1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. WestgirlNart

    WestgirlNart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Có ai ko đồng tình với những gì tôi nêu ra mà vote 1* vậy?
    Bạn thử cho tôi biết nhận thức của bạn tới đâu?
    Nếu bạn thực sự có khả năng tự nhận thức, tôi sẽ tự vote thêm 1* nữa cho bài đó của mình.
    Bạn phản đối cái gì thì hãy phân tích cho tôi mở mắt cái?!
    Chuyện của Away:
    Nếu thế giới của loài chim ấy con nào cũng chỉ biết phận mình, một con bị bắn chết, trên cành vẫn vỏn vẹn 9 con. Ranh ma hơn, thì cả 9 con còn lại bay mất, trên cành trống không.
    Nhưng nếu thế giới ấy, loài chim biết yêu thương và quan tâm, chăm sóc tới nhau, một con rơi xuống, cả 9 con còn lại sẽ cùng bay xuống theo.
    Thử hỏi một XH không có tình thương thì nó màu gì?
    Dù rằng cái Tình, cái Tâm, cái Nhân, cái Đức không phải là tất cả, ko thể khống chế được toàn bộ Thế giới khách quan, nhưng đó là vũ khí mạnh nhất mà loài người có để bảo tồn cho cuộc sống tốt đẹp của mình. Nếu không chăm mài giũa, để nó ngày một cùn đi, thì sống cũng chỉ bằng tồn tại mà thôi.
    - Nhiều người cứ cho rằng mình thông thạo mọi thứ trên đời, nhưng ngay cả sức mạnh của Tình yêu, nhân đức họ còn chưa thấu hết, chưa nắm bắt được, chưa tận dụng được, thì hỏi họ mạnh đến đâu?
    To love is to admire with heart
    To admire is to love with mind...
  2. Stars_South

    Stars_South Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Away ơi
    Cho mình hỏi câu nữa nha
    Trong những thân phận con người bất hạnh sống không lối thoát ,đau khổ ,đớn đau cùng cực ,...trong thời buổi hiện nay phải làm gì đây ? (để đỡ bất hạnh,hay đơn giản là chỉ cảm thấy đỡ bất hạnh ) ngay cả khi lối thoát trong tâm hồn là thánh Ala,là chúa Jesu cũng bị Triết Học Mác Lênin chặn lại,và cho kết quả là đừng lên tin ?
    Bạn có hiểu ý mình không ?(away mà không hiểu thì bó tay)
    Một câu hỏi lớn mà tôi chưa bao giờ trả lời được dù đã luyện xong Cửu Âm Chân Kinh,..
    Amenđàphật
    Mong thí chủ làm sáng tỏ hơn vấn đề trên

    Beethoven
  3. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    Triết học Mác-lênin chỉ phủ nhận tôn giáo trên lý thuyết thôi
    còn trên thực tế thì các bạn thấy rồi đó , nó trả là gì cả , mấy câu của Khổng Tử viết cả mấy ngàn năm nay còn có ý nghĩa hơn
    vậy tại sao , tại vì Triết học Mác-lênin đúng mà ko đủ (ken chán lắm khi phải sai lại câu này)
    nó nói đúng thì ai cũng biết rồi , nhưng thế nào mới gọi là đủ chứ ?
    vấn đề tôn giáo đề cập tới là cuộc sống , mà triết học chỉ là một hạt cát trong cuộc sống thôi , ken dám chắc cho Mác và Lênin có thêm 100 năm thời gian cũng ko đủ sức khái quát hoá cuộc sống được , nó quá rộng và lớn
    mà cuộc sống mới là cái người đời cần nghe , vì nó thiết thức và hiệu quả đối với họ , vậy tại sao những nhà tư tưởng vĩ đại như Mác và Lenin ko thể viết được trong khi những vị tôn kính còn lại viết được?
    đó chính là vấn đề "tuyệt đối hoá vấn đề" mà ken từng đề cập
    Mác-Lênin đi theo con đường , hiểu rõ mọi việc là tương đối , nên cố gắng phân tích nó đến mức tuyệt đối , và ko áp đặt tính tuyết đối vào người khác (cái này hữu hiệu đối với học thuật thôi)
    con trong Tôn giáo , họ lại áp đặt vấn đề đối với người khác ở mức tuyẹt đối , nhưng phân tích nó ở tính tương đối và hiểu mọi việc ở tuyệt đối (cái này rất hiệu quả đó , ở mọi dạng luôn , vì cần cả ngàn năm mới chứng minh nó sai mà)
    cái cánh mà tôn giáo sử dụng thì tuyệt đại đa số mọi người vẫn đang sử dụng trong cuộc sống
    Vậy có câu hỏi là áp đặt và ko áp đặt thì cái nào có hiểu quả hơn ?
    các cuộc cách mạng đã có câu trả lời rồi , có cuộc nào mà ko mang tính áp đặt chứ
    Vậy tuyệt đối hay tương đối cái nào có hiểu quả hơn ?
    tương đối có hiểu quả hơn
    chán rồi ko viết nữa
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
    thảo luận về box mới ở đây nè , link
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000/
  4. WestgirlNart

    WestgirlNart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Hơhơ, ai lại rỗi hơi đi vote cho bài của tớ với của Ken hàng loạt 1* ấy nhỉ? Mà hỏi thì không trả lời, cứ âm thầm vote thế thôi.
    Có ai thấy tôi kém nhận thức thì bảo một câu, chứ không tôi khó mà kiếm đường sửa.
    Sao trên bàn phím có nhiều phím thế ko dùng, lại dùng có mỗi phím 1 ấy thôi? Hay người ấy khinh không thèm lộ mặt?
    - Biết người khác sai, mà ko nói, thì bằng giết người.
    À mà nhân tiện hỏi luôn, với những kẻ tội phạm thì nhận thức của họ thế nào? Và lỗi có hoàn toàn là ở họ không? Lỗi của những người xung quanh ở mức độ nào?
    Hành động ngoảnh mặt quay đi - ấy có phải là một tội? Nếu là tội thì xét vào loại tội gì?
    Còn một điều băn khoăn, bạn gì ấy (vote cho tôi ấy), tôi ko biết, bạn mạnh đến đâu?
    To love is to admire with heart
    To admire is to love with mind...
  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Trích của Stars_South:

    ?o...Trong những thân phận con người bất hạnh sống không lối thoát, đau khổ, đớn đau cùng cực,...trong thời buổi hiện nay phải làm gì đây ? (để đỡ bất hạnh,hay đơn giản là chỉ cảm thấy đỡ bất hạnh) ngay cả khi lối thoát trong tâm hồn là thánh Ala,là chúa Jesu cũng bị Triết Học Mác Lênin chặn lại, và cho kết quả là đừng lên tin??
    ===============================
    Trước khi trả lời xin có một góp ý nhỏ với một người biết lắng nghe và biết hiểu điều cần hiểu như bạn: Bạn hay nhầm chữ ?olên? với ?onên?, cái này nhỏ thôi, chú ý là sửa được ngay .
    Khi con người đã tin vào những gì siêu hình (thánh, thần, chúa) thì triết học Mác-Lênin hay những điều khác đâu thể cản đức tin của họ. Hơn thế, triết học Mac-Lênin chẳng cản gì cả và cũng chẳng áp đặt gì cả. Đó là cách nhìn nhận thế giới của những người được thế giới công nhận tài năng và họ đều khẳng định những gì mình viết là không hoàn hảo và trong tương lai có thể có những điều bao quát hơn. Họ chỉ thế hiện cách nhìn của mình thông qua lao động và trải nghiệm và viết ra để người đọc nếu thấy thích hợp thì ứng dụng. Họ sống rất công bằng và yêu thương con người. Nếu có áp đặt thì chỉ là những người mượn danh triết học Mác-Lênin để áp đặt mà thôi. Vấn đề trong cuộc sống cũng là ở chỗ ấy. Phải biết trách đúng người đúng tội. Cũng như người ta nhìn vào Việt Nam để phê phán XHCN vì Việt Nam có tên là ?ocộng hòa XHCN Việt Nam?. Nhưng thực chất, Việt Nam đã là một xã hội XHCN đâu, mới chỉ đang quá độ mà thôi. Cũng như người ta coi sự sụp đổ của Liên Xô cũ là sự sụp đổ của một hệ thống XHCN nhưng thực chất, nó sụp đổ vì nó không phải là XHCN. XHCN là tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh và có đủ những con người biết bảo vệ, gìn giữ, phát huy những tố chất, đặc tính ấy một cách linh hoạt. Đó là một xã hội đúng. Nhưng chưa có quốc gia nào thực sự đi được đến đích vì trên con đường đi của mình, họ không thực hiện nổi những cái đó. Chưa từng thấy có con đường nào là dẫm đạp lên nhau, áp đặt hoặc lừa dối mà đi được đến cái thiện, cái tốt đẹp cả.
    Những con người bất hạnh sống không lối thoát, đau khổ, đớn đau cùng cực... chỉ có một cơ hội là có được một niềm tin họ sẽ thoát khỏi những cái đó. Sức mạnh niềm tin là cực lớn. Trên lý thuyết thì không có gì là không có lối thoát cả, nếu người ta muốn thoát ra và người khác giúp họ thoát. Đòi hỏi bản thân những người đó tìm ra lối thoát là một điều gần như không tưởng. Chỉ có một số trường hợp đặc biệt có nghị lực phi thường mới làm được điều đó. Tôi có đọc được một câu chuyện có thật kể về một người mù cả hai mắt mà một mình khai hoang, làm rẫy từ sáng đến tối mịt rồi trở thành triệu phú, người xung quanh, ai cũng khâm phục và bảo: ?oỐi thằng sáng mắt không làm được như nó?. Nhưng những chuyện ấy chỉ là chuyện hiếm. Với những người nghiện ngập, tật nguyền nặng, hận thù... ai sẽ giúp họ?
    Tôi chỉ có thể trả lời rằng: Những người giúp họ một cách hiệu quả nhất là những người không rơi vào những thân phận như thế. Hành động của chúng ta và hiệu quả của những hành động ấy (cho phép tôi được xưng hô chúng ta) là đức tin cho họ. Còn nếu họ thấy xung quanh cuộc sống vẫn ù ì, bất công, hỗn loạn thì bắt buộc họ sẽ đi sâu vào bóng tối hoặc không tìm thấy niềm tin ở con người, họ sẽ phải đi tìm niềm tin ở những thứ khác. Chính vì thế tôi muốn tham gia xây dựng XHCN theo đúng nghĩa của nó: Tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh. Đơn giản chỉ để trong một xã hội như thế, con người biết chia sẻ và biết tin vào nhau, có một cơ sở để tin vào nhau thay vì các niềm tin mơ hồ khác.
    Tôi vừa đọc được một câu thế này: ?oNếu con người không có một lý tưởng thì họ sẽ theo bất cứ cái gì?. Tôi coi lý tưởng của tôi là ?olàm cho con người đỡ khổ để họ làm cho mình đỡ khổ? (vì phải chứng kiến nỗi khổ của họ hoặc phải tiếp nhận những hậu quả mà vì khổ quá con người gây ra). Nhờ có lý tưởng ấy mà tôi không sã ngã trong xã hội này. Tôi cũng muốn chúng ta có một lý tưởng đơn giản như thế thôi. Để nỗ lực hơn và để giữ chú dế lương tâm của chính mình. Trong cuộc sống, vẫn có nhiều người có lý tưởng giản đơn như thế và thực hiện lý tưởng thực tế ấy bằng việc giúp đỡ những người xung quanh, sống cho tử tế và luôn hoàn thiện mình theo tiêu chí sống ?otự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh?. Sống thế vất vả và chả sung sướng gì nếu xung quanh toàn sống ngược lại với mình. Nhưng khi lan rộng ra cách sống đúng ấy thì mọi chuyện sẽ nhẹ nhõm đi. Hơn thế, những người sống như thế được những người hiểu biết tôn trọng thực sự. XHCN hay không nó chỉ là cái tên, cái chúng ta cần nhìn vào là cái bản chất để biết đi đúng hướng.
    Một số câu hỏi của WestgirlNart (cũng liên quan đến vấn đề này):
    ?À mà nhân tiện hỏi luôn, với những kẻ tội phạm thì nhận thức của họ thế nào? Và lỗi có hoàn toàn là ở họ không? Lỗi của những người xung quanh ở mức độ nào?
    Hành động ngoảnh mặt quay đi - ấy có phải là một tội? Nếu là tội thì xét vào loại tội gì??

    Phạm tội thì có hai trường hợp:
    Trường hợp một: Phạm tội do không nhận thức được hành vi phạm tội của mình. Cái này thì lỗi lớn là ở giáo dục. Thế nên mới cần đem nhận thức đến cho mọi người.
    Trường hợp hai: Nhận thức được hành vi phạm tội của mình. Nhưng trong trường hợp này có thể phân ra làm nhiều trường hợp khác như phạm tội để thỏa mãn mình, phạm tội do không còn con đường nào khác... Vì thế, cần phải thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con người như đủ ăn, có chỗ ở, được yêu thương... Còn nếu người nào được thỏa mãn những điều đó, không bị ai ép buộc phạm tội mà còn phạm tội thì đó đích thực là tội do tham, do bản lĩnh kém... Cần được trừng trị đích đáng.
    Những trường hợp phạm tội đáng tiếc nhất chính là do thiếu hiểu biết hoặc do không được thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu. Lỗi lớn thuộc về cộng đồng. Xử lí những lỗi này gần như đòi hỏi ở lương tâm mỗi người. Chính vì thế mà muốn xã hội tốt đẹp thì bản thân mỗi con người phải biết tự nghiêm khắc với mình. Tự thấy xấu hổ trước những thờ ơ của mình với cuộc sống cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Bao giờ chúng ta tạo thành một cộng đồng lớn có lương tâm, những kẻ hời hợt bị cô lập, bị mất lợi ích thì họ sẽ cảm thấy sự hời hợt đưa mình xa cách khỏi mọi người và biết cách để muốn hòa nhập. Ai đó có quyền bảo đây là lý thuyết. Nhưng tôi đã đang và sẽ thực hành phần của tôi, và bạn có phần thực hành của riêng bạn. Còn nếu bạn không thực hành, lúc nào cũng ca cẩm, dè bỉu chỉ là lý thuyết thì điều đó chỉ chứng minh bạn chỉ là một kẻ hời hợt có một mớ lý thuyết cỏn con trong đầu: ?oTất cả chỉ là lý thuyết?. Loại người như thế có ngày gặp tôi, tôi cho ăn đòn, thật đấy. Tôi tin đây là thời điểm mà dần dần sẽ không còn đất cho những kẻ giấu mặt làm những điều ám muội và không sợ phải trả giá.
    ?oÁp đặt? cái đúng, cái bản chất và biết cách ?oáp đặt? sẽ dần dần tạo được sự tiếp nhận. Nó chỉ như bắt một đứa trẻ 6 tuổi đến trường, học hết 4 tiết mới được về, trong lớp phải giữ trật tự... Cùng với việc ?oáp đặt? mang tính giáo dục, kỷ luật đó, người ta cho đứa trẻ ấy được đùa chơi với bạn bè, được mở mang đầu óc qua những câu chuyện phù hợp... Dần dần đứa trẻ sẽ thích đến trường. Cũng như việc cấm vượt đèn đỏ, nó làm nhiều người khó chịu, đang đi lại dừng, nhưng dần dần, giúp họ hiểu nó giúp tránh ùn tắc, giảm bớt tai nạn và như thế, mỗi người đều có lợi, người ta sẽ thoải mái chấp nhận nó. Còn việc áp đặt ví dụ như: ?oBác Hồ là lãnh tụ vĩ đại, suy ra, phải thích thơ Bác Hồ, không thích là sai? chính là biểu hiện của sự áp đặt phản khoa học và tuyệt đối hóa con người. Tôi yêu Bác Hồ nhưng không phải yêu tất cả con người Bác, chẳng hạn tôi không yêu hình ảnh Bác hút thuốc lá, tôi không yêu những sai lầm của Bác. Mà tôi yêu những hy sinh, sự giản dị và thực sự thương dân, gắn bó với quần chúng của Bác. Yêu câu chuyện Bác Hồ chia kẹo cho các bé ngoan, có một bé không nhận vì mình mắc khuyết điểm, Bác Hồ vẫn chia kẹo cho bé và nói rõ lí do vì bé dũng cảm nhận khuyết điểm và sẽ không lặp lại. Yêu câu chuyện bác dắt những đứa trẻ con các cán bộ ra bờ suối tắm, chữa bệnh và căn dặn các bậc cha mẹ dù bận việc nước đến đâu cũng phải chú ý quan tâm đến con cái. Yêu câu chuyện một em bé nước ngoài giữ mãi quả táo Bác Hồ cho mà không ăn, hành động ấy thể hiện một sự trân trọng và lòng biết ơn vượt lên việc thỏa mãn cái dạ dày. Trong cuộc sống này, biết yêu cái gì và biết ghét cái gì cũng là việc đưa nó đến sự công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh...
    Không phải vô cớ mà tôi viết:
    ?otrong thâm tâm tôi nghĩ nhưng chả tin cho lắm:
    những người có ác cảm với tôi không phải là người tốt
    ấy thế mà chả chịu đọc cho nó ngấm vào
    các tế bào
    thế nên nhân gian chả mấy lúc
    hồng hào?


    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  6. PAPH

    PAPH Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    các bác cứ đi vào triền miên dài dòng -
    1.con người không tự nhận thức được --> thiểu năng trí tuệ
    2.-------------tự nhận thức được---->ngạo mạn vì cái tiểu ngã trong mình to quá
    3. con người cái nhận thức được cái không---> người bình thường
    4.như chủ đề : là con robot chớ không phải là con người

    còn bác nào sợ 1* thì cứ đổ hết cho em nhá !
    người bảo tồn lan
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Thật sự, cuộc sống luôn tiến bộ hơn. Chúng ta cảm tưởng sự đồi bại của xã hội hiện nay là ghê gớm nhất bởi vì chúng ta phản ánh được nó. Cách đây ít lâu, cuộc sống phải chịu nhiều bất công và man rợ hơn nhiều. Nhưng hồi ấy chưa có báo chí. Văn chương thời ấy cũng chỉ phản ánh được một phần rất nhỏ và chúng ta cũng ít đọc để biết thời xưa nó thế nào.
    Vậy thì việc gì phải lo. Cuộc sống rồi sẽ tự tốt đẹp hơn. Nhưng chúng ta phải cải tạo cuộc sống càng sớm càng tốt vì ba lí do cơ bản:
    Một là: Chúng ta đang mất dần đi bản năng chia sẻ. Mà chỉ khi chia sẻ thì mới có thể đạt được sự công bằng. Trong khi cuộc sống của chúng ta ngày một sung túc, thuận lợi hơn thì nhiều người vẫn chưa hề được hưởng lợi ích của nền văn minh. Thậm chí, còn bị nền văn minh huỷ hoại và phá vỡ sự ổn định. Hơn thế, khi xã hội công bằng, những người tài mới được trọng dụng và phát huy hết khả năng của mình. Theo nhiều nhà khoa học, "nhu cầu lớn nhất của đa số con người là phát huy hết khả năng của mình". Bất cứ ai cũng khao khát những gì mình sáng tạo có thể đến với con người. Tuy nhiên, có rất nhiều sáng tạo đã ra đời nhưng không được chào đời khiến nó đâm ra bất mãn mà "quay mũi giáo lại" đời. Chính vì vậy, trước khi sử dụng trí tuệ vào đam mê của mình, xin hãy dùng nó để chia sẻ, để xây dựng một môi trường công bằng nhằm nuôi sống một cách lành mạnh niềm đam mê ấy, để con người có thể tận hưởng những gì con người sáng tạo ra.
    Hai là: Có những người suốt đời đi hàn gắn vết thương, nhưng lại có những kẻ chuyên ngấm ngầm phá hoại cũng như gợi lại những vết thương đang lên da non. Những kẻ đó cần phải được ngăn chặn và loại bỏ. Khi xã hội tốt lên, những kẻ đó sẽ sợ bị lộ mặt và sẽ không dám manh động bởi bản chất của chúng là hèn nhát và theo đóm ăn tàn. Và rồi, chúng sẽ phải tự cải tạo để thích ứng với cuộc sống xây dựng, chia sẻ.
    Ba là: Chúng ta phải đối mặt với quá nhiều rủi ro. Với sự tiến bộ của công nghệ, trí tuệ hiện nay, những rủi ro vì cơ sở hạ tầng, thiên tai, sức khỏe được giảm dần. Nhưng những rủi do mà chính con người gây ra ngày càng đe doạ sự yên ổn của con người. ở những nước hoà bình, văn minh vẫn có những nỗi lo nơm nớp ra đường bị ăn đạn, chém giết, khủng bố, tai nạn giao thông. Nhưng đáng sợ hơn cả là chỉ một vài cá nhân độc ác có thể gây ra những huỷ hoại khủng khiếp. Ví dụ: Nhấn nút một quả bom nguyên tử, thả vi trùng khiến toàn thế giới không chết thì cũng hoá quái thai vì nhiễm xạ; khủng bố hoặc tiến hành những cuộc xâm lược bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Những cá nhân đó không được cải tạo hoặc tiêu diệt (nếu không cải tạo được) ngày nào thì cuộc sống của chúng ta còn bị đe doạ ngày đó. Muốn cải tạo những cá nhân đó, cần sức mạnh và sự đoàn kết của cả một cộng đồng con người vì chúng rất mạnh, rất thâm hiểm. Và chúng ta phải biết chia sẻ để những thế hệ sắp làm chủ tương lai không bị biến thành bệnh hoạn như vậy do sự chà đạp, sự giáo dục ngu xuẩn của chính con người.

    Việt Nam đang đổi mới và phát triển. Phát triển kinh tế luôn phải đi đôi với phát triển xã hội. Nhưng sự suy đồi đang lớn dần trong lớp trẻ. Họ thường ngộ nhận môi trường nho nhỏ mình sống chính là cuộc sống, là cuộc đời và bắt chước theo như con vẹt. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, một mai những người có tâm huyết mai một đi, những người hời hợt cứ tăng lên. Và Việt Nam rất có thể sẽ bị biến thành một nước mãi tụt hậu mà lối sống lại mang đậm những tính tư bản tiêu cực mà chính những con người ở xã hội tư bản cũng tự thừa nhận?
    trích từ http://ttvnol.com/forum/t_157656/2a?0.9413218
    ==========================================

    ngày xưa, ở một nơi nọ, có một con quái vật không tên
    quái vật rất muốn có một cái tên
    cho nên nó lên đường tìm một cái tên
    nhưng bởi vì thế giới rất rộng lớn...
    cho nên quái vật phân ra thành hai con, chia nhau đi tìm
    một con đi về phía đông
    một con đi về phía tây
    con quái vật đi về phía đông tìm thấy một ngôi làng
    ?obác thợ rèn, hãy cho tôi cái tên của bác?
    ?otôi không thể cho người khác tên?
    ?onếu bác cho tôi cái tên, tôi sẽ chui vào trong bụng bác, làm cho bác khỏe mạnh để tạ ơn?
    ?ocó thật không, nếu ta mạnh lên thật, ta sẽ cho ngươi cái tên?
    quái vật bèn chui vào trong người bác thợ rèn
    quái vật biến thành người thợ rèn Otto
    Otto trở thành người khỏe mạnh nhất làng nhưng một ngày nọ...
    ?oxem tôi đi! xem tôi đi! con quái vật trong người tôi đã lớn lên như thế này rồi?
    rạo rạo cộp cộp rôm rốp
    con quái vật đói bụng đã ăn hết bên trong của Otto
    con quái vật lại trở thành con quái vật không tên
    người thợ giày Hans cũng vậy...
    rạo rạo, rôm rốp
    ông biến trở lại thành con quái vật không tên
    rồi người thợ săn Thomas cũng vậy
    rạo rạo, rôm rốp
    vẫn là một con quái vật không tên
    quái vật đi tới lâu đài tìm một cái tên đẹp
    ?onếu bạn cho tôi cái tên của bạn, tôi sẽ làm cho bạn khỏe mạnh?
    ?onếu trị hết bệnh, làm cho tôi khỏe mạnh, tôi sẽ tặng tên cho bạn?
    quái vật chui vào trong bụng cậu bé
    cậu bé trở nên khỏe mạnh phi thường
    quốc vương vô cùng vui mừng
    ?ohoàng tử khỏe lại rồi!?
    quái vật rất thích cái tên của cậu bé
    nó cũng thích cuộc sống trong lâu đài cho nên dù đối bụng, vẫn cố gắng chịu đựng
    ngày qua ngày, bụng đói kêu oọc oọc nó vẫn cố gắng chịu đựng
    nhưng do đói quá, nó không chịu nổi nữa
    ?oxem tôi đây! xem tôi đây! con quái vật trong người tôi đã lớn thế này rồi?
    cậu bé ăn sạch cả vua, quan và người hầu
    rôm rốp
    rạo rạo...
    có một ngày, cậu bé gặp được con quái vật đi về phía tây
    ?otôi có một cái tên rồi, một cái tên vô cùng đẹp?
    con quái vật đi về phía tây nói: ?otôi không cần tên, không có tên tôi cũng rất hạnh phúc! bởi vì, chúng ta vốn là con quái vật không có tên?
    cậu bé ăn luôn con quái vật đi về phía tây
    khó khăn lắm mới có được một cái tên đẹp nhưng lại không còn ai sống sót để gọi tên cậu ta nữa
    Johan, một cái tên đẹp biết dường nào
    (trích từ trang 85 đến 92 tập 11 truyện tranh MONSTER, tác giả Naoki Urasawa, do nhà xuất bản TRẺ phát hành vào thứ hai hàng tuần)
    ====================================
    Khi sinh ra, mỗi con người đều ngờ nghệch, thánh thiện một cách đáng yêu. Cùng lúc đó, trong con người chúng ta đã có cơn đói và vô số lòng tham cũng như sự xấu xa của một con quái vật. Chúng ta đi tìm ?omột cái tên? để khẳng định mình, vô tình chúng ta quên mất rằng chúng ta đã có một cái tên là ?ocon người?. Thế nên, hãy là chính mình, nhưng trước khi là chính mình, hãy là một con người. Bởi vì, lúc sinh ra chúng ta đã có không chỉ một mà hai cái tên: Con người và con quái vật.

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  8. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    KHÔNG PHẢI CHUYỆN NHẠY CẢM
    Hồ Chí Minh có nói: ?oMuốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết, cần có những con người xã hội chủ nghĩa?. Chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một xã hội tự do, công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh. Tóm lại là một xã hội tốt đẹp. Và ý của Bác Hồ là muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp thì trước hết phải có những con người tốt đẹp xây dựng nó.
    Thật ra, nếu đi theo đúng con đường mà Hồ Chí Minh đã vạch ra, với phương châm cho các cán bộ nói chung và mỗi người dân nói riêng: ?oNếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được? thì chúng ta đã tiến bộ lắm lắm rồi.
    ?oNgười nhắc nhở chúng ta phải nêu cao tác phong độc lập, suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu, hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách... Theo người, chủ nghĩa Mác-Lênin là để phụng sự cho cách mạng, cho Tổ quốc và nhân dân. Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc, bất kỳ việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích ấy; đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Nếu không hết lòng phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa Mác-Lênin là lí trí mà cũng là tình cảm nữa?
    (trang 61, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, Năm 2000)
    Tôi mới được ông nội đưa cho mượn cuốn sách này hôm trước, còn chưa đọc hết nhưng thấy đúng là làm việc gì dù bé dù to muốn tốt thì cũng cần tình người. Nhiều người nói Bác Hồ theo chủ nghĩa dân tộc với ngụ ý ?otầm nhìn hạn hẹp? nhưng thực ra, Bác đã vận dụng tinh thần vô sản quốc tế vào cụ thể tình hình Việt Nam, đưa cái khái quát vào cái cụ thể một cách hợp lí, linh hoạt. Cái gì có tình người thì hành động mới linh hoạt, hiểu rõ nhiều người, nhiều cảnh ngộ để hành động vừa cách khái quát vừa cụ thể và mang tính thuyết phục.
    (Bây giờ, tập ?onói có sách mách có chứng? để mọi người khỏi nghĩ là away chỉ bịa là giỏi)
    Xã hội bây giờ ra nông nỗi này không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan hay vì mong muốn đi lên chủ nghĩa xã hội. Mà có lỗi lớn ở những người nấp sau cái tên ?otheo chủ nghĩa Mác-Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh? trong khi hành động trái với những điều đó. Người xưa đã phải dành quá nhiều tâm trí cho đấu tranh, cách mạng, cải cách, khôi phục... nên không còn thời gian lường trước đến sự tha hóa như ngày nay.
    Con đường tìm độc lập của những người đi trước dù đúng đắn (tất nhiên không tránh khỏi sai lầm còn hậu quả đến bây giờ) nhưng cũng phải trả giá bằng nhiều máu. Bây giờ trong thời bình, có nhiều kinh nghiệm của người đi trước mà không tận dụng được, để xã hội hỗn loạn, nhiều nguy cơ, thế lực đe dọa mới là đáng trách.
    Ngay chuyện thảo luận này thôi, có thể coi môi trường mạng vẫn đang là những điều mới mẻ với phần đông dân chúng. 5, 10, 15 năm nữa, nó phổ biến hơn, những bài học kinh nghiệm về mạng, những sai lầm, tốt đẹp mà chúng ta trải qua sẽ được đúc rút lại, và các thế hệ sau sẽ làm nó tiến bộ hơn hoặc có thể không khắc phục nổi vì mọi thứ đã trở nên quá lộn xộn. Trong khi, chúng ta ở thế hệ này hoàn toàn có đủ tri thức để sửa chữa, khắc phục những sự thiếu tính đóng góp hoặc quá chủ quan trong thảo luận ngay bây giờ. Chứ cứ làm sai để người sau khắc phục hộ thì mệt lắm. Hơn nữa, chính chúng ta cũng khó thấy thoải mái khi trực tiếp tham gia ngày ngày.
    Thảo luận trên mạng có cái lợi là mọi người đều có quyền tham gia, có thời gian để suy nghĩ, những gì thảo luận hầu như được lưu lại để tra cứu, có nhiều hướng nhìn khác nhau... Nhưng cũng đòi hỏi tính tự giác, trân trọng cơ hội mình đang có.
    Tạo được một môi trường tốt, qui củ thì sẽ thu hút được các đối tượng tốt và có tri thức, tài năng tham gia. Khi đã có tiếng nói lớn thì chúng ta sẽ có sức mạnh cộng đồng đoàn kết, chân chính và mỗi cá nhân biết tự thân vận động với nhận thức phát triển của mình. Như vậy, thứ nhất, chúng ta tạo được một tiếng nói chung tương đối, thứ hai, chúng ta sẽ tạo được một cộng đồng không tiêu cực. Chống tiêu cực như vậy mới có hiệu quả (vừa chống trong cuộc sống, vừa chống trong chính bản thân mỗi người) và như vậy mới làm cho pháp luật thêm công minh. Đó là cái mà chúng ta đang thiếu.
    Mà muốn mọi thứ tử tế thì bản thân mỗi cá nhân phải ý thức cần tử tế, chẳng ai tử tế hộ ai được.

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Tối qua, mở ngăn kéo tìm cuốn truyện tranh đọc cho dễ ngủ, tình cờ thấy cuốn Tri Thức Trẻ. Trong đó có bài ?oVì sao tỷ lệ thí sinh thi trượt đại học ở Việt Nam cao nhất thế giới?. Bài khá dài, ban đầu định bỏ qua, nhưng qua một số thời gian thảo luận, học được cách chịu khó đọc, nên cố đọc, đọc xong, thấy đã không phí thời gian...
    Xin post lên đây để chúng ta cùng theo dõi một cách nhìn nhận về một thực trạng. Bài viết đăng trên số 83 vào tháng 5/2002. Đến nay, mùa thi năm sau, có một số điều đã được giải quyết, cập nhật. Nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều điều tồn đọng...
    VÌ SAO TỶ LỆ THÍ SINH THI TRƯỢT ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM CAO NHẤT THẾ GIỚI
    1.HIỆN TRẠNG
    Nếu muốn nói một cách có trách nhiệm thì phải nói rằng thực trạng thi tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta thật đáng buồn, đúng hơn là đang lên tới mức bi hài. Nói là bi hài, bởi lẽ chúng ta đang lập một kỷ lục thế giới có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Kỳ thi tuyển sinh năm vừa rồi, đã có những trường đại học tỷ lệ học sinh trúng tuyển so với số thí sinh tham gia thi tuyển là 1/>80. Chúng ta hãy tưởng tưởng: Hai phòng thi chỉ lấy được một thí sinh vào đại học. Một câu nói luôn luôn được lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng là: ?oNăm nay là năm có số học sinh tham gia thi tuyển đông nhất từ trước đến nay? hay ?onăm nay là năm có tỷ lệ học sinh đăng ký dự thi vào các trường đại học và cao đẳng nhất từ trước đến nay?. Nếu không có gì thay đổi thì chúng ta sẽ còn được nghe những câu nói đại loại như vậy trong một số năm nữa. Và năm nay, có lẽ, một số trường sẽ có tỷ lệ tuyển sinh là 1/100. Con số đó sẽ chưa phải là con số cao nhất, nếu bộ Giáo dục và Đào tạo không thay đổi gì trong cách tiếp cận với tình hình hiện nay.
    Có thể thấy rằng, những học sinh tốt nghiệp phổ thông hiện nay ít có cơ may vào đại học hơn rất nhiều so với các thế hệ cha anh. Nếu lấy một lớp 12 bình thường của một trường cấp III bình thường hiện nay (nghĩa là không phải là một trường chuyên hay lớp chọn) thì trong lần thi thứ nhất, phần lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông đều trượt đại học. Nếu chúng ta đi từ thời kỳ đất nước có chiến tranh, khi mà tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông đều vào đại học, đến giai đoạn tuyển sinh hiện nay thì có thể vẽ ra một sơ đồ biểu diễn tiến trình tuyển sinh đại học ở nước ta như sau, một sơ đồ khiến bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng đều không thể yên lòng:
    Tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông vào đại học --> Hầu hết học sinh tốt nghiệp phổ thông vào đại học --> Phần lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông vào đại học --> Nhiều học sinh tốt nghiệp phổ thông vào đại học --> Không nhiều học sinh tốt nghiệp phổ thông vào đại học --> Phần lớn học sinh tốt nghiệp phổ thông trượt đại học --> Hầu hết học sinh tốt nghiệp phổ thông trượt đại học.
    Đó chính là thực trạng của tình hình tuyển sinh hiện nay ở nước ta. Một tình hình rất căng thẳng đòi hỏi phải có giải pháp cấp bách.
    2.ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN
    Qua những biện pháp được áp dụng trong công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng từ trước tới nay, có thể nghĩ rằng, chúng ta chưa xác định đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng trông thi tuyển hiện nay ở nước ta. Nhìn chung, các biện pháp này chỉ tập trung vào khâu tổ chức thi tuyển sinh bởi vì đều nhằm hạn chế những tiêu cực trong công tác tuyển sinh. Người ta nghĩ nhiều tới những biện pháp để tuyển sinh chính xác và công bằng, chứ không nghĩ tới những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng bất bình thường hiện nay trong tuyển sinh đại học và cao đẳng. Từ việc hiểu không đúng nguyên nhân gây nên tình trạng bất bình thường hiện nay, người ta đã đi đến những cách nghĩ, cách làm không những không giúp gì cho việc khắc phục tình trạng trên mà còn tiếp tay làm căng thẳng thêm tình hình. Nhiều khi, các biện pháp và chính sách đưa ra còn mâu thuẫn nhau. Chẳng hạn, do nghĩ rằng cần phải ra đề thi thật khó thì mới tuyển được những học sinh giỏi mà nhiều đề thi có tính chất đánh đố, khiến rất đông học sinh hầu như không làm được gì, gây nên sự chán nản và bất bình. Cách nghĩ này hoàn toàn không có cơ sở. Tài năng không phải bao giờ cũng bộc lộ ngay khi nắm được những kiến thức phổ thông. Giữa đại học và phổ thông có sự biến đổi về chất. Nhiều tài năng xuất chúng chỉ được phát triển trên cấp đại học và cao hơn. Do vậy, không thể đánh giá tài năng chỉ căn cứ vào kết quả của một kỳ thi vốn còn nhiều yếu tố ngẫu nhiên như hiện nay. Vả lại, không phải cứ phải thi tuyển thật gắt gao thì mới chọn được tài năng. Còn nhớ, những thế hệ học sinh tốt nghiệp phổ thông trong thời kỳ chiến tranh, nhiều người không hề phải trải qua bất cứ kỳ thì đại học nào hoặc chỉ trải qua một kỳ thi chiếu lệ, nhiều người, thậm chí còn học các chương trình đại học không hoàn chỉnh 2-3 năm, mà bây giờ vẫn rất thành đạt và hiện đang nắm giữ những vị trí chủ chốt trong các trường, các viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước và các cơ quan đầu não của đất nước ta. Vậy, phải chăng chúng ta đang sử dụng nhầm người? Việc ra đề thi khó chỉ giúp cho việc luyện thi càng trở nên cần thiết và do đó không những không khắc phục được nạn học thêm, dạy thêm tràn lan mà còn củng cố thêm cho nó. Những học sinh không có điều kiện học thêm sẽ không có cơ hội làm được bài.
    Thực tế là, cách tuyển sinh hiện nay của chúng ta không tạo được sự công bằng giữa các khóa tuyển sinh cũng như trong cùng một khóa tuyển sinh, Chỉ xin nêu lên một khía cạnh: Điểm chuẩn đỗ vào các trường đại học và cao đẳng tăng lên hàng năm. Nếu một khoa nào đó của một trường đại học nào đó cách đây vài năm chỉ là 11 hoặc 12 điểm thì nay đã lên trên 20 điểm. Như vậy, vô hình trung chúng ta đã tạo ra một tình hình hỗn loạn về tiêu chuẩn thi tuyển. Xét một cách khoa học thì điểm thi tuyển phải là một loại thước đo để đong đếm một cách khách quan kiến thức của các thí sinh. Đã là thước đo thì nó phải bất di bất dịch. Nó cũng giống như bất kỳ một loại thước đo nào khác (ví dụ như thước đo vải chẳng hạn). Có như vậy mới đảm bảo được công bằng cho các thí sinh. Cần phải xác định một điểm chuẩn cố định cho các ngành đào tạo. Khi ấy, một thí sinh đạt được một điểm chuẩn xác định đối với một khoa của một trường đại học nào đó là có quyền được nhận vào học tại khoa đó. Điểm chuẩn là một chỉ báo cho biết thí sinh có đủ năng lực để theo học chuyên ngành đó. Thế nhưng, cách làm hiện nay của chúng ta là mỗi năm, cái thước đo đó cứ dài thêm ra và do đó, một thí sinh loại khá giỏi ở thời điểm hiện nay vẫn có thể trượt đại học, trong khi một thí sinh loại trung bình thậm chí trung bình non của các thế hệ cha anh vẫn nghiễm nhiên được ngồi trên giảng đường của trường đại học. Nhiều người công tâm thuộc các thế hệ trước, kể cả người viết bài này, cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng nếu trước đây, việc tuyển sinh cũng tiến hành như hiện nay thì mình chắc chắn trượt đại học. Đó là cảm giác xấu hổ về sự không công bằng mà thế hệ mình đang gây ra cho các thế hệ con em. Một người công tâm không thể yên lòng trước thực trạng điểm chuẩn thi vào đại học luôn thay đổi quá cao như hiện nay. Ngoài ra, việc cộng điểm ưu tiên cho một số đối tượng như cách làm hiện nay cũng tạo ra một tình hình không công bằng trong cùng một thế hệ thí sinh. Chính sách cộng điểm ưu tiên là một chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta và đó cũng là một phương thức để đảm bảo sự công bằng cho các thí sinh giữa các vùng, miền, các tầng lớp xã hội khác nhau. Tuy nhiên, việc vận dụng chính sách ưu tiên đó đang tạo ra một sự bất bình trong các thí sinh, bởi vì việc ưu tiên trong tình hình chỉ tiêu tuyển sinh hạn chế hiện nay đã đẩy một số thí sinh loại khá giỏi ở các thành thị lớn vào diện trượt đại học để dành chỗ cho những thí sinh ít có năng lực hơn nhưng được cộng điểm ưu tiên. Giả sử, điểm chuẩn để lấy vào một khoa nào đó là 20. Một thí sinh Hà Nội đạt được 19,5 điểm vẫn bị trượt nhưng một thí sinh đạt được 16 điểm (+ 4 điểm ưu tiên) ở một vùng xa xôi nào đó sẽ vẫn đỗ vào khoa đó. Đương nhiên, xét đơn thuần về mặt năng lực, giữa hai thí sinh này có sự khác biệt khá lớn. Như vậy, vô hình trung, chúng ta đã loại bỏ đi một tài năng để đảm bảo chính sách ưu tiên của Nhà nước ta. Đó chắc chắn không phải là ý đồ của Nhà nước ta. Lẽ ra, để đảm bảo sự công bằng, chúng ta phải thực hiện chính sách ưu tiên theo hướng đảm bảo tuyển chọn hết những thí sinh có đủ năng lực rồi lấy xuống những thí sinh tạm thời kém năng lực hơn nhưng thuộc diện ưu tiên.
    Quan điểm khác thì cho rằng cần phải hạn chế số lượng tuyển sinh để giảm bớt áp lực về công ăn việc làm đối với xã hội. Theo cách suy nghĩ này, người ta cho rằng, có thể giải quyết một phần sự bức xúc về việc làm nhờ vào công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng. Quả thực, đó là một cách nghĩ hết sức nông cạn. Hạn chế tuyển sinh đại học đương nhiên không thể tạo ra các việc làm cho xã hội và cũng không thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Việc giải quyết công ăn việc làm liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến sự phát triển chung của xã hội. Nhưng theo quan niệm của một xã hội bao cấp thì số lượng việc làm chỉ hạn chế một số chỉ tiêu biên chế trong bộ máy quản lý nhà nước và trong các lĩnh vực kinh tế của nhà nước. Với cách hiểu đó, đương nhiên, chúng ta chỉ có thể tuyển sinh được một số lượng rất hạn chế những học sinh tốt nghiệp phổ thông và con số đó phải ngày càng giảm dần cùng với việc lấp đầy các vị trí lao động cũng như cùng với sự tinh giảm biên chế hiện nay trong một số lĩnh vực. Kết quả là, số lượng học sinh trượt đại học cứ ngày càng tăng lên mà vấn đề việc làm cũng không vì thế mà bớt căng thẳng hơn, vì nhiều học sinh không đỗ đại học sẽ được bổ sung vào đội quân thất nghiệp vốn đã khá đông đảo ở nước ta. Họ không chịu đầu hàng, họ vẫn tiếp tục học ôn để tham gia (những) kỳ thi tới. Hoặc giả, nếu họ muốn đi làm thì cũng không dễ gì tìm được một việc làm phù hợp. Họ cũng chưa có được khả năng để tự mở ra một hướng kinh doanh hay sản xuất. Họ chỉ biết trông chờ vào xã hội. Sức ép đối với việc làm trong xã hội vì thế càng tăng lên.


    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề này, cần phải có một cái nhìn tổng thể. Trước hết, chúng ta phải quan niệm ngành giáo dục cũng là một ngành kinh tế với những sản phầm đặc thù. Quan niệm ngành giáo dục là một ngành đào tạo con người cho tương lai có thể cần phải xem xét lại. Quan niệm đó có vẻ lãng mạn giống như khi ta nói nhà văn là kỹ sư tâm hồn. Nhà văn trước hết phải là nhà sản xuất mà sản phẩm của họ là các tác phẩm văn học có thể bán được hoặc không bán được. Ngành giáo dục cũng vậy. Ngành giáo dục tạo ra các sản phẩm cho hiện tại và chính nó cũng tác động cụ thể tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế hiện tại của đất nước. Có thể hình dung một trường hợp như sau: Có một thành phố nhỏ với khoảng 200.000 dân và một trường đại học với khoảng 50.000 sinh viên. Toàn bộ các mặt hoạt động của thành phố sẽ phụ thuộc vào trường đại học ấy. Điều này có thể nhận ra dễ dàng trong các kỳ nghỉ hè, khi sinh viên về nghỉ hè: các xe buýt lèo tèo hành khách, các cửa hàng văn phòng phẩm, các quán cà phê, các cửa hàng photocopy, các hiệu cắt tóc, các quán cơm bình dân, nghĩa là rất nhiều các loại dịch vụ của thành phố bị đình trệ và thu nhập của thành phố đó bị giảm sút đáng kể. Như vậy, trường đại học đó thực sự góp phần làm cho kinh tế của thành phố phát triển. Suy rộng ra, có thể nói ngành giáo dục thực sự là một ngành kinh tế có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển chung nền kinh tế của đất nước, nhờ việc nó góp phần làm cho một số ngành kinh tế khác phát triển, ví dụ như sản xuất giấy và đồ dùng học tập, giao thông công cộng, nhà ở cho sinh viên và rất nhiều các loại dịch vụ khác. Đương nhiên, còn có những khía cạnh khác nữa mà chúng ta chưa tính được hết. Chẳng hạn , nếu không tìm được việc làm thì một sinh viên tốt nghiệp đại học với vốn hiểu biết của mình (ví dụ: một kỹ sư) có nhiều khả năng hơn để khởi đầu một doanh nghiệp và nhờ đó mà tọa ra được việc làm cho bản thân và có thể thu hút thêm một số lao động khác. Sức ép về việc làm nhờ đó cũng giảm đi. Ngoài ra, nếu được mở rộng qui mô, bản thân ngành giáo dục cũng sẽ thu hút lại một số lượng đáng kể các sản phẩm của mình, ví dụ như biên chế giáo viên hay cán bộ quản lí có trình độ đại học chẳng hạn.
    Còn có một quan điểm khác cũng cần phải đề cập tới: đó là quan điểm cho rằng cần phải hạn chể tuyển sinh đại học vì hiện đang có sự mất cân đối trong công tác đào tạo của nước ta: Có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng thiếu người có trình độ trung cấp hay cao đẳng. Bởi vậy cần phải hạn chế số lượng tuyển sinh vào đại học để buộc một số học sinh phải đi trung cấp hay cao đẳng. Đây thực ra là một quan điểm có phần ngụy biện. Không ai có thể phủ nhận được rằng, thi cao đẳng hiện nay cũng khó chẳng kém gì đại học và tỷ lệ thi trượt vào các trường trung cấp hay cao đẳng cũng rất cao, thường thì cũng phải 1 chọi 6-7 trở lên. Ngay như hệ đại học tại chức cũng đã có tỷ lệ thi trượt là 1/6-7 hoặc cao hơn nữa. Mặt khác, nếu nói là nước ta đã có quá nhiều người tốt nghiệp đại học thì lại càng vô lí, vì nước ta hiện đang được xếp vào những nước có tỷ lệ dân số đạt trình độ đại học trở lên thấp nhất của khu vực và trên thế giới. Ngay bên cạnh ta, các nước đang phấn đấu để đạt được tỷ lệ tuyển sinh đại học là 60-80% hoặc cao hơn nữa, trong khi chúng ta mới chỉ đạt được khoảng 10-15%. Vậy, đâu là trí thức hóa dân tộc?
    Chỉ cần nêu một vài quan điểm thường được đưa ra để giải thích tình hình tuyển sinh căng thẳng hiện nay chúng ta có thể thấy được rằng cần phải xác định đúng nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vậy, đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng hết sức căng thẳng như hiện nay?
    Câu trả lời sẽ liên quan đến hai bình diện: Thứ nhất, đó là sự ?obùng nổ dân số?. Khái niệm này chắc không xa lạ với nhiều người, nhưng hiểu cho đúng và đưa ra được đối sách hợp lí để khắc phục hậu quả của nó thì không phải là một điều đơn giản. Và đó cũng chính là bình diện thứ hai của câu trả lời: Trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta đã không phản ứng đúng và nhanh trước hậu quả của sự bùng nổ dân số.
    Bùng nổ dân số bao giờ cũng dẫn tới hai kết quả: Dân số tăng vọt và xã hội có dân số trẻ. Tỷ lệ dân số tnawg nhanh kéo thoe sự gia tăng các nhu cầu về dịch vụ xã hội, trong đó giáo dục và y tế là hai lĩnh vực chịu nhiều sức ép nhất. Nhu cầu về cái ăn, cái mặc đối với một nước có khởi điểm kinh tế thấp như Việt Nam ta không phải là lĩnh vực đáng ngại lắm, vì chỉ cần giữ được mức tăng trưởng kinh tế cóa hơn mức tăng dân số là chúng ta duy trì được sự cải thiện đời sống hay ít ra cũng giữ được mức sống cũ. Giáo dục hay y tế lẽ ra cũng phải đi theo hướng đó để không bị tụt hậu so với nhu cầu. Chúng ta hãy làm một sự so sánh: Năm 1967-1968, dân số nước ta vào khoảng 36 triệu người. Vào khoảng đầu những năm 90, dân số nước ta đã tăng lên gấp đôi, tức là khoảng 72 triệu người, còn nếu tính tới thời điểm hiện nay thì con số đó đã lên đến khoảng 80 triệu. Giả sử, chúng ta muốn duy trì một quy mô giáo dục của đất nước giống như quy mô của những năm 60 và 70, chúng ta đã phải tăng quy mô đào tạo lên gấp đôi vào đầu những năm 90. Thế nhưng, còn phải tính đến một yếu tố khách quan nữa là: trong khoảng thời gian những năm 60 và 70 đó, nước ta đã có một số điều kiện khiến cho quy mô đào tạo của đất nước không phản ánh đúng nhu cầu giáo dục của xã hội: đất nước còn đang trong chiến tranh, một số lượng lớn thanh niên phải tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu; mỗi năm, có hàng nghìn học sinh tốt nghiệp phổ thông được gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Nếu tính gộp cả lại thi quy mô đào tạo của đất nước trong những năm đó phải lớn hơn rất nhiều. Đương nhiên, một đất nước đang phát triển nhanh như đất nước ta, khong thể phấn đấu để đạt qui mô giáo dục và đào tạo của những năm 60 và 70. Nghĩa là lẽ ra quy mô đào tạo của đất nước ta ở những năm đầu của thế kỷ 21 phải khoảng 3-4 lần so với quy mô của thời gian đó. Tuy nhiên, sự việc lại không chỉ đơn giản như vậy. Bùng nổ dân số còn tạo nên một yếu tố rất quan trọng khác có tác động rất lớn tới các nhu cầu giáo dục và đào tạo-đó là có chế độ thi tuyển nghiêm ngặt hơn và có sự phân biệt các hệ đào tạo và đặc biệt là do không tính toán cụ thể đến sự tăng trưởng của nhu cầu giáo dục nên áp lực đã rất lớn. Học sinh đi thi vào cấp III hiện nay có lẽ còn căng thẳng hơn thi đại học trước đây. Hàng năm, dân số nước ta được bổ sung thêm khoảng 1,2-1,3 triệu người và tất cả số này đều phải được đi học. Chỉ cần 10 hoặc 15% số này có nhu cầu vào đại học (một tỷ lệ thấp so với nhiều nước đang phát triển) thì hàng năm các trường đại học của ta sẽ phải tăng số lượng tuyển sinh lên 120.000-195.000 người. Xin lưu ý: đây là số lượng tuyển sinh cần phải tăng lên hàng năm. Trong khi đó thì chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho các trường có những năm hầu như không thay đổi hoặc chỉ tăng lên chút ít. Thời gian gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh có tăng lên khá hơn nhưng cũng không dựa trên một sự tính toán khoa học nào: Năm 2001 tăng lên 13.000 người (từ 147.000 tăng lên 160.000), nhưng năm 2002 này chỉ tiêu đó lại chỉ tăng lên 8.000 người (từ 160.000 lên 168.000). Tổng cộng, năm nay (năm 2002!) số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng thuộc các hệ ở nước ta ước chỉ vào khoảng trên dưới 200.000!. Con số tuyển sinh này thậm chí mới chỉ bằng con số tuyển sinh cần phải tăng lên hàng năm. Để thấy rõ hơn vấn đề này, ta hãy lấy một cái mốc là năm 1989. Đó là năm có thể coi như chiến tranh đã hoàn toàn kết thúc và do sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta không còn được gửi nhiều sinh viên đi du học nước ngoài nữa. Khi đó, dân số nước ta vào khoảng 64 triệu người và tốc độ gia tăng trung bình của dân số những năm trước đó là 1,2 triệu người/năm. Số lượng tuyển sinh của năm đó ở nước ta khoảng 100.000 người (một con số quá ít so với quy mô dân số lúc bấy giờ). Như vậy, theo sự tính toán ở trên thì năm 1990, lẽ ra các trường đại học của ta phải mở rộng quy mô đào tạo lên gấp đôi. Và cứ như vậy, để giữ được trình độ dân trí (tức là tỷ lệ người có trình độ đại học) như năm 1989 thì năm 1999, ngành giáo dục và đào tạo lẽ ra phải tăng qui mô tuyển sinh lên 10 lần. Điều đó đã không hề xảy ra. Và đó chính là lý do tại sao tỷ lệ tuyển sinh một số trường đang từ 1/2-3 tăng lên 1/20-30 và năm 2001 vừa qua đã tăng lên 1/70-80. Chắc chắn mùa tuyển sinh năm nay sẽ còn cao hơn nữa. Nếu vấn đề mấu chốt này không được giải quyết thì trong vòng vài năm tới, tình hình sẽ cực kỳ căng thẳng và có thể không còn kiểm soát được.
    (còn nữa, đi rửa mặt cái đã, rồi gõ tiếp...)

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...

Chia sẻ trang này