1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân kỹ niệm 50 năm Bách Khoa Phú Thọ ta tổng kết và nhìn lại BK ngày nay và BK xưa đi

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi thoxaycd, 26/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thoxaycd

    thoxaycd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Nhân kỹ niệm 50 năm Bách Khoa Phú Thọ ta tổng kết và nhìn lại BK ngày nay và BK xưa đi

    Ngày xưa trên một bãi đất trống của khu Phú Thọ mọc lên trường kỹ thuật Phú Thọ, tiền thân BK ngày nay, ở trong trường thầy cô có thể trồng rau nuôi cá nuôi gà, và những trang sử đầu tiên của 1 BK đầy kiêu hảnh được viết lên, những con người tài giỏi bắt đầu được đào tạo ra. Không biết các thế hệ trước đã làm việc như thế nào để có được 1 tên tuổi lẫy lừng.
  2. boy85_h5n1

    boy85_h5n1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Hay tin có nhà khoa học đến lắp đặt, chạy thử thiết bị xử lý nước thải ao nuôi cá tại hộ chị Xuân (An Giang) vào đầu tháng 9 vừa qua, bà con nông dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận đã lặn lội tìm đến tận nơi để học hỏi công nghệ. Vì bình quân 10 ao nuôi cá, tôm của nông dân cứ sau 3 năm thì phải ngưng sản xuất 7 ao vì ô nhiễm.
    Từ phòng thí nghiệm ra... đồng ruộng
    Nhà khoa học đem công nghệ mới nói trên đến cho nông dân là ThS Đặng Vũ Bích Hạnh, Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM. ThS Hạnh giãi bày: ?oSau khi nuôi thủy sản, nông dân thường xả nước thẳng ra sông mà không qua xử lý. Người khác lại tiếp tục bơm nước sông vào ao nuôi của mình mà không biết đã lấy mầm bệnh vào?.
    Hôm nay, 27-10, Trường ĐH Bách khoa TPHCM kỷ niệm 50 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng 2 vì những thành tích xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

    Công nghệ của ThS Hạnh giúp nông dân xử lý nguồn nước trước khi xả nước ra sông để người nuôi sau không bị ảnh hưởng mà chi phí lắp đặt thiết bị chỉ khoảng 50 - 70 triệu đồng, chỉ làm giá thành sản phẩm tăng thêm mấy trăm đồng/kg cá, bù lại là diện tích mặt nước được khai thác ở mức cao nhất, hiệu quả kinh tế mang lại đáng kể.
    Đem công nghệ từ phòng thí nghiệm ra đồng ruộng đang là chủ trương của Trường ĐH Bách khoa TPHCM khi ĐH này tham gia dự án JICA (tăng cường mối liên kết giữa trường ĐH với cộng đồng địa phương) do Nhật Bản tài trợ. Người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ hưởng lợi từ các công trình khoa học đang được tiến hành tại đây như nghiên cứu và sản xuất máy cắt phi lê cá basa thay thế cho phương pháp thủ công hay tối ưu hóa việc lên men cacao để nâng chất lượng hạt cacao của nông dân ở Tiền Giang...
    Tiếp cận công nghệ tiên tiến
    Thời gian qua, giá mía, bắp trên thế giới tăng cao do 2 loại nông sản này được sử dụng để sản xuất cồn. Nhiều người đặt vấn đề sao không sản xuất cồn từ cỏ, rơm, trấu để hạ giá mía, bắp. Một công trình nghiên cứu với ý đồ thay thế rơm rạ cho mía, bắp trong việc sản xuất cồn đã được một trường ĐH tại Nhật tiến hành nhưng không thành công vì môi trường khí hậu không phù hợp. Vừa qua, Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã nhận được lời đề nghị từ Trường ĐH Tokyo tham gia vào dự án nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ biomass đối với các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu sản xuất biomass phục vụ sản xuất cồn nhiên liệu.
    TS Nguyễn Tấn Tiến, Phó trưởng Phòng Khoa học Công nghệ và Quan hệ quốc tế của trường, cho biết thêm hiện nay trường còn hợp đồng nghiên cứu với Trung tâm Kitech, Hàn Quốc, triển khai cho các nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghiệp liên quan đến công nghệ dệt nhuộm. Đề tài kỹ thuật điều chế độ rộng xung cho các bộ biến đổi công suất lớn với đối tác là Trung tâm NARC, Hàn Quốc...
    Với tiếng vang này, gần đây sinh viên của trường khi tốt nghiệp được các trường ĐH các nước Hàn Quốc, Singapore, Úc, Nhật... ?osăn lùng? để làm nghiên cứu cho họ thông qua các học bổng sau ĐH, trao đổi giảng viên, sinh viên... Riêng Trường ĐH Ulsan, Hàn Quốc hiện có cả trăm sinh viên Trường ĐH Bách khoa TPHCM học sau ĐH ở tất cả các ngành: cơ khí, điện - điện tử, công nghệ hóa học...
    Đầu tư 1 đồng, thu về 6 đồng
    Trong 5 năm qua, Trường ĐH Bách khoa TPHCM đã thực hiện 325 đề tài nghiên cứu khoa học. Trung bình, cứ 2 giảng viên thì có 1 đề tài nghiên cứu khoa học. Về hiệu quả, bình quân với 10 tỉ đồng/năm từ ngân sách nghiên cứu khoa học thì trường thu về được 60 tỉ đồng từ chuyển giao công nghệ. Trường cũng thực hiện 17 dự án trong nước và nước ngoài với tổng trị giá 322 tỉ đồng. Trong giai đoạn này, trường xác định nhiệm vụ hàng đầu là gắn kết nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh việc đồng hành với quá trình phát triển của TPHCM.

    nguồn :http://www26.24h.com.vn/news.php/216/166460
  3. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    Thì thoxaycd nói ở câu trên rồi đấy
  4. thoxaycd

    thoxaycd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Ý Ý... Ko phải em nói cái vụ trồng rau nuôi gà trong trường là cái vụ đó đâu nhe bà chị cái vụ này do ngày trường thì rộng đến 14ha lận mà nhưng sv thì ít đất trống quá trời thầy cô thấy vậy nuôi trồng chơi cho vui. Cái tin này được đuợc cung cấp từ thầy Bảo " dũng sĩ diệt sinh viên" của bộ môn Mac_Lenin đó. Mình chỉ tiết là các bật tiền bối của trường giờ bận nhiều việc quá nên ko có thời gian lướt web, nếu được các vị này kể chuyện về trường thì thích lắm.
  5. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2
    =================
    hehe, không chỉ có nuôi cá nuôi gà mà cón có nuôi dê, nuôi heo nữa, hehe, nhớ cái buổi trước khi thịt con dê, các chú (xin lỗi, lúc đó tớ hay chơi với mấy thầy nên gọi là các chú) ở khoa Hóa dặn Bu phải đuổi nó chạy cho đến khi nào nó ra mồ hôi thì mới được dừng, vì lúc ấy ăn thịt mới ngon, thế là Bu xách gậy dí nó chạy tóe khói khắp trường, hehe, đến nổi mà nó xịt cả ... ra ,
    Rồi đến gần tết, mấy chú khiêng con heo mọi ra bụi tre ở gần căn tin B1, dựng 4 chân lên trời, chú Bá (bộ môn Máy & Thiết bị) cầm nguyên con dao thọt từ sau đít thọt nó thọt lên tim, trời ơi, nó kêu quá trời, đúng là "như heo bị thọc tiết". Sau đó xẻ thịt chia cho các chú mỗi người được vài kg thịt để ăn tết.
  6. bluesss_mizu

    bluesss_mizu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    hic hic co'' chet em cung ko tuong tuong ra dc canh may con de^ chay trong truong mi`nh no'' nhu the na`o
  7. meoconsg

    meoconsg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    1.119
    Đã được thích:
    0
    ui trời ơi, chọc tiết heo mà chọc từ sau ... chọc tới hả Bu? như phim kinh dị vậy trời. Nhớ lại coi nhớ đúng không đó
    Thời đấy thế là bình thường, tăng gia chứ đâu phải cho vui gì đâu.
  8. gatrehah

    gatrehah Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    Cái đó là .. thiến chứ .. thọc tiết cãi nỗi gì
    Chưa thấy ai "thọc" cái kiểu đó bao giờ
  9. shadowlesssc

    shadowlesssc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    đúng là chọc từ sau chọc lên em mới thấy lần đầu,quả thật dân bách khoa có óc sáng tạo rất rất phong phú
    bạn Zu ko tưởng tượng được thì bữa nào mua 1 con dê lên trường rồi vác gậy dí nó xem =))
  10. buratino296

    buratino296 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/05/2005
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    2
    ================
    Ừ, cái này là có thiệt, chú ấy làm nhanh gọn lắm, nhưng cũng đủ để mọi người khi đó bịt tai lại, hehe, có cả Bu nữa.
    Bây giờ nhớ lại thấy thương chú Bá ghê. Lấy vợ, sinh được 1 đứa con, đến năm nó khoảng 6 tuổi thì bị bại não. Con chết, vợ buồn bỏ đi vượt biên. Rời trường ra ngoài làm ăn, bây giờ không nghe tin tức gì nữa. Không biết mấy lần kỷ niệm trước chú có về thăm trường không nữa.
    Được buratino296 sửa chữa / chuyển vào 14:05 ngày 31/10/2007

Chia sẻ trang này