1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân sinh quan

Chủ đề trong '7X - Chi hội Hà Nội' bởi harukaze, 25/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1
    Bạn hungarian_dance thân mến,
    Trước hết, theo nhân sinh quan của kaze thì nôm na tính Thiện thể hiện ham muốn thoả mãn những ước vọng CHÂN CHÍNH. như trích đoạn : " Tính Thiện đó thể hiện ở ham muốn được sống có mục đích, có lý tưởng.......Tính Thiện đó thể hiện ở ham muốn yêu thương và được thương yêu. "
    Bạn đồng ý rằng : " Dù ý thức hay vô thức thì chúng ta đều nỗ lực để con đường chúng ta đi tiến gần đến ánh hào quang của cái Thiện " , phải không ?
    Còn tính Ác là thể hiện ham muốn thoả mãn những ước vọng KHÔNG CHÂN CHÍNH ( kaze nghĩ không cần thiết phải chỉ ra cụ thể thế nào là không chân chính ). Vì thế mà có câu " đi ngược đường về tính Ác " .
    Con người luôn mong muốn thoả mãn những ham muốn của chính mình hơn là mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của người khác. Những ham muốn hết sức bản năng . Cho nên, kaze phát biểu " chỉ có thể tiến gần tính Thiện mà thôi ".
    Kaze phát biểu tiếp " có một số con người đã chạm vào và hoà tan trong tính Thiện. Bởi họ đã hi sinh những ham muốn của cá nhân để mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của tha nhân " . Để phân biệt với " hầu hết con người hoặc đi ngược đường về tính Ác, hoặc chỉ có thể tiến gần tính Thiện mà thôi ".
    Vì vậy, bạn có còn thấy luận điểm "mọi cá nhân đều mong muốn tột bậc được thỏa mãn các ham muốn chính đáng ( hướng Thiện)" và câu "hầu hết con người luôn mong muốn thoả mãn những ham muốn của chính mình hơn là mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của người khác. Những ham muốn hết sức bản năng" là mâu thuẫn không ?
    Rất vui được trao đổi với bạn.

  2. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0

    Chào bạn Kaze,
    Bạn đồng ý rằng : " Dù ý thức hay vô thức thì chúng ta đều nỗ lực để con đường chúng ta đi tiến gần đến ánh hào quang của cái Thiện " , phải không ?
    Tôi có đồng ý hay không, thực ra không quan trọng. Tôi chỉ muốn góp ý với bạn về cách bạn trình bày và chứng minh và thuyết phục người khác về nhân sinh quan của mình. Khoa học vị tình thân mà
    Con người luôn mong muốn thoả mãn những ham muốn của chính mình hơn là mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của người khác. Những ham muốn hết sức bản năng . Cho nên, kaze phát biểu " chỉ có thể tiến gần tính Thiện mà thôi ".[/size=2]
    Nếu những mong muốn bản năng ấy là những ước muốn không chân chính thì sao? Ở đâu là ranh giới giữa chân chính và không chân chính? Tại sao lại "chỉ có thể tiến gần đến tính Thiện"? Ý bạn nói là những ước muốn bản năng đều là những ước muốn chân chính? Tại sao đã là bản năng mà những người "đã chạm vào và hoà tan trong tính Thiện" lại phải "hi sinh những ham muốn của cá nhân để mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của tha nhân" ?
    Rất vui được trao đổi với bạn.
    Hy vọng bạn không phật lòng vì những câu "vặn vẹo vớ vỉn" của tôi
    Chúc vui,
    hungarian_dance

  3. harukazepei

    harukazepei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    691
    Đã được thích:
    1

    Bạn hungarian_dance thân mến,
    Việc bạn có đồng ý hay không : ?o Dù ý thức hay vô thức thì chúng ta đều nỗ lực để con đường chúng ta đi tiến gần đến ánh hào quang của cái Thiện ?o thực sự là rất quan trọng. Nó sẽ thể hiện quan điểm của bạn đốI vớI vấn đề kaze viết và những vấn đề bạn hỏI kaze.
    Kaze vẫn nói : ?o Sinh ra làm con ngườI ai cũng muốn được làm người lương thiện?. Chương VI của nhân sinh quan bàn về nhân quả trong khát khao lương thiện đó của con ngưòi. Cách nói ?o Tôi có đồng ý hay không, thực ra không quan trọng ? chỉ là một cách thoái thác.
    MọI lý thuyết trong khoa học chỉ có tính tương đốI, tranh luận về triết lý thì kaze nghĩ rằng phản đốI hay không phản đốI sẽ đi đến chân lý hơn là vặn vẹo lẫn nhau về định nghĩa này, cách nói kia.
    Tuy nhiên, kaze xin đặt mình ở vị trí ?o sinh viên tốt nghiệp bảo vệ luận án ? trước ?o hộI đồng phản biện? để trả lờI bạn những câu hỏI sau :
    1. Nếu những mong muốn bản năng ấy là những ước muốn không chân chính thì sao ?
    2. Ở đâu là ranh giới giữa chân chính và không chân chính?
    3. Tại sao lại "chỉ có thể tiến gần đến tính Thiện"?
    4. Ý bạn nói là những ước muốn bản năng đều là những ước muốn chân chính?
    5. Tại sao đã là bản năng mà những người "đã chạm vào và hoà tan trong tính Thiện" lại phải "hi sinh những ham muốn của cá nhân để mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của tha nhân" ?
    Tâm lý học định nghĩa bản năng : ?o là một sinh hoạt cứu cánh hoá nhưng không có ý thức về cứu cánh mà nó đang hướng về, mù quáng nhưng có thể thích nghi, bẩm sinh nhưng có thể thay đổI trong vài hạn giớI, trở nên cố định nhưng bao hàm một khả năng thích ứng vào những hoàn cảnh mớI trong vài chi tiết ?
    Kaze phát biểu rằng những ham muốn bản năng là : ?o?ham muốn được sống có mục đích, có lý tưởng??.. ham muốn được cảm thông và chia sẻ, được tôn trọng và thừa nhận là một Con Người. ??..ham muốn thoả mãn bản năng và thiết yếu ( ăn đủ no, mặc đủ ấm..... ) hay bản năng song không thiết yếu ( ăn ngon, mặc đẹp ...) thậm chí thoả mãn không bản năng và không thiết yếu ( tiền tài, danh vọng...). ??..ham muốn yêu thương và được thương yêu .?
    Những ham muốn bản năng ấy là chân chính khi những ham muốn đó mưu cầu thoả mãn các lợi ích tự thân mà không trà đạp và tổn hại các giá trị đạo đức của loài người.
    Những ham muốn bản năng ấy là không chân chính khi khi những ham muốn đó mưu cầu thoả mãn các lợi ích tự thân bằng cách trà đạp và tổn hại các giá trị đạo đức của loài người.
    Khi ?o những mong muốn bản năng ấy là những ước muốn không chân chính ? thì ?o?..Những kí ức ấy, những quá khứ ấy sẽ mang đến một tuổi già dằn vặt và nuối tiếc nếu chúng ta đã sống thời tuổi trẻ cho những Cám dỗ thấp hèn. Mà sự dằn vặt của quá khứ đới với một tuổi già sống phần hồn nhiều hơn phần xác là một điều kinh khủng và là sự trừng phạt cay nghiệt nhất của số phận ? ( Trích những giấc mộng đờI người- harukaze )
    Còn ranh giớI giữa chân chính và không chân chính ư ? Là rất mong manh bạn thân mến à.
    Kaze đã phát biểu rất rõ rằng : ?o?.có một số con người đã chạm vào và hoà tan trong tính Thiện. Bởi họ đã hi sinh những ham muốn của cá nhân để mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của tha nhân. Những hi sinh phi thường của ý thức. ?o Có nghĩa là theo nhân sinh quan của kaze, họ đã hi sinh một cách tự nguyện chứ không là phải " hi sinh những ham muốn của cá nhân để mong muốn làm thoả mãn những ham muốn của tha nhân ?.
    Có những ham muốn bản năng chân chính song chỉ dừng ở mức thoả mãn bản thân thì chỉ có thể tiến gần đến tính Thiện mà thôi.
    Kaze hi vọng có thể bạn hiểu. Bạn có hỏI gì về bản năng và ý thức không ? Hay so sánh giữa bản năng và tập quán chẳng hạn.
    Thân mến !
  4. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    MọI lý thuyết trong khoa học chỉ có tính tương đốI, tranh luận về triết lý thì kaze nghĩ rằng phản đốI hay không phản đốI sẽ đi đến chân lý hơn là vặn vẹo lẫn nhau về định nghĩa này, cách nói kia.
    Chỗ này bạn nói đúng. Nhưng hungarian_dance không muốn tranh luận với bạn về triết lý. (Vì vậy có phản đối hay không phản đối cũng chẳng quan trọng.) Những vặn vẹo của tớ nhằm mục đích để bạn giải thích cho rõ ràng, theo tớ thì phần này bạn nên viết kỹ và chặt chẽ hơn (vì ranh giới giữa 1 số khái niệm là "rất mong manh", như bạn nói), nhưng nếu bạn thấy không cần thiết thì tùy bạn.
    Tuy nhiên, kaze xin đặt mình ở vị trí ?o sinh viên tốt nghiệp bảo vệ luận án ? trước ?o hộI đồng phản biện? để trả lờI bạn những câu hỏI sau :
    Kaze nói thế này thì tổn thọ tớ quá
    Tiếc là hungarian_dance rất ít thời gian rảnh, nên nói chuyện kiểu "cắc bụp cắc chát", mong bạn không phiền lòng.
    Chúc vui,
    hungarian_dance
    Được hungarian_dance sửa chữa / chuyển vào 01:20 ngày 11/07/2004

Chia sẻ trang này