1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Koibetoi81,
    Sao đồng chí lại nỡ làm người chết sống lại thế .
    Đồng chí nói đúng, nếu trang giấy nó chỉ đơn thuần là ?onhận thức? thì nó là thế. Ban đầu, tôi đọc, thấy giật mình nhưng đọc lại bài mình viết thì tôi thở phào.
    ?oTrang giấy? tôi đề cập là ?otâm hồn? con người, tôi có viết rõ ra như vậy. Tâm hồn không đồng nghĩa với nhận thức. Nó có cả xúc cảm và nhiều cái khác nữa. Tâm hồn nó còn phải xử lí nhận thức sau khi được tiếp nhận. Nó chứa nhận thức và cả khả năng nhận thức. Tâm hồn nó bao gồm yếu tố bẩm sinh và cả thành hình trong quá trình tham gia xã hội, nhào trộn hai thứ đó theo một tỷ lệ... tùy.
    Còn định nghĩa về nhận thức ?ochuẩn mực? theo sách giáo khoa thì kenetic có nói ở bài phía trên. Nói dài hơn thì ?oNhận thức là phản ánh của thế giới quan vào bộ óc con người, được bộ óc của chúng ta chụp lại, chép lại...?
    Muốn biết về nhận thức chúng ta có thể đi tìm cuốn sách giáo dục công dân lớp 10 đọc, sẽ có nói cả về chân lí, trực quan sinh động, tư duy trừu tượng, sự hình thành nhân cách... Cái này có thể yên tâm vì những cái định nghĩa cơ bản thì CNXH hay CNTB đều dạy như vậy thôi.
    Nhưng ở đây, cái tên topic ?onó như vầy mà chẳng phải như vầy?
    Sau khi vừa nói lời tạm biệt ở đây, tôi có chút bứt rứt là có mấy câu này lâu nay thi thoảng vẫn nhớ ra nhưng quên viết, nhân tiện lấy cớ gặp lại Koibeto81, người có duyên nợ, viết ra luôn, rồi đi (cái chuyện nấn ná, tham lam này xảy ra hơi nhiều):
    Đôi khi, con người ta có đủ khả năng để nhận thức rõ về một sự việc, nhưng vì không xác định được nên dành bao nhiêu thời gian hay tâm lực để nhận thức nó nên dẫn đến nhận thức không đủ hoặc sai. Chủ quan, đó là căn bệnh nặng, đặc biệt trong thảo luận, đưa nó đến một mớ rối rắm vì vội vã. Tôi nhớ có câu chuyện một nhà hóa học lớn, một lần giám định một chất, do chủ quan, nói ngay nó là muối iôt, cho dán nhãn muối iôt, rồi bỏ qua. Về sau, cái chất ấy nó là một hợp chất mới, được người khác tìm thấy. Nhà hóa học đó đã lấy cái nhãn ghi sai tên ấy dán vào đầu giường để tự nhắc nhở.
    Cái việc chủ quan dẫn đến sơ xuất tôi cũng vấp phải trong trường hợp của Koibeto81 và một số trường hợp khác, khi ban đầu chịu khó đọc nhưng về sau, không có thời gian, hoặc một số lí do khác nên đánh đồng tất cả mọi suy nghĩ, mọi ?ophản biện? của đồng chí là ?ohời hợt do không đọc kỹ? nên không thèm đọc. Tôi đã xin lỗi Koibeto81 là vì thái độ chủ quan của mình. Chứ đọc lại thì thấy phần lớn những câu phản biện lúc đó của đồng chí không đúng đâu nhé! Và cái câu ?ođọc kỹ? không dùng thừa đâu nhé!
    Đó là một bài học giúp tôi rút kinh nghiệm suy nghĩ kỹ hơn nữa, hành xử cẩn trọng hơn nữa, chịu khó nhìn xem nhận thức nào là do khả năng chỉ đến thế, nhận thức nào là do vội vã viết... Để góp ý chân thành hoặc kệ người viết theo thời gian sẽ tự nhận ra. Những cái đó, sự chân thành và nhẹ nhàng sẽ giúp nhau sửa đổi rất nhiều, hơn là bảo người ta ngu cái người ta không ngu hay vì những sai sót nhỏ nhặt. Tôi nghĩ, điều mà tôi luôn làm là mong muốn đóng góp. Vì thế, tôi không coi người thảo luận là đối thủ của mình. Có nói muốn ?ohạ gục đối thủ? thì cũng chỉ là hạ gục cái sai, cái cố chấp sai lầm mà thôi.
    Trong thảo luận, có những cái ?ođố kị ngấm ngầm?, cái ?oham muốn triệt hạ?... thể hiện lên câu chữ mà bản thân người đố kị không nhận thức được. Gặp những cái đó rất khó góp ý. Đây là nhân tiện trả lời Koibeto81 mà viết, không hề ám chỉ cậu ấy lúc này, bài viết cậu ấy phía trên tôi hoàn toàn coi là một góp ý chân thành. Và thấy cái góp ý ấy nó không hợp lí thì tôi cũng chỉ xin chân thành góp ý lại. Chứ nhiều người đọc lướt qua cứ cho những chuyện tương tự như thế này là ?ochiến nhau? thì nó thể hiện ngay tính chủ quan của họ.
    Những cái đó, cách tốt nhất là chúng ta cùng dành thời gian nhìn nhận lại hành động của mình và tự rút kinh nghiệm.
    Chuyện này hình như tôi đã đề cập ở bài đầu tiên thì phải? Tôi sẽ thêm một lần nữa im lặng và dành thời gian để đọc lại những điều mình cũng như người khác viết. Lần này tôi mệt, hơi ham, lại đến giờ đi đá bóng nên viết cố, post cố. Có gì thiếu sót, tôi sẽ đọc lại để nhận thức kỹ hơn
    Đoàng! Đoàng! Đoàng!
    Mãi mà không chết à? Sao nó sống dai thế không biết!!!

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  2. Koibeto81

    Koibeto81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2002
    Bài viết:
    1.250
    Đã được thích:
    0
    Hihi...
    "Trang giấy" không phải là "tâm hồn" và "tâm hồn" cũng không phải là "trang giấy". Nhưng nếu bác Away thích dùng từ "trang giấy" với nghĩa của "tâm hồn" thì...tớ cũng chịu vì đó là ý thích cá nhân của bác. Hơn nữa, vấn đề cũng chẳng phải là sự khác nhau về bản chất giữa "trang giấy" và "tâm hồn", cũng không còn là chuyện "nhận thức là gì?" nữa mà giờ thì lại đã thành "tâm hồn là gì?" Toàn những vấn đề khoai cả !?
    Nếu "Tâm hồn không đồng nghĩa với nhận thực tế" thì nó là cái gì? Ở đây có ai nghĩ nó đồng nghĩa với nhận thức đâu nhỉ! Ngoại trừ...
    Nếu "Nó có cả xúc cảm và nhiều cái khác nữa" (nó ở đây là tâm hồn) thì "nhiều cái khác nữa" là cái gì? Trong đó có nhận thức không?
    Nếu "Tâm hồn nó còn phải xử lí nhận thức sau khi được tiếp nhận" thì nó xử lý như thế nào?
    .v.v...
    Nói thiệt, nếu là tớ, tớ sẽ không thể có đủ can đảm để nói một cách vô tư như bạn Away về những thứ mà tớ không hiểu, dù chỉ một tẹo. Ở đây thì đó là "tâm hồn" vậy. Nhưng cũng chẳng sao vì thích nói gì thì nói là chuyện thường tình ở những chốn như thế này. Và nghe và tin hay không cũng vậy.
    Về cái mà Away gọi nó là "định nghĩa chuẩn mực" về nhận thức vì nó được ghi trong sách giáo khoa, thì với tớ nó không phải là "chuẩn mực" vì hai lý do : tất cả những gì ghi trong sách giáo khao thực ra chỉ là "cặn bã" của người xưa mà thôi và tớ thấy là còn có nhiều "chuẩn mực" khác nữa.
    Thế nào là đọc kỹ và tại sao phải đọc kỹ?
    Khi một cuốn sách, một tập thơ...ra đời, người mong tập sách, tập thơ...đó được đọc kĩ nhất không ai khác mà chính là tác giả của tập sách, tập thơ đó. Đó là mong muốn với những lý do hoàn toàn chủ quan của người viết. Việc người đọc có "đọc kỹ" tập sách hay tập thơ đó hay không không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan nói trên của người viết. Việc đó chỉ phụ thuộc vào Giá Trị của tập sách hay tập thơ đó mà thôi. Tức là, nếu tập sách hay tập thơ đó có Giá Trị Thực Sự thì không cần phải nói gì cả, độc giả tự nhiên sẽ "đọc kỹ". Nhưng nếu nó chẳng có một tí giá trị nào thì, hìhì, phải nói là rất đáng buồn cho người viết, chỗ mà "đứa con tinh thần của anh ta" phải tới là...toilet.
    Tuy nhiên, trong câu chuyện trên, điều quan trọng thứ nhì là người đọc có đủ khả năng nhìn thấy Giá Trị của tập sách hay tập thơ đó hay không và điều quan trọng nhất là tập sách đó có có Giá Trị hay không.
    Đến đây tự nhiên muốn nói đôi điều về việc Học. Có người nói rằng "chúng ta học được nhiều nhất từ chính Kẻ Thù của chúng ta". Hãy cố gắng hiểu nghĩa của hai chữ Kẻ Thủ cho tới giới hạn sức tưởng tượng của bạn. Suy ngược lại, nếu chúng ta có ít kẻ thù hay không có kẻ thù thì chúng ta dẫu muốn cũng sẽ chẳng thể học được bao nhiêu. Còn nếu chúng ta lại có ý định hạ gục "kẻ thù" của mình thì...không phải là chúng ta lại đang hại chính mình hay sao ! Không rõ có phải vì "nhận thức" được điều này mà Jesus Christian dạy đệ tử của mình hãy biết "yêu thương kẻ thù". Và Marx thì bảo "mâu thuẫn là động lực của phát triển"...
    Em yêu C(g)ái đẹp !!!

  3. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    away viết thư cho ken dài quá , nhưng ken .... ko biết viết lại thế nào đây
    ken sẽ cố hết mình làm việc mình cảm thấy cần làm
    và bạn cũng chắc vậy
    làm ly cái
    cuộc đời tươi đẹp ko away?
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
  4. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào ken,
    Mời ken qua đây:
    http://ttvnol.com/forum/t_212586/?0.466702
    Chúng ta sẽ thảo luận.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  5. Stars_South

    Stars_South Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Away à
    Cho hỏi một chút,mong bạn trả lời đầy đủ :
    Bạn có thể nói lên tất cả những vấn đề chính liên quan đến mại dâm ở VN không (cơ sở tồn tại,do đâu,có hay không,lên hay không lên ?)
    Cám ơn bạn nhiều
    Tôi chẳng còn sao để tặng bạn nữa đâu

    Beethoven
  6. oho

    oho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng, các bác đưa ra những điều cao siêu quá rồi đấy. Tôi thì tôi nghĩ đơn giản rằng nhận thức của con người bắt nguồn từ môi trường. Cái này không cần nói nhiều các bác cũng biết rồi. Còn nữa,con người nhận thức được bao nhiêu thì còn tuỳ thuộc vào vấn đề gen thông minh của họ đấy. Hoặc giả như nếu mà con người không bị ảnh hưởng của môi trường thì cái họ ấn tượng nhất trong quá trình họ sống sẽ là cái quyết định với nhận thức của họ
    To away: Điều mà bác nói đó, tôi có cảm giác đó không phải là nhận thức khả năng tự nhận thức mà là Chuẩn mực của con người là cái gì? Mà bác à, chuẩn mực của con người thì vô biên, sai hay trái, như bác nói, là do khả năng nhận thức của mình.
    Trong một bài viết của bác cách đây không lâu, tôi còn nhớ là có câu là bác không muốn chúng tôi nhận xét theo khả năng chủ quan của chúng tôi, còn bây giờ thi` bác lại cho rằng đó là do khả năng nhận thức cá nhân. Bác hãy cẩn thận khi nói, nó đang mâu thuẫn đấy.
    Còn nữa, nếu muốn xét ra cái nhận thức của toàn xã hội ( 1 chuẩn mực cho mọi người là sự nhận thức của toàn xã hội và được mọi người trong xã hội đó chấp nhận) thì trước hết, bác phải xét xem cái nhận thức đó được nói ra trong thời điểm nào, chứ bác đừng tự khẳng định điều đó là sai. Bởi vì nó có thể sai trong thời điểm này nhưng đúng với thời điểm khác thì sao.Ví như cái câu " Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó " thật sự là không phù hợp với thời đại bây giờ, nhưng cách đây 100 năm về trước, nếu một đứa con tự quyết định hôn nhân của mình lại là một điều được cho là " luân loàn" được cho là " bất hiếu".
    Tôi mong bác hiểu cho là nếu bác thật sự muốn đưa ra những chuẩn mực chính xác cho mình, bác nên suy nghĩ thật kỹ những gì bác nói. Thân ái!!!!!
    Không ai có thể tắm một lần trên cùng một dòng sông.
    http:/ttvnol.com/forum/f_274
    Nghệ Tĩnh thân yêu của tôi ơi! Mãi bên người
    Được oho sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 01/06/2003
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Trích của Stars-South:
    ?oAway à,
    Cho hỏi một chút,mong bạn trả lời đầy đủ :
    Bạn có thể nói lên tất cả những vấn đề chính liên quan đến mại dâm ở VN không (cơ sở tồn tại,do đâu,có hay không, lên hay không lên?)?

    Trả lời:
    Bạn viết ?olên hay không lên? tôi sẽ hiểu theo cả hai nghĩa: ?onên hay không nên? và ?ođang đi lên hay không đi lên? để khỏi bắt bí bạn viết sai chính tả nhé. Tôi sẽ trình bày một số cái tôi hiểu và để bạn tự rút ra kết luận.
    Mại dâm thì nước nào cũng có. Cơ sở tồn tại thì do ?ocó cầu thì sẽ có cung? hoặc cung hấp dẫn quá thì cầu sẽ xuất hiện. Nghĩa là nhu cầu ******** (TD) không cảm thấy đủ thì người ta sẽ đi tìm cho đủ (hình như bất cứ cái gì cũng thế, cứ cảm thấy không đủ là tìm cho đủ). ?oNắm bắt? được nhu cầu này, mại dâm ra đời. Và nó càng lan rộng thì giá càng rẻ và việc đi tìm càng dễ. Người ta có thể kiềm chế nhưng nó cứ sờ sờ ra trước mặt thì hơi khó dằn lòng. Cái tầm thường của nhiều con người là ở chỗ ấy, khả năng kiềm chế kém. Mà nói chung, trước cái này, thì kiềm chế là một đòi hỏi hơi quá sức đối với những kẻ tầm thường, thậm chí, là cả những kẻ không tầm thường. Chúng ta đề cao tự do, mại dâm mà vô hại hoặc hại chấp nhận được như vào quán uống trà hoặc chơi điện tử thì OK. Vấn đề là nó có hại. Nó phá vỡ nền tảng gia đình, làm thanh niên lớn sớm hơn bình thường, nguy cơ gieo rắc nhiều bệnh tật, trẻ mồ côi, con hoang, tàn phá tính nghiêm minh, liêm chính của cán bộ cũng như làm suy giảm ý thức đóng góp cho gia đình, xã hội của những người sớm tham gia vào hình thức này... Và mại dâm phát triển sẽ tạo nên những đường dây lớn với nhều bộ sậu bạo lực, ma túy... liên đới, nguy cơ khôn lường. Nói chung, TD là một thứ cần thiết nhưng phải là TD lành mạnh, mại dâm vì những nguy cơ nó gây ra, có thể coi là một thứ TD không lành mạnh và nguy hiểm.
    Con đường đưa người ta đến chỗ hành nghề mại dâm thì đủ kiểu. Hoàn cảnh xô đẩy, bị ép buộc, hành nghề mại dâm dễ kiếm tiền hoặc để thỏa mãn nhu cầu của chính mình. Khó có thể tìm được một con số thống kê trung thực và chính xác về mại dâm ở nước ta, tỷ lệ do hoàn cảnh xô đẩy, do bị ép buộc, do lười lao động, do muốn thỏa mãn... là bao nhiêu. Tỷ lệ mại dâm tỷ lệ thuận với sự lao động quá nặng nhọc, tình trạng thất nghiệp, sự băng hoại đạo đức. Tỷ lệ mại dâm tỷ lệ nghịch với khả năng quản lí, đáp ứng quyền con người (như chống bạo hành, mọi trẻ em đều có quyền được vui chơi lành mạnh...). Vì vậy, muốn giảm hay tăng mại dâm, cứ điều chỉnh các yếu tổ tỷ lệ với nó là được. (Những yếu tố này tôi suy luận ra nên chắc không đủ và có cái không chính xác nhưng tôi tin phần lớn là đúng).
    Mại dâm bây giờ diễn ra với đủ thứ hình thức, người ******* không chỉ là nữ giới và người mua dâm không chỉ là nam giới. Nói chung, khi nó đã trở nên dễ dàng thì việc giữ gìn xã hội trong sạch, cân bằng hay những nền tảng đạo đức tối thiểu sẽ rất khó khăn. Nhu cầu TD và tiền của con người có thể nói là vô biên. Nhưng khi nó đi quá giới hạn cho phép, nó sẽ lấn át tính người dành cho các mong muốn khác ngoài kiếm tiền và kiếm TD. Khi kiếm tiền và kiếm TD trở thành một thứ ?olý tưởng? thì con người sẽ trở thành nô lệ cho những cái cung cấp cho họ ?otiền và TD?. Những thế lực ác từ đó có thể điều khiển, tha hóa con người dễ dàng hoặc các mầm mống ác trong mỗi con người sẽ trỗi dậy.
    Mại dâm ở nhiều nước đã trở thành một hoạt động được cho phép. Thái Lan chẳng hạn. Thậm chí, ở Pháp, còn định đánh thuế với người hành nghề mại dâm khiến những người thuộc ?otrường phái? này rầm rộ ra đường biểu tình. Khi mại dâm được hợp thức hóa ở các nước văn minh, tất nhiên, nó sẽ qui củ, không luộm thuộm, nhếch nhác, nhiều nguy cơ bệnh dịch như ở các nước lạc hậu. Họ có luật nghiêm minh hẳn hoi. Muốn hành nghề mại dâm thì phải đủ điều kiện gì, quan hệ TD với trẻ em chưa đến tuổi vị thành niên là bị phạt tù. Ở ta cũng có một số luật này. Nhưng chưa đủ trình độ để quản lí ?onghề? này, đâm ra cung cầu cứ giao thoa mà chẳng cần biết cầu hay cung có đủ độ tuổi pháp luật qui định hay không. Mà riêng vấn đề nhạy cảm này, dù văn minh đến đâu thì cũng không thể quản lí hết.
    Người lớn dính đến TD đã không hay ho gì rồi, làm trẻ em bắt chước dính đến cái đó thì còn lo học hành hay xây dựng XH gì nữa. TD là một hấp lực, cám dỗ đẩy con người về thú tính. Con người không tránh khỏi thú tính nhưng quá nhiều thì sẽ không còn cảm giác người nữa. Động vật như hổ báo, chúng quan hệ TD trong thời gian ngắn nhưng hàng trăm hàng chục lần mỗi ngày và không chỉ với một đối tượng. Mại dâm dường như cũng là hình thức chớp nhoáng và diễn ra nhiều lần như thế với nhiều đối tượng trong đời. Trong khi câu nói ?osống chung thủy một vợ một chồng? không phải là một khẩu hiệu mà là một đúc rút khoa học để giữ gìn nền tảng gia đình nói chung và qui củ xã hội nói riêng.
    Người ta chỉ có thể làm nhu cầu TD lắng xuống bằng lao động, học tập, thể thao, nghệ thuật... Và một chút TD khi đến tuổi phù hợp sẽ khiến con người cân bằng. Vấn đề là khi không được tạo cơ hội, không được khuyến khích lao động, học tập, thể thao hay tiếp xúc với nghệ thuật, con người sẽ chọn giải pháp TD. Mà mại dâm lại quá dễ dãi để tìm đến. Chúng ta đang có một số diễn biến như thế trong thanh thiếu niên.
    Các nhà chức trách đang triệt phá mại dâm. Nhưng chưa thể triệt phá được nhu cầu dẫn đến mại dâm. Mà nhu cầu này ngày càng lớn khi con người có nhiều cơ hội tiếp xúc với những thứ đồi trụy hơn là văn hóa lành mạnh. Nhà nước dần cố xóa xổ những ổ nhóm, đường dây mại dâm, những kẻ buôn bán văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng còn các website nhan nhản, những thứ văn hóa phẩm đồi trụy lưu trong ổ cứng của cá nhân thì làm thể nào? Vì thế, dù mại dâm bị ngăn cấm mà nhu cầu TD lại đến quá sớm thì lại sinh nhiều bức bí. Cái phải làm là làm thể nào để nhu cầu TD đừng đến quá sớm trong con người. Cái này đòi hỏi cả về sự quản lí của gia đình. Và cả gia đình, xã hội nói chung đều phải kết hợp để đáp ứng những nhu cầu vận động, giải trí lành mạnh, những sân chơi bổ ích cho con người cũng như tạo được một niềm tin, lý tưởng đúng đắn cho người ta phấn đấu. Mà các ông bố bà mẹ thì có về đang bận bù đầu trong ?ocơ chế thị trường?. Còn các nhà trức tránh thì quay cuồng trong các vấn nạn tham nhũng, cửa quyền...
    Cái khó ở thời đại này là thanh thiếu niên bị đặt trước những sự cám dỗ quá lớn. Không chấp nhận tự thân vận động, tự giác với bản thân và chịu khó tìm tòi các cách lành mạnh, không tự đặt ra công việc làm để ?ohạ hỏa? thì đành chấp nhận bản thân làm một kẻ sa ngã. Chúng ta là thanh niên, trẻ con, người lớn chưa làm gì cho mình thì cũng đành cố động viên nhau giữ mình và gắng sống cho tử tế vậy. Cái nạn mại dâm tăng hay không tăng vì thế có cả phần đóng góp của thế hệ chúng ta. Tôi xin kể một câu chuyện nho nhỏ của mình:
    Hồi lớp 7 hay lớp 8 gì đó, bọn học sinh chúng tôi sống rất hồn nhiên, suốt ngày đánh lộn, đuổi nhau, chả quan tâm gì đến ?omấy chuyện đó cả?. Thế rồi, có ?ophong trào? ảnh hơ, cái ảnh mà hơ lửa ở dưới thì quần áo nhân vật tự nhiên biến mất, rồi có một hôm, thấy bọn nó cười với nhau khi nói mấy chữ ?oCô giáo Thảo?, về phòng ở bán trú, thấy mấy thằng túm tụm đọc cái gì đó, tôi suy luận ra: ?oChà, thế là bọn nó đã lớn mất rồi?. Rồi không nén nổi tò mò, tôi cũng thứ dòm ké một trang. Chỉ đọc một trang thôi, và tôi ngừng lại. Ngừng lại vì tôi biết, nếu đọc tiếp thì mình sẽ không tự hào là một thằng quân tử trong sáng nữa. Phải nói là hồi đó, tôi khá tự hào về mình, lúc nào cũng chăm lo để trở thành quân tử. Cái việc nghĩa nào mà không làm được là bứt rứt lắm. Thấy thằng lớp trên bắt nạt lớp dưới mà mình không đủ sức can ngăn cảm thấy tủi hổ lắm. Bây giờ thì hết tự hào rồi, có bao nhiêu việc ngang trái mình chứng kiến mà vẫn phải lặng câm...
    Thế rồi, mấy thằng bạn rủ tôi photo mấy cái ?otài liệu? đó. Chả là hồi đó, nhà tôi làm hàng photo, ép plastic, soạn thảo văn bản, có thuê người nhưng thỉnh thoảng tôi cũng làm nên cũng biết chút kỹ thuật cơ bản. Tôi nằng nặc từ chối ngay. Rồi bọn nó rủ tôi ra hàng khác photo, nể bạn, tôi đi theo. Phải nói đó là những thằng bạn tốt của tôi, suốt ngày đấm đá nhau vui vẻ, đi ăn cơm chia nhau thằng lấy cơm, thằng lấy thức ăn, thằng lấy đũa, bát... Có mỗi chuyện này là ?obất đồng quan điểm?. Bước chân vào một cửa hàng, bọn nó ngoái lại hỏi tôi: ?oMày cũng photo một bản chứ?. Tôi lắc đầu dù trong lòng muốn gật lắm lắm. Rồi nói đùa để lấn át cái hoang mang: ?oChúng mày cẩn thận không tao báo công an!?. Chúng nó bảo: ?oKhe khẽ cái mồm chứ!? Có lẽ anh chủ hàng photo nghe thấy nên ngó qua ?otài liệu? và nhất quyết không photo. Thế rồi chia tay, đứa nào về nhà đứa nấy, nhưng bọn nó có vẻ không ?ochùn bước? và chắc cũng tìm được một hàng chấp nhận làm việc theo ?ocơ chế thị trường?. Thế rồi thời gian trôi đi, tôi vẫn nghe xung quanh mình những chuyện trao đổi băng đĩa, vẫn luôn phải giữ mình khỏi cám dỗ cho đến khi đủ 18 tuổi, tuổi để trở thành người lớn, đủ sức chịu trách nhiệm về hành động của mình. Và mỗi hành động tôi làm, tôi luôn cố không gây hậu quả và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu hậu quả do mình gây ra. Tôi nghĩ, để có ý thức tự chủ của mình, tôi phải rất cảm ơn cái lắc đầu từ hồi xưa ấy.
    Thật ra, những kẻ sa ngã hay những kẻ sống bằng lí thuyết đều có những cái hại rõ ràng. Kẻ sa ngã thì chống lại những lý thuyết chân chính để giữ gìn những nền tảng đạo đức tối thiểu nhất. Còn kẻ sống bằng lí thuyết sẽ không cho mình cơ hội để ?osa ngã? cái cần ?osa ngã?. Như vậy, cả hai loại người này đều thiếu sự cân bằng. Kẻ thì thừa mứa, kẻ thì thiếu thốn.
    Bản thân tôi thì luôn cố dành thời gian chơi thể thao. Ngay cả khi viết với mật độ rất dày cũng cố dành thời gian đi đá bóng. Khi các sân bóng vỉa hè thỉnh thoảng đá vỡ kính nhà người ta bị công an phường đuổi thì lại đi tìm các sân bóng khác. Cho đến khi sân bóng mất dần, thì chạy, chạy để khỏi sa vào mớ chữ nghĩa làm cơ thể rời rã. Có những lúc đau chân, mỏi mệt đến độ không chạy được là những lúc tôi cảm thấy rất mất cân bằng, tôi lại tìm truyện tranh hay một cuốn gì đó thú vị để đọc. Còn lại, khi cảm thấy chán nản, mệt mỏi quá thì tôi đi ngủ. Không ngủ được thì tôi lại viết. Nói chung là tôi sống khá thiếu khoa học nên dù tương đối lạnh mạnh nhưng vẫn suy giảm sức khỏe. Như thế cũng không thể gọi là biết cách sống lành mạnh được. Có lẽ, nội trong hôm nay hay ngày mai, tôi phải lập ra một thời gian biểu mỗi ngày, giờ nào làm việc trí óc, giờ nào vận động chân tay, giờ nào nghỉ ngơi để sống cho nó tương đối qui củ (cái việc này cứ nấn ná mãi nên mới sinh ra nhiều bệnh thế này). Và tôi nghĩ, mỗi người lập ra một thời gian biểu để có cái để làm cho mình, cho người khác cũng là một hình thức hạn chế mại dâm khá tốt. Lại sa vào tuyên truyền rồi. Nhưng nói về cái đúng thì có gì sai đâu nhỉ?
    Viết nhiều rồi, lại đi đá bóng cho khỏe.
    Tôi có viết một bài xung quanh một vài điều koibeto81 viết, nhưng đến giờ đi đá bóng rồi... Tối về tôi sẽ đọc lại cho kỹ và gửi sau. Cứ khi nào mệt sẽ nói tạm biệt và khi nào khỏe lên sẽ lại nhảy vào


    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  8. esuttvnol

    esuttvnol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Thiên tài đây nè:
    "Thiên Tài Xuất Tự Thiếu Niên"
    Gió O giới thiệu nhà thơ trẻ từ Hà Nội:
    Nguyễn Thế Hoàng Linh
    "Works of genius are the first things in the world," John Keats
    Nguyễn Thế Hoàng Linh là một sinh viên trẻ Đại Học Ngoại Thương Hà Nội đã xuất thần sáng tác một loạt thơ và tùy ký trong một thời gian ngắn, đến độ kiệt sức và ngã bệnh
    Nguyễn Thế Hoàng Linh bắt đầu xuất hiện trên diễn đàn mạng Trí Tuệ Việt Nam (còn được gọi là ttvnoline) trong nước. Người sinh viên này sáng tác liên tục, và trong những lúc "cảm thấy cô độc và không có việc gì làm" thường đạp xe đạp đến những qúan cà phê in tơ net Hà Nội để bốt thơ lên. Dưới một cái nịt tên ảo, away, những bài thơ của anh được đón nhận nồng nhiệt, được nhiều thành viên đọc nhất trong diễn đàn Thi Ca ttvnonline. Có những loạt thơ và tùy ký của anh được các thành viên đọc và trả lời lên đến vài chục ngàn lần trong diễn đàn Thảo Luận (BỨC THƯ GỬI TỚI CHÍNH PHỦ do away gửi và đã có 18535 lượt đọc tính đến ngày 31.1.2003)
    Dấu hiệu thiên tài trong thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh là những điểm cực sáng mà tất cả như vọt sáng cùng một lúc vào thời gian mà người thanh niên chỉ vừa mới thò thập ở ngưỡng cửa hai mươi tuổi
    Làm thơ từ lúc rất trẻ, Nguyễn Thế Hoàng Linh có được những tính chất thiên tài mà ngay cả Nguyễn Du cũng đã không có. Những ý tưởng và những câu thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh rất nguyên thủy (orgirinal). Anh giao tiếp và sáng tạo thơ như một đứa trẻ mẫn cảm với cuộc đời, và phát biểu một cách hồn nhiên về bản chất của đời sống như nó là. Nguyên thủy là nét cực kỳ qúy báu của những người dấn thân chọn nghệ thuật sáng tạo. Nguyễn Du là thiên tài băng qua tác phẩm của người khác. Nguyễn Du phải vin cành tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân bên Tàu để gợi hứng sanh ra Thúy Kiều đào hoa. Xuân Diệu chôm thơ Tây và biến chế thành thơ ta. Phạm Công Thiện viết tiếng Việt về Triết Tây thơ hơn Tây viết. Nguyễn Thế Hoàng Linh ít nhờ đến sự gợi hứng qua trung gian tác phẩm của người khác như các thiên tài nói trên. Lần đầu tiên va chạm đời, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã vọt trào cảm xúc, xuất phát ý tưởng, và nhào nặn thành nghệ thuật thơ văn trong bàn tay anh ngay lập tức. Đọc Nguyễn Thế Hoàng Linh ta thấy thơ Việt đã thành công trong nghệ thuật phô diễn được những điều vĩ đại của đời sống qua một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm không đợi chờ tuổi.
    Hiền triết ngay tự những câu thơ đầu đời, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã bị định mệnh chọn lựa làm một nhà thơ hiền triết trẻ đầu tiên của Việt Nam. Thơ của anh không có chỗ cho những rung động khiêm nhường bé nhỏ. Không theo mốt chơi chữ tràn lan, thường hay là quà ra mắt của những nhà thơ e lệ lẫn những nhà thơ gàn gàn Việt Nam ở mỗi thời đại. Không vào chiếu huyễn cảm cao chạy xa bay, bay xa xa đời sống được phút nào hay phút ấy, một đặc sản lưu truyền trong thơ Việt Nam. Thơ của người tuổi trẻ Nguyễn Thế Hoàng Linh là ngọn gió cuồng phong của cảm xúc, là giòng thác lớn của trí tuệ, là bản chất của cuộc đời bị tra hỏi tận gốc. Nguyễn Thế Hoàng Linh tự nhiên tra hỏi cuộc đời thành thơ, nên tự nhiên trở thành nhà hiền triết lúc độ tuổi còn rất trẻ. Đây là một điểm đặc biệt lôi cuốn rất tình cờ trong xuất thơ đầu tiên của Nguyễn Thế Hoàng Linh. Mặc dù vướng phải những đoản khúc lý luận còn non nớt, thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh có cái vạm vỡ của một cành lộc thi ca hiền triết lớn, ngay ở phút phát xuất đầu tiên.
    Rung động sâu sắc, diễn đạt chân thật, phóng ý không nương, xào chữ gọn nhẹ, đọc thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh bạn sẽ gặp được cái cối xay chữ chất ngất cảm xúc nhưng đồng thời cũng chứa đựng những suy nghĩ đầy trí tuệ độc lập. So sánh lại với những thiên tài chuyên trị cảm xúc trước đây như Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Thế Hoàng Linh là thi tài trẻ đầu tiên của Việt Nam chạm đến phần trí tuệ ngay trong những sáng tác đầu tay của mình. Đọc thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh, trí óc của bạn sẽ phải suy tư. Và phần sót lại của cõi thơ anh là những thông điệp về nhân sinh vĩ đại. Điều này lần đầu tiên thi ca Hà Nội mới thấy xuất hiện.
    Nguyễn Thế Hoàng Linh sanh năm 1982. Thi tài 20 tuổi với một cõi thơ cưu mang trí tuệ, hào phóng cảm xúc, rất văn vẻ Việt Nam.
    Thời buổi in tơ net, thơ ca chữ nghĩa lạm phát. Có máy com, có đường truyền, có diễn đàn, có trang oép, là mình cứ bốt thứ gì mình muốn bốt lên. Đấy là nét độc đáo mới của văn hóa in tơ net. Con người có nhiều cơ hội để phô diễn nghệ thuật hơn
    Để tham gia trò chơi nghệ thuật do in tơ net mới mang đến, Gió O làm một việc khác với những tờ báo truyền thông cũ: chúng tôi tuyển chọn từ in tơ net những tác giả xuất sắc, trong nhận định chủ quan của Gió O, để giới thiệu. Nguyễn Thế Hoàng Linh là tác giả trẻ đầu tiên, chưa nổi tiếng, mà Gió O hân hạnh giới thiệu với các bạn net trong và ngoài nước
    Thân mời bạn pha một ly cà phê, cặp miếng bánh ngọt, dành cho mình chút thong thả, thưởng thức thơ và những bài tùy ký rất thơ mộng lớn của Nguyễn Thế Hoàng Linh
    Lê Thị Huệ
    3/2/2003
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Lần này tôi sẽ phân tích, phê bình cụ thể, chi tiết những ?oluận điểm? của Koibeto81 gần đây. Koibeto81, cậu đọc kỹ cái khác không thì không biết, chỉ mong cậu dành thời gian đọc ít nhất là ba lần bài này nếu cậu thực sự coi trọng nhận thức và thực sự có trách nhiệm với phát biểu của mình. Những đoạn trích dẫn tôi sẽ để in nghiêng và những gì cậu viết tôi để font màu nâu (brown) cho dễ phân biệt.
    ===============================
    Tôi có viết:
    Tâm hồn con người ban đầu sinh ra như một tờ giấy không màu, như hư vô, nhu cầu ban đầu chỉ là ăn, ngủ, thở, thỏa mãn bản năng động vật. Tôi coi đó là thiện rồi, thiện ở đây đơn giản là không có ác ý.
    Rồi dần dần, con người được xã hội hóa. Xã hội như thế nào và nhận thức của người đó về xã hội như thế nào sẽ bôi màu lên trang giấy ấy. Như vậy, xã hội không hoàn toàn tạo nên tâm tính một con người mà có phần của nhận thức từ chính bản thân anh ta.

    Cậu góp ý:
    Nói chuyện về bản chất của quá trình Nhận Thức chứ !? Chẳng hạn có thể bắt đầu bằng việc trả lời câu hỏi "nhận thức là gì?"...
    Con người sinh ra lớn lên và sống trong hoàn cảnh xã hội nào thì người ta sẽ có những nhận thức (nhận thức về mọi thứ mà người ta có thể nhận thức) phù hợp với hoàn cảnh xã hội đó. Tức là cái quyết định duy nhất (khi ta xét đến cùng) nhận thức của một người là hoàn cảnh xã hội. Không phải như bác Away nghĩ: "Xã hội như thế nào và nhận thức của người đó về xã hội như thế nào sẽ bôi màu lên trang giấy ấy".

    Phân tích của tôi: Theo lôgic mà suy ra, rõ ràng ý của cậu trong phần in đậm hiểu ?otrang giấy? tôi đề cập là ?onhận thức?. Và cậu hiểu cái tôi viết là: ?oXã hội như thế nào và nhận thức của người đó về xã hội như thế nào sẽ bôi màu lên nhận thức?
    Vậy nên tôi trả lời thế này:
    Cậu nói đúng, nếu trang giấy nó chỉ đơn thuần là ?onhận thức? thì nó là thế. Ban đầu, tôi đọc, thấy giật mình nhưng đọc lại bài mình viết thì tôi thở phào.
    ?oTrang giấy? tôi đề cập là ?otâm hồn? con người, tôi có viết rõ ra như vậy. Tâm hồn không đồng nghĩa với nhận thức. Nó có cả xúc cảm và nhiều cái khác nữa. Tâm hồn nó còn phải xử lí nhận thức sau khi được tiếp nhận. Nó chứa nhận thức và cả khả năng nhận thức. Tâm hồn nó bao gồm yếu tố bẩm sinh và cả thành hình trong quá trình tham gia xã hội, nhào trộn hai thứ đó theo một tỷ lệ... tùy.

    Sau đó cậu trả lời thế này:
    "Trang giấy" không phải là "tâm hồn" và "tâm hồn" cũng không phải là "trang giấy". Nhưng nếu bác Away thích dùng từ "trang giấy" với nghĩa của "tâm hồn" thì...tớ cũng chịu vì đó là ý thích cá nhân của bác. Hơn nữa, vấn đề cũng chẳng phải là sự khác nhau về bản chất giữa "trang giấy" và "tâm hồn", cũng không còn là chuyện "nhận thức là gì?" nữa mà giờ thì lại đã thành "tâm hồn là gì?" Toàn những vấn đề khoai cả !?
    Nếu "Tâm hồn không đồng nghĩa với nhận thực tế" thì nó là cái gì? Ở đây có ai nghĩ nó đồng nghĩa với nhận thức đâu nhỉ! Ngoại trừ...
    Nếu "Nó có cả xúc cảm và nhiều cái khác nữa" (nó ở đây là tâm hồn) thì "nhiều cái khác nữa" là cái gì? Trong đó có nhận thức không?
    Nếu "Tâm hồn nó còn phải xử lí nhận thức sau khi được tiếp nhận" thì nó xử lý như thế nào?

    Phân tích của tôi: Trang giấy rõ ràng không phải là tâm hồn, nhưng đó chỉ là một cách ví von tương đối và đơn giản để nói về cái bôi màu (bôi màu cũng là ví von về tiếp nạp nhận thức và xử lí nhận thức). Cậu lại bảo: ?oNhưng nếu bác Away thích dùng từ "trang giấy" với nghĩa của "tâm hồn" thì...tớ cũng chịu vì đó là ý thích cá nhân của bác? . Rõ ràng là cậu làm vấn đề đơn giản trở nên rối rắm.
    Tôi đã viết ở phía trên: ?oTâm hồn không đồng nghĩa với nhận thức. Nó có cả xúc cảm và nhiều cái khác nữa?. Cậu để ý đến chữ ?onữa? ở cuối câu thì sẽ không hỏi ?otrong đó có nhận thức không??
    Cậu viết: Nếu "Tâm hồn không đồng nghĩa với nhận thức (nguyên văn là ?onhận thực tế?, nếu tôi không nhầm thì đó là một sự gõ nhầm nho nhỏ mà thôi, tôi xin đính chính lại)" thì nó là cái gì? Ở đây có ai nghĩ nó đồng nghĩa với nhận thức đâu nhỉ! Ngoại trừ..
    Theo suy luận lôgic phía trên, cậu hiểu ?otrang giấy? là ?onhận thức?, mà tôi nói rõ trang giấy là ?otâm hồn? (bao gồm nhận thức và nhiều thứ khác), suy ra cậu đồng nghĩa giữa ?onhận thức? và ?otâm hồn?. Dù có thể cậu không có ý đó nhưng những gì cậu viết nó lại thể hiện như vậy. Nếu cậu thống nhất với tôi là cậu không để ý đến việc tôi ví ?otâm hồn? với ?otrang giấy?, tưởng tôi nói ?onhận thức? là ?otrang giấy? thì có phải vấn đề giải quyết xong rồi không. Và đã không phải dài dòng phân tích thế này.
    Còn những câu cậu viết: Nếu ?oNó có cả xúc cảm và nhiều cái khác nữa" (nó ở đây là tâm hồn) thì "nhiều cái khác nữa" là cái gì? Nếu "Tâm hồn nó còn phải xử lí nhận thức sau khi được tiếp nhận" thì nó xử lý như thế nào?
    Tôi xin trả lời rằng: Nhiều cái khác nữa là nhiều cái khác, làm sao mà kể hết. Còn xử lí thế nào thì tôi đã viết ?onhào trộn theo một tỷ lệ... tùy?. Tâm hồn mỗi người một kiểu. Đi sâu vào thì hãy dành cho các chuyên gia.
    Tôi chuyển sang một số điều khác...
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Cậu viết: Về cái mà Away gọi nó là "định nghĩa chuẩn mực" về nhận thức vì nó được ghi trong sách giáo khoa, thì với tớ nó không phải là "chuẩn mực" vì hai lý do: tất cả những gì ghi trong sách giáo khao thực ra chỉ là "cặn bã" của người xưa mà thôi và tớ thấy là còn có nhiều "chuẩn mực" khác nữa.
    ...
    Đến đây tự nhiên muốn nói đôi điều về việc Học. Có người nói rằng "chúng ta học được nhiều nhất từ chính Kẻ Thù của chúng ta". Hãy cố gắng hiểu nghĩa của hai chữ Kẻ Thủ cho tới giới hạn sức tưởng tượng của bạn. Suy ngược lại, nếu chúng ta có ít kẻ thù hay không có kẻ thù thì chúng ta dẫu muốn cũng sẽ chẳng thể học được bao nhiêu. Còn nếu chúng ta lại có ý định hạ gục "kẻ thù" của mình thì...không phải là chúng ta lại đang hại chính mình hay sao ! Không rõ có phải vì "nhận thức" được điều này mà Jesus Christian dạy đệ tử của mình hãy biết "yêu thương kẻ thù". Và Marx thì bảo "mâu thuẫn là động lực của phát triển"...

    Phân tích của tôi: ?oĐịnh nghĩa chuẩn mực? về nhận thức trong sách giáo khoa nó được coi như chuẩn mực vì chưa thấy ai rỗi hơi phủ nhận nó cả. Nó chỉ là một chuẩn mực mang tính định nghĩa qua nghiên cứu của nhiều người, hoàn toàn chấp nhận được, như định nghĩa một phân tử nước H2O thì gồm 2 nguyên tử Hiđrô và một nguyên tử Ôxi (có thể, tôi nhầm phân tử với nguyên tử, tôi học hóa rất dốt). Một số cái định nghĩa như thế, chúng ta chỉ đơn thuần dịch ra từ sách nước ngoài nên nó không phải của CNXH hay CNTB, nó là của nhân loại. Tôi không hề nói tất cả những thứ trong sách giáo khoa là đúng, nhưng những cái đúng mà còn phủ nhận thì sách giáo khoa còn lại được cái gì? Tất nhiên là ?ovà tớ thấy là còn có nhiều "chuẩn mực" khác nữa?.
    Nhân tiện cũng trả lời bạn oho luôn rằng: Chuẩn mực của nhiều thời đại là khác nhau. Chuẩn mực thường do số đông đặt ra nhưng nó muốn đúng thì còn phải được thời gian kiểm nghiệm. Thế nên tôi mới phải nói là ?otôi muốn chúng ta cùng thống nhất những chuẩn mực đúng?. Và mong bạn hiểu ?ochuẩn mực đúng? tôi muốn chúng ta thống nhất chứ không phải tôi áp đặt. Nhưng nếu tôi chỉ ra cái đúng thì nó cũng cần được tiếp nhận. Chuẩn mực đúng tôi muốn đề cập chỉ là những cái cơ bản nhất, phù hợp, công bằng với con người. Hơn nữa, còn phải biết điều chỉnh cho phù hợp cho đúng người đúng việc. Nói ngắn gọn là ?otùy cơ ứng biến?. Cái đó đòi hỏi đầu óc linh hoạt và nhận thức phát triển. Thế nên tôi mới hay nói về cái ?ocảm thấy?. Cảm thấy để khỏi đem chuẩn mực sách vở ra áp đặt, cảm thấy cái nào phù hợp, cái nào đúng thì làm, cái nào đáng ghét mình không mong muốn xảy đến với mình thì cũng không muốn nó xảy đến với người khác... Tôi cũng hầu như không bao giờ gọi rõ cái gì là chuẩn mực trong bài viết của mình. Có những cái như lòng bao dung, lao động... là những cái không thể không có để duy trì tính người thì tôi có dụng ý nhấn mạnh.Tôi đã phải xưng tôi rất nhiều để thể hiện suy nghĩ của mình, chứ không dám viết là ?ochúng tôi?. Còn lại, tôi để mọi người tự cảm thấy cái nào phù hợp. Nhưng để biết ?ocảm thấy? thì người ta phải có và phải liên tục rèn luyện năng lực cảm nhận cái đã. Rèn luyện thế nào thì nó là lao động cả trí óc lẫn chân tay, chịu khó đọc, học hỏi và chắt lọc... Bởi vì, người lười, người cố chấp, người ích kỷ hầu như sẽ chỉ chịu ?ocảm thấy? cái nào có lợi cho họ hoặc cái họ thích mà thôi. Không phải ngẫu nhiên mà tôi viết: ?oHãy là chính mình, nhưng trước khi là chính mình, hãy là một con người?.
    Koibeto81, cậu đi trích dẫn những câu ?ocó người nói rằng...? Sau đó, lại từ câu ?ocó người nói rằng? mà cậu suy được ra: ?oSuy ngược lại, nếu chúng ta có ít kẻ thù hay không có kẻ thù thì chúng ta dẫu muốn cũng sẽ chẳng thể học được bao nhiêu?.
    Tôi không phủ định câu nói "chúng ta học được nhiều nhất từ chính Kẻ Thù của chúng ta" này. Nó ngầm ý với bất cứ đối tượng nào, chúng ta đều có thể học hỏi được nhiều cái. Dù câu ?ohọc hỏi được nhiều nhất từ Kẻ Thù (Kẻ Thù hiểu theo nhiều nghĩa)? thì tôi không đồng ý về hai chữ "nhiều nhất" nhưng nói chung là tôi không lăn tăn với những câu nói như thế, tôi biết hiểu cái cần hiểu. Danh ngôn, châm ngôn, tục ngữ, ca dao, sách giáo khoa... là những thứ tinh túy của cha ông tìm tòi, sáng tạo, đúc rút ra được nhân loại sàng lọc lại. Có những điều khái quát cao, có những cái khái quát trong một phạm vi, một đối tượng nào đó. Ví dụ câu ?ođạo đức chân chính bất chấp đạo đức? tôi cho đó là một câu có khả năng khái quát lớn, diễn giải ý nó ra là: ?ocái đúng bất chấp mọi chuẩn mực?. Còn câu: ?oGái một con trông mòn con mắt? thì chỉ đúng với một số đối tượng, nhưng ông cha ta ví von hay quá thì nghe cũng thích, bao giờ thấy đối tượng phù hợp thì nói cho vui miệng.
    Có điều, bản thân cậu lại hay bẻ những câu ?ochâm ngôn, danh ngôn?, những cái ?oở trong sách giáo khoa? (cái coi thường danh ngôn này tôi nhớ cậu có viết ở ?oNhận thức về sự ngu dốt? khi một lần tôi đưa ra ý kiến đọc danh ngôn) và cho nó là thứ ?ocặn bã? đời xưa trong khi chính bản thân lại dùng chúng làm lí lẽ cho mình. Không thể không nói cậu có những suy nghĩ phủ định sạch trơn (chứ không phải là tất cả, nói tất cả hóa ra tôi lại chính là kẻ phủ định sạch trơn). Không thể không nói cậu là người không có hoặc thiếu khả năng ?otự làm hoàn hảo? và lại hay mâu thuẫn.
    Cậu lại viết câu này: Và Marx thì bảo "mâu thuẫn là động lực của phát triển"... Tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng không hiểu cậu có biết, mâu thuẫn phải giải quyết được thì mới dẫn được tới bước nhảy đến sự phát triển tiếp theo. Rồi cứ thế, lại xuất hiện mâu thuẫn ở cấp độ cao hơn để giải quyết tiếp còn đến các cấp độ tiếp. Mà tôi thì thấy cậu vẫn luôn còn tồn đọng những mâu thuẫn trong cách nhìn nhận mà tôi thấy ở những trang đầu, cách đây từ lâu lắm rồi.
    Tôi sẽ không tranh luận với cậu nữa nếu thấy những mâu thuẫn cần giải quyết cho xong trong bản thân cậu vẫn không được giải quyết. Nếu cậu cứ tiếp tục như cũ, chúng ta lại phải để thời gian phán xét hoặc ?ocái gì đó, ai đó? xuất hiện làm trọng tài. Chúc cậu thoải mái
    Còn câu: "Hãy yêu thương kẻ thù" thì bởi vì, dù gì thì gì, kẻ thù nhiều khi vẫn còn tính người. Mà người với người không yêu thương nhau thì còn ra thể thống gì. Tính yêu thương vốn là liều thuốc công hiệu nhất để xóa bỏ hận thù.

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  10. MIG2000

    MIG2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Hê , hê , mấy bữa nay rảnh rỗi ngồi phê phán Away trên box Thi ca để làm nóng khả năng diễn đạt một chút vậy mà bọn Mod khoá mất Topic lại rồi . Đành qua đây post bài viết lên để khỏi phí mất mười mấy phút viết ra nó .
    Từ lâu tôi đã biết chú bé này cứng đầu đến mức nào rồi . Thôi , để cuộc sống dạy cho cậu ấy những hiểu biết sơ đẳng về nó . Hãy để Away sống và chết với chủ nghĩa tình cảm tiểu tư sản của mình . Cuộc đời rộng lớn và phức tạp hơn gia đình Away , đám thanh niên bạn Away , đám họ hàng của Away hoặc tên cảnh sát tát vào mặt đứa trẻ mà Away đã miêu tả trong đoạn văn của mình . Có những vấn đề mà kinh nghiệm sống hạn hẹp của một cá nhân không đủ để nó nhận thức được . Chính vì thế người ta mới cần tới những bộ môn khoa học nghiên cứu về xã hội . Biết bao nhiêu người vĩ đại đã đề ra những học thuyết đồ sộ nhằm giải thích thế giới và vạch ra con đường đi đến một xã hội lý tưởng . Vậy mà nhân loại vẫn chưa đạt đến một trạng thái hoàn hảo . Ngay cả học thuyết nổi tiếng nhất , được xem là dựa trên những lý luận khoa học về xã hội hiện đại cũng còn quá sơ sài và cần được bổ sung bằng những lý luận mới căn cứ trên điều kiện hiện thực của xã hội loài người hiện nay . Đó là nhiệm vụ của những người tiến bộ , tỉnh táo thực sự muốn cải tạo xã hội .
    Biết bao nhiêu tri thức , bao nhiêu lý luận còn chưa giải quyết tận gốc những vấn đề bức xúc của xã hội hiện đại huống chi chỉ là những tình cảm chung chung về Thiện - Ác . Tình cảm không có sức mạnh to lớn như Away nghĩ đâu . Lầm rồi chú em ơi ! Hơn nữa tách rời tình cảm khỏi những điều kiện sống thực tế , khỏi những mối quan hệ xã hội của con người , biến nó thành một lực lượng siêu nhiên có khả năng thay đổi xã hội thì thật vô cùng sai lầm .
    Away làm tôi nhớ tới những ảo tưởng trong hệ thống tác phẩm của Lép Tôn-xtôi . Những ảo tưởng của Away cũng giống như những ảo tưởng của ông ta , tuy rằng chả bao giờ Away nói đến Chúa trong khi trong nhiều tác phẩm của mình Tôn - xtôi ăn nói cứ như một lão cố đạo . Dĩ nhiên tôi không có ý so sánh Away với Tôn-xtôi vì so sánh như vậy thật khập khiễng . Những tác phẩm của Away còn lâu mới phản ánh được xã hội Việt Nam một cách sâu sắc và chân thật . Tác phẩm của Away hiện nay chẳng qua chỉ là tình cảm được phóng đại của một cậu bé nhạy cảm hay để ý tới những chuyện không hay trong gia đình mình hoặc những chuyện tình cờ bắt gặp ngoài đường . Hiện nay , khả năng của cậu bé này chỉ có bao nhiêu đó thôi . Nếu tiếp tục cứng đầu , chẳng thèm quan tâm đến hiện thực mà tôi đã nhiều lần cố gắng vạch ra cho cậu ấy thấy thì chính Away tự giết chết khả năng và thiên hướng của mình . Đó là điều tôi tiếc nhất cho Away .
    Tranh cãi với chú Away cũng bực mình chết đi được . Quanh đi quẩn lại cũng bao nhiêu đó vấn đề , bao nhiêu đó lý lẽ . Hết cả hứng thú !
    Để khi nào có thời gian , có hứng thú , tôi sẽ tiếp tục phê phán Away .

Chia sẻ trang này