1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân sinh quan

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi harukaze, 25/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0

    Đọc bài bác giải thích khá là thú vị, phần này em biết thêm được nhiều.
    Thank you vinamilk !
  2. Ngu_ngu_81

    Ngu_ngu_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    3.800
    Đã được thích:
    2
    He he !
    Bác ơi , sao bác ko đem cái " Nhân Sinh Quan " của bác sang bên Học Thuật ý . Bên đó mới có người hiểu được và lý luận với bác . Bác viết ở đây với những đứa như em đọc có phải fí cái công bác múa bút ko ?
  3. x31

    x31 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    545
    Đã được thích:
    0
    Chương I và II ( I- Cá nhân, II- Sự sống và cái chết ) bàn về Sinh.
    Chương III, IV và V ( III- Sung sướng và đau khổ, IV- Tình yêu, V- Sự nghiệp ) bàn về Trưởng.
    Chương VI ( VI - Ký ức ) bàn về Lão.

    Đủ hết rồi đó,
    Hồi tôi ở Trâu Quỳ, tôi cố gắng thuyết phục người bạn nằm cùng phòng rằng anh ta là con người.
    Anh ta vẫn nhất định cho rằng anh ta là chiếc đồng hồ và luôn miệng kêu bính bong...
    Cho đến hôm chia tay, anh ôm chầm lấy tôi và công nhận anh ta là con người, tôi xúc động lắm..
    Nhưng khi tôi xách va li đi ra cửa, quay lại vẫy tay anh lần cuối, thì anh lại liên hồi kêu bính bong bính bong ..
  4. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1

    Bạn hoantoanmayman thân mến,
    Vấn đề về tình yêu và ý thức của loài vật làm một vấn đề rất lý thú. Kaze xin trả lờI bạn như sau :
    Trong y học, các nhà giảI phẫu thần kinh và sinh lý đã chứng minh hầu hết động vật trong sinh loài từ loài bậc thấp đến loài có cấu tạo hoàn thiện độ đều có não ?" trung tâm điều khiển mọI hoạt động tâm sinh lý của cơ thể.
    Bộ não của hầu hết động vật gồm 3 phần : thân não, các bán cầu não (đạI não ) và tiểu não. Trong đó, thân não là phần lõi mà không hề thay đổI sau hàng triệu triệu năm tiến hoá của động vật ( trong đó có con người ). Và điều làm nên những kỳ diệu trong khả năng nhận thức của con ngườI bằng tư duy, bằng ý thức nằm cả ở các bán cầu não ( trái và phảI ).VớI 15 tỉ tế bào thần kinh sắp xếp thành 6 lớp trong vỏ đạI não ( ta quen gọI là chất xám ), các bán cầu não đã phốI hợp chặt chẽ vớI các phần còn lạI của não tạo nên một trung tâm điều khiển mọI vận đống của cơ thể vô cùng tinh vi, phức tạp nhưng hoàn toàn trật tự và được phân công hợp lý.
    VớI bộ não siêu việt của mình, con ngưòi đã vượt qua ngưỡng của bản năng để có khả năng nhận biết chính mình và nhận thức thế giới xung quanh bằng các phương pháp triết học và khoa học. Và con ngườI sống bằng ý thức. Các loài động vật khác không bao giờ có thể vượt qua được ngưỡng của bản năng. Loài vật không có ý thức là như thế.
    Các nhà khoa học đã thực nghiệm về bản năng và ý thức của con ngưòi khi quan sát một đứa trẻ. Đứa trẻ có những biểu hiện hầu như bản năng, những bản năng được di truyền của loài ngưòi. Ví dụ : Đói thì ăn ( bất cứ thứ gì ), khát thì uống ( bất cứ thứ gì ), ỉa đái bất cứ chỗ nào và khi nào miễn là có nhu cầu?vv?.Loài vật cũng như vậy. Khi đứa trẻ lớn lên, trong môi truờng của con ngưòi, nó được nhận thức để có khả năng nhận biết chính mình và làm chủ thê giới xung quanh như cha mẹ , ông bà nó?.( tính di truyền ).
    Sẽ có ngườI hỏI : ?oĐứa trẻ ấy lớn lên trong môi truờng loài vật, nó sẽ là loài vật hay là con ngườI ? . Xin trả lờI : nó sẽ sống bằng những tập tính của loài vật mà nó sống cùng môi trường ( tính biến dị ) dù nó vẫn mang trong mình những tập tính của loài ngưòi ( tính di truyền ). Đứa trẻ ấy sẽ là loài vật suốt đờI nếu nó sống trong môi trường loài vật suốt đời. Song nếu đứa trẻ ấy được trở về vớI môi trường loài người thì ở một chừng mực nào đó nó sẽ trở vê vớI đờI sống một con ngưòi thực thụ . Điều kỳ diệu đó nhờ khả năng nhận thức của con người.
    Ở loài vật không có khản năng ấy. Một con khỉ sống ở rừng được đưa vào môi trường con ngưòi dù khi nó mớI sinh ra hay khi nó đã trưởng thành nó cũng vẫn mãi mãi là một con khỉ. Nó không có khả năng tự nhận thức về chính nó và môi trường xung quanh dù con ngưòi có dày công huấn luyện đến đâu. Giả sử nó nhận thức được như con ngưòi, nó sẽ tự giảI phóng và trở về dạy cho đồng loạI nó về triết học, về nhansinhquan, rồi phát minh và sáng chế. RồI sẽ tập hợp tất cả khỉ vượn trên thế giói này lạI để chiến đấu dành lãnh thổ vớI loài ngưòi. May quá, nó không bao giờ có thể làm được như thế. Vì loài vật không có ý thức.
    Vì thế, ?o Voi rừng trước khi chết tự nó tách đàn và đi về nơi mà nó cũng như ông cha cụ kỵ nó chết (chết già, chứ không phải là bị tù trói hay bị săn bắn) để mà gửi xác, bầy đàn của nó đều có biểu hiện lưu luyến ? là một tập tính của loài voi. Cái này được gọI là bản năng được di truyền chứ không là ý thức. Cũng như con ngưòi khi về già có xu hướng muốn được chết trên quê hương, hoàn toàn bản năng.
    Các nhà tập tính học và tâm lý học động vật đã nhiều năm nghiên cứu về cái gọI là Tình yêu của động vật ( tình yêu giũa con đực và con cái ) . Tât nhiên theo tập tính của mỗI loài mà cách biểu hiện tình yêu ( đánh giá theo ý thức của con ngưòi ) là khác nhau. VÍ dụ như bạn đưa ra chuyện tình yêu của thiên nga ?o Chim thiên nga cặp từng đôi một, nhưng nếu có 1 con bị chết con còn lại cũng không cặp với bất kỳ con thiên nga nào khác cho đến lúc nó chết. ?o. Kaze khẳng định là thiên nga không ý thức đó là tình yêu mà chỉ là một tập tính của loài.
    Tất cả những cặp thiên nga đều như vậy. Con ngườI khi quan sát tập tính đó đã gán cho nó vớI tính chung thuỷ trong tình yêu của loài ngườI mà gọI đó là tình yêu của thiên nga. Cũng như con ngưòi vẫn gán những tính cách khác của mình cho những loài vật khác khi quan sát những tập tính đặc trưng của chúng. Giả sử thiên nga biết nhận thức về thế giới xung quanh. Nó sẽ không hiểu con người thuộc thể loạI gì. Vì nó sẽ thấy những cảnh lừa chồng dốI vợ, những cảnh tranh vợ cướp chồng?vv.. và nó cũng thấy bên cạnh đó có những con ngưòi chung thuỷ một vợ một chồng, và cũng sẽ thấy có những con ngưòi ba bốn chồng hoặc năm sáu vợ?.vv? Nó sẽ phán xét ( trong nhận thức của nó ) con ngưòi y như cách con ngưòi vẫn gán những phẩm chất của mình cho các loài vật khác để phán xét.
    May quá, loài vật không thể làm đựoc như thế. Nếu không đến chó mèo cũng không dám nuôi vì sợ nó tố giác Sở Khanh. " Làm gì " cũng phảI ngó trước dòm sau vì có khi đến cả ?o con chim non trên cành cao hót véo von ? cũng có thể vạch mặt " gian phu dâm phụ ". Tình yêu không tồn tạI ở loài vật. Cái gọI là tình yêu thực chất chỉ là một tập tính của động vật, nó hoàn toàn bản năng.
    Thưa bạn,
    Tập tính và ngôn ngữ là hai phạm trù khác nhau đựoc nghiên cứu bởI hai bộ môn khoa học đó là tập tính động vật học và ngôn ngữ động vật học. Chúng chỉ có mốI liên hệ về mặt thực nghiệm vớI nhau. Kaze đồng ý rằng ?o Con người có thể biểu đạt tình cảm, cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ của loài người loài người hiểu, ngôn ngữ của động vật loài người đã hiểu được đâu, vậy làm sao có thể hiểu được loài vật đang ở trạng thái cảm xúc nào qua ngôn ngữ của loài vật nhưng được cẳt nghĩa, biên dịch bởi ngôn ngũ của loài người khi mà loài người vẫn đang có tìm hiểu ngôn ngữ của loài vật ?. Song không thể lấy đó để lý giảI cho việc loài vật có tình yêu hay không. BởI vì mấu chốt ở đây là ý thức. Dù có ngôn ngữ đi chăng nữa thì ngôn ngữ ấy phảI được quyết định bằng ý thức thì mớI được xem là ngôn ngữ thực thụ. Kaze gọI ngôn ngữ động vật là giao thức bản năng.
    GiảI phẫu thần kinh đã cho thấy trong bộ não của động vật có một vùng là trung tâm điều khiển mọI quá trình quan trong của cơ thể .Nhiều bẳn năng của loài vật và những xúc cảm của chúng cũng nằm ở vùng này. Ngôn ngữ y học gọI là vùng dướI đồI ( hypothalamus ). Cùng vớI tuyến yên, vùng đướI đồI vừa là cơ quan cung cấp hoocmon vừa là trung tâm điều khiển hoocmon trong cơ thể. Các hoạt tính tâm sinh lý đều do hoocmon quyết định.
    Hàng loạt các thí nghiệm ở chuột,khỉ về cảm giác vui sướng và đau khổ đã đựoc các nhà khoa học thực hiện trong hàng chục năm đã cùng đi đến một kết luận : ?o Không có gì đáng nghi ngờ rằng sự thích thú của con chuột ( loài vật được thí nghiệm ) nhận được qua sự kích thích những điểm nhất định ở vùng dưới đồI là hết sức tự nhiên ?o. Vì v ậy, cảm giác được thoả mãn ( sung sướng ) và không được thoả mãn ( đau khổ ) ở loài vật là hết sức bản năng. Vì thế, kaze đã phát biểu ?o ....Loài vật vì thế không bao giờ biết đến hạnh phúc và đau khổ trong khi đó loài người nhờ có Tình yêu đã được thức tỉnh về ham muốn, về tình cảm lựa chọn khiến cho con người cảm thức được những niềm vui chưa từng có cũng như những đau khổ kinh khủng của sự ganh đua chiếm hữu ?o - nhansinhquan, chương IV - Tình yêu.

    Cám ơn bạn đã góp ý. Hi vọng bạn không cho rằng những gì kaze đã trình bày là nguỵ biện.

    Được harukazepei sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 29/04/2004
  5. emnhutianangmuathu

    emnhutianangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Anh haru ơi, sao anh cứ viết một đống chữ dầy chi chít thế ngại đọc lắm, nhất là những ý tưởng cao siêu thì rất khó tiêu. Anh đừng tranh luận đôi co với mọi người. Tranh luận thì cũng vừa vừa phiên phiến. Mấy hôm nay vào em thấy nhiều chữ quá, chẳng đọc tí nào. Anh nên viết lại theo góp ý nếu anh cho rằng ý kiến của mọi người là có lý. Còn anh khăng khăng giữ ý của mình thì thôi. Viết sang cái phần khác đi. Em không thích kiểu các anh cứ trích từng câu từng chữ, mổ xẻ nó như kiểu chẻ sợi tóc làm tư. Chả có ích gì.
  6. SuperThin

    SuperThin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2001
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    1
    Cái chỗ bác harukaze quan niệm CUỘC SỐNG = SỰ NGHIỆP hay sự nghiệp = cuộc sống gì đó làm em liên tưởng đến một truyện ngụ ngôn. Chắc các bác thuộc hàng 7X sẽ nhớ ra chứ nhỉ? Lúc chúng ta học lớp 6 ấy, có chuyện gì mà vẽ một con vật to đùng ấy. Con gì em quên mất rùi. Có bác nào nhớ giúp em không?
    Theo em thì trước khi tranh luận người ta cũng nên định nghĩa khái niệm một chút để tránh bị hiểu ra ngoài vấn đề hoặc lâm vào tình trạng "gà vịt nó chuyện với nhau" thì quả thật sẽ chẳng đi đến đâu. Các bác tranh luận đều rất hay. Nhưng quả thật bài này mà được chuyển sang Box học thuật thì hợp lý hơn, để ở đây sẽ có nhiều người phải uống thuốc nhức đầu mỗi khi ghé qua.
  7. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1

    Thưa bạn GIP,
    Trong 5 điểm bạn đưa ra, kaze thấy hết sức bất ngờ ở điểm 4 bạn bàn về Sự Nghiệp trong nhansinhquan. Bạn đã hiểu đúng ý tưởng của kaze và phân tích nó chính xác đến mức kaze không cần phải thuyết trình nữa.
    Bạn đã phát biểu :
    Kaze xin trả lời bạn ở điểm 1, 2 và 3 :
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    ......theo ý kiến của cá nhân tôi, anh nên đưa chương II thành chương I và chương I thành chương II, vì:
    Ở chương CÁ NHÂN, anh cho rằng con người trước hết cần tìm hiểu cá nhân mình, tìm hiểu các nhu cầu về bản năng, cảm giác, cảm xúc, trí thức... của chính bản thân để từ đó tự hình thành nhân cách, trên cơ sở đó hình thành lối đối nhân xử thế đúng mực. Nhưng nếu con người vẫn trong cái vòng luẩn quẩn tôi là ai, tôi sinh ra từ đâu, nguồn gốc loài người là gì thì liệu con người có bình thản ngồi tìm hiểu "tôi cần gì?" hay không ?[/QUOTE]
    Có lẽ việc kaze dùng ngôn ngữ triết học để diễn đạt đã làm bạn hiểu nhầm về cấu trúc của topic. Theo tư duy logic thì việc bạn góp ý đưa chương I ( Cá nhân ) thành chương II còn chuyển chương II ( Sự sống và Cái chết ) thành chương I có thể là hợp lý. Kaze đã suy nghĩ vấn đề này ngay từ khi xây dựng ý tưởng cho topic.
    Nhắc lại một chút, " harukaze phát biểu thêm rằng : nhân sinh quan là quan niệm của con người về chính mình " nên phải xuất phát từ khái niệm cá nhân theo hướng từ cá nhân đến tha nhân. Hơn nữa, cá nhân con người tự quyết định những biểu tượng và những tiêu chuẩn bằng sự suy nghĩ phê phán của mình rồi thực hiện chúng bằng những hành vi của chính mình. Cho nên, kaze quyết định bắt đầu với chương I là Cá nhân.
    Việc bạn lo lắng " con người vẫn ở trong cái vòng luẩn quẩn " ấy thì kaze đã giải quyết dứt điểm và nhấn mạnh : " Không biết được mình từ đâu mà ra, không xác định được nguồn gốc của mình. Xét cho cùng, loài người cũng chỉ là một loài tồn tại như bao loài khác trong sinh loài trên Trái Đất này mà thôi ". Khi các đặc tính nội tại của cá nhân được xác định thì cá nhân trở thành một tồn tại tự chủ, tức là có độc lập. Nhờ tính độc lập ấy mà cá nhân biết nhìn nhận và phản biện những hệ tưởng cũng như thế giới quan bên ngoài mình. Khi đó cá nhân không hề " luẩn quẩn " và khi đó hình thành một nhansinhquan đúng đắn cho chính mình. Vì vậy, chương I là chương bàn về Cá nhân.
    Thực ra, ở chương II thì nguồn gốc loài người chỉ là dẫn luận để kaze bàn về Sự sống Cái chết. Ở mỗi chương thì điều quan trọng nhất là kaze muốn gửi gắm ý tưởng về nhansinhquan của mình, nó thường được tổng quát kiểu như thế này :
    Chương I : " Tiên trách kỷ hậu trách nhân ". Những gì mà mình không thích thì đừng bắt người khác phải thích. "Nhập gia tuỳ tục".
    Chương II : Bạn và kaze, hãy biến sự tồn tại của con người trong Tự nhiên thành sự sống của con người với Tự nhiên. Một sự sống thực sự của Con Người
    Chương III : Dù cuộc đời bạn sung sướng hay đau khổ thì hãy biết chấp nhận và yêu quý nó. Vì bạn cũng như kaze, chỉ có duy nhất một cuộc đời và chỉ sống có một lần thôi.
    Chương IV : ''''''''Không bao giờ yêu cái không thuộc về mình, không bao giờ theo đuổi cái không phải là của mình "
    Chương V : " Đi một ngày đàng học một sàng khôn "
    Chương VI : " Không có tượng đài nào để tôn vinh, cũng sẽ chẳng có toà án nào để kết tội, nhưng khi tất cả đã trở thành kí ức, chính lương tâm Con Người sẽ là tượng đài hay toà án của chính bản thân mình. Khi tuổi già ụp xuống đầu mỗi chúng ta, khi những hình hài già nua kia sống với hơn nửa thời gian dành cho kí ức, dành cho những hoài niệm về quá khứ, thì những ký ức ấy, những quá khứ ấy sẽ đem lại một tuổi già thanh thản và mãn nguyện nếu chúng ta đã sống thời tuổi trẻ bằng những Ước mơ chân chính. Những kí ức ấy, những quá khứ ấy sẽ mang đến một tuổi già dằn vặt và nuối tiếc nếu chúng ta đã sống thời tuổi trẻ cho những Cám dỗ thấp hèn. Mà sự dằn vặt của quá khứ đới với một tuổi già sống phần hồn nhiều hơn phần xác là một điều kinh khủng và là sự trừng phạt cay nghiệt nhất của số phận. " ( Trích Những giấc mộng đời người - harukaze )
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Chính vì thế, loài người không có ý nghĩa ở sự bắt đầu, nhưng có ý nghĩa ở quá trình phát triển và kết thúc của mỗi cá nhân. Ở điểm kết thúc, nôm na là chết đi, mỗi cá thể đều có một ý nghĩa nhất định tương đối với thế giới tự nhiên và thế giới tinh thần. Ý nghĩa đó do thiên nhiên quyết định (là nguồn sống cho sinh vật khác) và ý nghĩa do bản thân cá thể đó quyết định (những gì cá thể đó đã làm và để lại cho thế giới vật chất và phi vật chất). Từ đó, tôi thiết nghĩ, anh quan niệm "lịch sử loài người là vô nghĩa" liệu có bi quan quá không? Tôi sẽ đồng ý nếu anh cho rằng "nguồn gốc của con người là vô nghĩa". Lịch sử có bao hàm cả nguồn gốc và quá trình phát triển, nếu nói như vậy, vô hình chung anh đã phủ nhận một phần quá trình phát triển của loài người.
    [/QUOTE]
    Bạn thân mến,
    Nếu bắt đầu tính từ khi con vượn người đầu tiên ( Hominid ) xuất hiện ở cuốI thế kỷ thứ ba của Thời đạI tân sinh thì lịch sử loài người bắt đầu từ khoảng 6 triệu năm ( con số tương đốI )
    Nếu bắt đầu tính từ khi con vượn cuốI cùng ?" con người đầu tiên ( Homo Sapiens ) xuất hiện ở thờI hậu kì đồ đá cũ thì lịch sử loài người bắt đầu từ khoảng 4 vạn năm ( con số tương đốI ).
    Nếu bắt đầu tính từ thời kỳ Cổ đại của loài người ( khoảng 3000 năm trước Công nguyên ) thì lịch sử loài người khoảng 5000 năm ( tính đến năm 2004 ).
    Con số 5000 năm là ngắn ngủi so với 4 vạn năm và càng không thấm tháp gì so với 6 triệu năm. Vậy mà nguồn gốc phát triển từ 6 triệu năm ấy có nguy cơ bị phủ nhận thì lịch sử phát triển của 5000 năm kia sẽ có ý nghĩa gì ? Kaze đồng ý rằng không thể phủ nhận 2004 năm phát triển vượt bậc của lịch sử loài người thời kỳ Trung Cận đại ( tính chẵn từ thế kỷ I ) song dù sự phát triển ấy có " tưng bừng " và " nở hoa " đến đâu thì không thể phủ nhận rằng loài người đang ở khoảng giữa của " hai cái không có ". Bởi vì loài người đã, đang và sẽ phát triển nhưng chưa biết sẽ phát triển đến đâu. Chưa biết mình từ đâu mà ra và cũng chưa biết mình sẽ đi về đâu . Ở khoảng giữa của " hai cái không có " là như vậy . Kaze phát biểu : " Vì không có sự bắt đầu nên lịch sử loài người là vô nghĩa, con người đang tồn tại mà thôi " là xuất phát từ một phần quan điểm ấy.
    Tuy nhiên, để tránh bị lôi cuốn vào những vấn đề không liên quan và thấy nó thực sự không cần thiết, kaze xin bỏ câu trên đi. Cám ơn bạn đã góp ý.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Trong chương TÌNH YÊU, tôi cảm giác có một sự gò ép trong suy luận. Cũng có thể như anh đã nói và tôi đã nghĩ, Triết học chưa bao giờ trực tiếp lí luận về tình yêu, tình yêu không là đối tượng nghiên cứu của triết học , vì thế chương này như một nốt trầm trong topic của anh. Lối dẫn giải chưa thuyết phục và không mạch lạc như những chương đầu. Theo tôi, không nên dùng ngôn ngữ và cách nhìn của triết học để lí giải tình yêu, một topic "mạn đàm về tình yêu" (đại loại thế) sẽ phù hợp hơn chăng?
    [/QUOTE]
    Bạn thân mến,
    Tình yêu đóng vai trò quan trọng trong nhansinhquan của kaze. Kaze đã xếp Tình yêu trên cả Sự nghiệp. Song, đúng như bạn cảm nhận ?o chương này như một nốt trầm?, kaze đã không thể dùng ngôn ngữ triết học để trình bày về Tình yêu như tham vọng. Nếu bạn để ý sẽ thấy kaze viết xong chương III ( Sung sướng và đau khổ ) vào 6/8/2003 nhưng đến 9/3/2004 mới viết tiếp chương IV ( Tình yêu ) , phần lớn vì lý do ấy.
    Cuối cùng thì khi cảm xúc đến, kaze cũng làm được điều mình muốn dù nó là " nốt trầm ". Tình yêu mà. Là " nốt trầm xao xuyến " phải không bạn ?
    Được harukazepei sửa chữa / chuyển vào 14:41 ngày 02/05/2004
  8. aleXmaX

    aleXmaX Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    hè hè !
    Hôm nay em rất vui, lại có tí men, nên em quyết định thú thật lòng mình.
    Anh haru à
    Anh đọc được dăm bảy cuốn sách, công việc của anh là trích dẫn, tổng hợp theo ý anh, anh đọc lại cuốn cổ học tinh hoa, truyện cặn bã của cổ nhân đó.
    Mấy lị, em vẫn đánh giá anh là gà chọi
    Bởi vì, anh tuyên bố, chấp tất cả những ai vào đây bàn nhân sinh quan với anh.
    Người không bị mất năng lực hành vi thì người ta sẽ nói : mời các bạn vào tham gia cùng tôi cho vui, cùng chia sẻ, chứ không có "khện" như anh đâu.
    Khi người ta trẻ, người ta hay to còi
    Quan điểm của em : Còi to cho vượt trước..
    Hãy còn:
    Anh còn dám chấp X31 mở topic về bất kỳ vấn đề xã hội nào
    Lại thêm 1 điểm nữa đánh giá anh vẫn còn gà chọi lắm..
    Đã bẩu: Anh về đọc thêm kỷ sảnh luyện gà đi..
    Nữa nè:
    Nếu đủ can đảm, anh em mình chỉ PM thôi, tính em vẫn vậy, lúc đó thắng thua chỉ hai chúng ta biết, trong bụng phục nhau là được, đâu có cần puplic làm gì ? Đó mới là đời giai, làm việc nghĩa không cầu người khác biết.. không nghĩ tới việc trả ơn..
    Chân thành:
    Anh có kiến thức, nhưng mà còn non trong đối nhân xử thế lắm..
    Thiệt 100%
    Em khinh thường đ/c Miracle, em không nghĩ là anh lại chơi với anh đó. Người Pháp vẫn nói : Hãy cho biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là người thế nào..
    Anh Miracle, bạn của anh, anh phải đồng ý với em 1 điều, đ/c đó chỉ được cái chửi bậy như hàng tôm hàng cá thôi, không có 1 chút trí tuệ nào cả..
    Nếu đ/c đó còn xía vô chuyện của anh em mình thì em sẽ không tiệp tục đối thoại với anh nữa..
    Chúc anh vui, em đã về SG an toàn rồi..
  9. emnhutianangmuathu

    emnhutianangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2003
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    0
    Vớ vỉn thật. Hôm nọ em đã không muốn tranh luận. Nhưng anh lại đồng tình chứng tỏ anh muốn biện hộ cái sai của anh.
    Làm quái gì có cái gọi là sự nghiệp vô hình.Lại còn sự nghiệp vô hình là các mối quan hệ gia đình, xã hội nhằm chủ yếu tìm kiếm những lợi ích phi vật chất?
    Anh cũng học tiếng Nhật đúng không? Cho em hỏi chữ Sự nghiệp viết chữ Hán như thế nào? Và nghĩa gốc của nó như thế nào?Làm gì có kiểu sự nghiệp hữu hình và sự nghiệp vô hình. Nói kiểu như anh em suy diễn được khối thứ.
    Buồn cười thật. Bắt đầu giống hệt như chú gì trên kia nói: Kiểu thầy bói xem voi.
  10. hanoivatoi

    hanoivatoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    1.033
    Đã được thích:
    0
    Có thể hiểu Sự nghiệp hữu hình và vô hình của các bác ý theo kiểu Tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Tài sản hữu hình như nhà cửa xe cộ...., tài sản vô hình như ... thương hiệu của một doanh nghiệp. Các bác ý cũng đúng đấy chứ em ĐXQMT...

Chia sẻ trang này