1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. slump

    slump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    Tớ chả muốn gây chiến với ai nhưng mà không thể không viết được ...
    Trẻ con ba tuổi ai bảo là ngây thơ? Tuổi này là tuổi chúng nó thể hiện tất cả những cái ích kỉ của mình ra, và nói chung cần được dạy dỗ nghiêm chỉnh!
    Người chỉ còn ba năm cuối cuộc đời phần lớn thường là trầm uất, hoảng loạn và không còn nhiều những tư duy sáng láng. Họ thường chỉ nghĩ về quá khứ của mình...
    Rồi về topic này, lúc đầu nó mang ý nghĩa: "Nhận thức khả năng tự nhận thức..." Để rồi mỗi người nhận thức rằng mình phải tham gia thể hiện một chút, càng ngày càng nhiều... Chính tớ cũng theo dõi cái này thường xuyên, và bây giờ cũng thực sự không chịu nổi cái chiều hướng phát triển của nó -> phải chêm vào những câu khó chịu như thế này. Rồi một bài gần đây, away lại nói, nó trở thành sở thích của mình, không thể nào bỏ được, nó là "công trình" của mình...
    Rồi đến bài viết vừa xong, away lại chế nó thành "nơi trau dồi khả năng diễn đạt". Cho tớ nổi nóng chút, nhưng thực ra cái đống này là cái quái gì thế? Tớ chỉ nghĩ rằng, chả có cái gì là hoàn thiện. Chả ai viết được một bài văn không một chút lỗi, đánh một bản nhạc không một nốt sai. Thế cho nên, tớ hiểu những cái bạn nói chỉ là bao biện. Bao biện cho thói ích kỉ, hiếu thắng, và, xin lỗi, háo danh của mình.
    Nếu ý tưởng của bạn chỉ là trau dồi khả năng viết, thì mình nghĩ, với khả năng của bạn, bạn chỉ cần viết - đọc - viết - đọc - viết - đọc, và thế thôi. Đừng bắt mọi người phải quan tâm đến những cái này một cách khó chịu nữa. Mình ngán nó lắm rồi...
    Vài ý nghĩ ngắn ngủn của mình, mong mọi người dạy bảo...
    Slump - Administrative Member of PIGHAUN Group
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Slump,
    Tôi còn nhớ một trong những điều ngạc nhiên nhất thủa bé của mình là biết tên một loài hoa mọc trên mảnh đất nhỏ ở trần nhà: Hoa mười giờ. Người ta bảo, nó tên thế vì nó nở lúc mười giờ. Tôi đinh ninh nó phải nở đúng vào 10 giờ thì nó mới tên như vậy. Thật kỳ diệu. Một loài hoa nhỏ bé, mọc đầy như thế mà lại giỏi hơn cả cái đồng hồ. Thế là tôi rình. Rình từ 8 giờ để xem có đúng không. Và tôi hơi thất vọng. Nó có nở nhưng không phải chính xác là 10 giờ. Nhưng lúc đó, tôi không hề trách người đặt tên cho loài hoa đó hay bản thân loài hoa đó. Quả là nó có nở vào tầm khoảng 10 giờ vậy. Bây giờ nghĩ lại, đó là một trong những bài học tự nhiên đầu tiên về tính biện chứng, đừng nghĩ bản chất của một vật hoàn toàn theo cách mà người ta đặt tên cho nó. Nó còn bao nhiêu thuộc tính khác như mỏng manh, gầy guộc và dễ trồng. Cái tên hoa mười giờ làm đẹp thêm và thú vị thêm cho nó. Tại sao lại phải vì cái cách nghĩ "một là một hai là hai" mà đánh mất sự thú vị khi ngắm nó.
    WestgirlNart ở mấy bài trước có nói không đồng tình với câu tôi viết: "Ai không thích thì thôi, cửa vẫn mở đấy". Đó là cảm nhận tự do của mỗi người. Còn tôi vẫn giữ nguyên câu nói đó. Bởi vì, người đã không thích, không có thiện cảm còn cố tò mò đi thì chỉ tự làm thụt lùi nhận thức mà thôi. Tôi có cách nói và lòng kiêu hãnh của riêng tôi. Đã nhún nhường và sẽ nhún nhường ở những chừng mực cần thiết. Còn lại, tôi đã nói nhiều, tôi không nuông chiều những thị hiếu đòi hỏi sự vật phải phù hợp với mình trong khi mình không nắm bắt được nó.
    Làm kinh doanh có một tiêu chí là: "Sản xuất theo thị hiếu chứ không sản xuất cái mình thích rồi mới đem bán". Có lẽ, làm cái gì muốn có hiệu quả xã hội cũng phải dựa ít nhiều vào tiêu chí đó. Tuy nhiên, có một điều quan trọng trong thời điểm hiện nay là: Nhiều người không biết thị hiếu của mình là cái gì, bảo cái gì là thị hiếu thì họ sẽ bắt chước theo. Nên sản xuất chiều theo thị hiếu chỉ là đáp ứng nhất thời, thị hiếu chuyển đổi rất nhanh tùy theo những biểu tượng mới. Tôi không chiều thị hiếu nhưng biết đâu, đó sẽ là một thị hiếu trong tương lai: Sống là chính mình trên cơ sở tôn trọng người khác. Bằng không thì chuyến "kinh doanh đời" này của tôi thất bại và chuyện nhận cái tiếng "háo thắng, háo danh, con ếch..." dù đúng hay sai là cần chấp nhận. Còn nếu tôi thu được "lợi nhuận" chính là hiệu quả của "vụ làm ăn" này thì chắc bạn hiểu cần nhìn lại suy nghĩ của mình. Đó là sự công bằng của cuộc sống. Danh tiếng cũng là một cơ sở để biến cái topic này thành thị hiếu, và khi đó, nó sẽ trở nên hiệu quả. Tôi muốn nó có hiệu quả và vì thế, tôi chấp nhận phải tìm danh tiếng. Bằng cách khác chứ riêng cái topic này không thể làm nên danh tiếng được.
    Tôi cũng khoái truyện tiến sỹ Slump. Nhưng không khoái bạn. Cảm nhận của tôi là bạn không tinh tế về thật-giả, chính vì cách nghĩ "hoa mười giờ thì phải nở đúng mười giờ".
    Không khoái nhưng mà không ghét. Cảm ơn bạn đã nói thật cảm nhận của bạn. Biết đâu một ngày nào đó tôi thấy là nó đúng.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  3. slump

    slump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    Ôi ôi, away ơi, tớ đâu có mù chữ ... Đâu phải tớ không hiểu rằng cậu đang nói về cái gì... Nhưng rõ ràng là, những cái tớ nói, cậu không hề phủ nhận? Cậu chỉ biết đem một điều mơ hồ ra để chống đỡ - đó là nhận xét về một con người cậu chưa từng biết, chưa từng tiếp xúc, chưa từng hiểu
    Cậu phải hiểu rằng, tớ đang rất ghét cái topic này, thế cho nên mặc dù biết nó vẫn có ích lợi đôi chút (ít ra là để "trau dồi khả năng diễn đạt" ) vậy dại gì mà tớ nói ra, phải không. Cái tớ muốn nói ra là: những thứ sách vở giáo điều này đã làm tốn quá nhiều thời gian của tất cả mọi người rồi, nên để nó đấy thế thôi. Cái gì cũng nên có điểm dừng đúng lúc cậu à...
    Tớ không ghét cậu, nhưng tớ ghét cái lối nói vòng vo rào trước đón sau của cậu. Tớ biết cậu có cái tâm thiện - nhưng diễn đạt như vậy dễ gây phản cảm lắm. Bằng chứng là đã có hàng tá người muốn rượt theo cậu, không cho cậu nghỉ ngơi, không cho cậu mặc sức tung hoành trong cái topic này. Cậu luôn tỏ ra nhũn nhặn, mềm mỏng nhưng tớ cảm thấy sau những cái đó cậu sẽ là một con người khác (tớ cảm nhận được điều đó qua những từ ngữ của cậu, đúng hay sai chẳng quan trọng, cậu có thể bàn cãi về cái này bằng bao nhiêu từ ngữ cũng được). Nhưng tớ nói thế có nghĩa là: cậu đang đi chệch hướng, cậu đang gây mất cảm tình với mọi người!
    Tớ là một người thích sự rõ ràng, tớ là dân học KHTN. Tất cả mọi chuyện tớ đều muốn qui về 0 và 1. Thế nhưng, giữa 0 (không có) và 1 (chắc chắn có), nó còn bao gồm một khoảng, người ta gọi là "chân lí mờ". Cái đó tớ, cậu và mọi người đều hiểu. Chúng ta là những con người cơ mà...
    Nhận tiện tớ nói luôn về đống hoa 10h của cậu. Cậu nói thế, cốt để cho tớ hiểu rằng, hoa 10h không nở chính xác lúc 10h, cũng như topic này không chỉ là... là những cái gì đó tớ cũng chả hiểu nổi, sorry. Cậu nghĩ tớ cứng nhắc đến vậy sao? Ví dụ ai đó hỏi giờ tớ, tớ bảo rằng, bây giờ là 11 giờ đêm. Ồ, người đó vui vẻ gật đầu cám ơn. Nhưng mà, tớ thì phá lên cười, vì sao cái lão kia không hỏi thêm phút nữa nhể? Thực ra bây giờ là 11h 50 cơ. Ha ha.... Đúng là ngốc. Thế đấy. Có phải cậu nghĩ tớ cứng nhắc như cái thằng "tớ" ở trên, hay thực chất cậu đang có ý nghĩ cứng nhắc về tớ - một người không quen biết, và -> về mọi người chống lại cậu.
    Tớ biết điều này cậu đã bàn nhiều, về cách nhìn của con người, về tính ích kỉ, sự bảo thủ, có khi cả về sự quanh co lí do lí trấu nữa... Nhưng lí thuyết là lí thuyết away ạ. Tất cả mọi thứ có gì là hoàn hảo??
    Vì thế tớ mới nổi nóng mà kêu ầm lên rằng: away đang làm cái việc gì vậy? Tớ muốn biết, vậy thôi. Từ trong cái tâm của cậu, cậu có thể nói cho mọi người rằng mục đích của tất cả chuyện này là gì, được không?
    Mình đi thẳng vào vấn đề nhé, tớ không muốn nghe bất cứ một "câu chuyện ngụ ngôn" nào nữa của cậu đâu, hì hì
    Slump - Administrative Member of PIGHAUN Group
  4. foolinbangkok

    foolinbangkok Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    hi các triết gia,
    TỚ cũng rất thích tìm hiểu tirết học... cuộc sống đôi khi rất nhảm nhí hồi tớ mới vào đại học . Gợi ý cho Away đọc Hermman Hesse , tirết gia yêu thích của tớ... để thấy rằng mọi người đều có con đường triết học của mình . " Goldmuld va Narcisse" hay lam đó!
    Chúc các nhà triết học hạnh phúc!
  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu, post lại bài viết đúng lúc chủ đề tạm khóa vậy:
    Slump,
    Tôi cũng phải biết đọc để hiểu một con người là cứng nhắc hay không. Tôi không khẳng định bạn là một người cứng nhắc nhưng rõ ràng là không tinh tế hay không có nhiều khả năng tự làm hoàn hảo. Ví dụ bạn đi bẻ mấy câu ?ohồn nhiên như đứa trẻ ba tuổi, chín chắn như người còn ba năm cuối cuộc đời? bằng những lí luận nghe như mấy người bất mãn, trong khi không muốn hiểu rằng nói chung đứa trẻ ba tuổi nào cũng thường hồn nhiên và nói chung người còn ba năm cuối cuộc đời nào cũng thường chín chắn (tất nhiên là phải có người này người nọ). Hơn thế, mong ước của tôi là dung hòa, pha trộn khéo léo giữa hai thế hệ đó mới ra được một con người sống vừa không toan tính mà vừa biết tìm ra lợi ích sống.
    Bạn luôn khẳng định không có hoàn hảo nhưng những gì bạn viết lại đang thể hiện bạn đòi hỏi một sự hoàn hảo ở tôi. Bạn có quyền ghét cái mà bạn coi là rườm rà, mất thời gia, vòng vo. Thậm chí bạn có quyền cho rằng đây là ?onhững thứ sách vở giáo điều?. Nhưng việc bạn khẳng định ?ođã làm tốn quá nhiều thời gian của tất cả mọi người rồi, nên để nó đấy thế thôi? thì lại mang hơi hướm áp đặt. Bạn thấy nó thế với bạn và bạn khẳng định nó cũng thế với mọi người.
    Nhưng câu này tôi viết: Giả sử topic này không có mấy giá trị về phương hướng thì chắc nó cũng phần nào giúp những người chịu khó đọc bổ sung (bổ sung chứ không phải dạy dỗ nhé) một chút gì đó về cách hành văn. (Đấy là một cách đem lợi ích ra làm động lực thôi). Hoặc giả như điều vô nghĩa nhất là nó không có giá trị gì cho mọi người thì ít ra tôi cũng thấy nó có giá trị cho tôi và không làm hại ai?
    Đấy là giả như nó không còn giá trị nào khác. Còn các mục đích tôi đã nói rõ, thậm chí lặp lại không ít lần, ở các trang trước. Nếu bạn không đọc hoặc không tìm thấy thì tôi không chịu trách nhiệm.
    Còn chuyện hoa mười giờ thì không phải tôi nói vòng vo đâu. Mà vì trước lúc đọc bài của bạn, đi trên đường, tôi có tình cờ nghĩ đến nó, định viết vào bên ?ohọc thuật? làm một câu chuyện nho nhỏ về những lần đầu tiếp xúc với tính biện chứng. Tình cờ có bài của bạn thì tôi ghép nối luôn vào. Rất nhiều lần tôi đã viết như thế. Tôi có thói quen chắp nối các sự kiện, ý tưởng lộn xộn để viết. Bạn không cảm thấy đó là sự chắp nối thì tôi mừng vì có khả năng ?orâu ông nọ cắm cằm bà kia? mà không bị phát hiện. Tôi viết những câu chuyện liên quan đến cuộc sống, cách nghĩ, cách nhận thức và một số điều quanh mình. Cũng như thể hiện một phần thế giới quan của một con người. Người muốn tìm hiểu thêm cách nhìn của người khác thì sẽ cảm thấy dễ đọc. Còn người cho rằng viết thế là ích kỷ, sách vở, giáo điều thì tất là không hợp rồi. Topic này đặt ở ?oThảo luận? cũng có dụng ý của tôi, tôi muốn một sự dung hòa và thêm những con người có ý thức về thảo luận trước khi thảo luận.
    Còn chuyện ?ođã có hàng tá người rượt theo? thì thử hỏi bạn: Đây có phải là môi trường chín chắn, thiện chí và viết trên tinh thần hiểu biết, học hỏi lẫn nhau chưa? Nếu đây là một môi trường tốt thì tôi sẽ cố tin và vâng lời những ?ogóp ý?. Còn nói chung, cả một năm mà có vài chục người rượt theo (cứ cho là vài chục người đi) thì cũng là một điều cảm thấy hài lòng. Dư luận cũng không quá thiển cận, bới móc (biện chứng: có thể người ta chán chẳng buồn nói?). Nói vậy ai linh hoạt sẽ hiểu cho tôi không phủ nhận tất cả những người góp ý chân thành dù họ có bị gán cho cái mác là ?orượt theo? chăng nữa.
    Bạn nhận thức: ?oCậu luôn tỏ ra nhũn nhặn, mềm mỏng nhưng tôi cảm thấy sau những cái đó cậu sẽ là một con người khác (tôi cảm nhận được điều đó qua những từ ngữ của cậu, đúng hay sai chẳng quan trọng, cậu có thể bàn cãi về cái này bằng bao nhiêu từ ngữ cũng được).?
    Cái đó đâu cần bàn cãi. Nhưng vẫn muốn đính chính một chút: Việc gì phải sau những cái nhũn nhặn, mềm mỏng tôi lại là con người khác? Nếu bạn nhận thức đủ, bạn có thể thấy trực tiếp trong topic này, có chỗ tôi đã nói rất mạnh. Con người phải có cách xử sự tùy từng trường hợp, chắc bạn hiểu. Nếu bạn theo dõi tỉ mỉ topic này thì bạn sẽ thấy có người bảo tôi nói gay gắt, có người lại bảo tôi ba phải. Mà không nghĩ đến chuyện topic này không phải nói với một người mà nói với nhiều người, không phải nói bằng một nhận thức cố định mà bằng sự phát triển (hoặc đi lùi) nhận thức. Trong khi, bàn về người viết topic này thì không phải một người mà nhiều người.
    Với những lời của bạn, tôi đâu có thấy nặng nề hay sắc sảo gì mà phải chống đỡ. Cái tôi cần mọi người thể hiện những suy nghĩ về bản thân, cuộc sống hay những người xung quanh. Còn nếu góp ý cho cá nhân tôi thì điều tôi cần là những người có khả năng chỉ ra được đúng cái thiếu sót của tôi hay những cái tôi chưa nhận thức được chứ không phải dùng quá nhiều cảm tính và đưa ra những câu hỏi tôi thường tự hỏi nhiều lần. Sở dĩ tôi phản bác hầu hết những phê bình vì tôi thấy những sự thiếu biện chứng hay thiếu khả năng phê bình hoặc sự chân thành trong cách viết. Và nếu bạn để ý bạn có thể thấy tôi không nhận nhiều lời khen trừu tượng. Ở đây không có chuyện tôi thiên về cảm tính rằng away tự đại hay khiêm tốn, bênh vực hay chê trách mình mà là thể hiện sự thật và sự đúng đắn về nhận thức. Cả cái câu này nghe có vẻ tôi lại bênh mình. Nhưng thực tế tôi thấy nhận thức như thế là khá đúng, ít ra là từ trước đến giờ. Tất nhiên, không trách khỏi có lúc tôi cảm tính. Như bạn nói, chúng là đều là người mà.
    Tôi muốn góp ý lại với bạn như vậy. Tôi nhận định bạn thiếu tinh tế, thiếu khả năng tự làm hoàn hảo là dựa trên cơ sở những điều bạn viết. Còn con người bạn còn nhiều điều khác, tốt, xấu, hay dở mà tôi chưa biết được tôi đâu có nói bừa.
    Đâu cần cứ phải trực tiếp phủ nhận vấn đề để người ta hiểu. Còn nếu bạn thích nói thẳng theo cách nghĩ của bạn thì tôi có thể viết: Bạn thích những cái cụ thể, theo tôi là đúng, nhưng mỗi khi bạn ép cái trừu tượng thành cụ thể không đúng cách thì bạn trở nên cứng nhắc. Cái cứng nhắc đấy xuất hiện là riêng những lúc bạn đi vào cụ thể hóa cái trừu tượng khi chưa đủ khả năng. Chứ bạn không phải là con người cứng nhắc về bản chất bởi không phải lúc nào bạn cũng đi theo lối đó. Cuộc sống chúng ta đi có rất nhiều lối. Còn cụ thể hơn nữa, tôi sẽ không diễn giải những suy nghĩ của mình mà tôi có thể viết những câu nhận định kiểu ?ocô đọng?: Sai! Dở ẹc! Thiển cận! Nhưng đó không phải cách viết của tôi. Và những cách viết không chịu giải thích như thế để người khác phản biện mới gây phản cảm.
    Bạn cho rằng người ta ?okhông cho cậu nghỉ ngơi, không cho cậu mặc sức tung hoành trong cái topic này?. Tôi ?onghĩ ngơi? hay ?otung hoành? đâu có nhờ những người trên mạng này cho phép hay không. Tôi thấy cần viết thì tôi viết. Nếu xét theo cách nhận định của bạn, có thể bạn cũng làm mất thời gian của tôi. Tôi không nghĩ thế, tôi viết từ cảm hứng đó. Nhưng tôi không cảm ơn bạn là người tạo ?ocảm hứng? vì chuyện những nhận định như của bạn là tất yếu, không bạn thì người khác cũng viết và trách nhiệm của tôi là chọn lựa trả lời hay không (cụ thể là tôi đã chọn trả lời bài của bạn, có những nhận định tôi không trả lời vì thấy không cần thiết). Nếu không viết từ những cảm hứng này thì tôi cũng có việc khác để làm. Nhưng tôi không cho rằng việc viết này nó lấn sang thời gian làm những việc tôi cho là quan trọng hơn. Tôi viết trên sự khá thoải mái. Và tôi cũng sắp dừng, bạn không đọc được ở mấy bài trước?
    Nếu bạn thích cái cụ thể, thích sự chân thật thì bạn phải tìm được cái cụ thể, chân thật mình cần bổ sung. Tôi cho rằng bài này tôi đã viết cụ thể và chân thật những suy nghĩ của mình.

    Vừa viết bài này xong thì chủ đề tạm khóa rồi. Chuyển sang nơi ở mới cũng hay.
    30.07.03

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  6. TheOpenWindow

    TheOpenWindow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Luôn luôn còn những người như Slump
    --------
    Ở đây tôi thấy nhắc lại rất nhiều từ "đạo đức giả"
    Đừng nói người khác đạo đức giả trong khi mình chưa hiểu đạo đức thật là gì
    Mà kẻ đạo đức giả thì không bao giờ biết mình đang thuộc "cái loại đạo đức gì"
    Nếu mắc bệnh đạo đức giả mà còn mắc bệnh "ngoan cố" nữa thì vô phương cứu chữa
    Nếu mắc bệnh đạo đức giả, biết mình đạo đức giả, mà không chịu tự chữa, thì bệnh sẽ biến chuyển sang dạng độc ác hay thậm chí là ngu đần
    -----
    TVP, có cần thiết phải "bảo vệ" bằng cả hai nick vậy không?
    -----
    Away,
    Chưa mệt mỏi hả?
    -----
    Mọi người,
    Trước khi vào tranh luận, hãy tự thẳng thắn và nghiêm khắc nhìn nhận lại chính mình, khách quan, công bằng (dễ dãi một chút, nếu được) với người khác. Rồi sau đó hãy cho tôi kết quả quá trình suy nghĩ của bạn!
    Thân ái!
    Ở đời này không có sự công bằng
    Nhưng lại đầy rẫy những điều vô lý
  7. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã trình bày khá nhiều mục đích tôi viết ở topic này cũng như một vài topic khác. Mục đích mỗi lúc một kiểu, quên mục đích này, thấy mục đích này có vẻ chưa được thì tạm chuyển sang mục đích khác. Không phải theo kiểu hai lòng ?ogió chiều nào theo chiều ấy? mà là để luôn có một mục đích nào đó, khi viết không có mục đích (nếu không phải nghệ thuật) thì hiệu quả thường chẳng ra gì. Xuyên suốt tất cả các mục đích có lẽ là hai mục đích khởi thủy: Một là: Chứng minh rằng còn có những người tốt, biết sống cho người khác. Hai là: Thử làm một minh chứng nho nhỏ, cụ thể trong vô vàn minh chứng ấy. Và hiệu quả muốn đạt được từ hai mục đích này là: Phủ định những tư tưởng cho rằng xã hội đã quá đồi bại, không còn người tốt (đặc biệt là đàn ông) mà nhân cơ hội đó hùa theo cái xấu. Phần nào giúp những người đang sống tử tế hoặc có hoang mang về câu hỏi ?ođồi bại hay không đồi bại? (trong đó có bản thân tôi) có một niềm tin nào đó rằng nếu họ sống tốt, luôn có những người sát cánh, trực tiếp hoặc âm thầm.
    Những mục đích này qua cách hành động tới của mình, tôi chưa xác định được hiệu quả với mọi người ra sao. Nhưng với cá nhân tôi, nó giúp/bắt tôi không được sa ngã hoặc lười biếng, tuyệt vọng. Hãy thử tưởng tượng, bạn là một người có chút ít lòng tốt, muốn xã hội tốt đẹp, mỗi lần bạn ra đường, bạn thấy bao điều không tốt, mỗi lần bạn xem một chương trình thời sự hay một tờ báo, hầu như lúc nào bạn cũng gặp những tin tức về chiến tranh xâm lược, nội chiến, khủng bố, thiên tai, tham nhũng, lừa đảo, phạm pháp tuổi vị thành niên? Bạn là người tốt, bạn sẽ đau ít nhiều chứ, sẽ bất bình ít nhiều, sẽ cảm thấy bất lực ít nhiều và chán nản ít nhiều. Điều đó là cảm giác bình thường. Nhưng nếu nó xảy đến mọi ngày thì bạn sẽ bị biến dạng thế nào trong sự khủng hoảng? Và để không đau nữa, bạn sẽ chọn hai giải pháp: Hoặc không ra ngoài nữa, không xem tivi, không sách báo nữa, sống trong một thế giới huyễn hoặc về lòng tốt đang nhiều lên. Hoặc trở nên thờ ơ, bắt mình thôi bất bình trước những điều không tốt xảy ra hàng ngày. Từ đó, bạn sẽ tìm đến những lý thuyết biện hộ cho sự thờ ơ đó. Rằng con người sống rồi lại chết, rằng tất cả đều đã có số, rằng mỗi cá nhân đều có quyền ích kỷ, miễn là không phạm pháp, rằng sự thờ ơ đó là một tất yếu khách quan của giai đoạn lịch sử này, rằng dù sự thờ ơ ngày một lan rộng có khiến loài người mất hết niềm tin và khi mất hết niềm tin thì tàn hại lẫn nhau thì trái đất bị hủy diệt cũng có sao... Và rất nhiều lý thuyết mà bạn muốn bị thuyết phục bởi nó giúp bạn thoát khỏi sự dằn vặt lương tâm hay hoài nghi, xỉ vả mình.
    Hãy thử tưởng tượng bạn có sự trân trọng nào đó với sáng tạo-cái để phát triển cuộc sống-mà bạn sống trong một môi trường văn hóa, nghệ thuật rất thấp. Cũng ngoài đường, cũng tivi, cũng sách báo đều đem lại cho bạn cảm giác thất vọng và chán nản. Bạn sẽ bực bội, sẽ căm ghét, sẽ muốn xa lánh đến một chân trời khác và không bao giờ quay về, sẽ trả thù đời, sẽ coi cuộc đời đối xử với ta thế nào thì ta đối xử với nó như thế?
    Và khi bạn chọn cách giải quyết vấn đề như những cách trên, thực tế, có đến 90% bạn đã gia nhập vào những cái cái mà bạn đã từng căm ghét, chán nản, thất vọng vì.
    ?oVậy tôi phải làm thế nào? Vâng ạ! Hành động! Lại hành động ư? Hạnh động vì tương lai con em chúng ta ư? Thế còn tôi? Ai hành động cho sự sống của tôi? Hành động tức là đang được sống ư? Không, tôi không tin thế!?. Khi bạn đang chán nản và lười biếng, bạn sẽ khó có thể nói khác hơn. Bạn cần một động lực bên ngoài để kích thích, thúc đẩy nội lực bên trong đã bị sự buông xuôi sớm của chính bạn (mà bạn đổ cho lỗi hoàn toàn của xã hội) vùi lấp.
    ?oNhưng tìm động lực đó ở đâu trong một xã hội mà vì tôi thấy nó chán, không có động lực mà tôi trở nên như vầy?? Thực ra, trước đây bạn chưa từng đi tìm, những sự tìm tòi của bạn chỉ mang tính cơ học đơn thuần. Thực tế xã hội đòi hỏi con người muốn hoàn thiện hay ít ra giữ được sự tử tế của mình phải trau dồi khả năng tìm kiếm (khám phá) ra những điều thẳm sâu đang bị bề nổi bọt bèo phủ lên. Đó là những nguồn năng lượng ngầm rất lớn chờ được khai thác và tỏa nhiệt. Nếu bạn tìm theo nghĩa đi sâu, khám phá, bạn sẽ thấy trong chính cuộc sống, trong chính tivi, sách báo, ngoài những sự đạo đức giả hay mục đích tuyên truyền, còn có những con người có trái tim rất thật và đức hy sinh mà bạn sẽ phải tự nhìn lại mình với một hoàn cảnh và số phận hơn hẳn. Và bạn sẽ thấy, phải chăng mình đã từng cố tìm những sự đồi bại để lấy cớ hòa theo, lấy cớ để đỡ phải tranh đấu hay hy sinh, rèn luyện? Và bạn sẽ không thể không thấy hành động sẽ khiến bạn không còn phải quá hoài nghi nó. Và sẽ giúp bạn không còn phải quá nhớ là mình đang đau đớn, chán nản hay mệt mỏi.
    Thử thách hiện tại của loài người là: Do sự thiếu lao động chân tay, thiếu phong trào tranh đấu cho cuộc sống, thiếu sự quan tâm thỏa đáng và nhiều nguyên nhân từ cuộc sống hiện đại, phần lớn họ sẽ không được trực tiếp kích thích từ xã hội mà phải tự tìm động lực cho mình để phát triển. Đây là một bước đào thải tiếp theo với cấp độ cao của tạo hóa. Sẽ tạo nên những con người rất đa năng biết tìm kiếm nhưng cũng tạo nên những kẻ dở trên mức tưởng tượng khi chấp nhận buông xuôi.
    Sẽ có một thử thách nữa chính là thử thách thật-giả. Con người bị đưa vào một mê cung của thông tin đa chiều. Và muốn không làm nô lệ cho nó, buộc phải xác định được thông tin nào là đúng đắn như bản chất của nó chứ không phải bị bóp méo cho một mục đích nào đó. Điều này đòi hỏi nhận thức, thực tế và khả năng phân tích.

    Có một điều tôi rất tin là đất nước mình không thiếu những người tài và có một tiềm lực trí tuệ rất lớn từ những kiều bào, những người vẫn luôn hướng về tổ quốc (đây là một xác định rất đúng đắn của những người có chức năng, điều quan trọng nhất mà kiều bào có thể cống hiến cho đồng bào là trí tuệ xây dựng, phát triển đất nước chứ không phải đơn thuần là tiền gửi về). Nhưng có một điều tôi hơi thất vọng là tuy không thiếu những người tài nhưng lại không nhiều. Nhiều lại là nhiều người bất tài, bất tài không phải do trí tuệ không đủ mà bên cạnh lý do đào tạo kém còn do không chịu tận dụng trí tuệ của mình. Nhiều người trình độ thấp hơn nhiều so với yêu cầu cơ bản nhất của xã hội đối với tuổi đó. Nếu đòi hỏi một trình độ đại học thực chất ở tôi (một sinh viên đại học) thì tôi cũng không đủ trong nhiều mặt. Chỉ đơn giản là trình độ đọc hiểu cũng không nhiều người có đủ. Ví dụ như để hiểu một bài viết nhiều nghĩa đen, thể hiện hầu như hoàn toàn trên bề mặt câu chữ mà chưa chắc nhiều người đã nắm được, huống chi chiều sâu của văn hóa, nghệ thuật. Sự kém hiểu biết về chiều sâu này mà chúng ta có thể bắt gặp trong những chuyện tán gẫu thường ngày, lúc nào cũng rộn tiếng cười vì những câu khai thác đến phát mòn những đề tài tương đối ?othô?; nhưng trước những điều bông lơn có giá trị khác và mang tính thâm thúy thì thường ngơ ngác không hiểu, bực bội một cách cứng nhắc. Hoặc cười ruồi vì ?ovớ vẩn, chuối thế mà cũng nói?, thâm thúy ở đây tôi không muốn nói đến kiểu ?othâm thúy? của mọt sách hay những triết gia rởm đời. Cuộc sống cần những sự vui vẻ và những nụ cười cũng như những tràng cười sảng khoái. Nhưng cười như thế thì có lẽ sẽ không biết khóc trước sự mất mát, mờ nhạt của những giá trị.
    Tôi xin nêu ra hai mục đích mà tôi dùng để duy trì hướng sống đó, những mục đích mà tôi tin nhiều người đang hành động cũng lấy làm điểm xuất phát. Và nêu ra hai thử thách: ?oTìm kiếm, phân biệt thật-giả? mà nhiều người chúng ta phải đối diện liên tục để không suy thoái. Nhìn thấy nó sẽ biết phải làm gì.
    Trong cuộc sống hiện tại, có một xu thế coi mọi cái nói về điều tốt đẹp đều là đạo đức giả dẫn đến chẳng còn biết đạo đức thật là gì nữa. Cũng có lí do cả. Nhưng đánh đồng như thế chỉ thể hiện một tầm nhìn bề nổi hạn hẹp: Ghét thuật ngữ ?ođạo đức giả? mà ghét lây cả chữ ?ođạo đức? lỡ bị lôi vào làm nền cho cái thuật ngữ đó. Những người đạo đức kém thường cố biện hộ cho mình rằng ?omình ít ra còn hơn bọn đạo đức giả?. Đạo đức giả có thể tạm chia làm hai loại: Loại (có thể coi là) vô hại, chỉ chuyên ăn, ngủ, nói chuyện đạo đức. Và loại tội phạm, mạo danh đạo đức để thực hiện những hành động vô đạo đức. Người ta thường nói ?obọn đạo đức giả còn kém cả bọn vô học, mất dạy? thực chất để thể hạ thấp những kẻ bán đứng nhân cách. Thế mà cũng có đôi người thiếu văn hóa lấy đó làm mừng: ?oA, mình còn hơn ối thằng đạo đức giả?. Khi so sánh về nhân cách, người ta nhìn lên để thấy nhiều người có cái tâm hơn mình, khi so sánh về hạnh phúc, người ta nhìn xuống để thấy nhiều người còn khổ hơn mình. Trong cuộc sống, đôi lúc chúng ta nhìn lên chẳng thấy ai cao cường hơn, nhìn xuống chẳng thấy ai khổ hơn. Phải chăng đấy là lúc chúng ta cần đi kiểm tra độ sâu của ?omắt??
    Tôi cũng có thể là một kẻ đạo đức giả lắm chứ (đạo đức thật người ta làm việc thầm lặng chứ ai lại cứ bô bô tràng giang đại hải thế này). Nhưng không có nghĩa ghét một kẻ đạo đức giả viết về những đạo đức thật mà bạn cho mình quyền ghét lây những điều đó. Như thế, bạn đã vô tình sập bẫy và biến thành nô lệ và phục tùng mục đích làm ảo mọi thứ của hắn, kẻ thực chất là đạo đức giả.
    24.08.03
    Lạ thật, vừa viết xong bài này, sắp post thì lại gặp mấy đoạn về đạo đức thật-giả của TheOpenWindow. Quả là tôi gặp rất nhiều sự trùng hợp. Không chắc tôi có khả năng ?otiên tri? mà có lẽ vì cuộc sống có nhiều điều rất phong phú và con người đang có chung nhiều suy nghĩ hướng về những phía cần hướng (tuy nhiên, tôi nghĩ TheOpenWindow chưa có được một cách viết hay thái độ viết thể hiện được nhiều điều cần nói). Không tình cờ này thì tình cờ khác cũng xảy ra, những sự ngẫu nhiên đó là tất nhiên.
    Trả lời câu hỏi: ?oaway chưa mệt mỏi hả?? thì có thể phân tích thế này: Nếu nó là câu hỏi quan tâm đến sức khỏe thì trình bày hơi kém. Còn là một câu nhắc khéo về sự lan man hay gì gì đó phí sức thì lại là một sự nhận thức thiếu bao quát. Tôi mệt mỏi, mệt mỏi sức khỏe theo nghĩa đen vì nhiều cái chứ không phải vì viết mấy cái (mà bây giờ thi thoảng mới viết) này. Nhưng mệt mà thấy cần làm thì vẫn phải làm chứ sao. Liệu bạn có cho tôi được một chỗ an dưỡng?
    Chú thích: Nói với thái độ thoải mái mái. Xin lỗi vì nói thẳng.
    Cảm ơn bạn đã tham gia

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...

    Được away sửa chữa / chuyển vào 12:55 ngày 24/08/2003
  8. TheOpenWindow

    TheOpenWindow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Vậy cách viết như thế nào mới thể hiện được hả Away?
    Có thể tôi nghĩ nhiều, nhưng tôi không viết ra tất cả những gì mình nghĩ. Tôi viết chỉ vỏn vẹn có ngần ấy thôi đó, luôn ngắn gọn (nếu cậu để ý bài viết của tôi trong các topic khác thì cũng thấy thế). Còn người đọc muốn hiểu thế nào thì hiểu, không quan trọng. Mà họ có suy ra thêm được những điều tôi không viết (nhưng tôi gợi lên) thì cũng là một cái hay.
    Một ví dụ rất vui là cùng viết về đạo đức, nhưng tôi và cậu có hai cách thể hiện vấn đề hoàn toàn khác nhau. Thấy thế chứ?
    Mà sao cậu biết được tôi có "nhiều điều cần nói"? Phải chăng là cậu "cảm thấy" thế? Cậu tự suy ra những ý nghĩ tôi không nhắc đến? Như vậy là tôi cũng thành công một phần rồi chăng?
    ----------
    Còn câu: ?oaway chưa mệt mỏi hả?? - chỉ là một câu nói. Vu vơ thôi. Cậu cần gì để ý nhiều. Khi nói câu ấy, tôi chỉ suy nghĩ chút xíu. Nếu có ẩn ý gì, thì cũng chỉ là chút xíu. Mà cái chút xíu ấy có thể coi ~ 0
    Cậu ko cần phải xin lỗi. Thậm chí tôi phải cảm ơn cậu.
    Tôi là người thẳng thắn, và cũng thích người khác thẳng thắn, thành thật với mình. Sự khéo léo chỉ dành cho người ngoài. Với những ai thân thiết, và với người tôi quý trọng, khôn khéo giảm mức tối đa, tế nhị ở mức tối thiểu (tức là thẳng thắn mức cao nhất có thể).
    Tôi thích bài trên của cậu, bài viết cho Slump ấy, rất chân thật!
    Mà tôi nghĩ cậu còn thiếu một chút mạnh mẽ của con trai (đàn ông). Tuy hiểu cách sống của cậu và cũng tôn trọng sự lựa chọn ấy, tôi cũng biết cái mạnh hiện thời của cậu nó như thế nào. Nhưng tôi sẽ cảm thấy rất thoải mái và "mãn nguyện" nếu như cậu chịu "nổi điên" lên một lần, phá tung cái màng cậu vẫn tự chăng bọc cho chính mình. Sống ngang tàng và kiêu hãnh, mạnh bạo và tự tin, dám khẳng định mình và mạnh mẽ phản kháng những điều cậu cho là không đúng. Dù chỉ là một lần trong đời.
    Đây chỉ là một ý kiến riêng, nhỏ thôi. Cậu đừng fản ứng vội. Đừng tìm cách bao biện cho mình vội. Chỉ thử thôi, một chút. Không hành động được thì nghĩ. Chỉ một ý nghĩ nhỏ trong đầu, hãy mở nó ra và thử tưởng tượng. Thư giãn trong giây lát..!
    Mà Topic chuyển sang đây buồn quá nhỉ..?!
    Được theopenwindow sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 26/08/2003
  9. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    TheOpenWindow,
    Bạn hỏi: ?oVậy cách viết như thế nào mới thể hiện được hả Away??
    Tôi nghĩ, về sau, khi bạn hay tôi, đứng ở một vị trí khác, tầm nhìn khác, nhìn lại đều sẽ nhận ra những điểm chưa hợp lí trong cách viết của mình (nếu chúng ta phát triển và biện chứng hơn, bằng không chúng ta cũng có thể phủ định những cái vẫn đúng). Nhiều khi cách viết của chúng ta không chỉ thuộc về riêng mình mà nó còn là đối thoại, giao tiếp với nhiều người. Ở đây, chúng ta đang cùng đi trên con đường nhận thức chứ không đầu tư vào phát triển một tác phẩm nghệ thuật cần nhiều cá tính. Tôi có thể đưa ra một số điều lan man mà tôi đôi khi nghĩ tới, nhân tiện viết luôn, để nếu bạn thấy khi viết cho người khác hay đối xử với họ nhiều khi phải hy sinh phần nào cá tính của mình thì bạn có thể xem xét.
    Sự thẳng thắn hiển nhiên là đáng quý. Trong cuộc sống, nhiều khi vì sự vị nể, rụt rè trong tình cảm mà gây ra sự hiểu lầm, xa cách triền miên. Nhưng tôi nghĩ, bản tính của người Việt Nam phần đông chưa quen được với sự thẳng thắn cá tính (dạng như nói trắng ra thì?). Nếu chúng ta quen được với điều này thì sẽ có nhiều vấn đề được giải quyết. Nhưng tôi lại nghĩ, điều đó đòi hỏi một sự tích lũy đủ độ để thực hiện bước nhảy, sự tích lũy này phải đến sau rất nhiều khi xã hội đã tiến bộ về mặt vật chất và nhận thức. Nếu ai ai cũng ?onói trắng ra? (to be frank) (trong một xã hội mà để nói được một sự thật đúng là sự thật thì đòi hỏi một một tầm vóc trí tuệ nhất định) thì dễ tạo nên? một sự ?odối trá? lớn hay một xã hội cộc lốc trong suy nghĩ cũng như thái độ. Trong phim ?oHòa thượng thiếu lâm?, cậu bé Khai Tâm bị người anh cho bắt thăm chọn sống/chết. Bắt được lá thăm có chữ ?osinh? thì thoát, chữ ?otử? thì teo. Thông thường, trong cách bắt thăm, chúng ta thường bị ?omột quan niệm bắt thăm? ám vào đầu như một sự thật hiển nhiên: Cứ một lá thăm là thế này thì lá thăm kia phải đối lập với nó. Đó là việc mà người anh kia lợi dụng để cho cả hai lá thăm chữ ?otử? để bắt kiểu gì cũng chết. Một sự ngộ nhận ?osự thật? theo thói quen rất đáng sợ và có thể bị lợi dụng bởi những kẻ nắm bắt được điều đó. Chính thế, những sự thật không được diễn giải theo nhiều khía cạnh trong một xã hội tầm nhận thức còn thấp sẽ dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc. Sự hiểu lầm này có thể người đưa ra sự thật chịu đựng được nhưng nó lại làm tăng khoảng cách giữa người với người. Lại nhớ đến một đoạn trong ?oAnh hùng xạ điêu?: Lúc gã Dương Khang mạo danh bang chủ, bảo Hoàng Dung và Quách Tỉnh đã giết bang chủ Hồng Thất Công là đám ăn mày hô ầm lên: Giết! Giết! Lát sau, Hoàng Dung biểu diễn chiêu ?oĐả cẩu bổng? mà chỉ có những bang chủ mới biết, đám ăn mày lại tin sái cổ, quay sang Dương Khang đòi: Giết! Giết! Ở đây, đám ăn mày bị mê hoặc bởi những lời nói dối phần nào cũng bởi họ chỉ biết nói ?otoạc móng heo? ra với nhau (chắc với suy nghĩ ăn mày với nhau thì cần gì kiểu cách) nên không có sự linh hoạt hay cách cách kiến giải biện chứng trong đầu. Lưu ý: Sự phân tích này là đối với đám ăn mày đệ tử của Hồng Thất Công thẳng tính trong truyện của Kim Dung chứ không phải như nhiều ăn mày hiện đại, lưỡi trơn như lươn.
    Trong cuộc sống, có những người nghe nói một câu hiểu ra nghìn cái hay nhưng có những người phải nói với họ ròng rã, sùi bọt mép, cho đến khi họ bắt đầu thấy tại sao nói dai thế nhỉ, chắc có gì đó đây mới bắt đầu chú ý để hiểu. Tùy môi trường mà phải tìm cách nói nếu anh đã đặt mục đích nào đó vào việc nói. Tuy nhiên, anh vẫn phải đảm bảo được phần nào cá tính của mình, rằng đó chính là anh nói.
    Bạn viết: ?oTôi là người thẳng thắn, và cũng thích người khác thẳng thắn, thành thật với mình. Sự khéo léo chỉ dành cho người ngoài. Với những ai thân thiết, và với người tôi quý trọng, khôn khéo giảm mức tối đa, tế nhị ở mức tối thiểu (tức là thẳng thắn mức cao nhất có thể)?.
    Tôi hiểu ý bạn, ý bạn nói sự thẳng thắn này là trong những điều cần sự thẳng thắn triệt để. Như khi giám khảo chấm thi hoa hậu chỉ mỗi nhiệm vụ giơ điểm số nên cái đầu lại phải hoạt động thật công tâm. Chứ không thể so với kiểu một người vợ một hôm anh chồng kỹ sư đi chợ nấu cơm, vừa ăn vừa chê này chê nọ. Điều đó đánh mất sự dịu dàng cần thiết của người phụ nữ. Anh chồng kỹ sư, thường là một người thành thật và đủ hiểu mình đã chế tạo ra món ăn thế nào, có lẽ cũng không thể cười vui vẻ khi người vợ nói ra một sự thật rằng thức ăn dở òm mà quên đi sự thật anh ta đã nỗ lực và mong muốn đẹp đẽ thế nào khi làm nó. Cũng có thể cô vợ nói dở òm mà cử chỉ của cô ta thể hiện một sự biết ơn và trìu mến đủ để anh chồng hiểu dù thức ăn dở òm thật nhưng câu nói ấy lại là một lời dối trá ngọt ngào, cô ta ăn tấm lòng của anh ta chứ không quá coi trọng món ăn. Đó là nghệ thuật sống, nghệ thuật nghệ thuật nhất. Mà nếu các đối tượng giao tiếp đều có một khả năng linh hoạt sẽ làm hoàn hảo nó thêm.
    Tôi viết: ?otôi nghĩ TheOpenWindow chưa có được một cách viết hay thái độ viết thể hiện được nhiều điều cần nói? chính vì cách bạn nói thường khiến nếu muốn hiểu thì phải tự làm hoàn hảo, tự giải thích với bản thân rằng, câu nói đó về hình thức thì nó có ý như vầy, nhưng người viết lại có thể có suy nghĩ khác. Không phải tôi muốn ?ocướp công Thạch Sanh? nhưng có nhiều điều bạn viết dễ khiến tôi phải tự lao động để hiểu, mặc dù, những điều ấy, đáng nhẽ, nó nên là cái gì đó dễ hiểu hơn. Bởi vì, mặc dù trí óc con người dường như là vô hạn nhưng không phải lúc nào nó cũng có đủ sức để suy nghĩ biện chứng.
    Khi viết ở một nơi càng cần dễ hiểu càng tốt, muốn đạt yêu cầu, anh sẽ phải cố viết dễ hiểu hết khả năng. Và khi ấy, anh ít nhiều có quyền cho phép mình nói rằng: tôi đã viết đơn giản hết sức của mình, nếu ai đó không hiểu được thì đừng quá trách tôi, bởi vì, tôi không thể làm hơn, tuy nhiên, tôi vẫn sẽ luôn củng cố khả năng làm cho người khác hiểu hơn.
    Còn nếu dù viết ngắn mà không đạt được tính súc tích, cô đọng thì anh sẽ không đạt yêu cầu. Nó không như rút gọn một bài phát biểu dài mà là cắt đi phần sau của nó. Bắt người đọc luận ra, thường không thông minh hơn mà rất mệt, còn dễ hiểu lầm.
    Đó là cách viết, còn thái độ viết: Như tôi đã trình bày phía trên, nhiều khi sự nhũn nhặn, mềm dẻo là một truyền thống dân tộc, một truyền thống đẹp nữa là khác. Nhưng để ứng dụng nó thật thà thì không phải ai cũng làm được. Chúng ta đều chưa có một thái độ đủ nghiêm túc để đánh giá đúng về sự thật hay đủ cân nhắc khi coi một điều là sự thẳng thắn.
    Trong tiếng nước ngoài dùng you, me để xưng hô, còn tiếng Việt thì hầm bà lằng: ông, bà, bố, mẹ, anh, mày, tôi, ta, tao, tớ; nếu có họ hàng thì có khi phải gọi ông già bằng cháu mà lại gọi thằng bé bằng ông, nếu ai bị coi là phạm pháp thì gọi là tên, thằng, hắn, ai coi là quan to thì gọi bằng ông, ông Bin Laden, ông Bush, ông Saddam? Rồi thì trong tiếng Anh yes/no dùng cho có/ không Tiếng Việt trong cách xưng hô thì người bé với người lớn phải vâng, dạ, không ạ, có ạ? Người nước ngoài thì đưa cho nhau đồ vật nhỏ thường đưa một tay, ở ta thì người bé thường phải đưa hai tay, người lớn nhận một tay, người bé ngồi đầu nồi xới cơm, mời cơm, người lớn gật gù, ầm ừ? Nhiều khi chúng ta đều thấy đó là một mớ rườm rà. Nhưng bên cạnh việc phân chia ngôi thứ làm con người lệ thuộc rất nhiều vào tuổi tác, địa vị đó, nó lại có tác dụng làm con người biết chịu đựng, ứng biến với một một sự phức tạp lớn chỉ đơn thuần xảy ra trong những ngôn ngữ và giao tiếp cơ bản nhất. Một đứa trẻ Việt Nam được dạy giao tiếp sẽ rất khó giải thích cho nó tại sao nó cứ phải khoanh tay, phải ạ? rằng đó là một qui tắc bất thành văn của xã hội. Nếu không làm thế thì bị gọi là hư, là hỗn. Mặc dù điều này sẽ dẫn đến một quan niệm cho chính bản thân nó khi lớn lên rằng đứa trẻ nào không biết nói lễ phép là một đứa trẻ hỗn nhưng lại giúp cho nó có những khái niệm mơ hồ ban đầu về đạo đức, về hư về hỗn là thế nào. Cho dù về sau, có thể nó sẽ thấy đó không phải là phạm trù để đánh giá đạo đức thực chất. Qui tắc lễ giáo, còn được ít nhiều lưu lại từ thời phong kiến, như một sự chọn lọc những con người linh hoạt vượt thoát được nó mà vẫn giữ được những vẻ đẹp của nó, những con người thô cứng đánh giá mọi thứ theo chuẩn mực bất biến, những con người thô lỗ khi phá tung tất cả những điều đó trong khi chẳng có một nền tảng gì của riêng mình.
    Cuộc sống đẹp luôn đòi hỏi con người phải đi tìm một sự linh hoạt, mà sự linh hoạt này đòi hỏi ít nhiều hy sinh những cá tính ban đầu. Cũng như khi viết bài tập làm văn mô tả về một quả táo, hai người chỉ biết nói thẳng sẽ đều nói nó là một quả táo, nó màu đỏ, nó có hạt. Nhưng hai người linh hoạt sẽ có cách miêu tả linh hoạt, những sự linh hoạt có cùng tên mà lại không bắt chiếc nhau, đó cũng là sáng tạo.
    Bạn thích tôi ?onổi điên? một lần, tôi cũng muốn, nhưng không chiều theo ý bạn, cũng không chiều theo ý mình được. Còn sự ?ođiên? trong đầu, trong suy nghĩ thì nhiều khi chúng rất tự nhiên, không cấm được, tự mỗi chúng ta nên biết với bản mình thôi. Khi nào thấy chúng cho ra ngoài được mà vẫn kiểm soát được thì cho ra. Trong cuộc sống này, nhiều người làm cho xã hội thích thú trước cái điên của họ, nhưng đối với họ thì những lời khen "điên hay lắm" đâu bù lấp được gì cho những mất mát mà không chỉ bản thân họ mất.
    Lại thuật lại tiếp chuyện Khai Tâm bốc thăm. Cậu bé đoán được hai lá thăm đều là chữ Tử, thế nên bốc xong một lá liền cho vào mồm nhai ngấu nghiến. Lá thăm còn lại, mở ra là chữ Tử thứ hai. Cậu bé đã dùng sự dối trá của chúng để lập luận chữ còn lại là chữ Tử thì cái đã nhai phải là chữ Sinh. Một cách giải quyết thông minh đáng tích lũy trong đầu! Xem phim, đùa với thằng em: Thằng anh này ngu, cứ bôi thuốc độc vào cả hai lá thăm, chú Khai Tâm cho vào miệng nhai cái nào thì cũng đứt. Nhưng vẫn nghĩ: Dù thế nào thì người ta cũng có cách giải quyết để chống lại mưu mô xấu xa.
    Topic vắng người trả lời cũng có cái vui của nó. Im lặng đọc và tích lũy cũng là cái thú của nhiều người, trong đó có tôi.

    ...em có thấy trái tim đời không
    mong manh như hoa giữa cơn giông...
  10. 1001Nights

    1001Nights Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    0

    Lâu không vào TOPIC này, thấy quang cảnh vẫn thế, lác đác đôi ba bóng người trầm mặc, mải miết tranh luận cùng nhau.
    away này, có bao giờ cậu nghĩ tại sao lại có quá ít những người quan tâm đến TOPIC này không nhỉ, hoặc thi thoảng có dăm ba người "ghé mắt trông ngang" rồi lại lặng lẽ quay đi...
    away à, bạn có cái tâm, bạn muốn nói lên tiếng lòng mình, với ước mong truyền đạt đến đông đảo mọi người những trải nghiệm của bạn. Vậy tại sao bạn không nghĩ cách nào đó để được người ta chú ý hơn, để người ta quan tâm hơn, để rồi cùng đối thoại, cùng tranh luận có vui vẻ hơn, và thú hơn chăng???
    Người nói phải có người nghe, như thế mới khỏi uổng hoài tâm lực...
    "Bần cư trung thị vô nhân vấn
    Phú tại sơn lâm hữu khách tầm "

    the mirror has two faces.

Chia sẻ trang này