1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân tài - những người nổi tiếng làm tự hào đất Cần Thơ

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Cara77, 02/01/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cara77

    Cara77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
  2. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Nhân tài - những người nổi tiếng làm tự hào đất Cần Thơ

    Các bác có biết tỉnh Cần Thơ của mình, từ xưa đến nay. Có những người tài giỏi nào nổi tiếng không ạ, những người nào đã và đang giữ chức vụ cao trong nhà nước (Chính phủ, Bộ ngành,..) , những người họat động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, doanh nhân, v..v..? Chúng ta cùng post hết lên đây để cùng nhau tự hào và phấn đấu làm sao cho Cần Thơ mãi mãi là là cái nôi văn hóa, là thủ đô của miền Tây Nam bộ và là một thành phố lớn của đất nước.
  3. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0


    Chân Dung cố NSND : Nguyễn Phương Danh


    [​IMG]


    Cố NSND Tám Danh

    NGƯỜI CÓ CÔNG ĐẦU TRONG VIỆC ĐƯA MÚA ?"VÕ THUẬT LÊN SÂN KHẤU VÀ ĐÀO TẠO .
    Sân khấu cải lương (SKCL) là một loại hình nghệ thuật dân tộc sinh ra ở Nam Bộ , được nhân dân Nam Bộ rất mến chuộng .Từ Nam Bộ skcl đến với khán giả miền Trung ,miền Bắc và được tiếp đón nồng nhiệt ,trở thành niềm ái mộ của nhân dân cả nước .Khi được đưa ra trình diễn ở nước ngoài skcl đã được chào đón trân trọng.



    Lớp nghệ sĩ gạo cội của sân khấu cải lương đã khổ công tìm tòi,suy nghĩ và sáng tạo để đưa skcl phát triển không ngừng .Một trong những người có công lớn trong việc vun đắp cho skcl cả hai miền Nam Bắc đó là cố NSND Nguyễn Phương Danh tức Tám Danh - người đầu tiên đưa võ thuật cổ truyền ứng dụng vào sân khấu làm tăng thêm hiệu quả nghệ thuật của bộ môn này.
    Với lòng mong muốn được giới thiệu với quí độc giả về chân dung cuả người nghệ sĩ tài hoa này,và cũng là người thầy kính yêu của chúng mình,Thu Vân xin trân trọng gửi đến quý đôc giả sơ lược về tiểu sử và những công lao đóng góp cho ngành skcl của cố NSND Tám Danh
     
    NSND Tám Danh sinh năm 1901 tại xã Nhân Nghĩa ,huyện Châu Thành ,Cần Thơ và mất ngày 09/03/1976 tại TPHCM .Suốt cả cuộc đời nghệ sĩ Tám Danh đã cống hiến cho nghệ thuật SKCL không chỉ bằng những tìm tòi sáng tạo trong các vai diễn ?ođể đời? mà còn là những công trình nghiên cứu độc đáo góp phần đào tạo những thế hệ mới cho ngành SKCL.
     
    Về những sáng tạo trong vai diễn Đoàn Phước Cương là nơi nghệ sĩ thể hiện những vai diễn độc đáo nhất. Đơn cử như vai Hà Công Yên ,một nhân vật ghiền trong vở ?oTứ Đổ Tường? chỉ với động tác định đập chiếc tàu,nghệ sĩ cũng đã khắc hoạ được tính cách nhân vật và được khán giả mộ điệu thán phục .Tất cả những vai diễn khác dù lớn hay nhỏ nghệ sĩ điều tìm tòi sáng tạo ra những nét diễn riêng biệt của từng nhân vật và nhập vai một cách xuất thần .Với tài diễn xuất điêu luyện cùng với các nghệ sĩ lớn khác của SKCL như: Năm Phỉ,Phùng Há,Bảy Nhiêu,Năm Châu?nghệ sĩ Tám Danh đã được mời sang Mỹ biểu diễn và đã làm say lòng bao khán gải ở hải ngoại .Ngoài tài diễn xuất nghệ sĩ còn là một ngón đàn kìm rất điêu luyện .
     
    Năm 1954 nghệ sĩ tập kết ra miền Bắc,tham gia Quốc hội khoá 1 và 2 và là ngừơi nghệ sĩ Nam Bộ đầu tiên được gặp Bác Hồ .Như được truyền thêm sức mạnh ,nghệ sĩ đã tích cực góp phần xây dựng đoàn cải lương Namn Bộ , đoàn cải lương Trung Ương và các đoàn cải lương miền Bắc .Nghệ sĩ đã đạo diễn nhiều vở như: ?oMáu thắm đồng Nọc Nạn ?o, ?oPhụng Nghi Đình? , ?oKiều Nguyệt Nga?T?T, ?oMẫu Đơn Tiên?T?T , ?oNgười con gái đất đỏ?, ?oCuộc khởi nghĩa Nam Kỳ??rất thành công và được khán giả miền Bắc rất ái mộ .
     
    Một thành công rất lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của NSND Tám Danh là nghệ sĩ đã nghiên cứu ,sáng tạo ra bộ môn ?oMúa ?"Trình Thức-Võ Thuật? trên sân khấu cải lương.Là một thầy dạy võ thực thụ nên nghệ sĩ rất tinh thông ,am hiểu về võ thuật cổ truyền Nam Bộ .Từ cái vốn thực tế đó,nghệ sĩ đã nghiên cứu ,nâng cao ,làm hoa mỹ hơn những thế đánh những chiêu thức để phục vụ cho sân khấu cải lương một cách có hiệu quả . Chẳng hạn như từ đường côn võ cổ truyền ,nghệ sĩ đã biến hoá thành cây thiết bảng linh hoạt của Tề Thiên đại Thánh trong vở ?oMẫu đơn tiên? thành cây gậy dũng mạnh của Lục Vân Tiên trong Kiều Nguyệt Nga thành cặp chuỳ của thiên thiên tướng đánh với tay lụa của các Tiên Nữ trong vở ?oMẫu đơn tiên? ?Trong tiếng trống mỏ dồn dập ,từng chiêu thức,từng thân pháp,nhãn pháp và kết hợp với diễn xuất của các diễn viên đã góp phần khắc hoạ tính cách của nhân vật một cách rõ nét ,tạo ra những hiệu quả đặc biệt làm cho vở diễn hấp dẫn khán giả hơn.
     
    Giáo trình ?"Múa ?"Trình thức- Võ thuật của nghệ sĩ Tám Danh là một công trình nghiên cứu rất khoa học ,bao gồm những bài tập từ thấp đến cao ,từ đơn giản đến hoa mỹ những động tác vũ đạo căn bản và những biến thể của nó mà người diễn viên sẽ phải sử dụng trên sân khấu cải lương cho từng dạng nhân vật .
    Cùng với ban nghiên cứu cải lương và anh chị em đoàn Văn Công Nam Bộ,nghệ sĩ Tám Danh đã tham gia SKCL .Sơ bộ hệ thống hoá các cơ bản múa ?"võ thuật từ hát bội và võ cổ truyền để truyền dạy lại cho học sinh cải lương .Chụp ảnh các tư thế , động tác vũ đạo cơ bản và dựng phim ?oMúa trình thức và võ thuật trên sân khấu cải lương? để làm giáo cụ trực quan cho học sinh .
     
    Một điều đáng trân trọng ở nghệ sĩ Tám Danh là tinh thần tận tuỵ với nghề và lòng nhiệt tâm ,sẵn sàng truyền dạy tất cả những tinh tuý của bộ môn cho các thế hệ đi sau .Nghệ sĩ thường căn dặn chúng tôi: ?oCa hay ,múa võ đẹp là hai điều kiện cơ bản của người diễn cải lương ,nhưng không thể coi đó là tất cả .Nghệ thuật SKCL thừa nhận múa và đánh võ để phản ánh cuộc đời chứ không chấp nhận lối ca múa , đánh võ để phô trương .Múa và võ thuật phải thể hiện đúng tính cách hân vật ,phải hoà tan một cách hữu cơ trong hành động kịch.Có như vậy mới gây cho khán giả những cảm giác chân thật ,những cảm xúc thẩm mỹ mạnh mẽ .Trong quá trình đào tạo giảng dạy ,nghệ sĩ rất quan tâm, để ý đến những ưu khuyết điểm của học sinh thường gặp phải để từ đó cải tiến hoặc thêm bớt một số bài tập của giáo trình .Ví dụ như đối với học sinh nữ ,nghệ sĩ yêu cầu chúng tôi thường xuyên tập chạy nhỏ ,chạy nối gót ,uốn lượn trên sàn tập ?vì những bài tập này giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tạo dáng uyển chuyển ,mềm mại của các nhân vật nữ trên sân khấu. Đặc biệt khi luyện võ ,nghệ sĩ luôn yêu cầu chúng tôi: ?oBộ pháp phải vững chắc ,Thân pháp phải mềm dẻo ,Quyền pháp phải lanh lẹ,Cước pháp phải liên tục ,Nhãn pháp phải tinh tường ,Thế pháp phải kín gọn ,Tâm pháp phải minh mẫn ,Khí pháp phải điều hoà . ?oNghệ sĩ còn là những người cầu tiến ,không bảo thủ : Ông không gò ép học trò phải theo những bài bản ,những khuôn khổ có sẵn mà luôn khuyến khích họ phát huy óc sáng tạo trong mọi tình huống,mọi vai diễn ?Bản thân nghệ sĩ cũng học hỏi,cũng áp dụng những cái mới để làm phong phú thêm cho bộ môn.Chẳng hạn vở ?oDệt Gấm? được dàn dựng năm 1964 nghệ sĩ đã đưa cả những động tác ba lê ứng dụng vào vai hạc tiên kết hợp nhuần nhuyễn với những động tác múa truyền thống đã gây bất ngờ cho khán giả ,góp phần vào thành công của vở diễn.
    Khi lên lớp nghệ sĩ là một người thầy nghiêm khắc nhưng rất tận tâm . Ông rất vui mừng và xúc động trước những thành công mà học trò mình đạt được dù rất nhỏ.Người đời nghệ sĩ sống rất bình dị và yêu thương học trò hết  mực . Đối với tôi nghệ sĩ vừa là người thầy vừa là người mẹ . Ông đã dạy cho tôi từ việc nấu các món ăn cho đến những phong tục tập quán của Nam Bộ .Nhờ vậy mà khi về Nam công tác tôi đã dễ dàng hoà nhập được với cuộc sống và sinh hoạt của gia đình tại Bến Thành.
    Là người nghệ sĩ Tám danh trực tiếp truyền dạy bộ môn: Múa trình thức ?"võ thuật từ năm 14 tuổi và là người nối nghiệp nghệ sĩ trong công tác giảng dạy bộ môn này hơn 30 năm qua ,Thu Vân nhận thấy được rất rõ những hiệu quả bộ môn này đã mang lại cho người diễn viên ,Những giáo trình quý báu mà nghệ sĩ Tám Danh đã để lại cả góp phần vào việc đào tạo ra nhiều nghệ sĩ ,diễn viên tài hoa cho đất nước .Hơn 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy Bộ môn múa ?" trình thức-võ thuật cho các trừơng nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp cũng như hầu hết các đoàn nghệ thuật của khắp 2 miền Nam Bắc .Thu Vân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cũng như tìm tòi ,nghiên cứu ra được những phương pháp giảng dạy mới phù hợp yêu cầu về chất lượng nghệ thuật ngày càng cao của công chúng yêu thích SKCL.Nhưng tất đã điều dựa trên nền tảng của các giáo trình cơ bản do NSND Tám Danh để lại.Riêng về cá nhân,khi đạt được những thành công nhất định trong nghề nghiệp ,Thu Vân luôn biết ơn công lao dạy dỗ và dìu dắt của người thầy đầu tiên này và luôn nhớ lời thầy từng dạy : ?o Thắng không kiêu -bại không nản? một phẩm chất cần có của người học trò.
     
    Thu Vân viết Theo báo SKTPHCM
  4. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    luuhuuphuoc.bmp[​IMG]Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước



        Lưu Hữu Phước còn có những bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921, quê ở Cần Thơ, Hậu Giang. Là cựu Giáo sư, Viện trưởng Viện Âm Nhạc, Chủ tịch Hội đồng Âm nhạc quốc gia, Bộ trưởng Bộ thông tin - Tuyên truyền và Văn hóa.    Lưu Hữu Phước là một trong những nhạc sĩ đầu đàn của giới nhạc sĩ VN, đặc biệt là một nhạc sĩ sở trường về thể loại hành khúc. Năm 1940 ông sáng tác Bạch Đằng Giang (lời Mai Văn Bộ - Nguyễn Thành Nguyên), là ca khúc nổi tiếng mở đầu cho hàng loạt bài hát yêu nước và cách mạng của ông sau này.    Ông là một trong những nhạc sĩ VN đầu tiên sử dụng thể loại hành khúc - một thể loại du nhập từ âm nhạc phương Tây - để thức tỉnh, thúc đẩy thanh niên tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Xếp bút ngiên, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên... là tiền đề cho những ca khúc của ông trong kháng chiến chống Pháp.    Cùng với ca khúc, ông còn là một trong những người nhạc sĩ đầu tiên sáng tác những ca cảnh như: Con thỏ ngọc (lời thơ Mai Văn Bộ), Hội nghị Diên Hồng (lời Huỳnh Văn Tiểng), chính là tiền đề cho nhiều ca kịch quy mô vừa và lớn sau này của VN, trong đó có vở ca kịch Bông sen (viết cùng Hoàng Việt).    Ông vừa sáng tác âm nhạc, vừa tham gia các hoạt động chính trị xã hội, chăm sóc, tuyên truyền giáo dục âm nhạc cho thế hệ trẻ. Những tác phẩm thuộc thể loại khác của ông, tuy không nhiều, như các bài hát thiếu nhi Reo vang bình minh, Thiếu nhiên thế giới liên hoan, hợp xướng Đông Nam Á châu, hoặc những tiểu luận, bài báo có ảnh hưởng đến sự phát triển của âm nhạc VN. Với những đóng góp lớn của ông trong lịch sử âm nhạc VN, ông đã được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương, trong đó có Huân chương Độc lập hạng nhất.    Tác phẩm đã xuất bản: 3 tuyển tập nhạc Lưu Hữu Phước (NXB Âm nhạc), Tuyển chọn ca khúc Lưu Hữu Phước (Hội Nhạc sĩ VN và NXB Âm nhạc), Album Lưu Hữu Phước (DIHAVINA).
    Tham khảo: Trích đăng từ http://hue.vnn.vn

    Được trexanhonline sửa chữa / chuyển vào 09:02 ngày 10/02/2006
  5. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    (tiếp về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước)
    LƯU HỮU PHƯỚC - ngôi sao sáng của nền âm nhạc Việt Nam

    [​IMG]

    Nếu có dịp ghé thăm Cần Thơ - thủ phủ của miền Tây Nam Bộ là vựa thóc của đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta sẽ thấy công viên trung tâm thành phố mang tên Giáo sư - viện sĩ - nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một con người mà cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc cách mạng.
    Lưu Hữu Phước sinh năm 1921 và mất năm 1989. Trước năm 1945, ông học ở Sài Gòn, với các bạn bè thân thiết phải kể đến Huỳnh Văn Tiếng, Mai Văn Bộ... là đầu mối hội tụ những học sinh, sinh viên yêu nước. Khi ấy ông đã có những ca khúc tràn dầy hào khí dân tộc như Bạch Đằng giang rồi Hội nghị Diên Hồng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông được cử giữ chức Giám đốc Phòng xuất bản Sài Gòn, rồi được điều về chiến khu Việt Bắc. Trong những năm tháng trường kỳ kháng chiến, Lưu Hữu Phước là một trong những người sáng lập Đoàn Văn công Trung ương (1951) ở an toàn khu.
    Tài năng của ông có điều kiện phát triển qua thực tế đấu tranh cách mạng. Được may mắn gần gũi Bác Hồ những ngày ở chiến khu, Lưu Hữu Phước đã dồn tình cảm thành kính và một niềm tin mãnh liệt vào Bác, người Cha muôn vàn kính yêu của dân tộc qua bài Lãnh tụ ca. Có thể nói chủ đề ngợi ca lãnh tụ được Lưu Hữu Phước thể hiện rất sâu đậm và thành công. Ngợi ca Bác là ngợi ca dân tộc. Hình ảnh Bác hiện trên nền cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, chỉ lối và dẫn dắt dân tộc ta đi tới bến bờ quang vinh trong khúc khải hoàn.
    Năm 1953, dự Festival lần thứ IV ở Bu-ca-rét (Rumani) với bài Đông Nam Á châu, ông thể hiện ý tưởng về sự liên minh vì hòa bình, dân chủ tiến bộ với các nước trong khu vực. Bài hát này được bà Thái Thị Liên (mẹ của Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn) dàn dựng cho Đoàn Văn công Trung ương ở Việt Bắc và biểu diễn tại Nhà hát thành phố Hà Nội nhân ngày tiếp quản thủ đô - ra mắt Ủy ban Quân chính Hà Nội tháng 10-1954. Trong những ngày phát động cải cách ruộng đất, ông có bài Cả cuộc đời về ta.
    Hòa bình lập lại chưa được bao lâu, giặc Mỹ leo thang, chiến tranh lại bùng nổ. Với cương vị Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, ông sáng tác bài Thanh niên sẵn sàng tựa như hồi kèn kêu gọi lớp trẻ xung trận vì độc lập, tự do của dân tộc. Khi ấy mặc dù đã ngoài tứ tuần nhưng ông đã hòa mình cùng tuổi trẻ "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước"... là Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nhưng ông vẫn dành nhiều thời gian để sáng tác.
    Trong bão táp cách mạng ở giai đoạn gay go ác liệt nhất, vận nước đứng trước thử thách nguy nan, đã có lúc phải đối đầu với hơn nửa triệu quân Mỹ và chư hầu, những ca khúc của Lưu Hữu Phước đãu xuất hiện kịp thời truyền sức quật khởi của dân tộc bằng lời ca, thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng như thác đổ, triều dâng. Giai điệu và lời ca của ông tràn đầy khí phách bất khuất. Nếu trước cách mạng ông có Xếp bút nghiên, Lên đàng... thì thời điểm này ông có Thanh niên sẵn sàng, Xuống đường. Sự thử thách thời gian đã chứng minh các tác phẩm của ông trở nên thân quen với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Âm điệu và lời ca của Lưu Hữu Phước toát lên từ cuộc sống chiến đấu, nhiều hy sinh tổn thất nhưng rất đỗi quật cường và được thể hiện bằng những cảm xúc mãnh liệt và chân thật.
    Có thể nói, qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử cách mạng Việt Nam, ca khúc của Lưu Hữu Phước luôn có mặt, với tiết tấu hùng tráng, lời ca như bốc lửa kêu gọi mỗi chúng ta sẵn sàng lên đàng vì Tổ quốc thống nhất, vì độc lập non sông với một niềm tin ở Bác, ở cách mạng. Ông cũng là một yếu nhân của nền văn học nghệ thuật cách mạng.
    Ghi nhận tài năng và công lao đóng góp của ông cho nền âm nhạc cách mạng, Nhà nước đã tặng ông Huân chương Độc lập và gần đây đã truy tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh. Giới văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh hằng năm đều tuyển chọn và trao giải thưởng Huỳnh Mai Lưu (1). Đây cũng là vinh dự không chỉ của riêng ông mà là niềm tự hào của giới văn hóa nghệ thuật.
    Nói về Lưu Hữu Phước, không thể nào không nhắc đến những tác phẩm bất hủ mà ít nhạc sĩ có cơ may tạo được những giai điệu hấp dẫn, tiết tấu hùng tráng như những hồi kèn thôi thúc sức trẻ ? ... Nào anh em ta cùng nhau xông pha... trong bài Lên đàng mạnh mẽ và truyền cảm hơn nữa là bài Giải phóng miền Nam (bài ca chính thức của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam). Với bài ca này, các ca sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam đã dàn dựng để đi lưu diễn ở nhiều nước, cuốn hút, thôi thúc không chỉ chúng ta mà nhiều bạn bè quốc tế như : Nga, Nhật Bản, Pháp, Italia, Cuba, Indônêxia , Trung Quốc... Bài hát góp phần khích lệ bạn bè thêm tin yêu và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
    Trước chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhiều chiến sĩ quân giải phóng miền Nam nhớ mãi giai điệu Tiến về Sài Gòn với tiết tấu hùng tráng như lời hiệu triệu, khích lệ họ băng lên phía trước, quyết chiến thắng. Thế mạnh của ca khúc Lưu Hữu Phước là ở tính nhạy bén chính trị, các tác phẩm của ông luôn song hành theo dòng lịch sử của cách mạng Việt Nam với tính chiến đấu cao thúc giục thế hệ trẻ xông pha lên đường tranh đấu cho Tổ quốc.
    Chúng ta cùng nhau nhớ tới ông, nhớ tới một con người giản dị, nhân hậu và nhớ tới một "cây cao, bóng cả" của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam.
    -----------------------------------------
    (1) Huỳnh Mai Lưu : Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước.

  6. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Người Cần Thơ chúng ta ít có nhân vật nào nổi tiếng wá hả các bác ? nhiều lúc nghĩ cũng buồn, nói đến cần thơ người ta có thể nói đến chợ nổi, đến bến Ninh Kiều, nói đến trái cây,... Nhưng về con người, muốn thử tìm vài nhân vật ... máu mặt để tự hào : người Cần Thơ tui đó ! sao mà khó thế. Những người thuộc thế hệ trước thì không biết có bao nhiêu (từ lúc lập topic này ra, chúng ta mới giới thiệu 2 người ở lĩnh vực văn nghệ), nhưng người thuộc thế hệ hiện nay thì sao em tìm chẳng ra ai. Em thử lên mạng search một số thông tin để hy vọng có một người Cần Thơ nào nổi tiếng, vậy mà hiếm quá, thử tìm về mặt thể thao thì chưa tìm ra ai (tai tiếng thì có giám đốc sở TDTT), về văn hóa văn nghệ cũng chưa thấy, về giáo dục thì cũng không có gì (trừ việc tìm được GSTS Võ Tòng Xuân từng là người của ĐH Cần Thơ, cố thứ Trưởng bộ giáo dục và đào tạo Lê Vũ Hùng sinh tại xã Nhơn Ái - Châu Thành - Cần Thơ).
    Còn ai nữa không các bác ?
  7. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Còn nữa nè, nhiều lắm các bạn ơi.
    [​IMG]
    CHÂU VĂN LIÊM
    + Sinh ngày 29-06-1902 tại Làng Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ.
    + Học tại Trường Collège de Cần Thơ, đến tháng 7-1922 vào học Trường Sư phạm Đông Dương.
    + Dạy học và hoạt động cách mạng, gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng Chí Hội từ năm 1927, làm Bí thư Tỉnh bộ Long Xuyên từ năm 1928.
    + Bí thư Ban Lâm thời An Nam Cộng sản Đảng (1929).
    + 1930 tại Hương Cảng đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản trong nước thành một Đảng, thống nhất lấy tên là **********************. Đồng chí Châu Văn Liêm sau khi về nước và hoàn tất nhiệm vụ thống nhất Đảng ở Nam Kỳ, đã nhận nhiệm vụ phụ trách liên tỉnh Gia Định - Chợ Lớn.
    + Ngày 4-6-1930, đồng chí Châu Văn Liêm hy sinh khi lãnh đạo nhân dân Đức Hoà (Long An) biểu tình đòi chính quyền thực dân cải thiện đời sống, giải quyết quyền lợi thiết thân, chính đáng cho từng giới, từng giai cấp.
    + Những con đường lớn ở TP. Hồ Chí Minh, TP. Long Xuyên, TP. Cần Thơ đều được mang tên đồng chí Châu Văn Liêm. Ngôi trường PTTH Cần Thơ, là một trong những ngôi trường đào tạo thế hệ trẻ của tỉnh Cần Thơ vinh dự mang tên đồng chí, người cách mạng tiền bối cống hiến tuổi thanh xuân đầy sức sống cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho nước nhà.
    + Hoài bão của đồng chí Châu Văn Liêm đã và đang được toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện, xây dựng đổi mới quê hương đất nước ngày càng tươi đẹp, ấm no, hạnh phúc.
    + Thế hệ hôm nay và mai sau luôn ghi nhớ công ơn to lớn của đồng chí Châu Văn Liêm.
  8. onelightct

    onelightct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Lê Thị Phương Liên - Trụ cột của cờ vua Cần Thơ
    [​IMG]
    Tôi thích bài hát của Trần Tiến với những giai điệu nhí nhảnh, vui tươi: ?oNgoài kia có cô bé nhìn qua khe, mắt xoe tròn lắng nghe... Đàn tôi hát câu gì, mà sao cô bé ngồi mơ màng...?. Thế nên bữa gặp Lê Thị Phương Liên - kiện tướng quốc tế môn cờ vua của Tây Đô và nghe cô kể về ?ocái thuở ban đầu lưu luyến ấy? với cờ vua sao tôi thấy giông giống cô bé trong bài hát của Trần Tiến đến thế: cũng tròn xoe mắt đến ngẩn ngơ khi lần đầu nhìn thấy người khác chơi cờ vua rồi về nhà nằng nặc đòi ba cho học chơi cờ....
    Lúc chưa đến thăm Phương Liên tôi không sao tưởng tượng được nơi ở của một kiện tướng quốc tế sẽ như thế nào. Khi đi vào trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo trên đường Phan Đình Phùng (phường An Lạc, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) mới thấy căn phòng bít bùng và rộng chưa đầy 20m2, chỗ mời khách ngồi cũng khó.
    Vậy mà chính trong căn phòng này hàng đêm có một cô gái 26 tuổi miệt mài bên bàn cờ vua với ánh mắt mơ màng về thế giới của những quân cờ... Và cô gái ấy là chủ nhân của gần 40 huy chương các loại mà cô đã giành được tại các giải cờ vô địch của Cần Thơ, quốc gia và quốc tế. Vân vê ly nước trong tay, Phương Liên cười buồn: ?oKhông có ba chắc em cũng không gắn bó với cờ vua đến bây giờ đâu...?. Theo mắt nhìn của cô, chúng tôi bắt gặp một bàn thờ, đặt trang trọng ngay bên trên bàn máy vi tính mà Liên vẫn thường ngồi tập cờ, di ảnh một người đàn ông có khuôn mặt phúc hậu. ?oBa em đó?, Phương Liên buồn buồn nói.
    ... Hồi nhỏ, Phương Liên chẳng biết cờ vua là gì. Chỉ khi vào học cấp 2 ở An Hòa, rồi đi cùng ba qua nhà anh ba của kỳ thủ Võ Hồng Phượng thấy mấy chú chơi cờ, lân la lại coi và ?omê hồi nào hổng hay?. Thấy con thích, ba chiều, cho tập cờ với các thầy Ba Lý, Hồ Văn Huỳnh. Đó là thời điểm năm 1989, khi ấy Phương Liên mới tròn 10 tuổi. Vài tháng sau, Phương Liên cùng Võ Hồng Phượng và các bạn khác chuyển về tập cờ tại Trung tâm TDTT TP Cần Thơ (cũ). Trong ký ức về người cha quá cố, Phương Liên vẫn nhớ rõ hình ảnh ngày 2 buổi cha cùng lội bộ từ lộ 20 (đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa) xuống tận cầu số 1 (đối diện Trường Đại học Cần Thơ để cho con gái tập cờ vua. Hết buổi tập, cha đón cô bé ngay cổng. Sau này, khi Phương Liên chuyển vào tập ở Sở TDTT tỉnh Cần Thơ (cũ), cha vẫn đều đặn song hành cùng niềm đam mê của con gái... Giờ đây, cô bé ấy đã trở thành kỳ thủ hàng đầu của nước nhà với thành tích 2 HCV cờ vua ở SEA Games 22 vừa qua, thì người cha ấy đã vĩnh viễn ra đi (năm 1993). ?oKhi ngước nhìn lá cờ Tổ quốc vươn cao trên bục nhận huy chương, em khóc vì sung sướng đã cùng đồng đội đem vinh quang về cho Tổ quốc, còn vì nhớ thương ba và ao ước có ba trên khán đài?, đó là nỗi niềm tâm sự của Phương Liên khi đăng quang ở SEA Games 22.
    Trước thềm SEA Games 22, Phương Liên là nữ kỳ thủ đầu tiên của đội dự tuyển cờ vua nhận phần thưởng của Trung tâm HLTTQG II (Thủ Đức - TPHCM) khen tặng VĐV có thành tích tập luyện, thi đấu xuất sắc nhất trong tháng 8-2003. Điều này cho thấy Phương Liên đặt quyết tâm rất cao tại SEA Games này. Nhưng chiến thắng đó không dễ dàng gì cho Phương Liên và đồng đội vì mỗi ván đấu ở SEA Games 22 là những ?otrận chiến cân não?.
    ...Sau chín ván đấu kéo dài 6 ngày liên tục (từ ngày 8 đến 13-12), đội nữ VN với Lê Thị Phương Liên, Hoàng Thanh Trang, Nguyễn Thị Thanh An và Lê Kiều Thiên Kim đã xuất sắc đoạt HCV đồng đội nữ nội dung cờ tiêu chuẩn nữ. Trước đó, chiến thắng của Phương Liên và các đồng đội (Lê Kiều Thiên Kim, Hoàng Thị Bảo Trâm, và Lương Minh Huệ) trước đội tuyển Indonesia (In-đô-nê-xi-a) trong trận chung kết nội dung cờ nhanh đồng đội nữ mới khiến ban huấn luyện và khán giả hâm mộ theo dõi trực tiếp trên khán đài Nhà thi đấu Vân Đồn thót tim vì diễn biến của từng bàn đấu giữa các kỳ thủ. Dù trước khi diễn ra SEA Games 22, các nữ kỳ thủ Việt Nam được đánh giá có trình độ hơn hẳn các đội nữ trong khu vực. Phương Liên kể: ?oVới em và đồng đội thì đây là trận đấu gay go nhất từ đầu giải đến giờ của môn cờ nhanh. Vào trận, ở ván cờ nhanh và cờ chớp, Indonesia đều thắng và dẫn trước 2-0 ở hai ván đầu tiên. Lúc đó tụi em lo dữ trời vì không ngờ bị dẫn trước như thế..?. Nhưng sau đó Phương Liên và đồng đội đã làm cú ?olội ngược dòng? để cân bằng điểm số 2-2. Trong 2 ván thắng ngoạn mục để cân bằng điểm hòa ấy phải nói đến ván cờ chớp mà Phương Liên đối đầu với kỳ thủ Upi Darmayana. Ván đấu căng thẳng đến độ khi quân vua của Upi Darmayana được Phương Liên cầm đặt ra ngoài bàn cờ (coi như đã chiếu hết), thì toàn bộ ban huấn luyện, đồng đội mới dám tin là ta đã thắng và đồng đội của Upi Darmayana là kỳ thủ Lindiawati Evi đã ngất xỉu tại chỗ vì quá căng thẳng. Tỷ số hòa 2-2 nên chiếc huy chương vàng được giải quyết bằng ván ?ocái chết bất ngờ? (mỗi đội chỉ có 3 VĐV) và các nữ kỳ thủ của chúng ta đã xuất sắc giành HCV nội dung cờ nhanh nữ khi thắng áp đảo Indonesia 2-0.
    HLV Hồ Văn Huỳnh, Trưởng bộ môn cờ (Sở TDTT TP Cần Thơ) - là người huấn luyện Phương Liên từ những ngày đầu tiên làm quen với cờ vua cho biết: ?oVới Phương Liên thì thế mạnh lại tiềm ẩn ở tính kiên trì và sự hết mình vì đam mê cờ vua. Trong tương lai Phương Liên vẫn là một trong những trụ cột của cờ vua thành phố ta?.
    ?oVới Phương Liên, SEA Games 22 - 2003 là một kỷ niệm rất khó quên trong suốt quãng thời gian gần 15 năm làm quen với cờ vua. Thời gian tới cờ vua đối với em vẫn là nỗi đam mê lớn nhất và tiếp tục cống hiến cho làng cờ của thành phố và nước nhà? - Phương Liên cho biết như vậy. Không chỉ có thế, cũng từ những ngày tập trung tập huấn chuẩn bị cho SEA Games 22, Phương Liên còn có thêm một niềm vui nữa là chính thức công bố mối tình ?ocờ vua và cờ vua? với đại kiện tướng thế giới Nguyễn Anh Dũng. Hai chiếc huy chương vàng SEA Games 22 và 1 tình yêu đầu đời thì với Phương Liên năm 2003 và SEA Games 22 quả là một năm tuyệt vời, đầy mật ngọt...
    Được onelightct sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 12/02/2006
  9. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0
    Tin thêm về Phương Liên
    [​IMG]
    Trong môn cờ vua, chàng trai đất Quảng Ninh Nguyễn Anh Dũng cũng đã sánh duyên cùng cô gái miệt Cần Thơ Lê Thị Phương Liên. Sau khi "xuất giá", Phương Liên đã tính đến chuyện "tòng phu" với đề nghị cắt hợp đồng với Cần Thơ để khoác áo quê chồng Quảng Ninh. Nhưng xem ra đề nghị này không dễ dàng được Cần Thơ chấp thuận vì họ đã đào tạo Phương Liên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, đôi trai tài và gái cũng tài này, không lấy thế làm buồn, họ vẫn tiếp tục nâng cao sức cờ của mình để lập công cho Tổ quốc.
    Quanh chuyện KT FIDE Lê Thị Phương Liên muốn chuyển đơn vị thi đấu:
    Trong làng cờ VN, nữ Kiện tướng FIDE đất Tây Đô Lê Thị Phương Liên không hề xa lạ. Cô đã đạt nhiều thành tích quốc gia lẫn quốc tế, gần nhất là chiếc HCV đồng đội SEA Games 22, hiện là thành viên đội DTQG. Cuối năm 2004, cô đã lập gia đình cùng Đại KTQT Nguyễn Anh Dũng (Quảng Ninh). Từ thời điểm này, Phương Liên đã có ý định chuyển về thi đấu cho Quảng Ninh, quê hương của ông xã mình. Chuyện hợp lý nhưng không hề giản đơn.
    Phía Cần Thơ quyết tâm "không nhả" (vì dù sao Phương Liên cũng đã do Cần Thơ đào tạo từ những ngày đầu và hiện là nòng cốt của đội nữ Tây Đô). Họ vịn vào hợp đồng chưa hết hạn và muốn thanh lý phải có điều kiện bồi hoàn (?). Ngược lại, Phương Liên cho rằng trước đây cứ 1-2 năm, cô tái ký hợp đồng với Cần Thơ một lần nhưng sau lần ký cuối cùng với Cần Thơ (năm 2003), cô đã không còn ký nữa. Lạ một chỗ là "người lao động" như Phương Liên lại không hề giữ một bản hợp đồng lao động nào ngay sau khi ký kết. Đó là điều mà Phương Liên băn khoăn nhất. Để tránh mọi zic zắc, cô đã không tham dự giải VĐQG 2005 (tại TT-Huế, còn tại giải cờ nhanh đang diễn ra tại TPHCM, Phương Liên thi đấu trong màu áo trung lập: đội DTQG 2.
    Ông Đặng Tất Thắng, TTK LĐ cờ VN cho biết: "Quan điểm của tôi là tạo mọi điều kiện tốt cho các VĐV đến với nơi mong muốn của họ, trong khi Phương Liên càng hợp lý hơn là về nhà chồng . Nhưng trước hết, Phương Liên và Sở TDTT Cần Thơ nên giải quyết trước mọi chuyện. Cho đến nay, chuyện hợp đồng giữa Liên và Sở TDTT tỉnh Cần Thơ thì chỉ có họ biết với nhau: phía Cần Thơ bảo Liên muốn thanh lý phải đền bù thiệt hại còn Liên thì chẳng giữ một hợp đồng nào cho riêng mình. Nếu không tự giải quyết được, chắc chắn pháp luật sẽ vào cuộc".
    Được khongtenso0 sửa chữa / chuyển vào 06:07 ngày 14/02/2006
  10. Ruby_Pink25

    Ruby_Pink25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Chà chị Liên chống lầy sớm quá
    Chị này nổi tiếng siêu cờ vua từ lâu rồi, hồi xưa đòi mẹ học cờ vua mẹ bảo "mày có được = cái Liên ko mà đòi?". Hì con nít mà, giờ thì không ham cờ vua nữa, mong sao sớm được về nhà chơi thui
    À quên không khoe các bác ngày xưa em học cùng trường chị Liên ạ

Chia sẻ trang này