1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân ngày Lễ "Phật Đản 08/04" - suy ngẫm về "Luật nhân quả". Topic dành riêng cho chutdamme

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi chutdamme, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Basten

    Basten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Chả biết bác nhìn thấy nam thanh nữ tú lúc nào chứ mỗi lần đi qua em toàn thấy các cô các bà (giống dân buôn bán nhỏ, lao động) chăm sóc góc này. Bản thân cũng chưa hiểu.
  2. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    Hoài đi qua tầm 23-24h sẽ thấy nườm nượp các chị gái, các anh zai ngồi đốt vàng mã, trong khi chờ đợi các em Kiều ngồi xổm còn ngồi đầy trên các thanh gióng ở đó, bầy ra hết cả...
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bài sau dựa theo VCD "Nhân Quả Công Bằng" - Thày Chơn Quang Giảng.
    Thày Chơn Quang có giảng về "Nhân Quả" (3 bài-mp3), 2 cuốn sách (Luận về Nhân Quả; Nghiệp và kết quả), đặc điểm "Người tin nhân quả"(2 bài - mp3) rất hay. Nếu có duyên mời các bác tìm hiểu thêm...
    Bác nào muốn nghe, xem, ở HN thì PM cho em.
    Xin cảm ơn các bác
    LUẬT NHÂN QUẢ
    THE FAIRNESS OF KARMA
    Như chúng ta đều biết LUẬT NHÂN QUẢ là giáo lý căn bản nhất của Đạo Phật. Toàn bộ giáo lý của Đạo Phật từ thấp đến cao, từ Đạo để làm người cho đến Đạo để làm Thánh đều đặt trên nền tảng của Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả không phải là một sự sáng tạo của ĐỨC PHẬT mà luật Nhân Quả là một nguyên lý tự nhiên của Vũ Trụ và ĐỨC PHẬT là người đã khám phá, có cái nhìn xuyên suốt thấy rõ nhất trong tất cả các Bậc Thánh của mọi thời đại .

    Tất cả những hệ thống giáo lý của ĐỨC PHẬT rất là đồ sộ, to lớn, tuyệt vời, sâu sắc đều đặt trên nền tảng của LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO. Nếu chúng ta không nắm vững được LUẬT NHÂN QUẢ công bằng thì một điều chắc chắn chúng ta sẽ hiểu sai ĐẠO PHẬT, dễ rơi vào mê tín, không ứng dụng được Đạo lý tốt đẹp vào cuộc sống của mình. Vì vậy bất cứ ai đến với Phật Pháp, dù là đến để tìm hiểu tham khảo hay là đến với quyết tâm tu tập thì bước ban đầu là phải hiểu được LUẬT NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO. Hôm nay chúng ta trao đổi với nhau để thấy được Luật Nhân Quả là một sự công bằng kỳ diệu tuyệt đối của vũ trụ . Trong vũ trụ này, trong thế giới này, trong cuộc đời này, trong kiếp người của từng chúng ta không có việc gì là ngẫu nhiên xuất hiện, mà tất cả đều có nguyên nhân và những điều mà chúng ta làm ngày hôm nay sẽ phát sinh ra một kết quả của một thời gian sau nàỵ

    Hôm nay khi chúng ta trao đổi với nhau về đề tài Nhân Quả này là do ở một kiếp quá khứ chúng ta đã có gieo một nhân lành nào đó với Phật Pháp nên nay có cái Phúc này để trao đổi và Phúc này sẽ sinh ra nhiều quả Phúc khác sau này. Thông thường đa số chúng ta cứ nghĩ rằng gieo nhân nào thì được quả đó, nhưng kỳ thực Nhân Quả biến thiên đa dạng phong phú hơn nhiều lắm. Bây giờ, nếu như chúng ta gieo một hạt giống xuống đất thì không phải chỉ sinh ra một cái quả.

    Thí dụ : Chúng ta trồng hạt xoài gieo xuống đất thì đừng nghĩ rằng sẽ mọc lên một quả xoài là xong chuyện. Trước khi một quả xoài xuất hiện thì sẽ phát triển cây xoài, cành nhánh, lá xoài, hoa xoài rồi mới tới trái xoài. Trái xoài thì có trái xoài non, trái xoài già, và trong trái xoài còn có hạt xoài. Chúng ta thấy có nhiều việc xuất hiện từ một hạt mầm ban đầu, đâu phải là ta gieo hạt xoài là được ăn trái xoài, không đơn giản như vậy. Khi chúng ta gieo hạt xoài thì được nguyên một cây xoài. Trước tiên là hưởng được bóng mát của cây xoài trước đã. Cành nhánh to, lá xoài có thể làm củi đun hoặc bón phân cho cây. Hoa xoài để ngắm có thể làm thơ, trái xoài để ăn và hạt xoài lại được đem gieo một lần nừa, cứ thế xoay vần. Như vậy, từ một hạt xoài để ươm mầm, chúng ta được hưởng nhiều lợi ích từ việc gieo trồng đó. Tương tự ngày hôm nay khi chúng nói chuyện trao đổi với nhau về đề tài LUẬT NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG không phải chỉ để hưởng một quả phúc nào đó mà chúng ta không nghĩ tới, mà rất nhiều quả Phúc sẽ xảy ra khi ứng dụng được Luật Nhân Quả vào cuộc sống của mình.

    Khi chúng ta học giáo lý, hiểu Đạo Pháp tâm hồn mình thanh cao thánh thiện dần, nhân cách ngày một hoàn chỉnh. Khi đó, mỗi lời nói khi nói ra sẽ có uy đức khiến con cháu trong nhà kính trọng, nể trọng, ngoan ngoãn. Dù PHƯỚC mà chúng ta hưởng kiếp sau chúng ta không nghĩ đến, chưa biết sẽ ra sao nhưng mà hôm nay con cháu mình ngoan ngoãn trước, đã là mình có niềm vui. Cũng như chúng ta khi gieo trồng hột xoài, khi cây chưa ra trái thì chúng ta đã được hưởng bóng mát trong những ngày hè nóng bức trước đã. Dù chúng ta chưa được giàu sang ngay nhưng con cháu mình ngoan, thành người hữu ích đã là niềm vui rồi. Trong quá trình tu học Phật Pháp thì nhân cách Đạo Đức chúng ta lớn dần lên thì bỗng nhiên niềm vui rồi. Khi nhân cách Đạo Đức chúng ta lớn dần, thì bỗng nhiên từ trong gia đình, họ hàng, láng giềng, bạn bè, các mối quan hệ xã hội, người ta sẽ tin cậy, quý mến, nương tựa, học hỏi những điều bổ ích.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    LUẬT NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG trong Đạo Phật xuyên suốt chi phối từ Đạo làm người cho đến Đạo làm Thánh. Chúng ta là những người bình thường chứ không phải là Thánh thì chúng ta cũng có cách gieo Nhân để nhân cách mình tốt hơn, nếu muốn cuộc đời giàu sang, quyền uy thế lực hay dung mạo đẹp đẽ thì cũng có cách gieo Nhân đúng theo Đạo Đức, đúng theo Đạo Lý (chứ không theo thủ đoạn tà thuật) đó là cách để làm người.

    Một người muốn tu tập để giải thoát, có tư cách cao cả của một Bậc Thánh thì cũng có cách gieo Nhân, có phương pháp chính đáng để đạt Quả Vị Thánh của mình. Hoặc một vị đã chứng thánh muốn hoá độ chúng sinh, dù đã có thần thông nhưng vẫn phải gieo duyên mới độ sinh được nghĩa là vẫn có Nhân Quả chi phối. Vì vậy chúng ta thấy ra xuyên suốt từ con người bình thường như chúng ta cho đến các bậc Thánh cao cả và đến cả các Vị Đại Bồ Tát giáo hoá muôn triệu chúng sinh cũng đều âm thầm chịu sự chi phối của LUẬT NHÂN QUẢ.
    Trong Đạo Phật chính vì chúng ta biết LUẬT NHÂN QUẢ nên chúng ta nỗ lực không ngừng trong suốt cả cuộc đời mình để tránh việc ác, làm các việc lành. Những người không tin hiểu Luật Nhân Quả thì mới lười phấn đấu, hưởng thụ, dễ rơi vào mê tín làm những việc sai lầm mà tham muốn những kết quả tốt đẹp. Người hiểu được Luật Nhân Quả thì siêng năng, gieo được những nhân chính đáng cho cuộc đời mình và giúp đỡ những người xung quanh cùng thăng tiến dần lên.

    Trong LUẬT NHÂN QUẢ thì tiên đề là mỗi ý nghĩ, mỗi lời nói, mỗi hành động việc làm đều gây ra một kết quả trở lại cho chính chúng ta (nghiã là chủ nhân của ý nghĩ, lời nói, hành động)
    Chúng ta phân ra làm hai loại hành động :
    - Một loại không có tác động đến người khác.
    - Một loại có tác động đến người khác.

    Thí dụ: Một nguời nào đó đi vào đồng trống một mình và tự la to lên: "TA LÀ VUA", như vậy đã vô tình tạo khẩu nghiệp lời nói và khẩu nghiệp này yếu do không tác động đến người khác. Nhưng dù không có tác động đến ai nhưng vẫn có Nhân Quả. Nhân Quả này yếu. Quả này là Quả kiêu ngạo, tham vọng bởi người này là một người tầm thường, chưa có giúp ích đóng góp gì lớn lao cho xã hội mà suốt ngày cứ mơ tưởng làm lãnh tụ .
    Do không được ai công nhận tham vọng cá nhân này nên tự ra đồng vắng la lên một mình cho thoả mãn tham vọng ảo tưởng của mình. Cái NHÂN của người này đã gieo là sự kiêu mạn muốn hơn người, chứ không vì muốn đóng góp san sẻ hi sinh cho người khác.
    Sau đó, Quả báo tương ứng xảy đến ngay bỗng nhiên cuộc đời người này không được bình thường như những ngày trước. Những ngày trước người ta gặp mình vui vẻ bình thường, nhưng sau hành động mình la lên "Ta là Vua" thì người ta gặp mình bỗng nhiên có thái độ coi thường, mặc dù người ta không hề nghe mình la ở ngoài đồng mà tự nhiên theo nguyên lý Nhân Quả mình bị sụt giảm đạo đức, nể trọng của những người xung quanh do mình bị tổn phước mà không ngờ. Đó là NHÂN mà không có tác động đến người khác.

    NHÂN mà có tác động đến người khác thì kéo dài rất lâu. Thí dụ : Mình ở trong xóm làng là một người giàu có, bên cạnh hàng xóm có gia đình nghèo khổ mà mình có thái độ khinh thường người đó. Mình mắng người ta và cấm không cho con mình giao du chơi.
    Mình ỷ mình giàu sang nên kiêu ngạo, có lời nói khinh miệt nặng nề mắng vào mặt người ta, điều này tác động vào tâm người khác làm người ta tủi thân buồn khổ. Quả báo này khi trổ ra là to lớn do có tác động đến người khác làm người ta tủi thân đau khổ, nhục nhã.
    Nếu lúc đó phước mình còn được hưởng giàu sang thêm 10 năm hay 20 năm nữa, khi đến già thì Phước cũng đã giảm mà quả báo xấu trổ ra, nên cơ nghiệp bắt đầu suy sụp, gây đau khổ cho người khác trước đây thì đến đời con cháu mình không làm ăn gì được, làm ăn đâu thất bại đó, không ngóc đầu lên nổi. Có khi lúc đó Phước hết mà lại gây tạo nghiệp xấu, thì quả báo trổ ra hư luôn mấy đời con cháu, chỉ vì tác nhân ban đầu là có thái độ, lời nói, ứng xử khinh miệt con người.

    Khi chúng ta ngược đãi, gây đau khổ cho người khác thì sự khổ sở khi quay trở lại với chúng ta sẽ dai dẳng, khó chịu nhiều năm chứ không đơn giản.
    Thí dụ : Một viên chức cán bộ có chức quyền, một hôm có một người nghèo khổ không có mái nhà đến để nộp đơn xin một căn nhà tình thương để che nắng che mưa.
    Viên chức này lúc đó chỉ lo tham nhũng nên khi thấy người bà cụ già nghèo khổ này thì quát đuổi ra mà không giải quyết trong quyền hạn cho con người đáng thương này. Bà cụ già này khi ra về mà trong lòng buồn tủi nhục và tiếp tục chịu đựng cảnh không nhà.
    Nghiệp này khi quay trở lại với viên chức rất thảm thương đáng sợ, tùy thuộc Phước của viên chức này còn nhiều hay ít mà Quả báo sẽ trổ ra ở kiếp này hay kiếp sau. Viên chức này kiếp sau sẽ là một người khốn khổ mà xin cái gì cũng không ai cho, muốn ai giúp điều gì cũng không ai giúp và nhà cửa thì phải chịu dột nát tồi tàn mà không thoát ra được và cảnh này phải chịu kéo rất dài. Theo nguyên lý Luật Nhân Quả thì khi một sự việc tác động gây đau khổ đến người khác rồi thì khi Quả báo quay trở lại sẽ gấp nhiều lần so với nhân ban đầu.

    Người nào đó tát tai người khác trước đám đông thì sau này sẽ bị giày vò hạ nhục trong một năm trời để đền bù lại .
    Chúng ta thấy mình chỉ gieo một hạt xoài nhưng khi trổ ra thì mấy ngàn quả xoài và không biết bao nhiêu năm, bao nhiêu mùa hưởng quả. Chúng ta thấy QUẢ luôn luôn nhiều hơn NHÂN gấp nhiều lần. Chúng ta làm cho ai khổ rồi thì khi Quả Báo cái khổ quay lại với mình rất dai dẳng, tương tự khi chúng ta giúp cho ai một niềm vui rồi thì niềm vui hoan hỷ này khi quay trở lại kéo dài rất lâu.
  5. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Lấy từ bi diệt hận thù
    (Suy nghĩ nhân rằm tháng bảy)- Bài viết của Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
    [​IMG]
    Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt - Ảnh: Thanh Đạm
    TT - ?oGiá trị hòa hợp đại chúng trên tinh thần từ bi hỉ xả, là một nhân tố căn bản, sâu xa đã góp phần làm nên tinh thần đoàn kết, nhân ái và hòa hiếu của dân tộc. Nhờ đó mà trong lịch sử nhân loại, hiếm có một đất nước nào chịu đựng triền miên chiến tranh và nhiều biến thiên xã hội, lại là nơi chung sống hòa hợp của nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo như ở nước ta... Tôi kêu gọi tất cả đồng bào trong nước và đang ở nước ngoài hãy cùng hướng về Tổ quốc, đồng tâm đoàn kết, góp phần xây dựng đất nước ta...?.
    Sáng 17-7 vừa rồi, tôi được tham gia một buổi lễ trồng cây thật ấn tượng. Bởi lẽ, lễ trồng cây ấy diễn ra trong khuôn khổ một hội thảo quốc tế lần đầu tiên ở VN, hội thảo ?oPhật giáo trong thời đại mới - cơ hội và thách thức?, do Viện Nghiên cứu Phật học VN tổ chức.
    Hội thảo ấy là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, vượt ra khỏi khuôn khổ một hội thảo khoa học thông thường, trong đời sống chính trị đổi mới và hội nhập của đất nước ta.
    Trong buổi lễ ấy, tôi cũng được cùng chư vị tăng ni và nhiều trí thức trong và ngoài nước trồng cây bồ đề, có nguồn cội từ Bồ đề đạo tràng của đất Phật.
    Sự hiện diện của hầu hết các vị khách quốc tế làm cho buổi lễ trồng cây càng thêm ý nghĩa. Chính Hồ Chủ tịch đã tiếp nhận cây bồ đề ấy hồi chiến tranh, trồng lên ở khuôn viên chùa Trấn Quốc, Hà Nội, cây bồ đề con nay được rước vào Nam trồng ở khu đất mang tên người anh hùng Lê Minh Xuân tại TP.HCM, nơi sẽ là Học viện Phật học VN.
    Giá trị hòa hợp đại chúng trên tinh thần từ bi hỉ xả là một nhân tố căn bản, sâu xa đã góp phần làm nên tinh thần đoàn kết, nhân ái và hòa hiếu của dân tộc.
    Nhờ đó mà trong lịch sử nhân loại, hiếm có một đất nước nào chịu đựng triền miên chiến tranh và nhiều biến thiên xã hội, lại là nơi chung sống hòa hợp của nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo như ở nước ta.
    Dân tộc ta nhiều lần bị bắt buộc phải cầm vũ khí để vượt qua nạn nhà, nạn nước. Tinh thần cứu khổ độ sinh của nhà Phật quyện kết trong ý chí kiên cường của người VN đã rèn đúc nên bản lĩnh khoan dung của dân tộc VN để lịch sử trường kỳ của dân tộc ta không phải là lịch sử truyền kiếp của thù hận, xung đột.
    Đó là di sản quý báu do tư tưởng Phật giáo chảy chung dòng với truyền thống dân tộc và đã hòa quyện làm một.

    Mãi sau 30 năm kể từ khi đất nước thống nhất, cây bồ đề mang tinh thần ?othiệp thế độ sinh? của nhà Phật lại được trồng lên bởi những người trong chừng mực nào đó có quan điểm, xu hướng khác nhau nhưng biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau.
    Tôi vô cùng xúc động khi nhận thức rằng cây bồ đề ấy đã vượt khỏi ý nghĩa của một biểu tượng tôn giáo để chuyên chở hình ảnh của dân tộc VN từ trong khổ nạn là cuộc chiến tranh gieo nhiều tang thương, ly loạn trong thế kỷ trước, trở thành một dân tộc tự do, hạnh phúc.
    Tôi được biết hội thảo quốc tế ?oPhật giáo trong thời đại mới - cơ hội và thách thức? vừa qua đã khẳng định nhiều giá trị của đạo Phật trên con đường phụng sự chúng sinh theo phương châm đạo pháp, dân tộc và nhân loại.
    Chưa có điều kiện nghiên cứu sâu, chỉ bằng trải nghiệm của chính cuộc đời mình, tôi nghĩ ở VN nhiều giá trị Phật giáo đã chảy trong huyết quản của nhiều người dân qua hàng ngàn năm.
    Nhân đây tôi cũng mong mỏi các vị cao tăng và phật tử VN mở rộng lòng từ bi hỉ xả, bỏ qua những định kiến trong quá khứ, chung lòng đoàn kết cùng nhau phụng sự chúng sinh và Tổ quốc.
    Chúng ta nhớ lại: Sau cuộc kháng chiến đánh thắng giặc Minh, giặc xâm lược mà tội ác của nó ?otrúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Nam Hải không rửa sạch mùi?, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của các vị anh hùng Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã ?olấy từ bi diệt hận thù?, cấp lương, cấp thuyền, cấp ngựa cho những kẻ gây tội ác về nước, mở đường hiếu sinh cho kẻ thù cũng là mở ra phương trời mới của nền thái bình bền vững. Đó là đối với giặc xâm lược.
    Trong truyền thống văn hóa của dân tộc, cũng còn một nếp đạo đức: sau mỗi ly loạn, nhân dân lại nguyện cầu siêu độ cho những sinh linh tử vong dù ở bất cứ chiến tuyến nào. Đầu thế kỷ 19, sau hơn 200 năm chiến tranh triền miên, hòa bình lập lại, ông Nguyễn Văn Thành đã thay mặt triều đình viết Văn tế tướng sĩ trận vong; và trong nhân dân, đại thi hào Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn là vừa để giải thoát những đau thương về tinh thần và tâm linh đè nặng tâm hồn dân tộc, vừa để hướng dẫn đời sống tâm hồn và đạo lý của những người đang sống.
    Đó cũng là một truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy từ lâu đã thể hiện cô đọng trong một sinh hoạt văn hóa tinh thần thuộc về đời sống tâm linh của người Việt: lễ rằm tháng bảy. ]Rằm tháng bảy, đối với người Việt là ngày báo hiếu, theo nghĩa rộng, là ngày để ghi nhớ và báo bổ công ơn của tổ tiên, cha mẹ và cũng là ngày giải oan, ngày toàn xá vong nhân, dịp để xua tan thù hận, hỉ xả khoan dung.[/
    [​IMG]
    "Cầu cho cha mẹ và người thân khỏe mạnh, công việc của mình ổn định..." - bạn Diễm Phương và Ngọc Bích (trái) cho biết khi đi lễ tại chùa Vĩnh Nghiêm, TP.HCM chiều 7-8-2006. Ảnh: T.T.D.

    Dân tộc ta 30 năm trước đã trải qua một cuộc chiến tranh đầy tang thương. Ân Tổ quốc, ân đồng bào, ân cha mẹ, ân bằng hữu, tứ ân trong tư tưởng Phật giáo luôn hòa hợp với ý chí của người dân VN buộc phải đứng lên chiến đấu vì sự sống còn của dân tộc, Tổ quốc. Đất nước nhờ vậy đã hòa bình, cuộc sống đang lần hồi an cư, lạc nghiệp.
    Theo truyền thống văn hóa của dân tộc, Nhà nước ta đã định ngày 27-7 hằng năm là ngày tưởng nhớ hàng triệu công dân, hầu hết là những thanh niên ưu tú nhất của dân tộc, xả thân trên mọi nẻo đường cứu nước, đến nay rất nhiều người trong số họ vẫn còn gửi lại thi hài nơi đầu rừng, cuối biển. Chúng ta cũng tưởng nhớ hàng triệu đồng bào, vì tha thiết với Tổ quốc, bằng mọi hình thức ủng hộ cuộc kháng chiến cứu nước vì bom rơi đạn lạc mà bị thảm sát, nhiều nơi cả gia đình, làng mạc. Nỗi đau về những mất mát ấy vẫn còn oằn nặng trong nhiều gia đình.
    Nhưng chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm. Trong 30 năm ấy, chúng ta cảm thông sâu sắc với nỗi đau mất mát của hàng vạn đồng bào ruột thịt khác, vì những hoàn cảnh và lý do khác nhau khi rời bỏ quê hương. Còn nữa, hàng vạn con em của các dân tộc nước ngoài, vốn không có thù oán gì với dân tộc ta, vì bị ép buộc, xúi bẩy mà trước sau đã phải nhận lãnh hậu quả trong cuộc chiến bất nghĩa khốc liệt ở VN.
    [Nhân rằm tháng bảy năm nay, có dịp suy nghĩ những giá trị tinh thần sâu sắc của đạo Phật, mà nhiều điều ẩn chứa giá trị sâu xa, cao đẹp của truyền thống đạo đức, văn hóa dân tộc, tôi kêu gọi các nhà chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất... của tất cả các tôn giáo cùng đồng bào trong nước và đang ở nước ngoài hãy cùng hướng về Tổ quốc và những người đã khuất, thành tâm cầu nguyện cho mọi sinh linh đã ngã xuống trên quê hương VN và trên cả những chặng đường tha hương, lưu lạc được siêu thoát; đồng thời cầu nguyện cho tất cả đồng bào đang sống, không phân biệt gốc tích, thành phần, quan hệ xã hội..., đồng tâm đoàn kết, hòa hợp, góp phần xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn và nhân dân ta ngày thêm tự do, ấm no, hạnh phúc.
    VÕ VĂN KIỆT
    (Bao tuoitre)
    Được chutdamme sửa chữa / chuyển vào 15:10 ngày 08/08/2006
  6. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Thư gửi mẹ mùa Vu lan
    04:23'' 06/08/2006 (GMT+7)
    (trích dẫn từ Vietnamnet)
    (VietNamNet) - Ngày lễ Vu Lan cũng là ngày của Mẹ. Dù hạnh phúc hay khổ đau, người Mẹ nào cũng tuyệt vời nhất trong lòng những đứa con...
    Người bạn thân của tôi, mỗi khi tâm sự thường "ghen tỵ" rằng: có nói thế nào đi chăng nữa, thì mẹ tôi cũng không bao giờ khổ bằng mẹ nó đâu. Tôi không thích sự so sánh này. Dù hạnh phúc hay khổ đau, người mẹ nào vốn dĩ cũng đã là tuyệt vời nhất trong lòng những đứa con của mình rồi.
    Khi tôi 17, Chao ôi, 17 tuổi, cái tuổi ngang ngạnh và hay lý lẽ.
    .................
    Nhưng tôi cũng cảm nhận được rõ rệt là mẹ đang già đi. Khi mẹ chiều theo những quyết định của tôi, tôi xót xa nhận thấy mẹ tôi đã già. Nếu mẹ còn trẻ, dù ý kiến của tôi có đúng, mẹ cũng không dễ gì chấp nhận như vậy. Người ta nói rằng, đừng đợi để làm gì đó.
    Tôi không muốn đợi đến lúc nhiều tiền để có thể làm cho mẹ tôi bớt khổ. Nhiều khi, vật chất cũng chẳng thể thay thế được những nỗi đau đớn về mặt tinh thần.
    Vì thế, mỗi ngày, tôi càng cuống quýt hơn để mang niềm vui đến cho mẹ. Mẹ ơi, con được học bổng, mẹ ơi, con xin được chỗ làm rồi, mẹ ơi, con được đi xa, mẹ ơi, mọi người ở cơ quan quý và tốt với con lắm? Đó là những điều sẽ làm mẹ tôi vui, vì niềm vui đó, mẹ có thể vượt qua sự vất vả khác một cách đơn giản hơn chăng????
    [​IMG]
    Mới ngày hôm qua thôi, anh bạn của tôi ở TP. Hồ Chí Minh gửi mail ra, thảng thốt viết rằng: ?oBa anh vừa mất. Anh phải làm gì cho má anh đây. Anh sợ rằng, khi má mất đi rồi, anh sẽ không kịp làm cho má những điều mà anh đã chưa kịp làm cho ba. Hãy nói cho anh biết cách phải yêu thương má như thế nào, anh thấy làm gì cũng vẫn còn thiếu, không thể nào đủ được...?.
    Tôi nhớ câu thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân: ?oCon không đợi đến ngày kia mình mất mẹ mới giật mình khóc lóc. Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ??.
    Tôi cũng không muốn đợi, khi mẹ tôi đã đi về một thế giới khác tôi mới gài lên áo mình một nụ hồng bạch và ân hận vì những điều chưa kịp làm.
    [​IMG]
    Tôi gài lên áo mình nụ hồng đỏ, trong nỗi hạnh phúc, thấy cả sự phấp phỏng lo âu. Mẹ như ngọn đèn trước gió. Một bông hồng cài áo?để lòng vui sướng hơn. Nhưng sao vẫn lo âu, sợ ngày mai, mình vẫn còn nhiều điều chưa kịp làm.
    ( Bùi Thanh)

  7. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Hãy làm tất cả những gì cho cha, cho mẹ, cho những người thân , và cho chính bản thân mình để sống chọn niềm hạnh phúc. Bằng những lời nói, hành động xuất phát từ thật tâm mình để mang lại yêu thương cho những người xung quanh.
    Sau đây là Bài pháp thoại của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về chủ đề : tình thương yêu gia đình.
    Phần 1:
    http://www.esnips.com/doc/7e51c8a7-850d-4c39-9f8e-962a84e05db4/TNH_2005_01_16_VN_64kpbs_Part01.mp3
    Các bạn click vào đường link này , sau đó click vào phần download file về để nghe Bài Pháp thoại.
    Được chutdamme sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 08/08/2006
  8. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Hãy làm tất cả những gì cho cha, cho mẹ, cho những người thân , và cho chính bản thân mình để sống chọn niềm hạnh phúc. Bằng những lời nói, hành động xuất phát từ thật tâm mình để mang lại yêu thương cho những người xung quanh.
    Sau đây là Bài pháp thoại của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh về chủ đề : tình thương yêu gia đình.
    Phần 1:
    http://www.esnips.com/doc/7e51c8a7-850d-4c39-9f8e-962a84e05db4/TNH_2005_01_16_VN_64kpbs_Part01.mp3
    Các bạn click vào đường link trên , sau đó click vào phần download file về để nghe Bài Pháp thoại.
    Dưới đây, là đường link để nghe các Bài Pháp thoại của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến về thăm Việt Nam năm 2005
    http://www.langmai.org
    http://www.langmai.org/TNH/PhapThoai/PhapThoai%20mp3.htm
    http://www.langmai.org/TNH/PhapThoai/PhapThoai.htm

    Được chutdamme sửa chữa / chuyển vào 20:37 ngày 11/08/2006
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một thí dụ khác về Quả Báo như có một lần mình đang đi trên đường thì nhìn thấy một người đột nhiên lăn lộn ngã trên đường. Mặc dù công việc mình đang vội nhưng thấy cảnh ngộ này thì động Tâm, nên dừng xe lại hăng hái mau chóng chở vào bệnh viện . Nhờ mang người này kịp thời vào bệnh viện mổ ruột thừa mà mình cứu sống được một mạng người, rồi mình cũng quên đi luôn. Nhưng Luật Nhân Quả vẫn ghi nhận và sau này vậy mà tuổi thọ mình được tăng, sức khoẻ được khoẻ mạnh, con cháu mình có gặp tai nạn thì có người cứu giúp. Quả báo lành này trở lại với mình rất dài và rất nhiều mặc dù mình chỉ cứu có một mạng người và thi ân bất cầu báo đáp, xem như đó là bổn phận làm người.
    Chúng ta nhận thấy một hạt lúa ươm xuống ra cả chùm lúa, một hạt xoài hưởng hoài không hết. Đó là sự vận hành tư nhiên của Luật Nhân Quả.

    Chúng ta cần hiểu Luật Nhân Quả cho sâu để kiểm soát được ý nghĩ, lời nói, hành động trong suốt cuộc đời mình. Hệ quả hay nhất của người tin hiểu Luật Nhân Quả là chúng ta KỀM CHẾ, TỰ CHỦ ĐƯỢC BẢN THÂN MÌNH. Do đó sẽ tránh được điều ác, siêng năng làm việc thiện lành, đó là lợi ích trước nhất. Chúng ta chưa biết là Phước về sau chúng ta sẽ hưởng muôn ngàn lần như thế nào nhưng trước hết chúng ta là một người chân chính xứng đáng với phẩm giá làm người là do chúng ta biết kiềm chế chính mình.

    Người mà biết kiểm soát, kềm chế được chính mình là người tốt. Người không biết kiềm chế muốn làm gì thì làm bất chấp hậu quả là người chưa tốt. Người mà có Đạo Đức trước hết đánh giá ở sự kiềm chế, khi muốn làm điều gì thì cũng suy nghĩ, cân nhắc sự việc năm ba lần là nên làm hay không, dù điều đó mình rất thích. Chính Luật Nhân Quả làm cho chúng ta biết kiềm chế vì chúng ta có trí tuệ biết Nhân, biết Quả. Khi chúng ta thích điều gì thì hãy xem Quả báo sẽ đi về đâu rồi hãy làm. Điều này tránh cho chúng ta bớt lầm lẫn, nông nổi và giữ cho ta sự chín chắn trưởng thành.

    Nếu một xã hội mà biết luật Nhân Quả thì chắc chắn là xã hội này sẽ tốt đẹp yên vui. VÌ KHÔNG AI NỠ LÀM KHỔ AI, và bất cứ ai cũng MUỐN LÀM CHO NGƯỜI KHÁC YÊN VUI, HẠNH PHÚC.
    Chúng ta hãy khoan nói đến một thiên đường ở đâu xa nhưng chúng ta biết chắc chắn là một thiên đường chỉ có nơi những con người tin hiểu Nhân Quả, biết sống tốt đẹp, cư xử tử tế với nhau.

    Trong luật Nhân Quả có một tính nổi bật là SỰ CÔNG BẰNG, đó là nét đẹp tuyệt vời. Có những người đầu tiên khi nghe nói về Luật Nhân Quả thì có vẻ dè dặt. Họ nói Nhân nào Quả nấy thì làm sao chứng minh để thấy liền được. Làm sao có thể chứng minh là ai ở hiền gặp lành, ai ở ác sẽ gặp dữ bởi vì trong cuộc đời này có những người ở ác mà vẫn giàu, có những người ở hiền mà vẫn nghèo. Mặc dù họ dè dặt, hoài nghi nhưng rất muốn tin lời ĐỨC PHẬT DẠY :" Ở hiền ắt sẽ gặp lành, ở ác ắt sẽ gặp dữ." Vì sao vậy, là vì Luật Nhân Quả rất là công bằng.

    Con người chưa đủ trí tuệ để nhìn thấy Nhân Quả vận hành trực tiếp xuyên suốt từ kiếp này qua kiếp khác, chỉ có những bậc Thánh nhân mới thấy được. Chúng ta tin chấp nhận bởi vì Nhân Quả là công bằng và vì yêu sự công bằng này nên sống theo Luật Nhân Quả. Nếu người bình thường như chúng ta chịu quan sát, chiêm nghiệm ở mức độ gần cũng sẽ thấy được Quả Báo nhãn tiền ở một số trường hợp trong một kiếp sống.

    Chúng ta chú ý một điều rất chính xác là chỉ có những người có Đạo đức mới yêu quí sự công bằng, còn người không tin Luật Nhân Quả thì chúng ta hiểu ngay là người này là người chưa có Đạo Đức. Người mà chưa có đạo đức thì hành động bất chấp hậu quả gây tổn hại đến người khác chỉ biết nghĩ đến quyền lợi ích kỷ của mình.
    Thí dụ : Người này nếu có quyền chức thì chắc chắn sẽ lợi dụng quyền chức để ức hiếp người khác mà lấy lợi về mình. Hoặc muốn tiền trong túi người ta thành tiền trong túi của mình bằng mọi cách như lừa đảo. Về tình cảm thì chỉ biết thoả mãn thú vui của mình bất chấp Đạo lý con người.
    Khi một người mà gây tội ác, tội lỗi thì trước hết luật pháp sẽ xử lý. Khi luật pháp xử chưa hết thì Luật Nhân Quả có quyền năng tối thượng sẽ xử lý tiếp cho công bằng tuyệt đối mà không có bất cứ ai có thể cưỡng lại được . Khi Luật Nhân Quả công bằng xét xử thì không còn sót một mảy may, tính từng ly từng tí rất chính xác nên Quả báo rất đáng sợ .

    Chúng ta hãy đặt lại vấn đề là tại sao con người lại đặt ra luật pháp, đặt ra toà án để xét xử ? Thuở ban đầu xa xưa chưa có Toà án pháp Luật nhưng rồi dần dần con người đã thiết lập ra Pháp Luật, Toà án để xét xử tội ác chỉ vì con người yêu quí sự công bằng. Chúng ta được làm người, bởi vì chúng ta YÊU QUÍ SỰ CÔNG BẰNG. Nếu con người mà không yêu quí sự công bằng thì con người sẽ bằng với những con thú khác trong rừng hoang dã. Những con thú ở trong rừng không có sự công bằng mà mạnh được yếu thua. Những con thú sống theo bản năng, chúng xé xác ăn thịt các loài thú khác một cách không thương tiếc mà không cần suy xét. Còn con người khi gây ra tội ác tổn hại đến người khác như cướp của, giết người,lừa đảo v...v...thì lập tức bị bắt giam và đưa ra Toà án pháp luật xét xử không phân biệt giàu nghèo, giai cấp...tất cả đều bình đẳng trước công lý.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chúng ta nhận biết rằng sở dĩ chúng ta là một con người đúng nghĩa, là con người chân chính sáng giá vượt lên hẳn loài vật là vì chúng ta có trí tuệ yêu chuộng sự công bằng, yêu chuộng công lý, Đạo lý và biết thiết lập Pháp Luật, Toà án để giữ gìn sự công bằng này và mang sự yên tâm, an vui đến cho mọi người.

    Xã hội càng văn minh, càng trí tuệ thì càng yêu quí sự công bằng. Do đó khi một con người văn minh trí tuệ thì dễ yêu quí Đạo Phật bởi vì giữa sự văn minh trí tuệ, yêu quí sự công bằng của con người và sự công bằng trong Nhân Quả của ĐẠO PHẬT là phù hợp hoàn toàn. Đây là điều chúng ta có thể tự hào, hãnh diện khi quỳ xuống trước Phật Đường khi LỄ PHẬT. Chúng ta biết đây là một bậc THÁNH toàn giác đã giác ngộ tuyệt đối đã mang Đạo Lý công bằng đến cho cuộc đời nhờ vậy biết bao con người trên thế giới đã biết kiềm chế, kiểm soát bản thân mình, không cho phép mình làm điều sai lầm, mà chỉ cho phép mình làm những điều ích lợi, những điều phúc thiện cho cuộc đời nàỵ

    Luật Nhân Quả công bằng khi vận hành thì rất công bằng cho con người gây tội ác hay tạo Phước lành. Thí dụ : Một tên ăn cướp tấn công vào một gia đình giàu có. Tên cướp này đánh đập, tra khảo người chủ nhà để lấy của cải tiền vàng. Sau khi lấy được tiền vàng, thì tên cướp này cắt cổ người chủ nhà chết để phi tang. Do tên cướp sau đó bị tình nghi nên đã hối lộ nhân viên pháp luật một số tiền lớn để mua chuộc nhằm chặn đứng sự việc và cho đến khi tên cướp này chết cũng không tìm ra thủ phạm của vụ cướp của, giết người này. Luật pháp thế gian đã không xử lý được. Sự công bằng của thế gian mà con người thiết lập nên đã không xử lý được, giải quyết hết mọi điều thiện ác trong cuộc đời này nhưng Luật Nhân Quả công bằng thì có sức mạnh tuyệt đối vận hành không bỏ sót.
    Sau đó, tên cướp tuy thoát được khỏi luật pháp, nhưng không thoát được thiên la địa võng vô hình của Luật Nhân Quả. Khi Quả báo bắt đầu trổ ra thì tên cướp này tự nhiên mắc bệnh hiểm nghèo đau đớn thể xác. Sự đau đớn này ngẫu nhiên lại xảy ra đúng vào những chỗ mà tên cướp trước đây đã đánh đập, tra tấn, cắt xẻo dã man nạn nhân. Sự đau đớn bệnh tật này kéo dài nhiều năm và khi tên cướp này kiệt sức, tâm thần hoảng loạn và chết.
    Tuy nhiên cái chết của tên cướp không hề xong Quả báo. Khi chết xuống Điạ ngục, vong hồn tên cướp này tiếp tục bị đọa do đã tạo nghiệp ác . Trong cõi vô hình thì chốn mà PHẬT gọi là chốn Điạ ngục để trừng phạt những con người đã gây ra tội lỗi, gây tai họa đau khổ cho người khác mà pháp luật của thế gian bỏ sót. Khi xuống Điạ ngục, dù chỉ là vong hồn thần thức, nhưng tên cướp bị đâm chém, bị đốt, đày đọa rất thảm thương kéo dài.
    Chúng ta sẽ ngạc nhiên là tại sao tên cướp chỉ giết có một người mà Quả báo của tên cướp này đến cuối đời đã trả là bệnh đau đớn hành hạ thân xác ghê gớm rồi, tại sao đến chết lại xuống Điạ ngục nữa? Chúng ta thấy một hành động làm ra không phải chỉ gây cho một cá nhân người đó mà còn liên quan chặt chẽ đến những người chung quanh.
    Trở lại sự việc người chủ nhà bị cướp của, bị giết oan ức quá thảm thì khi vợ con ông ta quay về nhà mới phát hiện ra chồng mình, cha mình đã chết và tài sản bị cướp sạch hết. Lúc đó, nỗi đau khổ của người vợ và con thơ là không thể tưởng tượng nổi. Nỗi đau khổ trong tim mà khi người thân mình bị giết chết thảm oan ức không có giá nào có thể đền bù lại được. Sau khi chôn cất người chồng xong thì gia đình bắt đầu khánh kiệt nên người con phải bỏ học, vất vả lao động kiếm sống và cuộc đời xuống dốc. Người vợ sau đó phải vất vả bươn chải để duy trì sự sống cho gia đình, để lo ăn lo mặc cho con. Việc người chồng bị giết thảm khiến người vợ đau buồn, cộng với sự lao động bươn chải kiếm sống lo cho gia đình làm người vợ mau chóng kiệt sức trong tủi buồn và thời gian sau thì người vợ này chết luôn. Đứa con khi đó còn nhỏ bỗng nhiên trở nên mồ côi cha mẹ, nếu giữ được đạo đức còn đỡ, do thiếu sự hướng dẫn của cha mẹ và phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ nên rất dễ hư hỏng cả một đời.

    Tên cướp sau khi trả Quả ở Điạ ngục không biết bao nhiêu đời rồi thì tái sinh trở lại làm người phải tiếp tục trả nghiệp xấu tiếp bởi Quả báo vẫn đi theo tên cướp như bóng với hình. Do Quả báo mà tên cướp phải đầu thai trong một gia đình mà phải chịu cảnh chết cha, chết mẹ sớm do kiếp trước là đã gây cho người khác phải chịu mồ côi sớm. Người này đầu thai lên rồi do hoàn cảnh nghiệp bó buộc mà phải chịu thất học bươn chải vất vả mưu sinh trong cuộc đời.

    Chúng ta thấy một việc gây tội ác luật pháp thế gian xử đơn giản tử hình hay 20 năm tù là xong. Luật Nhân Quả thì tính chính xác tuyệt đối từng ly từng tí, từng chút một những hậu quả mà người đó đã gây ra đau khổ cho cuộc đời và giải quyết thanh toán công bằng không sót một mảy may điều gì.

    Về việc tạo Phước giữa cuộc đời này thì Luật Nhân Quả cũng vận hành chính xác. Thí dụ: Chúng ta thấy có một người có trình độ học vấn, tính tình đức độ, hiền lành mà chưa kiếm được việc làm. Mình mới giới thiệu việc làm cho người này để họ có cuộc sống ổn định do siêng năng nên mức thu nhập tăng dần có thể lo liệu cho bản thân mình và phụ giúp được cho gia đình nữa, phụ giúp cho cha mẹ lo cho các em ăn học. Khi có việc làm ổn định, người thanh niên này đã cất đi được gánh nặng lo lắng, là không biết ăn ngày nay, lo ngày mai ra sao. Cái lo này khi được cất bỏ thì hạnh phúc an vui này không có đồng tiền nào sánh được, đây mới là cái quý giá. Khi Quả báo đến với chúng ta không đơn giản, không phải mình giúp cho một người có việc làm rồi sau đó Quả báo mình được hưởng là may mắn được một số tiền nào đó mà niềm vui, sự may mắn này rồi sẽ kéo dài cả cuộc đời mình. Do quả báo lành nên con cháu mình được hưởng tiếp sự an vui, may mắn, hạnh phúc này.
    Con cháu mình sau này lớn lên tự nhiên được Phước dễ có việc làm, được nhiều người sẳn sàng giúp đỡ cho việc làm. Tuổi già của mình cũng được an vui, hạnh phúc khi thấy con cháu mình thành đạt, ổn định trong cuộc sống. Chúng ta đâu có ngờ rằng chỉ một việc làm là mình đã giúp đỡ cho người khác có việc làm ổn định cuộc sống, mà sự an vui, may mắn hệ quả này kéo dài rất lâu.
    Chúng ta nhận thấy sự công bằng của Luật Nhân Quả khi xét xử Nghiệp của một người là tính chính xác từng li từng tí một. Khi hiểu được Luật Nhân Quả chúng ta biết kiềm chế mình trong từng ý nghĩ, từng lời nói, từng hành động để tránh xa điều ác và tạo phước Thiện giữa cuộc đời. Người mà không hiểu Luật Nhân Quả thì muốn làm khổ ai thì làm, khi muốn giúp ai thì cảm hứng giúp cho vui. Còn người tin hiểu Luật Nhân Quả thì luôn luôn giữ chừng mực, biết kiềm chế bản thân ổn định. Nếu là người tốt thì tốt mãi, người xung quanh kết bạn với mình thì yên tâm cả một đời.

Chia sẻ trang này