1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    3.GIẢI PHÁP
    Qua những điều phân tích ở trên, có thể thấy giải pháp duy nhất đúng cho vấn đề tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay là: mở rộng qui mô tuyển sinh cho tương thích với tốc độ gia tăng dân số và mục tiêu trí thức hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta đã biết rõ về sự gia tăng dân số. Còn việc trí thức hóa dân tộc? Một dân tộc có trình độ dân trí cao là một dân tộc có đầy đủ sức mạnh để phát triển lâu dài đất nước và đối phó với những biến cố có thể diễn ra trong tương lai. Một dân tộc trí thức trong thời đại hiện nay phải là một dân tộc có tỷ lệ dân số đạt trình độ đại học và trên đại học khoảng 70-80% hoặc hơn nữa. Nói cách khác, đó phải là một dân tộc, trong đó mọi người có quyền (và nghĩa vụ) học tập theo nhu cầu và khả năng của mình và được đất nước tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu học tập đó. Trong nhiều năm, chúng ta đã không hướng tới mục tiêu này, thậm chí còn đi ngược lại. Việc làm không đúng đó đã tạo ra một lực lượng gồm hàng triệu thanh niên đang khao khát được tiếp thu một vốn kiến thức đủ mạnh để thực hiện hoài bão xây dựng quê hương, đất nước của mình nhưng không được chấp nhận. Họ là những người đang chịu thiệt thòi. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn không chịu đầu hàng, vẫn đang ngày đêm, thậm chí hết năm này sang năm khác ôn luyện để tiếp tục thử sức, tiếp tục phấn đấu để thực hiện cho được hoài bão của mình. Còn gì quí hơn đối với một dân tộc khi có được một thế hệ trẻ như vậy! Thật đáng tiếc là những người như vậy đang bị coi là thiếu năng lực học tập, không đủ khả năng học đại học. Có thể nói rằng, cách tuyển sinh hiện nay của ta còn để lọt nhiều người không có khả năng học đại học và không thu hút hét những người có đủ năng lực học đại học. Đó chắc chắn không phải là giải pháp tối ưu. Giải pháp tối ưu phải là: không bỏ sót những người có đủ năng lực học đại học (hoặc cao đẳng). Nhưng, làm thế nào để mở rộng quy mô tuyển sinh trong khi quy mô các trường đại học và cao đẳng của nước ta còn rất nhỏ bé như hiện nay, trong khi đất nước còn nghèo, chưa thể đầu tư nhiều cho ngành giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước rõ ràng không cho phép chúng ta mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo cho phù hợp với tốc độ gia tăng dân số. Đây cũng chính là cách lý luận lâu nay được dùng làm chỗ dựa cho quan điểm phải hạn chế số lượng tuyển sinh đại học và cao đẳng. Cách tiếp cận này giống như cách tiếp cận của một ông bố may áo cho con theo mảnh vải ông ta hiện có mà không cần tính đến cỡ người của đứa con: chỉ cần may áo cho vừa với mảnh vải mà không cần biết áo đó nó có mặc được không. Chúng ta phải thay đổi cách tiếp cận với tình hình: Bằng mọi cách phải xoay được đủ vải để may áo cho vừa với kích thước của đứa con đang lớn, nếu không đứa con sẽ không có áo mặc. Đối với công tác giáo dục và đào tạo thì điều đó có nghĩa là: bằng mọi cách phải tuyển sinh sao cho đáp ứng được hai điều kiện nêu trên (phù hợp với tốc độ gia tăng dân số và mục tiêu trí thức hóa dân tộc)
    (còn nữa)

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Cách tiếp cận đúng đắn hiện nay phải là một cách tiếp cận mang tính tổng hợp, kết hợp nhiều biện pháp. Có thể nêu mộ số biện pháp cơ bản sau:
    - Nhanh chóng mở rộng quy mô cơ sở vật chất (phòng học, các thiết bị, tài liệu, thư viện...) của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp ở nước ta, đồng thời mở thêm một số ngành đào tạo mới. Biện pháp này đương nhiên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn và cũng càn phải có thời gian. Nhưng trong điều kiện hiện nay, có thể đẩy nhanh tốc độ hơn vì các nguồn thu của các trường đã lớn hơn và sẽ càng lớn hơn khi mở rộng quy mô đào tạo. Các trường không nhất thiết chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí rót từ ngân sách nhà nước như hiện nay.
    - Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập đại học, cao đẳng theo hướng tăng cường giờ tự học của học viên và giảm giờ dạy của giáo viên trên lớp. Đó là cách tiếp cận hiện đại và là một giải pháp có thể tăng hiệu suất làm việc của giáo viên và các phòng học.
    - Áp dụng hệ thống đào tạo theo tín chỉ học phần. Biện pháp này cho phép người học tự sắp xếp thời gian đào tạo của mình mà không cần phải tập trung vào một số năm nhất định. Biện pháp này còn cho phép tạo ra sự liên thông giữa những trường thuộc cùng nhóm ngành và do đó cho phép ngưòi học có thể học một vài chuyên ngành trong một thời gian tương đối ngắn, vì không phải học lại những môn học chung.
    - Đối với những lớp học tập trung, có thể giãn khoảng cách đào tạo, nghĩa là cho phép người học có những quãng nghỉ tương đối dài giữa các học kỳ hay năm học, thậm chí có thể nghỉ hẳn một năm học để đi thực tập hay làm việc nhằm thu thập kinh nghiệm. Với cách làm này, học viên có thể tốt nghiệp và bắt đầu đi làm muộn hơn, nhưng có nhiều kinh nghiệm thực tiễn hưon và điều quan trọng là không cần tốt nghiệp đại học hay cao đẳng cùng một lúc và do đó, không tạo nên sức ép đối với việc làm tại một thời điểm nào đó.
    - Tăng cường các hình thức đào tạo khác như đào tạo bán tập trung, đào tạo từ xa, đào tạo tại chức và cho phép mở thêm các trường tư thục cũng như các trường liên doanh với nước ngoài. Những hình thức đào tạo này hiện đã được áp dụng nhưng quy mô còn hạn chế và cách làm hiện nay chưa tạo được niềm tin của xã hội, vì còn có sự khác biệt về nội dung chương trình đào tạo, về yêu cầu và có phân biệt đối xử về mặt văn bằng.
    Một số biện pháp chủ yếu trên đây đã được các hội đồng liên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo bàn tới từ những năm đầu của thập niên 90 (bản thân người viết bài này đã được tham dự các cuộc họp của một hội đồng liên ngành) và cũng đã đưa ra được một số giải pháp tốt, nhưng không hiểu vì lí do gì, những giải pháp khoa học và hiện đại đó đã không được thực hiện hoặc chỉ thực hiện một cách chắp vá.

    (còn nữa)

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  3. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Điều quan trọng nhất để thực hiện thành công các biện pháp trên đây và cũng có nghĩa là thực hiện thành công việc mở rộng quy mô đào tạo trong hoàn cảnh của nước ta là: thống nhất văn bằng. Hiện chúng ta có quá nhiêu loại văn bằng cho cùng một chuyên ngành đào tạo. Chính sự phân biệt đối xử giữa các loại văn bằng như chính quy/không chính quy, công lập/dân lập, văn bằng một/văn bằng hai... đã khiến cho đa số học sinh tốt nghiệp phổ thông đều muốn thi vào hệ chính quy vốn được coi là có giá nhất. Sự phân biệt đối xử này thực chất đã tạo cơ hội cho việc tung ra những loại văn bằng ?orởm?, vì người ta chỉ chú ý vào hệ chính quy còn các hệ đào tạo khác thì bị cắt xén về nội dung, thời gian, hạ thấp yêu cầu và không ít trường hợp được coi là ?ochùm khế ngọt? của nhà trường và giáo viên, để họ tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Cách tiếp cận này mang tặng tư tưởng của một chế độ tem phiếu với sự phân biệt các loại bìa A, B, C... Văn bằng của một chuyên ngành nào đó phải là bằng chứng về sự hoàn thành một tập hợp các yêu cầu chuyên môn đã được xác định cho chuyên ngành đó. Văn bằng của một trường nào đó chỉ có thể phản ánh kết quả đào tạo của bản thân trường đó, chúng không thể phản ánh cách thức đào tạo của trường đó. Vì vậy, các trường cần phải cấp một loại văn bằng mà thôi: bằng tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo của trường, chứ không có văn bằng phân biệt loại hình đào tạo. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể thực hiện được việc mở rộng quy mô đào tạo mà vẫn bảo đảm được chất lượng đào tạo. Việc còn lại là các trường cần phải xác định cho được những yêu cầu chất lượng để kiểm soát chặt chẽ đầu ra.
    Chắc chắn sẽ có người lo ngại rằng một số khoa và một số trường sẽ có quá đông sinh viên trong khi một số khoa khác hay trường khác sẽ không có đủ sinh viên. Điều đó sẽ không xảy ra, nếu các trường tuyển sinh theo một hệ thống các chỉ báo (trong đó kiến thức phổ thông chỉ là một chỉ báo) để xác định chính xác năng lực của các thí sinh và sau đó kiểm soát chặt chẽ đầu ra. Nếu không có đủ năng lực theo học một chuyên ngành nào đó thì tự sinh viên sẽ phải chuyển sang một chuyên ngành đào tạo khác phù hợp hơn. Nếu ở lại, anh ta có thể sẽ không bao giờ tốt nghiệp được đại học. Còn một chuyên ngành nào đó có đông người học hay không sẽ còn tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường lao động. Cơ hội tìm kiếm việc làm hoặc cơ hội khởi đầu doanh nghiệp sẽ điều tiết đầu vào của các trường đại học.

    (còn nữa)

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  4. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    4.THAY LỜI KẾT
    Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta đang xảy ra một nghịch lý: Là một nước thuộc loại nghèo nhất thế giới, chúng ta đang có hàng nghìn sinh viên tự túc du học ở nước ngoài. Họ là những con nhà giàu có chăng? Chỉ đúng một phần. Có nhiều bậc cha mẹ đã và đang thế chấp nhà cửa, vay tiền và sống đạm bạc để cho con đi du học. Tại sao? Vì họ có nhu cầu cho con học đại học và thực tế con cái họ có khả năng học đại học ở nước ngoài. Nhưng ở ta, họ không được chấp nhận. Cái qui trình đi du học của nhiều người diễn ra như sau:
    Thi đại học trượt --> Thi lại --> Thi lại trượt --> Đi du học
    Điều đó cho thấy, đi du học đối với họ không phải là sự lựa chọn mà là sự bắt buộc. Nếu mỗi sinh viên đi du học tự túc ở nước ngoài phải chi mỗi năm 10.000 đô la Mỹ thì số ngoại tệ của đất nước ta chảy ra ngoài hàng năm lên tới hàng chục triệu đô la Mỹ. Số tiền đó thật là đáng quý đối với một nước nghèo như nước ta. Nó có thể sẽ cao hơn số tiền ngân sách mà nhà nước chi cho ngành giáo dục và đào tạo. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ tới việc khai thác lực lượng này. Liên kết, liên doanh đào tạo với nước ngoài sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên và hạn chế sự chảy máu ngoại tệ. Và có lẽ, điều còn quan trọng hơn, đây sẽ là hướng đi để chúng ta có thể khắc phục được nguy cơ tụt hậu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hiện tượng du học tự túc liệu có khiến cho những ai có trách nhiệm phải trăn trở để đi tới một quyết định đúng đắn về công tác tuyển sinh đại học và cao đẳng hay không? Một quyết định vừa để trả lại sự công bằng cho hàng triệu thanh niên đang bị thiệt thòi vừa để thực hiện quyết sách lớn của Đảng ta, Nhà nước ta và Nhân dân ta là: Trí thức hóa dân tộc.
    TS. LÊ ĐÌNH TƯ


    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  5. bebisieuquay

    bebisieuquay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài của Away:
    Tôi vừa đọc được một câu thế này: ?oNếu con người không có một lý tưởng thì họ sẽ theo bất cứ cái gì?. Tôi coi lý tưởng của tôi là ?olàm cho con người đỡ khổ để họ làm cho mình đỡ khổ? (vì phải chứng kiến nỗi khổ của họ hoặc phải tiếp nhận những hậu quả mà vì khổ quá con người gây ra).
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Khi con người bắt đầu có niềm tin, người ta sẽ tìm ra lý tưởng sống cho mình. Cái này thì quá rõ ràng rồi. Con người khi đã có một niềm tin rồi thì người ta bắt đầu nhận thấy những gì xung quanh mình có đáng để người ta tin tưởng hay không. Người ta nói lý tưởng sống cũng là một tôn giáo của con người. Một người có thể không có tôn giáo nhưng không thể không có lý tưởng.Chúng ta sống trên đời nhiều khi cũng chỉ có 2 cái mục đích lớn nhất : Sống và duy trì nòi giống. Cũng không lạ lắm khi đưa ra điều này đúng không ? Nhưng vì 2 mục tiêu đó mà đã sản sinh ra xã hội loài người. Và chính cái xã hội loài người lại chi phối trở lại 2 mục đích của chúng ta.Vậy là phương tiện lại chi phối chính chủ của phương tiện. Vì xã hội chi phối con người bằng nhiều phương thức khác nhau. Mục đích sống của con người theo đó cũng biến thái theo mặc dù vẫn tuân thủ 2 mục đích chính đó.
    Một người khi sinh ra, lớn lên, nhận thức được cuộc sống xung quanh mình thì cái ảnh hưởng lớn nhất chính là môi trường sống. Cũng không thừa khi nhắc lại câu nói này. " Nhân chi sơ vốn bản thiện" . Có nhiều tầng lớp xã hội như hiện nay cũng do nhận thức của con người được giới hạn như thế mà thôi. Khi con người nhận thức được nhiều hơn, người ta lại vươn tới cái xa hơn nữa. Đó chính là sự hình thành của lý tưởng sống của con người.
    Một người thanh niên có ham muốn trở thành một nhà doanh nghiệp thành đạt. Khi đạt được điều đó rồi, chàng ta sẽ vươn xa hơn, chẳng hạn như mở rộng công ty của anh ta ra khắp nơi. ...v.v. Đó chính là mục đích sống được mở rộng ra.
    Điều mà tôi muốn nói là, dù như thế nào thì cũng quy về một mối mà thôi. Nhiều khi cái mục đích sống được mở ra nhằm thoả mãn nhu cầu tâm lý. Trên thế giới hiện nay, con người đều đang xem trọng đồng tiền. Nhưng thực chất của giá trị đồng tiền hiện nay- theo bản thân tôi- đều phục vụ cho nhu cầu tâm lý của con người.
    ( Hôm nay tạm thời chỉ nói về mục đích sống của con người. Chưa có thời gian để nói tiếp , thân ái )
    Angleoflife
    Xứ Nghệ yêu thương
    http://ttvnol.com/forum/f_274
    Được bebisieuquay sửa chữa / chuyển vào 17:46 ngày 14/06/2003
  6. baphicr

    baphicr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    469
    Đã được thích:
    0
    Hay lắm, kính bác 5 sao
    Xanh kia thăm thẳm từng trên
    Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
  7. bongtoithienduong

    bongtoithienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta đã sử dụng không những chủ nghĩa Mác-Lê mà còn cả "mác" và "lê" từ lâu rồi. Kết quả thì ai cũng rõ.
  8. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    trích từ http://ttvnol.com/forum/t_157656/2a?0.5357577
    Những người tốt, trong tim họ, trong não họ, trong những biểu hiện cơ thể họ sẽ phát ra một sóng năng lượng ấm áp, thân thiện và giàu sức thuyết phục. Sóng năng lượng ấy sẽ lan toả gần hay xa là tuỳ thuộc đức hy sinh của họ. Bất cứ người nào còn có thiên lương sẽ cảm nhận được năng lượng ấy. Và cái thiên lương càng mạnh thì người ta sẽ càng cảm thấy dễ chịu khi ở bên những người tốt. Ðó có thể coi là giác quan thứ sáu của con người.
    Bên cạnh đó, có những người tin mù quáng vào số phận, mệnh trời hoặc khả năng mà bản thân không có. Và cũng như đối với bất cứ niềm tin nào, con người cũng cố tình hay vô thức "sưu tập" thêm nhiều niềm tin như vậy. Khi sự cuồng tín đã ăn sâu vào bộ não, bộ não họ cũng phát ra một loại sóng năng lượng.
    Nhưng loại sóng này làm giảm khả năng đề kháng và bản năng sinh tồn của con người hoặc biến bản năng con người thành bản năng động vật. Cái đó gọi là một trong những loại "tự kỷ ám thị trầm trọng" hay nói đơn giản hơn là một trong những trạng thái ám ảnh bệnh hoạn. Ðôi khi, nếu những ám ảnh ấy là của đông đảo con người thì chúng sẽ tạo nên một sự cộng hưởng sóng khủng khiếp. Khủng khiếp đến nỗi chúng tạo ra được những "ma quỉ" đe dọa, mê hoặc những người có cùng loại sóng ấy. Và trong những người bệnh hoạn như vậy, có kẻ khăng khăng đã nhìn thấy ma quỉ là điều dễ hiểu.
    Và tại sao người xấu hay phải chịu quả báo? Vì họ đi ngược lại bản chất tự nhiên của con người. Ðơn giản vậy thôi.

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  9. MIG2000

    MIG2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Away chỉ là một anh tiểu tư sản choáng váng trước những thay đổi nhanh chóng của xã hội . Cậu ấy không thích nghi được với hoàn cảnh như bao nhiêu người khác trong tầng lớp của mình . Càng sống Away sẽ càng ghê tởm tính chất philistine , ti tiện , cơ hội chủ nghĩa , cá nhân chủ nghĩa trong môi trường xã hội mà mình đang ngụp lặn . Tầm mắt Away chỉ hạn chế trong lớp người mà mình xuất thân . Bế tắc là phải ! Sống trong một môi trường như vậy mà lại suy nghĩ kiểu Away thì chắc chắn ngày càng bế tắc . Các bạn cứ đọc thơ Away đi , các bạn sẽ thấy cậu ấy nói lên sự bế tắc của mình rất chân thật .
  10. MIG2000

    MIG2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi là một quan chức ngồi ở một vị trí béo bở thì chắc chắn tôi không muốn sự đời thay đổi rồi . Nếu có thay đổi thì điều tôi mong muốn là leo lên một chức vụ cao hơn , béo bở hơn . Nhưng giả dụ tôi là một anh công nhân phải làm việc 10 - 14 tiếng đồng hồ một ngày , lương chỉ đủ ăn ngày hai bữa đạm bạc lại phải sống trong khu ổ chuột tồi tàn . Không những vậy tôi còn có thể bị tay chủ coi khinh , bị nó tìm đủ mọi cách trừ tiền lương , bị nó quỵt tiền bảo hiểm xã hội và lại còn có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào nếu dám manh nha tư tưởng phản kháng . Lúc đó chắn chắn tôi muốn đảo lộn toàn bộ cái trật tự xã hội bất công mà tôi phải chịu đựng hay ít nhất cũng phải làm vài cuộc bãi công để cải thiện điều kiện sống , điều kiện làm việc của mình ; để xả bớt bao nhiêu bất mãn tích tụ trong lòng bấy lâu nay . Vậy đấy , người công nhân có thể đoàn kết ông chủ của mình hay với tay quan chức nọ vì một mục tiêu xã hội chung không ? Họ có thể yêu thương nhau không ? Tôi không hiểu đầu óc cậu bé Away này có tỉnh táo hay không mà lại không thấy hiện thực rõ như ban ngày đó . Rõ ràng Away đang nhắm mắt trước hiện thực để bảo vệ những ảo tưởng của mình . Xã hội đã phân hoá . Sự phân hoá đó sẽ ngày càng sâu sắc , ngày càng dữ dội hơn cho đến một lúc nào đó nó được đánh dấu bằng sự sụp đổ của thượng tầng xã hội cũ . Đừng bao giờ chối từ hiện thức đó .
    Xã hội có thể thủ tiêu mâu thuẫn được không ? Làm sao có thể làm được điều này khi nó là cơ sở để nền sản xuất tồn tại , là động lực phát triển của xã hội . Các bạn thử tự suy nghĩ xem , nếu một tay tư sản không bóc lột công nhân thì lấy gì để nó tích luỹ phát triển sản xuất ? Còn công nhân , nếu họ không đấu tranh với đám tư sản thì liệu chúng có chịu cải thiện điều kiện sống của họ không ? Nếu quần chúng không dám đấu tranh thì liệu đám quan chức có chịu thôi cái trò ăn cắp và phung phí của cải xã hội không ? Các bạn hãy tìm hiểu lịch sử các nước phát triển xem người ta đã trải qua biết bao nhiêu cuộc biểu tình , bãi công , bao nhiêu cuộc khủng hoảng kinh tế để đạt đến mức phát triển như ngày hôm nay . Mọi người nên nhớ rằng không có bất cứ một tiến bộ xã hội nào từ trên trời rơi xuống cả . Tất cả đều là kết quả của những cuộc đấu tranh giữa các lực lượng xã hội đối lập nhau . ( Khi bàn luận các vấn đề xã hội , các bạn cũng nên có một chút kiến thức lịch sử . Tìm hiểu một chút về lịch sử thế giới đi các vị ! ) . Chính vì thế Mác hoàn toàn đúng khi nói rằng " Mâu thuẫn giai cấp là động lực phát triển của xã hội " . Chỉ có những tên Philistine cơ hội và hèn nhát , những người hài lòng với thực tại, những kẻ muốn bảo vệ trật tự hiện hành mới không đủ khả năng thừa nhận và cũng không muốn thừa nhận điều đó . Nhưng những hạng người này không phải là quần chúng lao động . Các bạn cần dẫn chứng không ? Trong khi tôi viết những lời này , hàng chục vạn người lao động Pháp đang xuống đường biểu tình vì quyền lợi của mình đấy . ( Nước Pháp thật đẹp vì tinh thần dân chủ và truyền thống cách mạng của nó . Tôi yêu nước Pháp ) .Tiếc thay , còn lâu lực lượng lao động Việt Nam mới đủ khả năng và phẩm chất để làm một việc hết sức bình thường như vậy . Nhưng các bạn đừng tưởng ở Việt Nam không có những cuộc bãi công ở quy mô nhà máy . Những cuộc bãi công loại này hiện rất phổ biến ở các khu công nghiệp Việt Nam .
    Bây giờ xin trở lại nói về Away . Nhiều lúc tôi tự hỏi Away có phải là một người tiến bộ không ? Để đánh giá xem Away có phải là một người tiến bộ hay không , tôi xin hỏi :
    Away biết gì về cuộc sống của hàng triệu người lao động đang vùi đầu bên máy móc , đang lăn lóc trên đồng ruộng . Away có hiểu ước mơ , nguyện vọng và cả sự hằn học của họ không ? Away có đủ can đảm để thừa nhận xã hội đã thay đổi , người ta không thể quay về với trạng thái thống nhất ý chí tương đối giữa các tầng lớp mà hoàn cảnh chiến tranh đã tạo ra ? Away có đủ sức bắt kịp hiện thực thời đại không ? Away có thấy được những mâu thuẫn xã hội không ? Away có dám vượt qua những thiên kiến chính trị mà người ta đã gieo vào đầu óc cậu ấy để thừa nhận sự thật xã hội không ? Away có thấy được những mối quan hệ giữa người và người trong nhà máy , ở nông thôn ,trong công sở không ?
    Chưa bao giờ cậu Away đạt được những điều này . Vì thế tôi không thể đánh giá cậu ấy là con người của nhân dân lao động , viết vì sự tiến bộ của nhân dân. Tôi không thể coi cậu ấy là một người tiến bộ . Away còn lâu mới trở thành một nghệ sĩ chân chính và tiến bộ . Những thứ Away viết chỉ là ảo tưởng của một anh chàng tiểu tư sản nhạy cảm với những vấn đề đạo đức , ngây thơ chính trị , tiếc nuối quá khứ chứ chẳng có một chút ích lợi gì cho quần chúng đang phải hàng ngày vật lộn để tồn tại . Away có phản ánh một chút gì về con người và cuộc sống của quần chúng không ? Nó có phản ánh được những mâu thuẫn , những nỗi bức bách mà một người trưởng thành phải đối mặt hàng ngày ? Ngay cả hiện thực của lớp người mà Away xuất thân , cậu ấy đã phản ánh được bao nhiêu ? Bản thân Away còn chưa nhận thức được hết tính chất của lớp người mà mình xuất thân , chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các tầng lớp xã hội . Hiện thực xã hội , mối quan hệ giữa người và người , Away hiểu được bao nhiêu ?
    Nói tóm lại , còn lâu Away mới là một người tiến bộ . Hiện giờ tư tưởng của cậu ấy là một thứ ảo tưởng ********* mà người ta đã từng gặp nhiều lần trong lịch sử các nước phương Tây . Những thứ tư tưởng loại này thường phát sinh từ các tầng lớp trung gian muốn sống trong xã hội tốt đẹp hơn nhưng lại không có năng lực hành động thực tế . Nếu nó được phổ biến trong nhân dân thì nó chỉ kiềm hãm khả năng hành động vì tiến bộ xã hội của họ chứ chẳng bao giờ góp phần giải quyết được bất cứ một vấn đề nào cả . Mà tôi đố Away làm cho xã hội chấp nhận tư tưởng của cậu ấy . Chỉ có những cô bé , cậu bé có hoàn cảnh xuất thân giống Away , cũng nông cạn và thiếu vốn sống như Away mới đi cổ vũ cậu ấy . Đáng tiếc , Away thích nghe những lời này hơn là những lời chứa đựng sự thật và chân lý . Mà những cô cậu bé này thì làm được gì ? Khi trưởng thành , họ có đủ khả năng và can đảm hành động vì tiến bộ xã hội không ? Away thật ngốc nghếch khi đi thuyết phục những kẻ philistine no đủ cải tạo xã hội . Chính vì thế tôi mới khuyên cậu ấy tìm cách xuất bản thơ của mình . Vậy mà cậu ấy nào có nghe cho .
    Away chỉ là một cậu bé cố chấp , không một chút cầu thị . Bởi vậy cậu ấy rất khó chịu với những lời phê bình cho dù luôn giả vờ tỏ vẻ ta đây là người tôn trọng ý kiến của người khác . Chính Away đang tích tụ những nhân tố tiêu cực để đến một lúc nào đó nó sẽ tiêu diệt những thiên hướng tốt đẹp trong con người cậu ấy . Cậu ấy sẽ tự rời bỏ những vấn đề xã hội để đi tìm một ảo ảnh nào đó . Đó là điều làm tôi cảm thấy tiếc cho cậu bé này nhất . Nếu cậu ấy chịu từ bỏ những sai lầm của mình , chịu thoát ra khỏi môi trường sống chật hẹp để lao vào cuộc sống rộng lớn , tìm hiểu nó , chiêm nghiệm nó thì chắc chắn trong tương lai cậu ấy còn tiến xa hơn nữa . Ngược lại , cậu ấy tự bóp nghẹt những tính chất tốt đẹp tiềm tàng trong con người mình . Tất cả tuỳ vào sự lựa chọn của cậu ấy thôi .

Chia sẻ trang này