1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân gian nghiêng một đóa tình (Viết nhân mùa nhớ Trịnh)

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi nhutran, 05/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    tui trên mạng nói sao tui biết vậy
  2. ventura

    ventura Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích bản nhạc này... Bài thơ ngắn cho ngày Chúa Nhật. Vừa bị April fool làm cho một quả nhức đầu, hy vọng sẽ lắng đọng lại. Cảm ơn ai đó dịu dàng....
    Chúa Nhật buồn
    Nằm nghe Chúa Nhật đi về
    Lối bàn chân em ngang qua
    Những lời kinh chiều tình tự
    Trên trang sách thánh phù hoa
    Lá ru hát điệu cành khô
    Dội vào cô đơn suối nhỏ
    Nốt nhạc thiên thần mơ hồ
    Căn gác buồn theo nhánh cỏ
    Quá khứ son mềm môi non
    Bàn tay ai gầy xương xương
    Chiều rơi, chiều rơi, chầm chậm
    Giọt buông về phía cuối đường
    Thiên thu trong từng hờn dỗi
    Tôi tìm đâu đó lại mình
    Gió sương qua vùng tóc rối
    Ăn năn một góc vô hình
    Ventura
  3. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Từ sự cố Cá tháng Tư và những cái cớ dưới mỹ từ "yêu thương"
    Thiên hạ khóc, thiên hạ cười
    Riêng anh nằm giữa thảnh thơi giấc mình
    Đời thị phi mớ linh tinh
    Tha nhân đau với bóng hình hư vô
    Biệt tăm vết dấu sông hồ
    Đem chi loạn ngữ mập mờ điêu ngôn?
    Trăm năm đã cuộc vuông tròn
    Thôi xin thinh lặng mảnh con con tình
  4. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Kính viếng hương hồn Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
    [​IMG]
  5. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Trịnh Công Sơn với trường xưa lớp cũ
    (tiếp theo)
    Giáo sinh và giáo viên
    Sau khi nếm mùi "Thi không ăn ớt thế mà cay",Trịnh Công Sơn lao vào sáng tác ca khúc.Bài "Thương một người" viết năm 1959 được xem là thành công kế tiếp "Ướt mi".Giai đoạn này anh giao lưu nhiều bạn bè mà trong đó có khá đông nhân vật trở thành nghệ sĩ và trí thức tên tuổi : Nguyễn Văn Liễu(vẽ tranh thì ký Trịnh Cung,làm thơ lại ký Thương Nguyệt,là tác giả ca từ bài "Cuối cùng cho một tình yêu" mà Trịnh Công Sơn phổ nhạc),Đinh Cường,Bửu Ý,Ngô Kha,Hoàng Phủ Ngọc Tường,...Ai cũng nghĩ rằng môi trường văn nghệ hợp với Trịnh Công Sơn hơn trường lớp mô phạm.Do đó,người ta ngạc nhiên khi biết anh vào tỉnh Bình Định đâm đơn xin học nghề "gõ đầu trẻ".
    Ấy là vào năm 1962,Trường Sư phạm Quy Nhơn vừa thành lập,chiêu sinh khóa đầu tiên nhằm đào tạo lực lượng giáo viên giảng dạy bậc tiểu học khu vực miền Trung và Tây nguyên.yêu cầu chiêu sinh thưở nọ:chỉ cần bằng tú tài I.Đó chính là tiền thân của trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn,và từ năm 2003 trở thành trường Đại học Quy Nhơn.
    Khóa đầu tiên của trường Su Phạm Quy Nhơn có lắm giáo sinh rất "máu" ca nhạc: Hồ Quang Hải-tức Thanh Hải-chơi guitar điện,Trương Văn Thanh kéo violon,La Quang Thanh thổi hắc tiêu,Trịnh Công Sơn sáng tác và các giọng hát Tôn Nữ Bích Khê,Lê Thị Ngọc Trinh,Phan Thị Thăng,...Một ban văn nghệ ra đời,say mê tập luyện với nhau,tạo phấn khích cho ngôi trường mới.Ca khúc "Biển nhớ" của nhạc sĩ họ Trịnh sáng tác trong hoàn cảnh đó,lưu dấu mối tình thời cắp sách với tên chàng và tên nàng thấp thoáng:
    Ngày mai em đi/Biển nhớ tên em gọi vềTtriều sương ướt đẫm cơn mê/Trời cao níu bước sơn khê...
    Trịnh Công Sơn sáng tác và dàn dựng trường ca "Tiếng hát dã tràng" gồm 13 đoản khúc.Tác phẩm này không phổ biến,nên tiến sĩ Cao Huy Thuần ở Paris đã viết trong sách "Trịnh Công Sơn-người hát rong qua nhiều thế hệ" thế này :
    "Tất cả các bài nhạc của Trịnh Công Sơn đều ngắn hoặc rất ngắn.Riêng một bài duy nhất mang dáng dấp của một trường ca là bài Đóa hoa vô thường".
    Sự thật thì Trịnh Công Sơn viết tối thiểu 2 trường ca,chứ không phải "một bài duy nhất".
    Mùa hè 1964,trường Sư phạm Quy Nhơn làm lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên,Trịnh Công Sơn lên B''Lao dạy ở trường sơ học Bảo An.Trường ấy quá tuềnh toàng,chỉ 3 lớp 1,2,3,mỗi lớp có sĩ số chừng chục học sinh mà đa phần là con em dân tộc ít người.
    Trong thời gian này Trịnh Công Sơn thường đón xe lên Đà Lạt chơi với bạn hữu khi rảnh.Nơi thành phố cao nguyên này,xảy ra duyên kỳ ngộ: anh gặp Đặng Lệ Mai- một "ca sĩ chân đất" đi hát tại hộp đêm Tulipe Rouge.Và đó chẳng phải ai xa lạ mà chính là ca sĩ Khánh Ly.Sự cộng hưởng của đôi tài năng ấy được xem là "hiện tượng" của năm 1965,khi họ đưa nhau về Sài Gòn tổ chức buổi công diễn đầu tiên tại sân sau của trường Đại học Văn Khoa cũ-nay là Thư viện Khoa học xã hội Tp Hồ Chí Minh.
    Năm 1966,nhận lệnh quân dịch,Trịnh Công Sơn liền bỏ dạy để..trốn lính.Tuy nhiên tính từ thời điểm kia,.nếu cho rằng họ Trịnh "bỏ hẳn nghề giáo" như một số tài liệu công bố thì e chưa chính xác.Thực tế đầu những năm 70,anh nhận dạy nhạc tại Trường Trung học tư thục Hưng Đạo ở Huế.Bây giờ là sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế.Ông Lê Gia Phàm xác nhận: " Đúng là Sơn từng dạy nhạc tại trường Hưng Đạo,bấy h do nhà giáo Nguyễn Ngọc Minh là hiệu trưởng.Nhưng Sơn chỉ dạy 1 thời gian ngắn rồi giao lại cho tôi đứng lớp"
    Lớp trường qua ca khúc
    Trong những ca khúc sáng tác,Trịnh Công Sơn nhắc tới trường lớp như thế nào?
    Bản "Ngày mai đây bình yên" với âm giai chủ si giáng trưởng,nhịp hành khúc có đoạn: "Dọn đường về ngày mai/Trường học dựng mọi nơi"".
    Bản "Tuổi đời mênh mông" với âm giai chủ mi trưởng,tiết tấu nhí nhảnh,có đoạn: "Ôm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng/Tuổi thần tiên yêu dấu dười ngôi trường kia"
    Hồi anh còn sống trong căn nhà ở Phạm Ngọc Thạch(Tp Hồ Chí Minh),bản thân tôi đã đôi lần đối ẩm cùng anh.Một chiều ngồi với họa sĩ Tôn Thất Văn(1939-2006),lắng nghe anh Sơn đàn hát: "Về đây đúng bên mái trường xưa/Thấy như mình trôi trong ngày cũ/Bồi hồi nhớ tiếng nói thầy cô/Thoáng trong lòng một nỗi buồn qua/Bao nhiêu tiếng cười ngày xưa ấy/Vang trong lớp học sân trường/Như vách đá còn vang vọng mãi/Lời chim muông reo trong nắng/Ai mang đến gần trời lưu luyến/Mà cứ yêu thương nhau hoài/Bao nhiêu nét mặt của ngày tháng/sao không bao giờ nhạt phai?"
    Đó là ca khúc "Về thăm mái trường xưa".Hát xong,Trịnh Công Sơn nâng cốc rượu,nhắp 1 ngụm nhỏ,đoạn tâm sự:
    "Trong cuộc đời mỗi người,thời đẹp nhất,thơ mộng nhất là những tháng năm cắp sách.Lớn lên,ai cũng hoài niệm lớp trường,nhu thể lưu luyến "thiên đường đã mất""
    Tôi hỏi: "Về thăm mái trường xưa là trường nào,anh Sơn?"
    Anh đáp: "Có lần ở Huế,ngang qua trường Providence,mình nhớ lại tuổi thanh xuân.Nhớ chi lạ.Cảm xúc tạo hứng khởi khiến mình viết "Về thăm mái trường xưa".Dĩ nhiên bài hát không chỉ dành riêng cho mỗ ngôi trường Providence,mà xin dâng tặng tất cả những ngôi trường mình đã theo học"./.

  6. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/2007/04/3B9F4B42/
  7. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Mỉm cười nhé-Trịnh nhạc sĩ
    (Đỗ Trung Quân)
    Có một ngày đầu tháng tư để mọi người nói dối với nhau một cách vui vẻ-ngày Cá Tháng Tư.Nhưng cũng chính ngày này những người yêu mến âm nhạc của Trịnh Công Sơn đành phải nói thật với nhau: ngưòi nhạc sĩ mà ta yêu mến đã thật sự đi khỏi cuộc đời này.Đã sáu năm vắng bóng-vắng bóng nhưng lạ thay vẫn chưa vắng mặt,vắng tên.Trong tháng Tư,cùng với những sự kiện quan trọng của lịch sử bỗng mặc nhiên có thêm một ngày của Trịnh Công Sơn-ngày anh mất-ngày của nhạc Trịnh với những người không lãng quên anh.
    Không giải thưởng nhà nước,không danh xưng,tước hiệu gì ngoài tước hiệu đơn giản: Nhạc sĩ.Tháng Tư của suốt 6 năm qua,không chỉ gia đình-vô vàn người nhớ đến ngày Trịnh Công Sơn vắng mặt.Tôi-một kẻ tầm thường cũng thích di động,thích rong chơi dù đã chớm mỏi đường xa,trong tháng 3 đi quanh quẩn Sài Gòn,Đà Nẵng,Hà Nội,Nha Trang.Khi tôi ngồi cà phê một mình vẫn có người nhận ra và đến hỏi: "Năm nay các anh có làm chương trình Trịnh Công Sơn-Bình Quới?".Mới chỉ giữa tháng Ba,đã được nhắc nhở,đã được hỏi han.
    Anh Cao Lập,người cầm chịch hàng năm chương trình về Trịnh Công Sơn ở Hội quán Hội Ngộ suốt năm năm qua,nay phải tĩnh dưỡng sức khỏe,về nghỉ ngơi,thoạt đầu định thôi không tổ chức.Nhưng trước sự thăm hỏi,nhắc nhở của những người yêu âm nhạc Trịnh Công Sơn,anh đã gọi điện kêu tôi về lại Sài Gòn bàn lại chuyện tổ chức.Đạo diễn Đinh Anh Dũng cũng ngồi lại như những năm trước vẫn cùng ngồi với nhau."Thôi vì anh Cao Lập,vì khán giả của nhạc sĩ,ta phải làm,và vẫn phải làm cho tử tế..."Chúng tôi quyết định.Bức tranh nhỏ cho chủ đề "nhẹ nhàng như mây" tôi vẽ trên bàn cà phê bằng bút nỉ,thêm chút màu xanh dương mượn từ màu vôi tường đang quét của căn nhà gần đấy,tôi vẽ và gửi về cho Bình Quới thực hiện những vé mời và các tấm phướn treo dọc đường vào nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn như hàng năm vẫn có.
    Ở Hà Nội,tình cờ gặp một cô bạn gái chỉ mới quen lần đầu,trong quán cà phê hơi lạnh của những ngày Hà Nội gió mùa về.Cô kể ở đây-Hà Nội-đã từng có một người mà cuộc đời đổi khác từ nhạc Trịnh.Một tay giang hồ hảo hớn,vào tù ra khám,hút sách nghiện ngập,đột nhiên rũ bỏ tất cả để làm lại cuộc đời,mở một quán nhỏ chỉ dành cho nhạc Trịnh.Bán buôn bưng bê qua ngày một cách lương thiện.
    Và cũng "không chỉ qua ngày" ,nay cũng đủ giàu vì quán xá ngày càng đông khách.Trong nhà tay hảo hớn rửa tay gác kiếm ấy có một bàn thờ nhỏ,mỗi ngày hương khói cho Trịnh Công Sơn như ân nhân của đời mình.
    Sinh thời,Trịnh Công Sơn hẳn không thể tưởng tượng được điều ấy.Nhưng suy cho cùng,âm nhạc đích thực và cũng chỉ có một mục đích đích thực: Thắp sáng vẻ đẹp cho tâm hồn con người.
    Chí ít-(chí ít thôi) cũng đã có một con người mà tâm hồn đã được thắp sáng bởi âm nhạc của anh.Mỉm cười được quá đi chứ,hỡi hương linh nhạc sĩ!

  8. november_rain_socry

    november_rain_socry Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Hay không nì cả nàh ơi. Dù chuyện cũ roài vẫn thấy cười.. khờ...
    ?oKhông ngờ độc giả lại tức giận như thế??
    "Giao lưu trực tuyến với cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn? - một thông tin khiến bất cứ ai cũng quan tâm, chưa nói đến những người yêu nhạc Trịnh. Hơn thế, cuộc giao lưu này sẽ thông qua nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng. Rất nhiều độc giả gửi câu hỏi, hồi hộp chờ đợi. Nhưng sự cố đã xảy ra: thời gian ?ogiao lưu? bị thay đổi, hoãn lại, và cuối cùng là bị huỷ bỏ.

    Biên tập viên Nguyễn Ngọc Long, trưởng ban biên tập nhacso.net
    Bấy giờ độc giả mới vỡ lẽ: Đây là ?olời nói đùa vô duyên? của nhacso.net dành cho khán giả nhân ngày 1/4.

    Trước những bức xúc của khán giả, nhacso.net nói gì? Chúng tôi có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Ngọc Long, trưởng ban biên tập trang.

    - Đến thời điểm bây giờ, anh có thể nói điều gì về sự cố này?

    - Sau khi đăng thông tin về việc thực hiện giao lưu trực tuyến với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, chúng tôi gần như dính chặt vào máy vi tính để biên tập và đọc những dòng nhắn gửi của khán thính giả hâm mộ trên khắp cả nước - thông qua nhacso.net, gửi về cho người nhạc sỹ tài hoa.
    Việc nói đùa về thời gian và cách thức thực hiện dẫn đến tâm lý quá kỳ vọng của một số người hâm mộ là điều đáng tiếc. Đây là một tai nạn nghề nghiệp nhớ đời và bài học sâu sắc đối với tôi.

    - Chẳng lẽ trước khi quyết định đưa trò đùa đó lên một phương tiện thông tin đại chúng, các anh không lường trước hậu quả hiển nhiên là sẽ khiến độc giả đi từ niềm vui, sự hồi hộp chờ đợi sang thất vọng tràn đầy, thậm chí là nổi giận?

    - Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 1/4, nhacso.net tổ chức các chương trình tưởng niệm cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Năm nay, chúng tôi muốn nhấn mạnh sự kiện kỷ niệm ngày mất của ông nên mới công bố chương trình giao lưu trực tuyến này. Trước khi đưa thông tin trên nhacso, ban biên tập có hai mong muốn: Một là trân trọng những người tham gia giao lưu và tạo ra một nơi để người hâm mộ có thể bày tỏ những tình cảm của mình đối với người nhạc sỹ tài hoa này. Hai là, muốn lưu giữ những tâm sự, lời chia sẻ của khán giả để đưa vào mục cảm nhận của người hâm mộ trên chuyên trang.
    Thực sự thì nhacso chỉ mong muốn những người yêu nhạc có được một sự bất ngờ và trước đó, chúng tôi cũng không hề hình dung ra khán giả lại có những phản ứng gay gắt như thế. Ngay sau đó chúng tôi đã đưa những lời xin lỗi lên trên trang web.
    - Có nhiều ý kiến cho rằng, bản thân sự ra đi của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã là một nỗi buồn lớn lao, vậy mà nhacso đã biến ngày mất của ông thành một ?otrò đùa thiếu văn hóa?, là sự xúc phạm nghiêm trọng đến người đã khuất. Thậm chí, có người còn cho đây là một chiêu tự lăng xê để tăng lượng truy cập của nhacso.net?

    - Đầu tiên xin khẳng định là chưa bao giờ chúng tôi nghĩ rằng mình làm điều gì đó để câu khách cho nhacso, và thực ra nếu người nào nghĩ chúng tôi câu khách, tức là không có thiện ý với nhacso, và nếu thế thì thực sự tôi cũng không muốn giải thích thêm với họ.
    Trên thực tế, chúng tôi cũng không chắc liệu các nhà ngoại cảm có thể giúp người yêu nhạc một lần được trò truyện cùng cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hay không. Nhưng thông qua việc làm này, chúng tôi có thể khẳng định một điều: nhạc sỹ Trịnh Công Sơn sẽ còn sống mãi trong lòng người mộ điệu.

    Nhiều độc giả cảm thấy tức giận khi bị lừa và cho rằng nhacso.net đã xúc phạm linh hồn nhạc sỹ quá cố
    Chúng tôi đã, đang và sẽ tập hợp tất cả các câu hỏi mà khán thính giả gửi về nhacso, phân loại và biên tập lại thành những chủ đề câu hỏi lớn, sau đó thông qua Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để gửi tới các nhà ngọai cảm. Hy vọng rằng, những tình cảm ấy, niềm tin yêu ấy sẽ đến được với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
    - Có thể nói một điều với khán giả, với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và đặc biệt là cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cùng gia đình, điều đó sẽ là gì?
    - Tuy ngày 1/4, từ rất lâu đã được coi là ngày nói dối trên thế giới, nhưng việc nói đùa về thời gian và cách thức thực hiện chương trình của nhacso.net còn quá mới và có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có từ phía người yêu nhạc.
    Tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả những ai yêu quý nhạc Trịnh và cảm thấy bị tổn thương. Tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp, những người đang làm nhacso vì tôi mà bị ảnh hưởng. Tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến tất cả những ai cần lời xin lỗi của tôi...
    - Năm sau, liệu có tiếp tục có một trò đùa nữa trong ngày Cá tháng Tư?
    - Sau lần này, nhacso cảm thấy việc đùa như thế là không phù hợp ở Việt Nam. Bởi nếu ở nước ngoài thì điều này cũng rất bình thường. Và tôi xin khẳng định là sang năm tới, sẽ không có một trò đùa nào nữa.
    Thoa Lê (thực hiện)

    Được november_rain_socry sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 07/04/2007
  9. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Nói chung là chẳng có gì đáng buồn cười cả.Với 1 số người trò đùa ngày 1/4 là chuyện bình thường.Một số khác lại không.Tuy nhiên không ai đùa kiểu này cả.Chắc muốn chơi nổi.
    Cá nhân mình ko có đùa nhân 1/4.Nụ cười đến từ nhiều cách khác nhau
  10. nhutran

    nhutran Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0


    7 năm?
    Thời gian dài như đốt ngón tay
    Người đã về cát bụi
    Tình còn đi mê mải
    Thế gian ngậm ngùi
    Những hẹn hò khép lại
    Người đi khỏi đây từ trăm năm trước
    Hay từ trăm năm sau
    Tuyệt tận sương mù
    Hạt bụi đường nào chấp chới phương bay
    Cho một ngày một người đã từng nằm xuống
    Và phục sinh trong nhân thế những ngày

Chia sẻ trang này