1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    LUẬT VÀ PHÁ LUẬT
    Là một cá nhân trong xã hội, tôi có cảm tưởng những sự ?ophá luật? đang diễn ra mạnh mẽ. ?oLuật? ở đây không hoàn toàn là luật pháp mà là các chuẩn mực ở những giai đoạn nhất định. Ví dụ như thơ thất ngôn bát cú không cứ phải y nguyên niêm luật như thơ Đường thì mới được gọi là thơ, đàn bà con gái không cứ phải để tóc dài thì mới được coi là đàn bà con gái. Cái suy nghĩ về ?ophá luật? đó cũng chỉ là cảm tưởng, tôi không đi sâu vào nghiên cứu, tìm tòi. Cũng làm thử một cái ?ophá luật? là không phải giáo sư, tiến sỹ, nhà báo, nhà văn, nhà xã hội học mà cứ cho mình quyền viết xem sao.
    Sống mòn hay không mòn, hiểu biết ít hay nhiều thì cũng có thể thấy một số cái ?ophá luật? tiêu biểu như: Nam nữ bình quyền, tự do ********, bóng đá không biên giới, xóa bỏ hàng rào thuế quan, con cái cha mẹ ăn ở riêng, phủ định các qui tắc đạo đức, ứng xử...
    ?oPhá luật? chả có lí gì để bị coi là một từ xấu cả. Nó là xu thế vận động khách quan của loài người. ?oCuộc sống là một chuỗi tự phủ định?. Phải có ?ophủ định?, ?omâu thuẫn?, ?oxung đột? thì mới có động lực phát triển. Những từ ?ophủ định?, ?omâu thuẫn?, ?oxung đột?... hiện nay, trong một thế giới nhiều hiềm khích cần hiểu theo nghĩa mềm là: đối đầu bằng đối thoại chứ không phải bằng vũ lực.
    Trong vô số cái phá luật này thì mới lại cần phân ra cái nào là phá luật đúng, cái nào là phá luật sai. Và rồi thì theo thời gian, người ta lại tiếp tục phá cái luật qui định đúng sai này.
    Bàn về từng cái ?ophá luật? sẽ mất vô số đời, bàn xong thì vận cũng đã đổi mà sao cũng đã dời. Chỉ xin đưa ra một câu nói thâm thúy của một người không biết tên: ?oTrước khi phá luật thì phải học luật cái đã?. Câu nói này, có thể coi là một chuẩn mực chưa phá được.
    Hiện nay, có tình trạng nhiều đối tượng phá luật trước khi học luật. Thử tưởng tượng một cái cây non ban đầu là mầm nhỏ cần có một cái que đỡ để tựa vào hoặc quấn quanh leo lên. Cái que đó chính là những nền tảng đạo đức cơ bản. Thế rồi, khi cái cây đã trưởng thành, nó có thể tồn tại độc lập với cái que vì bản thân cái gốc của nó đã có hình dáng một cái que lớn. Và tiếp theo, nó có thể đâm nhánh, vươn ra nhiều phía, phá bỏ những sự khuôn cứng, không phù hợp của chiều thẳng đứng ban đầu và phát triển theo cái mà nó đã tích lũy được với một sự đảm bảo là nó vẫn còn một cái gốc thẳng. ?oPhá luật? sau khi đã ?ohọc luật? chính là thể hiện một sự sáng tạo, linh hoạt trên một nền tảng cơ bản. Còn phá luật trước khi học luật là một sự liều lĩnh của cái cây con chưa có một chút kinh nghiệm gì về uốn theo hướng gió, hấp thụ ánh sáng đã đòi tự phát triển theo bản năng, cảm tính. Đó thực sự là một sự liều lĩnh lớn. Tất nhiên, nó có tỷ lệ thành công bởi có những thực thể kỳ diệu nhiều khi phát triển một cách ngẫu nhiên không theo quy luật đã được đúc kết, nhận thức nào cả. Nhưng những trường hợp như vậy là hiếm hoi và có khả năng thích ứng bẩm sinh. Phần đông chúng ta không được như thế.
    Nếu chú ý, chúng ta có thể thấy ?okhả năng thích ứng bẩm sinh? cũng chính là hấp thụ luật, một cách tự học, không theo những quy tắc đào tạo cơ bản chứ không phải là vô học, bất cần luật. Đó là sự học luật song song với phá luật. Nghĩa là chắt lọc từ rất sớm chứ không theo qui tắc là học gạo cái đã, rồi hiểu sau. Dù sao, đó cũng là những trường hợp tương đối cá biệt, nói sơ qua như vậy là đủ. Nói vậy không có nghĩa là đối với những trường hợp cá biệt, không phải cái chung thì không cần quan tâm nhiều nhưng có lẽ, trình bày như thế là đủ.
    Đó là phần thành công hiếm hoi của sự liều lĩnh, và khi sự liều lĩnh thành công nó được coi là dũng cảm, tiến bộ. (Chính xác hơn là đúng đắn hiếm hoi, chứ đúng đắn cũng chưa chắc đã thành công. Bởi vì đúng đắn với bản thân không đồng nhất với đúng đắn với xã hội.) Còn lại, có thể thấy phần lớn sự phá luật liều lĩnh là sự thiếu hụt nền tảng nghiêm trọng, có thể gọi là mất gốc. Và thực chất, sự phá luật kiểu này không hề có tính sáng tạo mà chỉ là một sự bắt chước, a dua khi thấy người khác phá luật, khi phá luật trở thành một xu thế. Điều đó chỉ chứng tỏ một sự thụ động hoặc lười biếng và phải trả giá.
    Dường như có một luật gốc bất thành văn là bất cứ ai cũng phải có tình yêu thương để duy trì, băng bó loài người mang nhiều chất phá phách và hậu đậu dễ làm tổn thương nhau. Nó có thể tạm thời được coi như một qui luật vĩnh cửu trước khi một cái gì đó giá trị hơn được chứng minh. Tình yêu thương như một cái gốc, anh hãy có nó rồi muốn mọc đi đâu thì mọc. Nhưng không phải ai cũng hiểu điều này, thậm chí, còn phủ định nó khi chưa hề hiểu về nó. Sự ?ophá luật? này thực chất là một sự phá hoại mang tính thiển cận, mông muội.
    ?oPhá luật? không phải là một cái mục đích, lý tưởng của con người mà nó thiên về một cái phát triển tự nhiên, khách quan như một cái cây bàng trên một nền xi măng khô cứng. Muốn mọc cao hơn, rễ của nó phải đâm thủng cái nền ấy. ?oPhá luật? theo nghĩa chân chính là phá bỏ những cái khuôn sáo, cứng nhắc, gượng ép, vô lí, hạn hẹp để tìm về những gì thích ứng, phù hợp với khả năng cảm thụ, sáng tạo, lao động bao la của con người, đem lại cho con người cái hạnh phúc về tự do thực sự. Tự do trong một cái gốc tre là Tâm, rồi thì anh tha hồ uốn lượn vẫy vùng trong gió. Còn muốn tự do bay lượn trên bầu trời như chim thì anh có cánh không. ?oLuật? chính là cái để giữ con người tự do nhưng không biến thành con vật. Nhưng luật không phải do Tự Do định ra mà là do con người, lại chưa chắc đã là người có Tâm định ra, mà nếu là người có Tâm thì cũng chưa chắc là người có Tài để dùng đúng cái Tâm, nên cũng luôn cần sự ?ophá? những cái chưa hợp lí. Phá ở đây nó như là thông một cái cửa sổ khác để tìm gió lành chứ không phải là đập toàn bộ một tòa nhà chưa hoàn hảo khi không biết có thể xây lại nó tốt hơn không.
    Nơi nào có nhiều tự do nhất thì nơi ấy có lắm cặn bã nhất mà cũng lắm tinh hoa nhất. Bởi vì, nó không cản con người phát triển hết mình nhưng cũng không ngăn con người phá hoại hết sức.
    Mạng là một môi trường tự do tương đối như thế. Rất may là mạng cũng có luật. Rất tiếc là luật chưa triệt để, khái quát và sâu sát nên nhiều khi cũng như một số luật trong cuộc sống, cản trở sự phát triển và kích thích sự phá hoại. Có lẽ, trong tương lai, sẽ có những qui định cụ thể và thiết thực hơn cho mạng. Và có lẽ, để nó phù hợp, khách quan, không ai làm thiết thực hơn là chính những người tham gia mạng. Những người muốn ?ophá? trên tinh thần sáng tạo, đóng góp.
    Tôi viết nhiều điều trong topic này cũng có thể coi là ?ophá luật? khi nó không phù hợp với cái tên của box: ?oThảo luận?. Những điều này viết trong topic này nó hay hay nó dở? Bản thân tôi thì phải tin là nó có giá trị thì tôi mới viết, làm bất cứ cái gì muốn không hời hợt thì cũng phải có lòng tự tin và tự tôn nhất định. Tất nhiên, tôi cũng tin có cái kém chất lượng. Vì nhiều lúc viết liên tục những gì chợt đến rồi gửi luôn mà không dành thời gian chỉnh sửa (ban đầu ngồi hành net mà). Tôi vẫn tự hỏi: Giả dụ viết cho một tờ báo tôi có viết khác không? Tôi nghĩ, cơ bản vẫn sẽ viết thế nhưng nhiều chỗ phải ngắn gọn và cô đọng hơn, như thế sẽ tránh lặp lại và giảm những câu ?ohãy, phải, nên, đừng?. Lại tự hỏi hóa ra với độc giả mạng thì không chăm chút à? Hỏi dốt! Với người trên mạng thì cảm giác nó phải thoải mái hơn chui vào một trang giấy và sẽ bớt cái áp lực ?oviết báo mà như lá cải thế à??. Hơn nữa, dù không tham tiền, không tôn vinh tiền nhưng không có tiền cũng phải khác có tiền ở điểm nào đó. Không ham danh nhưng được tôn trọng nhiều với bị đánh đồng, giễu cợt cũng phải có cái khác nhau. Đối tượng đọc mạng khác với đối tượng đọc báo nhiều. Nếu ở hoàn cảnh nào cũng có thể hành động y sì nhau thì làm gì còn khách quan nữa, làm gì còn cái thú vị của sự bó buộc, giới hạn của hoàn cảnh và sự phong phú trong cách ứng phó, vượt lên từng kiểu số phận nữa. Viết những điều này chỉ để thể hiện cách nhìn, không đi kiếm niềm an ủi, thương hại. Và để gợi ý mỗi người tự hỏi lòng: Mình có đang đặt những luật lệ, yêu cầu, nhận định hà khắc lên người khác trong khi đang phá đi cái luật: Bao dung và cân nhắc. Cứ hà khắc với tôi, tôi chịu được, không sao. Nhưng liệu bạn có hà khắc với riêng tôi hay với cả cuộc đời này khi bạn phá đi luật lệ của sự tôn trọng cơ bản? Hoặc bạn thiếu thiện cảm với cái cho là đạo đức giả, ảo tưởng trong khi lại cười đùa suồng sã với những kẻ phá hoại, biếng lười?
    14.07.03


    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...

    Được away sửa chữa / chuyển vào 15:09 ngày 14/07/2003
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện đà điểu chơi trăng của bạn khongquen25 lại có ý nghĩa giáo dục nữa.
    Làm tôi chợt nhớ đến chuyện "Chú bé đà điểu" hồi be bé bịa ra để mỗi tối kể cho thằng em cười sặc sụa hòng kiếm tiền. Cốt truyện chả có cái gì cả, đại khái là kể về chú bé bị lãng tai, người ta nói câu này thì hiểu xọ sang câu kia. Rồi cứ thế, nghĩ ra đến đâu thì bịa đến đấy, cho chú bé đà điểu phiêu lưu trong đủ mọi tình huống.
    Thấy mình cũng giống giống chú bé đà điểu, lãng tai, chuyện nọ xọ chuyện kia thế mà vui

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  3. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    ken xin lỗi khongquen25 , mình chưa đọc được câu truyện của bạn , nhưng mình đoán mò :
    nó lại là một câu truyện đầy ý nghĩa , có những hàm ý sâu sắc
    ken đọc nhiều , đối với ken là nhiều , quá nhiều , cái tốt quá nhiều , những tất cả cũng vậy thôi , truyện là truyện , cuối cùng nó cũng là truyện thôi , khi ta đọc nó , ta chiêm nghiệm nó , ta thấy nó hay , nó đúng , và nó....
    nhưng nó đối với ken , như một sự vô cảm , vì ken đã nhìn thế giới bằng một con mắt khác , đối với mỗi người , thường có một điều gì rất quan trọng , là một kim chỉ nam , là cái hướng là châm ngôn , là mục địch mà cả của đời họ hướng tới
    có người nhận thức ra điều đấy từ câu truyện , từ câu châm ngôn , từ bộ phim , từ một thời khắc .... và nó ảnh hưởng toàn bộ cuộc đời
    nó có thể biến người ta thành kẻ tốt người xấu , có ích hay vô ích, và nhiều hơn thế
    vậy ken có một câu hỏi : hỏi mọi người
    "họ sống vì mình , hay vì điều đó"
  4. WestgirlNart

    WestgirlNart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Sống vì mình? Có phải là sống để hưởng thụ?
    Nếu như Ken đặt ra mục đích là làm sao cho sướng cái thân mình, Ken có thể kiếm tiền, có thể ăn chơi tiêu xài thoải mái, vậy có phải là Ken đang hưởng thụ cho bản thân.
    Thế giả sử một người nào đó, họ đặt ra mục tiêu cho bản thân là cống hiến công sức của mình cho XH, cho những điều chính nghĩa, thì khi làm được một công việc tốt, nghĩa là có ích cho cộng đồng, họ cũng cảm thấy thoả mãn. Có thể như thế đối với họ, đó đã là một sự hưởng thụ. Vì họ đặt lợi ích bản thân trong lợi ích chung của XH. Khi Ken đã coi cái chung như cái riêng, thì riêng hay chung tốt, Ken đều thấy hài lòng cả.
    Vậy, "sống vì mình, hay vì những cái đó",
    Sống vì những điều tốt ấy, cũng chính là sống vì bản thân mình, khi người ta nghĩ hạnh phúc của bản thân là được sống như lý tưởng họ đề ra.
    Thử hỏi thế nào là sống vì mình? Có phải một anh chàng háu ăn, ham lợi, thấy của là vơ vào, thấy đồ ăn ngon là vồ lấy? Có phải là thấy cái gì tốt cho mình, thấy cái gì mình muốn làm, thì làm cái ấy? Vậy một người, sống vì mọi người, mong ước của anh ta là làm cho con người hạnh phúc, thì khi anh ta làm những điều thiện, anh ta sẽ như được cho niềm vui chứ không phải mất mát đi gì cả. Đối với một người như thế, sống vì bản thân lại chính là sống vì mọi người.
    Sống cho mình? Hay cho cái gì khác? Tất cả phụ thuộc vào chính mỗi con người với quan niệm sống, quan niệm về sự hưởng thụ trên đời này mà thôi.
    Ai cũng sống vì mình. Và ai cũng sống cho nhiều điều khác nữa.
    To love is to admire with heart
    To admire is to love with mind...
  5. Sample

    Sample Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhận thức rằng chủ đề do away đưa ra chắc cũng hay và thú vị (Vì thấy mọi người thảo luận hăng quá, 53 trang)
    Còn cụ thể nhận thức đó như thế nào thì tôi cũng chưa biêt vì đọc mãi không hết 53 trang. Waaaaaaaaâ
    Sample thôi mà!
  6. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Em kể cho mọi người nghe câu chuyện này.
    "Một cậu bé vừa ngồi trên ô tô vừa khóc thét lên:
    - Không, con không ăn đâu, con ngấy lắm rồi. Ăn mãi cái này chán lắm mẹ ơi!!!!!
    Người phụ nữ sang trọng cố bảo con mình :
    - Con ăn đi, cố ăn đi con. Từ sáng tới giờ con đã ăn gì đâu. Thôi, con ăn hết cái bánh này rồi mẹ sẽ mua cho con cái gì con thích , nha con.
    -Không, con không ăn nữa.
    Thế là cậu bé vứt cái bánh ra bên đường. Cái bánh lăn lóc mãi vào mét đường. Chiếc xe ô tô sang trọng lăn bánh đi mà vẫn còn nghe tiếng người mẹ nhẹ nhàng: " Ừ, mẹ sẽ mua cho con cái khác nha".
    Chiếc bánh kem vừa lăn đến hết đường thì một bàn tay lem luốc cầm nó lên. Đó là một đứa bé trông thật nhếch nhác đi cùng một đứa em của nó, nhếch nhác không kém gì nó. Nó bảo:
    -Em ăn đi, bánh ngon lắm đấy.
    Đứa em đẩy chiếc bánh kem về phía anh mình và nói :
    - Anh ăn đi, em vừa ăn của bà kia cho rồi.
    -Không, em ăn đi, trưa mình còn phải đi xin nữa đấy.
    Hai đứa cứ giằng co mãi, chẳng đứa nào chịu ăn. Bỗng chiếc bánh tuột khỏi tay hai đứa nhỏ và tọt thẳng vào cái cống. Hai đứa nhỏ cứ nhìn tiếc rẻ mãi. Chợt đứa anh lên tiếng:
    - Vẫn còn kem đấy em à. Giờ thế này, em mút 3 ngón, còn anh mút hai ngón nhé!!!!!!!!!"
    Mọi người nhận thức gì về cái sự việc này.
    Em quyết níu với bao tia nắng dịu
    Níu thơ anh, và níu cả hồn anh
    Hoa cỏ sẽ làm ơn theo chứng kiến
    Biệt li nào rứt được mối thâm tình
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn câu chuyện angeloflife kể. Hình như đọc thấy ở đâu đó rồi.
    Lại liên tưởng đến trong chương trình văn học phổ thông có dạy một vở chèo còn nhớ mang máng: Hai anh em cùng cha khác mẹ đi đường gặp người chết thảm bèn chôn xuống cho có chỗ yên nghỉ. Có người nhìn thấy hô hoán, tình ngay lý gian, quan xử tội chết. Không cãi được (luật ngày xưa mà) hai anh em tranh nhau chết. Bà mẹ đến, sau một hồi vẫn không cãi được, xin cho thằng nhớn chết. Quan hỏi tại sao. Bà mẹ bảo thằng lớn là con đẻ của tôi, thằng bé là con chồng cũ, nó thiệt thòi nhiều... Quan cảm động quá nên... tha. Lại phong cho người mẹ chữ liệt nữ, hai đứa con chữ hiếu thuận.
    Câu chuyện hai anh em này không ?okịch tính? bằng và cũng chả cần một cái kết thúc có hậu nhưng nó hay theo cách khác, rất tự nhiên. Tôi nghĩ nếu ai chưa đọc chuyện này mà không thấy bất ngờ và xúc động về cái kết thì trái tim hơi bị có vấn đề. Lại nhận thức kiểu: ?onhường nhau cuối cùng mất hết?, ?olàm thế thật mất vệ sinh? thì đúng là một con vẹt.
    Chuyện này cũng đáng để post (nếu chưa post) vào ?oChuyện để đọc (mỗi ngày một chuyện)? bên ?oCùng đọc và suy ngẫm?.
    Lại nghĩ, thằng bé con nhà giàu kia vừa nhõng nhẽo vừa không được giáo dục cấm vứt bậy ra đường. Bà mẹ chắc về sau khổ vì kiểu cung phụng bị lầm là yêu thương này. Yêu thương không đơn giản thế, yêu thương còn đi kèm với giáo dục. Và thằng bé cũng tội nghiệp vì về sau, nếu nó lớn, gặp câu chuyện như thế này, có lẽ nó cũng chả hiểu hoặc chả xúc động quái gì. Nó nhõng nhẽo nhưng nó cũng lễ phép đấy chứ: ?oCon không (phải là ?oứ? thì mới hợp tính nhõng nhẽo) ăn nữa đâu, con ngấy lắm rồi. Ăn mãi cái này chán lắm mẹ ơi?. Cũng có thể nó thèm khoai sắn mà bà mẹ không hiểu cũng nên. Nhiều đứa trẻ yếu ớt, bệnh tật cũng vì cái bị cái bệnh chăm sóc thiếu sự phong phú này. Mà đã yếu ớt bệnh tật thì người ta lại càng o bế, nhồi vịt. Không nên nói ?okhông? với trẻ con nhưng cũng phải rèn luyện cho chúng đòi hòi những cái chính đáng và không thừa mứa. Cung phụng là làm hại đến tính tự lập và sự trân trọng sức lao động. Đến vua ăn không thấy gì ngon còn phải cậy đến Trạng Quỳnh cho đói mèm rồi ăn ?omầm đá? tấm tắc khen ngon nữa là. Cái chính là không nên nói ?okhông? với khao khát chính đáng của trẻ em, coi con người... gần bằng con mình để công bằng với lớp trẻ. Nói thế thôi không lại bị qui kết ?otí tuổi đầu đã đòi vuốt râu giảng đạo?.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  8. angeloflife

    angeloflife Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    1.262
    Đã được thích:
    0
    Đúng như thế. Nhưng em còn muốn nói thêm nữa cơ. Chính là sự nhận thức của đứa trẻ. Nếu chúng ta hướng nhận thức của nó từ nhỏ, biết quý trọng, yêu thương tất cả mọi thứ xung quanh mình, liệu chúng ta có tạo cho chúng lòng yêu thương không chứ.
    Điều em nói phía trên đây nhiều khi lại chỉ là thiểu số. Một số trẻ em vẫn sống trong cái môi trường giáo dục tốt nhưng vẫn bị tiêm nhiễm. Thế điều này phải giải thích thế nào đây???
    Nhưng dù thế nào đi nữa, bao giờ cũng nên giáo dục trẻ em ở trong một môi trường tốt nhất. Đó vẫn là cái tốt nhất dành cho trẻ em mà. Phải không ????
    Em quyết níu với bao tia nắng dịu
    Níu thơ anh, và níu cả hồn anh
    Hoa cỏ sẽ làm ơn theo chứng kiến
    Biệt li nào rứt được mối thâm tình
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều người cho rằng có những đứa trẻ được sống trong môi trường giáo dục tốt nhưng lớn lên vẫn hư hỏng. Chuyện đó cũng có thể đúng. Nhưng rất hiếm khi xảy ra. Môi trường giáo dục tốt phải đạt được nhiều tiêu chí: Đủ sống, đủ rèn luyện, đủ quan hệ tình cảm, đủ tôn trọng, đủ cơ hội... Chúng ta có thể thấy không có nhiều môi trường như vậy, hoặc những môi trường như vậy lại chỉ là một tập con của một môi trường không tốt bao quanh. Trong khi, mỗi đứa trẻ đều cần có những môi trường tốt ban đầu để phát triển một nền tảng bản lĩnh cơ bản. Rồi sau đó, khi nó trở thành người lớn, nó sẽ phải tự chịu trách nhiệm và đối diện với bản thân khi hành động thiếu bản lĩnh. Từ nền tảng cơ bản ấy, nó sẽ biết thích ứng với cuộc sống. Thích ứng là chịu được khổ, hấp thụ cái tinh túy và nắm bắt được nhịp sống chứ không phải hòa tan theo cái xấu. Tôi viết câu này: ?oLung lay theo nhịp lung lay, sẽ chẳng bao giờ lung lay? có hai ý: Ý 1: Tùy cơ ứng biến thì sẽ đứng vững. Ý 2: Nhưng gió chiều nào theo chiều ấy thì chỉ là sự a dua, bắt chước, đánh mất đi tính đấu tranh, sáng tạo, tự vận động, mâu thuẫn. Và như thế chính là không phát triển, đánh mất cái tôi, đưa đến sự giống nhau nhàm chán và dẫn đến nguy cơ bị đào thải hoặc hủy diệt. Một ví dụ nhỏ: Khi con người coi chuyện nói dối, mua bán bằng cấp, đi cửa sau, nhậu nhẹt, tán gẫu trong giờ làm việc là một chuyện bình thường, hợp xu thế, hòa mình vào nó thì chính là đánh mất đi sự lung lay, tự vận động của bản thân và đi theo sự tất yếu của đào thải sau này.
    Đa phần chúng ta đều khó tránh khỏi ngộ nhận khi kết luận về một môi trường, một con người là tốt hay xấu. Cái ảnh hưởng khá lớn đến cả đời người đâu chỉ nhìn thoáng qua một cái là đã khẳng định như đinh đóng cột được. Sự ngộ nhận này cũng dễ hiểu khi con người nhìn nhận mọi sự việc khá cảm tính. Và không có nhiều ý thức thu thập đủ thông tin, dữ liệu trước khi kết luận về sự vật, hiện tượng và quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
    Lấy một ví dụ là triết học Mác-Lênin, rất nhiều người phát biểu như đinh đóng cột về những vấn đề trong đó trong khi hiểu hoàn toàn sai lệch hoặc hành động hoàn toàn trái ngược các qui luật. Triết học Mác-Lênin không thể là một nhà dẫn đường hoàn hảo nhưng nó hoàn hảo tương đối ở chỗ: Bản thân nó thể hiện một tính biện chứng, tự làm hoàn hảo không ngừng. Có chỗ chưa đúng thì ở giai đoạn sau, nó lại tự sửa chữa, bổ sung. Và không bao giờ khẳng định sự vĩnh cửu của mình. Tính biện chứng, đó là một cơ sở còn giá trị đến bây giờ. Muốn cho là nắm được nó thì phải đi hết và thấy được những gì phù hợp và không phù hợp. Bởi vì có chỗ như câu chuyện ngày xưa: ?oĐau bụng uống nhân sâm...? Đọc đến đó đã vội vàng làm theo thì quên hẳn tính biện chứng là hai chữ ?o...thì chết? phía sau. Ví dụ như: Chủ nghĩa này vạch ra sự bóc lột của tư sản sở dĩ là vì hồi đó, người vô sản không hiểu rõ cái gì làm mình khổ, họ cần phải biết cái để chống lại. Chủ nghĩa này đưa ra nhận định phải lật đổ tư sản sở dĩ là vì hồi đó, tư sản bóc lột con người thậm tệ, vơ đầy túi tham. Có thể, hiện nay, tư sản nhiều nơi vẫn thế. Nhưng cũng có nơi, tư sản ăn 9 thì cho nhân công ăn 1, đủ sống, thậm chí, sống cao. Điều đó là một sự bình đẳng vì lao động trí óc, quản lí và sở hữu tư liệu sản xuất thì xứng đáng được hưởng cái xứng đáng. Đó cũng là tính công bằng. Và hơn nữa, nền kinh tế thị trường hay cổ phần hóa doanh nghiệp, làm việc theo hợp đồng, khoán theo sản phẩm tạo cho con người cơ hội công bằng để vươn lên từ nhân công thành ông chủ. Như vậy không thể gọi là bất công hay cho rằng luôn có cái hố thù địch giữa ông chủ và công nhân. Còn chuyện dù đủ sống nhưng công nhân cảm thấy không thỏa mãn, có đủ lí lẽ chỉ ra được mình cần được hưởng hơn và đứng lên đòi quyền lợi là những mâu thuẫn và sự đấu tranh tất yếu. Trong trường hợp này, nhà nước theo chủ trương ?ophát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lí của nhà nước? là người hưởng thuế từ cả ông chủ và nhân công có là người trọng tài công bằng không, có bị mua bởi bên nhiều tiền không mới là chuyện cần bàn đến. Bê nguyên si triết học Mác-Lênin của phương Tây áp đặt vào bối cảnh phương Đông là một sự cứng nhắc nguy hiểm. Bác Hồ là người có công lớn trong việc kế thừa và phát triển triết học Mác-Lênin một cách linh hoạt và cụ thể vào tình hình Việt Nam. Đó là lí do ?ođường chúng ta đi? lấy ?okim chỉ nam? là ?ochủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh?. Một xác định đúng đắn và đòi hỏi những thế hệ kế thừa biết ứng dụng và phát triển linh hoạt và có tâm huyết, như Bác Hồ đã kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin: Dũng cảm, thẳng thắn, linh hoạt, nói là làm.
    Trình bày như vậy không phải để bênh tư sản hay vô sản, XHCN hay TBCN mà chỉ để thể hiện một quan điểm rằng, hãy chống lại cái bất công, cái bóc lột làm người ta phẫn nộ chứ không phải chống lại những cái tích cực, tiến bộ chỉ vì nó mang cái tên mà mình không thích. Khi tư sản hay vô sản có thay đổi về chất thì những kết luận cũng phải thay đổi theo là điều tất yếu. Thời buổi này mà cứ chia ra vô sản, tư sản thì có vẻ như thật lạc hậu và chia rẽ. Cái chính là tạo được một luật cạnh tranh lành mạnh phù hợp và vạch ra được cái nào vi phạm luật cạnh tranh lành mạnh.
    Đó là một số cảm nhận, suy luận của tôi từ những gì ít ỏi được biết. Tôi cũng không nắm rõ triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những điều xung quanh, ai thực sự hiểu biết thì tôi rất cảm ơn nếu vạch ra được hộ tôi chính xác cái tôi hiểu sai. Những điều tôi trình bày là những điều tôi khá tin vì tôi chưa nhận thức khác. Nhưng tôi cũng nhận thức rằng ?ochưa? không có nghĩa là ?okhông bao giờ?. Chi bằng cứ nói ra để được kiểm chứng, góp ý, cứ đinh ninh trong lòng nhỡ ra sai đâm thành mù quáng, bảo thủ, làm khổ nhiều người.
    Sự cảm tính cũng không phải là cái gì đáng ngạc nhiên bởi nếu mỗi con người đều có ý thức tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và tự kiểm chứng cẩn thận trước khi kết luận thì đã thành nhà khoa học, người tài cả rồi. Và những nhà khoa học, những người tài đã trở thành những vĩ nhân bậc cao và cao nữa. Và cuộc sống của chúng ta đã yên ổn, phong phú, hiện đại, bình đẳng hơn rất nhiều rồi. Nhưng lật lại vấn đề, tại sao cuộc sống vẫn chưa đạt được sự phát triển bình đẳng, ngoài một số yếu tố khách quan, cũng có phần vì con người lười động não. Mà sự thiếu động não này nhiều khi làm hỏng trái tim.
    Hôm nay viết linh tinh nốt mấy điều như vậy, cũng cảm thấy không chắc chắn lắm, mong nhận được góp ý thẳng thắn cho cái thiếu hiểu biết. Tôi thấy ở trên mạng có một điều may mắn, một cơ hội lớn là được có nhiều thông tin cũng như hiểu biết để tiếp thu, xử lí, chắt lọc và rèn luyện kỹ năng phận biệt thật giả, không tận dụng được thì quả lãng phí. Lại xin tạm biệt các bạn để đi làm việc khác.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  10. WestgirlNart

    WestgirlNart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    330
    Đã được thích:
    0
    Do điều kiện sức khoẻ không cho phép, nên không thể nói nhiều với các bạn được. Tôi chỉ xin hỏi mọi người một câu ngắn gọn:
    - Tại sao mọi người không thay đổi được Away?
    Và câu này dành cho Away:
    - Tại sao Away không thay đổi được mọi người?
    Hẹn sớm gặp lại các bạn!
    To love is to admire with heart
    To admire is to love with mind...

Chia sẻ trang này