1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    kenetic,
    1. muốn người khác nhận thức được cái mình nói, thì phải xem cái bác nói, có lợi ích cho họ ko, có gì thiệt cho họ, cái lợi là trước mắt hay lâu dài, bác nói có dễ hiểu ko, và có áp dụng được ko, hay chỉ là lý thuyết......
    nói chung rất nhiều , bác ở đây mới nói về lý thuyết thôi , còn về những cái cần thiết thì ít quá
    chẳng hạn "bác nói lao động là động lực sáng tạo" bác gặp một người lười lao động , bác muốn họ nhận ra cái đáng quý của lao động và kiến họ lao động rồi lao động hăng say , bác nói như thế nào, nói ra sao, em tin rằng về cái này bác cũng ko biết nhiều phải ko?

    Trả lời: Tôi thấy câu này cậu nói có nhiều chỗ hổng và chung chung, hy vọng là tại viết vội. Tôi trình bày cái tôi biết, biết thế nào thì cố hết sức trình bày thế ấy, không giữ kiến thức cho riêng mình, còn có lợi hay không, lợi ít hay lợi nhiều thì phải để thời gian chứng minh.
    Hơn nữa, tôi chủ yếu nói về hậu quả đối với người không chịu lao động, không chịu yêu thương, không chịu có trách nhiệm. Người lao động sẽ tự biết cái đáng quí của nó nếu họ được lao động đúng khả năng và đúng ham thích, việc gì phải nói. Việc tạo điều kiện cho người lao động được làm việc phù hợp lại phụ thuộc phần nhiều vào người quản lí. Chính vì vậy tôi mới mong muốn có một bộ máy quản lí tốt, biết nhận thức về những cái cần cho con người và muốn những người trong tương lai có thể tham gia vào bộ máy quản lí ấy nhận thức đúng về vai trò của mình.
    Tôi không trình bày kiến thức cao siêu, tôi chỉ đưa ra những nhận thức đơn giản nhất về bản chất con người và cái nên làm. Cái này nhiều người đã biết nhưng không phải tất cả, những người chưa trải qua nếu đọc có thể tìm cho mình một cái gì đó, còn người trải qua rồi biết đâu tìm được một sự đồng cảm khi cảm thấy không ai nghĩ như mình.
    2.lao động -> sáng tạo , khi lao động thì cần suy nghĩ và có trải nghiệm thực tế nên ---> sáng tạo
    vậy suy nghĩ và thực tế là 2 điều cốt lõi ,
    thức tế thì em ko bàn
    suy nghĩ , suy nghĩ như thế nào thì ra sáng tạo?

    Trả lời: Tôi cảm thấy cái cậu suy ra không ổn lắm nhưng cứ trả lời theo cách không ổn này xem. Sáng tạo vật chất thì cần suy nghĩ và thực tế; sáng tạo tinh thần cần suy nghĩ nhưng chưa chắc đã cần (chứ không phải bất cần) thực tế, người ta có thể tưởng tượng ra mà. Còn hỏi suy nghĩ như thế nào thì ra sáng tạo thì hơi buồn cười, cứ lao động trí óc và thể chất thì sáng tạo sẽ đến, tất nhiên là nó thoắt ẩn thoắt hiện và phụ thuộc vào cả yếu tố bẩm sinh.
    3.đó chính là cái đáng quý của ngộ, nhưng ngộ có phải đến từ suy luận ko? và nó đến ntn?
    Trả lời: Ngộ đến từ nhiều thứ không chỉ riêng suy luận. Có muôn vàn kiểu ngộ, nó đến như thế nào thì bố ai mà biết được, nói chung là khi ngộ ra thì người ta thấy ?otỉnh cả người?. Ví dụ nhìn thấy cảnh một người lao vào đám cháy để cứu người, cái hoài nghi về lòng cao thượng của con người trước đây trong lòng ta có thể sẽ tiêu tan. Nhưng muốn ngộ thì trong tiềm thức cũng phải còn có một tí gì đó gọi là rung động để ngộ đến được. Còn loại người bảo thủ, chai sạn, hiếu sát, vô cảm thì phải cho ăn đòn, quản thúc, hoặc rơi vào đói khát, chà đạp, cô độc thì mới ngộ ra những kẻ như họ làm khổ người khác thể nào.
    4.đúng rồi 1% , buồn ghê , nhưng 99% còn lại thì nghĩ đó là 99% , họ mê hay ngộ , nếu tính theo số đông , họ là ngộ đó còn mình là mê.
    Trả lời: Kẻ mạnh vẫn là kẻ có quyền định đoạt. 1% kia không muốn a dua hoặc bị hủy diệt và muốn thành công tất phải cố mà mạnh lên. Thế nên tôi mới nói thời điểm này là cơ hội và cũng là thử thách lớn. Nên tìm cái đồng nhất để củng cố cho nhau và góp ý cái thiếu một cách thiện chí hơn là bới móc.
    Vẫn có cái may là trong 99% kia, có nhiều người không hiểu những lí thuyết nhưng bản chất hành động của họ ủng hộ cái lý thuyết đó, ấy chính là những con người chăm chỉ lao động, có tấm lòng, biết hy sinh, chia sẻ, yêu thương. Hy vọng và niềm tin là ở chỗ ấy.
    5. thế thì đợi
    Trả lời: Đợi thì đợi
    Nhân tiện cũng nói luôn, câu cậu nói chưa ai là thầy cậu tôi thấy cũng đúng. Người ta đã dạy cậu kiến thức nhưng chưa ai thành công trong việc dạy cậu cách sống, cách cư xử cả. Nói vậy không phải bảo cậu thế này thế nọ nhưng là một người có tri thức, cách hành xử như vậy chưa đạt tiêu chuẩn cần thiết. Thế nào là tiêu chuẩn thì tôi cũng không muốn định ra, tôi chỉ cảm thấy như vậy. Đôi khi phải đứng trên một số kẻ không biết điều để uy hiếp, nhưng uy hiếp những người biết sống thì chỉ làm trò cười thôi.
    Nói chung là không thành vấn đề. Cuộc sống chúng ta thấy hàng ngày hơi buồn ở chỗ đó, còn hơi ít giá trị thiêng liêng, đẹp đẽ để khâm phục. Nhưng đi tìm rồi sẽ thấy, chẳng qua con mắt của chúng ta vẫn còn quá nhỏ hẹp. Còn lười đi tìm và cứ ngồi đổ tội cho sự thiếu thốn thì lỗi là tại ở chúng ta.
    Dù sao tớ vẫn thấy cậu là người dễ chịu hơn nhiều người khác

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  2. nguyenducquyzen

    nguyenducquyzen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Người mà chú ý vào cái chữ ký của ken vì cái tôi của họ quá to, không thể chấp nhận cái tôi khác to hơn!
  3. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Người trong cuộc hiểu nhau hơn phải không kenetic?

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  4. nhactruong

    nhactruong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Bác ken cần phải học away nhiều ...

  5. TVP

    TVP Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2003
    Bài viết:
    1.167
    Đã được thích:
    180
    Xin được hỏi away câu hỏi lớn .Mong được bạn trả lời với toàn bộ trí lực và sự hiểu biết mà bạn có .
    Mong bạn trả lời thật lòng đừng vì cái gì mà sợ nha
    ___________________________________
    Chúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
    Câu hỏi ấy đang là câu hỏi thôi thúc hôm nay. Cứ lấy bạn bè và cuộc sống xung quanh cùng bao câu chuyện kể truyền miệng làm ví dụ. Và thử đặt ra vài câu hỏi thô sơ mà hỏi nhiều người. Trang trải nỗi niềm của riêng mình và không chỉ của riêng mình, mà của cả một lớp trẻ còn có một chặng đường dài ở phía trước để đi lên, nên rất mong nhận lại một sự bày tỏ đầy thiện ý, dù là nghiêm khắc hay khắt khe.
    Nhược điểm thứ nhất: sự thiếu hụt đạo đức. Người Việt Nam thừa trí tuệ. Người Việt Nam cũng rất khéo tay. Nhưng nhiều người Việt Nam ngày nay không coi đạo đức là điều kiện tiên quyết của cuộc sống.
    Chúng ta có nhiều ví dụ nhỏ về việc này... Nên tôi chỉ lo rằng nếu thiếu đạo đức, người nào cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi vật chất trước mắt của mình, không nghĩ tới người khác, không nghĩ tới gia đình, không nghĩ tới xã hội, không hiểu nổi rằng ở đời có những giá trị cao hơn tiền bạc và quyền lợi của mình nằm trong quyền lợi xã hội. Tham nhũng bắt nguồn từ đó, và kẻ tham nhũng không hiểu nổi rằng: "mình không thể hạnh phúc khi, trừ mình, mọi người đều khổ sở" (Jean Paul Satre).
    Nhược điểm thứ hai: trong kinh doanh người Việt Nam hay bắt chước nhưng thiếu sáng tạo. Thấy người khác bán phở thành công ta cũng mở hàng phở ngay bên cạnh, từ đó hình thành một phố "phở" cạnh tranh lẫn nhau rồi làm suy yếu lẫn nhau.
    Ở nhiều khu vực kinh doanh ăn uống của người Hoa, bên cạnh xe hủ tiếu là xe mì, rồi bột chiên, cháo gà, rồi sâm bổ lượng. Người Nhật đã từng bắt chước công nghệ nước ngoài, nhưng không sao chép máy móc. Nắm được bí quyết, họ liền sáng tạo, thêm tính năng, tác dụng, tiện nghi; cải tiến không ngừng để biến cái cũ thành cái mới, biến công nghệ nước ngoài thành công nghệ Nhật.
    Nhược điểm thứ ba: người Việt Nam thiếu sự trì chí trong sự nghiệp làm giàu. Ta từng nghe những nhà tư sản người Hoa khi mới sang Việt Nam chỉ có chiếc quần "xà lỏn" và gánh ve chai. Vậy mà ba chục năm sau, nhờ trì chí và cần kiệm, họ lập nên cơ nghiệp lớn.
    Ta khó tìm thấy tấm gương tương tự ở Việt Nam. Trái lại, có những điền chủ giàu "nứt đố đổ vách" nhưng chỉ biết tiêu xài phung phí từ đời cha đến đời con, dẫn đến tiêu tan sản nghiệp. Hoặc có những kẻ muốn làm giàu thật nhanh bằng phương cánh bất chính, để rồi "bạo quát, bạo tàn". Họ không biết rằng gây dựng một sản nghiệp cũng giống như trồng một vườn cây lâu năm, không thể "ăn xổi ở thì".
    Giáo sư Nguyễn Chung Tú
    _______________________
    Bạn đánh giá thể nào về bài viết trên ?
    Tôi tin vào kiến thức của bạn cung cấp cho bạn cái năng lực và phẩm chất để bình bài viết trên ?
    Bạn có thể trả lời câu hỏi của Giáo Sư không "cái gì níu trì níu dân tộc VN" ?(quan trọng nhất)
    Bạn có cảm thấy run sợ trước một nhân vật như lớn như Giáo Sư khi đưa ra những quan điểm của mình không ?
    Chú ý :Đây không phải là ngoài đời,chỉ là trên mạng,hãy nói thẳng nói thật ,mình muốn xem bạn thể hiện ra sao qua những câu hỏi quá khó trên ?
    Cám ơn bạn
    TVP?


    TVP?
  6. azazuj

    azazuj Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    23
    Nghe TVP nói . tôi muốn trả lời hộ away, nhưng sợ là kẻ không gọi mà thưa,,, vậy cho tôi trả lời hộ away được không ???
    AZAZUJ@YAHOO.COM
  7. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bác gì đấy bảo bác kenetic học away ở chỗ nào, chứ theo em thì đừng nên học theo kiểu "nếu tôi là người có nhiều quyền lực như tống thống Mỹ và thủ tướng Anh thì tôi sẽ làm được nhiều việc cho nhân loại, đơn giản là...". Có lần đọc xong chỗ này tôi đã viết một bài dài thòong để trả lời bác ấy mà bị mất. Thấy về sau bác ấy có nói năng đằm thắm hơn, đọc được nhiều bài người ta viết hơn.
    Những ai bảo là :" Tôi sẽ ủng hộ bất cứ thứ gì away viết" thì kẻ đó thực ra chả quan tâm gì đến away và những điều away viết, ngoài ra hoàn toàn không giúp đỡ được ông bạn ấy thậm chí gây bất lợi. Một người viết không cần những điều như vậy.
    Tôi thấy away rất muốn đề cao chữ nhân, một số bác khác thì bảo là chữ tâm, nhưng chữ nhân theo tôi còn cao hơn chữ tâm. Bác nào hiểu hay không lý do thì xin mời góp ý.
    Nhưng đôi khi, bác away lại rơi vào duy ý chí.

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!

  8. H2SO4

    H2SO4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    0
    A ,ba anh em nhà away ,ken và tvp đây rồi .Dạo này 3 chú đi đâu thế ,bị anh quát cho chạy hết rồi à .Ra đây đê ,anh đang ngứa tay chân lắm .Các chú ken và tvp thì anh teach bên kia rồi ,còn chú away nữa .Anh đọc mấy trang đầu đã thấy chú vừa vĩ cuồng lại vừa âm ấm đầu ,kiểu này ko dạy ko được
    Hiện anh đau bụng quá ,cần phải ra wc ,chả có thời gian mấy ,gấpu nhá
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    TVP,
    Tôi đồng ý với những nhược điểm của giáo sư NCT đưa ra mặc dù cảm thấy nếu phân tích sâu hơn thì đó chưa phải là những nhược điểm cơ bản, mấu chốt liên quan đến bản chất người Việt. Tôi nghĩ, ba nhược điểm ấy không hẳn là những nhược điểm chủ quan mà có cả nguyên nhân của sự quản lí, của thời cuộc xô đẩy.
    Nhược điểm thứ nhất: ?oThiếu hụt đạo đức?. Có nhiều nguyên nhân nhưng phải nói có phần của nền giáo dục đã xô đẩy con người đến chỗ đó. Bây giờ, không phải người thầy nào cũng ra chữ thấy, bậc cha mẹ nào cũng ra chữ cha mẹ, và người học trò, người con sẽ suy diễn kiểu, ?othầy cô, cha mẹ mà còn thế thì?? Hơn nữa, nhiều người coi việc giáo dục đạo đức chỉ là cung cấp các nguyên tắc phải làm thế này, phải làm thế nọ thì mới là người, rồi bỏ bê cho trẻ em phải tự tìm đường NGỘ cho mình.
    Nhược điểm thứ nhất này cũng có một phần của nguyên nhân dẫn đến nhược điểm thứ hai (?okinh doanh bắt chước, thiếu sáng tạo?). Nguyên nhân đó là người ta phải bung ra làm kinh doanh ?onhà nhà làm kinh doanh, người người làm kinh doanh? đơn giản là để sinh tồn và duy trì vị trí. Bây giờ đi qua bất cứ con phố nào cũng cảm thấy đơn điệu bởi mặt đường toàn hàng quán, dịch vụ sat sát.
    Việc người lớn bận rộn sẽ khiến trẻ con bị sao nhãng, phải tự đối phó với những cám dỗ tràn lan được du nhập không thể kiểm soát từ nước ngoài, thả con gà trống vào bầy gà mái thì việc băng hoại đạo đức là điều khó tránh khỏi. Chính việc ai ai cũng kinh doanh sẽ dồn hết tâm lực của mình cho mục đích kiếm tiền, sự sáng tạo chỉ đơn thuần nhằm vào việc tăng tài sản và sẽ chiếm mất thời gian cho sự sáng tạo những cái khác. Ví dụ cụ thể là những nghệ thuật chân chính dẫn con người đến cái đạo như âm nhạc, văn thơ, họa? sẽ bị lãng quên, bỏ bê. Rồi thì chính những cái mặt nạ mạo danh nghệ thuật ra đời để kiếm chác và càng làm ảo các giá trị thực.
    Nhược điểm thứ 3: Người Việt thiếu sự trì trí trong sự nghiệp làm giàu. Tôi nghĩ, nó còn một nguyên nhân sâu xa là cơ hội làm giàu lương thiện so với ở các nước khác không bằng, hơn nữa, rủi ro cũng lớn hơn. Bây giờ không còn kiểu cha dạy con: ?oTùy con, hãy làm điều con muốn, nhưng phải lương thiện? mà là kiểu: ?oMày hãy chạy theo chương trình đã được lập này và mày sẽ sung túc?. Cái hố khoảng cách giữa giàu và nghèo là rất lớn và sự cạnh tranh ngấm ngầm, độc quyền cũng không phải ít. Làm giàu ở Việt Nam khó hơn nhiều lần so với ở nước khác, vấn đề này bao gồm cả những thứ thủ tục rườm rà và sự đòi hỏi của các mối quan hệ. Tất nhiên, nếu chịu đi xa, tìm một mảnh đất và làm một loại nông nghiệp phù hợp thì vẫn có nhiều cơ hội nhưng đặc tính của người Việt là gắn bó với môi trường mình ở và lười đi xa. Hơn nữa, hiện nay người ta còn có nhiều cái để bán, để làm giàu hơn là bỏ ra sức lao động. Tâm lí chung là luôn chọn cái dễ mà làm. Đạo đức suy giảm thì tâm lí ấy càng phát triển, câu ?oai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ giành phần ai? lại có thể bị coi là ?osến?.
    Về câu hỏi ?oCái gì trì níu dân tộc Việt Nam??
    Theo tôi, đó là tính hưởng thụ do mất niềm tin.
    Sau chiến tranh, con người tự nhiên cảm thấy trút đi được một gánh nặng rất lớn, lúc đó, ai ai cũng biết ơn nhau và cùng muốn xây dựng đất nước với những lí tưởng cao đẹp. Quân dân một lòng tôn trọng lẫn nhau. Nhưng rồi, khó khăn, tàn tích để lại quá lớn, cuộc sống vẫn kham khổ khiến con người bắt đầu mệt mỏi với sự vất vả và những nguyên tắc cứng nhắc. Sự mệt mỏi này dẫn đến tha hóa. Mầm mống lớn nhất là ở thời đó, cán bộ bị coi là chuyện ?oăn cơm nhà vác tù và hàng tổng?. Bị thiếu thốn nhưng lại có quyền lực trong tay, trước bao cám dỗ, và thế là? Từ đó nó lan ra, rồi dần dần hình thành khoảng cách giữa dân và cán bộ, không còn cùng lội ruộng, ăn cùng mâm như xưa. Bây giờ cứ xem cảm giác, thái độ nói chung giữa công an giao thông và nhân dân về nhau là sẽ rõ.
    Đó chỉ là suy luận từ những gì tôi biết có thể suy luận ra nhiều sự biến đổi khác. Chỉ tóm lại là một khoảng cách vô hình đã xuất hiện và gia tăng trong quan hệ gia đình, bạn bè trong xã hội, giữa các quốc gia. Không còn vô tư, đoàn kết như trước.
    Và trong thời đại này, có vô số cái cám dỗ, mà không có niềm tin, không có lí tưởng, không có cơ hội lao động chân chính, người ta tất sẽ đến với cảm dỗ và khó rứt ra. Cứ thế trong vòng cám dỗ, người ta sẽ không còn tìm thấy giá trị nào cao hơn sự hưởng thụ. Có làm, có suy nghĩ, nhưng tất cả chỉ để dành cho mục đích sau cùng, đi hưởng thụ. Còn mặc kệ tất cả. Sự hưởng thụ lại dẫn người ta đến nguy cơ đánh mất khả năng kiềm chế, làm chủ mình. Và tội ác, tệ nạn, sai trái sẽ tăng cao. Hơn nữa, họ còn trở nên bảo thủ với lối sống của mình và phản đối những giá trị chống lại sự hưởng thụ.
    Giải pháp để chống lại nguy cơ này chính là bộ máy quản lí thanh lọc mình, nhận những khuyết điểm và nhanh chóng sửa chữa để đem lại niềm tin cho người dân. Thắt chặt luật hợp lí, tăng cường bộ máy thanh tra, kiểm tra, tạo cơ hội cho người dân có nghề nghiệp và có việc để làm chứ không phải đến văn phòng tán gẫu. Và ở mỗi khu vực, cần có đủ đất cho người dân tập thể dục thể thao để có cơ hội giải trí lành mạnh và phá sức ì.
    Cái đó chúng ta vẫn phải lên tiếng góp ý hoặc không đủ chức năng thì phải chờ. Còn bản thân mỗi người nếu không muốn sa vào vòng xoáy hưởng thụ thì tất biết sẽ phải làm gì. Và việc quan trọng hơn hết để chống lại các giá trị ảo là coi trọng chân giá trị.
    Câu trả lời này tôi trả lời hơi vội nên chưa hẳn đã chính xác. Tôi chỉ nghĩ là khi con người được lao động cái phù hợp với họ thì sẽ giải quyết được rất rất nhiều sự trì trệ.
    --------------------------------------------------
    azajuj, hôm nay tôi rảnh nên xin trả lời TVP trước, nếu bạn có ý kiến, xin cứ bổ sung.
    ---------------------------------------------------
    Moony,
    Bạn viết:
    ?oBác gì đấy bảo bác kenetic học away ở chỗ nào, chứ theo em thì đừng nên học theo kiểu "nếu tôi là người có nhiều quyền lực như tống thống Mỹ và thủ tướng Anh thì tôi sẽ làm được nhiều việc cho nhân loại, đơn giản là".
    Trả lời: kenetic là người có đủ trí tuệ để biết mình phải học ai và học cái gì.
    Còn cái kiểu "nếu tôi là người có nhiều quyền lực như tống thống Mỹ và thủ tướng Anh thì tôi sẽ làm được nhiều việc cho nhân loại, đơn giản là?" không phải là kiểu của tôi. Đôi khi cần nói thế để người ta hiểu rằng, làm lãnh đạo có đủ khả năng để làm những việc có ích cho nhân loại, ?oquyền lực càng cao thì trách nhiệm càng lớn?, không làm được thì người dân cần biết họ là người thế nào và năng lực thế nào. Tôi không bao giờ muốn làm lãnh đạo nhưng đã làm mà hại người hoặc vô dụng thì thà từ chức hoặc tự tử đi cho rồi.
    Lại thêm một người nữa chưa hiểu away

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  10. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    chào away , bạn lại ko hiểu cái tôi nói rồi
    1.khi nói một vấn đề , ko chỉ đưa về đơn giản thôi , mà phải đạt đến mức sách hoá , để mọi người đọc mà ko cần sự chỉ dẫn của bạn cũng hiểu , chắc bạn ko đạt đưọc mức đó , vì vậy nên học thêm nhiều
    tôi cũng chưa đạt được , tôi chỉ có thể nói ba hoa thôi
    2.bác ko trả lời được vì bác ko hiểu được bản chất sáng tạo mà thôi
    mọi người trên này cũng vậy (tương đối)
    mọi thứ đều bắt nguồn từ ý nghĩ con người , nhưng con người hiểu bao nhiêu về hoạt động bộ não cũng như suy nghĩ của mình
    nếu hiểu thì đã có trí tuệ nhân tạo rồi
    đó là cái ken muốn nói thứ 2
    nghĩa là , còn nhiều cái phải học
    3.nghĩa là cuối cùng trong não phải có cái gì rồi thì mới ngộ được , mà để có được là phải suy luân , hoặc vận dụng bộ não , dù ở cấp độ nào , vậy thực tế quá trình ngộ , hay nhận thức được cái mới trong bộ não nảy sinh ra sao ? bác cũng ko thể trả lời được , vậy nhưng cái bác biết về nhận thức mới chỉ là bề ngoài , như những cái ngàn đời nay đều biết , bác thủ tìm hiểu và học hỏi những cái sâu hơn xem , vào bản chất trong cùng
    đây là cái thiếu thứ 3
    4.bác hy vọng , bác niềm tin , nghĩa là bác ko đủ năng lực làm nó , ko đủ thì phải học , học để ko phải hy vọng nữa , học nhiều đi bạn , học để khi nào , 99% kia phải tuân theo bạn , vì bạn có cái tài và lý
    cái thiếu thứ 4
    5.bác nói cái 5 và đoạn cuối ken càng thấy buồn , buồn vì bác bảo đợi , buồn vì năng lực đánh giá của bác còn kém
    đợi , là vì bạn chưa đủ năng lực để làm
    thiếu sót thứ 5
    bác đánh giá sai về ken , và bác ngộ nhận những chân lý vĩnh hằng , nhân và tâm là cái hư vô thôi bác ạ
    em nói nhiều cũng để bảo một cái
    bác thiếu nhiều lắm , bác cũng biết mình thiếu cũng biết mình phải học thêm nhiều , biết là trời cao nhưng bác ko biết
    mình thiếu gì , mình phải học thêm gì , trời ở đâu , như những người khác
    bác cố sống theo cách của mình đi
    ko phải lo cho ken , vì ken hôm nay ko phải ken ngay mai

Chia sẻ trang này