1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân đọc 1 bài báo trong những giờ cuối năm

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Khikho007, 29/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bagai

    bagai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    báo cũ mà hay đây:
    nguồn: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=95209&ChannelID=7
    Một mình với 7 học bổng

    Nguyễn Thái Bình
    Sinh năm 1982, Nguyễn Thái Bình được nhận ít nhất 7 học bổng lớn. Trong số đó có 4 suất học bổng tiến sĩ của Gates Cambrigde Scholarships (Anh), Duke University, VEF (Mỹ) và Ecole Polytechnique (Pháp).
    Bội thu học bổng tiến sĩ
    Mới sang tuổi 23, Nguyễn Thái Bình vừa trải qua một mùa bội thu... học bổng. Bình đã đạt được học bổng tiến sĩ của cả 3 nước Anh, Pháp, Mỹ.
    Suất đầu tiên là học bổng Gates Cambrigde Scholarships của Bill Gates (hoàn thành 3 năm Tiến sĩ tại ĐH Cambrigde của Anh). Bình là người Việt thứ 2 đạt được học bổng này sau Nguyễn Kiều Liên.
    Suất thứ hai là của ĐH Duke ở North Carolina, Mỹ. Duke University là một trong những trường tư hàng đầu của Mỹ, với các chuyên ngành Kinh doanh và Y khoa đều nằm trong Top 5 của Mỹ (theo US News).
    Suất thứ ba là của Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF), một tổ chức của chính phủ Mỹ tài trợ cho Việt Nam để đào tạo nhân tài cho đất nước trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
    Và cuối cùng là Ecole Polytechnique (AMX) cho luận án Tiến sĩ tại Institute ở Paris, Pháp.
    Sinh ra ở Huế trong một gia đình trí thức, Bình đã tự đề ra cho mình mục tiêu phải học đến tiến sĩ mà không xin tiền của cha mẹ. Mục tiêu này được ?olập trình? ngay từ khi còn là học sinh chuyên Lý của trường Phổ thông Năng khiếu thuộc ĐH KHTN TP.HCM.
    Năm 2000, Bình đậu vào lớp Kỹ sư chất lượng cao của ĐH Kỹ thuật TP.HCM. Hai năm sau, Bình đạt được học bổng EGIDE (hay còn gọi là Bourse Eiffel), học bổng cao nhất của chính phủ Pháp để học tiếp 3 năm cuối đại học tại trường Ecole Polytechnique.
    Trong thời gian thực tập ở Anh, do tiếp xúc với nhiều những người bệnh nên Bình đã quyết định chọn cho mình ngành Vật lý Y khoa để góp phần ứng dụng vật lý vào việc chữa bệnh.
    Năm ngoái Bình lại có tiếp một suất học bổng cao học tại trường ĐH Paul Sabatier, Toulouse (Pháp). Hè năm 2005 này, Bình đang làm việc tại trường ĐH California (Mỹ) để nghiên cứu ứng dụng phương pháp chữa bệnh mới iMT trong việc điều trị ung thư với mong ước trong tương lai gần có thể áp dụng tại Việt Nam.
    Bình được nhiều sinh viên trong và ngoài nước biết đến khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các công tác xã hội.
    Bình là một nhân vật quan trọng của quỹ học bổng có tên Đồng Hành (www.donghanh.net). Đây là quỹ học bổng dành cho sinh viên nghèo học giỏi tại các trường ĐH Bách khoa (Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM), ĐH KHTN (Hà Nội, TP.HCM).
    Mỗi học kỳ quỹ này trao gần 70 học bổng, mỗi suất trị giá 1,2 triệu đồng.

    Niềm đam mê và những lá thư giới thiệu? nằm trong kế hoạch
    Đến năm cuối đại học thì Bình lại xin được một suất thực tập nữa với một giáo sư ở viện Fox Chase Cancer Center (lớn thứ 10 nước Mỹ về chữa trị ung thư).
    Đây cũng là một trong những bước nằm trong kế hoạch của Bình để có thể giành được học bổng. Vì thư giới thiệu từ các giáo sư đầu ngành sẽ là một lợi thế quan trọng khi xin học bổng.
    Đứng trước 4 sự lựa chọn, Bình đã chọn học ở Cambrigde. Lý do chính là Bình muốn khám phá thêm đất nước Anh sau khi đã ở Pháp 3 năm, ở Mỹ 1 năm.
    Mục tiêu trước mắt của Bình là khi học xong tiến sĩ sẽ làm tiếp post-doc (sau tiến sĩ) và sau đó sẽ quay về Việt Nam làm việc trong các bệnh viện chuyên về chữa trị ung thư. Đó cũng chính là lý do mà Bình đã nộp đơn xin học bổng của VEF.
    Điều đặc biệt là anh chàng không phải là một chuyên gia mọt sách, rất kỵ học khuya (thường rất ưu ái những cơn buồn ngủ), cũng không phải là thần đồng trong các cấp học.
    Với Bình, việc lập ra các kế hoạch từ sớm và thực thi nó một cách thông minh nhất mới là điều quyết định thành công.
    Theo Sinh Viên Việt Nam
  2. Username_Reincarnated_new

    Username_Reincarnated_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Nói đến thế này thì đúng là bó tay
    Được username reincarnated sửa chữa / chuyển vào 05:18 ngày 03/02/2006
  3. hklinh

    hklinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    To netwalker: xin lỗi mình đâng tập làm khoa học thôi, xin lỗi đưa lên không chính xác vì bây giòi mình vẫn còn chưa biết cụ thể thế nào để là ngưòi trung thực trong khoa học. Nhưng đối với một người đang tập làm khoa học mình cũng không nghĩ sẽ đem các vấn đề chính trị vào đâu.
    Điều nữa mình nói nước Mĩ không bình đẳng, có phân biệt chủng tộc bạn có phản đối đâu còn mình đâu có nói mình không phân biệt chủng tộc: đối vói mình người Mễ chỉ làm đưọc một điều là ăn chơi và ngồi tán phét, còn ở đâu có người da đen ơ đó có băng đảng xã hội đen có bắn giết nhau. Nói chung mình không nhận mình là ngườu không phân biệt chủng tộc còn nước Mĩ thì tuyên bố điều đó trong luật pháp của họ đấy là hai điều khác hẳn nhau.
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Các vấn đề đấy tôi đã nói nhiều lần rồi.
    Bạn chịu khó đọc các chủ đề bàn luận về các vấn đề này trước đây nhé!
    Have a good day!
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Các bạn, liên quan đến vấn đề mang súng (mình nói thuần tuý mảng luật pháp không liên quan đến chính trị). Ngày xưa khi mình còn chưa học luật mình hỏi luật sư Mỹ rằng tại sao việc mang súng ở Mỹ là nguy hại nhưng mà luật pháp vẫn cho phép mang. He nói đơn giản đó là trong hiến pháp từ xưa của Mỹ đã có không thể thay đổi được.
    Sau này mình học rồi mới biết. Muốn thay đổi điều khoản mang súng đó phải thay đổi hiến pháp. Mà thay đổi hiến pháp chính là phần lớn do dân (common people) vote + votes trong lưỡng viện. Chính vì vậy, điều thay hay không thay điều khoản mang súng chính là thể hiện một đất nước của dân (representative government) và do dân bầu nên mang giá trị đích thực của nó. Vì vậy, vấn đề ở đây là người Hoa Kỳ thấy side effects của việc mang súng nhưng lại không cùng chung mục đích đồng lòng để thay đổi điều khoản hiến pháp. Vậy thì vấn đề cứ tiếp diễn như thế.
  6. Tetvn

    Tetvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Xin vote cho bác này 5 ngôi sao
  7. HoaiBach_83

    HoaiBach_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2003
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Không phải súng, mà dao hay búa thì cũng đều có thể trở thành vũ khí giết người. Nhưng quyền căn bản của mỗi cá nhân là quyền được tự vệ, và tôi có quyền được tự vệ miễn sao không ảnh hưởng đến quyền lợi và tính mạng người khác. Bởi vậy, người Mỹ nghĩ rằng có súng cá nhân, cũng như có dao, hay có búa là một quyền căn bản cho bản thân, chỉ khi nào tôi dùng chúng để gây tội thì lúc đó luật pháp sẽ nhảy vào can thiệp.
    Quyền được tự vệ không thể đem ra bỏ phiếu biểu quyết được, bởi vì nó là quyền căn bản của cá nhân. Cũng giống như quyền tôi được ăn cơm, tôi được đi ngủ vậy, chẳng ai mà đem quyền được ăn cơm, quyền đi ngủ của tôi ra biểu quyết rồi "cấm" không cho tôi ăn cơm và đi ngủ nữa.
    Dù nước Mỹ cho sở hữu súng cá nhân nhưng cũng kiểm soát rất chặc chẽ và khoa học.
    Những giọng điệu tuyên truyền hết sức trẻ con như là: ở Mỹ có tự do bắn giết, thì chúng ta không có gì bàn cãi, chỉ có điều nhiều kẻ vẫn còn dùng như là một thành ngữ ngoài sự khảo sát của lý trí và tầm hiểu biết.
    Về vấn đề phân biệt chủng tộc, thì xin nói đó là vấn đề tình cảm cá nhân của con người, chứ không phải là cơ cấu sai của chính quyền. Chính quyền nước Mỹ không cho phép sự phân biệt chủng tộc. Việc phân biệt chủng tộc thì do tình cảm cá nhân, nên có thể nói ở đâu cũng vậy, có điều do Mỹ là một nước Hợp Chủng và nước lớn nên người ta hay nói đến. Hơn nữa, còn lý do là cơ cấu tự do minh bạch thông tin của xã hội Mỹ. Nhưng có thể nói, khó có thể tìm một miền đất nào khác ngoài nước Mỹ mà mọi sắc dân, mọi chủng tôc, màu da, ngôn ngữ lại có thể cùng tồn tại và sống chung mà còn xây đắp một XH tiến bộ như nước Mỹ.
    Sự công bằng của nước Mỹ thì tương đối, nhưng nó cũng có thể nói là tương đối nhất nếu so sánh với những XH khác trên hành tinh này. Đừng hoài nghi sự công bằng ở đất nước Cờ Hoa này, mà bạn hãy xem mình có đủ khả năng và nghị lực để cùng cạnh tranh trong một môi trường nhiều cơ hội này hay không mà thôi!
  8. M.M.P

    M.M.P Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Em nó định thế hiện một chút với mấy em chanh cốm trong box mà các bác làm cho vài băng thế này thì sao muốn post bài nữa, j/k.
    Ở đâu thì cũng vậy thôi, muốn thành công thi mình phải cố gắng vươn lên, no pain no gain mà.
    Ở Mỹ này người nghèo cũng nhiều lắm, thậm chí live on the street, die on the street cũng không thiếu. Nhưng họ cũng nên tự trách mình thôi, tại sao những người nhập cư lúc mới đến tiếng Anh không biết, luật pháp không hiểu, đến lái xe cũng không biết nốt, thế mà họ survive được. Trong khi các chú sinh ra ở Mỹ, học trường Mỹ, tiếng Anh thì khỏi phải nói, lại khoẻ nữa, thế mà không kiếm được mà ăn.
    Hỏi bọn white ở Mỹ nó có kì thị không thì MMP nói là có, tất nhiên là không phải ai cũng vậy, hồi 75 người Việt mình sang đây bị bọn nó gọi là chink hay gook thường xuyên, nhưng họ vẫn vươn lên được, thậm chí nhiều người thành công, giầu có. Nếu mà thành công được như hai bác này www.frogbreak.com, http://www.seven.com/ thử hỏi thằng nào dám coi thường.
    Khi mình không làm được cái gì đó thì nên tự trách mình trước, đừng đổ tất cả cho hoàn cảnh. Thi trượt mà cứ đổ tại trời mưa, chắc MMP nghe muốn héo quá.
    Góp vài lời cùng các bác, có gì bỏ qua cho.
    Được m.m.p sửa chữa / chuyển vào 10:34 ngày 06/02/2006

Chia sẻ trang này