1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân ngày Lễ "Phật Đản 08/04" - suy ngẫm về "Luật nhân quả". Topic dành riêng cho chutdamme

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi chutdamme, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tìm hiểu gương hiếu trong kinh Pháp Hoa
    Thích Nhật Từ
    thichnhattu@yahoo.com
    --------------------------------------------------------------------------------
    I. Tóm tắt gương hiếu trong kinh Pháp Hoa
    Có một vấn đề vô cùng quan trọng và cũng hết sức gần gủi với nếp sống đạo đức luân lý là "hạnh hiếu thảo trong kinh Pháp Hoa" mà lâu nay giới nghiên cứu không đề cập đến. Người ta nói nhiều về chữ hiếu trong kinh tạng Pali, chữ hiếu trong kinh tạng Bắc tông, chữ hiếu trong ca dao và dân ca Việt Nam v.v? nhưng chữ hiếu trong kinh Pháp Hoa vẫn là điều bị bỏ quên và chưa được khai thác.
    Khi đề cập đến chữ hiếu trong kinh Pháp Hoa, người viết chỉ có ao ước duy nhất là bài viết sẽ góp phần tìm hiểu và ứng dụng chữ hiếu qua lời Phật dạy, dù đó là Nam tông hay Bắc tông, để cùng có cái nhìn nhất lãm về hiếu hạnh trong kinh điển Phật giáo mà thôi.
    Phẩm thứ 27 của kinh Pháp Hoa mang tựa đề "Sự tích của vua Diệu Trang Nghiêm." Trong phẩm này, đức Phật kể cho đại chúng trong pháp hội về con đường đến chánh pháp, thọ trì và truyền bá kinh Pháp Hoa của đức vua Diệu Trang Nghiêm (tiền thân của bồ-tát Hoa Đức), trong thời quá khứ của đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí. Công lao hướng dẫn vua trở về với chánh pháp của Phật không ai khác hơn là hai thái tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn. Đức Phật cho biết hai vị thái tử này tuy chỉ là hàng cư sĩ tại gia nhưng đã từ lâu tu tập hạnh bồ-tát, thành tựu sáu ba-la-mật, phát triển bốn tâm vô thượng, và nhất là có thể vận dụng thần thông trong các trường hợp cần thiết. Ngoài ra, hai vị thái tử còn đạt được nhiều loại tam-muội của hàng bồ-tát.
    Mặc dù hai vị thái tử sùng tín tam bảo, tu tập hạnh bồ tát như vậy nhưng vua cha lại là người sùng mộ ngoại đạo. Vì thương kính cha, không để cha mình dấn thân vào con đường lẫn quẩn, hai thái tử đã bày cách xin mẫu hậu xuất gia, làm đệ tử của đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí. Mục đích xuất gia của hai vị thái tử là nhằm gây sự chú ý, kéo theo niềm thương tiếc và ngạc nhiên của đức vua cha. Vì là một người mẹ sâu sắc, mẫu hậu đã biết được dự tính của hai con. Bà đồng ý cho hai thái tử xuất gia, rồi ân cần dặn dò:
    -- "Phụ vương của các con rất sùng tín Bà-la-môn giáo, các con nên khéo dẫn dụ cha các con trở về chánh pháp."
    Hai vị thái tử chấp tay cung kính thưa mẹ:
    -- "Chúng con là pháp vương tử, không thể để phụ vương lầm lạc vào con đường tà kiến được. Chúng con sẽ không để cho mẫu hậu thất vọng."
    Chẳng mấy chốc, nguồn tin xuất gia của hai vị thái tử đã đến tai của đức vua. Đức vua sửng sốt và tìm mọi cách ngăn cản.
    Để độ vua cha, hai thái tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn đã vận dụng thần túc thông, bay lơ lửng trên trời, lúc thì đi đứng nằm ngồi vô ngại, khi thì biến hiện lớn nhỏ và cũng có lúc ẩn hiện trong chớp mắt. Khả năng thần biến lạ kỳ này đã gây được niềm tín mộ nơi vua cha. Chứng kiến hiện tượng các con mình có thần biến, đức vua vừa thầm phục vừa vui mừng, ngẩng cao đầu lên và nói với một giọng từ ái:
    -- Các con là đệ tử của ai? Ai là thầy của các con?"
    Trong niềm hoan hỷ, cả hai vị thái tử đồng thanh thưa:
    -- "Đức Phật Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí là thầy của chúng con. Ngài là bậc tuệ giác viên mãn, đang giảng kinh Pháp Hoa ở một trú xứ gần đây. Chúng con là đệ tử của người. Do tu tập dưới sự hướng dẫn của người mà chúng con có được khả năng hy hữu này. Nếu phụ vương muốn gặp người thì cha con mình cùng đi."
    Trong niềm hân hoan tột độ, đức vua cùng hoàng hậu và hai vị thái tử chóng đến pháp hội. Sau khi nghe đức Phật tuyên nói chánh pháp, đức vua đã có được niềm tin bất động đối với đức Phật, đối với chánh pháp, đối với sự xuất gia giải thoát. Chẳng lâu sau, đức vua đã giao xã tắc cho người em rồi cùng hoàng hậu và hai thái tử xuất gia cầu Phật đạo. Do tinh tấn trau dồi đời sống đạo đức, thiền định và trí huệ, đức vua và hoàng hậu đã chứng được "Nhất thiết tịnh công đức trang nghiêm tam-muội." Sau khi thành tựu tam-muội này, vua Diệu Trang Nghiêm kính cẩn bày tỏ niềm hân hoan của mình trước đức Phật:
    -- "Bạch Thế Tôn, hai thái tử của con đã vì con làm Phật sự, dùng thần thông biến hóa, xoay tâm tà của con, làm cho con an trụ trong chính pháp, đạt được niết-bàn giải thoát. Hai thái tử này là thiện tri thức của con, vì muốn phát khởi thiện duyên cho con nên đã sanh vào hoàng gia làm thái tử vậy?"
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    II. Nội dung hiếu hạnh qua tích truyện trên
    Thông qua câu chuyện lược trích trên, chúng ta nhận thấy rằng hiếu hạnh trong kinh Pháp Hoa nặng về báo hiếu tâm linh và đời sống đạo đức cho cha mẹ. Nó phát xuất từ một động cơ hiếu kính cụ thể, từ những việc làm có ý thức sâu sắc. Một người con hiếu thảo nên học hỏi theo gương hạnh báo hiếu này. Để đút kết thành những bài học cụ thể hơn, chúng ta có thể đưa ra vài nội dung chính của hiếu hạnh trong kinh Pháp Hoa như sau:
    1. Người con hiếu là người sống đúng với tư cách
    của một người con trong gia đình
    Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không chỉ đơn thuần ở việc duy trì huyết thống giữa các thế hệ mà còn mang đậm tính luân lý và đạo đức xã hội. Một người con do đó là một tế bào trong một gia đình, được sanh ra và lớn lên trong sự đùm bọc và nuôi nấng của gia đình đó. Người con cần có bổn phận tôn kính và hiếu dưỡng cha mẹ. Trong cuộc sống hằng ngày, hiếu kính cha mẹ có thể được thể hiện qua nhiều hình ảnh khác nhau. Thái độ lễ phép, ánh mắt và nụ cười ái kính của người con đối với cha mẹ, vâng lời cha mẹ dạy, không ngỗ nghịch quấy rầy người khác, làm cha mẹ vui lòng, hoan hỷ, giúp cha mẹ làm các công việc nội trợ trong gia đình, góp phần chung lo đời sống gia đình, và khi cha mẹ đau ốm, con cái phải lo lắng thuốc thang, trông nôm thận trọng v.v? được xem là các biểu hiện của lòng hiếu kính cha mẹ thiết thực.
    Ở mức độ thông thường, một người con làm tròn các bổn phận như vậy được xem là hiếu kính cha mẹ. Tuy nhiên, hiếu kính như vậy thôi vẫn chưa đủ. Người con hiếu theo kinh Pháp Hoa còn phải phát huy đời sống đạo đức bản thân và hướng dẫn cha mẹ trở về chánh pháp, như hai thái tử ngoài việc làm tròn bổn phận của mình trong vương triều, không một lần làm phật lòng phụ vương và mẫu hậu, còn tìm cách hóa độ vua cha.
    2. Người con hiếu thảo là người con sống đúng với chánh pháp
    Vâng lời và hiếu kính cha mẹ là một điều tốt. Biết học hỏi và tự trau dồi nhân cách và đạo đức bản thân là điều tốt hơn. Biết tìm đến đời sống chánh pháp, tôn kính tam bảo, tu tập đạo đức và thiền định để xây dựng đời sống an lạc và hạnh phúc cho bản thân là điều tốt hơn nữa. Người con như vậy thật xứng đáng cho gia đình và làm sáng danh cha mẹ.
    Sống với chánh pháp, người con phải biết tập tành hạnh lợi tha, biết tôn trọng sự sống của loài người và muôn vật, biết tôn trọng tài sản của người khác, biết tôn trọng hạnh phúc lứa đôi của người khác, biết sống với lời lẽ từ ái, chân thật và có ích, biết giữ gìn sức khỏe không tham đắm rượu che,蠣ờ bạc, hút sách, biết dứt trừ các tánh nóng nảy, tham lam và ngu muội. Song song người con hiếu thảo còn phát triển và trang trải tình thương đến với kẻ khác bằng tinh thần lẫn vật chất, với một thái độ rộng lượng, hoan hỷ và tự nguyện. Ngoài ra, người con hiếu còn biết gần gủi, học hỏi cái hay của những người có đạo đức, biết thân cận bạn xấu để giúp đỡ và cải hoán. Thực hành đời sống bình dị, chất trực, tạo ra của cải bằng đôi tay và khói óc khôn ngoan, lương thiện và có đạo đức.
    Nói chung, người con hiếu thảo nên noi gương hai thái tử Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn sống đời sống thanh tịnh, thực hành các pháp toàn thiện (ba-la-mật), phát triển các tâm cao thượng, an trụ thiền định, để một mặt hoàn thiện nhân cách đạo đức bản thân, mặt khác hỗ trợ cho vua cha an trú vào chánh pháp.
    3. Người con hiếu phải biết hướng cha mẹ về chánh pháp của Phật
    Nếu như thái độ hiếu kính là hiếu hạnh về mặt tinh thần, hiếu dưỡng là hiếu hạnh về mặt vật chất và cả hai thuộc về báo hiếu thế gian thì việc hướng dẫn cha mẹ trở về sống với chánh pháp của đức Phật được xem là hiếu hạnh cao hơn và hoàn thiện hơn, thuộc phạm vi xuất thế gian.
    Thông thường, cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn con cái. Do đó, lời dạy của cha mẹ nên được con cái noi theo. Chính vì thế mà người ta thường nói "con không nghe cha mẹ trăm đường con hư." Đây là lối giáo dục đặt cha mẹ vào vị thế không thể sai lầm. Thực tế thì vấn đề có khác. Có nhiều bậc cha mẹ không có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống. Cũng có nhiều bậc cha mẹ có đời sống buông thả, đánh mất tư cách và đạo đức. Do đó, không nhất thiết làm con phải tuân phục cha mẹ, nếu lời cha mẹ dạy không phù hợp đạo đức và luật pháp xã hội, nhất là chánh pháp của đức Phật. Đó là lý do tại sao đức Phật dạy những người con hiếu thảo phải ý thức và có trách nhiệm hướng dẫn cha mẹ trở về với chánh pháp.
    Trong những trường hợp nếu cha mẹ có nếp sống đạo đức thấp kém, niềm tin đối với chánh pháp ít ỏi, tấm lòng vị tha quá nhỏ bé v.v? thì người con có hiếu phải tìm mọi cách để thuyết phục và hướng cha mẹ trở về đời sống cao thượng. Nếu cha mẹ chưa có niềm tin đối với tam bảo thì khuyến khích cha mẹ tin Phật, pháp, tăng. Nếu cha mẹ thiếu giới hạnh thì khuyên cha mẹ sống đời đạo đức. Nếu cha mẹ có nhiều tánh cách xấu như tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ thì giúp cho cha mẹ trở nên rộng lượng, vị tha và vô ngã. Nói chung, bổn phận làm con không chỉ tuân thủ một chiều ở những lời dạy của cha mẹ mà còn phải tác hưởng tốt và hoàn thiện cha mẹ, nếu cha mẹ không bằng mình về phương diện nhận thức, đạo đức và trí tuệ.
    Nói chung, người con hiếu nên học theo hai thái tử đã khéo léo vận dụng thần thông để thuyết phục cha mình, từ chỗ tin vào ngoại đạo, trở về sống trong chánh pháp của đức Phật. Sự kiện hai thái tử phải vận dụng thần thông để cảm hóa cha mẹ cho thấy rằng việc hóa độ cha mẹ trở về con đường chánh pháp không phải là chuyện dễ, mà đòi hỏi nhiều cam nhẫn, khôn ngoan và khéo léo; bằng không thiện chí đó có thể trở nên phản tác dụng.
    4. Người con hiếu còn là thiện tri thức của cha mẹ
    Hiếu thảo theo đạo Phật nói chung, theo kinh Pháp Hoa nói riêng, không chỉ cúc cung cha mẹ món ngon vật lạ, mà còn phải biết dâng cho cha mẹ các thức ăn chánh pháp và kính tặng cha mẹ các tài sản thánh. Dâng cho cha mẹ các thức ăn chánh pháp và tài sản thánh là cách báo hiếu cha mẹ mang ý nghĩa cao thượng nhất và đạo đức nhất. Trong trường hợp này, người con hiếu thảo đã trở thành một người bạn tốt, một thiện tri thức của cha mẹ trên đường tu tập chân lý của đức Phật. Con sống trong chánh pháp, cha mẹ cũng sống trong chánh pháp. Con cái và cha mẹ sẽ cùng trưởng thành trong chánh pháp. Tất cả các thành viên trong gia đình như vậy đã trở thành một tổ hợp của chánh pháp. Tổ hợp như vậy còn là một giao thoa, cộng hưởng của an lạc và giải thoát. Cha mẹ lúc bấy giờ đã trở thành Phật trong gia đình và gia đình bấy giờ đã trở thành một tịnh độ thực tiễn. Người con hiếu do đó là người con mang hạt nhân chánh pháp cho gia đình, biến gia đình trở nên thánh thiện, cha mẹ và con cái đều mang "gen" của tuệ giác và trí dũng. Đó chính là mẫu người con lý tưởng mà kinh Pháp Hoa đã giới thiệu cho chúng ta, như vua Diệu Trang Nghiêm đã tán thán hai người con ruột của mình:
    "Bạch Thế Tôn, hai người con của con đã vì con làm Phật sự, dùng thần thông biến hóa, xoay tâm tà của con, làm cho con được an trụ trong Phật pháp, được niết-bàn giải thoát. Hai thái tử này là thiện tri thức của con, vì muốn phát khởi thiện duyên cho con nên sanh vào hoàng gia làm thái tử vậy."
    * * *
    Nói tóm lại hiếu hạnh trong kinh Pháp Hoa nhằm xác định việc báo hiếu về tinh thần và đạo đức cho cha mẹ là cần thiết và quan trọng hơn hết trong các cách báo hiếu trong đạo Phật. Để làm việc đó, người con hiếu trước nhất phải làm tròn bổn phận làm con, sống đời đạo đức và trí tuệ. Kế đến người con hiếu còn phải vận dụng nhiều phương cách để hướng dẫn cha mẹ trên con đường tu tập chánh pháp của đức Phật. Để làm việc đó, người con có thể đóng vai trò của một vị thiện tri thức gương mẫu và tiên phong trước cha mẹ mình. Sự hiệu quả trong tu tập chánh pháp của bản thân sẽ trở thành chất xúc tác tốt cho việc chuyển hóa cha mẹ, giúp cha mẹ vững tin noi theo con đường chân lý của đức Phật. Người con bấy giờ không chỉ là người bạn đạo mà còn là người hướng đạo cho cha mẹ, để cùng cha mẹ sống an lạc và giải thoát trong chánh pháp của đức Phật. Hiếu thảo như vậy đã trở thành hành trang cho những người con hôm nay và mai sau, để xây dựng tịnh độ tại nhân gian, trong đó các bậc cha mẹ là các đức Phật trong nhà.
    http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/031-tnt-hieu hanh PhapHoa.htm
  3. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Truyện 1:
    A/ Trong các vật nuôi,không có con vật nào trung thành với con người hơn con chó,nó bảo vệ của cải cho con người,khi bị con người đánh mắng,nó chỉ vẫy đuôi ẳng ẳng trốn vào gậm giường,chủ hểt giận gọi nó nó lại chui ra vẫy đuôi mừng rỡ
    Chủ của nó đối xử với nó ntn?,cho no'' ăn cơm thừa canh cặn và cả ..thức ăn đã qua xủ lý,khi nó già yếu,rụng lông,chậm chạp,chủ nó ghét bỏ nó và cho nó vào nồi làm thịt!
    Chủ nó còn dành cho nó những câu rất hay như:"nhục như chó","ngu như chó"
    B/ Các bác đều biết Tây Thi chứ ạ?Thời Đông Chu,nước Việt thua trận nước Ngô,vua nước Việt là Câu Tiễn phải sang Ngô làm thằng chăn ngựa,chấp nhận nếm...phân cho vua Ngô,về sau nước Việt tiến cống Tây Thi cho nước Ngô,vua Ngô đẹp lòng tha Câu Tiễn về nước,về nhà CT quyết chí phục thù,về sau xoá sổ luôn nước Ngô
    Trong hàng ngũ công thần của nước Việt có bác Văn Chủng(em muốn nói về bác này),khi vua Việt sang Ngô,bác này 1 tay lo hết việc nước,khi CT quyết chí phục thù,bác này ngày đêm bày mưu tính kế,thu xếp chu toàn mọi việc,sau khi diệt Ngô,CT dến gặp VC,nói:"10 kế của khanh dùng 7 đã diệt đc Ngô,3 kế còn lại để làm gì?" và ban cho rượu độc!
    Truyện 2:
    A/Có 1 con chó,nhà nó ở cạnh 1 bờ sông,1 hôm nó ngửi thấy 1 mùi thơm quyến rũ từ bờ bên kia bay sang,nó bèn nhảy xuống sông và bơi sang bờ bên kia,bơi đến giữa dòng thì nó nghe thấy chủ nó ở bừo bên này gọi,nó định bơi về,nhưng mùi thơm bên kia quyến rũ quá...nó cứ phân vân ở giữa dòng cho tới khi đuối sức và chết đuối@
    B/(Chủ ở đây còn liệng đá cho chó đi luôn)
    Truyện này cũng lấy tích thời Đông Chu,nước Tấn có loạn,thái tử phải đi lang thang chạy loạn khắp nơi,có lúc đói quá,không chịu nổi,may có công thần là Giới Tử Thôi cắt thịt mình dâng lên cho thái tử ăn.Sau này khi lấy lại quyền lực,thái tử làm nhiều chuyện trái luân thường đạo lý khiến GTT không phục,bỏ về quê ở với mẹ già.Nhà vua(anh thái tử lên làm vua rồi ạ)thương nhớ,sai người đến mời,GTT k muốn gặp,cõng mẹ chạy vào núi,nhà vua tức giận nói"Ta đốt cả ngọn núi này xem ngươi có muốn găpk ta k?" rồi sai người đốt,GTT và mẹ chạy ra k kịp,chết cháy trong núi!
    @Candy_light:ai bảo ấy Nhân_Quả không đáng tin nào?
    @everybody:2 câu chuyện về loài chó là e dc nghe ở chùa BĐ hôm có cơm chay free đấy ạ,không đc miếng nào nhưng cũng chả bõ công sang đấy!2 câu chuyện ở dưới là theo ý hiểu của riêng em!Mọi người cũng nên tự hiểu theo ý của mình nhá!

  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    Khi Bồ tát Quán Tự Tại thành tựu được chánh định thẳm sâu , phát sinh trí tuệ bát nhã vi diệu , liền thấy thân tâm năm uẩn này trống rỗng , không quan trọng nữa , và ngay đó vượt qua tất cả đau khổ .

    Này Xá Lợi Phất , Bồ tát thành tựu được chánh định vĩ đại an lành nên không còn chấp vào sắc thân , tự tại đối với sắc thân ; không còn bị chi phối bởi cảm giác , tự tại đối với cảm giác ; không còn vướng mắc nơi tâm tưởng , tự tại đối với tâm tưởng ; không còn lệ thuộc vào tâm năng , tự tại đối với tâm năng ; không còn giới hạn bởi cái biết , tự tại đối với cái biết .
    Này Xá Lợi Phất , với sự tự tại an lành như thế , Bồ tát đi vào sanh tử mang hạnh nguyện hoá độ chúng sinh . Khi ở trong sinh tử , Bồ tát không bị dính mắc bởi bất cứ điều gì , không cần bất cứ điều gì , không xao động theo sự biến dịch nào của cuộc đời . Bồ tát đến với chúng sinh bằng tâm từ bi vô hạn , không phân biệt kẻ sang người hèn , kẻ dở người hay , thậm chí thương yêu cả kẻ xấu ác để tìm cách hoá độ . Bồ tát sẽ phải chấp nhận mọi điều tôn vinh hay nhục mạ , vinh quang hay cay đắng một cách bình thản . Dũng lực của Bồ tát là vô biên vô hạn .
    Bồ tát sẽ tuỳ theo tâm tình , sở thích , ngôn ngữ của chúng sinh mà tìm cách hoá độ chứ không chấp cứng vào văn tự kinh điển vì cả cuộc sống của Bồ tát là một bài kinh thiêng liêng bất tận ; những việc làm của Bồ tát là tấm gương sáng ngời , ngay cả một cái nhìn hay sự im lặng của Bồ tát cũng như sấm sét có thể làm thay đổi tâm hồn người đối diện .
    Tâm của Bồ tát chính là vô lượng đạo lý ;lời nói của Bồ tát chính là vô lượng kinh điển , nghe không giống như ngôn ngữ cổ thư nhưng không hề sai khác với ý Phật .
    Bồ tát thực hành Bát Nhã như thế nên thành tựu vô lượng công đức . Những công đức này khiến cho Bồ tát trở nên một vị thánh đầy uy lực , không một chướng ngại nào , khổ nạn nào có thể xâm phạm được nữa . Bồ tát đạt được sự bình an vô hạn cả nội tâm và ngoại cảnh .
    Chư Phật từ xưa đến nay hay sau này đều thực hành Bát Nhã như thế , thành tựu chánh định như thế , có được tự tại như thế , giáo hoá chúng sinh như thế để đắc thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác .
    Thần lực phi thường của Phật và Đại Bồ tát có thể cứu giúp chúng sinh qua khỏi khổ nạn cấp thời để chúng sinh có cơ hội tu tập và gây tạo phước lành đền bù ác nghiệp quá khứ .
    Phải biết Bát Nhã là bờ bến hiền lành an ổn , là thuyền to lớn giữa biển sóng lao xao , là ánh sáng soi rọi giữa đêm đen mờ mịt , là sự cao thượng vượt hơn mọi điều cao thượng trên đời .
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hái thuốc giúp người

    Suốt 11 năm, vợ chồng ông Bê chung lòng trong việc đi tầm thuốc cứu người - Ảnh: M.T.
    TT - Đến xã Tân Bình, huyện Bình Minh, Vĩnh Long, hỏi vợ chồng ông Lương Ngọc Bê ai cũng biết bởi suốt 11 năm qua ông là người đi tầm thuốc nam đứng đầu cho phòng thuốc nhân đạo Hội Chữ thập đỏ xã.
    Bàn chân ông hầu như đã in khắp các tỉnh ĐBSCL, thậm chí đến tận miền Trung. Vùng nào có cây thuốc gì ông đều rành như lòng bàn tay như: Duyên Hải có rau muống biển, Núi Cấm có kỳ nam, sa nhơn, sâm đất, cam thảo...
    Có những chuyến xa nhà dài nửa tháng. Mỗi chuyến có khoảng 5-6 người cùng chung tấm lòng vì bệnh nhân nghèo làm bạn với ông đi hái thuốc. Có những cây thuốc mọc ở vùng hoang, rừng núi, ven biển nên để hái được chúng rất vất vả, phải mang giày bốt đề phòng rắn rít, còn bị ong đốt, kiến cắn là chuyện thường, nhiều khi phải lặn xuống nước để lấy ngó bần.
    Sau khi hái một đợt mỗi người phải gùi trên lưng vác xuống ghe, cho đến khi đầy chiếc ghe 5 tấn. Có những trận luồn rừng tìm thuốc quí bị trúng mưa, rồi bị vắt, muỗi rừng đốt về đến nhà sốt cả tuần.
    Ngày đi tìm thuốc còn đêm trở về với nghề mưu sinh chính: thợ mộc. Nhiều khi do nhu cầu thuốc cấp bách quá ông bỏ cả công việc đi tầm thuốc. Khách hàng cũng thông cảm nên không ai hối thúc gì. Vợ ông trước đây làm nghề bó chổi nhưng sau đó cũng gác việc riêng để phụ ông xắt thuốc phơi khô.
    Dù không dư giả gì nhưng bếp nhà ông lúc nào cũng đỏ lửa để nấu cơm cho bà con đến phụ giúp xắt thuốc. Ông tự hào: ?oTôi có sáu người con đều ra riêng cả, tuy bận bịu chuyện đồng áng nhưng chỉ cần tôi ?oới? một tiếng là chúng đều có mặt để cùng tôi đi hái thuốc. Nhìn bệnh nhân hết bệnh là tôi quên bao mệt nhọc.
    Không thể hình dung sao có nhiều bệnh nhân nghèo đến thế. Họ đến hốt thuốc mà đi chân đất cùng một ít vật dụng bỏ trong chiếc giỏ xách xẹp lép. Vì thế nên tôi không cho phép mình ?onghỉ hưu?. Chừng nào phòng thuốc còn cần đến tôi, chừng nào còn sức chừng ấy tôi vẫn tầm thuốc?.
    Ông Nguyễn Tấn Thành - lương y phòng thuốc nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ xã Tân Bình - cho biết: ?oLượng thuốc ông Bê góp cho phòng khám chiếm 70%. Mỗi ngày có khoảng trên 200 bệnh nhân, có người quê tận Cà Mau, Đồng Tháp? nên phải hốt cho họ trên 20 thang. Nếu không có nguồn thuốc của ông Bê chúng tôi sẽ thiếu thuốc phục vụ?.
    Ông Võ Văn Bé Tư - chủ tịch UBND xã Tân Bình - nhận xét: ?oViệc làm hết mình vì người khác của gia đình ông Bê rất được bà con quanh vùng kiêng nể. Dù tuổi đã 62 nhưng ông vẫn đóng góp tích cực cho xã hội?.
    MINH TÂM
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=168825&ChannelID=89

Chia sẻ trang này