1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân gian nghiêng một đóa tình (Viết nhân mùa nhớ Trịnh)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi nhutran, 05/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    MỘT NHÀ THƠ LỚN

    VŨ THƯ HIÊN
    Thế là trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam một vì sao sáng đã tắt. Khoảng trống này không có gì lấp được.
    Tôi ra tù năm 1976, nhưng còn bị quản thúc bằng lệnh miệng của nhà cầm quyền mãi cho tới mùa thu năm 1980 mới được phép vào Nam. Ở Sài Gòn người đầu tiên tôi tới thăm là Trịnh Công Sơn. Nhà thơ Dương Tường vào trước đã kể về tôi cho Sơn nghe, Sơn đã biết tôi là thế nào nên anh đón tôi không chút e dè. Chúng tôi nói chuyện với nhau cả một buổi sáng. Bên bàn trà, như một cuộc hàn huyên giữa hai người bạn sau thời gian dài xa cách, chúng tôi nói với nhau đủ thứ chuyện, nhiều nhất là về sáng tác, về thiên chức của nghệ sĩ, chỗ đứng của anh ta trong lòng dân tộc... Giữa câu chuyện tôi hỏi Sơn tại sao anh không đi ra nước ngoài, mà ở lại để sống trong kìm kẹp? Sơn trầm ngâm:
    - Mình có nghĩ tới chuyện đó chứ. Nhưng mình không thể đi. Người nghệ sĩ không thể sống xa quê hương. Xa nó, anh ta sẽ cạn nguồn cảm hứng, mà cái đó thì chẳng khác gì cái chết.
    Sơn nghĩ đúng. Mặc dầu ở lại Sơn phải sống trong một thế giới xa lạ, ở đó không còn cách nào khác là hoặc tự nguyện nhập vào nó, hoặc tự tạo ra một thế giới tự do cho mình. Mà tạo ra cái thế giới đó, ai cũng biết, chẳng dễ gì. Cần phải có cái tâm của đạo sĩ mới có thể thiền giữa chợ.
    Cũng trong lần gặp ấy, Sơn đọc cho tôi nghe một số bài thơ anh mới viết, mở băng cho tôi nghe một số ca khúc mới làm xong. Nhiều bài tôi được nghe hôm ấy, có bài rất hay, có bài không đặc sắc cho lắm, về sau tôi không thấy Sơn cho chúng ra đời. Ở Văn Cao cũng vậy. Số lượng những gì mà các nghệ sĩ mà chúng ta yêu mến đã sáng tác thường lớn hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta được biết. Có trời biết số phận chúng ra sao? Rất có thể chúng đã làm mồi cho lửa trong một cơn buồn cô quạnh, khi nghệ sĩ lấy rượu để dập tắt nó, và chán chường tất cả, không trừ chính mình. Người ta dễ biết con số người bị giết hơn là số những sáng tác bị bách hại, bị bức tử. Ở đâu tội ác vẫn cứ là tội ác.
    Cũng hôm đó Sơn nói với tôi:
    - Mình nhiều lúc ngã lòng, nhất là khi mình thấy người ta chẳng hiểu gì về mình, chửi bới mình, hành hạ mình. Ðến nỗi muốn thoả hiệp cho xong. Nhưng nghĩ lại thấy không được. Nghệ sĩ không thể thoả hiệp với cái Xấu, cái Ác. Có thể tạm lui bước, nhưng thoả hiệp thì không bao giờ.
    Và Sơn đã không thoả hiệp. Anh sáng tác ít hơn. Những ca khúc mất dần tính triết lý. Sơn sợ những hiểu lầm. Rồi anh quay sang vẽ tranh. Những bức tranh siêu thực, tặng nhiều hơn bán. Và vùi nỗi buồn trong rượu. Bè bạn khuyên can, Sơn bỏ rượu, nhưng không ngừng uống bia. Rồi quay lại rượu lúc nào không biết.
    Tôi yêu Trịnh Công Sơn - con người có dễ nhiều hơn Trịnh Công Sơn - nhạc sĩ. Nhưng là nói thế thôi, chứ ở anh ranh giới này gần như không có. Trường hợp tương tự không nhiều, khi con người nhân thế và con người nghệ sĩ nhập làm một.
    Cha tôi cũng rất yêu Sơn. Một lần ra Hà Nội, nghe tin cha tôi lâm bệnh, Sơn đã vác đàn đến bên giường hát cho ông nghe. Cha tôi nói rằng ông cảm thấy hạnh phúc khi được nghe Sơn hát. Những ca khúc của Sơn hoá ra còn có tác dụng chữa bệnh. Bởi vì chúng là những lời chân thành của con người nói với con người, những lời tâm tình, những lời an ủi, những lời chia sẻ...
    Có một sự nhất trí hình như không được đúng lắm, rằng nhạc Trịnh Công Sơn chỉ là nhạc phản chiến. Tôi nghĩ nhạc của anh là một cái gì hơn thế. Nó là lời chia sẻ những suy ngẫm về ý nghĩa nhân sinh, về tình thương yêu giữa con người và con người. Anh nói với mọi người những lời này vào mọi lúc, mọi nơi, chứ không phải chỉ trong chiến tranh để trở thành phản chiến.
    Xét cho cùng, Trịnh Công Sơn là một nhà thơ. Một nhà thơ lớn. Nhạc là cái xe tải anh lắp lấy để chở thơ anh đến với chúng ta.
    Khi tôi viết những dòng này thì Sơn đã an nhiên trở về với cát bụi, như anh đã nói trước. Mộ anh phủ đầy hoa của những người hiểu anh và yêu mến anh. Khi anh qua đời, có những kẻ đã coi thường anh, đã hành hạ anh khi anh còn sống, đến nghiêng mình trước linh cữu anh, và có cả những kẻ vẫn hát lời anh viết, bây giờ nhai nhải chửi anh là nhạc tặc, là tên phản quốc trên những bài báo không ai muốn đọc. Nhưng nếu Sơn còn biết những chuyện đó, anh cũng sẽ an nhiên mỉm cười. Và không nói gì hết.

    Warszawa 4.2001

  2. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Bài hát đầu tiên bài hát cuối cùng
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế? Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.
    Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.
    Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.
    Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.
    Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?
    Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?
    Bài hát ?oƯớt mi? được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.
    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát ?oGiọt mưa thu? và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát ?oGiọt mưa thu? chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ?
    Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.
    Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài ?oƯớt mi? nhưng riêng bài ?oƯớt mi? thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.
    Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.
    Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v?
    Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.
    Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.
    Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.
    Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.
    Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.
    Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.
    Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?
    Xuân Tân Mùi 1991

  3. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Bài hát đầu tiên bài hát cuối cùng
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Ngạn ngữ Pháp có nói rằng bất cứ cái gì bắt đầu tốt thì sẽ kết thúc tốt. Tôi không hiểu trong những địa hạt như kinh tế, xã hội, khoa học như thế nào nhưng trên lĩnh vực văn nghệ đôi khi hoặc nhiều khi nó không hoàn toàn như thế? Có không ít những trường hợp người nghệ sĩ đã khởi đầu rất hay và kết thúc rất tệ.
    Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba mười bốn tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.
    Sau một vài biến cố lớn của gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng.
    Và từ đó tôi rơi vào một cơn mộng mị triền miên.
    Có một vài câu hỏi, với tôi, đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?
    Câu hỏi bụôc tôi phải trở về những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?
    Bài hát ?oƯớt mi? được nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát quanh những phòng trà và nổi tiếng. Thời ấy hình như Nguyễn Ánh 9 đã có lúc đệm đàn piano cho Thanh Thúy hát. Thanh Thúy trở thành giọng hát liêu trai. Anh Nguyễn Văn Trung, giáo sư triết thời ấy ở Văn khoa cũng đã từng có bài viết về một tiếng hát liêu trai Thanh Thúy.
    Thế thì, cố nhớ lại và tôi đã nhớ một lần nào đó, trong phòng trà, năm 1958, tôi thấy Thanh Thúy hát ?oGiọt mưa thu? và khóc. Bà mẹ Thanh Thúy dạo ấy lao phổi hằng đêm nằm hát ?oGiọt mưa thu? chờ Thúy về. Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng mảnh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ?
    Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.
    Rất nhiều bài hát đã được viết trước bài ?oƯớt mi? nhưng riêng bài ?oƯớt mi? thì tồn tại như số phận của nó và của tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài hát này. Riêng tôi không thích lắm.
    Dù sao thì trong những năm 59-60 trong thành phố này nhiều người đã thích và hát.
    Người ta có nhiều lý do để thích một bài hát đầu tiên của một tác gỉa để rồi không quên thắc mắc: Thế thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào? v.v?
    Sự kết thúc của mọi câu chuyện đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.
    Trên đường băng chạy có cái đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn và biết đâu, nó đã từng có trước thời hạn mà mình không ngờ.
    Sự bất tử không có trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.
    Tôi không hề có ý định viết bài hát cuối cùng bởi vì tôi nghĩ rằng thời điểm cuối cùng là điều mà mình không thể nào bắt gặp được. Nếu vì một lý do nào đó tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối cùng của mình trong một ca khúc thì tôi tin rằng vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói them một điều gì nữa.
    Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.
    Bài hát đầu tiên và bài hát cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.
    Hơn ba mươi năm trước có một bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng?
    Xuân Tân Mùi 1991

  4. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Chiều
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Em ơi nắng bỏ đường dài
    Chiều hôm hiu quạnh ta ngồi ngồi ta
    Giòng sông suối hở mặn mà
    Tấm thân trinh bạch em là là ai ?
    Điếu Bùi Giáng
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Bùi Giáng Bàng Dúi Búi Giàng
    Ô hay trăm ngõ bàng hoàng lỗ không
    Lỗ không trời đất ngỡ ngàng
    Hoá ra thi thể là ngàn hư vô
    .... Nhớ thương vô cùng là từ
    Là từ vô hạn ứ ừ viển vông
    Phố
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Ở đây phố xá hiền như cỏ
    Có nỗi hồn nhiên giữa mặt người
    Ở đây cỏ sẽ hiền hơn phố
    Bởi dưới chân em có mặt trời
    Tư Lự
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Mùi hương má cũ muộn màng
    Ché môi tư lự nỗi bàng hoàng xưa
    Nắng phai lời giã biệt từ
    Nhớ thêm một chút hương mù mịt xa

  5. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Chiều
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Em ơi nắng bỏ đường dài
    Chiều hôm hiu quạnh ta ngồi ngồi ta
    Giòng sông suối hở mặn mà
    Tấm thân trinh bạch em là là ai ?
    Điếu Bùi Giáng
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Bùi Giáng Bàng Dúi Búi Giàng
    Ô hay trăm ngõ bàng hoàng lỗ không
    Lỗ không trời đất ngỡ ngàng
    Hoá ra thi thể là ngàn hư vô
    .... Nhớ thương vô cùng là từ
    Là từ vô hạn ứ ừ viển vông
    Phố
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Ở đây phố xá hiền như cỏ
    Có nỗi hồn nhiên giữa mặt người
    Ở đây cỏ sẽ hiền hơn phố
    Bởi dưới chân em có mặt trời
    Tư Lự
    --- Trịnh Công Sơn ---
    Mùi hương má cũ muộn màng
    Ché môi tư lự nỗi bàng hoàng xưa
    Nắng phai lời giã biệt từ
    Nhớ thêm một chút hương mù mịt xa

  6. lovely-blue-star

    lovely-blue-star Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    " Ngẫu nhiên" ta sống giữa cuộc đời
    Đi qua những con đường đi qua những lớp người như " Bốn mùa thay lá"
    Và ngơ ngác chẳng thể giấu điều lạ
    " Phúc âm buồn" cho " Từng ngày qua"
    Vẫn biết cuộc đời " Còn có bao ngày" để rồi xa
    " Một cõi đi về" " Chẳng còn thấy mặt người" chỉ lối mòn " Bên đời hiu quạnh"
    Nơi đó những năm tháng ghẻ lạnh nhẹ như " Lời buồn thánh"
    " Có điều gì gần như là tuyệt vọng" đều trở thành không không
    Ta " Đợi có một ngày" " Xin mặt trời ngủ yên"
    Để yêu dấu gửi về cõi quên
    Để hờn ghét như " Vàng phai trước ngõ"
    Ta tìm một khung trời bỏ ngỏ
    " Ướt mi" rồi " Ru ta ngậm ngùi " thôi
    Nhịp đập trái tim nghe " Như tiếng thở dài" trên môi
    " Mùa áo quan" hơi lạnh về chốn cũ
    Lay lắt " Chiếc lá thu phai" buồn úa rũ
    " Gọi tên bốn mùa" lần cuối rồi " Nhìn những mùa thu đi"
    " Tiến thoái lưỡng nan" giữa bước đường trần bi
    Sinh- Tử nhìn bằng " Con mắt còn lại" mờ dại
    Kẻ " Du mục" " Nghe tiếng muôn trùng" níu lại
    " Hạ trắng" hé mở trong cơn " Mưa hồng" những sớm mai.
    " Hãy nhìn lại" dù " Nghe những tàn phai"
    Để " Cỏ xót xa đưa" những " Phôi pha" thật êm ái
    Tất cả mọi điều rồi " Cũng sẽ chìm trôi" như tuổi thơ ngây dại
    Lời hẹn thề sẽ xoá giấc ngủ mê
    " Rơi lệ ru người" ta sực tỉnh cơn mê
    Ta " Vẫn nhớ cuộc đời" lại vội vã quay trở về mải miết
    Nhìn về miền " Cát bụi" "Như một lời chia tay" biền biệt
    Xin lần nữa làm kẻ hát rong đứng giữa trời thật tha thiết
    Khóc cười như kẻ mất trí nguyện gắn kiếp suốt cuộc đời- thương mến ơi.

    Vài câu chẳng dám nhận là thơ, chỉ đơn giản là sự ghép nhặt các tiêu đề bài hát của Trịnh, mong đc ghé mắt bỏ qua.
    Được lovely-blue-star sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 27/05/2005
    Được lovely-blue-star sửa chữa / chuyển vào 09:59 ngày 28/05/2005
    Được lovely-blue-star sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 28/05/2005
  7. lovely-blue-star

    lovely-blue-star Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    " Ngẫu nhiên" ta sống giữa cuộc đời
    Đi qua những con đường đi qua những lớp người như " Bốn mùa thay lá"
    Và ngơ ngác chẳng thể giấu điều lạ
    " Phúc âm buồn" cho " Từng ngày qua"
    Vẫn biết cuộc đời " Còn có bao ngày" để rồi xa
    " Một cõi đi về" " Chẳng còn thấy mặt người" chỉ lối mòn " Bên đời hiu quạnh"
    Nơi đó những năm tháng ghẻ lạnh nhẹ như " Lời buồn thánh"
    " Có điều gì gần như là tuyệt vọng" đều trở thành không không
    Ta " Đợi có một ngày" " Xin mặt trời ngủ yên"
    Để yêu dấu gửi về cõi quên
    Để hờn ghét như " Vàng phai trước ngõ"
    Ta tìm một khung trời bỏ ngỏ
    " Ướt mi" rồi " Ru ta ngậm ngùi " thôi
    Nhịp đập trái tim nghe " Như tiếng thở dài" trên môi
    " Mùa áo quan" hơi lạnh về chốn cũ
    Lay lắt " Chiếc lá thu phai" buồn úa rũ
    " Gọi tên bốn mùa" lần cuối rồi " Nhìn những mùa thu đi"
    " Tiến thoái lưỡng nan" giữa bước đường trần bi
    Sinh- Tử nhìn bằng " Con mắt còn lại" mờ dại
    Kẻ " Du mục" " Nghe tiếng muôn trùng" níu lại
    " Hạ trắng" hé mở trong cơn " Mưa hồng" những sớm mai.
    " Hãy nhìn lại" dù " Nghe những tàn phai"
    Để " Cỏ xót xa đưa" những " Phôi pha" thật êm ái
    Tất cả mọi điều rồi " Cũng sẽ chìm trôi" như tuổi thơ ngây dại
    Lời hẹn thề sẽ xoá giấc ngủ mê
    " Rơi lệ ru người" ta sực tỉnh cơn mê
    Ta " Vẫn nhớ cuộc đời" lại vội vã quay trở về mải miết
    Nhìn về miền " Cát bụi" "Như một lời chia tay" biền biệt
    Xin lần nữa làm kẻ hát rong đứng giữa trời thật tha thiết
    Khóc cười như kẻ mất trí nguyện gắn kiếp suốt cuộc đời- thương mến ơi.

    Vài câu chẳng dám nhận là thơ, chỉ đơn giản là sự ghép nhặt các tiêu đề bài hát của Trịnh, mong đc ghé mắt bỏ qua.
    Được lovely-blue-star sửa chữa / chuyển vào 11:28 ngày 27/05/2005
    Được lovely-blue-star sửa chữa / chuyển vào 09:59 ngày 28/05/2005
    Được lovely-blue-star sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 28/05/2005
  8. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ?Chả thấy chỗ nào không phải là thơ cả.Kiểu gieo vần theo thể tứ tuyệt mà có thể sử dụng được trong thể loại thơ tự do này thì quả thật là...Viết tiếp nữa chớ.
    Được lyhap sửa chữa / chuyển vào 23:24 ngày 27/05/2005
  9. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ?Chả thấy chỗ nào không phải là thơ cả.Kiểu gieo vần theo thể tứ tuyệt mà có thể sử dụng được trong thể loại thơ tự do này thì quả thật là...Viết tiếp nữa chớ.
    Được lyhap sửa chữa / chuyển vào 23:24 ngày 27/05/2005
  10. lovely-blue-star

    lovely-blue-star Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    Quả thật là sao??? Xin lỗi, lúc viết cứ nhớ nhầm bài " Có những con đường" thành " Những con đường" nên mình cứ phải vào sửa đi sửa lại. Sẽ cố viết tiếp đấy.

Chia sẻ trang này