1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân sự kiện phiên tòa xét xử trắng án cho những kẻ giết Vũ Anh Tuấn, nói về bồi thẩm đoàn.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi khome, 19/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Nhân sự kiện phiên tòa xét xử trắng án cho những kẻ giết Vũ Anh Tuấn, nói về bồi thẩm đoàn.

    Hẳn các bác còn nhớ sự kiện cách đây 2 năm khi Vũ Anh Tuấn, 1 SV VN học tại St. Peterburgh bị bọn đầu trọc Nga sát hại. Tuấn có nick tại TTVNOL là Tuanchosoi, lúc đó đã làm phẫn nộ nhiều thanh niên đang học tập trong cũng như ngoài nước.

    Vừa qua, được biết qua TV, phiên toà xét xử theo phán quyết của bồi thẩm đoàn đã xử trắng án cho 12 tên tội phạm giết Vũ Anh Tuấn. Điều này thật đau lòng, em nghe xong mà cứ nghèn nghẹn trong cổ.

    Qua đây, xét về mặt pháp lý chúng ta cùng tìm hiểu phiên tòa này như thế nào, tại sao lại có phán quyết kỳ lạ như vậy.

    Trước tiên, xin nói về hệ thống luật và xét xử tại Nga. Nói 1 cách chính xác, trước đây hệ thống Luật Hình của VN bị ảnh hưởng rất lớn từ hệ thống Luật pháp của Liên Xô cũ, thời đó các chuyên gia pháp lý của VN hầu hết đều được đào tạo tại Liên Xô, do đó luật Hình sự của 2 nước có nhiều điểm tương đồng, đó là đều theo hệ thống luật Lục địa (Continental).
    Cái kiểu phiên tòa xét xử theo phán quyết có tội (hay vô tội) do bồi thẩm đoàn quyết định thường được hệ thống Luật pháp Anh Mỹ (Angle-America) áp dụng là chủ yếu. Không hiều mấy ông Nga ngố hứng lên kiểu gì mà gần đây bắt chước mấy anh Mẽo đưa bồi thẩm đoàn vào phiên tòa.

    Bồi thẩm đoàn, họ là ai?

    Có người hiểu rằng bồi thẩm đoàn đại loại như Hội thẩm nhân dân ở xứ mình vậy. Thực tế là 2 loại người này hoàn toàn khác nhau. VN mình đang có xu hướng ngày càng chuyên nghiệp hóa HTND, ở phiên tòa sơ thẩm, HTND chiếm 2/3 phiếu hoặc 3/5 phiếu của HĐXX, vai trò của HTND ở VN chủ yếu ở việc lượng hình chứ k0 phải định tội.

    Còn bồi thẩm đoàn, họ được lấy ngẫu nhiên từ những người làm công việc hòan tòan không liên quan đến pháp luật. Họ có thể là 1 ông bác sĩ, 1 anh lái taxi hay 1 bà bán thịt ngòai chợ. Nói chung bồi thẩm đoan là những người hòan tòan nghiệp dư, có nhiều người chỉ làm bồi thẩm duy nhất 1 lần trong đời.

    Số lượng bồi thẩm viên trong 1 phiên xét xử thường là 11 người hoặc là 1 số lẻ (vì nếu lấy chẵn thì nếu số phiếu chống và thuận là 50/50 thì Tòa k0 xử được).
    Tuy vậy, vai trò của BTĐ lại vô cùng quan trọng, họ ngồi nghe từ đầu đến cuối chỉ để đưa ra 1 kết quả "bị cáo phạm tội, hay không phạm tội". Vâng, chỉ nói có hoặc không mà không cần đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Vì vậy, phán quyết của BTĐ luôn luôn mang tính chất cảm tính, họ chỉ ngồi nghe công tố viên và luật sư xét hỏi, tranh luận xem xem "thằng" nào có lý hơn thì nghiêng theo "thằng" đó mà cóc cần biết đến các yếu tố cấu thành tội phạm nó là cái gì.
    Chính vì vậy, ở Mỹ, có nhiều vụ án giết người rõ rành rành mà BTĐ vẫn kết bị cáo vô tội chỉ vì những lý do trời ơi như "khẩu súng bắn vào nạn nhân k0 phải khẩu súng thu tại hiện trường".

    Qua phiên tòa xét xử vụ án giết Vũ Anh Tuấn cho ta thấy những hạn chế của xét xử có bồi thẩm đòan đang áp dụng ở 1 số nước.

    P/s : Bài trên nhà em viết vội nên k0 tránh khỏi có thể có những thiếu sót, mong được các bác chỉ dẫn thêm.
  2. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Các bác xem thêm bài viết từ VietnamNet
    Tại sao Ban hội thẩm tuyên trắng án cho bọn giết người?
    00:05'' 19/10/2006 (GMT+7)
    Dư luận đang hết sức bất bình sau khi Hội đồng Bồi thẩm nhân dân Tòa án thành phố Saint Petersburg tuyên bố toàn bộ 12 bị cáo giết hại Vũ Anh Tuấn trắng án. Nhà bình luận chính trị Andrei Kolesnikov của tờ báo nổi tiếng nước Nga RIA Novosti có bài bình luận về lý do Hội đồng Bồi thẩm ra quyết định này:
    [​IMG]
    Anh rể Tuấn thắp nhang tại nơi Tuấn ngã xuống
    Một Hội đồng Bồi thẩm ở thành phố St. Petersburd vừa tuyên bố trắng án đối với nhóm bị cáo tham gia giết hại sinh viên Việt Nam Vũ Anh Tuấn.
    Đầu tiên, một toán tội phạm trẻ tuổi dự định đánh một người bán dưa hấu đến từ Caucasus song họ đã nhìn thấy một người khác là Vũ Anh Tuấn, một sinh viên Việt Nam và đâm sinh viên này 37 nhát. Ngoài Vũ Anh Tuấn, bọn người này còn đánh đập nhiều công dân đến từ Ghana, Palestine, Trung Quốc và Azerbaijan - những người mà bọn họ gọi là "chủng tộc khác".
    Đây không phải là lần đầu tiên một Hội đồng Bồi thẩm ra phán quyết trắng án dành cho những nghi phạm giết người nhằm vào công dân ngoại quốc đến từ các nước thuộc Xô Viết cũ và nhiều quốc gia khác. Một Hội đồng Bồi thẩm ở St. Petersburg từng tuyên bố trắng án đối với các bị cáo tham gia vụ giết bé gái người Tajik tên là Khursheda Sultonova mặc dầu đây hiển nhiên là một tội ác phân biệt chủng tộc.
    Thực tế, những tội ác như vậy đã trở nên phổ biến và bọn người gây án rất tàn ác. Chúng thường là những thanh thiếu niên giết, đánh đập người khác màu da hoặc không có các đặc điểm Sla-vơ. Chúng tấn công theo nhiều nhóm đông, hành động có tính toán và man rợ khiến các nạn nhân không thể chống đỡ.
    Bọn người này có thể coi như đã nhiễm virus "phân biệt chủng tộc phổ biến". Làn sóng bài ngoại - vốn đã trở thành một trong những vấn đề nhức nhối nhất ở nước Nga - đang lan tới các tầng lớp có giáo dục và cả những người bị tước quyền sở hữu, những người sử dụng gậy sắt và dao để tấn công nạn nhân của mình.
    Hành vi của họ thể hiện phản ứng của công chúng trước tình trạng người nhập cư gia tăng nhanh chóng, trước các vấn đề xã hội và các yếu tố méo mó của sự nhận thức dân tộc thời hậu Xô Viết.
    Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các Hội đồng Bồi thẩm - mà luật sư nổi tiếng Anatoly Koni từng miêu tả là "phán quyết của đường phố" - thể hiện quan điểm của "số đông đường phố".
    Câu hỏi vẫn luôn là: Liệu người Nga đã sẵn sàng cho những phiên xét xử của Hội đồng Bồi thẩm (được áp dụng từ khi bắt đầu các chính sách cải tổ rộng rãi)? Sự đánh giá không chuyên của "đường phố" đã khiến cho họ hành xử không công bằng, chưa nói gì đến những quyết định đúng pháp luật.
    Điều lạ là không ai than phiền về các quyết định của các Hội đồng Bồi thẩm cho đến mãi tận gần đây khi mà các Hội đồng Bồi thẩm thực sự rời xa pháp luật và ý thức chung; họ bắt đầu đưa ra các mức án lâu năm dành cho các nhà khoa học song lại tuyên trắng án cho những tên sát nhân phân biệt chủng tộc.
    Có lẽ, nguyên nhân gốc rễ không phải do các Hội đồng Bồi thẩm mà là bầu không khí chung trong toàn xã hội, quan điểm bài ngoại đã ảnh hưởng đến Hội đồng bồi thẩm vốn gồm toàn thường dân?
    Các chuyên gia cho rằng, việc chọn người vào Hội đồng Bồi thẩm là vấn đề chính. Không một ai hỏi các ứng viên về thái độ của họ đối với các vấn đề dân tộc. Một người mang các quan điểm dân tộc - mặc dầu các quan điểm này phổ biến trong xã hội Nga - không nên được chọn vào một Hội đồng Bồi thẩm bởi vì người này không thể đại diện cho toàn bộ xã hội Nga và thông qua phán quyết về bị cáo.
    Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến, những người tham gia nói dư luận chung rất lo ngại khi chứng kiến các bị cáo hầu tòa vì giết bé gái người Tajik được tuyên trắng án.
    Việc Hội đồng Bồi thẩm tha bổng các bị cáo giết Vũ Anh Tuấn là một lý do nữa để người ta phải suy nghĩ về cách thức lựa chọn Hội đồng Bồi thẩm, về tình hình ở xã hội Nga hiện nay khi mà cơn sốt bài ngoại đang phủ bóng lên các bản án.
    Thanh Hảo (gt)

    Nguồn : http://vietnamnet.vn/thegioi/2006/10/624082/
  3. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0

    Bài bác post hay lắm, tuy nhiên, nói sự hạn chế của bồi thẩm đòan cũng chỉ đúng theo một khía cạnh nhất định là "đúng thằng đó phạm tội mừ" . Uh, thì đúng thật, nhưng để buộc được tội nó phải dựa trên chứng cứ qua quá trình điều tra. Nói hơi dông dài thì điều tra cũng phải đúng về hình thức và nội dung nữa. Khi phạm nhân ra tòa, đại diện nhà nước là công tố viên buộc tội; và bên kia là Ls gỡ tội. Theo tình cảm của con người, Ls sẽ dùng mọi phuơng chước bao gồm cả việc chứng minh bằng bằng chứng, lý lẽ, tài hùng biện và thậm chí là kịch sỹ nữa nhằm thuyết phục rằng "thân chủ em non-guilty ạ"; ngược lại phía bên kia cũng cố gắng chứng minh rằng "tay kia guilty đấy chừ" . Ông quan tòa ngồi lắng nghe và giữ .. trật tự khi các bên quá sa đà vào những vấn đề không vào trọng tâm vụ án.
    Khi tranh luận tại phiên tòa, tất cả những khúc mắc, dù nhỏ nhất của vụ án được đưa ra mổ xẻ, xuất trình tuốt luốt ... bồi thẩm đòan, với cảm tính con người, sẽ bị thuyết phục bởi bên nào lý lẽ đúng hơn và hay hơn. Họ chỉ có quyền quyết định bằng cách bỏ phiếu kín là "guilty hay non - guilty"; khi số phiếu "non-guilty" hơn, thẩm phán sẽ quy chiếu vào điều luật để lượng hình phạt.
    Thần công lý của phương tây bị mù, tay cầm thanh gươm và cái cân. Nó hàm ý rằng, vì mù nên không thấy, không bị chi phối về tình cảm đồng chí và giai cấp, cán cân biểu tượng cho một bên chứng cứ buộc tội và gỡ tội, cái nào mạnh hơn thì nghiêng về bên kia.
    Khi tòa án tuyên "không đủ chứng cứ buộc tội", đương nhiên bị cáo được .. tự do; và cũng có thể bị .. ngồi tù nếu sau này, chứng cứ tìm được, đủ buộc tội hắn.
    Ta không có biết chi tiết về vụ án SV Tuấn một cách chi tiết, và diễn tiến phiên tòa. Cũng có thể những bị cáo kia là thủ phạm thật, nhưng chứng cứ buộc tội yếu nên không thể túm chúng
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    1- Những người ngồi ghế bồi thẩm không phải là "nghiệp dư"
    mà là "công dân chưa can án." Những người đã ngồi ghế
    bồi thẩm và những người đã được mời đi chọn làm bồi thẩm
    sẽ không được làm bồi thẩm trong 3 năm tới.
    2- Khi chọn người bồi thẩm, luật sư cả 2 bên (buộc và gỡ)
    đều phỏng vấn từng người, và mỗi bên chỉ được quyền từ
    chối 3 người mà thôi. Sau khi hết quyền từ chối, luật sư phải
    chấp nhận những người còn lại cho đủ số. Ví dụ, những người
    bồi thẩm là 20 người, mà 3 người đã bị luật sư buộc tội từ
    chối, 3 người khác bị luật sư gỡ tội từ chối, thì 14 người còn
    lại sẽ được sung vào các ghế bồi thẩm cho đủ số, mặc dù
    họ có thể là những người kỳ thị chủng tộc.
    3- Quyết định của cả đoàn bồi thẩm không phải là trên 50%
    mà phải là 100%.
  5. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ cho rằng Việt Nam cũng cần nghiên cứu nhiều hơn về chế định Bồi thẩm đoàn vì nó có nhiều khía cạnh đáng để xem xét.
    Ta lấy ví dụ đơn giản thế này thui :
    Vụ tham nhũng đất ở Đồ Sơn chẳng hạn, nếu có bồi thẩm đoàn, và đoàn bồi thẩm nghe các bác trình bày và phán là các bác ấy vô tội thì chả ai phải chịu trách nhiệm cả.
    Đúng không ạh.
    Một công đôi việc ...

  6. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    hihihi tớ thấy bác thuao quả là có cái đầu hơi được mát (cool) . Khâm phục í nhá
    Nếu đứng về phương diện ... thành quả chính trị thì xử có tội cho bọn trọc này là đúng nhất . Nhà nước Nga nêu cao công lý , nhà nước VN hãnh diện với gấu mẹ vĩ đại , nhân dân Vn hả hê lòng căm thù xâu sắc . Những bản án có lý có tình , đúng người đúng tội, phù hợp với dư luận quần chúng nhân dân như thía có đầy dẫy trong lịch sử ngành pháp lý XHCN . Chả thế mà hồi năm nào chúng ta cũng vận động dư luận để đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam ấy nhể .
    Bồi thẩm đoàn đại diện cho xã hội để xem xét tội trạng của bị cáo/can (chả biết khốt gọi là giề nhể ) Ý kiến/nhận xét của bồi thẩm đoàn có thực sự phản ảnh ý kiến/nhận xét của xã hội hay không là điều mà luật pháp và toà án cần phải bảo đảm . Trong vụ án VAT , luật pháp và toà án thanh phố St. Peterburgh có giữ được thái độ công bằng vô tư hay không là điều các lờ sờ cần cái đầu mát để nghiên cứu
    Nếu thực sự nhân dân thành phố St. Peterburgh mà bồi thẩm đoàn là đại diện cho họ có cùng một quan điểm là cần phải trừng trị đích đáng bọn ngoại quốc xâm lược ********* hiếu chiến như nhân dân yêu chuộng hoà bình nào đó vẫn thường hay làm với bọn ********* bám chân tay sai ngoại quốc thì dù có xử thêm vài trăm lần nữa thì kết qủa cũng vũ như cẩn mà thui
    Các bác sẽ làm gì trong trường hợp đó
  7. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Theo nhà em thì thế này.
    Không 1 dân tộc, 1 quốc gia nào lại dám tuyên bố đóng cửa không chơi với ai cả, vì chúng ta đang sống trong 1 thế giới phẳng, sự giao thoa là không tránh khỏi.
    Còn dân tộc nào cho rằng du học sinh học tập tại nước mình là bọn "ngoại quốc xâm lược" thì chắc dân tộc đó bị khùng
  8. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Bác khome có thể viết tiếp về vấn đề này được không ? . Ưu nhược điểm của hệ thống xét xử kiểu này và hệ thống đang sử dụng ở nước ta?
    Thanks
  9. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Bác Khome
    Theo cái cụm từ "thương trường là chiến trường" mà các nhà báo VN không rành các thuật ngữ pháp lý XHCN hay dùng thì việc tớ gọi các du học sinh/dân nhập cư/dân ở lậu VN đang sinh sống tại Nga chiếm lĩnh các cửa hàng bán lẻ giành giực thị phần của bà con nội ngoại của đám trọc đầu Nga là bọn "ngoại quốc xâm lược" cũng không có gì là .... khùng lắm chứ nhể
    Giả sử như không có gì sai trái trong các công đoạn xét xử trong vụ án VAT thì trên nguyên tắc, bồi thẩm đoàn đại diện cho các tầng lớp nhân dân Nga ngố sẽ xem xét các lí lẽ mà hai bên luật sư trình bày để quyết định duới sự soi sáng của ánh đèn dầu luật pháp Nga thì bọn nghi can trọc đầu có phạm tội hay không ? Dĩ nhiên vì bồi thẩm đoàn không có kiến thức về luật nên quyết định của họ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi cái gọi là "niềm tin nội tâm" . heheheh niềm tin nội tâm là gì thì các bác trong đây đã phang nhau đến vỡ đầu rồi đó bác thử lục lại xem nhé
    Tớ đơn cử một vài thí dụ về cái ranh giới của sự đúng/sai trong công đoạn xét xử của pháp lý .... XHCN nhể
    Trong cách mạng văn hoá ... tàu . Giới trí thức được sánh vai với .... cục phân và được các anh chị em hồng vệ binh mời khỏi chức vụ và đưa đi học tập lao động cơ bắp trong các nông trường . Cái gọi là sự công bằng cho thành phần trí thức tàu lúc đó có liên quan gì đến việc "chúng ta đang sống trong 1 thế giới phẳng, sự giao thoa là không tránh khỏi. "
    Trong cải cách ruộng đất của nước vịt lam , bọn nhà giầu (địa chủ) được coi là thành phần bóc lột , được đào tận gốc trốc tận rễ . Cái gọi là sự công bằng cho thành phần giàu có của VN lúc đó có liên quan gì đến việc "chúng ta đang sống trong 1 thế giới phẳng, sự giao thoa là không tránh khỏi. "

    Trong những ngày vừa qua, các trọc vệ binh Nga đã trừng trị đính đáng bọn ********* nước ngoài , góp phần trong sạch hoá xã hội Nga hiện đại . Cái gọi là sự công bằng cho thành phần lao động nước ngoại tại Nga hiện nay có liên quan gì đến việc "chúng ta đang sống trong 1 thế giới phẳng, sự giao thoa là không tránh khỏi.
    Bác đừng cho rằng mãi đến bây giờ nhân dân tiến bộ thế giới mới được kêu gọi ""chúng ta đang sống trong 1 thế giới phẳng, sự giao thoa là không tránh khỏi. " nhớ . Những thứ cam kết như " thế giới đại đồng" , "san bằng gian cấp" " mọi người đều bình đẳng" đã tồn tại ở các quốc già này từ khi bác còn cởi truồng tắm mưa í chứ
  10. khome

    khome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    5.633
    Đã được thích:
    4
    Khữa khữa, giờ này không biết là thời đại nào mà tư duy bác Rakhoi còn ấu trĩ thế cơ.
    Em xin hỏi bác 1 câu, Nga ngố có còn theo XHCN nữa k0? cái khái niệm pháp lý XHCN nghe nó cứ xa vời vợi đúng như những ví dụ mà bác đã nêu. Đại ***************** ở TQ hay Cải cách ruộng đất ở VN là những bài học đau đớn giống như lịch sử có lúc thăng cũng có lúc trầm vậy.
    Thời kỳ chiến tranh lạnh đã qua được hơn 30 năm, bức tường Berlin cũng sụp đổ cách đây gần 20 năm. Cụ Fidel trước từng tuyên bố "CNXH hay là chết!" giờ cũng phải đổi mới tư duy sẵn sàng bắt tay với bất cứ thằng TB nào đem đô la và công nghệ đến cho nhân dân cụ.
    Lại nói về vụ "thương trường như chiến trường", sao các "tầng lớp thanh niên tiên tiến" của Nga k0 đi đập phá các cửa hiệu Mc Donald hay các nhà máy Mercedes-Benz tại Nga đi. Họ đã làm cho nên công nghiệp xe hơi hùng hậu của Nga trở nên sống dở chết dở đấy.
    Còn các khái niệm "thế giới đại đồng" , "san bằng gian cấp" mà bác đã nêu và thuyết "thế giới phẳng" của Thomas L. Friedman có khác nhau nhiều đấy, bác dừng đánh đồng chúng với nhau nhé. Khái niệm thế giới phẳng có thể hiểu như việc toàn cầu hóa - 1 diễn biến tất yếu của thế giới hiện đại.
    Oh nói nhiều khéo lại động đến chính trị chính em, không chừng lại bị treo nick thì mệt lắm, điều em muốn nói ở đây là Giết 1 người trong thời bình có tội hay không (nói vậy bởi Hình luật k0 có quy định người nội quốc hay ngoại quốc, màu da hay sắc tộc chi cả)
    Regards!

Chia sẻ trang này