1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân ngày Lễ "Phật Đản 08/04" - suy ngẫm về "Luật nhân quả". Topic dành riêng cho chutdamme

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi chutdamme, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    LUẬT NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG LIÊN QUAN QUA NHIỀU KIẾP SỐNG là vì có những quả báo không đủ điều kiện để xuất hiện trong một kiếp nhãn tiền mà phải kéo dài qua nhiều kiếp sống khác. Chúng ta thấy câu chuyện về tên cướp đã gây cho người khác phải chịu mồ côi sớm nhưng kiếp hiện tại tên cướp này đang gây tội ác đâu có mồ côi vì vậy qua kiếp khác mới chịu Quả báo mồ côi này. Hoặc kiếp này một người lừa đảo gây thiệt hại cho một người khác nhưng bây giờ người này có thế lực đang thành công quá nên chẳng ai lừa được , thì kiếp sau người này mới bị lừa đảo lại mà tán gia bại sản.

    Trong cuộc sống này khi chúng ta làm vô số việc thiện như giúp cho người già được sáng mắt thị lực hay người tàn tật được có xe lăn hay trẻ em nghèo có sách vở tập để đi học qua học bổng tài trợ v..v...Do Quả báo lành nên kiếp sau mình có sức khoẻ tốt, dễ có các phương tiện hiện đại để đi lại , hay trở nên thông minh một cách kỳ lạ. Chúng ta thấy những cái NHÂN tưởng chừng đơn giản là hữu lậu tầm thường mà khi Quả báo trổ ra thì gấp muôn ngàn lần lớn hơn thế. Cũng chính nhờ Phước hữu lậu này chúng ta mới dần dần đi sâu vào con đường tâm linh được. Không có Phước hữu lậu này thì vĩnh viễn không bao giờ có cơ hội sở ngộ Đạo lý. Khi sở ngộ Đạo Pháp rồi thì mới đi sâu vào Phước vô lậu qua Thiền định mà chứng đắc dần quả vị . Điều này ĐỨC PHẬT đã dạy rất rõ trong CHÁNH NGHIỆP ở Bát Chánh Đạo .

    Do Luật Nhân Quả liên quan đến nhiều kiếp sống nên trong ĐẠO PHẬT còn có một khái niệm là LUÂN HỒI . Luân hồi là sự tái sinh giữa kiếp này và kiếp khác. Khi chúng ta chết ở kiếp này không phải là chấm dứt một đời sống ở một kiếp này thôi mà sẽ đầu thai vào một kiếp khác. Do đó, còn có một Định luật quan trọng liên quan đến Nhân Quả nữa là LUÂN HỒI TÁI SINH. Sự Luân hồi không đơn giản như đa số chúng ta thường nghĩ là cứ nghĩ cứ hễ chết kiếp này là đầu thai kiếp khác ngay.

    Chúng ta chết ở kiếp này, Thần thức (hay linh hồn) tồn tại trong cõi vô hình, phải đợi đủ Nhân, đủ Duyên, có cha mẹ rồi chúng ta mới sinh vào gia đình đó để tái sinh ở một kiếp sống khác. Khi chưa đủ nhân duyên, chưa đúng cha mẹ thì mình phải chờ đợi trong cõi vô hình chứ chưa đầu thai.
    Thí dụ : Đời trước do mình có gieo Nhân lành nên đời này mình được Phước qui định là cha mẹ mình sẽ giàu có, đẹp đẽ, có chức quyền trong xã hội và mình sẽ sinh ra làm con trưởng. Khi Nhân Quả đã qui định như vậy rồi thì mình phải đợi đúng ngày giờ mới đầu thai. Khi Nhân Quả chưa tới thì mình vẫn ở trong cõi vô hình hưởng phước và chờ đợi. Trong cõi vô hình này mình cũng có nhà cửa , được an vui nhưng phải chờ đợi đủ Nhân Duyên mới tái sinh. Sự chờ đợi tái sinh này tùy Phước hay Nghiệp qui định là sớm hay muộn, có khi phải chờ cả trăm năm và trong suốt cả trăm năm đó, mình chỉ là Thần Thức nhưng có nhà, có cửa an trú, được thờ phụng. Khi đủ Nhân Duyên thì Thần Thức này sẽ theo Nghiệp tái sinh bắt đầu một cuộc sống mới theo Nhân Quả qui định .

    Thông thường mà một linh hồn tội lỗi nhiều quá thì bị đọa xuống Điạ Ngục. Nếu ít Nghiệp hơn thì làm một loài ma đói lang thang vất vưởng. Do thiếu Phước nên loài ma đói này khi chết không ai cúng cho ăn, không có chỗ an trú đàng hoàng, phải lang thang vất vưởng ở ngoài đồng, ở bụi cây. Hàng năm lâu lâu khi mà chùa cúng lễ VU LAN thì giành giật với các ma đói khác mà ăn, chứ quanh năm suốt tháng cái cảm giác đói cứ hành hạ mặc dù là không có dạ dày. Đây là loài ma đói tuy có tạo nghiệp dữ nhưng ít tội hơn so với loại bị đọa xuống địa ngục do đã gây tội ác ở trần thế. Loài ma đói này thường khi đầu thai tái sinh lên thường ít được làm người mà làm loài súc sinh (loài thú).

    Nếu một linh hồn có Phước hơn thì có nơi ăn chốn ở đàng hoàng như được con cháu thờ trong nhà, được mang vào chùa thờ ở nhà thờ linh cốt. Khi ở trong chùa thì thần thức người này mỗi ngày được chùa cúng cơm cho ăn, được tụng kinh cho nghe nên cũng biết tu được Phước lành. Khi đã đúng Nhân đúng Quả thì Thần thức này mới rời chùa ra đi đầu thai tái sinh vào một kiếp sống mới trong một gia đình giàu sang, lớn lên có duyên với Phật Pháp và tiếp tục tu học tiếp, gieo Nhân Quả tốt lành tiếp tục hướng thiện.

    Một người có công với đất nước như một vị quan, một vị tướng, một nhà lãnh đạo lúc nào cũng lo cho dân, thấy dân khổ là tự trách mình. Vị lãnh đạo này thấy một con đường làng quê lầy lội, khó đi hay nhìn thấy trẻ em đi học qua sông sóng to, gió cả mà không có cầu bắc qua cho mọi người, các em học sinh qua lại dễ dàng v...v...là tìm cách giúp. Những người có công với đất nước thường khi chết thì có Đền, có Miếu được mọi người thờ phụng tôn kính. Các vị này khi chết trong cõi siêu hình thường là các vị Thần có uy quyền, có Đền, có Phủ, có lính phục vụ như ở cõi đời.
    Còn những vị mà suốt đời tu hành tâm hồn thánh thiện, có tư cách trí tuệ cao cả, làm vô số việc phúc thiện cho mọi người thì khi chết được sanh lên cõi trời. Cõi trời là cõi chỉ có niềm vui và hạnh phúc, người ta sống với nhau bằng Tâm, hiểu nhau bằng tâm ý không có lời nói. Các vị này ở cõi trời thì muốn gì được nấy như ý ngay tức khắc hiện ra bởi Phước của họ cực kỳ to lớn.

    Về SỰ ĐẦU THAI thì khi duyên đầu thai đã đến thì Thần thức đã về gia đình này trước đó một thời gian rồi lưu luyến, quấn quít thương yêu cha mẹ này. Khi cha mẹ lấy nhau và mầm sống bắt đầu xuất hiện thì Thần thức này ngay tức khắc đã tan biến ngay vào cái phôi này. Lúc đó, Thần thức không nhớ gì về kiếp sống quá khứ nữa mà bắt đầu sự sống bằng một cái phôi cực kỳ nhỏ, phải soi kính hiển vi mới thấy được. Phôi này trưởng thành lớn lên chịu sự vận hành, điều khiển, chi phối của Nhân Quả.

    Khi chúng ta lớn dần lên ở một kiếp sống mới thì có hai điều xảy ra là chúng ta nhận Quả báo của kiếp sống trước và chúng ta gieo tiếp nghiệp cho kiếp sau. Và cứ thế chúng ta cứ trôi lăn trong luân hồi sinh tử mãi từ kiếp này qua kiếp khác.
    Ở cái nhìn gần, chúng ta biết kiếp trước mình không tạo phước nhiều nên kiếp này mình không được hưởng Phước nhiều lắm, có khi phải vất vả vì mưu sinh trong cuộc sống. Nay đã biết Luật Nhân Quả do ĐỨC PHẬT dạy thì kiếp này cần tạo Phước thiện để kiếp sau hưởng Phước nhiều hơn.
    Khi chúng ta hiểu Đạo sâu dần thấy con người cứ mãi lang thang luân hồi thì dù kiếp này, kiếp kia được giàu sang huy hoàng đi nữa mà cứ tái sinh hoài thì cảm thấy mệt mỏi. Lúc đó, chúng ta thật sự có mơ ước là dừng lại sự Luân hồi tái sinh có nghĩa là hướng về sự giải thoát. Dù có sinh ra làm Ông, làm Vua, làm Tướng đi nữa thì cũng phải đấu tranh mệt mỏi, vất vả, tính toán để tạo nghiệp. Khi làm Vua, làm Tướng, làm lãnh đạo chỉ huy thì quyền uy của mình sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người do đó chỉ cần mình nóng một chút, hay sai lầm một chút là sẽ gây Nghiệp khủng khiếp liền, hoặc một nhà lãnh đạo ra một Đạo luật sai là bao nhiêu người phải khổ sở ảnh hưởng trực tiếp đến mọi người liền, do vậy làm vua, làm Tướng cũng chả sướng gì.
    Cuối cùng chúng ta nhận thấy chân lý thôi một ngày nào đó dừng luân hồi này lại, và trong cõi giải thoát đó mình phù hộ cho chúng sinh hay hóa thân thị hiện giáo hoá chúng sinh biết làm điều thiện, tránh điều ác, tạo được phước lành và sau cùng chấm dứt luôn Luân hồi. Đó là mơ ước cao đẹp nhất của chúng ta khi đi trên con đường Phật Pháp.

    Ở mơ ước gần chúng ta chỉ cầu cho Phước của kiếp sau được tốt đẹp bởi sống trên đời chúng ta CÓ TRÁCH NHIỆM PHẢI TẠO PHƯỚC, SỐNG HẾT MÌNH CHO THA NHÂN. Nhưng làm Ông, làm Vua, làm Tướng quyền thế, giàu sang gì rồi cũng mệt mỏi vất vả và sơ sẩy một chút là rất dễ tạo Nghiệp bất thiện, vì thế dừng lại sự luân hồi này và giải thoát, đây là mục tiêu của ĐẠO PHẬT . MỤC TIÊU CỦA ĐẠO PHẬT LÀ CHÚNG TA ĐI TÌM CON ĐƯỜNG TU HÀNH ĐỂ GIẢI THOÁT. Tuy nhiên, trước hết chúng ta phải sống xứng đáng với phẩm chất con ngưoi sáng giá thánh thiện đã, sống vì tha nhân rồi hãy nói đến sự giác ngộ giải thoát viên mãn trong Phật Pháp . Khi dừng lại được sự Luân hồi, chúng ta sẽ không bị một Nghiệp nào có thể thúc đẩy đi vào luân hồi tái sinh nữa (chú ý là phải tạo Phước lành, chứ không phải là Vô Nghiệp do có rất nhiều người hiểu sai điều này ). Ở chỗ giải thoát an vui tuyệt đối đó, Đạo Phật gọi là NIẾT BÀN.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    NIẾT BÀN là một cảnh giới cực kỳ thanh tịnh siêu việt không thể diễn tả bằng lời nói được mà bằng sự NHẬP ĐỊNH sâu, chứng Đạo Quả mới cảm nhận được. NIẾT BÀN là một sự sáng suốt bao trùm toàn thể vũ trụ, là Tâm thương yêu ĐẠI BI thấm nhuần tất cả muôn loài. Đa số mọi người đều hiểu không chuẩn về NIẾT BÀN CỦA CHƯ PHẬT khi nghĩ rằng NIẾT BÀN là một sự trống vắng vô tận, thực ra NIẾT BÀN là một sự sáng suốt bao trùm toàn thể vũ trụ này, không diễn tả hết bằng lời được vì vậy mỗi khi chúng ta có việc gì bức xúc, bế tắc mà quỳ xuống trước Phật Đường cầu nguyện luôn được linh ứng rất màu nhiệm. ĐỨC PHẬT trong cõi NIẾT BÀN, Ngài vẫn luôn BIẾT RÕ thương yêu và gia hộ cho chúng ta.
    Khi chúng ta cầu khấn nguyện mà đạt được sở nguyện một điều gì rồi thì sau đó phải TẠ LỄ. Tạ lễ không phải là sau đó cúng kiến linh đình nơi Chư Phật, mà bằng cách giúp đỡ san sẻ đến những người chung quanh cần có sự giúp đỡ có nghĩa là làm một (số) việc PHÚC THIỆN cụ thể nào đó cho tha nhân. Đây là cách duy nhất chân chính của chúng ta khi hiểu Đạo .

    NGUYÊN LÝ CỦA LUÂN HỒI cho chúng ta câu trả lời là tại sao số phận của những đứa trẻ khi sinh ra đã khác nhau một cách kỳ lạ . Tại sao có đứa trẻ sinh ra thì khỏe mạnh, có đứa trẻ sinh ra thì èo uột hay thậm chí mắc bệnh nan y. Tại sao có đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo, có đứa trẻ sinh ra trong một gia đình giàu có. Tại sao có sự khác biệt như vậy? Nếu không có Luân hồi Nhân Quả thì sẽ không có sự trả lời thoả đáng.

    Có một số người cho rằng đứa trẻ sinh ra trong một gia đình nghèo là để được rèn luyện, thử thách, thế tại sao có sự bất công là rèn luyện đứa trẻ này mà không rèn luyện đứa trẻ kia? Tại sao có sự phân biệt, cách biệt như vậy? Chính LUẬT NHÂN QUẢ đã đưa đứa bé sinh vào gia đình này hay sinh vào gia đình kia theo NGHIỆP BÁO. Do đó, chúng ta không quy trách nhiệm cho một THẦN LINH tối cao nào mà chúng ta quy trách nhiệm cho chính chúng ta tron việc tạo TỘI, PHƯỚC giữa cuộc đời.

    Khi sinh đứa bé ra trong một gia đình nghèo, chúng ta biết đứa bé hơi thiếu Phước hay giai đoạn đầu đời hơi thiếu Phước. Chúng ta thương đứa bé này và dạy cho đứa trẻ này biết cách làm Phước. Có nghĩa là đứa trẻ này từ nhỏ đã có Đạo đức, biết thương người, biết giúp người, biết sống chân thật thì sau này lớn lên cuộc đời sẽ phát triển theo chiều hướng tốt. Do vậy, khi chúng ta hiểu được Luật Nhân Quả thì giúp ích cho con cháu mình và mọi người rất nhiều những lợi ích thiết thực trong cuộc sống trần thế này.

    Có hai loại Phước là : Phước hữu lậu và Phước Vô Lậụ

    Phước hữu lậu là phước có giới hạn hẹp, là phước thuộc về thế gian như: sự giàu sang, địa vị, sắc đẹp , sức khoẻ v..v... khi chết thì mất hết.

    Phước vô lậu là Phước vô hạn lớn lao, là Phước thuộc về tâm linh như: Phước về Đạo lý Phật pháp ( sự tôn kính Tam Bảo, lòng từ bi bác ái, Đức khiêm hạ , sự đắc đạo viên mãn), Thiền định, Đạo Quả . Phước này khi chết thì mang theo được. Cũng là một hành động cúng dường Tam Bảo, hành thiện, bố thí, san sẻ v..v... nhưng do phát tâm cầu về Phước hữu lậu hay Phước vô lậu mà Nhân Quả sẽ ứng đi theo các con đường khác nhau. Ngoài ra, Phước còn có đường đi theo thời gian ngắn hay dài là do tâm. Người hiểu Đạo sâu sắc thì không mong Quả báo lành quay trở lại mà cho Quả báo của Phước này đi luôn. Đây là tâm hạnh của các Quả vị Thánh Bồ Tát.
    Luật Nhân Quả giúp chúng ta không còn mê tín. Mê tín là gì? Mê tín là tin vào một nguyên nhân sai lầm. Thí dụ : Ai cũng muốn giàu, mà theo Luật Nhân Quả muốn giàu, thì phải giúp đỡ người khác, cụ thể là làm những việc Phước thiện như: cứu trợ người bị thiên tai, bão lụt, giúp đỡ người nghèo khổ, khuyết tật, trẻ mồ côi, người già neo đơn, tạo công ăn việc làm cho người khác v...v... Mình chịu một đời vất vả vì mọi người như vậy thì cuối đời khi Quả báo lành đến sẽ giàu có. Nhưng có những người mê tín dị đoan cho rằng chỉ cần mùng một Tết cột một con heo trước nhà, khi heo ị ra thì được giàu to, đó là mê tín. Có những người cho rằng mình cứ cầu xin Thần Thánh mãi thì sẽ giàu to. Thần Thánh khi thấy mình lòng thành, có đạo đức, biết làm phước thiện thì sẽ giúp cho mình qua cơn hoạn nạn nào đó là căn cứ vào Nhân Quả Tội Phước của mình, sau đó mình phải biết tạ lễ bằng cách làm Phước Thiện lại cho tha nhân. Không có Thần Thánh nào ban cho mình mọi điều mơ ước tham muốn vị kỷ mà mình chẳng giúp ích gì cho mọi người trong cuộc đời, bởi vì Thần Thánh luôn luôn công bằng đối với chúng sinh.

    MỘT CÁCH GIEO NHÂN LÀNH CHÍNH ĐÁNG:
    Nếu muốn thông minh trí tuệ thì phải có đạo đức làm căn bản. Khi thấy người nào trí tuệ thì không đố kỵ mà tán thán, khen ngợi, vui mừng. Mình thấy người nào còn học hành trong điều kiện khó khăn mình giúp sách vở, bút viết, tài trợ học bổng. Nếu mình có năng lực trí tuệ thì mang hết khả năng ra giúp đời không tiếc, xả thân cho tha nhân v..v... Với các nhân lành này thì khi Quả báo đến với chúng ta mình sẽ tài giỏi. Và khi mình tài giỏi rồi lại tiếp tục xả thân giúp đời, luôn mang lợi ích đến cho mọi người. Do đó muốn bộ não mình tốt không phải là ăn óc động vật mà muốn bộ nào mình phát triển tư duy trí tuệ thì phải biết thương yêu, giúp đỡ cho mọi người được tư duy trí tuệ. Đây là con đường chân chính, chứ nếu tham cầu trật ra ngoài là vay mượn tà đạo hay mê tín ngay.

    MỘT SỐ THẮC MẮC CẦN SÁNG TỎ VỀ NHÂN QUẢ:
    Trong cuộc đời chúng ta nhận thấy tại sao có những người hiền lành mà phải chịu khốn khổ, còn những người hung dữ lại được giàu sang? Bây giờ, chúng ta đi vào phân tích để sáng tỏ về những điều nàỵ Người mà hiền lành cũng có nhiều loại hiền lành.

    * TRƯỜNG HỢP CÓ NHỮNG NGƯỜI HIỀN LÀNH MÀ THỤ ĐỘNG, THỜ Ơ:
    Họ không hại ai nhưng chẳng bao giờ giúp ai nên người như vậy phải chịu nghèo là đúng theo Luật Nhân Quả. Thí dụ: Người mà người ta cố ý mắng tạt vô mặt mình oan ức cũng chả thèm trả lời, thì đúng là hiền lành thật. Nhưng người này thấy người ta nằm bên cạnh nhà bệnh tật mà đứng nhìn chứ không giúp nên người này tuy hiền lành nhưng phải chịu khốn đốn trong cuộc đời. Vì thế chúng ta thấy người hiền lành nhưng cần phải có tính nhân bản là lòng thương người và sẳn sàng giúp đỡ người khi gặp hoạn nạn không may.

    * TRƯỜNG HỢP NGƯỜI HIỀN LÀNH MÀ THẤY NGUỜI KHÁC ĐANG TRONG CƠN NGUY KHỐN, THẬP TỬ NHẤT SINH MÀ LÀM NGƠ:
    Người này tuy hiền lành nhưng Quả báo đến rất khủng khiếp trong cuộc đời. Thí dụ : Người này đi qua con sông bỗng nhiên có một cháu bé rớt xuống sông la lên kêu cứu. Người này chỉ biết đứng nhìn mà không cứu và cũng không la lên cho mọi người đến cứu cháu bé. Cuối cùng, cháu bé bị dòng nước cuốn trôi và chết luôn. Nguời này đúng là hiền lành nhưng kiếp sau có mắt mà như mù, có miệng mà câm không nói được bởi vì thấy người bị nạn nguy khốn trước mắt mình mà không cứu giúp, mà không làm bất cứ điều gì khác để giúp nên kiếp sau phải chịu Quả báo cuộc đời khốn đốn tai nạn vô cùng.

    TRƯỜNG HỢP NGƯỜI HIỀN LÀNH, KIẾP TRƯỚC ĐÃ CÓ TU TẠO CÔNG ĐỨC, NHƯNG KIẾP TRƯỚC NỮA ĐÃ TẠO NGHIỆP XẤU:
    Người này tuy hưởng phúc nhưng cũng phải trả Quả xấu do đã gây nghiệp.
    Thí dụ : Có môt người khi tuổi trẻ đã gia nhập một băng cướp chuyên cướp của giết người. Đến năm 40 tuổi biết sám hối dừng tội ác, gác kiếm qui ẩn. Sau đó tìm đến Phật Pháp vào chùa tu hành tự thúc đẩy mình làm các công việc nặng nhọc công quả cho chùa. Qua kiếp sau người này trở nên hiền lành do nửa đời sau của kiếp trước biết tu nên đời này tiếp tục mang chủng tử lành đó. Nhưng người này vẫn phải trả Nghiệp cũ của nửa đời trước đã gây ra tội ác nên tuy đời này bản tính hiền lành mà vẫn bị người ta ức hiếp, bị đánh đập, rồi sau đó mới hưởng quả phúc lành.

    Trong cuộc sống chúng ta cũng nhận thấy tại sao có những người hung dữ mà giàu sang. Tại sao như vậy?

    TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NÀY THẤY DỮ NHƯNG TRƯỚC KIA CÓ SỰ NHIỆT TÌNH GIÚP ĐỜI:
    Người này thấy trong làng, trong xóm mà ai có khó khăn, khốn khổ thì luôn luôn đi đầu trợ giúp. Chẳng hạn người này giúp xây dựng nhà trong xóm làng, đóng góp ít cây tre, ít viên gạch, bỏ công sức ra lo cho mọi người trong xóm làng. Vì thế bây giờ người này tính nết dữ dằn ăn to nói lớn vẫn còn nhưng vẫn hưởng sự giàu có theo nguyên lý Nhân Quả do sự nhiệt tình đã giúp người.

    TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NÀY DỮ NHƯNG TRƯỚC ĐÂY CÓ CÔNG BẢO VỆ LÀNG XÓM ĐƯỢC THANH BÌNH:
    Có nhừng người dữ mà có máu hiệp sĩ, hễ trong làng xóm mà ai bị ăn hiếp thì người này cầm cây ra trước để bảo vệ sự bình yên cho dân làng. Người này mà nghe tin trộm cướp đến cướp bóc phá phách làng xóm thì lập tức tụ tập dân làng bất chấp hiểm nguy ngăn chặn, bắt những kẻ cướp này. Vì vậy, người này tuy dữ nhưng có công với xóm làng, chính vì có công baỏ vệ làng xóm yên tâm làm ăn sản xuất nên theo Nhân Quả thì tuy tính tình có hung dữ mà vẫn giàu có.

    TRƯỜNG HỢP NGƯỜI DỮ MÀ DO KIẾP TRƯỚC CÓ GIÚP NGƯỜI NHƯNG CÓ TÍNH KIÊU NGẠO COI THƯỜNG NGƯỜI KHÁC:
    Người này kiếp sau giai đoạn đầu đời cũng sẽ giàu nhưng sau đó sẽ nghèo do Quả báo giúp mà coi thường người khác. Người nào mà coi thường điều gì thì điều đó sẽ hết, đó là nguyên lý Nhân Quả. Người mà giàu có được nhiều bạn bè nhưng coi thường người nghèo, coi thường bạn bè thì sau này sẽ cô độc. Người mà không ưa trẻ em thì sau này hiếm muộn hoặc không con. Người mà không kính trọng người lớn tuổi thì sẽ giảm thọ chết sớm. Khi gặp ngươì lớn tuổi, chúng ta phải ưu ái, phải chiều chuộng. Vì người lớn tuổi, người già đã sống cả một cuộc đời thăng trầm cực khổ và đến tuổi về già là tuổi được hưởng yên vui với con cháu. Do đó, tất cả chúng ta ai cũng phải có bổn phận thương yêu người già, người lớn tuổi. Đó là đạo nghĩa, là Đạo lý cuộc sống của con người, và cũng là Đạo lý của Đạo Phật.
    Chúng ta khi tiếp xúc với người già dù người già đó có khó tính hay cằn nhằn thì chúng ta cũng luôn luôn phải chiều, phải vâng dạ . Chúng ta phải nhớ điều này bởi người già có khi đổi tính, cục tính đi nhưng chúng ta vì yêu thương kính trọng nên mình phải chiều hết mình. Dù Ông bà mình có khó khăn thế mấy cũng vẫn phải chiều, đó là Đạo nghĩa. Người mà đại bất hiếu với cha mẹ thì kiếp sau con cháu sẽ bất hiếu hoặc người này phải chịu mồ côi. Người mà lòng dạ đầy hận thù sân hận hay hãm hại người khác thì do Quả báo kiếp sau phải sống với loài thú do đã là con người mà không biết yêu thương con người.

    MỘT SỐ ĐIỀU VỀ TIỀN BẠC TRONG NHÂN QUẢ:
    - Người giàu có mà hay phung phí tiền bạc thì sau này sẽ hết phước sẽ không có tiền nữa như: sử dụng vào nhậu nhẹt, bài bạc, biếu tặng xả láng để hưởng thụ
    - Người mà bỏn xẻn hà tiện không biết mở rộng lòng giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn xung quanh mình, chỉ lo ky cóp cho mình thì sau này Quả báo cũng không có tiền nữa.
    - Người mà biết sử dụng đồng tiền của mình hợp lý, vừa biết tiết kiệm cho mình, vừa độ lượng giúp người nghèo khổ thì tiền bạc người này tự nhiên cứ tăng trưởng hoài do nguyên lý Nhân Quả.

    NHÂN QUẢ VỀ SẮC ĐẸP:
    Sắc đẹp là điều rất quan trọng, một khuôn mặt đẹp là điều cần thiết khi giao dịch, tiếp xúc. Sắc đẹp là điều hãnh diện của người đời, cũng là Phước mà mình được hưởng. Tâm ở bên trong là Nhân, mà tướng ở bên ngoài là Quả. Khi Tâm đẹp thì khuôn mặt sẽ toát ra vẻ đẹp rạng ngời, ẩn tàng. Chúng ta hãy soi gương nhìn khuôn mặt mình để biết tâm mình có an vui hay không. Nếu mình soi gương thấy khuôn mặt mình rạng ngời thì biết thời gian qua Tâm mình đẹp đang hưởng Phước và ngược lại. Vì vậy, muốn có một nhan sắc đẹp từ gốc thì hãy tu dưỡng nội tâm cho đẹp, thì cái đẹp này sẽ bền bỉ, đến già vẫn đẹp lão. Việc sửa sắc đẹp có thể giúp chúng ta mau chóng đẹp hơn nhưng về già theo luật bù trừ sẽ mau chóng tàn tạ hơn. Khuôn mặt của chúng ta chính là phản ánh nội tâm của chúng ta chính xác hơn bao giờ hết.

    LUẬT NHÂN QUẢ CÔNG BẰNG vô cùng sâu xa vi diệu, không ai có thể hiểu hết đường đi của nó một cách toàn vẹn ngoại trừ ĐỨC PHẬT. Chúng ta tu học chừng nào thì sáng thêm một chút chừng đó. Nhân Quả mỗi cõi mỗi khác cũng đa dạng phong phú rất khác nhau. Nhân Quả cõi người thì khác, Nhân Quả cõi trời thì cũng kỳ bí lạ lùng. Ngay cả một vị Bồ Tát giáo hoá muôn triệu chúng sinh cũng phải gieo duyên lành qua nhiều kiếp theo Nhân Quả mới độ sinh được.

    Ngày nào mà thế giới chúng ta đang sống đều tin hiểu về Luật Nhân Quả thì thế giới này là thiên đàng vì con người không ai nỡ làm khổ ai, nỡ làm khổ nhau, mà chỉ mong muốn gieo nhân lành mang niềm an vui, hạnh phúc đến cho nhau. Tất cả chúng ta dù là người xuất gia hay tại gia, ngày hôm nay cùng nhắc nhau về sự tin hiểu Luật Nhân Quả. Chúng ta có bổn phận dạy con cháu mình tin hiểu Luật Nhân Quả và truyền bá Luật Nhân Quả của ĐỨC PHẬT đã dạy đến mọi người. Như vậy, chúng ta sẽ xây dựng được thiên đàng trong lòng mình, trong lòng mọi người, bớt đi những nỗi đau khổ của kiếp người.

    Chúc quý vị một tinh tấn trên con đường tu học Phật Pháp, làm nhiều việc Phước thiện, Đạo tâm tăng tiến, thân tâm thường lạc, vạn sự an lành và xây dựng một nền Đạo Pháp hưng long phát triển.

  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    VUI VẺ.
    CHEERFULNESS, tiếng Việt là VUI VẺ, và chữ nho là HOAN HỈ.
    VUI VẺ vừa là một tâm trạng, vừa là một thái độ đối xử của con người nghĩa là khi chúng ta gặp ai mà bày tỏ sự vui vẻ với người khác thì ngay đó chúng ta có đạo đức. Đây là điều căn bản tuy thấy dễ như vậy, nhưng khi thực hiện thì không phải dễ lắm.
    Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta nghe than phiền về một người nào đó có vẻ mặt hình sự nghĩa là anh ta không vui, mặt lầm lì, ngầu ngầu, có nét dữ. Chính thái độ không vui đó làm cho mọi người sợ vì vậy tạo sự bất an, mất hạnh phúc đối với những người xung quanh. Chúng ta sống làm sao trên đời đừng có thái độ lạnh lùng, hình sự đó. Vì khi chúng ta có thái độ lạnh lùng này sẽ làm cho giữa chúng ta với mọi người có sự ngăn cách xa nhau, tình thương yêu giảm xuống và cuộc đời sẽ bớt vui. Do đó, thái độ vui vẻ với mọi người là một bổn phận, là đạo đức, có thể từ trước đến giờ chúng ta không để ý đến thái độ này.

    Trong cuộc sống khi chúng ta gặp một người nào đó và chúng ta bày tỏ bằng một nụ cười, một ánh mắt, một thái độ vui vẻ, chúng ta đâu biết rằng mình vừa làm một điều đúng Đạo lý mà từ nào đến giờ mình đã sẵn có từ lâu mà mình không hay, cứ tưởng là bình thường. Chúng ta đâu ngờ rằng với thái độ vui vẻ đó, mình vừa làm một điều kỳ diệu nho nhỏ trong cuộc đời này, khi chúng ta mang thái độ vui vẻ đó biếu tặng, ban tặng hay kính tặng cho người khác.

    Chúng ta không thể định nghĩa VUI VẺ là gì, tất cả những trạng thái tâm hồn thuộc về tình cảm, xin thưa là không bao giờ định nghĩa được; chúng ta chỉ có thể nhận ra sự biểu hiện của thái độ vui vẻ. Thí dụ: Khi một người A thương yêu một người B, thì thương yêu là gì không định nghĩa được nhưng chỉ biết qua những biểu hiện để kết luận rằng có một tình thương yêu hiện hữu là khi nào họ gần nhau thì họ vui, khi xa nhau thì họ nhớ nhau và lúc nào họ cũng muốn giúp đỡ nhau. Khi nhìn thấy những biểu hiện đó thì chúng ta biết là có sự thương yêu nhau giữa họ .

    Thông thường, chúng ta chỉ nhìn vào sự biểu hiện để đánh giá VUI VẺ. Khi mình gặp một người nào đó mà mình dễ có nụ cười, có sự trìu mến, gần gũi làm cho người ta yên tâm, không lo sợ mà thấy quí mến mình thì những dấu hiệu đó đã chứng tỏ cho thấy mình có thái độ vui vẻ với họ .

    Bây giờ chúng ta nói tới khía cạnh Đạo lý cuả VUI VẺ.

    Bình thường khi chúng ta quí mến ai thì khi gặp người đó mình sẽ vui vẻ, khi ghét ai gặp người đó sẽ lạnh lùng. Đây là nguyên tắc căn bản và từ nguyên tắc này vô số điều sẽ xảy ra.
    Nếu một người nào đó gặp mình mà mình lạnh lùng, có nghĩa là mình vừa nói với họ là tôi không thích bạn. Dù mình không nói nhưng chỉ bằng thái độ lạnh lùng là mình đã tạt một gáo nước vào mặt người ta. Còn nếu mình gặp ai mà có thái độ VUI VẺ thì ngay lúc đó thay cho lời muốn nói là tôi quí mến bạn .
    Thí dụ: Mình nghe tin một người bị bệnh nên tới thăm. Người ta thấy mình đến nhưng với thái độ lườm lườm, sẵng giọng, không mời ngồi, thì mình vội chào ra về liền. Mình ra về mà lòng mình buồn vì mình đến bằng thiện chí mà không được một tình thương đáp lại, chỉ nhận được sự ghét bỏ của họ

    Do đó, khi chúng ta VUI VẺ với ai là chúng ta đã nói với họ là tôi thương yêu bạn và điều đó đã cho người ta rất nhiều.

    Trên cuộc đời này ngoài tiền bạc, lợi ích vật chất, chúng ta cho nhau tình thương yêu cũng rất nhiều mà có đôi khi chúng ta không để ý hay nhận ra.
    Thí dụ: Chúng ta vô tình gặp lại người bạn xưa đã lâu mất liên lạc. Hai người chia tay nhau đến nay đã 7, 8 năm rồi mới gặp lại. Khi gặp nhau, mình mới phát hiện ra người bạn cũ của mình quá vui mừng qua thái độ tay bắt miệng cười, ánh mắt sáng lung linh, ôm hôn thắm thiết, mình chợt hiểu ra rằng trước kia người bạn này rất thương mình mà mình không biết hết, không đối xử tận tình, lòng mình hờ hững không để ý gì, nay gặp lại người bạn cũ đã có thái độ quá vui mừng. Sau khi nói chuyện với nhau VUI VẺ xong, rồi xin số điện thoại để liên lạc và người bạn cũ ra về thì lòng mình rộn ràng một niềm vui dâng tràn vì mình biết CÒN CÓ AI ĐÓ THƯƠNG MÌNH, điều này là rất quí giá. Có một cuốn sách đã viết "Còn ai đó thương yêu bạn" để cho chúng ta thấy tình thương yêu rất quí. Chúng ta nên nhớ khi được thương yêu con người rất là vui dù chưa nói đề cập gì đến vật chất mà biểu hiện qua thái độ VUI VẺ là một Đạo Đức, một Đạo lý trong cuộc đời.

    Bây giờ, ta nói về Phật Pháp, một người được gọi là đệ tử Phật, đi theo bước chân của Ngài thì lòng tràn đầy TỪ BI, có nghĩa là ai mình cũng thương yêu, tình thương yêu trải rộng khắp muôn loài. Khi chúng ta chưa hiểu Đạo Phật, chúng ta ngạc nhiên là có một tình thương kỳ lạ trong Đạo Phật là gặp ai cũng thương, mà chưa từng gặp mặt cũng thương yêu.
    Đến khi chúng ta hiểu Đạo rồi, là đệ tử Phật chúng ta được ĐỨC PHẬT dạy là phải tu tập TÂM TỪ BI đó, phải trải lòng thương yêu đến mọi chúng sinh, tình thương yêu này phủ trùm lên toàn bộ chúng sinh.
    Chúng ta hãy khấn nguyện Chư Phật gia hộ và huân tập Tâm Từ Bi này theo thời gian thì từ từ Tâm Từ Bi sẽ xuất hiện trong Tâm, tự nhiên lòng mình cứ tuôn trào lòng thương yêu đến với mọi người mà không phải gắng gượng, lúc đó trong cuộc sống mình đã biến trở thành những con người khác. Một con người mà khi chạm mắt gặp bất cứ ai mình cũng đều VUI VẺ bởi vì mình đã phát tâm thương yêu rồi. Lúc đó mình không biết đâu, chỉ có người nào lâu ngày gặp lại mình thì mới thấy mình có sự thay đổi. Họ nói : "Tôi thấy anh trước đây mặt lúc nào cũng khó chịu, mặt mày băn hăn bó hó, việc gì cũng cằn nhằn. Nhưng sau mấy năm gặp lại, bỗng nhiên thấy anh trở thành một con người khác lúc nào thấy khuôn mặt anh cũng phảng phất nụ cười, có vẻ hoan hỉ nhẹ nhàng và ai cũng muốn đến gần anh." Đó là kết quả cuả lòng Từ Bi, của lòng yêu thương mọi người.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Xin giới thiệu thêm 2 tác phẩm của Thày Chân Quang,
    1. Nghiệp và Kết Quả,
    Cực hay:
    http://66.74.130.148/chuaphatquang/nghiepvaketqua.asp
    2. Luận về nhân quả
    http://66.74.130.148/chuaphatquang/nhanqua.asp
  5. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu về những cuộc đời, số phận trong buổi đầu đến với Làng Mai, và các hoạt động : (mp3)
    (phần 1)
    http://www.esnips.com/doc/c8c5902c-5ca2-4131-bb30-e600244c0fe2/Giới-thiệu-Các-Sư-ThầyCô-tại-Làng-Mai.mp3
    (phần 2)
    http://www.esnips.com/doc/1511051d-7caa-47c9-9cfa-28fa2b80bfc0/GioithieuPII.mp3
    Bồ Tát Quan Thế Âm bằng tiếng Anh :
    http://www.esnips.com/doc/0dee9667-7724-4832-af83-c249225e81ef/Bồ-Tát-Quan-Thế-Âm.mp3
    Sau khi click vào các đường link trên, bạn click tiếp vào <download> để nghe từng phần.
    Bài Pháp thoại cho các Thương Gia
    http://www.esnips.com/doc/6cb0b1ac-b5b4-4418-8b15-5ada7517062c/thuonggia.mp3
    Được chutdamme sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 24/08/2006
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một số bài giảng của Thày Chơn Quang
    http://chuaphatquang.org/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=103&Itemid=142
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Giảng sư Chân Quang có thuyết giảng ... tại chùa Tứ Kỳ (Trên đường Giải Phóng), Hà Nội vào 7h30 sáng ngày chủ nhật 27/8/2006
    Kính mời quý vị tới tham dự
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một số bài giảng của Thày Nhất Hạnh
    Các bác chú ý bài cuối cùng:
    Trí Vô Phân Biệt : rất hay
    http://quangduc.com/audio/thichnhathanh.html
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Coi Trọng Nhân Quả (PS Tịnh Không)
    http://www.tinhthuquan.com/phatphap/PsTinh%20Khong%20-%20Coi%20Trong%20Nhan%20Qua/Coi%20Trong%20Nhan%20Qua.mp3
  10. svol

    svol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    luật Nhân quả, sách phật viết rằng:không nhân nào mà không có quả.
    mọi người đừng đừng hỏi tại sao nhưng kẻ ác ,làm bao chuyện vô nhân đạo mà sao chúng không bị quả báo.là do kiếp trước ông bà , cha mẹ chúng đã tu rât tốt nên kiếp này chúng hoá giải được kiếp nạn này thôi.nhưng những việc làm của chúng kiếp
    này thì đời sau con cháu chúng lại phải chịu thay! adiđaphat.thiên tai.

Chia sẻ trang này