì như bạn Netwalker nói Mĩ mới là quê hưng đích thực của tác giả. Mình thấy cũng hơi buồn cưòi khi nghĩ rằng đâu có bánh mì đó sẽ là quê hương, không có nước nào mà cơ hội có bánh mì lớn như ỏ nước Mĩ, có lễ sẽ có ngày ơ Mĩ sẽ trần ngập những ngưòi đến từ Việt nam hay một nước nghèo khác nơi họ không thể kiếm nổi một mẩu bánh Mì. Có một điều mình rất thích ơ nưóc Mĩ là không có ngưòi chết đói, người nghèo được chính phủ nuôi và chu cấp, họ không phải sợ đói nhưng vẫn luôn là ngưòi nghèo. Với khài niệm quên hương mới như vậy có lẽ nhừng gì thiêng liêng về quê hương " Que hương là chùm khế ngọt" sẽ phải thể chỗ cho cái bánh Mì mất thôi.
    Ỏ nước Mĩ mình có một cảm nhận , và đây không là cảm nhận riêng của mình có và không là hai khai niệm luôn đi song hành với nhau. Nước Mĩ có tự do không: có , ngưòi ta có thể tụ do bắn giết lấn nhau cơ mà. Nưóc mĩ có bình đẳng không : có nhưng bạn cứ thử đi xin việt xem nếu có một ngưòi da trắng có cùng trình độ tương đương vói bạn muốn xin vào cùng một vị trí , điều gì sẽ xảy ra nhỉ , mình khuyên bạn nên tìm kiếm tiếp thôi. Nưóc Mĩ là một nưóc tự do , ngưòi ta có thể tự do kiẹn tụng nhau , nhưng hãy coi chừng sẽ phải chăng là công bằng khi mà cuối cùng cả hai bên đều bị thiệt hại trong khi những tay luật sư lại béo hú. Bạn sẽ không thấy làm lạ khi sống ơ Mĩ, bạn bị ai đó đụng xe sẽ có những luật sư hay bác sĩ tận tình đênn thăm bạn và chỉ bảo bạn cách lam thế nào để kiếm đưọc tiền, không khó lắm đâu tât nhiên chả ai cho không ai bao giờ. Nưóc Mĩ phải chăng không có độc quyền : đúng vậy, bạn hằng ngày đưọc nghe kể về những vụ chống độc quyền lớn, nhưng nếu không đọc quyền lấy gì ra ma kể. Bạn sẽ thấy có những công ty đang làm ăn phát đạt bỗng một ngày kia sát nhập vào một công ty lớn hơn và mât hút, sau đó sẽ có hàng tăm ngưòi mât việc , chuyện thường ở xã đấy mà.
    Các bạn không nên nghĩ rằng tôi nghĩ xấu về nước Mĩ, ngưọc lại tôi rất thich nước Mĩ , một đất nưóc mà trình độ văn minh có thể nói đwúng đầu nhân loại. Những gì là mặt trái chỉ là những tồn tại tất yếu của một xã hội , những điều tạo nên mâu thuẫn đọc lực cho sụ phát triển của xã hội đó mà thôi. Tôi yêu quý thành phô nơi tôi đang sống, những con người Mĩ rất tốt bụng và thân thiện. Bạn khó có thể hình dung trên mảnh đất khô cần của một hoang mạc ngưòi ta có thể xây dựng nên một thành phố xanh đẹp như trong mơ , thành phố đã từng đón hang triệu ngưòi trên thế giói đến nghi ngoi, tham quan, thi đấu Olympic. Nơi mà bạn có thể hỏi xin sụ giúp đỡ của bất kì ngưòi nào bạn gặp trên đường và tươi cười nói chuyên vói những nguòi bạn không quen biêt. Nơi mà những ngưòi làm khoa học như tôi có cơ hội thửu thách mình để trở thành một nhà khoa học thực sự , nơi mà điều đầu tiên ngưòi ta dạy là làm khoa học một cách trung thực. Tôi không phải là nhà chính trị, ngưòi làm khoa học không có thời gian để nói chuyện chính trị , cúng như nhạc sĩ Đặng Thái Sơn nói tôi muốn ơ nơi nào mà tôi có thể đóng gop nhiều nhất cho nhân loại . Tôi không khuyên ai đó bỏ lỡ co hội để đóng góp cho nhân loại chỉ để một cách hình thức khẳng định mình là ngưòi yêu nưóc.
    Cuối cùng bạn Aigu có một nhận xétt làm tôi cảm thấy rất vui, bạn nói rằng tôi nói giống anh chính trị viên đại đội, tôi không phải là ngưòi cộng sản , tôi chỉ là một sinh viên trí thức , những điều tôi nói ra la những điều tôi suy nghĩ , không phải do sụ áp đặt hay ảnh hưỏng của một tư tưỏng hệ cách mạng nào cả, thật buồn cưòi khi đọc lai bản thân cũng thấy mình giống một nhà triết lý (hay anh chính trị viên đại đội) mà minh không biết , có khi các bạn đọc lại bài viết của mình và nhận ra rằng mình không dinh trơ thành nhà văn nhưng nhwũng gì mình viết có cái gi hơi hưõng của nhà văn không.
    Những điều trên đây mình chỉ muốn đem ra để thảo luận , cám ơn các bạn đã phê bình góp ý.
    u?c netwalker s?a vo 02:42 ngy 03/02/2006
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    hklinh à,
    Bạn nói bạn là ngườilàm khoa học mà bạn tranh luận theo kiểu này thì chết, sẽ chẳng bao giờ đi đến cái gì cả.
    Bài viết trước với bài viết sau khác nhau.
    Bài đầu thì viết người Việt chỉ giỏi học không làm được gì cả, nước Mỹ chỉ dành cho người da trắng. Tôi nghĩ rằng không đúng và chỉ lấy ví dụ người Mễ dành được các vị trí như thế nào.
    Bài sau bạn lại nói, dân Mễ chỉ được cái lấy thịt đè người, bình quân đầu phiếu chứ "ngu" chỉ làm vớ vẩn.
    Nếu cứ tiếp tục tranh luận kiểu chuyển "gà" sang "cuốc" thế này thì thằng Tây có biết nấu cơm cũng không thể nấu Phở, chuyển đến Phở thì bảo không biết làm bánh cuốn, bạn hiểu không?
    Bàn về một vấn đề A là phải dính vào chủ đề đó, sau đó chuyển sang vấn đề B. Vấn đề nào ra vấn đề đó.
    Điều khác nữa, bạn cứ chê xã hội Mỹ phân biệt chủng tộc nhưng đọc lại bài văn của mình xem có phân biệt đối với người Mễ không nhé!
    Nhớ đừng bàn sang chuyện nấu Phở nhé!
    u?c netwalker s?a vo 06:42 ngy 03/02/2006

Chia sẻ trang này