1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tagor

    Tagor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bao tâm huyết cảu Away dồn vào đây, bao công sức của cậu ấy để phân tích, lý giải và minh chứng cho sự tồn tại khái niêm gọi là " Nhận thức khả năng tự nhận thức", đồng nghĩa với việc khẳng định khả khả năng đó của chính mình. Vậy mà Mic2000 hỏi một loạt câu hỏi như vậy có khác gì phủ định cậu ta?! Liệu có hơi tàn nhẫn không, mặc dù có cơ sở?
  2. nhactruong

    nhactruong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    1.325
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên nếu mong cầu hướng VN tới một xã hội toàn những con người hoàn hảo như thế là điều không tưởng , nhưng mọi người có thấy rằng : tự đánh giá và nâng cao nhận thức của bản thân cũng là điều rất tốt .
    xin em giữ mãi kỉ niệm bông hồng thuỷ tinh

    ID:nmdvietnam
  3. WestgirlNart

    WestgirlNart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Nghe chừng anh MIG "rộng lớn", "bao la", ""CAO CẢ"" quá, hichic
    Anh thuyết giáo có vẻ hay quá, hiểu biết quá, cũng không đến nỗi kém thuyết phục.
    Nhưng mà.. tư tưởng thì là vậy, còn thực tế thế nào ạ? Em chưa hiểu...
    Anh có phản ánh được những gì anh bắt Away thụ cảm ko? Anh hiểu cái thực trạng xã hội này chứ? Thế anh ngồi đó làm gì vậy? Ngồi nói cho cái lũ lít nhít kém nhận thức này mở mắt ra, cho chúng nó hết mơ, hết mộng, hết mong ước những cái đẹp cao xa? Em không hiểu...
    Anh và Away có khác nhau không? Chắc là nhiều lắm? Nhưng mà thực chất thì cái khác có là bao.. Em không rõ lắm...
    To love is to admire with heart
    To admire is to love with mind...
  4. oho

    oho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Em thì em thấy thế này. Thật sự thì ở đây, quan điểm nhận thức của mỗi người khác nhau. Chúng ta nhận thức được nhận thức của mình theo từng suy nghĩ. Vì thế nên với nhiều người, tư tưởng của away chưa phải là tư tưởng đúng. Em thiết nghĩ, cái chúng ta đưa vào đây không phải là để xây dựng một quan niệm triết học mới mà là cách nhìn nhận mà thôi. Chúng ta nên tiếp thu và thảo luận theo đúng chiều hướng của nó. Tức là chỉ thảo luận. Đừng phản bác tất cả những công sức mà away đã bỏ ra để cho chúng ta hiểu thêm thế nào là khả năng nhận thức của chúng ta. Thân ái!!!!!!!!!!!!!!
    Không ai có thể tắm một lần trên cùng một dòng sông.
  5. 1001Nights

    1001Nights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
  6. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    tôi thì nghĩ hơi khác về away một chút !
    nói các bạn thông cảm ! away vào đây không phải để thảo luận ,tôi nghĩ away vào đây để vẽ chữ thì đúng hơn ,vậy thì cái nhận thức và khả năng tự nhận thức này là gì ?
    một kẻ nhiều tiền và không biết tiêu vào một cái gì ? như những công tử bạc liêu hồi trước- nhóm bếp nấu chè vậy !
    kẻ luôn đòi hỏi quyền thành viên
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    MIG2000,
    Cậu dùng hai từ ?omâu thuẫn? theo nghĩa quá hạn hẹp là bất công, là ghét nhau giữa các giai cấp... Chủ nghĩa Mác-Lênin muốn xây dựng xã hội XHCN theo nghĩa tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh, giảm thiểu bóc lột... theo sự suy diễn của cậu thì hóa ra những nhà tư tưởng lớn đó đều là những anh tiểu tư sản lãng mạn rởm, đi ngược với những điều chính bản thân họ nói hay sao?
    Cậu thử nghĩ lại xem các cuộc cánh mạng giai cấp đã phải trả giá bằng bao nhiêu máu? Để cho một cái gọi là hòa bình ngày nay đấy. Cho chúng ta giảm bớt những hận thù tầng lớp trong đầu, cho nhiều cơm ăn áo mặc hơn để tuổi thọ bình quân tăng từ dưới 50 lên trên 70. Theo cái suy diễn của cậu thì đổ máu còn đến bao giờ? Cứ người nghèo đạp đổ người giàu ngoi lên thành giàu và lại bóc lột và lại bị đạp đổ? Tất nhiên, sẽ có những sự sụp đổ, những sự thay thế cần thiết. Nhưng chúng ta, ở thời điểm này khi thông tin được truyền tải nhanh chóng, dễ dàng, nhận thức tăng dần có khả năng đổ mồ hôi để tìm hạnh phúc hơn là đổ máu. Nếu chúng ta muốn và dám sống.
    ?oHạnh phúc là đấu tranh? hay ?oMâu thuẫn là động lực của sự phát triển? là những chân lý. Muốn đạt đến sự phát triển, phát giải quyết được mâu thuẫn. Muốn giải quyết được mâu thuẫn thì phải đấu tranh. Muốn đấu tranh thành công thì phải đoàn kết. Muốn đoàn kết tốt thì phải nhận thức tốt vai trò của sự đoàn kết và những nguy cơ đe dọa sự đoàn kết. Tôi muốn hỏi cậu, trong xã hội nhiều cái đeo mặt nạ này, gặp 10 người, cậu có thể phân loại họ ra ai là tư sản, ai là vô sản để chia ranh giới chiến đấu không? Có một điều đơn giản mà cậu không hiểu nổi hoặc cố tình không hiểu: Giàu bằng con đường chân chính thì đâu có tội gì. Hơn nữa, dân giàu là nước mạnh. Chỉ có hạng làm giàu bất chính, hoặc bóc lột, hợm của thì ngoài bản thân họ, ai chẳng ghét.
    Tôi thấy cậu bê nguyên si những lí luận trong triết học Mác-Lênin ra để dạy tôi, tôi cảm ơn. Nhưng mong cậu hiểu cho rằng, tình hình lịch sử đã có ít nhiều thay đổi. Hơn nữa, người linh hoạt phải biết đặt nó vào một hoàn cảnh cụ thể. Tôi thấy cậu có tư tưởng phân chia, kỳ thị rất đáng sợ, đó là mầm mống của chia rẽ hơn là đoàn kết. Khi đấu tranh, càng phân chia giới tuyến, càng lắm kẻ thù. Tư sản hay vô sản, họ đều là con người. Không phải vô cớ mà trong kháng chiến chống Pháp, người ta phân tư sản thành tư sản dân tộc và tư sản mại bản, và coi nhà tư sản Bạch Thái Bưởi là yêu nước khi ông ta cống hiến tài sản cho cuộc kháng chiến. Và Bác Hồ đã hết sức sáng suốt khi biết đoàn kết, tận dụng tất cả các lực lượng xã hội để chống giặc mà không phân biệt tư sản hay vô sản mặc dù lúc đó nhiều chí sỹ yêu nước có xu hướng coi tư sản là kẻ thù không đội trời chung.
    Người sáng suốt không thể trân trọng một tên nát rượu nghèo đói, lười lao động hơn một giám đốc chăm chỉ làm việc suốt ngày xây được biệt thự, chỉ vì một bên là vô sản và một bên là tư sản. Vấn đề ở thời buổi này là ở chỗ, cái thiện phải được tập trung để chống lại cái ác. Và chúng ta phải nhận ra được ai là bạn, ai là thù. Thiện, ác nghe thì có vẻ rất chung chung nhưng đó mới là cái đánh giá để con người khỏi đánh nhầm nhau chỉ vì những cái tên như ?otư sản? và ?ovô sản?. Tư sản có tư sản thiện và tư sản ác, vô sản có vô sản thiện và vô sản ác. Đấy là nếu cậu muốn phân chia theo kiểu giàu là tư sản, nghèo là vô sản. Có những sự phân chia, những cách lý luận của cậu đúng vào thời điểm cách đây vài chục năm và với hiện trạng của nước... Pháp thời đó. Cũng có thể chúng ta hiện nay có những điểm giống nước Pháp lạc hậu cách đây vài chục năm. Thử đi tiếp xem sao...
    Thời buổi này, ở tầm ?ovĩ mô? hoặc ?ovi mô? gì đó, chúng ta trước tiên là phải chống tham nhũng, thứ hai là cửa quyền, thứ ba là thủ tục loằng ngoằng. Xin thưa với cậu là ?otư sản? hay ?ovô sản? ngày nay ở đất nước ta đều chịu nỗi khổ của ba thứ bệnh rành rành này. Nó là đầu mối của sự tiêu hao thời gian, sức lực, tiền của để phát triển đất nước, xã hội. Và những thứ mất mát này không hẳn là vào miệng ?otư sản? hay ?ovô sản?! Những vấn nạn đó là kẻ thù chung của toàn xã hội và ngoại trừ những kẻ tham nhũng, cửa quyền, lề thói thì ai cũng muốn chống. Xã hội chúng ta, ?otư sản? hay ?ovô sản? thì đều phải nghe lời... nhà nước. Xây dựng một nhà nước trong sạch bằng cách đoàn kết đấu tranh chống những thứ tiêu cực thì tư sản hay vô sản sẽ đều được ?odạy dỗ, chăm sóc, quản lí? tốt và đều sướng lên cả.
    Ở thời đại này, đang có xu thế toàn cầu hóa, mở rộng thông tin, cải thiện đời sống. Cậu đưa ra cái ví dụ ?oNhưng giả dụ tôi là một anh công nhân phải làm việc 10 - 14 tiếng đồng hồ một ngày, lương chỉ đủ ăn ngày hai bữa đạm bạc lại phải sống trong khu ổ chuột tồi tàn...? thì xin cậu làm ơn chỉ ra bằng chứng cụ thể nếu cậu muốn phản ánh đó là tình trạng chung của những người công nhân trong xã hội Việt Nam hiện nay. Cái tình trạng này thì tôi đọc thấy ở hồi trước cách mạng vô sản Pháp cách đây vài chục năm rồi, và không thấy nó là hiện trạng chung của xã hội Việt Nam bây giờ (mặc dù biết khá ít ỏi là những nỗi khổ như thế và hơn thế cũng có thể diễn ra ở những vùng mỏ tư nhân). Nếu nó nổi cộm thì xin cậu chỉ ra cho một kẻ thiếu thực tế như tôi mở rộng tầm mắt. Còn phần tiếp theo cậu viết: ?oKhông những vậy tôi còn có thể bị tay chủ coi khinh , bị nó tìm đủ mọi cách trừ tiền lương, bị nó quỵt tiền bảo hiểm xã hội và lại còn có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào nếu dám manh nha tư tưởng phản kháng?. Đấy là nhiệm vụ đấu tranh của công đoàn nếu muốn đảm bảo quyền lợi. Còn anh chịu cực, đi làm về trút giận lên đầu vợ con, đồng nghiệp lừa lọc nhau, ai lo phận nấy... thì chính anh đánh mất sự đoàn kết và sức phản kháng cũng như cơ hội phản kháng của mình. Vậy nên, anh phải đủ tri thức để nhận thức việc mình cần làm và làm thế nào.
    Xã hội trước đây, người ta nhận thức cảm tính là nhiều, không có nhiều suy luận, thấy khổ, tưởng là do máy móc nên đập phá máy móc, khi được giác ngộ thì mới thấy là do tư sản bóc lột mình. Bây giờ, tại sao không thử tìm xem nguyên nhân sâu xa là cái gì đang làm mình bị bóc lột. Nước Việt Nam là một trong những nước mà tỷ lệ người hài lòng về đất nước cao nhất thế giới. Hài lòng với cả những cái không được phép hài lòng. Đặc biệt là việc hài lòng về nhận thức của mình. Trong khi nhận thức là một vũ khí lớn để ?ođấu tranh? trong hòa bình. Nhiều người, đặc biệt là người lao động chân tay, còn nhận thức quá cảm tính, nghĩa là chủ quan, suy nghĩ theo cảm giác. Những người đó rất thiếu nhận thức lý tính (suy luận, cân nhắc...). Nhưng có những người nhận thức quá lý tính nghĩa là chỉ dựa trên những cơ sở lý thuyết, lý luận của người khác để đem cái chung chung áp dụng cho những trường hợp cần cụ thể. Mà lý thuyết thì khó có thể hoàn hảo và còn đòi hỏi người ứng dụng còn phải có một khả năng linh hoạt trong nhìn nhận. Thực chất, những người quá lý tính sẽ dần dần tự tin vào nhận thức của mình quá mức và dần dần biến cái lý tính đó thành cảm tính. Họ tuyệt đối hóa nhận thức của mình và niềm tự tin về nhận thức ấy cho phép họ nhận định về một sự việc mà không cần đào sâu suy nghĩ. Mặc dù, có thể cái nền tảng lý tính ấy không vững. Cậu là một ví dụ. Và tôi thấy không ít người như cậu.
    Từ những gì tôi viết cậu có thể suy ra tôi muốn ?oông chủ và nhân công yêu thương nhau? cũng đúng thôi. Nhưng cậu lại suy ra có một chiều là tôi ?okêu gọi? nhân công phải yêu thương kẻ bóc lột mình hay ông chủ phải chịu khó bỏ quyền lợi để chia cho nhân công để là người có đạo đức. Cái đó cậu nhầm. Tôi chỉ muốn chỉ ra một điều dễ hiểu rằng, cộng sinh sẽ giúp phát triển tốt hơn: Nếu ông chủ biết cách làm lợi cho cả hai, ông ăn 7 thì cho người ta ăn 3 để đủ sống và thỏa mãn một số nhu cầu cao hơn, thì đó là sự phát triển lâu bền, có tầm nhìn xa trông rộng. Khi đã được thỏa mãn tương đối, nếu anh công nhân vẫn nghĩ mình bị bóc lột thì chịu khó mà vươn lên làm ông chủ. Cậu có thể thấy, Bill Gate cũng làm thế. Mặc dù những phần mềm mà những kỹ sư làm ra giá trị hơn nhiều lần lương của họ nhưng họ được trả đủ sống, thậm chí thừa sống và được tôn trọng. Và thế là họ hài lòng mặc dù Bill Gate đã ?oẵm gọn? không ít những ?ogiá trị thặng dư?. Còn một ông chủ bóc lột no nê để nhân công đói rách thì chẳng khác nào ông ta đào cho mình sẵn một cái mồ của sự lật đổ như cậu nói.
    Tôi thấy có một mâu thuẫn lớn trong cách phát biểu của cậu: Cậu cho rằng away là một anh tiểu tư sản lãng mạn định đem lòng yêu thương ra để đấu tranh giành hạnh phúc cho loài người, muốn đoàn kết ?otư sản? và ?ovô sản? để... tình yêu thương bao la rộng lớn lan tràn. Bên cạnh đó, cậu lại khẳng định away bế tắc vì căm ghét ?otầng lớp sinh ra cậu ấy? (theo ý cậu là tầng lớp ?otư sản?). Kẻ biết yêu thương thì không căm ghét chung chung và nếu là kẻ căm ghét thì không muốn đoàn kết đâu cậu ạ.
    Tôi muốn nói thêm một chút là tôi không dư cảm xúc để ?ocáu giận, bực bội? vì những điều cậu viết. Sự thật thì phải tiếp thu dù nó có tàn nhẫn hay không. Tôi vẫn muốn tranh luận và thẳng thắn phê bình các luận điểm của cậu vì thấy có không ít những suy nghĩ đại diện cho một lớp người không phải ít ỏi. Đó là những người có không ít suy nghĩ mang tàn tích kiểu phong kiến (cứng nhắc, áp đặt và trịch thượng) nhưng cho mình là vô sản và cho mình quyền đặt tên người khác là tư sản. Tôi không rõ cậu là người thế nào nhưng có nhiều kẻ đang đeo những cái mặt nạ như thế để mưu đồ tiêu cực. Mặc dù không rõ cậu là người thế nào nhưng thật tình thì tôi hoàn toàn không nghĩ cậu là người có âm mưu trong những điều mình viết. Nhưng tôi sợ cái cậu viết nó vô tình làm lợi cho những kẻ có âm mưu. Tôi rất ghét những kẻ đó cũng như tôi rất ghét những kẻ nấp sau cái mặt nạ yêu thương để quảng bá, vơ vét cho những thứ tôn giáo sai lệch làm mụ mị con người hoặc lợi dụng hai chữ ?ođấu tranh? để lật đổ chế độ A, tạo nên chế độ B tàn khốc hơn, gian ác hơn. Cái việc tôi làm chính muốn vạch rõ bản chất của các lý thuyết, cái nào thực sự đúng, thực sự cần cho con người. Và như thế cũng là đấu tranh với những sự ngộ nhận, đặc biệt là những sự ngộ nhận về khả năng nhận thức của mình.
    Cơ sở của triết học Mác-Lênin là tính biện chứng. Cuốn sách tôi viết nó đã là cuốn sách tôi viết đến nửa năm trước. Có thể nó còn đúng đến bây giờ hoặc không còn phù hợp nữa. Và tôi quan niệm nó như một thực thể phải tự nuôi sống mình bằng chính tấm lòng của con người. Tôi còn phải dành thời gian cho việc khác hơn là nấn ná với nó, chỉ thi thoảng tiện tay thì làm một cái đường dẫn. Mong cậu chịu khó phát triển nhận định theo thời gian, tình hình... Ví dụ đơn giản nhất là cậu thử nghĩ xem cậu định làm gì, nói gì và làm được gì, nói được gì trên mạng ttvnol tránh thảo luận chuyện nhạy cảm này? Nơi mà viết mấy chữ ?ođấu tranh?, ?ochế độ? cũng sợ làm khó cho các mod! Nơi mà hầu hết những người tham gia là những người ?otư sản?, ?okhông bị bóc lột? theo cách nghĩ của cậu! Cái điều này tôi không định trình bày từ đầu, nhiều cái phải bí mật thì mới có giá trị. Nhưng bây giờ cảm thấy nói ra được thì nói.
    Những điều cậu nói về thực trạng có rất nhiều điều đúng. Nhưng khi cậu tìm cách chỉ ra away và những người ủng hộ cậu ấy mơ mộng về thực trạng thì cậu lại vô tình đánh mất nhiều tính biện chứng của mình.
    Sẽ có những câu hỏi như tại sao những phê bình không dính đến away thì away bảo đúng mà dính đến away thì away tìm mọi cách biện minh? Điều này tôi chỉ có thể lý giải thế này: Đôi khi nhận định về một con người khó hơn nhận định một thực trạng rất nhiều. Vì thực trạng thì có rất nhiều thông tin phản ánh, còn con người thì phải nằm trong thực trạng nên có những cái ?onhư vầy mà không phải như vầy?. Tôi trong khả năng của mình, sẽ cố chỉ ra những nhận thức không đúng có thể chỉ ra được về cái ?obài tập? away, mà có lẽ tôi là người khá hiểu mình (nếu thực tế, tôi không phải là kẻ ngộ nhận hoặc hoang tưởng).
    Chịu khó đặt mình vào nhiều hoàn cảnh, tình huống... mới đảm bảo tính biện chứng, một điều tối thiểu để có thể đi sâu hơn vào cuộc sống. Tôi vẫn sẽ đọc lại những ý kiến của cậu và của bản thân. Sau một số thời gian nữa, nếu tôi sai, tôi sẽ nhận lỗi. Và mong cậu cũng thế, cùng tôi nhìn lại những điều chúng ta đã trao đổi, từ thời điểm cậu sửa hộ tôi font cuốn sách đến những lần đầu tiên cậu nhận định về thơ tôi trong thica và các lần tiếp theo.
    Làm tí đường dẫn nhé:
    http://ttvnol.com/forum/t_149324/?0.224165
    http://ttvnol.com/forum/t_83586/53
    Tôi muốn cậu tự hỏi và tự trả lời cho mình: Cậu có muốn đấu tranh không? Và muốn đấu tranh bằng mồ hôi hay bằng máu?
    Tôi thì trả lời cho mình thế này: Tôi muốn đấu tranh cho sự công bằng. Nhưng tôi không muốn tôi cũng như bất cứ ai đổ máu. Và tôi tìm cách để chỉ phải đổ mồ hôi khi đang có nhiều cơ hội cho sức mạnh của lời nói cũng như nhiều nguy cơ đổ máu xảy ra vì nhận thức kém, bị kích động sai lầm. Đó là cách làm của một cá nhân nhỏ nhoi như tôi với điều kiện và nhận thức hạn hẹp của mình. Và vẫn phải nói một câu ba phải thế này: Ai nhìn ra phải làm thì làm, ai không nhìn ra thì... chịu. Và phải dọa thế này: Ai không làm, nghĩa là làm cái việc sống yêu thương và chịu khó lao động cũng như nâng cao nhận thức, đến lúc chịu hậu quả thì ráng chịu.
    Tôi chỉ có thể làm thế thôi, cậu ạ. Và sao cậu không làm phần việc của mình đi? Để giải phóng xã hội, cứu tôi thoát khỏi những ?obế tắc? đã làm nên một away ra nông nỗi này.
    Còn nếu cậu đã làm việc và có dư thời gian dành cho tôi thì tôi xin cảm ơn, thật đấy. Chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận ở đây khi có điều kiện. Thảo luận với cậu, nếu còn được, chúng ta sẽ vạch ra được nhiều điều về nhận thức.


    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...
  8. 1001Nights

    1001Nights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0
  9. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    ha...h..a...ha.... ! tưởng tui ở miền núi xuống đây , không có ai hiểu cái bụng thằng lan này ?,1001 đêm hiểu cái bụng tôi rồi đó ,!
    away này ! không phải mình kê kích cậu đâu ,nhưng kẻ nhiều cái chữ như cậu mà vác theo cái tính nể vì ,thì mệt lắm đó ,đời sẽ chẳng lên nước non gì đâu ?
    dám cá với cậu là nếu cậu bỏ được cái tính đó thì kẻ nhiều chữ như cậu lên giáo sư chứ chả bỡn .
    mà mình ví away với công tử bạc liêu quả cũng hơi khập khiễng thôi thì đành vậy -không bạc liêu thì bạc giả nhỉ !
    cậu tiêu mấy thứ chữ nhá được ở đâu vậy ,away ?
    bác giả bất biện
    biện giả bất bác
    ha..h..a...ha...! away định học theo đạo đức kinh của Lão Tử sao ?
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    MIG2000 từng bảo away phải quan sát nữa đi, đọc nữa đi, tiếp thu nữa đi, sống nữa đi thì mới mở mang đầu óc, mới trở thành nghệ sỹ lớn được. Chẳng nhẽ không có những lời ấy thì away không đọc, không quan sát, không tiếp thu, không sống nữa?
    MIG2000 cũng bảo away xuất bản thơ đi. Đúng! Nhưng nếu đó là việc tôi đã và đang làm thì sao? Cậu lại nỡ nói tôi cứng đầu, tủi quá!
    Rồi anhdialan nói nếu away bỏ đi tính cả nể thì sẽ có thể trở thành giáo sư. Chà! Toàn những hứa hẹn lớn. Nhờ bạn phân tích rõ cho tôi những tính cả nể đã thể hiện để tôi và nếu ai đó có cùng sửa với. Cái tính cả nể nó khó tự nhận thức được lắm.
    Vậy là những góp ý của MIG2000 và anhdialan đúng và away thực hiện tốt thì có thể trở thành nghệ sỹ lớn, giáo sư lớn. Tuyệt!
    Có điều, tôi muốn hỏi một câu: Tại sao không ai có ý kiến gì giúp away trở thành một người hạnh phúc? Một nghệ sỹ lớn, một giáo sư lớn có hạnh phúc không? Hay để bị bóc lột chất xám? Ví như được hưởng những lời ca tụng, những lợi lộc thì có đủ bù đắp năng lượng đã bỏ ra hay những rạn nứt, xa cách gia đình cũng như sự đau đớn trước những sự đố kị, chà đạp mà càng trèo cao càng dễ bị ngã đau?
    Nhân những chuyện như thế này, tôi muốn chỉ ra, những xu hướng ?okhuyến khích? như thế là một hình thức bóc lột chất xám hết sức tinh vi. Những con người như thế có thể ?ođào tạo? away thành một nghệ sỹ lớn, một giáo sư. Cho họ, cho cuộc sống có một nghệ sỹ lớn, một giáo sư. Nhưng sau khi thành nghệ sỹ lớn, thành một giáo sư, có lẽ, hắn lăn ra chết vì kiệt sức.
    Có một điều dễ hiểu thế này. Khi anh trở thành một nghệ sỹ lớn, một giáo sư, tiếng nói của anh sẽ có uy lắm, sẽ vang xa lắm, không như kỳ cạch bên cái máy này để rồi được xoa đầu dạy dỗ, thi thoảng cũng được vài lời ấm áp. Và có một điều mà người ngoài cuộc ít người thấm thía cái câu này trong phim Spiderman: ?oQuyền lực/tài năng càng cao trách nhiệm càng lớn?
    Nguyễn Du có nói: ?oChữ tài liền với chữ tai một vần?. Tôi trong một lúc muốn vượt lên cái gọi là ?ođịnh mệnh?, viết: ?oỞ đời dẫu đúng dẫu sai-Chữ tài không sợ chữ tai nên vần?
    Viết vậy thôi chứ ai mà không sợ tai ương. Nếu một người tài muốn vượt khỏi cái tai ương của trách nhiệm thì có ba cách:
    Một là đừng tài nữa, hãy làm một người bình thường. Nhưng cái cách này lại khiến người ta dù biện hộ cách nào đi nữa thì cũng cảm thấy mình vô trách nhiệm khi ?ocó khả năng làm việc thiện mà không làm là ác?. Hơn nữa, cái tài nó rất khó bảo, nén nó có lúc nó bùng nổ tiêu cực như bất mãn, rượu chè, gái gú... thì rất sợ.
    Hai là có tài mà không có đức. Dùng cái tài đó để gió chiều nào theo chiều ấy, bóc lột, hưởng thụ.
    Ba là tài năng phải lớn hơn trách nhiệm, vượt thoát được khỏi gánh nặng của trách nhiệm (bao gồm cả trách nhiệm với gia đình, với xã hội), có đủ nội lực để giải quyết, dung hòa hai thứ con đường cá nhân và nghĩa vụ đóng góp cho xã hội. Cái này mà một tài năng làm được trong một xã hội như Việt Nam thì gọi là siêu thiên tài cũng không ngoa.
    Hai cách đầu đều hoặc làm khổ bản thân, hoặc làm khổ xã hội hoặc làm khổ cả hai. Cách thứ 3 thì trong hàng ngàn hàng vạn người tài mới có một người. Đó là người nắm được nghệ thuật sống. Gần như là một người hoàn hảo có ý nghĩa lý thuyết.
    Tuy nhiên, có một cách mà không phải cách. Đó là dung hòa giữa cách một và cách ba. Hãy cứ làm theo sức của mình, cố sống như một người bình thường, vượt lên hoàn cảnh một chút nhưng đừng phá vỡ nó nếu không lường được hậu quả. Tôi nghĩ ra một câu thế này: ?oTôi sống cho mình để sống cho đời và ngược lại?. Sống cho đời không thì chẳng mấy chốc mà bị vắt kiệt sức. Và như thế thì chóng chết. Trong khi cũng quan tâm đến sức khỏe của mình một chút, chịu khó cân bằng thời gian một chút thì sẽ sống dai hơn, có nhiều thời gian dành cho gia đình, xã hội hơn.
    Có nhiều cái nóng lòng muốn làm nhưng cũng phải tập từ từ chút. Cái đó trong triết học gọi là dành đủ độ để thực hiện bước nhảy. Kẻo lúc nhảy sớm, người ta được chiêm ngưỡng, ai ai cũng trầm trồ, thích thú vì được xem một pha băng ngang miệng vực rất đẹp. Chỉ có cá nhân kẻ nhảy là không đủ hơi nên rơi xuống khi chưa chạm bờ bên kia. Cái cảnh rơi xuống này sẽ được dòng đời cắt đi. Sẽ không mấy người biết. Họ chỉ biết, hắn đã nhảy, đẹp đấy. Họ được thỏa mãn trong vài phút giây, và hắn chết. Một sự bóc lột hết sức tinh vi!
    MIG2000 bảo tôi sẽ chết ngạt trong hoàn cảnh, có thể lắm chứ, tôi chưa đến độ chín của một người tài theo cách thứ 3, mới là một thằng choai choai không một tí quyền lực làm sao lao ngược cưỡng cả một xu thế toàn người lớn ồ ạt như đàn voi lao sầm sầm về phía mình được. Hiện giờ, tôi chỉ có thể đứng tránh sang một bên hoặc trèo lên một ngọn cây để không lao theo đàn voi đến miệng vực. Và làm thế nào để họ thấy phía trước là miệng vực, thấy nỗi khổ của những kẻ muốn sống bình thường mà không được. Thay vì cùng tôi chỉ ra những điều đó, để hợp sức tạo nên một tiếng nói lớn, nhiều người lại cùng đàn voi ấy lao đi, nhưng còn cố quay lại chửi đổng một câu: Gào to lên chứ, phấn đấu gào to lên chứ! Hoặc: Mày không chịu phi theo mà còn đứng trên cây dạy đời thế à!
    Thật tình, tôi chỉ muốn đoàn kết mọi người, mỗi người vì nhau một tí, dẹp bỏ tính đố kị một tí, để đoàn kết. Ví dụ như trường hợp của Koibeto81 ban đầu, về sau, tôi có thể không nói một lời nào. Nhưng tôi cảm thấy cần xin lỗi Koibeto81 thứ nhất là để sửa mình hơn, thứ hai là để cậu ấy thấy rằng tôi thực sự có thiện chí. Bên cạnh những người ban đầu bảo ?oaway nói hơi nặng lời? lại có người bảo ?oviệc gì phải xin lỗi?. Thế là không muốn hiểu lầm, tôi lại phải đi trình bày những lí do mình xin lỗi. Tôi quan niệm, rồi mọi thứ sẽ qua đi, rồi có thể mình trở thành ông nọ bà kia hoặc chẳng là gì cả, những lời này cũng thế, nhưng mình làm không thể hời hợt. Để cho một Koibeto81 mang nặng những mâu thuẫn thì trong cuộc sống, những mâu thuẫn ấy không thể không ảnh hưởng đến gia đình và chính những người xung quanh cậu ấy. Chi bằng cái gì mình nói được thì mình cứ nói, tập quan tâm đến một người cũng là về sau chịu khó đi sâu đi sát hơn vào đời sống con người.
    Những điều này tôi viết chỉ để phản ánh một sự thật, đưa ra thêm thông tin để chúng ta cùng hiểu vấn đề hơn. Có thể có người lại cho là kể lể, khoe khoang hay gì gì đó. Ban đầu tôi nghĩ: Kệ! Việc mình mình làm. Nhưng trong thâm tâm vẫn muốn những người hay nhìn nhận cảm tính như thế sớm thay đổi. Bởi vì, họ cũng là một quần thể trong xã hội. Mình không yêu được họ thì lại phải ghét họ. Tôi thì không muốn ghét ai cả.
    Sở dĩ topic này cứ kéo dài một phần cũng bởi tôi nhiều lúc gõ để đỡ vô công rồi nghề, nhiều lúc thôi, nhưng cứ sau một giai đoạn lại đúc rút ra được một số điều, lại viết tiếp. Cũng như cái bài đang viết này. Mặc dù nó nằm trong tiềm thức, nhưng để viết nó ra thì hôm nay mới đủ một độ nào đó với nó để viết được.
    Và cuối cùng là một câu nói thẳng thắn thế này: Mong mỗi người tự nhận thức để xem việc mình làm có phải mang tính bóc lột hay không. Tôi muốn dừng ở đây, trong một thời gian khá dài. Thật ra tôi muốn dừng từ lâu rồi, muốn giữ sức khỏe, nhưng có những nhận thức không đúng khiến tôi muốn đính chính. Cứ cho đó là tính cả nể đi. Nhưng cũng mong những thành viên mới vào chịu khó đọc kỹ trước khi phát biểu, đơn giản là để tránh lặp lại những vết xe đổ. Và hơn hết là coi như giúp away phải mất công giải thích từng li từng tí. Có người bảo như thế mới có cái để viết. Nhưng tôi khoái im lặng, thi thoảng viết một chút thôi. Và mọi người cùng hiểu nhau hơn. Cái đó cùng đòi hỏi mọi người chịu khó và mong muốn hiểu nhau hơn.
    Sở dĩ có nhiều người hay nói mãi về away chứ không phải những điều khác cần nói, cần chia sẻ nhận thức trong cuộc sống có thể cũng vì tôi ?otrót? giao cái bài tập away ban đầu. Bây giờ tôi lại cảm thấy viết đủ và để nó đủ lâu nên đã giải một phần không nhỏ đã qua của cái bài tập ấy. Cái bài tập đó nó mang tính phát triển nên có thể nay mai nó lại có một cách giải khác. Giải ra một away bàng quan, hèn nhát, lì lợm, ít chữ chẳng hạn.
    Tóm lại là cùng với giai đoạn làm bài tập away thì mong bạn cũng làm bài tập của mình. Và cùng nhau làm bài tập như thế, chịu khó dành thời gian để khỏi đi lông bông như thế thì há chẳng phải là ?ođôi bạn cùng tiến hay sao?
    Tôi viết hơi vội, phải vào nhà bác ăn cơm bây giờ, có gì sơ xuất, mong được lượng thứ.
    Tạm biệt!

    ...có khi yêu đến xế chiều
    cúi đầu nhận tội mình yêu chính mình...

Chia sẻ trang này