1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. WhatTheHell

    WhatTheHell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Anhdialan,
    Làm sao bác biết người ta ko thử đứng vào vị trí của đối phương để nhìn nhận? Bác thử xem lại xem câu ấy dành cho ai, không chừng là cho bác ấy chứ.
    Mấy bài gần đây, mọi người chiêm vào rất nhiều các câu hỏi. Bác Anhdialan thử trổ tài giải đáp cái xem nào.
    Thực ra thì Topic này đang thời kỳ "nóng" thì đúng hơn. Nhận dạng đặc điểm suy thoái ở chỗ nào vậy bác?
    Kỳ kục kùng kực
    Look back at ur face
  2. khamsaidaithan

    khamsaidaithan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Này cậu, tôi không phải là dân đâu nhá.
    Cậu Away này, trong giai đoạn đầy phức tạp hiện nay, chúng ta phải lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Thế mà cậu hiểu về Chủ nghĩa Mác-Lênin như thế này thì làm sao cậu hành động cho đúng được. Thảo nào cậu bắt đầu đi lạc về phía nhạy cảm rồi đấy.
    Cậu phải nhớ rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin bao gồm ba thành phần không thể tách rời, không thể nói rằng thành phần nào quan trọng nhất, đó là: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa CCSKH. Vì thế, cậu bảo rằng : "Linh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin là tính biện chứng? là nói nhăng.
    Thứ nhất, không có tính biện chứng mà chỉ có phép biện chứng.
    Thứ hai, phép biện chứng được phát biểu đầu tiên bởi Heraclite trong thời cổ đại với câu nói nổi tiếng: "Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông". Tuy nhiên, phép biện chứng của ông chỉ mới ở dạng thô sơ mà thôi.
    Sang đến Châu Âu thời cận đại, Hégel là người phát triển phép biện chứng lên một tầm vóc cao hơn và hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên, thế giới quan của ông là thế giới quan duy tâm nên phép biện chứng của Hégel được gọi là phép biện chứng duy tâm.
    Chính Mác và Ăng-ghen đã kết hợp phép biện chứng với thế giới quan duy vật để tạo nên Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thế giới quan duy vật (đã có từ thời cổ đại) và phép biện chứng đều không phải là sáng tạo của Mác và Engel. Đến đây cậu hiểu vì sao tôi bảo cậu nói nhăng rồi chứ. Khi cậu bảo một cái gì đó là linh hồn của một cái gì đó, thế có nghĩa là khi cậu lấy cái linh hồn đó đi, phần còn lại chỉ là cái xác không hồn. Cậu nói thế hoá ra linh hồn của Chủ nghĩa Mác-Lênin là cái đi mượn của người khác à, những phần còn lại: Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa CSKH chỉ là cái xác không hồn à?
    Cậu có biết rằng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử với lý luận về sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, Kinh tế chính trị học với luận điểm về giá trị thặng dư và Chủ nghĩa CSKH với mô hình xã hội tương lai, là những sáng tạo thiên tài của Chủ nghĩa Mac-Lenin không? Thế mà cậu lại bảo đó chỉ là cái xác không hồn, nếu không có tính(phép) biện chứng. Lần này thì cậu quả là...quá sức nhạy cảm.
    Một câu hỏi nhỏ cho cậu: Thế ngược lại với tính (phép) biện chứng là cái gì?

    Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu

    u?c lonesome s?a vo 11:34 ngy 05/07/2003
  3. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    A, bác khamsaidaithan không phải dân. ?oRồng đến nhà tôm? mà không biết để sửa lễ nghênh đón. Thất lễ! Thất lễ!
    Không biết tôi suy ra ?okhông phải là dân tức là cán bộ? có biện chứng không. Nếu đúng thì lấy làm mừng vì cán bộ đi sâu đi sát dân như vậy, lại sử dụng vi tính thành thạo, nắm vững lý thuyết.
    Tôi nghĩ, phép biện chứng là phương pháp biện chứng, còn tính biện chứng là tính suy xét mọi thứ một cách biện chứng. Nếu không có thuật ngữ ?otính biện chứng? thì tôi xin nhận là dốt khoản chữ nghĩa này.
    Đáng nhẽ phải nói rõ hơn và chính xác hơn: ?oLinh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng duy vật?
    Giữa phép ?obiện chứng duy vật? và phép ?obiện chứng duy tâm? có những khác biệt lớn (xin không hỏi tôi là lớn thế nào, cái đó bác nắm rõ hơn tôi mà). Cùng là phép biện chứng nhưng còn ?oăn nhau? ở cái đuôi. Như vậy sao có thể nói phép biện chứng (hiểu ngầm là biện chứng duy vật vì nó ?ocập nhật? hơn) là một thứ ốc mượn hồn.
    Ở trang 50-51, cuốn ?oTư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam?, có đoạn:
    Nói về thái độ của mình đối với một số học thuyết và tôn giáo, Người viết:
    ?oHọc thuyết Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân
    Tôn giáo Giêxu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả
    Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng
    Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta?

    ------------------------------------------
    Tôi có nghĩ về cái ?olinh hồn? này từ hồi được học triết. Tôi lười học, không thuộc cách định nghĩa, cũng không đọc đến nơi đến chốn nên không dám nói chuyện triết học. Có nói ở đây thì chỉ dám nói sơ sơ thôi. Cái tôi cảm nhận được rõ rệt là tính biện chứng, nghĩa là ?ohoài nghi tất cả? (tất nhiên, câu này cũng cần hiểu một cách biện chứng), nhờ đó, tôi suy xét mọi việc dưới nhiều góc độ hơn trước đó khá nhiều. Nghĩ chuyện cảm nhận về ?olinh hồn? đó là do cảm tính chủ quan nên khi thấy Bác Hồ nói ?oChủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng? tôi mới viết ra. Còn câu ?oLinh hồn của chủ nghĩa Mác-Lênin là tính (chắc là phép) biện chứng? thì tôi nhớ là đọc được ở đâu đó nên tôi mới cho vào trong ngoặc kép. Mong bác không bắt lỗi cái chuyện ?ođọc ở đâu đó này?. Chuyện này như vậy là tôi đã kiểm chứng bằng cảm nhận bản thân và cả cảm nhận của những người đáng tin cậy. Tất nhiên, linh hồn đâu có đủ, nó chỉ là cái điều phối hoạt động của cái xác cũng không kém phần quan trọng và không thể tách rời (nên không có chuyện xác không hồn, linh hồn nó nằm ở từng câu từng chữ, làm sao mà lấy đi được) ?ogồm ba thành phần không thể tách rời, không thể nói rằng thành phần nào quan trọng nhất, đó là: Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin và Chủ nghĩa CCSKH?. Nhờ nền tảng là phép biện chứng duy vật mà những cơ sở đó có giá trị và được thể hiện linh hoạt, khách quan, được đông đảo tầng lớp tiến bộ công nhận và ứng dụng.
    Bác hỏi câu ?oMột câu hỏi nhỏ cho cậu: Thế ngược lại với tính (phép) biện chứng là cái gì?? thì tôi dốt làm sao mà biết được. Nếu phải trả lời như làm bài kiểm tra vớt được điểm nào hay điểm ấy thì xin trả lời rằng đó là phép không biện chứng. Có một số cái nhớ mang máng như chủ quan, duy ý chí, tả khuynh, hữu khuynh. Tên thật của nó là gì thì tôi xin nhờ bác.
    Cảm ơn bác đã đưa ra những lý thuyết cơ bản như vậy, tôi được học thêm nhiều. Nếu tôi là cán bộ mà trình độ chỉ có như thế này, nói câu lý thuyết nào là thiếu sót, sai sót câu ấy thì rất là đáng trách. May mà được làm dân, không phải sống quá nhiều nguyên tắc. Bác (nếu) là cán bộ đi sâu đi sát, uốn nắn cho từng tí như vậy thì phúc quá. Nhưng giá mà bác uốn nắn những cán bộ non kém về trình độ thì nước nhà và dân chúng tôi còn được nhờ nhiều. Chỉ xin góp ý chân thành với bác là bác thỉnh thoảng vẫn chụp mũ tôi bằng suy diễn hơi hơi thiếu biện chứng của bác. Cán bộ chụp mũ thì dân như tôi chạy sao thoát, hở bác. Giả như bác mượn cái thân tôi để sửa những cái sai mà nhiều người mắc phải thì xin dâng tấm thân này cho bác . Phải sửa nhanh thôi bác ạ, mấy đường dây thi hộ đại học tinh vi mới phát hiện nghe mà sợ, lại không biết chỉ có một Khánh Trắng, một Năm Cam, một Tăng Minh Phụng hay còn những Khánh Trắng, những Năm Cam, những Tăng Minh Phụng? (Chắc những cái tên này cũng chưa "cập nhật" phải không bác?)
    Bác ở lại giúp đỡ mọi người nhé, tôi là dân nên suy nghĩ quá tải cái óc dân nên mệt rồi, xin nghỉ một thời gian ạ.


    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...

    Được away sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 05/07/2003
  4. khamsaidaithan

    khamsaidaithan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cậu lại nhầm lẫn nữa rồi. Tôi không phải là dân, cũng chả phải là cán bộ. Nếu không thì cậu chả lại bảo rằng tôi là đầy tớ của cậu thì hỏng.
    À! Cái này gọi là tính (phép) siêu hình đấy cậu ạ.
    Thôi thế đủ rồi cậu à. Cố gắng giữ vững lập trường tư tưỏng cậu nhé. Chứ cậu cứ giao du với cái bọn nhạy cảm ở trên này, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng đấy cậu ấm ạ.
    À này, cậu cứ bảo rằng tôi suy diễn, tôi chụp mũ cậu. Khổ! Chắc cũng là do thói quen nghề nghiệp đấy thôi.
    Thôi chào cậu nhé! Tôi đi đây.


    Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu
  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Dùng kế gặp gấu giả chết ?othoát? được bác gấu khamsaidaithan: ?ođánh hơi khụt khịt-hoài nghi chút ít-rồi bỏ đi?.
    Bác này không phải dân, không phải cán bộ thì không hiểu bác khamsaidaithan nhà tôi thuộc cái dạng gì? Hy vọng không (hoặc có) phải ET Ronaldo người ngoài hành tinh.
    Hôm qua, vào topic TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT của thằng bạn Julian, thấy có hai câu ?onhận thức? rất hợp với ?osống? và ?omong muốn đi lên xã hội tốt đẹp? (ai thích thì gọi là XH XHCN):
    http://www.ttvnol.com/forum/t_131970/3
    ?oChúng tôi ra sông Sài Gòn, khi tro được thả xuống, tôi biết từ nay mình đã mồ côi cha, chỗ dựa lớn nhất đời tôi đã mất, và tôi sẽ phải học, như cha dạy: ?oHọc không phải để vui, mà để không ai giết được mình!?. Học để thành người?.
    (Cha Tôi, Phan Thị Vàng Anh)
    ?o- Nếu không thể đi xa, anh vẫn hy vọng về sự bao la mà anh chưa biết đến. Còn nếu anh đã biết đến sự bao la ấy có giới hạn như thế nào, liệu còn thèm muốn nữa không...?
    (Những Con Đường Không Đến Seattle, Phan Triều Hải)
    Nói thế thôi ạ, kẻo bác gấu nghe tiếng quay lại thì chết.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  6. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    rỗi hơi viết vài câu
    thấy mấy bạn lại bàn về triết học Mác , và mấy cái vớ vẩn
    cho mình nêu một số vấn đề ra , mình cũng ko nghiên cứu gì về triết học nên ko biết nhiêu lắm
    1."Triết học" nằm trong "thế giới quan" hay ngược lại
    2."Triết học Mác" có mang tính chủ quan ko ? Mác chủ quan hay khách quan ?
    3."Triết học Mác" mang ý nghĩa "tương đối" hay "tuyệt đối"
    4."Triết học Mác" có thực sự giúp cho sự giải thoát tâm hồn như "tôn giáo" làm được ko? về phương diện này tôn giáo tốt hơn hay nó tốt hơn
    5."Triết học Mác" có thoát khỏi cái câu "đúng mà ko đủ " ko? (nó có khối cái chưa đung đâu)
    6.Các phạm trù mà "Triết học Mác" đề cập tới có mang tính thường nhật , hàng ngày , có thiết thực với cuộc sống con người , có dạy được một con người phải biết suy nghĩ ra sao phải biết làm gì ko? (ken bảo là ko)
    7."Cuộc sống" to hơn hay "Triết học" to hơn ?
    8.với tài năng của Mác , Lênin và tất cả các Triết ra cộng lại có đủ sức viết về cuộc sống và các mặt của nó ko ? (ken bảo là ko)
    9.mỗi người có phải là một tiểu vũ trụ và với một cuộc sống riêng ko giống ai , có một nhân sinh quan và thế giới quan riêng biệt phải ko?
    10.thế giới quan và nhân sinh quan , cái nào to hơn , cái nào quan trọng hơn, Triết học Mác đề cập nhiều về thế giới quan hơn hay nhân sinh quan hơn?
    đây là 10 câu , nếu trả lời được thì người ta sẽ hiểu được cái nhỏ bé của Triết học Mác, và nó ko là gì cả?
    -----------------------
    3 thành phần ko thể tách rời của chủ nghĩa Mác-Lê
    1.về mặt kinh tế , chủ nghĩa Mác Lê viết ở dạng khái quát hay chi tiết?
    2. chủ nghĩa này có dạy bạn kiếm tiền như thế nào ko? có dạy bạn leo lên nấc thang chính trị ra sao?
    3.kinh tế Mác lê có ứng dụng được thiết thực cho đời sống hiện tại ko
    4.giá trị thặng dư , có phải là cái gì to tát ko , hay là nói cái ai cũng biết , chỉ khai sáng cho người ngu dốt
    bàn về giá trị thăng dư , đó là đôi bên cùng có lợi
    5.kinh tế Mác LÊ đề cập đến thị trường và cung cầu , ----> sự giao động giá cả , nhưng nó có biết gì về một vấn đề trong định giá mặc hàng là : "áp đặt mức gia khởi đâu và áp đặt sự nhìn nhận về sản phẩm đối với khách hàng" cái này mới quyết định giá cả đó , mấy cái biến thiên về sau ko có ý nghĩa nhiều đâu
    6. "lượng tăng ----> biến đổi về chất" vậy doanh nghiêp ở VN ứng dụng ra sao vấn đề này , họ có biết giá sản phẩm tăng đồng thời là sản phẩm tốt ko , hay họ chỉ biết hàng VN là hàng phải thật rẻ , chất lượng thì người dùng rồi mới biết
    7.Triết học Mác có đề cập đến giá trị ngược ko? vì nó là một trong nhưng vấn đề quan trọng trong chính trị và kinh tế.
    8.cái chủ nghĩa này đã ra sao trên toàn thế giới rồi , vì sao nó lại vậy?
    9.chủ nghĩa Mác-Lê có dạy ta cách đánh giá một vấn đề là sự hài hoà , sự tổng hoà của nhiều yếu tố khác nhau , hay nó là một sự cố chấp ko mềm dẻo
    10. kinh tế Mac lê có thực sự thúc đẩy sự pt ko ngừng vì những lợi ích cá nhân ko ? vì cái này là động lực pt của thế giới
    ba hoa vậy thôi , theo ken triết học mác - lê có nhưng giá trị khá hay nhưng ko nên áp dụng một cách cứng nhắc
    đến thời đại này rồi thì VN ta nên Việt hoá lại nó cho VN và cho thế kỷ XXI đi thôi
    đổ cổ vẫn là đồ cổ chỉ ngắm được thôi , ko sài được đâu
  7. lamsonblue

    lamsonblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    Tớ không hiểu nhiều về triết học lắm , mặc dù ba tớ là tiến sĩ triết học hẳn hoi...nhưng cái kiểu các cậu cãi nhau thế này thì các cậu đã vô tình biến CNXH thành chủ nghĩa không tưởng mất.
    "Nói chuyện cứ châm chọc cho người ta buốt
    Nói đùa chớ cạnh khoé cho người ta đau"

    .....All we are is dust in the wind.....
  8. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    CON ĐƯỜNG
    Bác Hồ nói câu này rất chính xác và có ý nghĩa: ?oMuốn đi lên CNXH, trước hết cần có những con người XHCN?. Có thể hiểu đơn giản là muốn có một xã hội tốt đẹp thì phải có những con người tốt đẹp. Bởi vì, ?ocon người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội?, con người làm nên xã hội. Nhưng xã hội cũng có phần làm nên con người, bởi mỗi cá nhân rất nhỏ bé so với xã hội, bị ảnh hưởng lớn bởi nó.
    Như vậy con người làm nên xã hội làm nên con người làm nên xã hội.... là một vòng xoáy luân hồi. Cụ thể hơn, một vòng xoáy chôn ốc, thì con người tốt làm nên xã hội tốt làm nên con người tốt hơn làm nên xã hội tốt hơn... Con người xấu làm nên xã hội xấu làm nên con người xấu hơn làm nên xã hội xấu hơn...
    Đó là nói chung, còn nói riêng, tỷ lệ con người làm nên xã hội và xã hội làm nên con người còn tùy vào mỗi cá nhân.
    Đi lên một xã hội tốt đẹp có vô số con đường. Cán bộ đi đường phù hợp với cán bộ. Dân đi đường phù hợp với dân. Bác sỹ, kỹ sư, giáo viên, doanh nhân học sinh, sinh viên, người lái xích lô, cậu bé bán vé số, cô bé bán diêm, người giàu, người nghèo, người bình thường, người tài giỏi, người thiếu thông minh, người tàn tật... có con đường riêng của mỗi người. Con đường ấy họ phải tự lựa chọn cho phù hợp với mình. Còn một xã hội không cho con người lựa chọn con đường phù hợp thì những người đã được làm việc phù hợp và những người chưa được làm việc phù hợp vẫn phải đấu tranh, phấn đấu để đạt được tiêu chí mỗi cá nhân được phát huy hết năng lực của mình. Khi ấy, mới thực sự đạt được đến sự cống hiến một cách tự nhiên. Nghĩa là, anh lao động vì anh ham thích và thành quả lao động của anh lại vừa đóng góp được cho cuộc sống. Có như vậy thì mới tích lũy được nhiều cái để đi tiếp thay vì bù lấp, chắp vá cho những cái hậu quả do không phù hợp.
    Chính vì thế, dù mỗi người có một con đường riêng để đi, nhưng thực chất, con đường chung của tất cả là trở thành người tốt. Là người tốt thì mới đạt đến một tiêu chí tối thiểu là mong muốn tốt đẹp cho xã hội, hơn nữa, còn hành động vì mong muốn ấy và giảm được những sự tiêu cực làm cản trở sự đi lên. Đó là một thứ khoa học chứ không đơn thuần là bài học đạo đức. Trong khi xã hội đang thiếu người tốt mà lại có người lo xã hội tốt hết cả thì lấy đâu ra mâu thuẫn để đấu tranh và phát triển thì đúng là ?olo bò trắng răng?. Có bao giờ tất cả mọi người đều nghĩ giống nhau, đều hành động giống nhau mà phải sợ hết mâu thuẫn. Hơn nữa, dù có thể người ta không còn biết mâu thuẫn là gì thì sẽ có những động lực khác tự nhiên sinh ra, cái đó cứ để tạo hóa và sự tự thích ứng của xã hội lo. Con người vẫn cần tự lo lấy việc dần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh của mình.
    Qua đó, có thể thấy câu nói của Bác Hồ rất thâm thúy. Đi lên một xã hội tốt đẹp mà không có những con người tốt, không đào tạo được những con người tốt, không giữ được những con người tốt thì đi thế nào? Những con người tài mà không tốt thì đóng góp thế nào?
    Chủ nghĩa Mác-Lênin hay tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn không phải là những gì bắt buộc bất cứ ai cũng phải học. Và không phải cứ biết đến, đọc hết mà thành ngay người tốt, người tài được. Nhưng đã là người quản lí, đi theo định hướng đó thì bắt buộc phải hiểu những điều đó và biết cách vận dụng kẻo khi được hỏi con đường cụ thể thế nào lại tắc tị. Đó là một yêu cầu tối thiểu về một người cán bộ có năng lực. Mà yêu cầu tối thiếu về một cán bộ để làm xã hội đi lên là phải có năng lực.
    Còn người dân, vẫn có những người hiểu biết các vấn đề đó để ?obiết, bàn, làm, kiểm tra?. Chính vì thế, mà những điều này được phổ cập trong các chương trình giáo dục. Và người dân càng hiểu rõ thì càng có nhiều cơ hội được biết, bàn, làm, kiểm tra. Và biết đúng, bàn đúng, làm đúng, kiểm tra đúng. Chính vì thế mà nâng cao nhận thức, tri thức là một bước nhảy lớn.
    Người hiểu biết nhiều có cách làm của người hiểu biết nhiều. Người hiểu biết ít có cách làm của người hiểu biết ít. ?oChỗi to bà quét sân to, thế còn chổi nhỏ để bé chăm lo quét nhà?. Cốt yếu là nhận thức được trình độ mình đến đâu và làm được việc gì. Cái này nhiều khi phải bắt tay vào làm, cẩn thận và chịu khó nhìn nhận mỗi quá trình làm việc thì mới nắm được. Đó chính là đi con đường của mình. Một con đường riêng mà lại rất chung vì nó hướng đến cái chung. Bên cạnh đó, cuộc sống còn đòi hỏi quan sát, chắt lọc từ những con đường khác để so sánh, học hỏi, tự điều chỉnh.
    Tôi nhận thấy mạng là một cơ hội lớn để thực tập và nhìn nhận mình. Những hành động đã thể hiện trên mạng thường được lưu lại (nếu không đáng bị xóa). Và nếu chịu khó đánh dấu, sau đó, đọc lại bản thân mình cũng như những lời xung quanh thì sẽ có thể phần nào đứng ở ngoài mình mà nhìn vào mình. Tôi viết ở đây cũng là đi một con đường rất nhỏ, ?ođi? để tích lũy kinh nghiệm cho mọi việc sau này, nếu có chút gì cống hiến được, nếu ai đó nhìn vào để rút được chút gì đó cho mình thì mừng chút ấy. Đi đường thì cần rất nhiều sự góp ý, phê bình cho rắn rỏi hơn. Đúng hay sai thì bản thân cũng được tôi luyện và cũng thử thách khả năng xử lí, phân tích vấn đề. Do đó, phê bình cũng là một việc rất hữu ích và đáng trân trọng trong cuộc sống. Trên mạng này, có một điều thú vị là phê bình diễn ra nhiều. Lí do có lẽ là người phê bình ít chịu áp lực như đứng trước một cuộc họp cơ quan, một buổi sinh hoạt lớp. Tôi chỉ sợ có những người sống dành quá nhiều thời gian đi phê bình, góp ý hộ những cái sơ xuất nhỏ có thể tự sửa của người khác mà lại hy sinh thời gian để tự phê bình, tự nhận thức những cái thiếu sót lớn của mình. Hiệu quả của sự phê bình, góp ý không cao mà bản thân lại không còn thời gian tập trung đi con đường của bản thân. Như thế, trong lòng anh cảm thấy đã nâng đỡ người khác đi lên rất nhiều nhưng thực chất anh chỉ đang tự dìm mình xuống. Khi người khác đã sang sông được khá xa thì anh lại vẫn ngồi hát cải lương bên bến đò. Rồi có lúc lại trách đời: ?oTò vò mà nuôi con nhện, con nhện nó quện nó đi, tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi nhện hỡi nhện đi đằng nào?.
    Càng ngày tôi càng thấy chỉ riêng trên mạng ttvnol này đã có vô số điều bổ ích có thể chắt lọc được cho cuộc sống ngoài đời: Một khối lượng tri thức khá đồ sộ, phong phú và được thể hiện lại một cách linh hoạt thông qua trao đổi, thảo luận, vẫn luôn còn nhiều người đóng góp rất nhiệt tình. Có tiếc chỉ tiếc nhãn lực kém, kinh phí có hạn nên không đọc được nhiều. Nếu có ai đó nhãn lực tốt, kinh phí nhiều mà không tận dụng thì e hơi phí.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  9. NGOCDIEMDO

    NGOCDIEMDO Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    cụ thể xem nào away !về con đường VN đang đi tới đó. còn mấy cái tư tưởng xếp sang một bên được rồi đấy , ''ngày mai mình đi tới thế nào ? '' câu hỏi nhỏ dành cho thanh niên VN away à !
    [​IMG]
    đai châu đỏ-dũng sỹ diệt lan
  10. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Muốn đi con đường nào thì cách tốt nhất vẫn là xác định nó từ sớm và chuẩn bị kỹ lương thực, bản đồ, túi để đựng khôn...
    Cũng như chị em phụ nữ hay anh em nam giới muốn tương lai nam nữ bình quyền thì phải xác định tính độc lập và rèn luyện trí tuệ từ sớm. Hay muốn sống không phải luồn cúi, quỵ lụy cũng phải rèn luyện và chuẩn bị sớm như vậy. Còn trông chờ vào các nhà cải cách xã hội thì hơi lâu mà chẳng biết đâu vào đâu.
    Xác định từ sớm và rèn luyện từ sớm thì sẽ giảm bớt thời gian quay trở lại hay làm lại từ đầu rất khó khi đã có những ràng buộc rối rắm. Như thế, thực tế, ban đầu thì vất vả hơn nhưng về sau sống đỡ bấp bênh hơn. Như mía ăn từ ngọn xuống gốc vậy. Càng ăn càng ngon.
    Tuy nhiên, có một cái rủi ro là có thể ăn phần nhạt sớm, rồi thì vẫn phải ăn nhạt nhẽo, cay đắng mãi khi dám sống khẳng khái, chứ chưa chắc đã được ăn phần ngọt. Chỉ có một cách là nhiều người cùng nhận thức sống thế thì sẽ giảm được những rủi ro cho những người sống tốt mà "trời không thương".
    Tôi chỉ muốn có vậy. Thanh thiếu niên sớm xác định được như thế từ sớm, chịu khó học hỏi cái hay để "không bị đời giết" thì cuộc sống của chúng ta sẽ bớt lệ thuộc và xã hội cũng được nhờ. Nhiều người chưa là thanh niên hoặc không còn thanh niên cũng hiểu cho điều đó thì còn tuyệt nữa. Người lớn thì sống phải tự chịu trách nhiệm về hành động của mình rồi. Có điều, nhiều người làm việc sai coi như bình thường trước mặt trẻ em, làm sao tránh khỏi chúng bắt chước. Người lớn hỏng đã đáng sợ. Trẻ em hỏng còn đáng sợ hơn. Thử tưởng tượng xem một khuôn mặt ngây thơ làm những điều xấu xa, đến khi bị phát hiện ra, có lẽ, loài người không còn biết tin vào điều gì nữa. Mà khi mất niềm tin vào nhau, lúc nào cũng dè chừng, hoài nghi, đối phó thì làm sao sống tiếp? Thêm nữa, có những bộ phận người lớn lười biếng, hưởng thụ rồi đây có con cái sẽ đưa chúng đi đến đâu?
    Thấy bây giờ đang có phương pháp châm cứu chữa nghiện ma túy rất hiệu quả của giáo sư Nguyễn Tài Thu. Có thể dứt cơn sau hơn một tuần, dù đã nghiện cả chục năm. Chi phí cho mỗi đợt khoảng 600.000 đồng. Tỷ lệ dứt cơn gần như 100%. Tuy nhiên, trên tivi, giáo sư nói, phần tỷ lệ không thành công là do có nhiều quý tử con nhà giàu không cho châm kim vào người hoặc đáng ra phải châm 20 phút thì chỉ cho châm 10 phút...
    Đàn ông mà "õng ẹo" như thế có trời mới cứu được.
    Đó cũng là một thế hệ thanh niên thiếu những tư tưởng sống cơ bản. Trong khi cuộc sống dù cướp đi của chúng ta nhiều điều nhưng cũng đang cho chúng ta không ít cơ hội.
    Đó là sự thật mà nếu có một người nào đó có cơ hội sống không sống, đến khi thất bại, hư hỏng, đau khổ... đổ tội cho xã hội không cho mình con đường thì hãy dẫn họ vào đây, đối diện với những sự thật này để họ dám nhìn thẳng vào mặt mình.
    Bạn gì gì yên tâm không phải lo việc away nói và làm thế nào. Cái nào bạn thấy dùng được thì bạn cứ dùng cho, hàng khuyến mãi mà. Nếu mọi việc cứ tiến triển với tốc độ này (nhanh hay chậm thì tùy mỗi người cảm nhận), tôi cũng ở đây không lâu nữa, thi thoảng làm được chút nào để hỗ trợ những người phát triển cuộc sống thì hay chút ấy thôi.


    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...

Chia sẻ trang này