1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân sinh quan

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi harukaze, 25/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    Nhân sinh quan

    Trong từ điển tiếng Việt do Viện ngôn ngữ xuất bản, nhân sinh quan được định nghĩa như sau : Nhân sinh quan là quan niệm thành hệ thống về cuộc đời, về ý nghĩa, mục đích cuộc sống của con người.

    Harukaze phát biểu thêm rằng : nhân sinh quan là quan niệm của con người về chính mình .

    Trong khuôn khổ topic này về nhân sinh quan, kaze có tham vọng , một tham vọng tột bậc là chia sẻ những suy nghĩ của chính mình về con người, những con người của thế hệ 7x mà hiện thân sinh động là những hiện tượng tâm lý về nhận thức, sự suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, ý thức, ý chí.....của chính mình, của bạn bè 7x và thiên hạ 7x. Xa hơn nữa mong muốn mỗi con người xây dựng cho mình một cách tư duy đúng đắn về đối nhân xử thế, xây dựng cho mình một nhân sinh quan trước những biến động khôn lường của cuộc sống.

    Đây không phải là một topic nhằm hù doạ về triết học, triết lý... mà chỉ đơn giản là một cách nhìn con người dưới lăng kính.....chì triết.



    Topic gồm 7 phần :

    I- Cá nhân

    II- Sự sống và cái chết

    III- Sung sướng và đau khổ

    IV- Tình yêu

    V- Sự nghiệp

    VI- Ký ức

    VII- Mạn đàm về nhân sinh quan trong thiên hạ 7x
















    Chữ ký không hợp lệ ! Vớ vẩn....ký kọt gì ? hợp lệ cái con khỉ.......
  2. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0
    I
    Cá nhân​
    Nếu như đối tượng để nhìn nhận là con người thì phải hiểu bản tính con người là cá nhân. Là một thực thể sống không thể phân chia được và cũng không thể quy người này về người kia được. Thực thể sống ấy có cảm giác , hành động và suy nghĩ thực sự và duy nhất. Trong thực thể sống ấy sự sống tâm linh ( mỹ từ gọi là tâm lý ) và sự sống cơ thể ( mỹ từ gọi là sinh lý ) vận hành hoàn toàn khác nhau nhưng lại có sự tác động qua lại với nhau để cùng thuộc về một hệ thống nhân quả. Hệ thống này khái quát lên một chủ thể gọi là nhân cách. Người ta không thể quy người này về người kia, người ta không có quyền phán xét nhân cách thế này hay thế kia nhưng nhân cách là điểm nổi bật để nhìn nhận một con người. Và dĩ nhiên, xét đến tận cùng thì cái nhìn nhận đó cũng chỉ là một thực tại hàm hồ. Cái thực tại hàm hồ này càng làm cho nhân cách trở nên cực kỳ phức tạp khi chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài ( môi trường, xã hội, .... ).
    Nhân cách con người dưới sự ảnh hưởng của xã hội loài người về mặt chủng loài nói chung thì hầu hết đều có những biểu lộ căn bản như nhau về mặt tâm sinh lý như bản năng, cảm xúc, cảm giác, tri giác....Song, môi trường văn hoá của những tập quán, lề thói....môi trường xã hội của những chủ nghĩa tư tưởng....môi trường gia đình của những nuôi nấng, giáo dục......luôn luôn tìm mọi cách xâm chiếm ý thức cá nhân, điều khiển hành vi cá nhân hòng hình thành hay biến đổi nhân cách khiến cá nhân là thực sự và duy nhất , là không thể quy người này về người kia.
    Vậy nếu tìm hiểu nhân sinh quan tức là tìm hiểu về cuộc đời, về ý nghĩa, về mục đích sống của con người song con người trong đại diện của nó là cá nhân lại phức tạp và hàm hồ đến thế thì không nói đến hơn 6 tỷ cá nhân của nhân loại mà chỉ nhìn sơ sơ xung quanh ta khoảng vài chục cá nhân quen thuộc đã đủ toát mồ hôi rồi. Vì vậy kaze phát biểu rằng tìm hiểu nhân sinh quan chính là con người tìm hiểu chính mình. Tìm hiểu cá nhân của mình để hiểu những mưu cầu về bản năng, cảm xúc, cảm giác, tri giác... của chính mình . Từ đó hình thành ý thức của mình sao cho hành vi tương ứng không đi ngược lại hoặc xâm phạm những mưu cầu về bản năng, cảm xúc, cảm giác, tri giác..... của tha nhân. Từ đó hình thành nhân cách. Từ đó hình thành một lối đối nhân xử thế đúng mực.
    Các cụ nhà ta dạy : " Tiên trách kỷ hậu trách nhân ". Những gì mà mình không thích thì đừng bắt người khác phải thích.

    Viết theo đơn đặt hàng của người làm vườn
    Được harukaze sửa chữa / chuyển vào 22:40 ngày 25/07/2003
  3. Sweet_lady_VKT_new

    Sweet_lady_VKT_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Bài viết:
    634
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này mình lại nhớ đến bác Cá chép. Bác Hazukaze đến muộn quá, bác Cá Chép lặn mất tiêu đâu rồi ấy!!!
    Vote cho bác 5* vì topic của bác.
    Sweet lady VKT
  4. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0

    Cá nhân bị những mưu cầu của bản thân mình chi phối ý thức và hành vi chỉ nhằm thoả mãn một ham muốn tối thượng : Tự Do. Tự do cá nhân là sự giải phóng cá nhân khỏi những giới hạn của lề thói, luật lệ,....bằng quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng,.... khỏi sự lệ thuộc vào cộng đồng về nguồn gốc và những ràng buộc suốt đời bằng quyền tự do điều khiển hành vi, lối sống....Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là con người ở vào một trạng thái tự do hoàn toàn, con người có thể làm điều mình muốn mà không cần phải xin phép ai và có thể sử dụng điều mình có được từ ham muốn đó mà không phải lệ thuộc vào ý muốn bất kỳ cá nhân nào khác, miễn là con người thấy nó thích hợp và thoả mãn. Hệ quả tất yếu ấy hé mở lý do tại sao cá nhân thường có xu hướng kịch liệt chống đối việc ý kiến tập thể, quyền lực đám đông hay bạo lực độc tài can thiệp vào quyền tự do cá nhân.
    Trong hoàn cảnh ấy, cá nhân tự bảo vệ mình một cách cô độc và tự đặt mình ra ngoài lề trước một xã hội " dập khuôn đúc sẵn ". Điều này đẩy cá nhân đến một bi kịch của mâu thuẫn nội tại : cá nhân và lòng mong muốn tự do của cá nhân không đối lập lại xã hội ở bản thân nó, mà đối lập lại những hình thức bắt buộc truyền thống hay mới có của xã hội. Chấp nhận cuộc xung đột này với xã hội, cá nhân có được và có mất. Cái được là được sống như mình thích chứ không phải sống như những người khác cho là tốt, được một quyền tự do tuyệt đối. Cái mất là mất đi sự tôn trọng và thừa nhận sự tồn tại của anh ta trong cái tất yếu của xã hội. So cái được và cái mất thì cá nhân coi như mất trắng, bởi vì xã hội thực tế gồm những cá nhân và cá nhân tồn tại nhờ sự thừa nhận của xã hội.
    Và như thế, khi mọi ràng buộc bị bẻ gãy, con người là đơn nhất, lòng tin xã hội đã biến mất, ý thức bị bỏ mặc, hành vi không biết đi đâu về đâu,....tất cả sẽ triệt tiêu con người bằng cách huỷ bỏ đức tin, chân lý, tình yêu và các quan hệ tạo thành gia đình và xã hội. Cái giá của tự do là quá đắt.
    Giải phóng quyền tự do cá nhân thực chất nhằm cho phép mọi cá nhân không phân biệt nguồn gốc xuất thân, chủng tộc và giai cấp, được phát huy đầy đủ nhất và thực hiện tất cả những gì mà tạo hoá ban cho họ về khả năng và tài năng. Tuy nhiên, không vì thế mà cho phép tự do cá nhân đứng lên trên những đạo đức về công bằng và đoàn kết xã hội. Cá nhân phải hài hoà giữa những " quy luật tự nhiên " của xã hội với khát vọng vươn tới tự do mà vẫn bộc lộ được cá tính của mình. Tự do ấy cần một đạo đức học khắt khe, xây dựng trên đức tính sáng kiến và chịu trách nhiệm cá nhân, trên lòng tin và tôn trọng khoan dung người khác.
    Các cụ nhà ta vẫn rỉ tai cháu con : Nhập gia tuỳ tục.
    Viết theo đơn đặt hàng của người làm vườn
    Chữ ký không hợp lệ ! Vớ vẩn....ký kọt gì ? hợp lệ cái con khỉ.......
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Không lặn đâu cả... Vào đọc mấy cái nhân sinh quan này để hoá thành người đây
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0

    II
    Sự sống và cái chết ​
    Nguồn gốc của loài người ( dẫn luận )
    Trong tiến hoá của sinh loài, loài người được phát biểu là tiến hoá từ vượn người, rồi người vượn cổ ( ? ) rồi....người hiện đại ngày nay. Nhưng người ta không thể đưa ra được một câu trả lời xác đáng cho câu hỏi Tại sao vượn người ( hay còn gọi là linh trưởng giống người ) ngày nay không thể thành người được ? Người ta chỉ có thể chung chung là phải trải qua hàng triệu năm tiến hoá trong điều kiện môi trường này hay đời sống kia....vv và vv... Cách lý giải đó chỉ là cách để thoái thác . Vì thế nguồn gốc của loài người là vượn người là hết sức ngụy biện. Tính ngụy biện đó của lý giải nguồn gốc loài người đã buộc con người tìm đến sự cứu rỗi bằng những cứu cánh tâm linh, bằng tôn giáo. Việc cho rằng Thượng đế, Đấng tạo hoá, Đức Chúa ....tạo ra loài người là những cứu rỗi như thế.
    Con người ở thuở mông muội của nhận thức, thế giới quan được chiêm nghiệm dưới lăng kính của tôn giáo mang tính chất huyền bí, thần thánh và phi tự nhiên. Cho nên, một thời kỳ dài của lịch sử loài người, nguồn gốc loài người thấm đẫm tính biểu tượng. Trong thời đại phát triển của khoa học tri thức, kể từ khi nền tảng của khoa học là triết học xuất hiện, tính biểu tượng của lý giải nguồn gốc loài người được thay thế bằng tính khái niệm. Sự phát triển của khoa học tri thức khai sáng hầu như toàn bộ thế giới quan một cách có hệ thống theo chu trình giả định - chứng minh - kết quả. Kết quả là những gì đã được phỏng đoán từ ban đầu. Thế nhưng, dù ham muốn và khao khát tìm hiểu đến mấy, người ta vẫn chỉ có thể ở mức phỏng đoán và giả định đối với nguồn gốc loài người. Người ta loay hoay chứng minh nhưng càng chứng minh thì người ta hoặc đưa ra một lô một lốc kết quả hoặc........ bế tắc. Một nghịch lý là khi khoa học tri thức càng phát triển, thậm chí phát triển đến tột bậc thì người ta càng bế tắc trong việc lý giải nguồn gốc loài người. Điều này cho thấy tại sao tôn giáo với Thượng đế, với Đức Chúa vẫn tồn tại và phát triển như một sự cứu rỗi với con người. Và càng ngày con người càng có xu hướng quay về với sự cứu rỗi ấy như một sự an ủi cho tâm linh.
    Không biết được mình từ đâu mà ra, không xác định được nguồn gốc của mình. Xét cho cùng, loài người cũng chỉ là một loài tồn tại như bao loài khác trong sinh loài trên Trái Đất này mà thôi. Có khác chăng thì chỉ như Marx nói : ?o loài người là động vật lao động ?.
    Vì không có sự bắt đầu nên lịch sử loài người là vô nghĩa, con người đang tồn tại mà thôi.
    Viết theo đơn đặt hàng của người làm vườn
    Được harukaze sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 31/07/2003
  7. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0

    Không có vượn người nào tiến hoá thành con người và cũng không có Thượng đế hay Đức Chúa trời nào tạo ra con người. Lịch sử loài người đứng trước nguy cơ bị phủ nhận bởi bi kịch mang tính chất thời đại : Không lý giải được nguồn gốc của chính mình. Vì thế, sự sống và cái chết của con người rơi vào khủng hoảng tự thân bởi sự vô nghĩa của lịch sử ấy.
    Triết học ở thời kỳ Trung cổ phong kiến lý giải nguồn gốc loài người bằng chủ nghĩa khắc kỷ của việc phân chia thế giới thành cõi Trần - cõi Tiên và Chúa Trời ( hay Thượng đế ) sinh ra con người. Rằng sự sống nơi cõi Trần phàm tục của con người mà " cuộc đời chỉ là ngọn nến leo lét trước gió mạnh " là sự thử thách của Chúa ( hay Thượng đế ). Rằng chỉ có cõi Tiên - " vườn địa bàng của Chúa mới là nơi hạnh phúc vĩnh hằng ". Rằng con người nên " sớm tối cầu kinh sám hối để một ngày mai rũ sạch bụi trần, chết đi được về cực lạc của Chúa "....
    Thời kỳ Phục hưng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học tri thức khai sáng thế giới quan đã dẫn đến việc triết học lý giải về nguồn gốc loài người quay lại phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa khắc kỷ. Ánh sáng của khoa học tri thức đã làm cho con người nhận ra mọi triết lý của chủ nghĩa khắc kỷ là hoàn toàn giả dối, như Leonardo Da Vinci nói : " ...là món hàng của những tên bịp bợm ". Con người như bừng sáng trước lối ngỏ mới của chân lý, triết học thời kỳ Phục hưng hăm hở tìm kiếm, hăm hở lý giải nguồn gốc loài người. Thế nhưng, trải qua thời kỳ Cổ điển thế kỷ XVII đến thời kỳ Khai sáng, trong khi khoa học tri thức phát triển như vũ bão và đạt những thành tựu kinh ngạc thì triết học lý giải nguồn gốc loài người lại đi vào khủng hoảng. Con người càng hiểu rõ và làm chủ thế giới quan thì càng rối rắm và mất phương hướng về nguồn gốc của chính mình. Con người không bị khủng hoảng của ngõ cụt mà rơi vào khủng hoảng của việc đi mãi mà không thấy đích. Và khi con người càng hiểu biết càng khủng hoảng như vậy thì triết học cũng chỉ còn một cách duy nhất là ..... lờ đi .....
    Sinh - Lao - Benh - Tu. Nhìn vào chu kỳ của sự sống con người, loài người đã có tri thức và phần nào kiểm soát được Lão - Bệnh - Tử. Và như một điều tất yếu, bàn về cái chết, hiểu về cái chết đã thay thế việc lý giải về nguồn gốc như một cứu cánh nhằm định hình tư tưởng sống và mục đích sống. Chúng ta không biết chúng ta sinh ra từ đâu nhưng chúng ta biết chúng ta chết đi chúng ta thành cái gì. Con người chết đi thành vật chất như bao vật chất khác trong Tự nhiên. Và vật chất-con người ấy cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá tự nhiên như bao vật chất khác. Sẽ là chất hữu cơ cho sự phát triển của thực vật nếu vật chất-con người hoà vào đất. Sẽ là nguồn sống cho sinh vật nếu vật chất-con người phơi giữa thiên nhiên hay hoà vào đại dương. Cái thực tại trần trụi về cái chết của con người là như vậy. Còn tất cả những cái gọi là linh hồn hay cuộc sống sau cái chết chỉ là khoác loác của những cứu rỗi tâm linh cho con người bấu víu nhằm phủ định cái chết hoặc xoa dịu nỗi khiếp sợ về cái chết. Chết là hết ! Nhưng không chấm hết mà sẽ..... vẫn còn. Cái còn là còn lại những gì mà con người đã tạo ra lúc sống : Vật chất và Tinh thần. Những tài sản đó của con người còn sau khi chết không tồn tại và không được nắm giữ trong thực thể của chính anh ta mà tồn tại và được nắm giữ trong tri thức nhân loài. Vì vậy, con người dù không biết anh ta sinh ra từ đâu và tại sao lại sinh ra nhưng biết anh ta chết đi thành cái gì và để lại cho cuộc sống cái gì. Điều đó khiến con người biết sống có mục đich , có lý tưởng và vì thế sự sống của con người là có ý nghĩa. Đó cũng là điều cơ bản khiến sự sống của con người khác sự sống của con vật. Những bậc vĩ nhân và những anh hùng kiệt xuất của nhân loại đều là những tấm gương cho việc biết sống có mục đích, có lý tưởng.
    Bạn và kaze, hãy biến sự tồn tại của con người trong Tự nhiên thành sự sống của con người với Tự nhiên. Một sự sống thực sự của Con Người.
    Viết theo đơn đặt hàng của người làm vườn
    Chữ ký không hợp lệ ! Vớ vẩn....ký kọt gì ? hợp lệ cái con khỉ.......
  8. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0

    III
    Sung sướng và đau khổ​
    Các nhà tâm lý học phân chia sung sướng và đau khổ thành : Sung sướng ( khoái lạc ) tinh thần và sung sướng ( khoái lạc ) vật chất, đau khổ tinh thần và đau khổ vật chất. Họ định nghĩa : " Khoái lạc tinh thần là trạng thái cảm tính dễ chịu còn khoái lạc vật chất là sự thoả mãn các khuynh hướng về cảm giác " , " Đau khổ tinh thần là tình cảm khốn khổ, kết quả của sự không thoả mãn các khuynh hướng và các ước muốn, còn đau khổ vật chất là những cảm giác bao gồm cảm tính cực khổ " ( Tâm lý học - NXB Lao Động ).
    Kaze cho rằng : Sung sướng và đau khổ là những tưởng tượng trong biến đổi trạng thái cảm giác của con người. Thực chất, sung sướng và đau khổ chỉ là những trạng thái biểu cảm ham muốn : sung sướng là biểu cảm của ham muốn được thoả mãn và đau khổ là biểu cảm của ham muốn không được thoả mãn.
    Con người tồn tại như một thực thể sống trong Tự nhiên. Và ham muốn của con người chính là nỗ lực để kéo dài sự tồn tại tự nhiên ấy. Trong sinh loài, mọi động vật đều thể hiện ham muốn bằng nỗ lực kéo dài sự tồn tại của của chính mình. Con người khác với con vật nhờ có lý trí, lý trí làm cho con người ý thức được sung sướng và đau khổ một cách đầy đủ nhất, " ...biến con người từ một động vật ngớ ngẩn và thiển cận thành một thực thể thông minh và một con người " - Rousseau. Lý trí của mỗi cá nhân cũng làm cho ham muốn của con người thể hiện sự sung sướng và đau khổ của mình là độc nhất. Tính đầy đủ và độc nhất ấy đã khien trong cùng một môi trường, hiện tượng, sự vật mà trang thai sung sưóng và đau khổ ở người này không giống với người kia. Vì vậy sung sướng và đau khổ của mình không bao giờ cũng là sung sướng và đau khổ như người khác và ngược lại. Xác định cảm quan ấy liệu có giúp chúng ta biết bao dung với sung sướng và cảm thông với khổ đau của tha nhân ?
    Để có được một sự thoả mãn của ham muốn, tức là có sung sướng, không phải là khó đạt được nếu con người biết điều tiết đến ngưỡng của sự thoả mãn bản năng và thiết yếu ( ăn đủ no, mặc đủ ấm..... ) , biết kiềm chế khao khát thoả mãn bản năng song không thiết yếu ( ăn ngon, mặc đẹp ...) , biết từ bỏ những tham vọng thoả mãn không bản năng và không thiết yếu ( tiền tài, danh vọng...). Thực tế là con người thường khó có thể bằng lòng với cái ngưỡng sung sướng của bản năng và thiết yếu ấy. Và khi vượt ngưỡng, sung sướng chỉ là những khoảnh khắc hiếm hoi giữa những đau khổ triền miên. Sung sướng và đau khổ ở mỗi cá nhân là khác nhau và diễn ra theo một chuỗi liên tục đau khổ - sung sướng - đau khổ, người này sướng nhiều còn người kia khổ lắm và thế là thành Số phận. Có điều đau khổ thường xảy đến nhiều hơn so với sung sướng nên thúc đẩy con người trau dồi và nỗ lực không ngừng để những ham muốn được thoả mãn, tức là để đạt được sung sướng và chối bỏ đau khổ. Thế là con người không ngừng vận động và phát triển trong nỗ lực vượt lên số phận, thay đổi số phận. Cuối cùng, dù số phận có thế nào thì sung sướng và đau khổ đã làm cho con người được sống với cuộc sống là một Con Người chứ không phải là tồn tại như một sinh vật trong Tự nhiên.
    Dù cuộc đời bạn sung sướng hay đau khổ thì hãy biết chấp nhận và yêu quý nó. Vì bạn cũng như kaze, chỉ có duy nhất một cuộc đời và chỉ sống có một lần thôi.
    Viết theo đơn đặt hàng của người làm vườn
    Chữ ký không hợp lệ ! Vớ vẩn....ký kọt gì ? hợp lệ cái con khỉ.......
  9. harukaze

    harukaze Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    466
    Đã được thích:
    0

    IV
    Tình yêu​
    Trong sinh loài, loài vật chỉ biết nhu cầu sinh lý như một bản năng duy trì giống nòi còn loài người được Tạo hoá đặc ân bằng sự thăng hoa của bản năng về sinh lý duy trì nòi giống lên đến ý thức về ham muốn và hấp dẫn lẫn nhau trong loài, Tình yêu. Loài vật vì thế không bao giờ biết đến hạnh phúc và đau khổ trong khi đó loài người nhờ có Tình yêu đã được thức tỉnh về ham muốn, về tình cảm lựa chọn khiến cho con người cảm thức được những niềm vui chưa từng có cũng như những đau khổ kinh khủng của sự ganh đua chiếm hữu.
    Tình yêu là cảm thức của thiện cảm và đam mê. Thiện cảm là khuynh hướng cảm tình về một đối tượng mà ở đó con người tìm thấy tâm tình của chính mình một cách rất riêng tư, khiến con người cảm thông, chia sẻ và nảy sinh tình cảm yêu thương. Khi hai đối tượng nảy sinh tình cảm yêu thương với nhau là khi khuynh hướng cảm tình trong mỗi cá nhân đồng điệu nhau về nội dung và hình thức. Và khi sự đồng điệu ấy được ý thức định hướng đến ngưỡng cao nhất trở thành đam mê. Cảm thức thiện cảm và đam mê khiến tình yêu của con người là duy nhất và không thể thay thế.
    Tính duy nhất và không thể thay thế của Tình yêu khiến cảm thức này phân biệt với những cảm xúc yêu thương khác. Cảm xúc là một trạng thái tạm thời tuỳ thuộc vào cảm xúc tính còn cảm thức thì kéo dài trong một thời gian và bất biến. Vì thế người ta có câu : " Tình yêu chỉ có một còn những tình cảm na ná như tình yêu thì có rất nhiều ". Con người, trên hành trình đi tìm hạnh phúc của mình, để có được Tình yêu, có người may mắn gặp được từ lần đầu tiên, có người phải trải qua bao phen đổi thay mới gặp được, thậm chí có người suốt đời không gặp. Biết từ bỏ và dũng cảm vượt qua được những cảm xúc đánh lừa cảm thức yêu thương, con người sẽ tránh khỏi những lựa chọn tình cảm dẫn đến khổ đau. Biết tin và hi vọng, con người sẽ gặp được cảm thức thiện cảm và đam mê của mình, và gặp được Tình yêu. Những niềm vui chưa bao giờ thấy hay những đau khổ khủng khiếp xét cho cùng là hệ quả của cảm thức thiện cảm và đam mê trong ý thức mỗi con người.

    '''' Không bao giờ yêu cái không thuộc về mình, không bao giờ theo đuổi cái không phải là của mình " .​
    Viết theo đơn đặt hàng của người làm vườn
    Được harukaze sửa chữa / chuyển vào 01:15 ngày 30/03/2004
  10. nhaanxtaam

    nhaanxtaam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi tác giả cho phép được có một số ý kiến, thiển nghĩ có thể giúp tác giả hoàn chỉnh thêm tác phẩm của mình.
    Thực thể sống ấy có cảm giác , hành động và suy nghĩ thực sự và duy nhất. Câu này khá quan trọng bởi nó mang tính chất khái quát, kết luận, tuy nhiên nó lại không hề đúng đắn, ít nhất là về mặt logic.
    Tác giả đã dùng đến từ người ta nghĩa là cá nhân này phải tồn tại trong tập thể, trong cộng đồng. Như tác giả nói thì tính cách là duy nhất cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên tác giả lại cho rằng: người ta không có quyền phán xét nhân cách thế này hay thế kia nghĩa là một tập thể, một cộng đồng không được phán xét một cá nhân ???
    Chỉ vài ý kiến mong giúp tác giả có thể hoàn thiện hơn tác phẩm.
    Viết xong phần trên mới nhận thấy dòng chữ này:
    Viết theo đơn đặt hàng của người làm vườn.
    Được nhaanxtaam sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 30/03/2004

Chia sẻ trang này