1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhan doc bai phong van "Vì sao miền Nam mất điện trên diện rộng?" gan day tren bao Lao Dong.

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi tangitc, 19/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Nhan doc bai phong van "Vì sao miền Nam mất điện trên diện rộng?" gan day tren bao Lao Dong.

    Lao động số 198 Ngày 17.07.2003
    Lên mạng lúc 08:33:22 ngày 17.07.2003
    CÂU HỎI HÔM NAY
    Vì sao miền Nam mất điện trên diện rộng?

    Ngày 15.7, nhiều tỉnh miền Nam đã xảy ra mất điện trên diện rộng. Đây là sự cố lớn nhất về điện tại khu vực này trong vòng 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân là gì? Ngày 16.7, phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông Nguyễn Danh Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia về vấn đề này.

    - Thưa ông, cụ thể sự cố đã xảy ra như thế nào?

    - Vào lúc 10 giờ 38 phút ngày 15.7, đã xảy ra sự cố thoáng qua trên hai đường dây 220kV Trị An - Bình Hoà và Trị An - Hóc Môn. Trong tính toán dự phòng trường hợp cùng lúc xảy ra sự cố trên hai đường dây như thế này là rất hiếm. Chính vì vậy, sự cố đã gây quá tải suất tuyến từ Nhà máy Phú Mỹ 1, làm mất điện các trạm biến áp 220kV Hóc Môn, Bình Môn, Phú Lâm, Cai Lậy, Trà Nóc, Rạch Giá, gây mất điện cho một phần TPHCM (chủ yếu khu vực ngoại thành) và cả miền Tây Nam Bộ. Phụ tải bị mất vào khoảng 2.000MW.

    Sự cố cũng gây thiếu nguồn cho cả lưới điện miền Bắc và miền Trung, khiến hệ thống tự động phải sa thải thêm 500MW nữa. Ngay sau đó, chúng tôi đã xin ý kiến Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đóng tất cả các cửa xả của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình để tăng công suất toàn hệ thống. Sự cố được khắc phục hoàn toàn sau 1 giờ đồng hồ.

    Chiều 15.7, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia đã có công điện khẩn gửi các công ty điện lực đề nghị thông báo và xin lỗi khách hàng. Tuy không có thiệt hại về thiết bị, nhưng đây là sự cố lớn nhất về điện tại miền Nam trong vòng 3 năm gần đây.

    - Tổng Cty Điện lực xác định nguyên nhân của sự cố là gì?

    - Nguyên nhân hiện đang được làm rõ. Tuy nhiên, có thể thấy là trong những ngày nắng nóng vừa qua, phụ tải điện toàn quốc luôn ở mức cao, khoảng 6.900MW. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình với 8 tổ máy nhưng chỉ phát được khoảng 1.400MW vì phải hạ mực nước chống lũ cho Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống điện toàn quốc luôn phải hoạt động trong tình trạng không có nguồn dự phòng.

    - Việc hàng loạt các công trình điện miền Nam thời gian qua thi công chậm có phải là một trong những nguyên nhân khiến việc cung cấp lưới điện khu vực này căng thẳng?

    - Đường dây 220kV Phú Mỹ - Cát Lái - Thủ Đức trước kia dự định đưa vào hoạt động cuối tháng 6.2003, nhưng nay có lẽ phải cuối tháng 7 này mới đưa vào được. Đường dây 500kV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm đáng lẽ phải đưa vào trước khi có Nhà máy điện Phú Mỹ 3. Nay Phú Mỹ 3 đã khởi động, mà không biết liệu đến tháng 4.2004 đường dây này có xong kịp không?

    Vướng mắc lớn nhất của tất cả các công trình này là việc giải phóng mặt bằng. Chúng tôi kiến nghị các địa phương hãy tạo điều kiện cho ngành điện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thi công đường dây 500kV mạch 2 Đà Nẵng - Pleiku khẩn trương hơn. Khi những công trình này hoàn thành thì cung ứng điện cho khu vực miền Nam mới đỡ căng.

    - Xin cảm ơn ông.

    ================================================

    Copy lai day cho cac bac ai chua doc thi doc them. Nhan tien de cac bac co chu de ban tan cho vui:

    1. Van de chuyen mon:
    Co nghiem trong khong ?! (Cac bac thu tinh ho em LOLE, ELOL va cac chi so khac la bao nhieu y nhi ?!)

    2. Van de quan ly:
    Co gi can khac phuc va doi moi hay khong ?

    Chuc vui,
    tangitc
  2. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Lý thuyết quá, LOLE tính sao nổi
    Qiseng
  3. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Đặt vấn đề để các bác thấy nghiêm trọng cỡ nào thôi. (Mà bác nào ở bên điện lực nếu có các thông số đầy đủ thì chắc tính được rồi).
    Em thì thấy nghiêm trọng. Cứ như ông phó giám đốc nào đấy nói đấy, phụ tải toàn quốc thì khoảng 6900MW, mà riêng công suât phát Hoà Bình thì chỉ 1400MW (trên CSTK 1920MW thi phải?!). Cộng thêm phát ở mấy chỗ khác nữa chắc cũng vẫn thiếu tải tùm lum quá, LOLE chắc chẳng nhỏ đâu:-)
    Còn nữa trong vụ này, ông ấy bảo, mất tải tổng cộng khoảng 2500MW rồi (2000+500) LOL. Lại nữa khắc phục sự cố hoàn toàn mất 1h. Cứ giả sử sau 1h đó thì mới có toàn bộ nguồn cấp, sơ sơ đã thấy mất toi 2500MWh điện bán giá cao rồi.
    Nhớ lại cả cái vụ Chèm gần đây đó bác. Chung quy lại là hộ tiêu thụ thiệt. Nghĩ lại thấy nếu có cái pool price policy ở đây thì hay quá. Nếu lão Quềnh có điện bán lúc đấy thì thì ăn đủ, đúng không :-)

  4. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Không chỉ là lý thuyết mà bài trả lời của ông Sơn chẳng có hợp lý chút nào. Thay vì giải thích lý do mất điện thì ông quăng ra một đống hiện tượng khác quan, bài ca cũ như ru ngủ.
    Pool price policy là một mô hình áp dụng tại các thị trưòng tự do trong khi điện năng VN nằm trong tay của tổng công ty điện lực. Hơn nữa để có được một market dùng pool price policy thì lượng điện sản xuất và lượng điện reserve phải cao hơn nhu cầu. Supply vs. demand quyết định thị trường, và điều này không thể áp dụng tại VN vì giá thành của điện do chính phủ định dựa trên yêu cầu của TCTĐL nếu chỉ một mình TCTDL ra giá cho cái pool market thì càng chết dân. Hơn nữa cách tính của các bác nhà ta còn rất mơ hồ làm sao biết được lượng điện cần trong ngày là bao nhiêu và lỡ có thiếu điện thì chỉ xin lỗi, mặc dù đã có luật bồi thường của chính phủ. Chắc chắn thà là "xin lỗi" để kiếm lời chứ tại sao lại phải chịu giá cao? Nói cho cùng thì mô hình pool price policy không thích hợp cho VN vì nó rất "hoang phí", nên nghĩ 1 mohình khác. Nên nhớ rằng mọi mô hình là do con người đặc ra không có một cái nào hoàn thiện.
    Theo tôi nhớ không lầm thì một công ty nước ngoài muốn sản xuất điện tại VN đã phải rút lui sau thời gian khởi công vì không thể chào giá với bên TCTĐL. Cái tin nóng hỏi nhất về các công ty "năng lượng" hàng đầu của Mỹ đến VN thì lại càng khó hiểu. Nhìn qua các tên tuổi thì đúng là các tên tuổi lớn nhưng gọi là công ty "năng lượng" thì cần xem lại. Họ đến VN đúng là tìm kiếm thị trường vì họ là những tay "bán hàng" hơn là những công ty năng lượng của Mỹ.
    ==================
  5. DASAEV

    DASAEV Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    3
    Sự cố cũng gây thiếu nguồn cho cả lưới điện miền Bắc và miền Trung, khiến hệ thống tự động phải sa thải thêm 500MW nữa. Ngay sau đó, chúng tôi đã xin ý kiến Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đóng tất cả các cửa xả của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình để tăng công suất toàn hệ thống. Sự cố được khắc phục hoàn toàn sau 1 giờ đồng hồ.
    Em thì không biết gì về điện, thủy điện nhưng em có một thắc mắc nhỏ, mong các bác chỉ giáo.
    - Em hiểu rằng TĐ Hòa Bình có 18 Turbin, nước chảy qua nó là sinh ra điện
    - Xả lũ có nghĩa là hạ mực nước hồ xuống đề phòng lũ về vỡ đập....
    Iem thắc mắc là tại sao chỉ có 14 turbin hoạt động, không chạy tất 18 turbin (Trừ trường hợp đang bảo dưỡng, sửa chữa) để xả lũ nhỉ? như thế hiệu quả kinh tế cao hơn. Nếu trường hợp lũ về có lưu lượng cao thì cứ chạy 18 tổ máy, các cửa xả ngầm, xả tràn...
    Chắc kiến thức em nông quá, không hiểu nổi
    Ôi! ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm
  6. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Pool price policy là một mô hình áp dụng tại các thị trưòng tự do ...
    ------
    Cảm ơn bác đã nói hộ cho em rồi. Về mặt quản lý, tất nhiên là hiện tại thì không phù hợp vì PPP chỉ dành cho maket-driven, thế cho nên chỉ nói là ước mà có. Các mô hình khác mới hơn thì em chưa được biết nhưng PPP đã cho thấy rất nhiều ưu việt, ít ra nó cũng bỏ đi được cái Công tơ ba giá mà bác và lão Quềnh đã có lần tranh luận. Đặc biệt khách hàng là người được hưởng lợi nhiều nhất (mà khi nói đến end user thì nên hiểu là khách hàng (customer) hơn là người tiêu dùng (consumer) - đó mới phản ánh đúng bản chất của đối tượng được phục vụ).
    Em thì em tin là hiện nay sự quản lý chặt chẽ của nhà nước là điều cần làm. Và đến một lúc nào đó thì nó cũng sẽ được thay đổi theo hướng tích cực hơn thôi, ông ĐL nhìn sang ví dụ về các tập đoàn BCVT đấy chẳng hạn.
    Nói về giải pháp thì interconnection cũng là một giải pháp thiết thực, những cái đó cũng chỉ áp dụng được khi mà công suất lắp đặt vuợt ngưỡng tải đòi hỏi, vói dự phòng đủ lớn rồi. Hiện tai thì còn đang thiếu thốn nhiều. Địa lý VN thì nhìn chung hơi bất lợi nhưng không phải không làm đuợc. Mà các vị ĐL cũng đang triển khai đấy thôi, tóm lại đó cũng là một giải pháp của tương lai gần.
  7. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Interconnection tất nhiên là một giải pháp thiết thực và chấp nhận tốn kém, nhưng hiệu quả rất cao. Đường dây 500KV Bắc Nam có lẽ được ra đời để phục vụ cho kết nối này. Tuy nhiên theo lời ông Sơn thì còn lâu lắm mới có một hệ thống hoàn chỉnh. Ngay cả Mexico, trong hội nghị IEEE 2002 tại Dallas trình bài hệ thống interconnection cũng chỉ được nhận những cái lắc đầu ngao ngán từ phía thính giả vì nó còn quá "bèo". Tuy nhiên theo tôi địa hình VN lại thích hợp chứ không bất lợi để xây dựng hệ thống interconnection. VN chạy dài và chiều ngang hẹp, điều kiện này tạo ra sự dễ dàng chạy double circuit và interexchange line giữa hai tuyến. Tuy nhiên với các "phong trào" dẫn điện về vùng sâu vùng sa, đèo heo gió núi thì chỉ tốn cơm và lấy điểm chính trị để xin tài trợ hơn là lợi ích kinh tế và kỷ thuật. Những vùng sâu vùng sa nên phát triển nguồn tại chỗ và kết nối ngược vào mạng khi có điều kiện hơn là tải từ mạng vào.
    Công tơ 3 giá có những điểm thích hợp nhưng cũng có những điểm không thích hợp. Tuy nhiên giá điện khác nhau theo nhu cầu và mục đích thì thích hợp và là hướng đi tất yếu của nghành điện để tận dụng điện năng một cách tối ưu. Có khó là nó được đặc ra như thế nào chứ không phải theo kiểu "giảm giá" của BCVT.
    Thị trường tự do chưa hẳn là ưu việt nhất trong mọi trường hợp. Nếu nhà nước quản lý mà tạo được ưu thế tuyệt đối thì sẽ không cần đến một thị trường tự do. Cũng giống như lý thuyết CNXH tiến lên CNCS là một xã hội ưu việt và sẽ xóa bỏ TB trên toàn thế giới. Đáng tiếc là chữ nếu thường chỉ những vấn đề không xảy ra. Khi mà nhà nước vui vẻ đón mừng và ca ngợi thành quả "đóng thuế" do bên ĐL vượt 150% thì không biết bao nhiêu người phải trả cho cái giá đó? Điện lực vốn là nhu cầu và ngành điện lực vốn bình ổn chứ không thể phát triển theo kiểu tàu con thoi. Các công ty điện lực thường giữ mức phát triển 14% là tối ưu (lạm phát 4%). Vượt lên quá cao chỉ có lý do, 1 là chỉ có thu mà không chi cho phát triển và 2 là overcharge khách hàng. Còn một điều nửa mà chúng ta thường ít nói đến là nước, H2O, vốn là của chung chứ không phải của riêng ngành điện và ngược lại tiền vay là của ngành điện sắp đến ngày phải trả sẽ đè lên vai người tiêu dùng.
    DASAEV, những suy nghĩ của bác tôi rất tán thành, nhưng nó không nằm trong cách vận hành hiện tại của nhà máy điện, chắc chắn họ có lý do riêng. Tuy nhiên nghe lời giải thích của ông Sơn thì chẳng khác nào việc người dân hỏi giám đốc nhà máy nước liệu họ có nước dùng không sẽ được trả lời rằng nước lấy từ sông lên phải trải qua các công đoạn sử lý hóa chất....đưa dân đen vào mê trận. Tôi nhớ không lầm thì Qising có lần nói rằng VN dùng thủy điện dùng để điều hòa lượng điện trên mạng, như vậy việc sử dụng 14 turbine là hoàn toàn chính xác, tuy rằng không hợp lý như chúng ta nghĩ.
    Riêng tôi thì có rất nhiều thắc mắc với bài trả lời của ông Sơn. Nếu nguyên nhân là do quá tải đường dây thì chắc chắn sẽ có những số liệu rõ ràng dễ tìm ra. Ngược lại sự cố xảy ra cùng lúc trên 2 đường dây rất có thể là do bị lệch pha và điều này rất khó tìm ra nguyên nhân cũng như nơi phát xuất. Sự cố chắc chắn không xảy ra cùng lúc trên 2 đường dây mà bắt nguồn từ 1 bên. Khi bị lệch pha tắc nghẽn đường dây thứ nhất mà các hệ thống bảo vệ không bắt được tính hiệu nên lượng điện sẽ được tràn qua đường dây bên kia và lập lại sự cố. Tất cả những điều này xảy ra rất nhanh. Tuy nhiên đây chỉ là dự đoán của tôi và tôi không có sơ đồ đường dây nên có thể không chính xác. Vấn đề là điều này đã xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử của Đài Loan năm 2000, và nguyên nhân được kết luận do một giáo sư từ Mỹ bay về.
    Ông Sơn còn nhắc lên một đều quan trọng không biết chính phủ có để ý đến hay không? "Trong tính toán dự phòng trường hợp cùng lúc xảy ra sự cố trên hai đường dây như thế này là rất hiếm". Có lẽ không ai để ý đến, tuy nhiên trong kế hoạch lập nhà máy điện hạt nhân 2017 có một câu nói rằng các tính toán cho thấy rằng sự cố rất có ít khả năng xảy ra. Hôm nay chỉ là mất điện trên diện rộng chỉ vì một sự cố hiếm khi xảy ra, nếu như nhà máy điện hạt nhân thì sao? Đó là một câu hỏi mà mọi người và chính phủ nên quan tâm.
    ================================
  8. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa hiểu ý của 7604 lắm, có phải do bảo vệ khoảng cách (distance protection - 21) "nhìn" nhầm sự cố của đường dây bên cạnh không?
    Ở VN lưới 220kV chưa phải là mạch vòng hoàn toàn.
    Tôi cung chưa hỏi xem sự cố đó như thế nào, dạo này cũng ít cập nhật thông tin.
    Thủ môn Dasaev: Nhiệm vụ số 1 của thuỷ điện Hoà Bình không phải là phát điện mà là thuỷ lợi, việc điều tiết nước quanh năm chho hồ là một bài toán lớn sao cho: điều tiết lũ vào mùa mưa, đủ nước tưới tiêu, giao thông thuỷ... cho mùa khô và phát điện được nhiều nhất. Việc vận hành không hết công suất của nhà máy có rất nhiều lý do kỹ thuật...
    Qiseng
  9. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tôi không hình dung được mạch vòng và mạch vòng không hoàn toàn cũng như hoàn toàn như thế nào. Tuy nhiên tôi nhớ trong 1 lần giải quyết sự cố ngành điện đã nối "mạch vòng". Điều duy nhất tôi có thể hình dung là có sự liên hệ giữa hai đường dây. Khả năng arcing quá lớn đủ để vượt quá khoảng cách bảo vệ rất hiếm, vì đó là một lỗi design rất nặng. Tuy nhiên nhìn nhầm sự cố của đường dây tại một thời điểm trong một 1 số điều kiện nhất định không phải là không thể xảy ra.
    Nếu đường dây thứ 2 là hệ thống dự phòng hay chia xẻ với hệ thống thứ nhất thì sẽ có sự tương tác giữa hai bên dựa trên một số điều kiện nhất định. Sự cố nhìn nhầm thì rất khó xẩy ra nhưng lỗi ở đường dây thứ nhất được chuyển sang đường dây thứ hai khi hai đường dây có một hệ thống tương tác vật lý là rất có thể. Theo cách nói của ông Sơn thì 2 đường dây có những nút điểm chung đó là Trị An. Nếu là 2 sự cố riêng biệt thì nó sẽ ở cuối nguồn nhưng khả năng cùng một sự cố, cùng lúc trên hai nơi là không thể mà chỉ có thể là 1 sự cố chuyển giao từ 1 sang 2. Lệch pha hay tuột tầng số tại một điểm chung hoặc tại dây 1 và chuyển dịch sang dây 2 một cách tự động khi dây một đã bị ngắt đều có thể tạo ra điều này. Có rất nhiều lý do để điều này xảy ra và nếu không có những thiết bị cực nhạy sẽ không nắm bắt được chúng, và sự cố sẽ tiềm ẩn trên mạng lưới chờ ngày lập lại.
    Chúng ta không có sơ đồ truyền tải (one-line), mà cũng không có engineering draw nên rất khó nói. Hơn nửa điểm xuất phát sự cố không rõ ràng, sự cố lại là ẩn số và không có một số liệu nào cả. Có thể có nhưng chúng ta chẳng được biết đến nên những điều ở đây chỉ là đoán mà thôi.
    À, biết đâu cái relay của Qising looks forward lại nghĩ là looks backward cũng không chừng. Nếu Qising có sơ đồ tổng quát lưới điện VN thì cho tôi xin. Dạo này tôi rất hứng thú học thêm về ngành điện của nước mình.
    À hình như tangitc và Qising quen nhau thì phải? Cái voltage sag và ripple control của hai người đang theo đuổi có những điểm tương đồng tại sao không trao đổi với nhau?
    ===================
  10. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Thủ môn Dasaev: Nhiệm vụ số 1 của thuỷ điện Hoà Bình không phải là phát điện mà là thuỷ lợi, việc điều tiết nước quanh năm cho hồ là một bài toán lớn sao cho: điều tiết lũ vào mùa mưa, đủ nước tưới tiêu, giao thông thuỷ... cho mùa khô và phát điện được nhiều nhất. Việc vận hành không hết công suất của nhà máy có rất nhiều lý do kỹ thuật...
    Lão Quềnh nói đúng đấy, nhiệm vụ chính đầu tiên của TĐ HB không phải là phát điện! Em nhớ cách đây chục năm có lần em về tham quan nhà máy, đọc được trên một tấm bảng rất to gồm có 5, 6 ý về nhiệm vụ của NM, còn nhớ cái phát điện đứng ở vị trí thứ hai, còn cái đứng đầu tiên thì không rõ là thuỷ lợi nói chung hay là chống lũ gì đấy, sau đó nữa mới đến giao thông,...
    Chắc lão Quềnh làm bên ĐL?! Nhân tiện xin cũng hỏi thêm về công suất của các NM điện chính ở VN luôn cái, bác nào có thì cho biết ngắn gọn cái (có tài liệu TK thì càng tốt), lâu lâu không cập nhật nên cũng quên hết rồi.
    Nếu đường dây thứ 2 là hệ thống dự phòng hay chia xẻ với hệ thống thứ nhất thì sẽ có sự tương tác giữa hai bên dựa trên một số điều kiện nhất định. Sự cố nhìn nhầm thì rất khó xẩy ra nhưng lỗi ở đường dây thứ nhất được chuyển sang đường dây thứ hai khi hai đường dây có một hệ thống tương tác vật lý là rất có thể...
    Tương tác điện gây hai sự cố nhân quả thoáng qua gần như đồng thời trong những hệ thống nhất định và điều kiện nhất định thì không phải quá hiếm. Voltage sag do lỗi sự cố một trên đưòng dây tranmision line truyền downtream về cách xa điểm sự cố một hàng trăn kilômét gây tiếp sự cố hai cho thiết bị kiểm soát đường dây hai là một ví dụ.
    Chưa hiểu lắm về cái "bảo vệ khoảng cách" mà lão Quềnh nói. Bác có thể giải thích cho em biết thêm được không?!
    À hình như tangitc và Qising quen nhau thì phải? Cái voltage sag và ripple control của hai người đang theo đuổi có những điểm tương đồng tại sao không trao đổi với nhau?
    Có, có, em có gặp lão vài lần trên ti-vi, "Đất Và Người" - sêri phim TH VTV3 chiều chủ nhật. Ngày trước nữa thì có gặp lão ở trong tác phẩm "Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma" của Nguyễn Khắc Truờng. Nói thế không biết bác ở ngoài có hiểu không. Mà nói chung anh em đây lên mạng là thân quen nhau hết mà. Lại phải cạch cái rùi . Đang có ý chờ lão ý post bài sang bên mục điện năng của bác để học hỏi thêm, lão ấy làm về mấy cái đấy thì quá thạo về sag và power quality rồi, cả power mornitoring và SCADA nữa.
    Mà hình như dạo này lão ấy bận họp xóm với cả đi tán gái nhiều nên ít lên lắm

Chia sẻ trang này