1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Stars_South

    Stars_South Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm một chút cho Away thông cảm
    Tôi rất rất muốn cho cậu biết nhiều hơn một chút nữa .Nhưng hơi tí là bị mang tiếng là gửi bài nhạy cảm ngay
    Những điều cậu không biết,mà tôi biết thì đa phần là những điều người ngoài cuộc không thể biết .
    Vô hình chung bài viết của tôi bị hạn chế và mặt nội dung rồi
    Nguồn thông tin ,và thực tiễn tôi có nhiều ,những không tiện nói ra cho mọi người cùng góp ý
    Xung quanh nhiều Mod và Admin lắm ,hơi tí là họ cắt bớt bài tôi ngay,ngẫm cứ thấy chán chán ,..
    _____________________________________
    Đó là nội dung chính của Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ VIII, khai mạc sáng qua, tại Hà Nội. Trong diễn văn khai mạc, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ, những vấn đề đặt ra trong chương trình hội nghị đều có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, vừa mang tính thời sự trước mắt, vừa có tầm chiến lược lâu dài.
    Tổng bí thư nhấn mạnh: "Dựng nước đi đôi với giữ nước" là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, quy luật đó được biểu hiện tập trung trong hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Theo Tổng bí thư, trong các kỳ Đại hội của mình, Đảng luôn khẳng định và chỉ đạo sự kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược đó.
    Quan điểm về bảo vệ Tổ quốc cũng đã được xác định rõ tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX. Theo Tổng Bí thư, vấn đề đặt ra cho chiến lược đó là phải bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định lâu dài cho sự nghiệp xây dựng đất nước; phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phải tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất của đất nước, phát huy cao độ nội lực, giành thế chủ động chiến lược trong mọi tình huống...
    Trong bài phát biểu của mình Tổng bí thư cũng nêu rõ: Vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công là nội dung hết sức hệ trọng. Đảng ta coi chính sách tiền lương là chính sách đầu tư cho con người, cho phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những giải pháp hạn chế những biểu hiện tiêu cực tham nhũng trong đội ngũ cán bộ công chức...
    Chính sách tiền lương năm 1993 và những bước điều chỉnh tiếp sau đã mang lại kết quả thiết thực, nhưng vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết quan trọng. Đại hội IX của Đảng đã đề ra chủ trương: "Cải cách cơ bản tiền lương đối với cán bộ, công chức nhà nước. Tiền tệ hoá đầy đủ tiền lương, điều chỉnh tiền lương đảm bảo mức sống tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội. Hệ thống thang, bậc lương bảo đảm tương quan hợp lý, khuyến khích người giỏi, lao động có năng suất cao. Thay đổi cơ chế tài chính đối với khu vực sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chế độ tiền lương của khu vực này. Thông qua cải cách chế độ tiền lương, thúc đẩy việc tinh giản biên chế bộ máy công quyền"... "Tách hệ thống cơ quan hành chính công với hệ thống cơ quan sự nghiệp, áp dụng cơ chế tài chính thích hợp". Những chủ trương đó đã được nghiên cứu và cụ thể hoá trong đề án của Ban cán sự Đảng Chính phủ trình hội nghị lần này, và nhiệm vụ của hội nghị trung ương lần này là nghiên cứu, cho ý kiến để chính phủ hoàn chỉnh đề án trình Quốc hội xem xét quyết định.
    Vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu cải cách tiền lương và trợ cấp hiện nay là phải khẩn trương khắc phục những bất hợp lý, không công bằng về thu nhập trong các khu vực hành chính, sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tích cực, năng động của người lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao uy tín và hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị; đồng thời góp phần quan trọng đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi. Đây là một vấn đề có nhiều khó khăn, phức tạp do các tồn tại của điều kiện lịch sử và tính đa dạng của các loại hình hoạt động được hưởng lương và có thu; đồng thời đây cũng là một vấn đề rất nhạy cảm vì có sự tác động trực tiếp đến lợi ích thiết thân của đông đảo các thành phần trong xã hội. Vì vậy, đề án cần được xem xét kỹ cả về định hướng, quan điểm, nội dung cải cách và các bước tổ chức thực hiện, bảo đảm tính hợp lý, cân đối trong các quan hệ vĩ mô, giữ được ổn định xã hội.
    Cứ lấy VNexpress ra làm bình phong đỡ đạn ,thì may ra bài của tôi mới không bị cắt xé
    _________________
    Tất cả những việc làm trên đã đi theo đúng những điều mà ĐH toàn quốc lần thứ 9 nêu rõ
    Nhân tố con người càng được quan tâm hên bao giờ hết ,quyền lợi của người dân ngày một được đảm bảo
    Để làm tất cả những điều đó cái chúng ta cần đó là :Tiền ,tiền và 1000 lần cũng vẫn nói là tiền
    Thiếu Tiền là thiếu gần như tất cả mọi thứ
    Eo ôi 100 năm tich luỹ TB nay còn đâu
    Amenđàphật

    Beethoven

    Được Stars_South sửa chữa / chuyển vào 23:17 ngày 03/07/2003
  2. Stars_South

    Stars_South Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
    Bác Stars_South viết ?oViệt Nam biết học ai để leo lên con đường cam go đó? thì câu này đúng là nhận thức của bác. Nhưng tôi xin lưu ý rằng chúng ta đã có rất rất nhiều bài học cũng như kinh nghiệm qua triết học, kinh tế chính trị Mác-Lênin, qua sự sụp đổ của các mô hình thiếu tính biện chứng cũng như dân chủ thực sự. Vấn đề chưa làm được là đặt sức mạnh vào tay những người hiểu biết đó và tạo điều kiện cho họ hành động, lan rộng hiểu biết đó. Nước ta có hai điều quan trọng chưa thực hiện được rõ ràng là trọng dụng nhiều người tài và triệt để chống tham nhũng, tiêu cực để hiệu quả, chất lượng công việc được đưa đến mức cao nhất. Những điều chưa thực hiện đó chính là cơ sở làm chậm phát triển dân chủ. Mà dân chủ triệt để là nền tảng để đi tiếp.
    Chúng ta chẳng có bài học gì quý máu từ đám lý thuyết CNXH hay KTCT Mác Lenin (hai môn này Away được học ở trường đây mà ) Nó chỉ là lý thuyết ,cái chúng ta cần là bài học thực tiễn cơ Và sự sụp đổ của LB Xô Viết giúp ta không dẫm lên dấu xe đổ mà thôi
    Chúng ta thấy đường đó sai,ta quành đường khác ,nhưng con đường khác này không có ai đảm bảo rằng nó sẽ bằng phẳng và đưa chúng ta đến thắng lợi và thành công
    Và vẫn phải mò mà thôi,cứ đi cái đã,sai sửa,sai sửa hết sức khiêm tốn mà nói vậy
    Dân chủ triệt để là gì vậy ?
    Cái này tôi cũng chẳng biết nữa
    Eo ôi già vậy mà cũng chẳng hiểu nổi cái cụm từ này
    Amenđàphật

    Beethoven

    Được Stars_South sửa chữa / chuyển vào 05:58 ngày 04/07/2003
  3. MIG2000

    MIG2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Chà chà , Away và Star_South nói giống hệt xã luận trên báo Nhân Dân . Thế các bạn nghĩ thế nào về tình trạng phân hoá giàu nghèo và sự lớn mạnh của nền kinh tế phi quốc doanh ở Việt nam . Đó là chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội ? Các bạn nghĩ thế nào về tâm lý tư hữu lan tràn và ăn sâu vào mỗi con người ? Đó là những dấu hiệu của Chủ nghĩa xã hội à ? Các bạn nghĩ thế nào về sự thay đổi trong quan hệ giữa người và người ? Các bạn nghĩ thế nào về đời sống kinh tế và địa vị của người lao động hiện nay ? Các bạn nghĩ thế nào về tình trạng phân hoá giai cấp dẫn đến phân hoá tư tưởng ? Các bạn hay lên cái box Thảo luận này mà không nhận ra điều đó hả ? Các bạn nghĩ thế nào mà một học giả nổi tiếng của nước ta là ông Trần Văn Giàu đã phải kêu lên về hiện tượng TS hoá trong Đảng . Tôi không hiểu tại sao có nhiều người chẳng hiểu quái gì về Chủ nghĩa xã hội lại không dám vứt bỏ cái mỹ từ đó . Thế mới biết niềm tin mạnh đến cỡ nào ! À , chẳng biết họ quan niệm Chủ nghĩa xã hội như thế nào mà nói về nó hăng hái thế ! Đối với họ , sự phát triển của khu vực tư nhân hình như cũng là một bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội . Cứ nói huỵch toẹt ra là tôi không thể chấp nhận kẻ nào có tư tưởng đe doạ đến trật tự hiện nay . Như vậy có phải chân thật không !
    Thực tế thì dân Việt Nam ở mọi tầng lớp đã chấp nhận nền kinh tế thị trường , đã thích nghi với nó , có anh hài lòng với nó , thậm chí lấy nó làm chuẩn mực , coi nó là vĩnh cửu. Chỉ có điều ở một vài anh còn quá ngây thơ , quá tin vào những điều người ta nhồi vào đầu óc mình mà không hiểu rằng nó mâu thuẫn với hiện thực . Tội nghiệp ! Mà thực ra những anh này cũng chẳng bất mãn gì về hiện thực đâu . Hài lòng nữa là đằng khác . Anh ta dễ dàng tin vào một điều gì đó thì cũng dễ dàng vứt bỏ thôi . Anh ta đã chấp nhận hiện thực thì cái tư tưởng trái ngược kia chỉ là một lầm lẫn nho nhỏ mà thôi . Cho dù có những biến động này nọ không tiện nói ra làm cho cái tư tưởng trong con người anh ta mất đi tính chính thống thì anh ta cũng vẫn vui vẻ sống tiếp thôi . Vì hiện thực có thay đổi đâu , anh ta đã quá quen với nó . Chỉ có kiến trúc thượng tầng là thay đổi mà thôi .
    Tôi chỉ đánh giá cao những ai giải quyết được những vấn đề do thực tiễn đặt ra . Tôi chỉ lấy thực tiễn làm căn cứ để tạo lập quan điểm cho mình mà thôi . Ai nói Việt Nam ngày càng phát triển theo con đường kinh tế thị trường thì tôi vỗ tay hoan hô nhiệt liệt vì đó là sự thật . Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác . Một đất nước lạc hậu về mọi mặt như Việt Nam không thể nào đứng ngoài quỹ đạo của nền kinh tế thế giới hiện nay .
    Khoan hẵng nói đến Chủ nghĩa xã hội . Chủ nghĩa xã hội còn xa vời lắm . Ở Việt Nam người ta còn chưa hình dung chủ nghĩa xã hội mặt mũi như thế nào , lấy gì và làm thế nào để đi đến xã hội đó . Hãy căn cứ vào hiện thực để thấy kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ khá . Đi kèm với sự phát triển đó là sự phân hoá và mâu thuẫn xã hội . Chỉ những cậu ấm sinh trưởng trong một số gia đình kinh tế trên mức trung bình , gắn bó với Nhà nước , chưa lăn lóc ngoài xã hội mới không thấy điều này thôi . Vậy đứng trước những vấn đề xã hội ấy người ta phải làm gì ? Nếu anh không giải quyết được điều này thì coi chừng địa vị của anh đó . Đừng có ngồi đó mà tự mãn , ca tụng bản thân mình . Cũng đừng ngây thơ nghĩ rằng chỉ với công cụ tuyên truyền mà có thể xoa dịu nó .

    Những bài của Away và Star_South chỉ toàn niềm tin , niềm tin và niềm tin . Mà niềm tin này lại được đặt trong những con người hài lòng với những gì mà số phận đã ban phát cho mình , những kẻ xa lạ với nỗi bức xúc của quần chúng lao động . Tôi tự hỏi những người này có khả năng giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra không ? Người tiến bộ là người nắm bắt hiện thực , tìm cách giải quyết nó chứ không phải là những kẻ hài lòng với một thiên kiến chính trị nào đó . Đó là bọn philistine chứ không phải người tiến bộ .
    À , nói thêm , tư tưởng dân chủ của Away tiến bộ đấy , đó là nhân tố xã hội chủ nghĩa đấy , ở điểm này thì cậu Away đúng . Nên học tập , nhìn thẳng vào hiện thực , suy nghĩ , trăn trở chứ không nên hài lòng với một thiên kiến chính trị nào cả . Như vậy mới là người tiến bộ .
    u?c Ica s?a vo 04:39 ngy 04/07/2003
  4. MIG2000

    MIG2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Chà , cô Girl ơi , bạn gọi mình là "chú" làm mình tổn thọ mất ! Nếu bạn suýt soát tuổi Away thì mình hơn bạn nhiều lắm là 11 - 12 tuổi chứ bao nhiêu đâu . Nếu mình mà già hơn tí nữa thì chưa chắc đã có những quan điểm như hiện nay . Cô bạn ơi , mình có cảm tình với bạn lắm nhé ! Chắc là bạn cũng đang có nhiều điều trăn trở . Cách đây vài năm mình cũng băn khoăn dữ lắm . Thực tế cuộc sống thật khác xa so với những gì mà mình đã được giáo dục . Mình cũng từng nuối tiếc quá khứ như Away . Mình không hiểu tại sao quá khứ đẹp đến như vậy mà hiện tại - cũng với những con người đó - lại khác xa so với những lý tưởng mà những thanh niên thế hệ cha mình đã tôn thờ . À , mà ngay như cha mình cũng đã biết thích nghi với thời thế lắm . Hiện ông rất mê làm giàu . Ái chà , trong gia đình , có thể nói mình là một kẻ lạc loài . Chỉ có mình mới thích nói đến công nhân , chủ nghĩa xã hội và những tiêu cực xã hội . Còn gia đình mình - toàn là Đảng viên cả đấy - lại chỉ nói toàn chuyện áp phe , chạy chọt , đấu đá , tranh quyền đoạt lợi . Nhưng rồi mình cũng chấp nhận hiện thực và đi đến chọn lựa như hiện nay . Thực ra , cách đây 5 năm mình hoàn toàn chưa có những quan điểm mà mình đang có . Sự chuyển biến tư tưởng của mình chỉ diễn ra trong 5 năm trở lại đây thôi . Cảm ơn Allah đã chỉ cho con lối thoát !
    À , cô bạn này , bạn đã đọc cuốn " Con đường đau khổ " của Alêchxây Tônxtôi chưa ? Bạn biết không , cuốn đó đã ảnh hưởng đến mình rất nhiều . Mình biết ơn cuốn sách đó . Bạn nên đọc cuốn đó . Mình nghĩ nó sẽ có ích cho bạn .
    Mình không dám giảng bài cho bạn vì mình không nghĩ rằng mình là người uyên bác . Mình chỉ có một chút quan sát và một ít kiến thức rồi gắn liền chúng với nhau thôi chứ mình cũng đâu cao siêu gì . Nhưng nếu bạn muốn trao đổi với mình điều gì , mình sẽ rất sẵn lòng hầu chuyện bạn . Mọi trao đổi sẽ được thực hiện qua email . Mình có cảm tình với bạn mà ! Thôi nhé , tạm biệt bạn gái ! Phụ nữ dễ thương lắm , tiếc là mình quá ít nói và " tư tưởng có vấn đề " nên chẳng cô nào thích mình nổi . Người phụ nữ duy nhất mà mình thân thiết là má mình .
    À , Girl này , nếu bạn có gửi thư thì đừng gửi cho mình theo cách sử dụng dịch vụ gửi thư cho thành viên khác nhé . Mình không thể truy nhập vào trang Web thư tín đó nữa . Mình sẽ lập một hộp thư mới để liên lạc với các bạn bè bốn phương . Mình sẽ gửi thư cho bạn trước để bạn biết địa chỉ của mình . Tạm biệt Girl !
  5. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    to WestgirlNart :
    ba hoa vừa thôi , em xét cái cá biết làm gì , nói chung những người học ở Pháp vẫn hơn người học ở VN , đó là điều ko cần bàn
    em ko hiểu vấn đề ken đưa ra ở đây , ken bảo với em là :
    về hầu hết phương diện GD ở Pháp tốt hơn ở Việt , nhưng lưu học sinh sang Pháp cũng tốt hơn học sinh VN , vậy em muốn phản bác lại thì em phải nói về cái cá biệt thôi , mà dùng cái cá biệt thì dễ dàng bị họ phản bác thôi , họ dùng những cái họ hơn em trong thức tế để chứng minh , em ko thể phủ nhận nó , dù em có nói mạng ảo khác ngoài đời đi nữa
    phần thứ 2 hỏi là tự vấn lương tâm , khi những hành động tương tự như em làm thì chỉ có 2 khả năng : "1 là moi móc" và "2 là nói lên sự thật, sự bất bình, cái đó gọi là phẫn nộ (khác với thù ghét)" , em tự chọn cái nào thì tuỳ mỗi người
    -----------------------------
    to away : ko cần xen vào việc của ken đâu mà away ko thấy sao , bài bây giờ ngày càng dở đó (to all)
  6. taothaoonline

    taothaoonline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Thế các bác uyên thâm trên này cho em hỏi là bây giờ làm thế nào để nông dân bớt khổ ạ?
    Đây là vấn đề nhức nhối lắm ạ.
    Em xin lắng nghe lời các bác dạy bảo ạ.
    Ai thích tưởng tượng thì vào đây:
    http://www.ttvnol.com/forum/t_219959/?0.8001414

    Được taothaoonline sửa chữa / chuyển vào 11:47 ngày 04/07/2003
  7. khamsaidaithan

    khamsaidaithan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Thế cái ASDL này không kết nối qua điện thoại hả cậu? Nó kết nối qua điện lực hay ăng ten truyền hình hả cậu. Tôi đã bảo cậu rồi mà, hãy có trách nhiệm và nghĩa vụ với những gì cậu viết ra nhé. Cậu chóng quên nhỉ.
    Thế cậu bảo lâu nay chúng ta tiếp xúc với sự láo à?
    Tốt lắm! Rất can đảm!
    Đấy tôi đã bảo mà. Cậu là cậu nhạy cảm lắm đấy nhá. Chủ trương của ta là phát huy dân chủ ở cơ sở, dân chủ nhưng mà phải tập trung, cái đấy gọi là nguyên tắc tập trung dân chủ. Thế mà cậu lại bảo dân chủ triệt để là nền tảng để đi tiếp. Thế thì dân chủ tập trung là nền tảng để đi lùi à. Cậu đòi hỏi dân chủ triệt để tức là dân chủ tất tần tật à, dân chủ không chừa chỗ nào à, dân chủ cả cơ sở lẫn trung ương à, dân chủ cả tập trung lẫn phân tán à. Cậu phải biết rằng dân trí nước ta còn thấp, nên phải từ từ nhé. Hay là cậu muốn tiến thẳng lên dân chủ triệt để, bỏ qua giai đoạn phát triển dân chủ cơ sở hả? Cậu đang cầm đèn chạy trước ô tô đấy. Cậu còn bảo cậu không nhạy cảm nữa thôi.
    Thế cậu muốn tôi nói theo cách bề dưới hay cá mè một lứa vơi cậu à? Không được đâu cậu ơi.

    Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu

    Được Ica sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 04/07/2003
  8. kien2005

    kien2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2003
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi, cho phép em trịnh trọng hỏi các bác cái này:
    1/ Các bác nhiều người bênh, lắm người "không bênh" chủ nghĩa Mác, CNXH.... Vậy cho em hỏi:
    a) Theo các bác, học thuyết của Marx là gì? Nội dung chủ đạo? Định hướng chính? Phương pháp luận của chủ nghĩa này???
    b) Các nước tư bản phát triển hiện nay đi theo chủ nghĩa hay học thuyết nào??? và cũng như thế: Nội dung chủ đạo? Định hướng chính? Phương pháp luận?
    c) Các bác có thể lý giải tại sao LX lại có thời hùng cường như vậy??? Họ hùng cường do sai lầm của học thuyết Mác-Lê hay là ngược lại, họ sụp đổ vì những sai lầm đó??? Và sai lầm đó là gì???
    Và những ý kiến đó chính là sự TỰ NHẬN THỨC của các bác khi nghiên cứu các tài liệu gốc (của từng học thuyết) hay chỉ là KIẾN THỨC ĐƯỢC TRUYỀN ĐẠT từ một nguồn, một người nào đó???
    [:-)]Mei Kamf[:-)]
    http://www.ttvnol.com/forum/t_223284/?0.8974318
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    MIG2000
    Thấy bác bảo hơn tôi khoảng 11, 12 tuổi thì tôi xin gọi bác là bác.
    Tôi hiểu ý bác muốn nói và tôi thấy nhiều cái đúng nhưng tôi thấy mãi mà bác không chịu hiểu ý tôi. Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần XH XHCN theo tôi chỉ là một xã hội tốt đẹp, là cái đích (dù có thể không bao giờ có) để người ta phấn đấu. Sống không có mục đích đẹp thì sẽ đi lệch lạc thế nào. Nếu bác đưa ra được một minh chứng mang tính thuyết phục rằng khởi thủy cái tên XH XHCN là vớ vẩn, là không tốt đẹp thì tôi sẽ không bao giờ gọi xã hội tốt đẹp là XH XHCN nữa mà chỉ gọi đơn thuần là xã hội tốt đẹp.
    Đó chỉ là cái tên để vươn tới, còn con đường thì cứ cái nào hợp lí thì làm. Việt Nam phải phát triển nền kinh tế thị trường, đúng quá còn gì. Nó phần nào thể hiện hai chữ tự do. Hồi tôi học lớp 10, lớp 11 trong môn địa lý còn nhắc đi nhắc lại ?oViệt Nam cần thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa?. Và nếu chúng ta phát triển đúng thì đâu có sợ trong vụ cá tra, cá basa bị vu là không có nền kinh tế thị trường. Có một cái băn khoăn là ?ođịnh hướng XHCN? là thế nào, đi từng bước thế nào? Tôi là dân ít học, không biết nhiều về chính trị, tôi không nắm rõ, tôi chỉ yêu cầu cái định hướng đó là định hướng tốt đẹp và phải thể hiện được sự tốt đẹp vào đời sống nhân dân. Nếu không được như thế thì tôi phải lên tiếng, rằng nếu muốn được là XH XHCN thì phải làm cho nhân dân cảm thấy hạnh phúc, ấm no. Còn bác bảo XH XHCN là không tốt đẹp thì chủ trương nhà nước quá độ lên xã hội ấy là đi lên xã hội không tốt đẹp thì dân còn biết kêu ca gì. Hay bác muốn đổ máu?
    Việt Nam đang ngày càng phát triển theo con đường kinh tế thị trường, theo đúng chủ trương, bác không thấy những sự phát triển sao? Và nếu bác thấy điều đơn giản ấy thì chẳng nhẽ chúng tôi mù mắt? Chúng tôi tin là tin vào cái tai nghe mắt thấy. Những cái còn tin được. Có điều, nhanh hay chậm, nhiều hay ít thì cũng có phần của chính người dân phải phát huy được quyền và nghĩa vụ ?odân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra? như trong chính sách của nhà nước.
    ?oTuyên ngôn độc lập? của Việt Nam chắc bác cũng đọc rồi. Trong đó cũng có trích tuyên ngôn độc lập hay nhân quyền hay dân quyền gì đó của Mỹ, Pháp. Hầu như tất cả mọi tuyên ngôn độc lập trên thế giới đều khẳng định ?omọi dân tộc trên thế giới đều có quyền tự do bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc?. Trước tiên, con người muốn những thứ đó được thực hiện phải có một lý lẽ cơ bản rằng: Chính các vị đã tuyên thệ điều đó, luật pháp yêu cầu điều đó mà các vị không làm điều đó thì các vị phạm pháp. Các vị phạm pháp mà không xử thì quần chúng sẽ phẫn nộ, sẽ bắt chiếc mà phạm pháp theo.
    MIG2000,
    Tôi hiểu ý bác muốn thức tỉnh những cái đầu mù quáng. Nhưng sao bác cứ phải đưa ra những cái tên mà bác luôn chứng tỏ mình chưa nhận thức được khả năng nhận thức và tầm nhận thức của họ. Sở dĩ tôi nói bác ít nhiều phong kiến là vì bác mắc cái bệnh đánh đồng con người và đứng trên con người. Đọc nhiều, biết nhiều nhưng hiểu được bao nhiêu, ứng dụng được bao nhiêu cái mình đọc, mình biết mới chứng tỏ năng lực con người, bác ạ. Theo tôi, bác biết thông tin xã hội nhưng hiểu con người thì chưa nhiều. Hơn nữa, việc bác phân chia tư sản hay không tư sản là rất nguy hiểm. Nếu bác cho tôi là tư sản và bác không là tư sản thì theo bác, hiện nay, tư sản hay không tư sản uy lực hơn mà bác định ra uy với tôi, hay bác lợi dụng mạng không biết ai vào với ai để mạt sát trong phòng tối. Bác hoan hô phát triển kinh tế thị trường, tôi cũng hoan hô, mọi người hiểu biết cũng đều hoan hô vì nó đem lại cho con người ngày càng nhiều tài sản, thế có gọi là tư sản không bác. Giàu là tốt chứ sao. Còn xấu hay ngu dốt thì tùy thuộc bản thân kẻ giàu mà thôi. Cá nhân tôi quan niệm chừng nào mình chưa kiếm được những đồng tiền chân chính và còn ăn bám thì tôi còn nghèo rớt mùng tơi. Mong bác đọc kỹ cho, để bác không phân chia chiến tuyến và chụp mũ thiếu cơ sở.
    Đánh giá cao những người nắm bắt hiện thực và giải quyết được nó là tiêu chí của bác. Một tiêu chí hay. Vậy bác thử đánh giá hiện thực mạng và đưa ra tiêu chí giải quyết. Người lên mạng thiếu cái gì? Mất cái gì? Và họ cần bổ sung cái gì, được cái gì? Và muốn làm điều đó trong giới hạn những quy định của diễn đàn thì phải làm thế nào? ?oỞ bầu thì tròn ở ống thì dài?, sống phải linh hoạt theo từng hiện thực chứ bác, nhưng vẫn phải trung thực và hướng thiện.
    MIG2000, bác viết: ?oÀ, nói thêm, tư tưởng dân chủ của Away tiến bộ đấy, đó là nhân tố xã hội chủ nghĩa đấy, ở điểm này thì cậu Away đúng?.
    Rõ ràng bác cũng thích xã hội XHCN về bản chất đấy nhé. Chúng ta đều muốn nói về cái bản chất, chứ không phải cái tên, cái vỏ bọc đúng không bác?
    Tôi không biết nhiều nên chỉ làm cái điều là tìm cách để con người nhận thức rõ hơn về mình và về nhau, để hiểu nhau hơn, hiểu cái khó cái khổ của nhau hơn. Hiểu thì mới dẫn đến hành động đúng. Để trả lời câu hỏi của taothaoonline: ?oThế các bác uyên thâm trên này cho em hỏi là bây giờ làm thế nào để nông dân bớt khổ ạ?? thì câu trả lời là: Ngoài nông dân tìm những biện pháp tự cứu mình thì những người không phải nông dân cũng phải muốn họ bớt khổ và làm một phần gì đó trách nhiệm của mình.
    Nông dân bớt khổ thì họ sẽ không đi đến những bước đường: Ra thành thị bán mình, khiến những người đi chợ hoài nghi rau quả ở chợ, phải vào mua hàng rau sạch... Rồi thì chuyện những người không phải nông dân bán thực phẩm ướp phoocmôn, xử lí thực phẩm mất vệ sinh vì lợi nhuận chứ chưa hẳn vì đói. Rồi họ bảo, so với những ông tham nhũng hại dân hại nước thì như thế thấm tháp gì. Bậc phụ mẫu còn dám làm chẳng nhẽ mình không làm. Sống thế đâm ra hoài nghi, đối phó, khó ở với nhau.
    Tôi muốn chỉ ra những sự rạn nứt do lòng hoài nghi, đối phó và làm ẩu ấy là nguyên nhân không nhỏ khiến đất nước chậm phát triển. Và muốn phát triển thì tại sao cứ đợi nhà nước làm thế này thế nọ mà bản thân không tự nghiêm khắc với mình để đủ trí tuệ và tấm lòng để góp ý thẳng thắn và đông đảo.
    Câu trả lời của tôi hết sức chung chung, nó không chỉ ra biện pháp canh tác, không chỉ ra phương pháp e-farm hay ký hợp đồng trước mùa vụ tránh ép giá... Đơn giản là vì cái đó người ta vẫn biết. Nhưng có một cái tưởng là ai cũng biết nhưng thực ra nhiều người quên rằng những người thực hiện những điều đó chính là những người có tri thức và ý thức thực hiện của họ tác động lớn đến hiệu quả.
    Những người lên mạng này có phải tầng lớp tri thức không? Nhiều người còn trẻ, ham chơi, nhưng chắc cũng đều đi học, nhiều người sẽ vào các trường đại học, nếu không có nhiều thay đổi thì lại dễ thành một thứ rôbô, nhưng cũng là tầng lớp tri thức so với phần đông không vào đại học. Nếu không muốn thành rôbô thì cùng tự tạo cho mình ý thức, phát triển nhận thức cơ bản ngay từ bây giờ để xoay chuyển được cái gì đó. Chỉ có thể nói là cái gì đó thôi. Còn ý thức thực hiện sẽ trả lời tiếp.
    Bên cạnh những người trẻ tuổi hay chưa nhận thức đến một mức cần thiết, có nhiều người thực sự có tri thức nhưng lại vì sự thiếu những thông tin cơ bản về đất nước, về lòng hận thù xa xưa, vì đánh đồng mọi chế độ, vì sợ mất quyền lợi, không được hưởng đủ bổng lộc xứng đáng mà không định dành trí lực của mình cho đất nước, thực ra là cho người dân. Hãy để họ hiểu, cuộc sống cần họ chứ không phải một thứ nhân loại hay tổ quốc hay gì gì đó trừu tượng nào cả. Nếu họ nhìn thấy người nông dân khổ và thấy day dứt thì hãy làm việc cần làm và mặc kệ thiệt hơn. Ở thời điểm này, nơi thông tin được lan rộng, một người sống vì người khác cũng sẽ được lan đi, và như thế, nhiều người sẽ ?obắt chước? và sẽ thành phong trào đổi mới. Còn chừng nào cứ làm một việc nghĩa, sống khẳng khái bị coi là hâm hoặc bản thân anh coi người ta là hâm thì đừng mong đợi cái gì cả.

    Ý đồ của tôi chỉ là ?oxin xỏ? ý thức của mọi người và đòi hỏi quyền làm người cơ bản cho mình và mọi người thôi. Còn bàn về chính trị, về đường lối tôi chưa đủ hiểu biết để bàn. Nếu ai đó hiểu biết định bàn thì xin tự lập topic khác.
    Còn bác MIG2000 hiện giờ đang làm gì thế ạ. Nếu bác tự tin, bác sống cho quyền lợi của người lao động thì tôi trông chờ nhiều ở bác. Hay bác đang làm một công chức ?ovì tính thẳng quá nên sếp không thích?. Công việc bác làm bác có tin là đóng góp cho xã hội không? Nếu có thì cảm ơn bác. Nếu bác bảo bác đã bị đẩy vào vị thế một anh viên chức quèn rồi, chỉ trông đợi vào những người tiểu tư sản như tôi sớm giác ngộ thôi thì hóa ra chúng ta chỉ ?otoàn thả mồi bắt bóng?.
    Tôi vẫn còn một thứ tương lai khá mờ mịt phía trước, tôi sẽ không nói tôi đi như thế nào. Nhưng từ trước đến giờ, tôi vẫn luôn khẳng định tôi sống tử tế. Và dù tôi không làm được cái gì cho đời thì tôi cũng sống tử tế để không hại đến nó. Từ trước đến giờ, tôi cũng chỉ mong mọi người trước tiên, tử tế cái đã, để không làm xã hội thêm hỗn loạn, rồi muốn đi theo con đường nào thì đi.
    ==========================================
    Bác khamsaidaithan, bác suy diễn nhiều quá. Có một điều bác suy diễn câu ?oMà dân chủ triệt để là nền tảng để đi tiếp? tôi viết thì tôi phải khẳng định với bác là nếu bác không chấp nhận mình là người nhận định quá chủ quan thì bác cần đọc lại bài viết đó để hiểu rõ. Đi tiếp theo ý tôi đã viết là đi tiếp lên XH XHCN. Dân chủ triệt để thì mới là một tiền đề lớn đi đến cái xã hội ?ocực kỳ tốt đẹp? gần như viễn tưởng ấy được. Chứ tôi không đòi hỏi dân chủ triệt để ngay từ bây giờ. Sở dĩ tôi hay đề cập đến vấn đề phát triển nhận thức đồng loạt chính là nâng cao dân trí. Thế nên có nhiều lúc tôi khẳng định về phía người dân phải có trách nhiệm nâng cao nhận thức chính là để đảm bảo quyền lợi của mình.

    Bác đứng trên tôi cũng được thôi, tôi muốn thấy nhiều người giỏi lắm chứ, nhưng đọc những suy diễn kiểu
    ?otiếp xúc với sự thật hơn? nghĩa là trước đây toàn tiếp xúc với sự láo à? (bác tham nhũng mất chữ ?ohơn? của tôi rồi nhé),
    ?okhông ở trên thì suy ra phải ở dưới hoặc cá mè một lứa? (thế tôi và bác cùng là người dân, hay những người cùng ăn nói nhã nhặn đều là loại cá mè một lứa ư?)
    của bác thì tôi thất vọng.
    Còn chuyện câu về dịch vụ ADSL tôi dốt nên trích nguyên văn cái câu ?onhanh hơn gấp 40 lần so với kết nối qua điện thoại hiện nay? trên trang nhất tờ Tiền Phong chủ nhật số 26 ra ngày 29-6-2003. Trong bài đó còn viết: ?oBản chất công nghệ ADSL là sử dụng một thiết bị tách kênh cho đường điện thoại thông thường. Đường cáp đồng của điện thoại hiện nay có băng thông rộng tới trên 10 MHZ, trong khi đó tín hiệu điện thoại chỉ chiếm một dải tần có 4 KHZ, như vậy phần còn lại rất lớn của băng thông đã không được dùng đến. ADSL sẽ tận dụng băng thông còn lại để truyền dữ liệu internet?. Như vậy là ?okết nối qua đường điện thoại mà lại không qua điện thoại?, trong lúc sử dụng loại dịch vụ mới này, vẫn sử dụng được điện thoại, đang lên mạng, mẹ cần dùng điện thoại, không phải nhảy ra.
    Hơn thế, nhờ tốc độ này, người ra hàng internet sẽ truy cập nhanh hơn với giá không đổi hoặc tăng lên không đến... 40 lần.
    Tất nhiên, tôi có nhiều sai sót khác nhưng nếu bác muốn đào tạo tôi thành một con người hoàn hảo thì tôi xin kiếu. Còn nếu bác chịu khó dành thời giờ đi tìm hộ tôi những sai sót thì tôi cảm ơn bác, Nhưng nhờ bác cũng ?ocó trách nhiệm và nghĩa vụ? với những gì mình viết để góp ý đúng, chúng ta đỡ phải bẻ chữ của nhau như thế này. Từ bây giờ, nếu cứ tiếp tục thế này thì tôi sẽ im lặng và đọc bác, đúng hay sai thì tự mỗi người chúng ta hiểu.
    =========================================
    Ken,
    Tôi thấy những gì cần nói thì nói thôi, với ken tôi thấy nói đủ để ken hiểu rồi, hoặc không cần nói ken cũng hiểu, còn phần thực hành là của ken nên cũng sẽ không xen vào chuyện của ken nữa. Yên tâm.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bài mở đầu topic này hay và khách quan, một số bài tham gia cũng vậy. Viết cụ thể nên chúng ta nhìn rõ nhau và nhìn rõ mình hơn. Như thế là dung hòa được nhiều mâu thuẫn không đáng có và nhờ thế thảo luận chắc sẽ hiệu quả hơn. Tôi nghĩ tác giả tạm chia hai phe tả-hữu cũng là để tiện phân tích. Nó là ranh giới mong manh mà thôi, coi như hai lực lượng với những mâu thuẫn cần giải quyết cũng như cạnh tranh về khả năng nhận thức để thực hiện bước nhảy hướng tới sự phát triển. Còn cốt lõi là nếu chia thì chia thành người muốn phát biểu để đóng góp, tìm ra sự thật hay phát biểu chỉ để phát biểu hoặc phát biểu ngoài mục đích đóng góp, tìm sự thật. Còn cách chia khác là người phát biểu hiệu quả và không hiệu quả cho dù ý định phát biểu là gì chăng nữa. Vân vân và vân vân. Tôi vẫn thấy có một số người hơi quá thiên về cái tên tả, hữu làm nặng vấn đề lại dễ nhạy cảm. Cho phép tôi nói một chút về cái tên.
    Cái tên là tương đối nhưng đôi khi nó làm chúng ta đánh nhau, ghét nhau khi tuyệt đối hóa nó. Ví dụ như nghệ thuật nó là một cái không có tên. Người ta gọi là nghệ thuật để khỏi nhầm với cái bát, cái đũa, con cào cào... Rồi thì nhiều người tự nhiên khoác chiếc áo in chữ nghệ thuật lên mình. Những người làm nghệ thuật thực sự thì có mấy khi quan tâm phải bảo tôi là nghệ thuật, nên ?okhông có áo?. Một số không ít quần chúng lao động suốt ngày, hoặc trẻ con, làm sao đủ nhận thức để nắm được chân giá trị. Họ hay dựa vào cái tên nên thấy mấy anh mặc áo nghệ thuật mà chả làm họ rung động, chả làm họ thấy nghệ thuật tí nào thì họ bảo nghệ thuật chán lắm, đừng nghệ thuật nữa, nghệ sỹ thật xấu. Mà quần chúng thì đông lắm. Hồi tôi trẻ con (có thể cả bây giờ nữa), đọc báo thường thấy những bài nhạt phèo ở mục thơ nên đâm ghét thơ. Bây giờ dù cũng là người viết cái gọi là thơ nhưng ác cảm với cái tên của nó vẫn chưa hết hẳn. Tôi thấy nhà thơ Ngu Yên có câu này hay: ?oThi sỹ thật giống người bình thường. Thi sỹ giả giống thi sỹ? (Phải nói luôn câu này không đúng với tất cả, không phải là hoàn hảo, không phải tôi tôn sùng câu nói này mà tôi chỉ thấy nó có cái hay).
    Từ chuyện nghệ thuật dỏm mang mặt nạ nghệ thuật, rồi từ từ hút máu nghệ thuật thật mà chiếm luôn thân xác, đưa những người cảm tính lạc mê cung đó chúng ta suy được nhiều điều về ?onghệ thuật? lợi dụng cái tên. Người ta xưng ?otôi là nhà đạo đức đây?, quần chúng bảo ?oồ, tuyệt, hãy dạy dỗ chúng tôi?. Sau đó quần chúng thấy chú ?onhà đạo đức? này làm gà vịt trong làng vơi đi, các cô thiếu nữ tự nhiên mang bầu, thanh niên đánh nhau vì mâu thuẫn đâu đâu..., họ mới giật mình và định thanh toán anh chàng ?onhà đạo đức?. Nhưng anh ta cao chạy xa bay mất rồi. Quần chúng tức lắm, thằng phải đánh mà không đánh được, mối hận này khó nguôi, bắt đầu quay sang rỉa rói nhau: Ai bảo ông tin nó lắm vào, giao cho nó tất cả vườn tược, ai bảo bà bảo nó tốt, để con gái cho nó kèm cặp... Hậu quả triền miên. Từ đó, dân làng cứ thấy cái tên ?onhà đạo đức? là ghét cay ghét đắng. Một hôm, có anh nọ về làng, cán bộ giới thiệu: ?oCậu này đạo đức lắm nhé?. Thế là người thanh niên cần cù lao động, định đóng góp cho nông thôn đi đâu cũng bị người ta dè bỉu ?ođồ đạo đức giả?. Thấy trẻ con ngã, nâng lên. Dân làng bảo: Đồ đạo đức giả. Thấy cô gái gánh lúa mệt, định gánh hộ. Dân làng bảo: Đồ đạo đức giả. Họp thôn, anh thanh niên đưa ra ý kiến thành lập các tổ sản xuất gắn bó. Dân làng bảo: Đồ đạo đức giả. Anh thanh niên còn trẻ, uất quá, bỏ đi. Người yêu đến an ủi. Anh chàng giận quá mất khôn, quát ầm lên: Đồ đạo đức giả! Thế là chia tay!
    Cũng như từ CNXH khởi thủy nó là một từ về một xã hội tốt đẹp, có thể coi là lý tưởng về hạnh phúc, công bằng, cơm no, áo ấm, chơi bời vui. Bất cứ nước nào cũng mong muốn. Nhưng khi phân thành các nước TBCN và XHCN thì nó lại bị hiểu khác đi mất rồi. Ai đó nhìn vào Việt Nam bảo: ?oXã hội XHCN mà như thế này à? Tôi phản đối XHCN? thì xin hiểu cho kỹ là chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên XH XHCN. Một xã hội mà chưa quốc gia nào từng thực sự đạt được và duy trì được. Mà một xã hội như thế thì nó có những con người thực sự tài năng biết quản lí và biết nghĩ rất khách quan để duy trì và phát triển. Chứ không cần những người chúng ta hiện nay chưa đạt được đến một xã hội tốt đẹp đã lo nó tốt đẹp thì nó sẽ có sai lầm thế này, sai lầm thế kia. Chúng ta chưa đủ khả năng lý luận cũng như một tầm nhìn bao quát để đoán hộ tương lai phải làm gì, nghĩ gì. Những con người ở tương lai nếu nó tốt đẹp thì sẽ thông minh, biết sống, biết lao động và hưởng thụ hiệu quả hơn chúng ta nhiều. Còn nếu xấu xa thì họ sẽ tự nhấn chìm họ trong sự chà đạp lẫn nhau. Một xã hội đẹp nó như một cái đích khiến người ta có một niềm tin để mà sống và chịu khó lao động. Con người khổ nỗi là phải có niềm tin, có lao động thì mới đỡ sa ngã trước bao cám dỗ của cuộc sống. Nếu ai đó hỏi sa ngã thì có gì sai thì tôi xin được miễn trả lời. Cứ thử sa ngã thì sẽ biết, chỉ sợ muốn quay lại không nổi.
    Tôi cũng chỉ muốn bất cứ ai dù cho mình thuộc phe a, phe b, phe c hay không thuộc phe nào thì cũng khách quan được như ?ochủ nhà?, nhìn thấy cái đúng cái sai và chắt lọc cái hợp lí, đã thảo luận thì giảm thiểu cảm tính. Cũng như nếu khó chịu về bài viết này thì cứ bầu 1 sao nhưng xin chắt lọc cho cái nào chắt lọc được trong chủ đề để tránh dần đưa vào thảo luận những khiêu khích không cần thiết và nhận định chủ quan như ?othiểu năng?, ?oliếm gót?, ?otay sai?... Những khiêu khích cố tình hoặc vô ý ấy tôi tin rồi đây cũng chẳng chọc tức được ai. Nhưng nó lại thể hiện người viết là người khiêu khích hay chủ quan.
    (Trích từ http://www.ttvnol.com/forum/t_223284/6a?0.585708)
    =======================================
    Tôi lại viết tiếp một chút về cái tên...
    Trong bài viết của MIG2000 có 2 đoạn khá mâu thuẫn khi nói về CNXH:
    1. ?oTôi không hiểu tại sao có nhiều người chẳng hiểu quái gì về Chủ nghĩa xã hội lại không dám vứt bỏ cái mỹ từ đó?
    2. À, nói thêm, tư tưởng dân chủ của Away tiến bộ đấy, đó là nhân tố xã hội chủ nghĩa đấy, ở điểm này thì cậu Away đúng.
    Thì tôi xin lý giải sự mâu thuẫn này. Đó là, trong cách nghĩ của bác MIG2000 có một CNXH bản chất và CNXH nói suông. Nó như hai thứ thật giả có cùng một cái tên rất dễ nhầm, dễ đánh lừa cảm xúc của người ta. Ví dụ Nhật Tân có quán Tú Béo hay Anh Tú gì đó (phải nói ?ogì đó? vì không nhớ rõ tên, nói sai bác khamsaidaithan, chắc cũng không ít lần qua đó đánh chén, bắt việt vị thì chết) nổi tiếng về thịt chó, nhưng bây giờ lên đó thì hình như quán nào cũng tên như thế cả. Ngộ nhỡ vào ăn phải hàng dỏm chẳng ra gì thì cứ Anh Tú hay Tú Béo thật mà đổ tội. Đây cũng là một thứ bệnh rất khó tránh và rất nguy hiểm nếu không nhìn nhận kịp thời. Nó cứ sản sinh những mâu thuẫn vụn vặt mà không biết là từ đâu.
    Trong cuộc sống, tôi cũng đã thường cảm thấy khó chịu khi nghe ai đó nói ?ochúng ta phải tiến lên CHXN? hay ?otôi yêu thơ?, nghe nó cứ sên sến suông suông thế nào ấy. Mất khá nhiều thời gian tôi mới hiểu ra mình đã định kiến. Thơ hay CNXH không có tội. Thơ hay CNXH theo cảm nhận bình dân thì thực chất là một cái gì đó hay ho, tốt đẹp. Và hay ho, tốt đẹp thì ai mà không thích. Tội là ở người nói mà không làm được. Nhưng không phải ai cũng nói mà không làm. Điểm đó rất cần lưu ý để không đánh đồng, phủ nhận tất cả. Hơn nữa, dù có người nói mà không hoặc chưa làm được thì cái từ CNXH bản thân nó chỉ là một định nghĩa về xã hội đẹp. Sao lại ghét oan nó.
    Tôi trình bày như vậy không hiểu bác MIG2000 có gật gù với tôi không. Và không hiểu bác có đồng ý rằng bác nhận định về con người nhiều khi dựa trên cảm tính, định kiến với một lớp người mà bác có ác cảm sẵn. Khi những người đó nói về những cái tên như ?oCNXH? với một sự nhẹ nhàng, đơn giản thì bác lại coi đó là sự nhồi nhét, đức tin mù quáng. Cái sự khô cứng cứng hay mù quáng nó thể hiện ở cách sống hoặc ít ra cách thể hiện trên diễn đàn này cơ mà bác. Tôi nghĩ, bác điển hình cho hẳn một lớp người nên muốn làm rõ một vài điều với bác để chúng ta hiểu nhau linh hoạt hơn. Và không phải vì cái tên mà chia rẽ trong khi mục đích sống giống nhau là làm con người đỡ khổ. Bác có đồng ý với tôi rằng: ?oLinh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin là tính biện chứng?.
    Tôi và chắc không ít người muốn nghe những hiểu biết, góp ý của những người như bác. Nhưng khi bác phê bình một cách nhìn, một luận điểm thì mong bác chỉ ra cái sai của cách nhìn, luận điểm đó chứ không lấy luận điểm của bác làm chuẩn mực hay đưa ra những cái đúng nhưng không liên quan đến cái sai ấy. Bác có nói tôi nuối tiếc quá khứ nhưng tôi mới đôi chục tuổi đầu thì quá khứ có là bao đâu mà nuối tiếc, lại không dư thời gian nuối tiếc hộ quá khứ lúc mình chưa sinh ra. Nếu có níu giữ quá khứ thì chỉ là những cái gọi là gốc, là cội rễ, là cái mà nhiều khi con người quên giữ, để nó bay lên cung trăng thì còn có gì đâu. Và một chút nuối tiếc cái đẹp đã qua cũng là một cái hay trong tâm hồn con người ta, phải không bác. Tôi thấy đã đưa ra được một số nhận thức về những người như bác (chỉ là nhận thức, không có ý xấu gì đâu nhé), tất nhiên là không ai giống nhau từng li từng tí cả. Tính đúng đắn thì cứ để thời gian và con người kiểm định.
    Mấy cái câu tôi bịa ra như thế này:
    ?oÔi bông hoa đẹp quá
    Tôi yêu bông hoa vì nó thơm ngát
    Một mùi hương thơm lừng hoa bưởi
    Thật tuyệt diệu làm sao...?
    Tôi có quyền bảo cái này không gọi là thơ, người ta hỏi ?othế thơ là thế nào?. Tôi sẽ trả lời tôi không biết nhưng ít ra không phải là cái này.
    ==========
    Bạn kien2005 hỏi toàn câu hay, trả lời sẽ chỉ ra người nào hiểu về cái đó, người nào mượn danh, hơn nữa giúp nhau hiểu thêm nhiều cái. Im lặng thì không biết đằng nào mà lần. Tôi nghĩ, nếu ai có thời gian thì sang box ?ohọc thuật? thảo luận những vấn đề đó. Như vậy phù hợp hơn. Cá nhân tôi thì không biết gì mấy, chỉ là tính biện chứng, tôi cũng muốn biết thêm.
    ==========
    Bác anhdialan,
    Theo tôi nhận thức về cái gì là tùy thời điểm. Quan trọng là nhận thức đúng và làm bật lên vấn đề chứ không phải cãi nhau hay chat chit hay đưa cái chung chung vào.
    Nếu bác chỉ ra được tính suy thoái, cái sai lầm của mọi người để cùng nhìn lại thì tốt quá.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...

    Được away sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 04/07/2003

Chia sẻ trang này