1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân Lễ Vu Lan 15/7 báo ân Cha Mẹ, nghĩ về việc báo hiếu...

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi Tinhnguyen08, 05/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhân Lễ Vu Lan 15/7 báo ân Cha Mẹ, nghĩ về việc báo hiếu...

    Những người mẹ không cô đơn:
    http://www2.thanhnien.com.vn/Doisong/2006/7/27/156880.tno
  2. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Hãy yêu thương, kính trọng cha mẹ, gia đình ngay trong từng phút, từng giây. Bằng những lời nói, hành động cụ thể để cha mẹ, người thân và chính mình luôn được sống chọn niềm hạnh phúc.

    http://www2.ttvnol.com/clbthangnam/736458/trang-5.ttvn
    Các bạn click vào đường link trên để nghe Bài Pháp thoại về chủ đề : chính mình làm sống dậy tình thương yêu
    Được chutdamme sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 08/08/2006
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oĐại phu? của dân nghèo
    Mỗi ngày có hàng chục khách thập phương tìm đến ngôi nhà châm cứu chữa bệnh trong khuôn viên chùa Phước Khánh ở thôn Phước Bình, xã Hòa Thành, huyện Tuy Hòa (Phú Yên). Bệnh nhân hầu hết đều là dân nghèo, họ tìm đến đây như tìm đến một hy vọng cuối cùng sau khi đã chạy chữa khắp nơi...
    Nơi hy vọng cuối cùng
    Khuôn viên chùa Phước Khánh luôn mát rượi bởi những tán cây cổ thụ. Phía trước chùa là một dãy nhà cấp bốn dùng làm nơi chữa bệnh. Hôm tôi đến, khu nhà không còn một chỗ trống. Bệnh nhân ở đây mắc đủ chứng và hầu hết đều hiểm nghèo. Ấy vậy mà ai cũng tràn đầy hy vọng vào thầy Sáu Châu. Chị Huỳnh Thị Mỹ Xuân, quê ở Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa đang chăm sóc đứa con hơn 5 tuổi bị bại não, bày tỏ: "Cháu vừa sinh ra không lâu đã bị mắc chứng bệnh quái ác này. Chưa đầy một năm nay nhưng gia đình đưa đến không biết bao nhiêu bệnh viện, thầy thuốc ở Sài Gòn nhưng bệnh vẫn không giảm. Nhà không còn tiền, may có người chỉ dẫn tôi đưa cháu đến đây. Mới hơn một tuần nhưng nhờ thầy Sáu chữa cháu đã tỉnh phần nào". Chị Nguyễn Thị Lan, quê ở xã An Nghiệp, huyện Tuy An) đang đỡ con gái tập vận động gần đó, dừng lại kể: "Con tôi năm nay đã sang tuổi 18 mà cứ như đứa trẻ lên mười. Chạy chữa hết các bệnh viện ở Quy Nhơn đến Sài Gòn đến nỗi trong nhà không còn gì để bán đành đưa cháu về nhà phó mặc cho số phận. Từ ngày gặp được thầy Sáu, cháu đã đỡ nhiều rồi, bây giờ cháu đã nói được, đi lại được".
    Bệnh nhân ở đây có đủ loại nhưng nhiều nhất là bại não, bán thân bất toại, những căn bệnh mà hầu như không còn đường chạy chữa. "Người ta chạy chữa khắp nơi rồi mới đến đây"- Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Thành - Lê Tấn Lý nói như vậy. Người ta tìm đến đây như một cứu cánh cuối cùng, khi túi tiền đã cạn. Chị Lan xúc động vừa khóc vừa kể: "Khi dẫn con vào đây, chạy vạy khắp xóm mượn được vài trăm ngàn. Đã nghèo lại gặp cái eo, vừa xuống xe ở chợ đã mất sạch túi tiền. Hai mẹ con ôm nhau khóc định quay về nhà nhưng khi đến đây, không những chữa bệnh không lấy tiền mà thầy Sáu còn cho hai trăm ngàn để mua gạo ăn". Biết tôi là nhà báo, hàng chục bà con người nhà bệnh nhân bao quanh để kể về thầy Sáu như một sự chia sẻ lòng biết ơn với thầy. Một cụ bà ở huyện An Nhơn (Bình Định) nói rằng: "Suốt đời này tôi vẫn không trả được hết ơn của đại phu".
    Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Thành - Lê Tấn Lý kể rằng, nhiều người sau khi khỏi bệnh, làm ăn khá giả đã quay lại biếu tiền bạc cho thầy Sáu nhưng ông nhất quyết chối từ. Trong số những người được thầy Sáu chữa khỏi có không ít người giàu có, Việt kiều nhưng ông vẫn không lấy tiền. Người ta tìm đủ mọi cách trả ơn thầy Sáu nhưng khi biết được, ông cho người mang trả. Biết tính thầy Sáu, bệnh nhân chỉ mua vài gói trà hay hoa quả để cúng cho nhà chùa- nơi đã cho thầy Sáu mượn căn nhà để làm nơi chữa bệnh.
    Và người ta càng ngạc nhiên hơn khi biết gia cảnh thầy Sáu không phải khá giả gì. Hàng ngày, hai cha con thầy Sáu túc trực ở chùa để chữa bệnh, tất cả việc đồng áng đều do người vợ của ông cáng đáng để nuôi chồng con làm việc thiện.
    Di nguyện truyền đời
    Thầy Sáu, tức lương y Nguyễn Châu, năm nay vừa bước sang tuổi lục tuần. Ông vốn sinh ra trong một gia đình nông dân quanh năm đầu tắt mặt tối để kiếm miếng ăn. Hồi nhỏ, Sáu Châu ốm yếu nên cha mẹ cho đi học võ để rèn luyện thân thể. Càng học càng mê, Sáu Châu trở thành một môn sinh có tiếng ở làng võ Tuy Hòa. Không chỉ nghiên cứu về võ nghệ, Sáu Châu còn mua sách để tự nghiên cứu về huyệt đạo. Một ngày nọ, Sáu Châu gặp một "cao nhân" chủ động đề nghị Sáu Châu "trao đổi hai chiều", tức Sáu Châu dạy võ cho vị "cao nhân" để người này truyền lại cho Sáu Châu y thuật về kim châm. Sẵn có kiến thức về huyệt đạo nên không lâu Sáu Châu đã "lấy trọn" y thuật kim châm của vị "cao nhân" nọ. Cuộc trao đổi chấm dứt khi cả hai đã thông suốt "bí quyết" của nhau và họ chia tay vĩnh viễn.
    Từ đó, ngoài việc dạy võ, Sáu Châu tập trung nghiên cứu về y thuật kim châm. Năm 1982, thầy Sáu Châu bắt đầu mở phòng chữa bệnh bằng châm cứu miễn phí tại nhà. Càng ngày, bệnh nhân tìm đến ông càng đông, ngôi nhà nhỏ của ông càng trở nên chật hẹp, không đủ chỗ cho bệnh nhân. Phục tài và cảm tấm lòng nhân ái của thầy Sáu Châu, năm 1997 hợp tác xã địa phương cho ông mượn tạm một căn nhà kho đang để không để làm chỗ chữa bệnh và tạm trú cho bệnh nhân. Bấy giờ, bà con đạo hữu chùa Phước Khánh cùng làm phúc với thầy Sáu Châu bằng cách mua sắm giường chiếu cho bệnh nhân. Khi căn nhà kho vẫn không đủ chỗ, nhà chùa chủ động cho thầy Sáu mượn một căn nhà trong chùa để làm nơi chữa bệnh. Bà con đạo hữu đã giúp mua sắm được 40 giường cho bệnh nhân. Mới đây, một Việt kiều được thầy Sáu chữa khỏi bệnh đã trả ơn bằng cách mua sắm cho thầy Sáu một số thiết bị, máy móc châm cứu để thầy chữa bệnh. Thầy Sáu Châu tâm sự: "Tôi không phải là phật tử nhưng tôi đã được cha mẹ dạy phải làm việc thiện ngay từ nhỏ. Việc làm của tôi hôm nay cũng là thực hiện di nguyện truyền đời của cha mẹ, coi như là một cách báo hiếu với ông bà vậy". Lòng nhân ái không chỉ có trong người "đại phu" Sáu Châu mà còn thấm sâu vào những người trong gia đình của ông. Ngần ấy năm thầy Sáu Châu làm công việc cứu người cũng là ngần ấy năm bà Đặng Thị Lan- vợ ông- phải một mình tần tảo để ông chuyên tâm chữa bệnh. Hôm tôi đến nhà, bà Lan chỉ kịp chào một câu rồi lại mất hút vào công việc. Thầy Sáu nói: "Tôi làm được việc này đến ngày nay là có công rất lớn của bả. Bả không hề than phiền mà còn động viên tôi làm tốt hơn nữa". Giờ đây, con trai ông là Nguyễn Tấn Chinh cũng đã trở thành một lương y, một trợ lý đắc lực giúp ông chữa bệnh cho dân nghèo.
    Khi tôi đặt vấn đề viết báo, thầy Sáu Châu một mực từ chối vì ông nói rằng làm việc thiện mà còn khoe khoang thì không còn ý nghĩa. Ngồi nói chuyện mãi, ông mới đưa cho tôi đọc những lá thư của bệnh nhân gửi cho thầy Sáu Châu mà ông luôn trân trọng, cất giữ cẩn thận. Ông nói: "Tôi giữ nó không phải để khoe khoang mà coi đây là nguồn động viên tinh thần rất lớn để nhắc nhở mình làm tốt hơn". Đó là những lá thư có nét chữ nguệch ngoạc nhưng hết sức chân tình: "Chắc thầy không còn nhớ tôi. Tôi là Cao Tấn Khải, 46 tuổi, ở huyện Tuy An. Tôi từng bị té, cấm khẩu, chấn thương cột sống. Sau một thời gian được thầy tận tình cứu chữa, nay tôi đã khỏi hẳn, đã đi làm trở lại. Không biết lấy gì để tạ ơn thầy. Chỉ biết sẽ luôn học theo cách sống đầy lòng nhân ái của thầy...". Một lá thư khác: "Con tôi bị bại liệt do tai nạn, đã chạy chữa nhiều bệnh viện, đến nỗi không còn tiền đóng viện phí. Nhờ thầy cứu chữa, nay con tôi đã hoàn toàn khỏe mạnh. Tôi dạy cháu phải lấy gương thầy mà sống..." (ký tên: Nguyễn Văn Phú, thị xã Quảng Ngãi). Không ít trong những lá thư tạ ơn ấy là của các thương nhân giàu có, những cán bộ Nhà nước...
    Cầm chồng thư dày cộp, thầy Sáu Châu suy tư: "Tất cả các bệnh nhân đều để lại các dấu ấn khó quên với tôi nhưng chung nhất là sự tuyệt vọng về tinh thần, sự cùng kiệt về tài chính. Làm sao mà mình không giúp được". Và đó cũng chính là tâm niệm của lương y Nguyễn Châu.
    NÔNG THÔN NGÀY NAY
    Năm thứ XXI - Số 46 (1.430) ra Thứ Hai 07.03.2005
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những nghịch lý của cuộc sống
    http://chungta.com/Desktop.aspx/PT-KyNang-SuNghiep/Ky-Nang/Nhung_nghich_ly_cua_cuoc_song
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    http://site.gentlefund.org/
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đi tìm đáp số cho bài toán báo hiếu
    8 năm trôi qua kể từ ngày sư cô Huệ Tuyến về chùa. Rất nhiều cụ già mới đến mà cũng không ít người ra đi. Chỗ trống chưa nguội hơi người đã có những số phận đáng thương khác lấp vào? Cứ thế, những mảnh đời tủi cực, những người già lang thang cơ nhỡ, nay ngủ gầm cầu, mai nương góc chợ đã có một mái ấm. Một chốn dừng chân cuối cùng sau một đời vất vả mưu sinh..
    Nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trong xóm lao động nghèo, chùa Lâm Quang (117/H, bến Bình Đông, phường 14, quận 8, TP. HCM) từ hàng chục năm nay đã trở thành một địa chỉ vàng nhân ái của những mảnh đời cơ cực. Đón nhận gần 50 cụ già neo đơn, không nơi nương tựa từ khắp chốn cùng quê, 16 ni cô chùa Lâm Quang thay đời báo hiếu các cụ.

    Gần 50 cụ già là 50 mảnh đời, 50 số phận khác nhau. Người được các ni cô đưa về khi đang đói lả bên đường. Người được đưa về từ những bệnh viện, khi đang chắt nốt những hạt cơm thừa canh cặn của các bệnh nhân khác cầm hơi. Có cụ lại bị chính con đẻ của mình đuổi ra khỏi nhà, lang thang nay gầm cầu, mai xó chợ, không chỗ trú thân.

    Bằng lòng nhân ái của mình, các ni cô chùa Lâm Quang đã dồn hết tâm sức không chỉ lo cho các cụ một nơi chắn mưa che nắng, mà hơn thế nữa, chăm lo cho các cụ những bữa cơm lành, canh ngọt, những giấc ngủ an lành. 16 ni sư, người lớn tuổi nhất mới 39 tuổi, người nhỏ nhất 12, đã thay phiên nhau đi xin từng cây rau, bán từng bó nhang lo tiền phụng dưỡng các cụ. Nếu chẳng may cụ nào vắn số, nhà chùa cũng lo hậu sự chu toàn. Nắm tro tàn của các cụ đặt tại chùa hàng ngày vẫn nghi ngút khói hương. Âu cũng là niềm hạnh phúc cuối đời mà cuộc đời dành cho họ.

    Nhưng đó chỉ là những cụ già may mắn nhất!

    Hàng ngày hàng giờ, chúng ta vẫn phải nghe đâu đó những câu chuyện đau lòng. Một người cha bị đám con bất hiếu ?obó xác lại như một đòn bánh tét, nhét vào thùng xe taxi, gọi là?mai táng?; một người mẹ đã 84 tuổi bị đứa con gái bắt đi ăn xin để lấy tiền?xây nhà; một đứa cháu ngoại đánh bà đến ngất xỉu rồi đuổi bà liêu xiêu, run rẩy, bước thấp bước cao vỉa hè, xó chợ.

    Cuộc sống hiện đại và nền kinh tế thị trường sòng phẳng đã sản sinh ra một bộ phận con cháu đi ngược luân thường đạo lý, ngược đãi ông bà cha mẹ. Một bộ phận những ?ocon sâu? bất hiếu vô đạo đã làm xấu đi hình ảnh một đất nước từng sản sinh ra những câu ca ?ocông cha nặng lắm ai ơi/ Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang?.

    Đáp số cho bài toán báo hiếu không chỉ nằm ở những giải pháp xã hội, những nhà dưỡng lão, những trung tâm nuôi dưỡng người già cô đơn. Nó nằm ở chính những tế bào đầu tiên của xã hội ?" mỗi gia đình, mỗi con người trong xã hội? Vậy phải làm gì để ngày càng ít đi những người già phải nương nhờ cửa Phật? Làm gì để những người cao tuổi có một mái ấm thực sự? Làm gì ngày càng nhiều người già được sống trong vòng tay yêu thương của con cháu?...

    Đây cũng là chủ đề chính trong chương trình Người Đương Thời ghi hình ngày 6/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đừng thờ ơ trước những người già bất hạnh, đừng ngoảnh mặt trước những đứa con bất nhân. Hãy cùng chúng tôi góp một tiếng nói cảm thông, chia sẻ, một giải pháp toàn thiện cho vấn đề xã hội này. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ nguoiduongthoi@vtv.vn hoặc điện thoại 0989358594 (Gặp Lan Hương).

    Người Đương Thời trân trọng mọi tình cảm của các bạn!
    http://www.vtv.vn/vi-vn/chinhtrixahoi/2005/11/70887.vtv
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người trả lại 4.000m2 đất (Kỳ 1): Làm đơn xin trả nhà
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=169205&ChannelID=89

Chia sẻ trang này