1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhan doc bai phong van "Vì sao miền Nam mất điện trên diện rộng?" gan day tren bao Lao Dong.

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi tangitc, 19/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa lấy được một con vợ, nó đẻ cho tôi một thàng cu kháu lắm nên hơi bận một chút.
    Để tôi xin lão Tính bán quạt điện ở đầu làng xem có sơ đồ hệ thống điện VN không. Hề hề.
    Qiseng
  2. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    THÌ ĐÂY ... GIÁ ĐIỆN
    Thứ tư, 23/7/2003, 10:38 GMT+7
    Tổng công ty điện lực VN sẽ tách riêng giá điện công ích

    Điện sinh hoạt tăng giá.
    Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp đẩy nhanh việc cơ cấu lại giá điện, tách điện công ích và điện kinh doanh. Ông Đào Văn Hưng, Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN (EVN) cho biết thêm về những điều chỉnh của EVN trong thời gian tới.
    - EVN có đề xuất gì để thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, thưa ông?
    - Giá điện sinh hoạt bậc thang thứ nhất và giá điện nông thôn thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất điện, mỗi năm phải bù chéo trên 1.000 tỷ đồng. Để phân biệt rõ, đánh giá chính xác năng lực của doanh nghiệp thì việc Chính phủ cho phép tách phần chính sách ra là hết sức hợp lý và cần tiến hành sớm.
    Hiện EVN hạch toán kinh tế chung cả doanh thu giá điện công ích và giá điện kinh doanh. EVN đang lập đề án tách riêng hoạt động điện công ích thành đơn vị riêng hoặc hạch toán kinh tế riêng. Nhà nước sẽ có hỗ trợ hoạt động công ích. EVN tự chịu trách nhiệm tài chính về kinh doanh, tự vay tự trả và từng bước phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh.
    - Việc tăng giá điện từ trước đến nay chỉ chú trọng đến việc đảm bảo trả nợ nước ngoài. Làm sao để giảm áp lực giá đầu vào cho doanh nghiệp nhưng cũng không đội chi cho khối sản xuất khi mặt bằng lương chưa được cải thiện đáng kể?
    - Nhu cầu điện tăng cao, bình quân 17%/năm, để đáp ứng yêu cầu cần phải đầu tư trên 30 nhà máy từ nay đến 2010. Vì thế đòi hỏi phải huy động nguồn vốn rất lớn trong đó có việc điều chỉnh giá điện theo lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình điều chỉnh, ngành điện đã đề xuất thiết kế lại cơ cấu biểu giá theo hướng ưu tiên cho sản xuất, khuyến khích tiết kiệm trong sử dụng điện sinh hoạt, dần dần giá điện sinh hoạt cao hơn điện sản xuất, từng bước đưa ra giá điện giữa các vùng, theo chi phí đầu tư, theo giờ trong ngày, theo mùa khô, mùa mưa...
    - Theo ông thế nào là giá điện hợp lý? Có nên chia giá điện thành các mức khác nhau và đưa yếu tố địa lý vào xây dựng giá?
    - Giá điện hợp lý tùy thuộc vào quan điểm của nhà nước, của doanh nghiệp hoặc của khách hàng dùng điện. EVN xây dựng biểu giá điện trên tinh thần phục vụ phát triển kinh tế và đời sống xã hội của toàn dân.
    Theo kinh nghiệm nhiều nước trong khu vực, giá điện phải bù đắp chi phí sản xuất, có một phần tích lũy để tái đầu tư mở rộng... Có một số nước tính theo chi phí đầu tư, vùng xa tâm phụ tải vốn đầu tư lớn... EVN đang nghiên cứu tham khảo kết hợp với tình hình thực tế của VN để có đề xuất lên cấp trên trong thời gian tới về biểu giá điện.

    (Theo Vnexpress (trích từ Diễn đàn doanh nghiệp))
  3. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Thứ năm, 24/7/2003, 09:27 GMT+7
    Mỹ sẵn sàng đầu tư vào các dự án điện tại VN

    Ông Murphy, người phụ trách các vấn đề về năng lượng tại Bộ Thương mại Mỹ.
    Phó trợ lý Bộ trưởng Thương Mại Mỹ, ông Kevin Murphy chiều qua cho VnExpress biết, các công ty điện lực Mỹ rất quan tâm đến cơ hội đầu tư vào VN. Ông nói: ?oChúng tôi đang chờ phía VN thông báo sẵn lòng đón nhận bao nhiêu tỷ USD từ các công ty Mỹ vào các dự án điện lực?.
    Sáng qua, phái đoàn thương mại đầu tiên trong lĩnh vực điện lực của Mỹ, gồm 9 công ty do ông Murphy dẫn đầu, đã đến Hà Nội và có buổi làm việc với lãnh đạo các bộ Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Thương mại và Tổng công ty điện lực VN (EVN). Ông Murphy cho hay, các thông tin ban đầu mà doanh nghiệp Mỹ thu lượm được từ buổi họp rất khả quan.
    Danh sách 9 công ty điện lực Mỹ muốn đầu tư vào VN:
    - Alstom Power
    - Burns and Roe
    - Foster Wheeler Power Group
    - Power Engineers
    - Maclean Power Systems
    - Pratt & Whitney Power System
    - Schweitzer Engineering Laboratories
    - S & C Electric
    - Siemens Westinghouse Power

    ?oChúng tôi đã được EVN giới thiệu rằng từ nay đến năm 2010, VN cần tới 19 tỷ USD cho 39 dự án điện trên toàn quốc. Thêm vào đó, doanh thu ngành điện đang phát triển với tốc độ 10-12%/năm. Chúng tôi rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào các dự án mới?, ông Murphy nói.
    Các dự án được nhiều công ty Mỹ tìm hiểu nhất là trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện với thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm, giá thành thấp. Ông Murphy khẳng định, 9 công ty điện lực sẽ tiếp tục đến Hà Nội trong tháng 9 tham dự Hội nghị về đầu tư điện lực tại VN và sẽ sớm đưa ra các phương án làm ăn.
    Ngày mai, phái đoàn điện lực Mỹ sẽ đến thăm các nhà máy điện tại TP HCM.
    (vnexpress)
    ====
    Chắc các bác đều đọc cả rồi, cóp vào đây trả lời một phần câu hỏi của bác 7604 hôm nọ về vụ đầu tư. Nhân tiện bác ở bên đấy có thông tin gì thì post lên cho anh em đọc cho vui, ví dụ thông tin về mấy cty trên chẳng hạn.

  4. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Power industry là một ngành công nghiệp đặc biệt bao gồm đủ mọi ngành nghề trong xã hội. Thí dụ như Ford, GM là những tay hàng đầu trong việc nghiên cứu bình điện và năng lượng mới nhưng cái tên Ford và GM chỉ được nhắc đến trong công nghệ sản xuất ô tô. Ngược lại cũng có những cái tên chuyên sản xuất dụng cụ cho công nghiệp năng lượng nhưng chưa bao giờ sản xuất, truyền tải hay quản lý mạng lưới tiêu thụ năng lượng. Nhiệm vụ chính của các cơ quan đó sản xuất và tiêu thụ máy móc, dụng cụ mà họ làm ra nên bất cứ giá nào, và bất cứ nơi nào cho phép họ sẽ len lõi vào để kiếm lời nếu có thể.
    Tại sao các cơ quan năng lượng Mỹ bây giờ mới để ý đến và sẳn sàng hợp tác với VN? Lý do thứ nhất là chính phủ Mỹ mở cửa và lý do thứ hai là họ phải bán hàng.
    Các cơ quan năng lượng thật sự sẽ đến VN? Khoảng 4 năm trước, khi tôi nói chuyện với một manage của 1 công ty dầu hỏa về khả năng khai thác dầu ở VN. Ông ta cho biết rằng hầu hết các mỏ dầu của VN đã được khám phá cũng như vừa được khám phá đã có trong hồ sơ của họ trước năm 75 nhưng chi phí đầu tư cao hơn nhiều so với lượng dầu nên họ VN đã không là điểm chọn mà hiện tại cũng không thể so sánh với Mexico. Tương lai ra sao họ không biết nhưng rất ít có khả năng ngành năng lượng Mỹ sẽ nhúng tay vào VN trừ khi những vùng lân cận ráo cạn khả năng (điều này 20 năm nữa chưa chắc xảy ra.) Điều này lập lại khi tôi sang lầm bên điện nguyên tử, và ông xếp cũng cho rằng đầu tư tại VN hầu như là điều khó nghĩ đến. Tôi đi qua truyền tải thì các xếp bên này cũng chẳng có ý kiến gì khác hơn.
    Nói về đầu tư thì cơ sở hạ tầng của Mỹ luôn tốn kém hơn những nhà đầu tư khác (nhìn một cách tổng quát) vì họ có những yêu cầu và tiêu chuẩn cao. Thí dụ như Comanche Peak lên dự án là 1 tỷ nhưng để bảo đảm an toàn cho xã hội thì phải tốn 11 tỷ mới thật sự được vận hành. Cơ sở hạ tầng và chi phí vận hành của Nokia tại Mỹ quá cao nên các phân xưởng phải chạy qua Mexico, và châu Á.....
    Đầu tư ra ngoại quốc nhìn chung có hai loại: ăn chắc mặt bền, và vừa ăn vừa chạy. Chính trị là điều quan trọng nhất trong mọi phương án vươn ra ngoài. Sau khi TXU bị đánh một trận tại Anh và Enron sụp đổ thì các công ty năng lượng co cụm lại tự giữ thân mình. Điều đầu tiên họ làm là ngưng đầu tư, giảm chi phí vận hành để thu hồi tiền mặt. Trên vấn đề tài chính con số được đánh giá cao là 50/50 giữa tỷ lệ vốn và vay. Nếu giữ trên 70% tiền vốn thì công ty sẽ không được đánh giá cao vì không chú trọng vào khả năng phát triển, ngược lại dưới 50% thì sẽ bị liệt vào hạng cần lưu ý vì có thể thiếu hụt vốn lưu động. Tất cả công ty năng lượng của Mỹ đang phải đối phó với vấn đề này. Toàn bộ stock của ngành năng lượng nhìn chung bị giảm từ 50%-80% trong 2 năm qua và sẽ chỉ trở lại đúng giá trị của nó vào khoảng 50% của giá trị trước khi tụt giá mà thôi.
    Cùng lúc này thì các cơ quan sản xuất công cụ phục vụ ngành năng lượng càng điêu đứng hơn vì sẽ khó bán hàng hơn. Những gì xảy ra ở telecom như Lucent vừa bán vừa cho, Nortell, Cisco rơi đài...đều có thể lập lại trong ngành năng lượng. Cisco có thể nói là một trong những công ty nhanh nhẹn và may mắn nhất kiếm được thị trường rẻ ở châu Á nên khựng lại được. Các nhà sản xuất công cụ cho ngành năng lượng tại Mỹ cũng sẽ theo đó mà bung ra ngoài đi tìm thị trường mới, tất nhiên là châu Á là tầm ngắm của họ.
    Về phía đối tác, thì các công ty Mỹ sẽ chọn thị trường mở của như Sing, Đài Loan, Hồng Kông và Thái để đầu tư những cơ sở hạ tầng làm ăn lâu dài. Họ bỏ ra một số vốn lớn nên cần một nền chính trị có thể tin tưởng để đầu tư. Điều này thì VN ngoài tầm ngắm của các công ty lớn, vì họ nói thì rất êm tay nhưng bảo họ bỏ tiền vô thì rất khó. Cứ nhìn những hãng lớn như Intel, Nokia...tại sao chỉ có cơ quan đại diện để bán hàng ở VN mà không đầu tư bất kỳ một cơ sở hạ tầng nào sẽ biết. Đó là lối đầu tư vừa ăn vừa chạy, cái này có lẽ các nhà đầu tư Đài Loan tại VN là giỏi nhất. Trung Quốc là một thị trường đặc biệt nhờ vào sự mềm dẻo và khôn ngoan trong chính trị nhưng quan trọng hơn hết là khả năng tiêu thụ của Trung Quốc. Nếu mỗi người dân TQ mua một cái lưỡi lam từng là bài toán đầu tư của Mỹ vào TQ.
    Quan trọng nhất là giá điện của Mỹ hiện tại được cho phép bán cao hơn so với châu Á rất nhiều. Đầu tư sẽ tập trung vào thị trường Mỹ. Đến khi nào giá bán tại Mỹ giảm thì lúc đó các cơ quan năng lượng sẽ chạy ra ngoài đầu tư, nhưng điều này chắc còn lâu lắm.
    Nhìn chung các công ty phục vụ ngành năng lượng Mỹ sẽ đầu tư vào VN nhưng ở một dạng nhất định và có lợi cho họ. Mỗi công ty có một lĩnh vực khác nhau nhưng chắc rằng VN sẽ phải bỏ ra một số vốn lớn để mua đồ của họ, còn có lợi cho VN như thế nào thì phải xem lại. Theo tôi nghĩ họ sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực khai thác khí tự nhiên và năng lượng mới.
    ===================
  5. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Vậy thì không thể hoãn cái sự sung sướng lại.
    Trở lại với cái TD HB. Theo như Qiseng (và ông Sơn) thì lượng nước được được điều khiển trước khi vào máy phát điện. Hễ nước bên ngoài càng cao thì lượng nước để sản xuất điện càng bị giữ lại tránh gây ngập lụt và xả nước cho mùa khô. Điều này có lẽ đúng khi VN còn là một nước lấy nông nghiệp làm đầu và công nghiệp chưa phát triển. Tại sao chạy 14 máy mà nghỉ 4 máy tuy rằng dựa vào kỷ thuật nhưng là kỷ thuật cũ và dựa trên yêu cầu của hơn 10 năm trước.
    DASAEV, hoàn toàn đúng khi nghĩ rằng để đạt hiệu quả cao cần phải luôn chạy 18 máy (trừ bảo trì và sửa chửa luân phiên). Với nhu cầu về điện ngày nay và kỷ thuật mới, cộng nguồn vốn hiện hành nhiệm vụ chính của nhà máy TD HB nên thay đổi:
    - Tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên để sản xuất điện phục vụ đời sống và an ninh tổ quốc; đồng thời bảo vệ và phục vụ nông nghiệp và thủy lợi của hạ nguồn.
    Thay vì cứ chạy theo tìm kiếm những cái mới để làm lại từ đầu, ta không tập trung vào tận dụng hoàn thiện những cái đã có? Chúng ta làm tốt hôm nay không có nghĩa không còn chỗ để ngày mai làm tốt hơn. Huống chi ở đây đã hơn 10, bao nhiêu cái đã đổi thay.
    ===============================
  6. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Sorry, post nhầm :-)
    Được tangitc sửa chữa / chuyển vào 15:38 ngày 25/07/2003
  7. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Sánh vai với các cường quốc năm châu....
    Trở lại với số liệu của ông Sơn (bảo các bác gửi lên mà hình như ai cũng đang mải cúi mặt chạy kiếm ăn cả hay sao mà chưa thấy pốt lên, em dùng tạm vậy, các bác đừng có vặn vẹo nhé), phụ tải toàn quốc đang là khoảng 6900MW, đây là mức cao nên tất nhiên có thể hình dung là phụ tải trung bình cả năm sẽ nhỏ hơn số này. Hiện tại như ông ta nói thì đang thiếu điện tùm lum, vậy thì có thể hiểu tổng công suất lắp đặt cũng phải dưới con số trên. Cứ tạm giả định tổng công suất điện lắp đặt của cả nước vào khoảng 6000MW (ước tạm).

    Dân số nước ta hiện nay theo điều tra mới nhất vào khoảng 80 triệu (gần thôi, lấy tròn). Vậy công suất đặt bình quân đầu người sẽ là: 6GW/ 80M = 75 (W/ nhân mạng).
    Tại thế kỷ 21 này, mỗi người chúng ta được phép dùng một cái bóng đèn sợi đốt Rạng Đông, mà không là phải loại sáng nhất !
    Vậy thì chẳng còn nghi ngờ gì nữa, việc tiếp tục đầu tư và phát triển ngành điện và các nhà máy điện là điều sống còn phải không các bác !
    *
    * *
    Để các bác tiện so sánh, các con số trên của Mỹ là vào khoảng 760,000MW, 270 triệu nguời, tức 2815 (W/ người). (Số liệu năm 1999, Hadi Saadat). Bây giờ còn cao hơn nữa.
    Như vậy trung bình mỗi người dân Mỹ (trong đó có bác 7604!) được dùng điện gấp mỗi người dân ta có khoảng ...37.5 lần !
    Thử hỏi, các bác có còn lăn tăn thắc mắc sao thu nhập đầu người của (chúng :-) nó gấp mấy chục lần mình, thậm chí hàng trăm lần nữa không ?!
    *
    * *
    Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khễng. Các con số so sánh chỉ có ý nghĩa tương đối. Cách đây mười mấy năm, khi nói về NMTĐ Hoà Bình, chúng ta thường tự hào nói về một nhà máy điện có công suất lớn nhất Đông Dương (ĐNA?!), chúng ta mơ về việc bán điện cho cả bán đảo hình chữ S... Bây giờ chúng ta vẫn ngụp lặn trong cái đau đầu thiếu điện tùm lum, sự cố mất hàng GW thoáng qua và chỉ dùng được một bóng đèn dây tóc của ông Sơn, và cả ông Hưng nữa. Chúng ta đang hớn hở đón chờ ông bạn Mỹ vào.
    Chúng ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi về xây dựng và phát triển NMĐ, với những nguồn năng chính lượng sạch và dồi dào. Chúng ta có nhiều thuỷ điện, đang chiếm phần lớn, những Hoà Bình, Trị An, rồi những Sơn La,... Bây giờ chúng ta lại có thêm những nguồn năng lượng dồi dào khác nữa, những điện Phú Mỹ, rồi dự án điện NMĐ hạt nhân hình thành, vv và vv... Chúng ta có quyền tự tin vào những thuận lợi mà ta đang có.
    Nước Mỹ không phải không có những yếu điểm, 12% thuỷ điện hầu như không còn tăng thêm được nhiều vì tài nguyên đã được ứng dụng hầu hết. Cũng chỉ chừng đó, khoảng 14%, năng lượng điện hạt nhân đã đưọc khai thác. Phần chính của miếng bánh, 63%, là nguồn điện tuabin hơi nước với nhiện liệu đầu vào như than, khí, dầu... là những cái không "sạch", cả đen lẫn bóng.(*). Đen ở chỗ vừa rồi chẳng dám ký vào cái Nghị định thư Kiôtô. còn bóng thì như đã thấy, phải đánh nhau tum lum thì mới có đủ ! Viva "Blood For Oil ! (petrolium)". Chú Sam cũng đang phải đứng trưóc những đau đầu của chú chứ đâu phải mỗi mình cậu em út chúng ta. Chúng ta có quyền lạc quan (không tếu) lắm chứ.
    Vấn đề là ở chỗ cách làm như thế nào thôi.
    Lại một ngày dặt dè hy vọng ở ngày mai ! (**)
    ----------
    * - Hadi Saadat, 99
    - Yamayee Bala, 94
    ** - "Ngày thường" (giải nhất TP Tuổi Xanh, báo TP)
    ===========================================
    Các bác đọc cho đỡ buồn mồm rồi vote cho em cái gọi là phá ... cái
    Mới được "sinh ra" với nước Pháp (14/7), không sùng bái nhưng khen Mỹ giỏi, sống ở Úc, đặc biệt tấm lòng luôn hướng về đất nước con người Việt Nam. Yêu tất tần tật tất cả các khoa học tự nhiên cũng như xã hội, văn hoá, lịch sử, triết học, chiếc nón khốn nạn, "ai muốn thành triệu phú", đường lên đỉnh Chômôlungtung, thích nhạc truyền thống và Cách mạng (miễn bình luận :-). Mãi vẫn cứ thấy Osama Bin Laden, thành viên mới, chưa được ai... Chán (muốn) bỏ (diễn đàn) xừ !
    Chúc vui.

    tangitc
    Được tangitc sửa chữa / chuyển vào 15:39 ngày 25/07/2003
  8. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    "Như vậy trung bình mỗi người dân Mỹ (trong đó có bác 7604!) được dùng điện gấp mỗi người dân ta có khoảng ...37.5 lần !"
    Không biết dân Mỹ sống ra sao nhưng tôi gia đình tôi 6 người mỗi tháng chỉ sử dụng khoảng 3000-4000 KW thôi. Hình như cao hơn nhiều lần so với con số của bác tính. Bác dùng đèn Rạng Đông 75W là sài sang quá, tôi toàn dùng loại tiết kiệm năng lượng cao lắm là 40W thôi. Tình hình điện lực của Mỹ căng lắm, cái gì cũng phải tiết kiệm, dùng như bác thì chết mất.
    Nói về thu nhập thì lương kỷ sư trung bình tại Mỹ khoảng 50K và lương kỷ sư trung bình tại VN vào khoảng 2K, vậy chỉ số chỉ là 1/25 thôi không thể nói hàng trăm lần được. Nhưng mỗi tuần tôi dùng khoảng 100 - 150 lít xăng trong khi bên VN cao lắm là 2 lít, lúc này tỷ lệ lại là 2/75. Nếu tính theo cách này thì rõ ràng sống ở VN thoải mái hơn. Ngay cả tiền đổ rát thì mỗi tháng bên này cũng hết $12 và tiền nước thải khoảng $50, và tiền bảo hiểm Y tế khoảng $1200 cộng thêm chi phí y tế cũng từ vài trăm cho đến vài ngàn trên năm.....
    Nói cho vui thôi tất cả so sánh chỉ là khập khiểng. Tôi đồng ý với tangitc rằng Mỹ đã gần cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và đã tận dụng đối đa những gì có thể. Nhưng hãy nhìn lại hơn 200 phát triển của Mỹ sẽ thấy rõ họ luôn trong tình trạng thiếu thốn, và buộc phải đương đầu. Đất Mỹ làm việc dựa theo yêu cầu hơn là khả năng. Anh hãy nói cho tôi cái anh cần tôi sẽ cho anh cái anh muốn. Cuộc sống yêu cầu đến đâu kỷ thuật phải phát triển đến đó để phục vụ đời sống. Ngược lại ở nước ta thì chỉ nói đến khả năng. Khả năng của tôi là vậy anh hãy chấp nhận hơn là yêu cầu.
    Về hiệp nghị Kioto thì tôi hoàn toàn không đồng ý với tangitc. Trước hết bạn hãy đến Houston nơi được coi là ô nhiễm nhất nước Mỹ. Nếu bạn có thể cảm nhận được sự không trong sạch nơi đó thì bạn có thể tự tin mà nói về điều này. Hiệp nghị Kioto ảnh hưởng cả về chính trị lẫn kinh tế, nên không đơn giản như bạn nghĩ. Tôi có thể nói với bạn rằng hiệp nghị Kioto không công bằng trong con mắt của tôi. Tuy không ký hiệp nghị này nhưng Mỹ có những bước đi để gìn giữ môi trường hơn cả những nước đã ký nó. Còn VN thì không cần phải nói khi nhìn ra ngoài chỉ thấy toàn Nija và rừng xanh ngày càng trơ rọi. Một thí dụ đơn giản là tất cả các nhà ở Mỹ đều trồng cỏ và phần lớn cây họ trồng không phải là cây ăn trái. Ngay cả dưới thời Clinton ông ta cũng chỉ chấp nhận nhưng không thể thông qua quốc hội. Ông ta muốn lấy tiếng nhưng cũng biết né tránh, ngược lại Bush chấp nhận đối đầu. Tangitc còn nhớ vụ thủy ngân trong nước uống mà Cliton đã ký? Bush đã thay đổi điều đó bằng những bước đi khác, tuy nhiên bạn có bao giờ nghĩ lượng hóa chất trong nước tiêu dùng ở Mỹ so với các nước khác ra sao không? Nếu bạn từ Mỹ về sẽ thấy sự khác biệt lớn qua việc giặt giũ quần áo. Cùng một cái quần zin tại Mỹ giặt xong thì mềm mại nhưng giặt tại VN thì cứng như hồ.
    Năng lượng nguyên tử cũng được chính quyền Bush đẩy mạnh, nên cái vị thế của nó hiện rất cao và khả năng phát triển tốt. Tuy nhiên như tôi đã nói ở lần trước, cái nhìn về an toàn và xã hội của Mỹ cao và nhạy cảm hơn các nước khác nên vẫn là vấn đề tranh cải. Đồng thời năng lượng sạch và năng lượng mới được coi trọng và thúc đẩy phát triển. Đây chính là yêu cầu xã hội đẩy khả năng thực hiện phát triển. Và lần trước tôi cũng nói Mỹ nếu vào VN sẽ thúc đẩy năng lượng mới, vì họ sẽ xem VN như một mảnh đất để thử nghiệm như đã từng làm ở châu Âu. Cái này thì cả hai cùng có lợi vì dù sao VN cũng sẽ gặt hái được một cái gì đó nếu như biết cách lợi dụng.
    Phải nhìn nhận cho đúng là VN đã gần đến lúc cạn kiệt nguồn thủy điện cũng như bao tài nguyên khác nhưng chúng ta rất dồi dào khả năng phát triển vì các tài nguyên chưa được tận dụng đúng và đầy đủ. Ngành điện cũng như các cơ quan chính phủ phần lớn hoạt động dựa trên khả năng của mình chứ không lấy ý kiến từ người dân. Các bước phát triển dựa trên "tầm nhìn" của lãnh đạo chứ chưa xát với yêu cầu thực tế. Và hơn hết cái "tầm nhìn" của lãnh đạo thường được lóe lên sau những chuyến đi "thực tiễn" vài ngày tại các nước phát triển và những bản báo cáo từ tài liệu nước ngoài.
    ======================
  9. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Thuỷ điện Hoà bình có 8 tổ máy, công suất 1960MW (không nhớ rõ), các cậu phải hiểu đặc thù khí hậu của VN chứ, mùa mưa thì phải điều tiết lũ, mùa khô phải có nước tưới cho lúa chứ, hiện đại mấy mà sông không có nước thì toi. Mà ai cũng làm công nghiệp thì lấy đâu gạo mà ăn, có lão Tính bán quạt điện, lão Ngũ thợ rèn, tôi làm máy xay thì mọi người khác phải làm ruộng chứ.
    Chẳng hạn Thuỷ điện HB phát 100% công suất, đến Tết hồ hết nước thì làm thế nào? mà đâu phải cứ còn xô nước nào là phát điện hết được, dưới mức nước cchết thì điện năng có tần số 30Hz à.
    Phát triển hệ thống điện (cả nguồn và lưới) yêu cầu rất nhiều nguồn lực, đâu thể có một lúc được.
    Qiseng
  10. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Tất nhiên trước khi nói tôi đã nghĩ đến vấn đề này. Qiseng có thể nhìn ngay từ đầu tôi đã nói theo mô hình hiện tại TĐ HB ngăn đập bên trên máy biến điện và trả nước ra ngoài....tất cả những cái đó là dựa trên kinh tế và kỷ thuật của những năm về trước. Với kỷ thuật và kinh tế ngày nay ta có thể vừa dùng đập bên trên điều tiết nước nhưng vừa có thể giữ nước và điều tiết nước bên dưới hạ nguồn. Tôi tin rằng hoàn toàn có một lượng nước lớn dư thừa trong mùa lũ góp phần vào đỉnh lũ bên dưới sông hạ nguồn. Điều khiển lượng nước đó không những sẽ giúp tăng năng xuất phát điện mà còn khả năng trị thủy cao hơn những gì ta đang làm.
    Có lần tôi đã kể về hiện tượng ngập nước TP HCM vào mùa lũ là do hồ thủy điện góp sức mỗi khi lũ về và không xả nước khi bên dưới kêu gào khan cả cổ. Nói thì rất đơn giản, vì kỷ thuật...nhưng thực tế ngành điện có thể làm hơn những gì đã làm hơn 10 năm trước không? Điều này hoàn toàn có thể chỉ cần có một cách nhìn mới. LãoTính bán quạt điện, lão Ngũ thợ rèn, tôi làm máy xay thì mọi người khác phải làm ruộng nhưng lão Tính cứ tăng giá quạt điện mãi vì lão biết có mình lão có quạt điện để bán nên bác Hai Lúa chỉ biết kêu trời.
    =================

Chia sẻ trang này