1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân sinh quan

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi harukaze, 25/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. emnhutianangmuathu

    emnhutianangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Em xin trình bày 3 ý kiến.
    1.Anh hoàn toàn đúng khi chia ý nghĩa của sự nghiệp thành hai phần. Phần một là do ảnh hưởng của thời thế, phần hai là do tự mỗi con người. VD như sự nghiệp vĩ đại của HỒ CHÍ MINH khác sự nghiệp của bố mẹ chúng ta, khác sự nghiệp của ta.
    2.Tuy nhiên, có 2 điều bất đồng quan điểm:
    -Theo em sự nghiệp của mỗi con không đồng nghĩa với cuộc sống, mà cuộc sống bao hàm sự nghiệp.Sự nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa gốc nghĩa là việc làm của mỗi con người.Còn hiểu theo nghĩa lớn lao, nghĩa là niềm đam mê của một ai đó về một công việc gì đó và người ta toàn tâm toàn ý theo đuổi nó đến cùng.
    SỰ NGHIỆP =ĐAM MÊ + NỖ LỰC.+ (Một số yếu tố khác không đáng kể) (Chẳng hạn như THỜI THẾ+QUAN HỆ XÃ HỘI+KHẢ NĂNG GIAO TIẾP+ĐIỀU KIỆN CÔNG TÁC+ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN....)
    CUỘC SỐNG = SỰ NGHIỆP +HOÀN CÁNH SỐNG + GIA ĐÌNH + BẠN BÈ + CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI+ vân vân
    -Cái câu cuối cùng mà anh Des phản đối là rát đúng. ĐI nhiều, biết nhiều, mở mang thêm kiến thức ở những nơi ra chưa từng tới, chưa từng biết chưa hẳn đó đã là sự nghiệp.Có chăng nó phù hơp với sự nghiệp của những nhà văn, nhà báo,điện ảnh, ngành du lịch....
    Thứ hai, biết nhiều chưa hẳn là đã tốt với những người có tâm hồn nhạy cảm luôn mổ xẻ,phân tích và cảm nhận những gì mình gặp. Nhiều khi nó khác những gì mình đã từng suy nghĩ, có thể thấy thật thú vị, nhưng có thể sẽ thất vọng.Anh đọc truyện Đôi Mắt của Nam Cao thấy có một câu gì đó em không nhớ kỹ lắm.Càng đi nhiều biết nhiều mà càng giữ cái thái độ hẹp hòi thì chỉ làm cho anh thêm đau khổ mà thôi.
    Thêm nữa, chưa hẳn đi nhiều biết nhiều mà cho rằng thế là một cuộc sống có ý nghĩa. Anh nghĩ gì khi anh có khả năng đi và khám phá được tất cả những điều anh muốn ở những nơi anh chưa biết, khi sau lưng anh còn gánh nặng gia đình, còn những người thương yêu luôn mong chờ sự quan tâm của anh?Cho em hòi, không làm được những điều cho người mình thương yêu thì cuộc sống của anh có ý nghĩa không?
  2. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1
    Bạn emnhutianangmuathu thân mến,
    Ngày xưa, lâu lắm rồi, kaze cũng đã nghĩ cuộc sống và sự nghiệp như cách bạn bằng ( = ) và cộng ( + ) ở trên.....
    Rằng sự nghiệp là phải đam mê và nỗ lực hết mình cho công việc . Nhưng khi bước qua tuổi 18, đứng trước ngưỡng của chọn nghề, chọn nghành, kaze không biết mình phải đam mê và nỗ lực hết mình cho cái gì cụ thể dù hồi bé rất thích làm phi công để bay vào vũ trụ. Chỉ biết học ( với nỗi canh cánh rằng " cố gắng mà học không là đạp xích lô cũng không xong đâu con ạ " !!! ) và chọn nghành học mà ra nghề một cách cảm tính . Để rồi 23 tuổi nhìn lũ bạn cùng trang lứa, cùng chọn nghành học theo cảm tính ấy làm những công việc theo ngưòi khác tính. Kaze cũng bảo chúng nó " Phải toàn tâm toàn ý với nghành học mà mình đã chọn và theo đuổi đến cùng ". Chúng nó nhìn kaze như nhìn một thằng hủi. Ai có niềm đam mê về một công việc nào đó và được theo đuổi nó đến cùng thì thật là may mắn phải không bạn ? Mấy ai .....?
    Rằng cuộc sống là sự nghiệp, là gia đình, là các mối quan hệ xã hội, là hoàn cảnh sống, là bạn bè. Nhưng sự nghiệp thì ngưòi khác tính nhiều hơn mình tính.
    Gia đình thì ai mà không yêu thương và quan tâm nhưng hỏi bạn và kaze có mấy ai dám cãi rằng không đang dành thời gian cho người ngoài nhiều hơn cho những người thân ruột thịt của mình. 24 tiếng của bạn ở ngoài đời bao nhiêu thời gian và ở bên bố mẹ anh chị em bạn bao nhiêu thời gian ? Lần cuối cùng đi chơi với cả nhà khi nào ? Và lần cuối cùng đi chơi với chúng bạn là bao xa ? Mấy ai buồn khổ, chán chường mà gục đầu vào lòng bố, lòng mẹ hay là sẽ chọn một bờ vai hay một vòng tay của tha nhân hơn. Những đứa con đang sống bên cha mẹ còn như vậy thì những đứa con xa mẹ vì cuộc mưu sinh sẽ ra sao ? Những cú điện thoại hỏi thăm cha ốm, những đồng tiền gửi về cho mẹ già làm sao thực sự gọi là : có hiếu ?
    Các mối quan hệ xã hội của mình có gì ? Chị chủ hàng net ? Thày giáo ở trường ? Đồng nghiệp ở cơ quan ? Hay những cô bác chú cháu nhân viên của ba mình, mẹ mình ?
    Bạn bè có những ai ? Bạn thời PTTH thì chưa " thức với mình đêm nào " nên đúng nghĩa " bạn bè thời con trẻ ". Bạn bè ĐH thì chia bè tách phái, địa phương chủ nghĩa, có mấy ai ? Bạn xã hội thì " mấy ai cho không ai cái gì ". Những điều đó làm nên cuộc sống ư ?
    Kaze đã nghĩ khác. Cuộc sống chính là sự nghiệp. Sự nghiệp chính là cuộc sống. Kaze mong muốn chăm sóc cho những người kaze yêu thương được đầy đủ, được hạnh phúc. Nhưng kaze không là ông Thánh mà hô biến một cái là có đầy đủ và hạnh phúc . Kaze phải lao tâm khổ tứ bằng những hành động cụ thể, thậm chí kế hoạch chi tiết cụ thể để đạt được những điều kaze mong muốn. Vậy là sự nghiệp rồi.
    Ông bà kaze có thể giàu hoặc nghèo hơn cha mẹ kaze, cha mẹ kaze có thể có cuộc sống sung túc hơn hoặc bần hàn hơn cuộc sống của kaze sau này nhưng cuộc sống ấy nó không có nghĩa mặc định do hoàn cảnh sống . Nó do nỗ lực tự thân của mỗi con người, nó là kết quả của một quá trình tích luỹ cả vật chất và tinh thần. Vậy cũng là sự nghiệp rồi.
    Trong các bạn bè và các mối quan hệ xã hội, có những mối quan hệ vật chất và cũng có những mối quan hệ phi vật chất. Song mối quan hệ nào cũng có thể cho kaze một công việc hay một ý tưởng để có một công việc. Công việc ấy có thể mang lại cho kaze những điều kiện đạt đưọc những niềm vui trong cuộc sống. Vậy cũng là sự nghiệp rồi.
    Cuộc sống là sự nghiệp và sự nghiệp là cuộc sống vì thế.
    Và sự nghiệp theo nhânsinhquan của kaze có hai con đường :
    Một là như ông bà, cha mẹ mình. Học rồi đi làm. Có một công việc mang lại cho minh một thu nhập ổn định. Lấy vợ. Sinh con. Rồi vợ chồng con cái bìu ríu nhau qua ngày. Rồi đến lúc cũng thành như cha mẹ mình, ông bà mình .... Chỉ mong cả nhà mạnh khoẻ, chồng không nghiện hút, vợ không đề đóm, chăm chỉ làm ăn. Ấm êm và hạnh phúc. Thế là tốt lắm rồi. Cả triệu triệu con ngưòi đang sống và mong được sống như thế.
    Hai là như Bác Hồ . Bác Hồ đi khắp năm châu bốn biển rồi. Bác quá may mắn rồi !
    Vâng thưa bạn,
    Kaze chưa kịp hô hào cứ đi nhiều đã là sự nghiệp. Nhưng thật sự mà nói được " Đi nhiều, biết nhiều, mở mang thêm kiến thức ở những nơi ra chưa từng tới, chưa từng biết ..." không phải ai muốn cũng được. Kaze đang khao khát được như thế mà không được. Dù làm nghề gì thì ngưòi đó chắc chắn phải có thành đạt nhất định ở những vị trí quan trọng thì mới được đi " năm châu bốn bể ". Nên bạn nói " chưa hẳn đó đã là sự nghiệp " là bạn hơi chủ quan đấy. Kể cả những nhà văn, nhà báo, hay điện ảnh, du lịch mà bạn dẫn chứng " có chăng " ấy, hủ nho và đồ gàn làm sao đi được ? ai cho đi ?
    Kaze đã nói : " .....bạn có môi trường văn hoá của những tập quán, lề thói....môi trường xã hội của những chủ nghĩa tư tưởng....môi trường gia đình của những nuôi nấng, giáo dục như thế nào. Bạn hãy chọn cho mình một sự nghiệp, sự nghiệp ấy có thể chỉ là một cuộc sống của ?o cơm no áo mặc ?, sự nghiệp ấy có thể là cuộc sống của một vĩ nhân, một anh hùng . Song dù cuộc sông của bạn thế nào, thì hãy cố gắng đi thật nhiều, xem thật nhiều để tìm hiểu thế giới này ".
    để diễn giải và đi đến nhận xét : " Khi bạn đi càng nhiều tức là thế giới quan của bạn càng phong phú. Và bạn sẽ có nhân sinh quan của mình. Vậy là bạn đã có một sự nghiệp thực sự của chính mình bởI vì cuộc sống của bạn khi đó thật có ý nghĩa ".
    Hi vọng bạn đọc kỹ để hiểu ý tưởng trong bố cục của toàn bộ bài viết ( bố cục đã chỉnh sửa cho dễ hiểu theo góp ý của bạn , chỉ sửa về bố cục cho dễ hiểu hơn chứ không sửa về ý tưởng và ngôn từ ) ?
    Xin nhắc lại, nó khơi gợi mong muốn và khao khát vươn tới cho tất cả mọi người chứ không là chuẩn mực để bắt bạn phải tuân theo như kiểu bạn được dạy dỗ là con gái thì phải Công-Dung-Ngôn-Hạnh không thì khó lấy chồng ( ví dụ thế ).
    Bạn thân mến à,
    Nếu bạn có điều kiện được đi nhiều thì nên đi để mở mang tầm mắt một cách thật sự, để enjoy cuộc sống một cách thật sự ( xin lỗi vì không mấy khi quen dùng tiếng nước ngoài trong bài viết, nhưng chỉ từ enjoy là đúng khi nói về cuộc sống ) . Đi để học làm ngưòi thật sự chứ không Tây học, Ta học mà hành xử như bọn người vô học. Đi để không còn đố kỵ, không còn bè phái, không còn tiểu nông chủ nghĩa. Đi để biết yêu thương con người và cũng biết tha thứ cho con người. Hi vọng bạn không chỉ hiểu từ " đi " như là chuyển động của đôi chân trên một bề mặt một cách vật lý. Rồi tự hỏi " ..sau lưng anh còn gánh nặng gia đình, còn những người thương yêu luôn mong chờ sự quan tâm của anh ? ".
    Nói thêm với bạn một chút về " nhạy cảm " . Theo kaze thì những con ngưòi nhạy cảm là những con người thông minh. Nhạy cảm tức là phản xạ nhanh trước tác động của hiện tương sự vật bên ngoài. Thiểu năng trí tuệ thì làm sao phản xạ nhanh được phải không ? Cho nên, không có chuyện " biết nhiều chưa hẳn là đã tốt với những người có tâm hồn nhạy cảm luôn mổ xẻ, phân tích và cảm nhận những gì mình gặp. Nhiều khi nó khác những gì mình đã từng suy nghĩ, có thể thấy thật thú vị, nhưng có thể sẽ thất vọng " Có lẽ bạn nhầm với đa cảm.
    Còn dẫn chứng từ Đôi mắt của bạn, kaze e là khập khễnh và lạc đề. " Càng đi nhiều biết nhiều mà càng giữ cái thái độ hẹp hòi thì chỉ làm cho anh thêm đau khổ mà thôi." Phải chăng bạn đang muốn nhắn nhủ kaze điều gì ?
    Cám ơn bạn đã góp ý. Sau này những góp ý đánh giá sẽ được đưa về chương VII vì vậy bạn và các bạn khác ( nếu hứng thú ) xin đóng góp ý kiến thoải mái.
    Được harukazepei sửa chữa / chuyển vào 06:59 ngày 25/04/2004
  3. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0

    Bác Harukaze ạ!
    Đọc bài của bác rồi lại đọc lại những cuộc tranh luận của bác với các thành viên khác trong 7xHN, dẫu không muốn tham gia vì sợ bị cuốn theo cuộc đấu khẩu quyết liệt có phần quá đà mà bác tham gia, nhưng em vẫn cảm thấy phải nói với bác vài lời.
    Cách thức bác lập luận cũng như cách thức bác hạ nhục đối phương quả thực tồn tại nhiều vấn đề.
    Ở đây em nói là "hạ nhục đối phương" thì bác đừng giận nhé, vì quả thực nó là như vậy, vì tranh luận có ai hơi đâu lại đem những chuyện nhỏ nhặt như vậy và những ngôn từ như vậy để ví vào đối phương. Đã tham gia tranh luận thì phải tranh luận một cách đường hoàng bằng lí lẽ và phải cao thượng quân tử chứ, dẫu đối thủ có ý kiến khác và nói những điều không hay, không đúng mực thì vẫn phải giữ được phong thái cao thượng của mình chứ- vì lúc đầu em cũng thấy bác có vẻ cao thượng và quân tử qua những lập luận ban đầu của bác.
    Lập luận của bác, phải nói thế nào nhỉ, thoạt đầu quả thật rất hấp dẫn người khác và có vẻ rất có lí, khiến người ta không thể không tán thành, nhưng qua 1 khoảng thời gian, tính chất thực của nó mới bộc lộ, em cảm giác nó như là một loại "nguỵ biện". Tại sao thế, bác dần dần đưa tư tưởng chính kiến cũng như cách nhìn của mình vào và bằng nhiều thủ thuật trong lập luận để biến nó dần dần trở thành những điều kiện bất di bất dịch, khiến người khác khi muốn lập luận phản bác thì mơ hồ lại dưah trên những điều kiện mà bác đã nêu và hợp thức hoá được, đây là những thủ thuật kỹ xảo thường thấy của nguỵ biện. Nhưng như vậy đâu phải là tranh luận chân chính. Dẫu nguỵ biện có những mặt rất mạnh của nó, giúp người tranh luận không bao giờ thua, dẫu phải bảo vệ những quan điểm sai nhưng nếu sử dụng giỏi, thì chuyện thua là chuyện rất hiếm thấy. Nhưng nó không phải là cách để chứng minh một vấn đề.
    Nhân sinh quan mà bác nêu ra, em đã đọc rất nhiều, copy về để đọc offline, nhưng có vẻ nó chỉ phản ánh về nhân sinh quan của riêng bác, chỉ phản ánh được thế giới dưới con mắt của bác và được kiến giải theo tư tưởng cũng như chính kiến của bác, bác có cảm thấy thế không ?
    Việc 1 người đề ra nhân sinh quan mang màu sắc của chính bản thân người đó và đem nó ra để bàn bạc và thảo luận nhằm "mong muốn mỗi con người xây dựng cho mình một cách tư duy đúng đắn về đối nhân xử thế, xây dựng cho mình một nhân sinh quan trước những biến động khôn lường của cuộc sống", bác thấy trong lịch sử có được bao nhiêu người?
    Nếu có gì không phải mong bác khí khái mà bỏ quá cho.
    Harukazepei vấn là bác đấy chứ, nếu vậy thì duyên kiếp của bác với 7XHN nói riêng và TTVN nói chung quả là nặng.
  4. emnhutianangmuathu

    emnhutianangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Tôi không cho rằng cách anh Haru tranh luận giống như anh hoantoanmayman nói đâu. Làm gì mà nặng lời thế.
    Tôi chỉ cho rằng anh Haru có cách suy nghĩ khác của mọi người nên đương nhiên nhân sinh quan của anh cũng khác.
    Em thì em không thích tranh luận kiểu chẻ sợi tóc làm tư rồi không dẫn đến vấn đề gì cả. Khi em post bài của em, em thấy hả hê vì ý kiến mình cũng đúng. Nhưng khi đọc bài phản bác lại của anh, em thấy anh phần nào cũng có lý. Chỉ nói là phần nào thôi. Vì nếu để một bài viết mang tên SỰ NGHIỆP như anh, em e rằng nó khá sơ sài.
    Em vẫn cho rằng :
    1.Cuộc sống bao hàm sự nghiệp chứ không phải sự nghiệp. Điều đó anh không thể phủ nhân được. Có chăng, anh nên khẳng định hoặc nhấn mạnh rằng sự nghiệp góp phần quan trọng và thứ yếu giúp cho cuộc sống của con người ta có ý nghĩa hơn. Vì sự nghiệp là công việc, công việc là lao động, mà hạnh phúc cũng sinh ra từ lao động. Một con người sẽ luôn cảm thấy mình thấp kém, bất lực, tự ti, không muốn quan tâm đến người khác vì anh ta không có việc làm.
    2.Nếu viết về sự nghiệp,chúng ta cần phải chia sự nghiệp thành 2 phần.
    -Phần thứ nhất : sự nghiệp =công việc: có nghĩa là có một việc làm bất kỳ để mưu sinh, phù hợp với khả năng, hoàn cảnh, cơ hội......
    -Phần thứ 2: sự nghiệp = lý tưởng(mục đích)+đam mê+nỗ lực (đối với những sự nghiệp vĩ đại, hoặc không vĩ đại nhưng trên mức bình thường, tầm thường). Và người nào có sự nghiệp ở phần thứ 2 sẽ có cơ hội khẳng định năng lực của mình và hoàn toàn có quyển tự hào rằng mình đã sinh ra trong đời và sống một cuộc sống có ý nghĩa.
    3.Sự nghiệp không bao giờ tách rời các yếu tố khác trong công thức cuộc sống =sự nghiệp +.....
    Sự nghiệp của một con người bắt đầu từ đâu?Hoàn cảnh nào?
    Cái gì là yếu tố và động lực thúc đẩy?
    Những con người nào đã góp phần quan trọng ảnh hưởng đến sự nghiệp của một con người?
    Sự nghiệp của một người con không thể thiếu công ơn cha mẹ. Sự nghiệp của một người chồng không thể thiếu tấm lòng của một người vợ.
    Một nhân tố phát triển cũng cần phải biết rằng cái gì đang xoay xung quanh nó.
    Nếu anh chỉ bàn về sự nghiệp mà không đặt nó trong các mối tương tác khác thì em e rằng thât thiếu sót nếu như không muốn nói rằng bài viết của anh quá sơ sài.
    4.Em đồng ý rằng "đl" không phải "đl" theo nghĩa thường.Sự nghiệp của con người muốn phát triển được thì cần phải hiểu biết nhiều. Nhưng theo cách anh viết người ta sẽ hiểu rằng sự nghiệp của con người là đi nhiều. Và câu kết luận như thế thật chẳng "đắt " chút nào.
    Để viết một bài theo kiểu văn chính luận, anh nên đẫn dắt nhiều dẫn chứng cụ thể và đưa những ý kiến của người khác mà anh thấy tâm đắc vào thì bài viết sẽ có sức thuyết phục hơn. Em mạn phép góp ý. Với mong muốn trên tinh thần xây dựng.
  5. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1
    Thưa bạn hoantoanmayman,
    harukazeharukazepei ( cũng như IO_OI ) là một, là kaze này .
    Nếu bạn đặt tất cả những cuộc tranh luận của kaze trên 7xHN lên cùng một bình diện mà phán xét thì e rằng kaze không dám nhận cụm từ " hạ nhục đối phương " của bạn. Kể cả như ai đó muốn đem tuổi tác ra " nắn " kaze, thì càng lầm. Những gì kaze đã đem vào cuộc tranh luận là những gì tương xứng với người đang tranh luận cùng kaze. Chỉ cần nhìn vào cách ngưòi tranh luận diễn đạt là kaze biết ngưòi đó đang muốn điều gì. Và kaze sẽ làm hài lòng mong muốn đó ở mức có thể. Tất nhiên cũng kiềm chế ở mức có thể. Trước khi bức xúc thì bạn ( và một số bạn cảm thấy bị " hạ nhục " ) nên tự vấn mình về cách đặt vấn đề khi bước vào tranh luận. Kaze đủ năng lực và hành vi để nhận biết thiện ý của người đối thoại đến đâu. " Tiên trách kỷ hậu trách nhân " bạn à.
    Còn về cao thượng, kaze đang muốn thể hiện điều đó nhưng đáng tiếc chưa có người nào có thiện chí để kaze biểu lộ cả. Xin nhắc lại " kaze đủ năng lực và hành vi để nhận biết thiện ý của người đối thoại đến đâu " . Có một cách thể hiện cao thượng là im lặng ( khác với..... lờ đi ). Nhưng khái niệm " im lặng " nó đa nghĩa quá mà kaze không chưa tu tâm tích đức đủ để cao thượng kiểu đó. Vì vậy kaze chọn cách tranh luận và kiềm chế ở mức có thể.
    Nếu bạn nói kaze đã " hạ nhục đối phương " khi tranh luận về nhưng vấn đề tư tưởng mang tính triết lý, và như thế là không cao thượng thì kaze xin nhận khuyết điểm. Kaze sẽ cố gắng kiềm chế.
    Quay lại với nhansinhquan, kaze mong muốn bạn hiểu hơn về những ý tưỏng kaze đã, đang và sẽ trình bày đến công chúng bạn đọc.
    Bạn nói " Lập luận của bác, phải nói thế nào nhỉ, thoạt đầu quả thật rất hấp dẫn người khác và có vẻ rất có lí, khiến người ta không thể không tán thành, nhưng qua 1 khoảng thời gian, tính chất thực của nó mới bộc lộ, em cảm giác nó như là một loại "nguỵ biện". Điều này làm kaze suy nghĩ ghê gớm và rất đau lòng. Kaze không hiểu mình đang nguỵ biện cho cái gì ở nhansinhquan đây ?
    Đây là vấn đề mang tính tư tưởng nên kaze chọn ngôn ngữ triết học để diễn đạt những tư tưởng của mình. Hòng mong muốn cô đọng và súc tích nó ở dạng triết lý hơn là một thảo luận, dẫu biết những từ và ngữ của triết học không dễ nghe và dễ hiểu. Và việc người đọc thấy " thoạt đầu hấp dẫn và có lý " kể như kaze đã thành công rồi ( ? ).
    Nhưng kaze mong muốn hơn thế nữa, mong muốn ngưòi đọc có thể lột bỏ cái vỏ ngôn ngữ mà hiểu được cái tư tưởng mà ngôn ngữ đó chuyển tải. Những tư tưởng của chính kaze về nhansinhquan. Và từ đó người đọc có thể có được một cái gì đó cho chính mình. Đó là cách làm việc của kaze, làm bất cứ điều gì phải thấy kết quả. Không chạy theo thành tích bằng những phù phiếm phi thực tế, không gú gồ để mà hù doạ.
    Vì thế thưa với bạn rằng đúng là kaze " dần dần đưa tư tưởng chính kiến cũng như cách nhìn của mình vào và bằng nhiều thủ thuật trong lập luận ". Còn việc bạn cho rằng như thế là kaze nguỵ biện " khiến người khác khi muốn lập luận phản bác thì mơ hồ lại dựa trên những điều kiện mà bác đã nêu và hợp thức hoá được " thì liệu bạn có hẹp hòi quá không? Bạn đã suy nghĩ về những phản bác ấy chưa ? Chưa kể bạn hơi ác ý khi nói những lập luận kaze đưa ra để giúp bạn đọc hiểu rõ những tư tưởng mà kaze đã diễn đạt là " kỹ xảo" là " thủ thuật ". Tính chân chính của bạn trong tranh luận mà bạn đang rao giảng ở chỗ nào vậy bạn ? Bạn mong muốn điều gì ở đây ?
    Thưa bạn, bạn hiểu được " có vẻ nó chỉ phản ánh về nhân sinh quan của riêng bác, chỉ phản ánh được thế giới dưới con mắt của bác và được kiến giải theo tư tưởng cũng như chính kiến của bác, bác có cảm thấy thế không ? " . Dạ đúng rồi ạ. Kaze đã, đang và sẽ trình bày những tư tưởng của chính kaze chứ không phải của ông Freud hay ông Eriksson ( nghe như hãng diện thoại di động ) nào cả.
    Với thiện chí chia sẻ cái mình sở hữu cho tất cả mọi người, kaze không áp đặt bạn theo kiểu như bạn được dạy dỗ ...( hì , thôi kẻo lại không cao thượng ). Những tư tưởng mà kaze đã trình bày trong nhansinhquan nó có thể tốt hoặc không tốt cho bạn cũng như nó có thể không tốt hoặc tốt cho những ngưòi khác . Song nó là thiện chí của một con người muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho đồng loại. Có công bằng không khi bạn hằn học và xỉa xói con ngưòi đó là " nguỵ biện" là " kỹ xảo " là " thủ thuật ". Vậy chân chính của bạn ở chỗ nào ?
    Còn hỏi " lịch sử có được bao nhiêu ngưòi " làm chi khi mà kaze đang mong muốn làm nên lịch sử ấy . Thưa bạn dẫu là chỉ dám mong muốn thôi . Kaze cũng xin trả lại bạn câu này " Harukazepei vấn là bác đấy chứ, nếu vậy thì duyên kiếp của bác với 7XHN nói riêng và TTVN nói chung quả là nặng. " Vì kaze không hiểu ý bạn .
    Trả lời bạn xong mà lòng kaze nặng trĩu nỗi buồn. Vì nó chẳng liên quan gì đến nhansinhquan cả. Nhưng mà không sao.... " Vì bạn cũng như kaze, chỉ có duy nhất một cuộc đời và chỉ sống có một lần thôi ". Cám ơn bạn đã góp ý.
  6. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1
    Thưa bạn emnhutianangmuathu :
    Kaze hoàn toàn đồng ý với điểm 2 và điểm 3 của bạn. Bản thân kaze không thấy có gì bất đồng ở những gì bạn đã trình bày trong 2 điểm này. Thực tế, kaze đã nhận thức được những điều đó từ rất sớm.....
    Kaze cũng cám ơn bạn đã chỉ ra những hạn chế trong bài viết của kaze song đó cũng là điều kaze đã tiên liệu trước. Kaze ngay từ khi bắt tay vào viết đã thiết kế thêm phần VII cho nhansinhquan để dành cho việc diễn giải những ý tưởng một cách dễ hiểu, kể cả việc dẫn ông nọ bà kia. Còn như đã nói, kaze cố gắng ở mức tối đa cô đọng và súc tích những ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ triết học để đạt đến đích của " thuyết ". Vì thế kaze không sa đà vào phân tích và dẫn chứng những điều mà ai cũng biết là điều gì rồi.
    Nhân đây, xin trình bày với bạn bố cục của nhansinhquan để tiện theo dõi :
    Nhân sinh quan chia làm ba phần chính, trong đó :
    Chương I và II ( I- Cá nhân, II- Sự sống và cái chết ) bàn về Sinh.
    Chương III, IV và V ( III- Sung sướng và đau khổ, IV- Tình yêu, V- Sự nghiệp ) bàn về Trưởng.
    Chương VI ( VI - Ký ức ) bàn về Lão.
    Chương VII để dành cho những thảo luận nhằm hiểu rõ hơn về nhansinhquan và cùng để người viết có cơ hội được lĩnh hội những tư tưởng mới mẻ từ tha nhân.
    Việc đưa lý thuyết vào cuộc sống chưa bao giờ là điều đơn giản. Cho nên mỗi con người cần phải hiểu rõ bản thân mình hòng đưa ra những kế hoạch đúng đắn cho cuộc đời mình cũng như mong đứng vững trước mọi biến động của cuộc sống . Vấn đề tư tưởng với con người được kaze tiên đoán là vấn đề của thế kỷ 21 và của nhiều thế kỷ sau nữa. Gọi nôm na là " Sống phải biết mình là ai ! "
  7. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    Không có vượn người nào tiến hoá thành con người và cũng không có Thượng đế hay Đức Chúa trời nào tạo ra con người. Lịch sử loài người đứng trước nguy cơ bị phủ nhận bởi bi kịch mang tính chất thời đại : Không lý giải được nguồn gốc của chính mình. Vì thế, sự sống và cái chết của con người rơi vào khủng hoảng tự thân bởi sự vô nghĩa của lịch sử ấy.
    Trong tiến hoá của sinh loài, loài người được phát biểu là tiến hoá từ vượn người, rồi người vượn cổ ( ? ) rồi....người hiện đại ngày nay. Nhưng người ta không thể đưa ra được một câu trả lời xác đáng cho câu hỏi Tại sao vượn người ( hay còn gọi là linh trưởng giống người ) ngày nay không thể thành người được ? Người ta chỉ có thể chung chung là phải trải qua hàng triệu năm tiến hoá trong điều kiện môi trường này hay đời sống kia....vv và vv... Cách lý giải đó chỉ là cách để thoái thác . Vì thế nguồn gốc của loài người là vượn người là hết sức ngụy biện. Tính ngụy biện đó của lý giải nguồn gốc loài người đã buộc con người tìm đến sự cứu rỗi bằng những cứu cánh tâm linh, bằng tôn giáo. Việc cho rằng Thượng đế, Đấng tạo hoá, Đức Chúa ....tạo ra loài người là những cứu rỗi như thế.

    Chi tiết này bác có thấy có vấn đề không, vượn người tiến hoá thành người hiện đang được công nhận là đúng và không phải là không có cơ sở khoa học. Thuyết tiến hoá của Đác Uyn vẫn chững minh được điều này đang được công nhận. Thượng đế và Đức Chúa là 2 khái niệm của tôn giáo, tôn giáo do con người tạo ra do vậy 2 khái niệm này có lẽ không cần phải bàn cãi. Con người đã hiểu được sự tiến hoá của các loài trong đó có cả loài người, đây là sự khủng hoảng ư ? và vì thế sự sống và cái chết cũng bị khủng hoảng ư. Sự tiến hoá được diễn giải một cách chung chung ? bác có nghĩ rằng quá trình tiến hoá của loài người được chia ra nhiều giai đoạn và được đánh dấu bằng những thay đổi về cấu tạo cơ thể cũng như hình thành ý thức bầy đàn, khả năng học tập, ? trong từng giai đoạn cùng với những đặc điểm của từng giai đoạn.
    Loài người không tự nghĩ rằng mình có quyền sở hữu Tình yêu mà con người được ban cho đặc ân đó. Loài người khác loài vật bởi biết tư duy bằng ý thức ( thực ra tư duy tức là ý thức rồi ), và sử hữu là một biểu hiện sinh động của tư duy trong ý thức của con người. Và Tình yêu là hình thái cao nhất của cảm thức trong ý thức con người. Loài vật không có ý thức mà chỉ " tư duy " bằng bản năng nên cái gọi là Tình yêu không tồn tại ở loài vật. Vì thế không thể " kiện cáo " cái không tồn tại thưa quý anh đáng mến. Còn những gì mà người ta nói chỗ này chỗ kia về khả năng tư duy của loài vật thì cũng chỉ là bản năng chứ không thể gọi là ý thức được. Có lẽ nếu quý anh gọi những " biểu hiện duy trì nòi giống " của loài vật là Tình yêu chăng ? Và vì thế loài vật cũng có niềm vui và đau khổ ? Quý anh cảm nhận được điều đó ?
    Cuối cùng, Tình yêu mang lại cho con người những niềm vui chưa bao giờ biết đến cũng như những đau khổ kinh khủng. Cảm nhận được điều đó mới là một Tình yêu thực sự. Đó là điều loài vật bó tay ( nếu có ). " Tình yêu của loài vật " mà quý anh nêu kaze thấy rât hứng thú vậy xin quý anh chỉ giáo.

    Loài vật không có ý thức ư ? Tình yêu không tồn tại ở loài vật ư ? Loài vật không có niềm vui và đau khổ ư ? Bác nói như vậy vì bác không cảm thấy được điều đó đúng không. Em xin hỏi bác: Voi rừng trước khi chết tự nó tách đàn và đi về nơi mà nó cũng như ông cha cụ kỵ nó chết (chết già, chứ không phải là bị tù trói hay bị săn bắn) để mà gửi xác, bầy đàn của nó đều có biểu hiện lưu luyến. Chim thiên nga cặp từng đôi một, nhưng nếu có 1 con bị chết con còn lại cũng không cặp với bất kỳ con thiên nga nào khác cho đến lúc nó chết. Rùa biển cũng biết lúc nào nó sẽ chết và nó sẽ tách đàn để quay vê nơi mà nó sẽ gửi xác, nơi đó cũng là nơi mà họ hàng nó gửi xác. Những âm thành mà cá voi phát ra trong những hoàn cảnh khác nhau cũng khác và những âm thanh đáp lại từ những con cá voi khác cũng khác nhau theo hoàn cảnh. Những điều này không thể chứng minh được điều trên sao. Con người có thể biểu đạt tình cảm, cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ của loài người loài người hiểu, ngôn ngữ của động vật loài người đã hiểu được đâu, vậy làm sao có thể hiểu được loài vật đang ở trạng thái cảm xúc nào qua ngôn ngữ của loài vật nhưng được cẳt nghĩa, biên dịch bởi ngôn ngũ của loài người khi mà loài người vẫn đang có tìm hiểu ngôn ngữ của loài vật
    Kaze đã cố gắng viết một cách dễ hiểu với tri thức của quảng đại độc giả song không thể tham vọng có thể làm hài lòng tất cả.
    Nhưng kaze mong muốn hơn thế nữa, mong muốn ngưòi đọc có thể lột bỏ cái vỏ ngôn ngữ mà hiểu được cái tư tưởng mà ngôn ngữ đó chuyển tải. Những tư tưởng của chính kaze về nhansinhquan. Và từ đó người đọc có thể có được một cái gì đó cho chính mình.

    Bác khiến em phải kiểm điểm lại khả năng của mình, xin cám ơn bác

    harukaze và harukazepei ( cũng như IO_OI ) là một, là kaze này .
    Nếu bạn đặt tất cả những cuộc tranh luận của kaze trên 7xHN lên cùng một bình diện mà phán xét thì e rằng kaze không dám nhận cụm từ " hạ nhục đối phương " của bạn.. Những gì kaze đã đem vào cuộc tranh luận là những gì tương xứng với người đang tranh luận cùng kaze. Chỉ cần nhìn vào cách ngưòi tranh luận diễn đạt là kaze biết ngưòi đó đang muốn điều gì. Và kaze sẽ làm hài lòng mong muốn đó ở mức có thể. Tất nhiên cũng kiềm chế ở mức có thể. Trước khi bức xúc thì bạn ( và một số bạn cảm thấy bị " hạ nhục " ) nên tự vấn mình về cách đặt vấn đề khi bước vào tranh luận. Kaze đủ năng lực và hành vi để nhận biết thiện ý của người đối thoại đến đâu. " Tiên trách kỷ hậu trách nhân " bạn à.
    Còn về cao thượng, kaze đang muốn thể hiện điều đó nhưng đáng tiếc chưa có người nào có thiện chí để kaze biểu lộ cả. Xin nhắc lại " kaze đủ năng lực và hành vi để nhận biết thiện ý của người đối thoại đến đâu " . Có một cách thể hiện cao thượng là im lặng ( khác với..... lờ đi ). Nhưng khái niệm " im lặng " nó đa nghĩa quá mà kaze không chưa tu tâm tích đức đủ để cao thượng kiểu đó. Vì vậy kaze chọn cách tranh luận và kiềm chế ở mức có thể.
    Nếu bạn nói kaze đã " hạ nhục đối phương " khi tranh luận về nhưng vấn đề tư tưởng mang tính triết lý, và như thế là không cao thượng thì kaze xin nhận khuyết điểm. Kaze sẽ cố gắng kiềm chế.

    Thưa bác, câu Kể cả như ai đó muốn đem tuổi tác ra " nắn " kaze, thì càng lầm bác có cảm thấy gì không, bác không thừa nhận nhưng ngay câu tiếp theo lại ? Nhưng dù sao em không hề để ý, chỉ vì nêu ra để chứng minh điều bác nói mà thôi. Phần đầu bác phủ nhận, phần sau bác thừa nhận, bác có thấy thế không. Còn về năng lực và hành vi để nhận biết, em xin im lặng vì có lẽ đây là chi tiết nhạy cảm, (em xin tự kiểm thảo bản thân trước).
    Vì thế thưa với bạn rằng đúng là kaze " dần dần đưa tư tưởng chính kiến cũng như cách nhìn của mình vào và bằng nhiều thủ thuật trong lập luận ". Còn việc bạn cho rằng như thế là kaze nguỵ biện " khiến người khác khi muốn lập luận phản bác thì mơ hồ lại dựa trên những điều kiện mà bác đã nêu và hợp thức hoá được " thì liệu bạn có hẹp hòi quá không? Bạn đã suy nghĩ về những phản bác ấy chưa ? Chưa kể bạn hơi ác ý khi nói những lập luận kaze đưa ra để giúp bạn đọc hiểu rõ những tư tưởng mà kaze đã diễn đạt là " kỹ xảo" là " thủ thuật ". Tính chân chính của bạn trong tranh luận mà bạn đang rao giảng ở chỗ nào vậy bạn ? Bạn mong muốn điều gì ở đây ?
    Thưa bạn, bạn hiểu được " có vẻ nó chỉ phản ánh về nhân sinh quan của riêng bác, chỉ phản ánh được thế giới dưới con mắt của bác và được kiến giải theo tư tưởng cũng như chính kiến của bác, bác có cảm thấy thế không ? " . Dạ đúng rồi ạ. Kaze đã, đang và sẽ trình bày những tư tưởng của chính kaze chứ không phải của ông Freud hay ông Eriksson ( nghe như hãng diện thoại di động ) nào cả.

    Thủ thuật và kỹ xảo em không hề có ý nói đây là từ ngữ mang ý nghĩa xấu, bác nghĩ sao về từ thủ đoạn, đây cũng là từ về căn bản không có nghĩa xấu, nó tương đương với từ cách thức, phương pháp vì nó chỉ cái cách mà người ta làm việc thực hiện một việc gì đó, sao bác lại nghĩ em có ác ý. Em thường thấy bác trả lời : vấn đề đó đã được nêu trong mục nào ?, nếu quay lại mục đó, vô hình chung trong lúc lập luận người ta sẽ phải tính đến nội dung đã được nhắc trước trong mục đó, tâm lý của người tranh luận sẽ rất dễ dàng chấp nhận nội dung đó. Bác nói em như vậy là quá hẹp hòi ư ? Bác đã công nhận đây là tư tưởng của bác, em xin cám ơn, may quá lần này bác nói em đúng. Thank you vinamilk !
    Với thiện chí chia sẻ cái mình sở hữu cho tất cả mọi người, kaze không áp đặt bạn theo kiểu như bạn được dạy dỗ ...( hì , thôi kẻo lại không cao thượng ). Những tư tưởng mà kaze đã trình bày trong nhansinhquan nó có thể tốt hoặc không tốt cho bạn cũng như nó có thể không tốt hoặc tốt cho những ngưòi khác . Song nó là thiện chí của một con người muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho đồng loại. Có công bằng không khi bạn hằn học và xỉa xói con ngưòi đó là " nguỵ biện" là " kỹ xảo " là " thủ thuật ".
    Trả lời bạn xong mà lòng kaze nặng trĩu nỗi buồn. Vì nó chẳng liên quan gì đến nhansinhquan cả.

    Chỗ này xin cho em giãi bày chút nhé, không hề có ý xấu nói đểu bác đâu, nếu em có quá thể đáng thì kính mong bác lượng thứ, vì dầu sao em là 7x nhưng cũng là nhỏ nhất của 7x, coi như đàn anh không chấp em út. Bác nói xuất phát từ thiện chí, bác cũng nói có thể tốt hoặc không tốt, vậy em xin mạo muội hỏi bác, vạn nhất nó có hại cho một số người thì sao hả bác (không tốt cũng có hại ở bên trong). Rất mong bác độ lượng bỏ qua.
    Bác nói em hằn học và xỉa xói, câu này nặng nề quá, em nói đâu có xuất phát ý đó, chỉ vì em thấy có một số vấn đề trong những lập luận của bác và cả lập luận về nhân sinh quan của bác, bác nói như vậy thì có công bằng không ? Bác nói em cũng đâu có nhẹ, đúng không không bác ? Bác nghĩ là không liên quan đến nhân sinh quan mà bác đề cập sao ?
    Dầu sao em cũng là phận em, bác có gì thì rộng lượng bỏ qua, hai nick của bác là 1, vậy thì kính bác 1 ly (dẫu em phải kiêng rượu) chào mừng bác quay lại TTVNOL và 7XHN
  8. Miracle

    Miracle Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    4.292
    Đã được thích:
    0

    Lang thang rong ruổi khắp thiên hạ giờ vào đây làm chén trà đắng với ông Harukaze vậy. Trà đắng mà rượu cũng đắng, rượu thì còn làm ra ối bệnh tật nữa nhưng sao tôi vẫn khoái nâng li rượu hơn là ngồi ngâm nga như thế này. Âu cũng là sở thích từng người.
    Ông đang nói gì thế? Nhân sinh quan hả? Tôi không giỏi khoa Hán Nôm mà cũng không có cái quyển từ điển của ông nên không biết nhân sinh quan là cái gì. Cách con người nhìn nhận về thế giới hay cách nhìn nhận về con người. Nếu giải nghĩa theo cách thứ hai thì lại phải chia ra nhân sinh quan của anh, nhân sinh quan của tôi, nhân sinh quan của cô ta nhân sinh quan của chúng nó.... Nào, tôi lại thấy nó phức tạp lên rồi đấy! Mà cuộc sống thì nên đơn giản hoá ông ạ!
    Ông dùng từ nhân sinh quan nghe nó có vĩ đại quá không nhỉ? Nhân sinh quan... tôi lại nhớ ngày xưa đọc dế mèn phiêu lưu kí của bác Tô Hoài kính yêu- cái đoạn mà dế mèn ta đi qua thôn có những anh đồ cóc ý mà. Thầy đồ cóc trịnh trọng kiểu cách: "Hà cớ gì nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn" Cái câu trúc trắc trục trặc này ngày bé tôi cứ đọc mãi, đọc đi đọc lại rồi cố học thuộc nó bởi khi thuộc rồi thấy mình lớn lên vĩ đại ra nhiều! Dù ngày đó chưa biết suy nghĩ đến cái tôi, đến bản ngã như bây giờ. Ông dùng từ nhân sinh quan nghe nó có vẻ triết lí doạ đời quá, dù ông có chua thêm một câu rào trước đón sau: "Đây không phải là một topic nhằm hù doạ về triết học, triết lý..."thì người nghe, người đọc vốn liếng chữ nghĩa ít ỏi như tôi lại thấy sờ sợ. Ngày xưa bác Hồ đã từng dạy rằng không nên dùng nhiều tiếng Hán, cứ diễn giải ra cho dân ta cùng hiểu. Song ca thì phải nói là nhóm hát hai người, tam ca là nhóm hát 3 người, tốp nữ ca thì phải nói là nhóm hát toàn gái....vân vân tương tự thế. Chắc ông đang bật cười hả? Nhưng Bác Hồ dạy như vậy đấy! Nhưng ông đã dùng từ nhân sinh quan thì tôi cũng theo ông vậy.
    Nhấp một chén trà rồi ta cùng nói tiếp nào! Nhân sinh quan tôi cứ hiểu nôm na thế này thôi. Đối với anh hoạ sĩ anh ta nhìn về thế giới đẹp đẽ lắm. Cỏ cây hoa lá....sắc xanh của lá, sắc hồng của hoa, nắng vàng như rót mật....Thiên nhiên thì vốn dĩ đầy màu sắc rồi. Với con người thì anh ta cũng nhìn nhận như thế thôi. Lòng cao thượng sẽ sáng chói như anh mặt trời, tính đố kị thì sẽ làm thành mảng tối đen, tình yêu thì sặc sỡ các mầu, thù hận thì tím ngăt...Ví dụ thế đi. Tôi cũng không đinh tranh cãi cái gì sẽ là mầu gì. Nhưng con người trong con mắt anh ta sẽ pha trộn các mảng màu như thế đấy. Người tốt thì màu rõ sắc nét,người xấu thì mầu loang lổ, bạc phếch và xỉn. Sự vận động giống như khi anh ta vung chiếc cọ lông lên: lá non thì mầu xanh nhẹ, lá xanh trưởng thành thì thêm sắc đạm đà, lá già rụng xuống thì ta chuyển màu vàng héo úa rồi lại sang nâu xỉn...Thế đấy, và con người cũng y như vậy!
    Đối với trẻ em thế giới này như một trò chơi thôi. Bé gái chơi đồ hàng, bé trai chơi bắn bi, đá bóng...hấp dẫn không bao giờ chán và càng ngày chúng lại càng giỏi trong những trò chơi đó.
    Đối với một anh giáo thật mô phạm, thế giới trong anh ta lại đầy các bài học. Mỗi việc đều rút ra được bài học cho anh ta, hoặc ngược lại anh ta sẽ đi giáo dục người khác. Người ta gọi là bệnh nghề nghiệp, nhưng tôi nghĩ rằng nó đã là định mệnh ngay từ khi anh sinh ra thành hình người, anh nhìn nhận thế giới theo cách vậy và anh trở thành người như vậy.
    Đọc đến đây anh sẽ vặn tôi vậy chớ nhân sinh quan của tôi thì sao. Tôi không biết, thật đấy! Tôi không phải trẻ em cũng chẳng phải hoạ sĩ... Ừ thì tôi sẽ ví con người như một cái máy tính hay thanh RAM vậy. Rồi tôi sẽ vung tay vung chân thuyết trình về điều đó, rồi anh sẽ gật gù.
    Nhưng tôi lan man ở trên như vậy thực ra chỉ muốn nói nhân sinh quan của mỗi người là khác nhau anh ạ! Và thậm chí ở ngay trong một con người nhưng ở các lứa tuổi khác nhau thì cũng khác. lại bàn đến cái tiêu đề của anh, phải nói là : Nhân sinh quan- hay cuộc đời trong con mắt của một chàng trai chưa vợ và ít tóc. Anh đừng nhảy dựng lên thế. Nghe đã, rõ ràng là anh ít tóc đúng không? ( Nếu dùng từ đắt hơn và biểu cảm hơn thì phải gọi là hói) Vậy thì anh sẽ thấy cái thằng nhiều tóc nó đẹp hơn anh, anh sẽ chú ý đến việc mọc tóc và rụng tóc, rồi từ đó anh rút ra một triết lí về sự vận động. Đấy, anh đã thấy khác chưa! Tuy nhiên anh có thể đặt 1 câu khác "chàng trai chưa vợ và răng đều"...tuỳ thôi. Tôi chỉ nhấn mạnh ý, nhân sinh quan luôn thay đổi, sau này anh có vợ rồi thì lại thay đổi thôi.
    Thế đã nhỉ! Nói thật, mấy chương ở trên tôi cũng chưa đọc, mà lướt qua thì thấy nó có vẻ "bò vàng liếm lá" quá. Trà dư hậu tửu rồi, tôi lại đi thôi, lại kiếm tiền và lại văng mấy câu vào mặt thiên hạ!
    Dẫu sao thì tôi vẫn cứ muốn phóng bút thêm một chút sắc màu tươi tắn cho bức tranh cuộc sống, cuộc đời này ngày càng bạc mầu quá...
    Được Miracle sửa chữa / chuyển vào 10:43 ngày 27/04/2004
  9. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1
    Thưa bạn hoantoanmayman,
    Có hai vấn đề kaze xin trả lờI bạn, đó là nguồn gốc loài ngưòi ( chương II ) và Tình yêu ( chương IV )
    Về nguồn gốc loài ngưòi
    Phần dẫn luận về nguồn gốc loài ngườI, kaze đã phát biểu rằng loài ngườI không lý giảI được nguồn gốc của chính mình bằng phủ nhận việc cho rằng nguồn gốc của loài ngườI là vượn ngườI ( xin nhắc lạI là kaze phủ nhận việc cho rằng như vậy chứ không phủ nhận hay khẳng định nguồn gốc của loài ngưòi bởI vì có biết nguồn gốc của loài ngưòi là gì đâu mà phủ định hay khẳng định ).
    Lịch sử nhân loạI đã ghi nhận nhà tự nhiên học Charles Darwin vớI tác phẩm ?o Nguồn gốc các chủng loài ? là một công trình vĩ đạI làm thay đổI tất cả các nghành khoa học trong đó có cổ sinh vật học, tôn giáo học?thậm chí mở ra một cuộc cách mạng mớI mẻ cho nghành thiên văn học.
    Trong tác phẩm của mình, Darwin đã dày công nghiên cứu, thu thập dữ liệu cổ sinh học nhằm lý giảI và chứng minh về sự tiến hoá của sinh vật song ông vẫn bỏ ngỏ về nguồn gốc loài người. Nói công bằng hơn thì Darwin đã gợI mở một hướng về lý giảI nguồn gốc loài người. Bằng những dẫn chứng phong phú mà mình thu lượm được, ông kết luận : ?o ...trong một dòng họ vớI khỉ ?.
    Các nhà khoa học xác định sự sống bắt đầu từ cách đây 3 tỉ năm khởI nguồn từ những axitamin rồI qua quá trình trao đổI chất vớI môi trường xung quanh, chúng sinh sản và hình thành cấu trúc đơn bào. Sinh vật đơn bào đầu tiên ấy tiếp tục nhân đôi và cùng vớI tính di truyền và biến dị chúng phát triển thành sinh loài trên trái đất như ngày nay.
    Sinh loài được chia làm 3 loài : vi sinh vật, thực vật và động vật ( cái này đã học ở các cấp học trong nhà trường ). Con ngưòi được xếp vào loài động vật. Bằng những phân tích và tham chiếu các tiêu bản cổ sinh của một số động vật giống ngưòi, các nhà khoa học đã ?o liệt con ngưòi và những con vượn hình ngưòi vào nhóm động vật thuộc Bộ linh trưởng ? ( Kaze đã phản đốI điều này trong bàI trả lời bạn notbad vì khi chưa xác định được nguồn gốc loài ngườI thì việc xếp như vậy chỉ có tính thoái thác )
    Darwin và các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc loài ngưòi là vượn ngưòi, là khỉ ( chúng ta đang khẳng định với nhau là như thế ). Hãy xem tiếp :
    Vụ án ?o con khỉ ? xảy ra tạI bang Tennessee, Hoa Kỳ năm 1925 được lịch sử ghi nhận như một minh chứng nhấn mạnh sự phản đốI của Tôn giáo nói chung và Cơ đốc giáo nói riêng đối với học thuyểt của Darwin về ?o nguồn gốc của loài ngườI ?. Sự kiện này như một lờI thanh minh lý do tạI sao Darwin ?o cố ý tránh bàn luận về nguồn gốc loài ngườI, vì ông sợ ( ? ) dư luận có thể bác bỏ toàn bộ lý thuyết của ông ?.
    Thực ra, theo kaze ( một kẻ hậu sinh và ngoạI đạo ) thì điều đó chỉ chứng tỏ ông không thể lý giải được nguồn gốc về lo ài ngườI. Điều này càng r õ nét khi ở cuốn Dòng dõi loài ngườI, Darwin chỉ phát biểu chung chung được rằng ?o loài ngườI cũng tiến hoá từ những sinh vật thô sơ ( ?? ) mà ra ? . Thế nào là ?o những sinh vật thô sơ ? ? ?o Những sinh vật thô sơ ? ấy từ đâu mà ra ? Không trả lờI được câu hỏI này, Darwin vẫn bỏ ngỏ việc lý giảI nguồn gốc thực sự của loài ngưòi. Kaze phát biểu : ?oKhông biết được mình từ đâu mà ra, không xác định được nguồn gốc của mình. Xét cho cùng, loài người cũng chỉ là một loài tồn tại như bao loài khác trong sinh loài trên Trái Đất này mà thôi.? là vì thế.
    Các nhà cổ sinh học trên con đường đi tìm nguồn gốc về loài ngưòi, họ đã đặt ra 4 tiêu chí để ?o quyết tìm ra những mạch cầu nốI trung gian giữa con ngưòi vớI con vượn ? :
    1.PhảI biết đi thẳng như ngườI
    2.Hai tay được giảI phóng hoàn toàn và có khả năng điều khiển theo ý muốn.
    3.Bộ óc gần bằng bộ óc ngưòi về kích thước và trình độ phát triển.
    4.PhảI biết làm ra công cụ.
    Các nhà khoa học đã xem xét, phân tích và tranh luận những khai quật khảo cổ của ngườI vượn cổ được tìm thấy suốt từ năm 1848 đến năm 1939. Họ đã đưa ra nhiều lập luận khoa học khác nhau để tranh luận và một điều rất lý thú là các di tích khảo cổ thì cứ cái phát hiện sau phủ định cái phát hiện trước. Và đến tận lúc mà kaze đang viết bài này thì họ vẫn đang tranh luận để khẳng định rồI phủ định. Câu hỏI về nguồn gốc loài ngườI vẫn chưa có câu trả lời là vì thế. Kaze phát biểu : ?oKhông biết được mình từ đâu mà ra, không xác định được nguồn gốc của mình. Xét cho cùng, loài người cũng chỉ là một loài tồn tại như bao loài khác trong sinh loài trên Trái Đất này mà thôi.? là vì thế.
    Thưa bạn thân mến,
    Học thuyết của Darwin vì thế, theo kaze có giá trị rất lớn về tiến hoá của sinh vật chứ không có giá trị về lý giảI nguồn gốc loài ngưòi. Nên kaze thiết nghĩ không cần thiết để bàn cãi thêm về nguồn gốc loài ngưòi theo học thuyết của Darwin.
    Còn về sự sống và cái chết, khi bạn không biết mình sinh ra từ đâu thì bạn có khủng hoảng không ? ( nếu câu trả lờI là bố mẹ tôi sinh ra tôi thì kaze sẽ hỏI tiếp ai sinh ra bố mẹ bạn, ông bà bạn , ??). Kaze cũng không có ý định chép lại các giai đoạn về tiến hoá của loài ng ườI. Cái này mờI bạn đến vớI gúgồ.com .
    Kaze dẫn luận nguồn gốc về loài ngườI để nhấn mạnh việc chúng ta không biết mình sinh ra từ đâu. Tức là không lý giảI đưọc SINH ( Sinh-Lao-Benh-Tu ). Nhưng chúng ta lạI biết chúng ta chết đi thành cái gì . Tức là lý giảI được TỬ. Biết rằng ?o Con người chết đi thành vật chất như bao vật chất khác trong Tự nhiên. Và vật chất-con người ấy cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá tự nhiên như bao vật chất khác. Sẽ là chất hữu cơ cho sự phát triển của thực vật nếu vật chất-con người hoà vào đất. Sẽ là nguồn sống cho sinh vật nếu vật chất-con người phơi giữa thiên nhiên hay hoà vào đại dương. Cái thực tại trần trụi về cái chết của con người là như vậy? ?" Nhansinhquan, chương II- Sự sống và Cái chết.
    Để biết tư duy sống và sống một đờI sống có ích và ý nghĩa.
    Cám ơn bạn đã góp ý.
    Được harukazepei sửa chữa / chuyển vào 13:11 ngày 28/04/2004
  10. GIP

    GIP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ đây là topic kén người đọc nhất trong box 7x này. Ngay bản thân tôi khi bước chân vào chủ đề này cũng đang sợ mình chưa đủ trình độ để lĩnh hội. Nhưng sau khi đọc xong vài bài của anh, tôi đã xoá đi được ấn tượng ban đầu, bởi tuy ngôn ngữ anh chọn là ngôn ngữ triết học, nhưng anh đã làm cho nó dễ hiểu đi nhiều.
    Tôi không tìm hiểu và đọc nhiều về triết học, những kiến thức tôi thu nhặt được về triết học chỉ là nhờ những năm đầu tiên ở giảng đường Đại học, sau này rồi chữ thầy cũng trả thầy, chỉ nhớ một số vấn đề rất cơ bản để khi người khác nhắc đến mình vẫn còn nhớ đó là cái gì. Chính vì thế, tôi không dám mạn đàm với anh về khía cạnh triết học, tôi chỉ đơn thuần là nêu những cảm quan của tôi về topic của anh mà thôi.
    Nếu có sai sót gì mong anh nhẹ nhàng góp ý. Chứ...ngôn ngữ của anh, nhẹ thì làm người khác cáu tiết. nặng thì làm người khác đau...
    1.
    Topic của anh được chia thành 7 phần:
    I. Cá nhân
    II. Sự sống và cái chết
    III. Sung sướng và đau khổ
    IV. Tình yêu
    V. Sự nghiệp
    VI. Kí ức
    VII. mạn đàm về nhân sinh quan trong thiên hạ 7x
    Trước đây khi nhập môn Triết học, tôi được giảng rằng triết học là bộ môn khoa học nhằm nghiên cứu, lí giải căn nguyên, nguồn gốc của con người và sự vật trong thế giới tự nhiên, đồng thời nêu lên cách nhìn, quan niệm của con người về thế giới tóm tắt là "nhân sinh quan" như anh đã nêu lại ở đầu topic. Chính vì thế, khi nhìn vào cấu trúc chia chương của anh như trên, tôi thấy anh có điều khác biệt là anh đã đưa TÌNH YÊU thành một chương để đề cập, vấn đề mà triết học chưa nhắc đến. Tình yêu là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học khác, tâm lý học chẳng hạn.
    Ngoài ra , theo ý kiến của cá nhân tôi, anh nên đưa chương II thành chương I và chương I thành chương II, vì:
    Ở chương CÁ NHÂN, anh cho rằng con người trước hết cần tìm hiểu cá nhân mình, tìm hiểu các nhu cầu về bản năng, cảm giác, cảm xúc, trí thức... của chính bản thân để từ đó tự hình thành nhân cách, trên cơ sở đó hình thành lối đối nhân xử thế đúng mực. Nhưng nếu con người vẫn trong cái vòng luẩn quẩn tôi là ai, tôi sinh ra từ đâu, nguồn gốc loài người là gì thì liệu con người có bình thản ngồi tìm hiểu "tôi cần gì?" hay không?
    2.
    Ở chương II, SỰ SỐNG và CÁI CHẾT, tôi nhận thấy anh không khiên cưỡng trong việc đi lí giải loài người sinh ra từ đâu như triết học cổ điển, chỉ chuyên tâm nghiên cứu con người phổ quát mà quên mất đi con người bằng xương bằng thịt đang tồn tại, sinh hoạt hàng ngày trên thế giới này. Anh chấp nhận không có sự bắt đầu, nhưng có quá trình và kết thúc. Mỗi con người được sinh ra, đó không phải là sự bắt đầu mà chỉ là tiếp tục cho sự sống và tồn tại của "động vật lao động" mà thôi.
    Chính vì thế, loài người không có ý nghĩa ở sự bắt đầu, nhưng có ý nghĩa ở quá trình phát triển và kết thúc của mỗi cá nhân. Ở điểm kết thúc, nôm na là chết đi, mỗi cá thể đều có một ý nghĩa nhất định tương đối với thế giới tự nhiên và thế giới tinh thần. Ý nghĩa đó do thiên nhiên quyết định (là nguồn sống cho sinh vật khác) và ý nghĩa do bản thân cá thể đó quyết định (những gì cá thể đó đã làm và để lại cho thế giới vật chất và phi vật chất). Từ đó, tôi thiết nghĩ, anh quan niệm "lịch sử loài người là vô nghĩa" liệu có bi quan quá không? Tôi sẽ đồng ý nếu anh cho rằng "nguồn gốc của con người là vô nghĩa". Lịch sử có bao hàm cả nguồn gốc và quá trình phát triển, nếu nói như vậy, vô hình chung anh đã phủ nhận một phần quá trình phát triển của loài người.
    3.
    Trong chương TÌNH YÊU, tôi cảm giác có một sự gò ép trong suy luận. Cũng có thể như anh đã nói và tôi đã nghĩ, Triết học chưa bao giờ trực tiếp lí luận về tình yêu, tình yêu không là đối tượng nghiên cứu của triết học , vì thế chương này như một nốt trầm trong topic của anh. Lối dẫn giải chưa thuyết phục và không mạch lạc như những chương đầu. Theo tôi, không nên dùng ngôn ngữ và cách nhìn của triết học để lí giải tình yêu, một topic "mạn đàm về tình yêu" (đại loại thế) sẽ phù hợp hơn chăng?
    4.
    Chương SỰ NGHIỆP có lẽ là chương người đọc đạt dấu chấm hỏi nhiều nhất. Bản thân tôi ở lần đọc đầu tiên đã muốn phản biện lại ngay vì mệnh đề CUỘC SỐNG = SỰ NGHIỆP của anh. CUỘC SỐNG theo tôi hiểu là quá trình, là khoảng thời gian cụ thể từ khi con người ta sinh ra đến lúc chết đi. Nó bao gồm những yếu tố như bạn emnhutianangmuathu đã nêu ở trên. Chính vì thế, CUỘC SỐNG có ý nghĩa hay không là do những yếu tố được bao gồm đó quyết định. Trong đó có SỰ NGHIỆP, vì đơn giản, SỰ NGHIỆP là những hoạt động, những hành vi, việc làm nhằm tìm kiếm và đem lại lợi ích cho bản thân cá nhân, tha nhân và xa hơn là tập thể, xã hội.
    Nhưng đến khi hiểu "SỰ NGHIỆP là những hoạt động, hành vi, việc làm nhằm tìm kiếm và đem lại lợi ích cho bản thân, tha nhân và tập thể" thì tôi lại gặp vướng mắc. Nếu theo mệnh đề của anh, SỰ NGHIỆP phải được hiểu theo nghĩa trừu tượng, bao gồm SỰ NGHIỆP hữu hình và SỰ NGHIỆP vô hình.
    Sự nghiệp hữu hình là những hành động cụ thể, việc làm cụ thể để tìm kiếm được lợi ích vật chất. Còn SỰ NGHIỆP vô hình là những mối quan hệ gia đình, xã hội...nhằm chủ yếu tìm kiếm những lợi ích phi vật chất. Và SỰ NGHIỆP vô hình này sẽ là yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của SỰ NGHIỆP hữu hình.
    Ví dụ: Một cá nhân được sinh ra, từ khi lọt lòng cá nhân đó đã bắt đầu cho một sự nghiệp của mình (mang lại hạnh phúc cho gia đình). Đến khi cá nhân ấy trưởng thành với những mối quan hệ xã hội thì SỰ GHIÊP vô hình đó cũng phát triển và được củng cố, đồng thời tạo cơ sở cho SỰ NGHIỆP hữu hình kia phát triển. Hai mối quan hệ vật chất và phi vật chất ấy tương tác hỗ trợ cho nhau làm cho SỰ NGHIỆP của cá nhân đó tốt hoặc xấu. Đến điểm kết thúc, cái vật chất sẽ mất đi và phi vật chất sẽ tồn tại. Nếu cá nhân đó đã có một SỰ NGHIỆP hữu hình vững chắc thì cái mà đời sau cá nhân đó được hưởng cũng chỉ là vật chất và sẽ hao mòn. Nhưng nếu anh ta đã sống tốt và giáo dục con cái đến nơi đến chốn (SỰ NGHIỆP vô hình) thì những gì mà thế hệ sau của anh ta được hưởng sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều (danh tiếng, sự giáo dục....)
    Tôi chỉ có thể hiểu dấu = trong mệnh đề của anh nếu tôi quan niệm SỰ NGHIỆP với ý nghĩa trừu tượng như vậy.
    5.
    Theo tôi, nhân sinh quan của anh là kết quả của sự khảo sát bản thân, và nghiệm sinh trên cá nhân anh, chính vì thế nhân sinh quan của anh có thể khác nhân sinh quan của tôi. Tôi quan niệm thế này, nhưng anh không nghĩ thế. Điều đó là không thể tránh khỏi. Mỗi một con người đều có quyền gán cho vũ trụ một giá trị riêng tuỳ theo cách nhìn nhận của mỗi người. Chính vì vậy, nếu có người cho rằng anh đang áp đặt người khác cũng suy nghĩ như anh là điều hết sức sai lầm.
    Tôi rất mong được đọc 2 chương còn lại của anh, để hiểu rõ hơn được một phần nữa trong nhân sinh quan của anh. Vì hiểu được nhân sinh quan của người khác cũng là để cho nhân sinh quan của cá nhân mình được thêm phong phú, phải không anh?

Chia sẻ trang này