1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân tài - những người nổi tiếng làm tự hào đất Cần Thơ

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi Cara77, 02/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Hoàng ''Mập'' thành công nhờ sắc vóc

    [​IMG]

    Diễn viên Hoàng "Mập".
    Xuất hiện khá nhiều trên các sân khấu kịch TP HCM qua các vở Quả đào lửa, Tên cớm và bản thánh ca... Hoàng Mập nhanh chóng lấy được tiếng cười của khán giả không chỉ bằng ngoại hình quá khổ mà còn bằng lối diễn tinh tế cùng giọng điệu nhuần nhuyễn.
    Tên thật là Bùi Minh Hoàng, quê ở Cần Thơ, sống trong một gia đình có 5 anh em, ba mất sớm. Chính vì thế, ngay từ nhỏ, tuy rất đam mê nghệ thuật nhưng Hoàng không dám nghĩ tới việc trở thành một diễn viên vì phải cố gắng vừa học vừa làm phụ mẹ nuôi gia đình. Hoàng học sư phạm ở ĐH Cần Thơ, nhưng được 1 năm thì phải nghỉ vì gia cảnh quá khó khăn. Anh quyết định lên Sài Gòn kiếm tiền, với đủ thứ nghề nào phụ hồ, bảo vệ, lao công? Một lần đi chơi cùng bạn bè, Hoàng tham gia diễn kịch cho vui, thế là bị cậu bạn "phát hiện" ra năng khiếu. Hoàng được rủ đi thi vào Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh và? đậu.
    Hoàng may mắn được chính thầy Xuân Phước dạy và dẫn dắt theo nghề. Anh từng trải qua những khó khăn của cuộc sống sinh viên nghèo, ngày cơm 2 bữa đa phần là canh và rau, học suốt ngày, vậy mà tối vẫn đủ sứcđi diễn hài thêm. Chính vì thế mà thời đó Hoàng đâu có biệt danh "Mập" như bây giờ. Hoàng tiết kiệm lắm vì muốn gửi tiền về quê cho mẹ. Tết ai cũng về nhà sum họp thì Hoàng ở lại chạy sô...
    Ra trường không có cơ hội để bật lên, Hoàng đành tham gia tấu hài ở các quán bar. Anh lập gia đình và cũng chính từ bàn tay đảm đang của vợ đã khiến từ 61 kg trở thành người 110kg. Chính nhờ vóc dáng độc đáo đó mà anh được đạo diễn Xuân Phước mời tham gia một số chương trình Trong nhà ngoài phố của HTV. Sau đó là hàng loạt vai trong Mơ ước mơ màng, Đường cao tốc? và vở cải lương Nước chẳng về nguồn, Bạch Miêu kỳ án? Hoàng nhanh chóng được khán giả biết đến và lịch diễn nhiều hơn, nào là tham gia đóng phim, đóng ca nhạc, đi hát.
    Anh tâm sự: ?oĐối với tôi sự nổi tiếng không cần thiết, tôi chỉ mong được theo nghề mãi mãi. Diễn tiểu phẩm hài khó hơn kịch dài rất nhiều, nhưng tôi thấy mọi người không công bằng cho lắm khi chỉ chê và phê mà chẳng chỉ chỗ nào để sửa. Bản thân tôi thích đóng chính kịch nhưng với vóc dáng mập to như thế này thì chỉ cần xuất hiện lên sân khấu cũng đủ làm khán giả cười rồi. Đối với một diễn viên thì như vậy là tự đào mồ chôn mình??. Sống giản dị và rất sợ cuộc sống riêng của mình vì công việc mà bị xáo trộn, anh mong ước được đầu quân cho một sân khấu, một đoàn hẳn hoi. Chạy sô lông nhông hàng đêm khiến Hoàng mệt mỏi. Anh muốn được rèn giũa trong một môi trường chuyên nghiệp hơn để còn có cơ hội nâng cao diễn xuất của mình.
    (Theo Sân Khấu Điện Ảnh)
  2. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0


    Ông giáo dạy lớp học tình thương lâm bệnh




    [​IMG]










    Đến ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương hỏi lớp học tình thương của hai vợ chồng ông Huỳnh Văn Phê và bà Huỳnh Thị Lành hầu như ai cũng biết.
    Là người Cần Thơ lên TPHCM lập nghiệp đã nhiều năm do một cơ duyên, hai ông bà dừng chân ở khu làng Đại học Quốc gia. Tại đây có nhiều gia đình lang thang cơ nhỡ, kiếm sống bằng những nghề lao động chân tay vất vả; miếng ăn lo còn chẳng đủ, tiền đâu cho con cái đến trường. Hàng ngày nhìn bọn trẻ lêu lổng quậy phá, hai ông bà thấy không yên lòng. Sẵn có "vốn" là giáo viên cấp 1 về hưu, hai ông bà bàn nhau tổ chức dạy chữ cho bọn trẻ. Trên miếng đất trống gần nhà, ông bà bỏ công, của dựng lên một lớp học tình thương. Thế là đám trẻ lang thang, nghèo khổ đã có một mái trường. Mặc dù tuổi ngoài 65 nhưng hai vợ chồng già vẫn miệt mài ngày đêm đứng lớp học tình thương. 13 năm qua, số học sinh mồ côi, cơ nhỡ, con của những người nhập cư có hoàn cảnh khó khăn theo học lớp của vợ chồng thầy Phê từ mẫu giáo đến hết lớp 5 đã lên đến hơn 1.000 em. Hiện tại, lớp vẫn còn hơn 80 học sinh theo học. Do những cống hiến trên, ông đã được Bộ GD-ĐT tặng phần thưởng cao quý là Huy chương vì sự nghiệp giáo dục năm 2004. Cách đây một tháng, do tuổi cao sức yếu lại mắc bệnh nghề nghiệp, ông Phê phải nằm viện với căn bệnh hen suyễn mãn tính tại Bệnh viện đa khoa Thủ Đức suốt mấy tuần. Bà Lành vừa lo chăm sóc chồng tại bệnh viện vừa tranh thủ thời gian về nhà đứng lớp để việc học của các em không bị gián đoạn. Vậy mà vừa đỡ bệnh, ông Phê đã vội về tranh thủ đứng lớp. Vì người nghèo xin làm nhịp cầu tới những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ vợ chồng ông trong lúc lâm bệnh này để duy trì lớp học tình thương đầy nhân ái cho các cháu.

    CATPHCM
  3. haugiang

    haugiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Haugiang đọc thấy ông Bùi Hữu Nghĩa quê cũng ở Cần Thơ nữa đó, có ai biết post lên cho mọi người đọc với.
  4. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    TS Lê Phước Hùng - Sứ giả của tình yêu thầm lặng
    Trong ?ovết nhục? tị nạn và nỗi đau tha hương, cùng với sức ép ?obuộc phải thành công? đối với người lập nghiệp ở Mỹ, Lê Phước Hùng là một trong số ít những người đã nhìn thấy và muốn xóa bỏ ?ohuyền thoại đen? về nước Việt.
    [​IMG]
    TS Lê Phước Hùng tâm sự. ?oTôi lớn lên từ hoàn cảnh thực sự của người tị nạn. Lúc đó, tôi không hình dung được gì. Tôi cứ nghĩ đó là chuyến nghỉ hè của Ba Mẹ dành cho anh em tôi.

    ?oTrước ngày đi, các em tỏ vẻ lo lắng. Các em cứ nghĩ Việt Nam nghĩa là chiến tranh. Tôi muốn các em hiểu rằng, đi đâu cũng sẽ gặp nhân loại??
    1. Câu chuyện của thời cuộc
    Sinh năm 1969 tại Cần Thơ, cậu bé Lê Phước Hùng lớn lên trong một gia đình có nền nếp giáo dục chặt chẽ. Do những biến động của lịch sử của thời điểm nhạy cảm sau 1975 ở miền Nam, từ Cần Thơ, cậu bé Hùng cùng với gia đình đã bắt đầu một chuyến đi nửa vòng trái đất đến nước Mỹ.
    ?oĐó là câu chuyện của thời cuộc?. TS Lê Phước Hùng tâm sự. ?oTôi lớn lên từ hoàn cảnh thực sự của người tị nạn. Lúc đó, tôi không hình dung được gì. Tôi cứ nghĩ đó là chuyến nghỉ hè của Ba Mẹ dành cho anh em tôi. Tôi vẫn cười đùa và vui vẻ xếp hàng nhận thức ăn người ta viện trợ trong thời gian quá cảnh ở đảo Mã Lai. Cho đến một lần, trong lúc nhận thức ăn từ tay một người đàn ông lớn tuổi ở đó, tôi nghe ông ấy nói: ?oChắc suốt đời cháu cũng sẽ không quên được những ngày này?. Tôi suy nghĩ về lời ông ấy nói. Sau này, tôi biết đúng là tôi đã không quên. Lát nữa tôi sẽ kể là tôi đã không quên như thế nào??. Tiến sĩ Hùng cười lặng lẽ.
    Trong dòng người di tản sang Mỹ, gia đình cậu bé Hùng trôi dạt về Rhinebeck, ngoại ô New York. Thời kỳ đó, khu vực này gần như chỉ có người Mỹ da đen, còn chưa có người Mỹ da trắng nào. Và gia đình người Việt Nam của cậu bé Hùng là bóng dáng của những người Á Đông đầu tiên trên địa phận Rhinebeck. Không một vốn chữ tiếng Anh trong đầu, cậu bé Hùng phải bắt đầu vào học ngay lớp 4. ?oTôi chỉ biết cố gắng, cố gắng và cố gắng. Cứ nghĩ đến chuyện Ba Mẹ tôi phải đầu tắt mặt tối đi rửa bát, làm y tá phục vụ cho viện dưỡng lão là tôi lao đầu vào học. Cứ nghĩ đến chuyện người ta xem tôi là ?odân Việt Nam tị nạn? là tôi lại cặm cụi học?. Từ những bước đi đầu tiên khó nhọc và nhiều tủi buồn, Lê Phước Hùng đã bắt đầu một chặng đường học thuật mới đầy hứa hẹn ở trường đại học danh tiếng Columbia.
    Tốt nghiệp Thạc sĩ Tâm lý học, Lê Phước Hùng còn được nhận thêm giải thưởng Phi Delta Kappa dành cho các sinh viên xuất sắc nhất của trường Columbia vào năm 1995. Ba năm sau đó, năm 1998, Lê Phước Hùng lại một lần nữa được công nhận là Thạc sĩ Châu Á học của đại học St. John, hạng ưu.
    Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nhan đề: ?oVietnamese renovated theatre (Cai luong) as a medium to address women?Ts issues in modern Vietnam? (?oCải lương ?" một lối thoát cho người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại?) tại Đại học St. John, với luận điểm về vai trò của người phụ nữ trong việc hình thành cấu trúc vở cải lương, khảo sát khả năng thu hút tâm điểm những vấn đề xã hội, nữ quyền trong loại hình nghệ thuật nhiều sức sống này, nghiên cứu sinh Lê Phước Hùng chính thức trở thành Tiến sĩ ngành Lịch sử. Trong quá trình vừa thực hiện đề tài, vừa giảng dạy các môn Introduction of Civilization of Asia (Dẫn luận Văn minh Châu Á), World History (Lịch sử thế giới) và Discovery New York (Khám phá New York) tại Đại học St. John, Lê Phước Hùng còn được nhận nhiều học bổng: Founder?Ts Excellence Recognition Recipient năm 2003, Teaching Fellowship năm 2001, và Doctoral Research Fellowship năm 1999.
    Nỗ lực giảng dạy và nghiên cứu của Lê Phước Hùng đã giúp cho người thanh niên nhiều mộng mơ và ý chí này trở thành Hiệu phó phụ trách Sau đại học có uy tín tại Trường Khoa học Xã hội của Đại học St. John.
    ?oNgày còn trẻ, tôi cứ hay mơ tưởng về Việt Nam, mơ tưởng một ngày tôi sẽ làm được một điều gì đó cho quê hương. Một điều gì thật tốt đẹp; nhưng giấc mơ ấy không rõ ràng. Bây giờ, có lẽ tôi đã biết giấc mơ ấy??
    ?oHuyền thoại đen? và tâm sự một trí thức trẻ Việt Nam trên đất Mỹ
    Giữa các quan hệ phức tạp của người Việt ở nước ngoài, giữa những luồng tư tưởng và các ý thức hệ trái ngược nhau, ?otâm lý chia rẽ cộng đồng? (lời Tiến sĩ Lê Phước Hùng) là một áp lực lớn đối với người trí thức Việt Nam ở Mỹ.
    Trải qua một tuổi thơ nhọc nhằn trong ?ovết nhục? tị nạn và nỗi đau tha hương, cùng với sức ép ?obuộc phải thành công? đối với người lập nghiệp ở Mỹ, Lê Phước Hùng là một trong số ít những người đã nhìn thấy và muốn xóa bỏ ?ohuyền thoại đen? về nước Việt, những ?ohuyền thoại? bắt nguồn từ những người sống quanh gia đình ông và các sách báo mà ông được tiếp nhận trong suốt mấy chục năm ở xứ Hợp chủng quốc. ?oTôi từng biết danh từ ?oViệt Nam? đồng nghĩa với chiến tranh, giặc giã và đói khổ. Đó là ?ohuyền thoại? về Việt Nam. Người ta nói như thế đó. Nhưng tôi nghĩ rằng, mọi thứ đều phải được nhìn, được cảm nhận một cách chân thật. Và tôi muốn mọi người trên thế giới biết rằng, người Việt Nam có thể trở thành những con người ưu tú, người Việt Nam biết thành công và biết yêu thương?.
    Được nuôi dưỡng bởi một người cha tài hoa, phóng khoáng, một người mẹ nhuần nhụy tinh thần Phật giáo trong cách ứng xử với người và với đời, được nâng đỡ và dìu dắt bởi cộng đoàn Thiên chúa giáo vào tuổi thiếu thời, Lê Phước Hùng đã rèn luyện được trực giác về nỗi đau cộng đồng và tinh thần hòa hợp tôn giáo thật đặc biệt.
    Tâm sự với các lưu học sinh Việt Nam sang du học tại trường Đại học St. John, Thầy Lê Phước Hùng sẵn sàng nói về các khái niệm ?otừ bi?, ?onghiệp chướng?, chữ ?oTâm? mang nặng dấu ấn Phật giáo trong tâm lý và tín ngưỡng người Việt, và cũng với một cách nói sâu sắc như thế, Thầy Hùng có thể bàn về tinh thần Yêu Người của đức Jesus bằng những đoạn Kinh Thánh nổi tiếng: ?oVì xưa Ta đói, các người đã cho ăn, Ta khát, các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu, các ngươi chăm nom, Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm??. ?oVậy nên các em khoan hãy đi tìm kiếm điều gì sâu xa, hãy yêu thương cộng đồng một cách cụ thể, vì Phật hay Chúa đều đứng trong đó??- Tiến sĩ Lê Phước Hùng nói.
    Thời gian làm việc cho Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP/RBAP) vào những năm 1997, Lê Phước Hùng với tư cách là nghiên cứu viên của tổ chức này đã bắt đầu âm thầm suy nghĩ về những chương trình có thể nối kết mạng lưới giáo dục Mỹ với chính phủ Việt Nam.
    Năm 1999, Lê Phước Hùng đã đặt bước chân đầu tiên xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội sau 19 năm xa cách ?
    Những cuộc viễn du của tình yêu và trí tuệ
    Lần đầu trở lại quê hương, nghiên cứu viên UNDP Lê Phước Hùng nghĩ có thể viết được đôi dòng nhật ký ghi lại cảm nhận của mình. Nhưng không. ?oBởi vì tôi thấy tay mình run lên, run lên hoài, và tôi không thể viết được một dòng nào tả lại cái cảm giác của một người con được trở về??. Chuyến đi gặp gỡ Bộ Ngoại giao Việt Nam trong tư cách hội viên tình nguyện lần ấy đã giúp cho người thanh niên Lê Phước Hùng thêm tự tin hướng tới một lối đi riêng trong việc tạo ra một môi trường giáo dục phát triển và hòa hợp.
    Năm 2003, Thầy Lê Phước Hùng bắt đầu chuyến công du độc lập đầu tiên đến Học Viện quan hệ quốc tế Hà Nội, Việt Nam, cùng với 10 sinh viên trường Đại học St. John. Cuộc hội thảo với tiêu đề ?oInternational Peace and Development? (?oPhát triển và Hòa bình quốc tế?) giữa sinh viên St.John và Học viện Quan hệ Quốc tế Hà Nội do thầy Lê Phước Hùng đề xướng đã mở ra một trang mới tốt đẹp cho mối giao lưu văn hóa của hai trường, đẩy mạnh triển vọng du học Mỹ và kéo gần ấn tượng giáo dục Mỹ đến với môi trường giáo dục Việt Nam thông qua mô hình đại học St. John. Hai trong số nhiều sinh viên Học viện sau Hội thảo đã nhận được học bổng của trường Đại học St. John và lên đường du học chương trình Thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học trong nước.
    Với nỗ lực tìm kiếm sinh viên giỏi ở Việt Nam và tạo điều kiện tối đa để họ có thể được đi du học, thầy Lê Phước Hùng đã góp phần quan trọng trong việc biến con số 1 sinh viên du học ngành Sinh học tại trường St. John năm 2002 thành 6 sinh viên năm 2003, và 12 sinh viên năm 2004 (với các ngành: Sinh học, Giáo dục, Văn học, Chính phủ và chính trị, Cao học quản trị kinh doanh). Con số này có thể sẽ tăng lên hơn nữa trong mùa thu năm 2005.
    Từ việc đưa sinh viên Việt Nam sang Mỹ, thầy Lê Phước Hùng tự hỏi: ?oTại sao không thể làm một kế hoạch theo chiều ngược lại, đưa sinh viên Mỹ về với Việt Nam??. Vị tiến sĩ trẻ tuổi lại suy nghĩ và bắt đầu một ?ocuộc phiêu lưu?. Năm 2004, lần đầu tiên, chương trình ?oDu học? của trường Đại học St. John đã có tên ?oViệt Nam?, nằm trong một danh sách dài các chương trình học tập liên quốc gia bao gồm: Achentina, Úc, Barbados, Braxin, Bungary, Chile, Trung Quốc, Ecuado, Anh, Pháp, Dămbia, Hy Lạp, Hungary, Ấn Độ, Ailen, Ý, Jamaica, Nhật, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Trinidad và Tobaco. Chuyến bay xuyên Thái Bình Dương về thăm và tìm hiểu đất nước, con người Việt Nam do Tiến sĩ Lê Phước Hùng dẫn đầu gồm 10 sinh viên đang học tập tại trường St. John đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất vào tháng 5 năm 2004.

    Một chương trình học tập kết hợp tham quan dài ngày tại Việt Nam do Tiến sĩ Lê Phước Hùng thiết kế đã được thực hiện trọn vẹn và tốt đẹp. Sinh viên Mỹ đã biết Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu, Nhà tù Hỏa Lò, thăm làng nghề truyền thống như làng Lụa, gốm Bát Tràng, rồi Vịnh Hạ Long, bãi biển Cát Bà, địa đạo Củ Chi, các Viện Bảo tàng ở thành phố Hồ Chí Minh ?
    Chuyến đi đã để lại ấn tượng thật sự thú vị cho các sinh viên Mỹ. ?oTrước ngày đi, các em tỏ vẻ lo lắng. Các em cứ nghĩ Việt Nam nghĩa là chiến tranh. Tôi muốn các em hiểu rằng, đi đâu cũng sẽ gặp nhân loại?, thầy Lê Phước Hùng tâm sự, ?ovà khi xây dựng chương trình học tập liên quốc gia này, tôi có một cảm tưởng là tôi đang mời gọi không chỉ sinh viên tôi mà còn là mọi người trên thế giới nói chung, mời gọi họ đến với Việt Nam, hãy đến, lắng nghe, ngắm nhìn, sống và hít thở, để mở rộng môi trường tư duy và nối dài sự cảm thông, hơn là những hiểu biết qua sách vở và những định kiến cứng nhắc?.
    Với tinh thần đó, chương trình học tập tại Việt Nam năm 2005 cho sinh viên Mỹ của TS Lê Phước Hùng có thêm mục đi thăm và chia sẻ công việc cộng đồng tại làng trẻ em SOS ở Hà Nội như dạy các em múa hát, làm vườn cùng các em, và một ngày làm việc từ thiện tại thành phố Hồ Chí Minh.
    Hành trình vì cộng đồng
    Giúp sinh viên Việt Nam có thể sang Mỹ du học, đưa sinh viên Mỹ đến với Việt Nam trên tinh thần học hỏi, nghiên cứu, Tiến sĩ Lê Phước Hùng đang từng bước thực hiện giấc mơ xây dựng quê hương.
    Mọi nỗ lực xây dựng một cộng đồng sinh viên Việt Nam và tạo dấu ấn văn hóa Việt Nam tại trường Đại học St.John của Tiến sĩ Lê Phước Hùng đã tạo ra một chân dung khác của một người Hiệu phó trẻ tuổi, chân dung của một sứ giả thiện chí. Tiến sĩ Lê Phước Hùng đã hoạt động trong lĩnh vực giáo dục với nhân cách của trí thức trẻ thành đạt, với một nội tâm sâu sắc được nghiền ngẫm qua những thăng trầm và lý tưởng bác ái của Phật giáo cũng như Thiên Chúa giáo, với một cái nhìn ôn hòa về mọi bất đồng chính kiến trước ?ovấn đề Việt Nam?.
    Chính Tiến sĩ cũng là người đã tham gia góp phần vào hoạt động cộng đồng như một tôn chỉ hàng đầu của trường Đại học St. John, một trường đại học Công giáo lớn của Mỹ. Thầy là sứ giả của một thứ tình yêu thầm lặng, tình yêu nối kết từ những con người nhỏ bé với nhau cho đến những tập thể ở những biên giới khác nhau bằng các quan hệ xa rộng và sâu sắc. ?oTôi muốn nói lời cảm ơn chân thành đến những người bạn Mỹ đã giúp tôi thực hiện giấc mơ của mình?, Tiến sĩ Lê Phước Hùng nói, ?onhững người bạn đã ủng hộ tôi về mọi mặt trong hành trình về Việt Nam, tôi muốn nói đến Tiến sĩ Jeffrey Fagen - Hiệu trưởng trường Khoa học Xã hội thuộc Đại học St. John, Tiến sĩ Frank Biafora ?" Hiệu phó Khoa Sau đại học, Trường Khoa học xã hội, Cha James J. Maher ?" Hiệu phó Trường Đại học St. John, ông Wayne F. James- Giám đốc điều hành và phụ trách tuyển chọn Sinh viên quốc tế và Sau đại học, Tiến sĩ Ruth M. De Paula- Giám đốc Chương trình quốc tế và Trung tâm Giáo dục toàn cầu?.
    Ngoài những mối quan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp người Mỹ, Tiến sĩ Lê Phước Hùng còn là chỗ dựa tinh thần quan trọng cho các lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại trường St. John. Mười hai sinh viên Việt Nam này được thầy Lê Phước Hùng xem như một gia đình nhỏ. Bài học mà thầy Hùng dành cho gia đình nhỏ của mình là: ?oChúng ta luôn là người Việt Nam, cho dù chúng ta sống ở đâu và nói bằng ngôn ngữ nào. Là người Việt Nam bởi vì chúng ta đã được sinh ra như thế, sống cuộc sống một người Việt Nam là chọn lựa của chúng ta, và hành xử theo phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam là trách nhiệm của chúng ta đối với đất nước?.
    Giờ đây người viết bài này cũng đã biết được lý do tại sao Tiến sĩ Lê Phước Hùng đã không quên được những ngày khổ nhọc xin cơm trên đảo Mã Lai dù ngày ấy ông chỉ mới lên 10 tuổi, ?obởi vì?, như Tiến sĩ Hùng nói, ?ođó là quá khứ giúp tôi vượt thắng mọi trở ngại, và biết yêu thương đồng loại hơn là thù hận??
    (Người Viễn Xứ)

  5. Nguoi_Can_Tho

    Nguoi_Can_Tho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bùi Hữu Nghĩa - Một nhân cách lớn
    Bùi Hữu Nghĩa, hiệu Nghi Chi, sinh năm Đinh Mão 1807 (năm Gia Long thứ sáu) tại thôn Bình Thủy, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh; đến triều Minh Mạng (1836) đổi lại là thôn Bình Thủy, tổng Định An, huyện Vĩnh Định, phủ Tân Thành, tỉnh An Giang (theo Địa bộ thời Minh Mạng, 1836); nay thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa mất ngày 21 tháng Giêng năm 1872 (nhằm năm Tự Đức thứ 26), thọ 65 tuổi, an táng tại phần đất thuộc địa phận phường An Thới, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ hiện nay. Phần mộ cụ được Hội Khuyến học tỉnh Cần Thơ sửa sang lần thứ nhất vào năm 1942; Đại học Cần Thơ trùng tu lần thứ hai vào năm 1964; năm 1974 được đông đảo trí thức thuộc Hưng Cổ văn đoàn, Tinh Hoa văn đoàn tổ chức quyên góp trùng tu lần thứ ba; năm 1987, Tỉnh ủy Hậu Giang, Thành ủy Cần Thơ tu sửa lần thứ tư. Dự án khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đã được UBND TP Cần Thơ phê duyệt cuối năm 2003, rộng 1ha, có mức đầu tư 17 tỉ đồng do Sở VH-TT làm chủ đầu tư nhằm tôn vinh một nhân cách lớn của thành phố ta.
    ?oĐồng Nai có bốn rồng vàng,
    Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn,Nghĩa thi?.

    Bùi Hữu Nghĩa là con ông Bùi Hữu Vị, sống bằng nghề chài lưới. Từ thời hàn vi, ông đã nổi tiếng hiếu học, có lập chí cao, dám tin vào khả năng của mình và khát vọng vươn lên :
    ?oChở cá giang hồ trăm chợ đủ,
    Ghe che phong nguyệt bốn mùa dư?

    (Hạ bạc)
    Năm 18 tuổi ông được gia đình cho lên ở trọ nhà ông thủ hộ Nguyễn Văn Lý, làng Mỹ Chánh, tổng Chánh Mỹ Thượng, Biên Hòa, thọ giáo với thầy Nguyễn Phạm Hàm, tục gọi là Đồ Hoành. Tháng 2 năm Ất Vị (1835) Bùi Hữu Nghĩa đậu giải nguyên tại Trường thi Gia Định và được ông Nguyễn Văn Lý ngỏ ý gả ái nữ là Nguyễn Thị Tồn cho, nhưng ông xin khất lại chờ thỉnh ý cha mẹ. Một thời gian sau, Bùi Hữu Nghĩa được bổ làm Tri huyện phủ Phước Long và chính thức kết hôn với Nguyễn Thị Tồn. Là một người áo vải xuất thân nhưng biết trọng liêm sỉ. Bùi Hữu Nghĩa bước chân vào quan trường trong buổi chiều của một nền quân chủ bất lực, với ít nhiều ngao ngán. Ông nhận ra đa số bạn đồng liêu chỉ ?olục lục thường tài cũng một mòi? và chỉ mưu tính lợi riêng, không ai đáng mặt là rường cột của nước nhà:
    ?oĐành cột không nên rường chẳng hạp,
    Phải cơn nước lụt dấn thân bừa"

    (Cây dừa)
    Hoặc:
    ?oRường soi cột trổ chưa nên mặt,
    Cao lớn làm chi bần hỡi bần!"

    (Cây bần)
    Trong khi đó vận mệnh quốc gia đang đứng trên bờ vực lâm nguy:
    ?o Non nước hãy còn đương bấy bá,
    Đất trời sao nỡ khiến lay vay."

    (Ngọa bịnh ngâm thơ)
    Giữa lúc đang cảm thấy chán chường bế tắc, triều đình lại thuyên ông về trấn nhậm phủ Trà Vang, một nơi rất xa kinh kỳ, và chính những điều trái tai gai mắt ở đây đã đẩy ông vào bi kịch.
    Thuở ấy phủ Trà Vang (Trà Vinh) thuộc về tỉnh Vĩnh Long, dưới quyền cai quản của Tổng đốc Trương Văn Uyển và Bố chánh Truyện. Là một kẻ sĩ tự vượt khó lập thân, ông tỏ ra dị ứng với đám quan lại tha hóa, chỉ lo gây bè kết phái, cấu kết nhau chuyên sách nhiễu dân lành. Một lần do tánh cương trực, ông đã cho lính đánh đòn một cậu công tử xấc xược với ông, vốn là em vợ Bố chánh Truyện và đã chuốc lấy mối hiềm thù, suýt phải trả giá bằng cả mạng sống vì thái độ dám ?ovuốt râu hùm? đó.
    Từ trước, thời còn các chúa Nguyễn, Trà Vang đã là một địa bàn cộng cư của cả người Kinh, người Hoa nhưng đông nhất là người Khmer. Những lúc bôn tẩu quân Tây Sơn, lương thực thường thiếu hụt, Nguyễn Ánh được những người gốc Khmer ở đây quyên góp giúp đỡ, lại có một số tòng quân lập được công lao, nên khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long (Thế tổ Cao hoàng nhà Nguyễn) nhớ ơn, xuống chiếu miễn thuế khai thác thủy sản cho vùng này. Vậy mà, vào năm 1848 có một số cư dân gốc Hoa đã lo lót với những quan trên ở Vĩnh Long như Tổng đốc Uyển và Bố chánh Truyện để mua thầu độc quyền khai thác thủy sản ở rạch Láng Thé, đẩy người dân Khmer nghèo vào cảnh trắng tay. Lẽ ra đây chỉ là một vụ việc nhỏ, có thể giải quyết một cách ôn hòa, nhưng do cái tâm luôn hướng về dân nghèo và quá bất bình trước việc làm không trong sáng của quan trên, nên khi các hương mục Khmer kéo đến khiếu kiện ở dinh môn, Bùi Hữu Nghĩa đã có bút phê vào đơn một câu gây hậu quả nghiêm trọng: ?oViệc tha thuế thủy lợi là ơn huệ của vua Thế Tổ ban cho dân Thổ, nay ai nhỏ hơn vua Thế Tổ mà dám đứng bán rạch ấy, thì có chém đầu nó cũng không sao?. Những cư dân nghèo gốc Khmer nghe lời phán xử, bèn hè nhau đến phá đập của những cư dân người Hoa và hai bên xảy ra một cuộc xô xát đẫm máu. Phía những cư dân gốc Hoa bị thiệt mạng 8 người. Quan tỉnh cho bắt một số người Khmer có liên quan và bắt luôn Bùi Hữu Nghĩa giải về Gia Định, rồi đệ sớ lên triều đình tố cáo ông đã kích động dân Khmer làm loạn, lạm phép giết người.
    Đứng trước nỗi oan của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn liền thân hành ra Huế minh oan. Bấy giờ, Phan Thanh Giản đang làm Thượng thư bộ Lại ở triều đình. Bà Thủ khoa tìm đến tư dinh cụ Phan trình bày sự lộng quyền của các quan tỉnh Vĩnh Long, rồi đến Tam pháp ty gióng trống ?okích cổ đăng văn? kêu oan cho chồng, nêu cao một tấm gương ?oLiệt phụ khả gia? như lời ban tặng của bà Từ Dụ thái hậu:
    ?oNơi kinh quốc ba hồi trống gióng, biện bạch nầy oan nọ ức, đấng hiền lương mắt thấy thảy đau lòng.
    Chốn tỉnh đường một tiếng thét vang, hẳn hòi lẽ chánh lời nghiêm, lũ bằng đảng tai nghe đều hết vía...?
    (Bài văn tế khóc vợ của Bùi Hữu Nghĩa).
    Sau sự kiện chấn động này, Bùi Hữu Nghĩa được vua Tự Đức tha tội chết, song phải chịu ?oquân tiền hiệu lực?, phải đổi đi làm thủ ngự ở Vĩnh Thông (Châu Đốc), đối phó với bọn phiến loạn bên kia biên giới, đoái công chuộc tội.Vậy là sau gần mười năm làm quan, Bùi Hữu Nghĩa gần như mất tất cả.
    Nhưng nỗi mất mát đau đớn nhất của ông là sự ra đi của người vợ hiền dám ra tận kinh đô giải oan cho chồng mình. Cứu được chồng, bà Thủ khoa từ kinh đô về thẳng Biên Hòa, quê hương của bà và ít lâu sau thọ bịnh rồi mất. Lúc đó Thủ khoa Nghĩa đang ?oquân tiền hiệu lực? ở Châu Đốc, nên khi về tới nhà thì việc tống táng đã xong, ông làm bài văn tế muộn với những lời thống thiết và một cặp câu đối một Hán một Nôm. Trong cặp câu đối chữ Hán ông viết:
    ?oNgã bần, khanh năng trợ; ngã oan khanh năng minh, triều dã giai xưng khanh thị phụ
    Khanh bệnh, ngã bất dược; khanh tử ngã bất táng, giang sơn ưng tiếu ngã phi phu?.

    (Ta nghèo, mình hay giúp đỡ; ta tội, mình biết kêu oan, trong triều ngoài quận đều khen mình mới thật là vợ/ Mình bịnh, ta không thuốc thang; mình chết, ta không chôn cất; non sông cười ta chẳng xứng gọi là chồng).
    Cặp đối chữ Nôm, lời lẽ cũng rất bi ai:
    ?oĐất chẳng phải chồng, bao nỡ thịt xương gởi đó,
    Trời mà mất vợ, thử xem gan ruột mần răng!

    Bùi Hữu Nghĩa luôn đem tấm lòng chí thành đối đãi với mọi người, từ người vợ tình sâu nghĩa nặng, đứa con gái yêu thương, cho đến những người dân đen nghèo khó thế cô nơi ông trấn nhậm. Đặc biệt đối với vợ ông tỏ ra ý tứ, tế nhị hết mực:
    ?oPhụng lìa đôi chếch mác, đừng nói sửa sang giềng mối, khi túng thiếu manh quần tấm áo, biết lấy ai mà cậy nhờ;
    Gà mất mẹ chít chiu, đừng nói nhắc biểu học hành, khi lạt thèm miếng bánh đồng hàng, biết theo ai mà thỏ thẻ?.

    (Bài văn tế khóc vợ)
    Trong bài văn tế viết cho đứa con gái vắn số là Bùi Thị Xiêm, ông cũng dùng nhiều lời lẽ thực chí nghĩa, chí tình:
    ?o Đường ra lối vào còn đó, con đi đâu cho rêu cỏ mọc xanh.
    Thúng may rổ vá còn đây, con đi đâu cho mốc meo đóng trắng?.

    Trong một lần đi sứ Xiêm La, ngang qua đất Hà Âm, một vùng biên tái xa xôi, nhìn thấy: Đống xương vô định sương phau trắng / Vũng máu phi thường cỏ nhuộm thâm?, ông còn đem lòng cảm khái:
    ?oNôm na xin mượn vài câu điếu,
    Gắng gỏi đêm trường tiếng dế ngâm?.

    (Kinh quá Hà Âm cảm tác)
    Rõ ràng một người có tấm lòng như vậy khó có thể cứ lần lữa hết năm này sang năm khác làm người lính đóng đồn ngoài biên ải. Thế nên năm 1862, khi triều đình ký hòa ước cắt ba tỉnh miền Đông cho Pháp, ông bất mãn xin từ quan. Về quê ông mở trường dạy học, giao du với những bè bạn đồng chí hướng của mình như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Phan Tôn, Phan Liêm, Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự và trước tác. Vậy là sau hai mươi năm bị tù túng trong vòng cương tỏa của chốn quan trường đầy bi kịch, con rồng vàng Đồng Nai đã được tự do và thỏa sức vẫy vùng.
    Là một thi sĩ có tài, được liệt vào một trong bốn con rồng vàng ở Đồng Nai, Bùi Hữu Nghĩa còn để lại một số bài thơ cả chữ Hán lẫn chữ Nôm và vở tuồng ?oKim Thạch kỳ duyên? rất có giá trị. Ngoài ra, mãi về sau này người ta vẫn khâm phục ông như một nhân cách lớn. Ông từ nhỏ đã có lập chí, dám sống hết mình và dù cho bị vu oan giá họa, bị đẩy vào ngõ cụt như lúc đang bị giam ở Vĩnh Long, ông vẫn an nhiên chấp nhận với một tấm lòng ?o uy vũ bất năng khuất?:
    ?oMù mịt bởi mây che bóng nguyệt,
    Âm thầm vì trống lấp hơi còi?

    (Bị giam ở Vĩnh Long)
    Ngay cả khi nằm trên giường bịnh, trực diện với cái chết, ông vẫn vô cùng bình thản:
    "Ngàn vàng khôn dễ sánh mình này,
    Sanh có ngày âu thác có ngày?

    (Ngọa bịnh ngâm thi)
    Và có lẽ chính cái nhân sinh quan đạt đạo xuyên suốt lẽ tử sinh này đã làm nền cho cái nhân cách lớn của Bùi Hữu Nghĩa và góp cùng với tài thi phú của người, đưa con rồng vàng Đồng Nai này cất cánh bay cao.

  6. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0


    Cuộc đời một nữ tổng giám đốc
     Mai Phương




    [​IMG]

    Bà Nga (góc trái trong cùng) kiểm tra quy trình sản xuất - Ảnh: H.G
    "4 tháng gần đây nếu cộng dồn tất cả lại thì thời gian tôi ở nhà cũng chưa đến 10 ngày. Hết ra Bắc rồi lại đi miền Trung. Về nhà được 2 hôm thì vội vàng đi các tỉnh miền Tây khác"- Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Hậu Giang kể. Thật vậy, nhìn lịch làm việc của bà trong tháng 11 cũng đủ thấy chóng mặt với những chuyến đi liên tục. Không chỉ riêng lúc này, bà đã là người luôn luôn bận rộn gần 20 năm nay.

    Từ lần viết đơn từ chức...
    Năm 1988, khi mới bắt đầu nhận chức Giám đốc Xí nghiệp Dược Hậu Giang, bà Phạm Thị Việt Nga phải đương đầu với một tình trạng vô cùng  "bi đát" của xí nghiệp. Sản phẩm không bán được, không có tiền trả lương nhân viên, dây chuyền sản xuất thô sơ, lạc hậu. 2 năm sau, người nữ giám đốc này đã phải tìm nhiều cách để cải thiện tình hình tài chính của xí nghiệp. Hết đưa người đi Mộc Hóa trồng sả, lên Sông Bé trồng tiêu, rồi lại xuống Bạc Liêu nuôi tôm. Kết quả nhận được từ "công cuộc" đó chỉ là một con số không tròn trĩnh, vốn liếng cũng "tiêu điều" theo. "Sau này mới thấy mình dại và rút ra một kinh nghiệm để đời là cái gì không biết thì đừng làm. Mình không hề biết việc nuôi tôm, trồng tiêu như thế nào mà đi làm thì thua là chắc. Lúc đó ai chỉ gì mình làm nấy theo kiểu mì ăn liền mà", bà Nga tâm sự. Nản lòng và nghĩ rằng nếu để người khác về làm thì tốt hơn, bà viết đơn xin từ chức. Thế nhưng, do không được cấp trên đồng ý nên bà vẫn tiếp tục ở lại xí nghiệp và nhận được sự ủng hộ của cán bộ nhân viên. Những nỗ lực mạnh mẽ sau đó dần đem lại kết quả. Đầu tiên là bà đã tạo được một số ngoại tệ kha khá nhờ làm dịch vụ kiều hối. Ngay sau đó, bà quyết định mua một số máy móc sản xuất thuốc từ nước ngoài và đưa công nhân lên TP.HCM học nghề từ các đơn vị bạn, quyết tâm tạo ra những sản phẩm chất lượng của riêng mình. Chủ trương xuyên suốt mà người nữ giám đốc vạch ra là phải ứng dụng công nghệ mới, luôn cải tiến mẫu mã, cải tiến môi trường sản xuất kinh doanh để phát huy được mọi nguồn lực. Và nhất là Ban giám đốc phải luôn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên phát huy năng lực. Kết quả vượt hơn cả sự mong đợi là Dược Hậu Giang đã sản xuất ra được những sản phẩm đặc trị như Haginat (diệt khuẩn), Klamentin (kháng khuẩn)...  với chất lượng tương đương thuốc nhập mà giá chỉ bằng một nửa.
    ... Đến những ngày đi học làm quản lý


    [​IMG]Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Phạm Thị Việt Nga - Ảnh: H.G"Khi làm Giám đốc Xí nghiệp, khó khăn lớn nhất đối với tôi lại chính là việc không biết quản lý một đơn vị kinh tế như thế nào. Đọc bảng cân đối kế toán không hề biết được những đề mục trong đó. Rồi chuyện đi ra nước ngoài đơn giản là không biết ngoại ngữ nên thấy cái gì cũng sợ... Nói chung là quá nhiều thứ mình không biết", TS Phạm Thị Việt Nga kể. Người nữ học sinh của lớp học Trung cấp Dược- Ban Dân y Tây Nam Bộ năm 1968 ngày nào bắt đầu cắp sách đến trường học trở lại. Đầu tiên là hoàn thành bằng B Anh văn và trình độ cao cấp chính trị năm 1996, kế đến tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh năm 1999 (bà đã học xong chương trình Dược sĩ đại học vào năm 1980-PV). Không dừng lại ở đó, bà đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ kinh tế vào năm 2003 với đề tài "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh của các xí nghiệp dược quốc doanh Việt Nam". Giờ nhớ lại những ngày ấy, niềm vui và sự tự hào vẫn còn lấp lánh trong đôi mắt của bà. "Mọi người cứ nghĩ rằng những người làm giám đốc như tôi đi học chỉ cho lấy có để kiếm được tấm bằng. Nhưng hoàn toàn ngược lại vì mình thấy học là để tiếp thu kiến thức cho mình, mình đã không biết thì mới đi học. Vì vậy ngay cả khi mình bảo vệ đề tài thì các thành viên hội đồng giám khảo mới ngạc nhiên thật sự", bà tâm sự. Không chỉ nỗ lực tự học, công tác đào tạo, nghiên cứu cũng được bà chú trọng thực hiện trong Công ty Dược Hậu Giang. Hàng loạt cán bộ được cử  đi học tại các trường trong và ngoài nước, mời giảng viên các trường đại học về giảng dạy tại xí nghiệp... Vừa học, vừa nghiên cứu, người nữ giám đốc ấy vẫn luôn sát cánh cùng các nhân viên trong những
    4 giờ 30 sáng, bà đi bộ từ nhà đến công ty. Buổi chiều bà về nhà ăn cơm cùng gia đình và quay trở lại công ty đến 9-10g tối. Bà hiếm có ngày nghỉ dù là thứ bảy hay chủ nhật vì đó là thời gian phải tham gia nhiều sự kiện quảng bá, hoạt động xã hội. Bà luôn nói mình may mắn khi có một người chồng-một bác sĩ công tác trong Ban bảo vệ sức khoẻ tỉnh Cần Thơ - và hai con đều biết chia sẻ và cảm thông với công việc của bà. Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình của bà thật đơn giản, đó là luôn tôn trọng chồng; có việc đi đâu thì phải luôn gọi điện về nhà; luôn quan tâm, gần gũi với con.... hoạt động tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. "Ở đâu có người sử dụng thuốc là ở đó có sản phẩm của Dược Hậu Giang", phương châm này được Công ty bền bỉ thực hiện. Bất chấp quản ngại vất vả, từ năm 1992, công ty đã cho người mang sản phẩm đến tận những vùng sâu vùng xa, bản làng xa xôi để bán lẻ. "Phải năn nỉ người tiêu dùng mua sản phẩm của công ty  không phải là chuyện hiếm của nhân viên và tôi. Nhờ vậy mà dần dần tên của công ty được nhiều người biết đến"- bà xem đó như một thành công trong việc xây dựng tên tuổi của công ty ngay từ khi chưa biết thương hiệu là thế nào. Hiện sản phẩm của Dược Hậu Giang không chỉ có mặt trên khắp các tỉnh thành Việt Nam mà đã hiện diện trên các thị trường Moldova, Ukraina, Hàn Quốc, Lào.... Ước tính cả năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của công ty sẽ đạt 500.000 USD, doanh thu cả năm đạt 500 tỉ đồng.


    Mai Phương
  7. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0


    Một lão nông biến rác thành mỡ bôi trơn và dầu DO
     



    [​IMG]

    Ông Ba Cụi đang kiểm tra sản phẩm do mình nghiên cứu, sản xuất ra.





    Cách đây chưa lâu, báo chí có thông tin về một người ở Hải Phòng có khả năng "biến rác thành? dầu". Thật ra, khả năng này từng được lão nông Ba Cụi, mới học hết lớp 8, thực hiện thành công cách đây 15 năm. Công trình của ông Ba Cụi là chế biến nhớt thải, dầu cá, bao nilon, vỏ lốp xe? thành mỡ bôi trơn và dầu DO.


    Không khó lắm để tìm được nhà ông Ba Cụi xã cù lao Tân Lộc, Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vì từ đầu đến cuối cù lao, từ già đến trẻ ai cũng biết. Ông ngoài 50 tuổi, nước da ngăm đen, dáng đậm thấp và khuôn mặt hiền hậu mang nét đặc trưng của người Nam Bộ. Cơ ngơi và "dây chuyền" sản xuất mỡ bôi trơn (quen gọi là mỡ bò - PV) của ông khá thô sơ. Đó là những lò được đắp bằng đất sét dùng để nấu nhớt, mỡ cá. Nguyên liệu đốt chỉ duy nhất là trấu.   
    Ông kể: "Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mẹ không có đất để sản xuất. Gia đình có 5 anh em, ai cũng phải làm thuê để kiếm sống. Năm 20 tuổi, tôi lấy vợ. Ra ở riêng rồi, hai vợ chồng cũng phải bươn chải bằng nghề làm mướn, từ vác mía, đốt lò đường, vác lúa, nhồi, nung gạch?". Trong những lúc nghỉ giải lao, ông ngồi uống nước bên đường, nghe những ông bạn cùng xóm bàn tán với nhau nhiều câu chuyện về làm mỡ bò. Lúc đó, ở cù lao này cũng từng có một lò sản xuất mỡ bôi trơn và vợ ông cũng đã từng lấy mỡ bò của cơ sở này đi bán, chạy gạo cho cả gia đình.
    Vợ ông - bà Nguyễn Thị Bé Ba kể, có lần, một bạn hàng đặt mua 2 tấn mỡ bò, bà chạy đến liên hệ mua thì chủ cơ sở kiên quyết không bán vì cho rằng bà không có khả năng trả. Ông Ba Cụi kể tiếp: "Nghe vợ nói lại, tôi tự ái quá nên đi tìm người nhờ bảo lãnh để vợ tôi được mua, nhưng biết nhà tôi quá nghèo nên cũng chẳng ai dám giúp". Chẳng bao lâu sau, ông cũng gặp "người tốt" đứng ra bảo lãnh. "Bận đó, vợ chồng tôi lời được 1 triệu đồng. Và đó cũng là ngày tôi có ý định sẽ sản xuất mỡ bò dù biết rằng công việc chẳng phải đơn giản".
    Ông cho biết: Có khi đang nửa đêm, tôi nằm nghĩ ra ý tưởng mới là bật dậy làm ngay, nhưng làm hoài không được. Đến lúc kiệt quệ nhưng vợ vẫn tôi ủng hộ, bà mua thiếu mua chịu nhiều nơi, riết rồi họ cũng không chịu bán. Lúc đó, thằng con trai lớn của tôi đang vác mía thuê cho lò đường trong xóm, nó xin ứng tiền trước để tôi mua dầu DO thử nghiệm".
    Và sự miệt mài của ông đã được đền bù. Một chén mỡ bò thành phẩm đầu tiên ra đời, ông bật khóc. Đó là năm 1991. Cái tên "kỹ sư hóa dầu" của nông dân Ba Cụi được người dân Tân Lộc bắt đầu gọi và thành danh từ đây.
    Khoảng 4 năm sản xuất mỡ bò, ông tiếp tục nghiên cứu và sản xuất thành công loại mỡ bơi trơn mới, chất lượng cao hơn, có màu xanh. Thời điểm đó, chỉ có Thái Lan mới sản xuất được mỡ bôi trơn màu xanh, mỗi lon 1/2 kg bán giá 12.000 đồng. Trong khi đó, mỡ bôi trơn màu xanh do ông chế biến giá chỉ 11.000 đồng, chất lượng không kém hàng Thái. Chính vì vậy, thị trường nội địa chấp nhận ngay. Bấy giờ, miền Tây bắt đầu rộ lên phong trào nuôi cá basa, cá tra. Vậy là ông lại miệt mài nghiên cứu và một lần nữa thành công: mỡ cá thành mỡ bôi trơn màu xanh.
    Sau khi sản phẩm của ông được Trung tâm Đo lường chất lượng III cho biết đạt tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất mỡ bôi trơn của ông được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ông cho biết, hiện mỗi tháng cơ sở của ông sản xuất khoảng 15 tấn, với giá thành hiện tại là 6.000 đến 6.500 đồng/kg, thị trường mạnh nhất là các tỉnh ĐBSCL.
    Dẫn chúng tôi đi thăm cơ sở sản xuất, ông tiết lộ, hiện nay ông đang xây lò thử nghiệm nấu những loại rác thải như dép đứt, mủ nhựa, bao nilon?. để chế thành dầu DO, từ dầu này tiếp tục chuyển hóa thành mỡ bò. Cứ 6 lít nhớt thải ông "hóa" ra 5 lít dầu DO. Để có nhớt nhiên liệu, ông phải đặt mua ở các tỉnh miền Tây. Ông còn khoe là vừa chế tạo thành công sản phẩm mỡ bôi trơn cao cấp, chất lượng không kém mỡ do Pháp sản xuất. "Tôi sẽ bán với giá mềm, khoảng gần 1/2 "hàng ngoại" vì bán cho dân mình xài mà!" - ông cười khà khà rồi vẫy tay tiễn chúng tôi[​IMG]


      Nam Lâm
  8. wine_biber

    wine_biber Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ mình nhiều nhân tài wá!!!!!!!!!!!biết đâu sao này sẽ có tên em trong danh sách này nhỉ!!!!??...........cám ơn ạ!!!mọi người quá khen ạ!!!!!!!!!!(nói giỡn nghe chài!!!mọi người đừng tưởng thiệt nghe!!!"chết ngọ" à)
  9. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Cần Thơ: Không một viên chức giáo dục nào có học vị tiến sĩ ​

    Tại hội thảo "Chương trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" tổ chức ngày 31/3, Sở Nội vụ thành phố cho biết: viên chức ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) Cần Thơ hiện có 10.914 người (7.133 nữ), trong đó về trình độ lý luận chính trị (cao cấp: 6 người chiếm tỷ lệ 0,05%, cử nhân: 11 người - tỷ lệ 0,10%), về chuyên môn (thạc sĩ: 23 người - tỷ lệ 0,21%, đại học: 2.099 người - tỷ lệ 9,23%, trung học chuyên nghiệp: 4.531 người - tỷ lệ 41,12%...).
    Sở Nội vụ nhận xét: "Qua số liệu thống kê cho thấy, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ viên chức sự nghiệp của ngành GD-ĐT còn quá thấp (chiếm 1,27%) và viên chức có trình độ sau đại học cũng còn thấp so với đội ngũ cán bộ, viên chức của ngành (chiếm 0,21%). Điều này đặt ra cho ngành GD-ĐT cần đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị kiến thức về lý luận chính trị cho đội ngũ viên chức ngành nhằm đáp ứng mục tiêu nhiệm vụ là trung tâm GD-ĐT của vùng ĐBSCL".
    Quang Minh Nhật

  10. khongtenso0

    khongtenso0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    3.758
    Đã được thích:
    0

    Đức Hòa tiến thẳng tới bán kết giải cờ vua toàn quốc







    [​IMG]

    Nguyễn Đức Hoà. (TTO)
    Kỷ thủ 17 tuổi người Cần Thơ, Nguyễn Đức Hòa, tiếp tục gây bất ngờ ở giải vô địch cờ vua toàn quốc. Hôm qua, anh đã giành quyền vào bán kết và sẽ gặp lại Nguyễn Anh Dũng.
    Hòa đã hạ ĐKTQT Đào Thiên Hải ở ván 6, hòa ĐKTQT Từ Hoàng Thông ở ván 7 và thắng KTQT Lê Quang Liêm ở ván 8. Trong số 9 ván đấu, Hoà thắng 6 và chỉ để thua duy nhất Nguyễn Anh Dũng. Đây là một bất ngờ lớn của giải, bởi nếu so với các đồng đội cùng trang lứa như Trường Sơn (hạt giống số 2), Quang Liêm (hạt giống số 6), kỳ thủ Tây đô này còn kém rất xa khi lúc đầu chỉ được xếp thứ 18 trong số 42 người tham dự. Cùng một độ tuổi, cùng đến với cờ vua khi còn là học sinh cấp 1 và có năng khiếu như nhau, nhưng theo giới chuyên môn, Hòa thua sút bởi không được đầu tư chăm chút. Nếu như Trường Sơn, Quang Liêm được đơn vị chủ quản tạo điều kiện sang nước ngoài tập huấn, thi đấu và sức cờ tăng vượt bậc, thì Đức Hòa chỉ quanh đi quẩn lại ở các giải trong nước. Theo Hòa, nhiệm vụ chính của em hiện nay vẫn là chuyện học văn hóa (Hòa là học sinh khá của lớp 11/7 trường Châu Văn Liêm, TP Cần Thơ) và phụ ba mẹ bán bánh mì. Thời gian tập cờ của Hòa mỗi tuần chỉ ba buổi, còn lại chủ yếu là tự học cờ qua mạng.
    Sau một tuần tranh tài sôi nổi, giải vô địch cờ vua toàn quốc 2006 đã xác định được 4 cặp đấu ở bán kết. Ở bảng nam, đó là Thiên Hải (Đồng Tháp) - Hoàng Nam (Hải Dương), Anh Dũng (Quảng Ninh) và Đức Hoà (Cần Thơ). Ở bảng nữ, 4 kỳ thủ vào bán kết gồm Bảo Trâm (Huế) - Kim Loan (Hải Phòng), Thiên Kim (TP HCM) - Thanh Tú (Ninh Bình). Các trận bán kết diễn ra hôm nay.
     

Chia sẻ trang này