1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận thức khả năng TỰ NHẬN THỨC

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi away, 28/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. slump

    slump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, mỗi người có một cái nhìn. Cái nhìn ấy hình thành theo họ trong suốt những năm mà họ sống. Chẳng thể có ai thay đổi cái nhìn đó của họ được cả.
    Tớ đã cố thay đổi cô bạn gái của tớ, nhưng kết quả là tớ mất cô ấy luôn. Có đáng không nhỉ?
    Chỉ cần biết rằng... em yêu anh
  2. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    trích từ http://ttvnol.com/ThaoLuan/345251/trang-15.ttvn
    ==================================================
    I.
    Xin lỗi Vi Thuỳ Linh
    http://ttvnol.com/ThaoLuan/81610.ttvn
    là một trong những topic đầu tiên tôi tạo khi mới vào ttvn.
    Về sau đọc lại tôi thấy mình có nhiều câu nhận định hời hợt và dễ dãi. Buồn cười nhất là thuật ngữ ?oxét theo góc độ nhân chủng học? nói bừa dù đến giờ vẫn chưa hề chịu tra từ điển xem ?onhân chủng học? là cái gì. May mà với người không bắt ne bắt nẹt thì ý của cái câu có thuật ngữ đó vẫn đúng.
    Nghĩ lại tôi thấy có lẽ điều làm mình hài lòng nhất trong topic đó là cái tựa đề đặt bừa một cách khá là vô thức: ?oXin lỗi Vi Thùy Linh?. Phải xin lỗi quá đi chứ khi mình là một người chỉ liếc qua thơ Vi Thuỳ Linh một cách hợt hời mà đã buông lắm lời nhận định quá hiểu biết của mình. Xin lỗi cho cả những đoạn phía gần cuối bài này sắp lợi dụng tiếng tăm Vi Thuỳ Linh để vụ lợi cá nhân nữa... (chú ý đón xem).
    Khen hay chê tác phẩm và người viết giữa public/dư luận (chứ không phải chuyện tán gẫu trong quán nước) mà không tìm hiểu kỹ thì chỉ thể hiện sự vô học (thuật). Đừng vội bảo tôi xúc phạm ai, cái này là cái tinh thần tiến bộ, những người có thể coi là có học (thuật) đều nắm được ngay từ những bước chập chững đầu tiên.
    Tôi thấy mình có nhiều chỗ vô học trong topic ?oXin lỗi Vi Thùy Linh? cũng vì lẽ phát biểu dựa trên quá nhiều phỏng đoán vội vã hơn là đào sâu và chăm chỉ đọc. Tôi không phủ nhận toàn bộ mình khi ấy, đọc lại tôi vẫn thấy có chỗ tôi viết được, hay là khác, cảm tính chính xác. Nhưng nếu viết lại, tôi sẽ sửa mình nhiều.
    Tôi nghĩ có lẽ hầu hết nhận định của tôi trong bài viết đầu tiên ở topic ấy là từ ấn tượng với bài ?oTiếc nuối? (duy nhất mà tôi đọc có thể gọi là kỹ lúc đó) trong sáng, giản dị và sâu sắc của Vi Thuỳ Linh:
    http://www.ttvnol.com/thica/127553/trang-10.ttvn
    Tôi còn viết cả một bài thơ (đọc lại thấy hay dở lộn xộn vì viết khá ẩu) qua ấn tượng từ bài ?oTiếc nuối? ấy và những ấn tượng linh tinh khác của đời sống:
    http://news.ttvnol.com/thica/83586/trang-21.ttvn
    II.
    Từ hồi lập topic ?oXin lỗi Vi Thuỳ Linh? ấy đến giờ cũng đã hai năm, nhìn nhận lại mình một chút như vậy. Tôi cá là 2 năm nữa, nhiều bạn trong topic này cũng sẽ thấy nhiều cái dở và hời hợt của mình như tôi. Và tôi cũng thấy thêm nhiều cái lởm trong chính bài viết này. Tôi chỉ hy vọng mọi người quan tâm đến những điều này một chút để tiết kiệm thời gian.
    Tại sao lại lôi chuyện tiết kiệm thời gian vào đây? Lâu không vào Thảo Luận, đọc thử topic này, tôi thấy so với hồi tôi còn ham hố nơi đây, không khí chung trong buồng phổi cảm nhận nghệ thuật vẫn sặc mùi vô học (thuật) như hồi ấy. Ngại đọc, không biết tính ?onhận định có học thuật? trong các topic khác thảo luận về các vấn đề khác thì thế nào, không dám kết luận chung.
    Tôi thấy mỗi năm, trong box thảo luận chỉ nổi lên một số người tiến bộ, rồi vì nhiều lí do phải ra đi, rồi năm nữa lại được thêm một số người (chưa kể những người lùi bộ, bị nghiện món lắm mồm hay chẳng ai nghe cứ nói). Chỉ là những lớp tiến bộ xé lẻ. Nếu thế, box thảo luận mãi mãi thiên về những cuộc phiếm luận hay kêu gọi vô bổ rồi quên ngay mà chẳng mấy ai đúc rút được gì. Khi mà những bài viết liên tục bị trôi xuống mỗi ngày, một bài viết hay, cần đọc khó lòng được chia sẻ với tất cả những thành viên. (Hì, hình như box này chưa có topic ?obài viết of the day?). Lại không cùng nhau tập hợp được một lực lượng tiến bộ về học thuật đông đảo để qui định rõ ràng trong box Thảo luận những nội qui và tiêu chí cơ bản (đã được tìm thấy) của sự nghiêm túc thì có lẽ cuộc sống tri thức mạng ở đây có thật nhiều điều đáng để bĩu môi. Tôi cũng là một thành viên của nó thì tôi cũng phải chịu chung cái văng nước miếng ấy như ai.
    Nhìn lại những lúc tôi hô hoán, trưng cầu một tinh thần ?othảo luận nghiêm túc và có giá trị? trong box Thảo luận, nhiều người cười khẩy ngay cũng có lí của họ. Và thời gian cũng đã nghiêng về cái lí ấy.
    Nhưng thời gian là con vật có đuôi dài vô hạn, nó luôn thay đổi ý kiến với cái khúc đuôi mọc thêm. Và những người cười khẩy không thể chắc chắn rằng sự cười khẩy của họ không bao giờ có ngày bị phê phán là đã góp phần đẩy lùi sự phát triển khi họ coi sự tầm thường chung của Thảo Luận là ?omệnh trời?, là không thể cứu vãn.
    Khi tôi mới vào Thảo Luận, tôi đã lặp lại vết xe đổ của bao nhiêu người là không chịu im lặng đọc, tìm và lắng nghe những cái giá trị đọng trong Thảo Luận, trong các diễn đàn khác trước khi mở miệng.
    Nhưng phải cho tôi mở miệng chứ, diễn đàn tự do cơ mà. Nói văng mạng mới chính là thuộc tính của nó chứ. Tôi cô đơn, tôi muốn được phát biểu và tôi phát biểu cho thoả. Hơi đâu lo cái viết của mình góp phần làm nhạt thêm giá trị của Thảo Luận, khi mình không bao giờ chịu đọc lại để tự phán xét và rút kinh nghiệm.
    Thực chất thì có thể thấy rõ thái độ ấy là một thái độ cực kỳ vô học và vô trách nhiệm. Viết mà không định đọc lại mình thì thường (chứ không phải luôn nhá) chứng tỏ chính mình đã chẳng coi cái mình viết ra gì. Và đã không coi cái mình viết ra gì mà vẫn viết thì thường chứng tỏ chả coi box Thảo Luận ra gì. Đấy, có rất nhiều tôi như thế. Hỏi làm sao mà đời sống tiến bộ được. Chê đời sống chậm tiến hoá ra là đang chê mình. Khiêm tốn biết bao!
    Viết những điều này, chả mong làm một cuộc cải cách ý thức gì (nên cũng viết khá ẩu, chỉ mất chừng 6 tiếng), cộng đồng chây lì và hay lí do lí trấu bỏ xừ. Việc lý do lý trấu cũng là thói quen của nó (sẽ trình bày ở phía dưới).
    Chỉ cần thêm vài đồng chí thấy mình cần nâng cấp để làm ?ođôi bạn cùng tiến? là đã hay ho rồi.
    III.
    Lại nói về thơ Vi Thuỳ Linh. Có không ít bạn ở đây coi là dâm, là nồng nỗng, là đọc lên thấy xxx.
    Riêng với bạn nào đã ?okinh qua? các Cõi, đã tường tận ?ođường đi lối về?, đã nhờn truyện người nhớn vẫn bảo thấy ?odạt dào?, bị xxx khi đọc thì phải nói thơ Vi Thuỳ Linh quá thành công, quá tuyệt. Nhưng tôi đồ rằng các bạn ấy không thật lòng, đã đánh lận con đen, chỉ lấy chữ Dâm trong chính mình làm công cụ phỉ báng người khác chứ không có rung động thơ.
    Còn bạn nào chưa ?okinh qua?, có thể cái cảm xúc đỏ mặt, bất bình là thật. Nhưng trước khi bạn gọi đó là lăng loàn hay gì gì đáng khinh thì tôi mong bạn tìm tòi một chút để có một khái niệm tử tế hơn về nghệ thuật, thơ.
    Tôi thấy, với tôi, thơ Vi Thuỳ Linh không ?ochài? được ở khía cạnh ******** (chắc gì Vi Thuỳ Linh muốn thơ mình hấp dẫn người đọc ở cái đó), mà thu hút bằng những bài thơ mà cô có thể khai thác được chiều sâu của tâm hồn, hình ảnh như ?oNuối tiếc?, ?oNgười dệt tầm gai?, ?oNữ tu?, ?oNhững đối lập?...
    Thấy không ít người bảo viết như Vi Thuỳ Linh thì quá đơn. Trong số đó có thể có người tài hơn và viết được hơn Vi Thuỳ Linh thật, biết đâu đấy. Nhưng cố chứng tỏ ta đây viết về mấy cái chuyện đó còn phê hơn Vi Thuỳ Linh bằng cách cố nhét những từ ngữ này nọ vào thì chỉ chứng tỏ sự ngu dốt. Ai lại hèn đi so với cái phần không hay bao giờ.
    Thêm nữa, thơ hay thường có cái mạch của nó, hiếm khi thành công với những câu rời rạc. Chưa đủ năng lực để cảm thụ hoặc chưa chi đã có ác cảm thì làm sao bắt được cái mạch ấy. Chạm được vào cái mạch ấy (nếu có) thì người ta sẽ quên việc soi mói cái chuyện vần hay không vần, dục hay không dục mà chỉ còn là hay hay không hay.
    Nhà thơ hay thì cũng không phải làm bài nào cũng hay, không phải giai đoạn sáng tạo nào cũng thành công. Người ta tập trung nhận định cái hay để phổ biến giá trị cho đời. Chứ cứ lôi cái dở không đáng đọc ra thì vô tình lại là quảng cáo, phát tán nó mất rồi. Sôi động quanh ?ohiện tượng Vi Thuỳ Linh? cũng đã nhạt dần rồi. Nếu Vi Thuỳ Linh muốn tiếp tục chứng tỏ mình thì lại phải nỗ lực làm mới thôi. Những tuyên ngôn ngoài thơ là chuyện ngoài thơ. Ngoài cái tên Vi Thuỳ Linh còn không ít cái tên khác cũng thời cũng gây được ấn tượng. Có thể tìm thấy họ trong danh sách này:
    http://www.tienve.org/home/authors/viewAuthors.do;jsessionid=5D7775E1BF0253EF77DEB34A626615DF
    Nên chả việc gì phải lo thơ Vi Thuỳ Linh nếu dở mà bành trướng được văn đàn cả. Chỉ lo cái hay không được tìm thấy để văn đàn đỡ dở mà thôi.
    Nói chung chúng ta mất thời gian lòng vòng nói đi nói lại những điều đã cũ trong khi những điều mới hơn được tìm thấy trước khi chúng ta nói rất nhiều. Cái tội chẳng phải của ai cả. Chỉ là tội của thằng Phạm Văn Phí Cập Nhật.
    Các bạn có thể tham khảo thêm một bài ?ophê bình? về thơ Vi Thuỳ Linh viết ngày 19/07/02:
    http://www.talawas.org/tho/tho07.html
    IV.
    Riêng chuyện chỉ chấp nhận thơ vần hoặc thơ không vần tôi cứ nghĩ đó là chuyện đã cực kỳ cũ rồi. Cách đây chừng dăm năm, tôi hễ thấy thơ không vần là ác cảm ngay (mà không thèm đọc, không thèm đồng sáng tạo với các tác giả để góp phần chống lại tình trạng: những bài thơ hay nằm dưới dao phay thay những bài thơ dở, những bài thơ dở tranh thở những bài thơ hay). Cứ tưởng thời đại tiến bộ chắc chỉ còn mỗi tàn tích mình dốt thế. Ai dè...
    Con người thì ai mà chẳng có thói quen cố thủ với thành trì thói quen của mình thay vì cần thi thoảng (hoặc liên tục) phá vỡ những cái cần phá vỡ để làm mới. Theo thói quen, thế nào mà chả phản bác một cách nguỵ biện ngay rằng phá vỡ thói quen là rất phi khoa học, gây loạn. Trong khi cái thói quen được ám chỉ ở đây chỉ là thói quen trì trệ chứ không phải là cái kiểu phá vỡ cái sinh hoạt điều độ. Kể cả biết được điều đó thì cũng khó tránh khỏi sự bảo thủ.
    Chỉ quen chung chạ với thơ vần hay thơ tự do là dễ biến ?oem? còn lại thành kẻ thù. Chứ không chịu làm một ?ocuộc tình tay ba?.
    Để lêu lêu sự trì trệ, không chịu đón nhận cái mới hoặc sùng cái được ai đó gọi là là mới mà phủ định sạch trơn cái cũ này, tội gì chúng ta không chơi trò bắt chước các game trong điện tử thử đặt ra một tiêu chuẩn là level. Level là cấp độ. Người có level cao thì vẫn cảm được cái giá trị đích thực mà người có level thấp (may ra) cảm được, nhưng ngược lại thì không. Giá trị là bất tận nên cấp độ cũng bất giới hạn. Chỉ đôi khi cần phân cao thấp như thế để chỉ ra: Các cái level không chỉ là do bẩm sinh mà còn do việc nỗ lực tự học hỏi, vươn lên, luôn nhìn lên thay vì cho rằng thế là ổn, như vầy đã là tuyệt đối, không cần mới hơn nữa. Các nhân vật trong game để được tăng level mà thực hiện những chiêu đẹp phải chiến đấu với biết bao quái vật để lấy điểm kinh nghiệm. Chứ cứ đi loăng quăng trên đồng cỏ để ?otự nhiên nó thế? thì múa võ cực kỳ ẽo ợt, đánh đấm rất thô, khủng long ăn thịt ngay. Chơi thế cũng chán.
    Tớ cũng có một bài nho nhỏ viết đã lâu lâu về Cấp độ ở đây:
    http://news.ttvnol.com/f_202/124987/trang-35.ttvn
    À, cái tinh thần học thuật tôi nghĩ chẳng phải là điều cao xa gì đâu ạ. Nó chỉ là một thái độ trung thực với chính mình, không cố tình nguỵ biện để trục lợi cá nhân, nhìn sự vật hiện tượng theo nhiều hướng và biết tôn trọng giá trị bằng cách không đánh giá nó khi chưa đào sâu; hoặc không bắt chước nhận định của người khác một cách hời hợt. Đại khái là thế.
    Ở đây có ít ra là bạn Zdreamer ít nhiều có và tôn trọng tinh thần nâng cấp ấy nhưng nhiều người không nhận ra điều ấy ở bạn ấy để cùng phát huy cách nhìn nhận ấy.
    ==========================
    Mục đích chính của bài này cũng vẫn chỉ là quảng cáo mấy cái đường dẫn. Tí nữa tái spam bên ?oNhận thức khả năng tự nhận thức? phát.
  3. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    Một số nhận thức về thiên tài, đã post tại topic:
    http://www.ttvnol.com/vanhoc/372724.ttvn
    Nay post lại cho liền mạch

    NGHỀ NGUY KỊCH
    (19.03.04)
    Thông thường, khi định trình bày thêm về một khái niệm nhạy cảm gây nhiêu tranh cãi, người ta đưa ra nhiều định nghĩa của nhiều người, sau đó chọn cái mà mình tâm đắc nhất. Rồi bổ sung.
    Nếu cứ phải làm y sì theo lối này mới được gọi là chính thống thì tôi xin thua. Không phải là tôi (hâm à mà) chán ghét cái cách làm việc khoa học đó mà vì tôi lười tìm tòi, tra cứu. Việc kiếm được những định nghĩa sâu sắc về thiên tài và chỉ ra chính xác chúng là của ai với nhiều người chắc không khó. Nhưng với tôi thì có khi còn vất vả hơn cả viết bài này. Âu đó cũng là một yếu điểm của tôi. Cái chuyện hay dùng nhầm điểm yếu với yếu điểm cũng là một yếu điểm nữa.
    Vì lí do nêu trên, dù có đưa ra (và cố bắt chước cách làm khoa học ấy) nhưng tôi sẽ không đưa ra được một cách chính xác những quan niệm thiên tài là gì. Tôi chỉ thiên về kể cái tôi cảm nhận về nó. Có lẽ điều này hợp với cách viết của tôi hơn.
    Thật ra tôi cũng đọc được ở đây đó trong đời sống một số ý: Thiên tài có 1% là linh cảm, 99% là lao động đổ mồ hôi sôi nước mắt chảy máu; thiên tài là người mở ra những con đường mới cho cả một cộng đồng lớn, khá khẩm hơn thì cho nhân loại; thiên tài là người có khả năng mà cả triệu người khác không có (kiểu như you are one in a million); các thiên tài đều có cái điên của họ; thiên tài thường là người mắc bệnh về xương khớp; khá nhiều thiên tài là người đồng tính?
    Rồi tôi nhớ cả một câu khẩu hiệu trên băng rôn mình rất thích trong một phim có đoạn bầu chủ tịch xã: ?oSáng suốt lựa chọn nhân tài - Khả năng lãnh đạo bằng hai người thường?.
    Câu này phim có dụng ý chỉ cái sến của việc lạm dụng thơ văn nhưng chắc phải được viết ra từ một cao thủ. Thích quá tôi mới hay bịa với thằng em rằng: ?oSáng suốt lựa chọn thiên tài - Khả năng sáng tạo bằng hai thần đồng - Sáng suốt lựa chọn thần đồng - Khả năng sáng tạo băng (kh)ông thần đằng?.
    Hic, tính tôi hay lan man lông bông. Khó đeo cà vạt vào học thuật chính thống được.
    Vậy rốt cuộc cái nhận thức về thiên tài của tôi là gì?
    Là tôi.
    Tôi là gì?
    Là thiên tài.
    Một ngụy biện người nghe cũng lòn lọt, người lại thấy chối tai.
    Tôi cứ hay tự nhận mình là thiên tài. Đến hôm nay, cụ thể một chút thiên tài là sao thì mới ngớ ra mình không rõ. Chết thật. Thế thì thôi. Tôi xin không ra ứng cử chức thiên tài nữa.
    ?oỞ đời phải biết mình là ai chứ? ?" Anh ?ogặp nhau cuối tuần? lại hiện ra với đôi cánh trắng muốt trên vai và sừng đen sì trên đầu rót ******* vào tai tôi.
    Thế đấy! Muốn cũng không được trốn mình. Phải biết. Mình là ai. Mình đang ở đoạn nào. Mình phải làm gì. Để còn được ở đời. Như một người chưa khôn cần tự nhận mình chưa khôn, một thiên tài cần can đảm chấp nhận mình là thiên tài. Anh cứ khiêm tốn đi, anh cứ ở ẩn đi, cứ không ra làm quan chốn quan trường đầy ô tạp đi. Và dân đen thay vì được hưởng sự minh triết của anh, phải lũ lượt đi theo hướng chỉ tay uy nghi của kẻ tự chọc mù và cùng về làm người tiền sử với hoàng đế ở truồng. Mà anh đã ưa nhàn thế thì tâm hồn anh cũng chả to tát tử tế gì.
    Nguyễn Trãi về ở ẩn không phải vì:
    ?oCông danh đã được hợp về nhàn
    Lành dữ âu chi thế nghị khen?
    mà chẳng qua vì bất lực.
    Mang tiếng là:
    ?oAo cạn vớt bèo cấy muống
    Đìa thanh phát cỏ ương sen?
    cũng chỉ để lấp đi cái tiếng gào dữ dội trong tâm:
    ?oBui có một lòng trung với hiếu
    Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen?
    Thế nên muống với sen có nhẹ nhõm gì đâu:
    ?oKho thu phong nguyệt đầy qua nóc
    Thuyền chở yên hà nặng vạy then?
    Chỉ dường là tả cảnh và trừu tượng hoá. Nhưng cái ?ođầy?, cái ?onặng? đâu phải chỉ là trăng là khói của hồn nghệ sỹ. Mà cả là hận là nhục vô thức ứa ra. Hận vì đời bạc và nhục vì không làm được nó bớt bạc. Biết đâu sau cái nụ cười bảng lảng còn là thế?
    Tự nhiên hôm nay viết cái bài này tôi mới chợt nghĩ thế. Chứ từ trước đến giờ, bài thơ chỉ lởn vớn trong trí nhớ từ hồi học phổ thông và tôi chỉ ấn tượng về sự phong nhã của nó. Có nghĩ gì đâu.
    Sống từ bé đến giờ, tôi được ?onghe? tiếng thiên tài không nhiều. Mọi người thường dùng tiếng thiên tài để gọi Quang Trung, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Marx, Lenin, Enstein, Newton? Thường là những nhà quân sự, chính trị, khoa học. Về văn học trong nước thì dường có Nguyễn Du. Xuân Diệu thường được gọi là hoàng tử thi ca (có khi còn hơn thiên tài vậy). Nước ngoài thì hình như có Tolstoi, Shakespeare? Về công nghệ thông tin và kinh tế thì mới thấy nhà tư bản Bill Gates được gọi.
    Còn gọi là đại văn hào, nhà văn hoá lớn thì trong nước và ngoài nước khá nhiều người được.
    Nói chung, những điều này thường được giảng dạy từ sách giáo khoa. Hồi đó, tôi ham chạy nhảy, chơi điện tử cũng không ấn tượng lắm. Thấy nói người ta vĩ đại cũng hâm mộ nhưng tâm lí trẻ con thì thường chỉ học thuộc lòng để giờ trả bài không phải nơm nớp lo hay giờ kiểm tra không phải quay cóp và dằn vặt. Nên bây giờ chỉ nhớ mang máng các giai thoại. Còn tác phẩm của họ thì vẫn gây được ấn tượng lâu dài.
    Cho đến cách đây chừng một năm, tò mò hơn về văn học, tôi mới lần đầu tiên ?onghe? đến Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dần? Mà lại còn có người gọi họ là thiên tài. Chà, ?othế giới quanh ta còn bao điều mới lạ cần khám phá?.
    Nguyễn Bính có trong sách giáo khoa này, nhưng hình như chỉ gọi là thi sỹ của đồng quê, gần đây đọc ngoài lề mới thấy có người gọi là thiên tài. Hàn Mặc Tử thì thấy một vài người gọi. Hoài Thanh cũng thế.
    Nghe nhạc Trịnh Công Sơn là không tránh khỏi rồi. Nhưng lại gần đây mới nghe kỹ ca từ hơn, cũng mới thấy nhiều người gọi Trịnh Công Sơn là thiên tài. Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân cũng tương tự. Hồ Xuân Hương, Điềm Phùng Thị nữa. Cũng mới thấy người ta gọi tiếng thiên tài.
    Những cái ?othấy? trên đều là cái thấy chủ quan và tình cờ của tôi. Thêm nữa, tôi không phải người xông xáo, còn lười đọc và thu mình nữa là khác. Việc thu mình vào vỏ ốc đó cũng có thể phần nào là một thước đo để xem những ánh sáng nào đủ mạnh để quần chúng khuếch tán tiếng vang mà rọi tới những đáy giếng.
    Nếu chịu khó tra tấn trí nhớ bắt khai ra tất tần tật thì chắc cũng được thêm khoảng vài chục người cả Tây cả Ta tôi ?othấy? được gọi là thiên tài nữa. Nhưng thôi. Tôi cũng đã được ?oxem? tác phẩm của hầu hết những người đó, những tác phẩm này thường được phổ biến rộng mà. Tất nhiên những người được Đảng và nhà nước gọi là thiên tài rồi thì thường đến được với nhiều ngóc ngách bình dân lười tìm tòi hơn. Tác phẩm của những người ?ochưa chính thống? tôi cũng ?oxem? được một ít. Nói chung là tôi không cảm thấy tất cả những người được gọi là thiên tài đều là thiên tài nhưng cũng không thấy quá nhiều sự thiên vị, không là thiên tài thì cũng rất có tài. Gọi người ta là thiên tài là dính líu đến thiên tai, có phải chuyện đùa hoặc làm ẩu được đâu. Dù là vô thần đi chăng nữa thì nhà nào chả có bàn thờ, ai làm nhà chả xem ngày. Không chắc có ma quỷ thánh thần nhưng chắc chắn có sóng tâm linh (có lẽ người chết và thiên tài phát ra sóng này mạnh nhất).
    Liệt kê liền tù tì một lúc thì có vẻ nhiều thiên tài chứ một người (giả sử sống được chừng chín chục tuổi) sống một phần tư cuộc đời mới biết có chừng ấy thiên tài trong vô vàn thiên tài thì cũng thật đáng xấu hổ vì sự lười biếng tìm tòi. Đôi khi có thể mắng nhẹ cái sự lười biếng ấy là vô ơn. Sau khi loại trừ việc đổ tội cho một số tác động khách quan của thời đại.
    (còn nữa)
  4. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    NGHỀ NGUY KỊCH (tiếp)
    Tôi nghĩ, thiên tài thì phải có ngay 1% nhạy cảm bẩm sinh rồi. Nhưng để xứng là thiên tài thì hắn phải dùng cái nhạy cảm mong manh nhỏ nhoi đầu tư lao động nốt 99% đời khoán kia đã. Nghĩa là hắn phải có công trình để đời. Để còn phân biệt với tài năng kiểu tính nhanh hơn máy tính, nhớ được hàng chục đồ vật một lúc, liếm được tai hay lẻn vào Nhà Trắng mà không bị phát hiện... Những khả năng đó thì dường cả triệu người mới có một và cũng phải khổ luyện nhưng chưa ?otạo được một bước chuyển? hay ?omột cái cực mới cho cộng đồng?. Nếu có chỉ là một sự lặp lại mang tính biểu diễn suốt đời. Tuy vậy, biểu diễn như Chaplin hoàn toàn xứng đáng được gọi là thiên tài bởi chúng ta đều biết ông còn là đạo diễn, người sáng tác kịch bản và tác động lớn đến tinh thần thế giới thế nào. Điều này còn có thể thấy ở Pele, Maradona, Cruff, Zidane... Bên cạnh những thiên tài tác động vào quần chúng bằng ngôn ngữ cớ thể đó là những thiên tài chuyên về phát triển tầm cao của thị giác, thính giác cho con người như Mozart, Bethooven, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Picasso, Van Gogh... Thiên tài về ẩm thực thì dường có Jan Can Cook. Thiên tài y học như Hoa Đà, Hải Thượng Lãn Ông, bác sỹ quái dị... Thiên tài truyện tranh như Akira Toriyama. Và rất nhiều thiên tài ở các lĩnh vực khác mà tôi tin là có nhưng mình không/chưa biết.
    Tùy theo đặc tính văn hoá xã hội, sự tiến bộ của nó và thiên hướng của mỗi thiên tài mà cái thiên tài của họ được dễ dàng nhận thấy ngay hay chỉ sau khi họ qua đời. Được nhìn nhận rộng hay chỉ trong phạm vi chuyên môn, hẹp, bí mật...
    Cái cảm nhận về thiên tài này chúng ta có thể hiểu với nhau một cách linh hoạt vì mọi cố gắng khái quát hay cô đọng vẫn đều có lỗ hổng (đặc biệt là với một thứ mênh mông như năng lực và số phận các thiên tài) mà khả năng tự làm hoàn hảo của bộ óc con người được hân hạnh bổ khuyết. Trong số các thiên tài tôi biết, hình như chưa bao giờ tôi thấy họ có cuộc sống đời thường viên mãn cả. Đầu tiên tôi cũng chẳng thích câu ?ochữ tài liền với chữ tai một vần? của Nguyễn Du mà đọc thấy nhiều người tấm tắc. Bởi ?orằng hay thì thật là hay?, cảm thụ thôi, nhưng cứ tin là thế, là chân lí thì nó sẽ thành một định chế. Bây giờ cũng vẫn không thích lắm nhưng đôi khi cũng gật gù.
    (còn nữa)
    Được away sửa chữa / chuyển vào 20:21 ngày 14/06/2004
  5. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0

    NGHỀ NGUY KỊCH (19.03.04) (tiếp, đã sửa chữa một số câu loằng ngoằng nhưng vẫn)
    hay ?otrích đoạn bài viết của ToAlha năm 57 tuổi với bút danh S.R?
    ...
    Thôi, bây giờ thì đến lượt thiên tài tôi.
    Tôi có viết thơ được chừng chục năm. Bây giờ cũng được số lượng kha khá. Chất lượng thì tôi tin nếu chúng được phổ biến rộng, cuộc sống sẽ có nhiều tiến bộ về cả tấm lòng lẫn tư duy. Tất nhiên vẫn phải lặp lại mãi rằng đây là chuyện tôi nói. Người đọc thì có thể qua bài viết này kiểm chứng xem đầu óc tôi có mê muội không. Nhưng dù không mê muội thì nghĩ mình là thiên tài đâu phải chuyện giỡn hay có thể nhận thức được dẫu có thông minh chăng nữa. Trình bày tất tần tật ra cũng khó và mệt. Thôi thì ai có hơi hơi trăn trở mình có lỡ đang bỏ sót thiên tài không thì cứ đọc những tác phẩm đã và sẽ đăng của tôi. Phải đọc nhiều như tôi đọc mình thì may ra nếu tôi không ngộ nhận họ mới thấy. Chứ thiên tài nhạy hơn bình thường như tôi phát hiện ra tôi và công nhận tôi còn phải sau bao lảng tránh, dằn vặt... nữa là.
    Cái hiểu lầm và khinh khỉnh với người làm nghệ thuật, sáng tạo nhiều lúc có thể hiểu và ít nhiều thông cảm được. Khi nói một cách công bằng, số đông (nếu không muốn nói là tất cả chúng ta) mù mờ về nghệ thuật, sáng tạo. Kinh nghiệm về nó chỉ ở con số 0. Như thế, không tránh khỏi những nhận định chụp mũ và áp đặt như đinh đóng cột vào nghệ thuật. Của cả những nghệ sỹ chứ không chỉ ở những người có chức năng hoặc bình dân. Sẽ còn rất lâu chúng ta mới coi và yêu nghệ thuật như nó là. Nếu chúng ta không bắt đầu cùng khẳng định những giá trị thực chất; không tránh né khi chịu áp lực của những quan niệm làm cho đạo đức trở thành đạo đức giả, như nhận định sai lệch về sự khiêm tốn, rao giảng chẳng hạn. Cũng không để những quan niệm đạo đức giả, vô đạo đức lên chức thành đạo đức, như coi nghệ thuật là làm gì cũng được chẳng hạn. Tất nhiên, nghệ thuật làm gì mà chả được, nhưng phải hay.
    Giả sử chơi, khi tôi được người của chính phủ gọi là thiên tài, nói dễ hiểu hơn thì loa đài gọi là thiên tài, có lẽ sẽ có nhiều người từng đọc hững hờ thấy nhận thức trong đầu mình bỗng nhảy lách chách như tôm tươi. Cái cảm giác đổi gió này sướng lắm, tôi nghĩ thế. Chắc họ sẽ thấy những con chữ tù mù, gượng gạo, sáo mòn, cao đạo mà họ cảm nhận trước đây bỗng sáng một vẻ thanh thoát, nghịch ngợm. Họ như đi trong một rừng mơ, như Tôn Ngộ Không đại náo vườn đào. Lơ mơ lan man. Có khi gặm phải quả ung cũng không hay biết. Tất cả đều thơm ngon đáo để. Chết! Tôi không hề có ý giễu ai. Tôi cho đó là cảm giác thật. Tiếp xúc với các tác phẩm hay (nếu không quá khó hiểu) của thiên tài (nhất là được công nhận rồi), hầu như ai chả đê mê. Lúc đó, họ mới dùng đến hệ qui chiếu của thế giới tiến bộ là: đánh giá giá trị sáng tạo của tác giả bằng chính tác phẩm chứ không phải cái gì khác như tuổi tác, đề tài, trình độ học vấn, giới tính, lý lịch, số lần vượt đèn đỏ hay mấy lần biết nói ?ovâng ạ?. (Những cái đó chỉ là để nâng thêm hay hạ xuống các giá trị bên cạnh nghệ thuật nếu có mà thôi). Rồi thì biết đâu có người tử tế lại tự giác vả miệng mình để thưởng công cho những nhận định dưới mức lịch sự, dưới giá trị văn hoá giúp thiên tài tự ái mà vươn lên như Dương Lễ. Mà cũng có người sẽ bảo thiên tài gì mà vẫn có tác phẩm tầm thường thế. (Đây là dạng người khắt khe hay đòi hỏi tuyệt đối hoá mọi thứ. Khá hợp với công tác phê bình. Có điều, nếu không có tầm nhìn rộn mà hay tuyệt đối hoá thì họ sẽ thường ngỡ mỗi mình mình phát hiện ra những lỗ hổng (không thể không có, ai ai cũng thấy) mà không biết tự trám nó bằng cách đưa nó vào một hoàn cảnh, giải thích hợp lí. Những người không biết tự làm hoàn hảo ít nhiều ngoại vật thường có cuộc sống gia đình không hạnh phúc, đơn giản bởi cuộc sống đầy khiếm khuyết cần sự tha thứ). Đánh giá giá trị 1 tác phẩm thì không được phép tha thứ, thiên vị trong phê bình. Nhưng người ta không dùng chỉ 1 (hoặc hơn) tác phẩm không lớn để đánh giá thiên tài.
    Họ không đáng trách, cũng chẳng đáng thương. Duy có một điều là họ không đáng tự hào với năng lực cảm thụ của bản thân. Họ chỉ thấy cái hay mà người ta bảo như vậy. Nghĩa là, đứng về góc độ cảm thụ, họ cần nghiêng mình trước những người thấy sự vật là vậy trước khi người ta bảo là vậy. Hoặc thấy sự vậy là chính nó vậy dù người ta không bảo nó là vậy.
    Tóm lại, thật lòng tôi thấy việc ít nhiều ám ảnh và ấn tượng với tiếng thiên tài làm mình cởi mở với nó hơn, và tôn trọng, đồng cảm với người sáng tạo hơn. Viết và nói nó ra không nơm nớp lo phạm huý này nọ làm như thiên tài là từ đáng sợ lắm như trước kia.
    Xã hội có nhiều thiên tài, trên mọi lĩnh vực. Lấy thử thước đo trên 1 triệu người mới có một thiên tài thì thế giới hiện dân số hơn 6 tỷ đang có chừng 6000 thiên tài (theo nghĩa thiên tài có thể đạt đến khả năng cải cách, đổi mới mạnh trong lĩnh vực nào đó). Tất nhiên là có thiên tài thui chột hay chết yểu khi chưa kịp tạo sản phẩm. Cứ tính một mất một còn đi, vậy chúng ta luôn có trung bình khoảng 3000 thiên tài thực thụ trên thế giới. Con số không hề nhỏ nhưng mà nghĩ lại, 3000 phải lay chuyển hơn (6 tỷ - 3000) còn lại cũng đáng sợ quá. May mà trong hơn (6 tỷ - 3000) kia còn có vô số tài năng lớn, tài năng trung bình, tài năng nhỏ. Và phần còn lại đều có thể luyện thành tài ở một lĩnh vực nào đó. Nhưng mọi chuyện đâu chỉ đơn giản là ai ai cũng nô nức phấn đấu và có quyền cũng như cơ hội từ chưa tài năng lên tài năng nhỏ rồi đích đến là trên cả thiên tài. Quanh cái phấn đấu của một số lượng con người ấy là đói nghèo, chiến tranh, khủng bố, thiên tai, bệnh dịch, tham nhũng, phi dân chủ, bạo hành, lạm dụng ******** và lao động trẻ em, bệnh hoạn, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm... rồi thì đố kị, dối trá, hung hiểm, vu khống, tù tội, tử hình oan... Nghe thôi, chưa cần thấy, đã muốn bất lực. ?oNghe là thấy? như S-phone nữa thì đứt mạch luôn. Thế là có một lớp người cho rằng thôi, phấn đấu cho nhân loại chả ăn thua. Phần vẫn muốn phấn đấu cho nó thì xác định phải vượt qua hiểm hoạ. Phần 2 này sẽ phải đụng độ nhiều với phần 1 hoàn toàn từ bỏ ý tưởng phấn đấu cho loài người để tập trung trăm phần trăm mãi mãi cho riêng mình. Phần 1 cứ cười khẩy phần 2 còn phần 2 thì cứ lấy tầm cao làm đích mà còn được có lí do phấn đấu dù nó không tưởng hay không.
    Nhưng trước khi chọn nghiệp phấn đấu thì anh ?ogặp nhau cuối tuần? sừng đen cánh trắng lại ?obiết rồi khổ lắm nói mãi?: sống ở đời phải biết mình là ai chứ nhỉ?
    Thiên tài sinh ra (hoặc sau khi bị sét đánh, gần vụ nổ hạt nhân, từ hành tinh khác đến... như phim chẳng hạn) chắc chắn đã có sẵn 1% linh cảm tạo hoá cài vào. Nhưng để thực sự hoá thân thành thiên tài, chính hắn ta phải làm nốt 99% phần việc còn lại. Edison đã phải dùng cái 1% của mình để bền bỉ kinh doanh đời, từ từ nhân cái vốn 1% bẩm sinh ấy lên nhiều lần khi xã hội hoá cái tự nhiên ấy bằng lao động và sáng tạo. Khi ấy, lao động và bẩm sinh hoà quyện vào nhau và tái sản xuất nhau lên những cấp độ cao hơn. Thôi, đi tè cái đã.
    Rồi. Cuộc sống có cái hay ho và trớ trêu là không chỉ thiên tài mới bị tạo hoá cài đặt linh cảm. Ai ai cũng bị cả. Từ tài năng đến người năng lực bình thường đến người năng lực chưa đến mức bình thường, có điều, cái phần trăm ấy nó ít hơn. 99% sống còn lại mới là một cuộc cạnh tranh thực sự mà không đứa trẻ mới chào đời nào có quyền ngạo mạn hay tự ti vì nó hơn hoặc kém tố chất trời phú so với đứa khác cả. Và trẻ sơ sinh cũng tự hiểu điều đó. Nên chúng hồn nhiên.
    (còn nữa)
    Được away sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 14/06/2004
  6. away

    away Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.112
    Đã được thích:
    0
    NGHỀ NGUY KỊCH (tiếp)
    Thiên tài, tài năng, năng lực bình thường đều có cớ của mình để phát triển. Năng lực bình thường không muốn bị tài năng bị thiên tài bỏ xa nên luôn chạy. Thiên tài bị tài năng bị năng lực bình thường cầm lửa đuổi theo nên cũng phải chạy. Đời sống trở thành một cuộc rượt đuổi quanh trái đất tròn. Nhưng nó không phải cuộc chạy luẩn quẩn và vô nghĩa vì trái đất là ty tỷ đường đua tròn ghép lại. Nhưng nó cũng không phải là một cuộc đua rồ dại điên cuồng. Mỗi người đều có thể dừng lại, tách khỏi cuộc đua, thở đều và uống nước. Khi họ hiểu rằng đây không phải cuộc đua làm thiên tài, làm siêu thiên tài, làm tài năng hay làm một người năng lực bình thường hay làm một người điên. Cũng không ai phải chạy như Marion Jones. Cũng không ai đáng bị coi thường vì nhẫn nại bò như một chú rùa. Đây là cuộc marathon không đích. Nếu có thì chỉ là cái đích hết mình. Con người sẽ bớt bị đau khổ cảm giác sự phi lí và ngột ngạt, khi họ được chạy và cảm nhận chính sự chạy ấy cũng như xung quanh nó. Không gian xung quanh và nội tại cuộc đua ấy chính là rung động. Là những bước chân trần rầm rập cộng hưởng rung động.
    Khi một người dừng lại, nghĩa là hắn ta đã mệt. Hắn nhìn cuộc chạy ấy ở điểm ngưng của mình. Và suy ngẫm. Khi hắn mệt mỏi vì suy ngẫm, hắn lại tham gia vào đường đua.
    Nhưng con người không khôn ngoan và có nhiều cơ hội thế. Nhiều khi họ bị cuốn vào guồng đua mới và bỏ rơi những kẻ chưa quen chạy. Những người bỗng bị rơi lại và thấy quanh mình trống hoác sẽ hoang mang tột độ; và không nhiều người tỉnh táo nhận ra rồi họ sẽ gặp lại đoàn đua cuồng nhiệt ấy phía sau. Kẻ hoang mang và chán nán nằm ườn ra lề đường. Hắn bỗng thấy những kẻ chạy đua sung mãn kia mải đua mà quên hối thúc động viên và nâng đỡ nhau chạy. Và càng không biết dùng sức mạnh săn chắc của mình ép buộc kẻ lười biếng tập cho tiêu mỡ. Họ để kẻ chán nản hoàn toàn tự do. Và thế là hắn bắt đầu vun vén chỉ cho riêng hắn, hắn xây tháp ngà của mình và lơ đãng ngồi bên khung cửa sổ nhìn xuống cười dòng đua không còn dừng lại được. Nhiều kẻ bị rớt lại nữa xuất hiện. Và thêm nhiều tháp ngà. Thế là thành làng, thành xã, thành thành phố, thành quốc gia, thành thế giới. Lạc lõng và toan tính. Và những kẻ chạy đua sung sức kia bỗng chốc trở thành món giải trí, món nô lệ cho những tháp ngà. Một lúc nào đó, họ muốn dừng lại uống nước. Nhưng những nguồn nước đã bị chiếm hữu bởi những kẻ bị bỏ rơi. Để được cho nước, họ phải chạy theo yêu cầu.
    Khi ấy, cái vòng đua thiêng liêng của tương lai kia bỗng chốc trở thành quá khứ và thực tại tàn khốc chúng ta đã và đang chạy qua.
    Chỉ vì con người một khoảnh khắc nào đó chợt quên lãng và hời hợt với con người. Để bị trở thành nô lệ cho nhau.
    Cuộc đua thiêng liêng kia chính là một xã hội tiến bộ và nhân bản mà thực tại phải hướng tới. Đó phải là bài học vỡ lòng cho trẻ em chứ không phải độc quyền ế ẩm của các triết gia. Chúng cần biết chúng phải tham dự vào vòng đua ấy và nhìn thấy cả sự suy tàn đảo lộn của nó trong những giây sơ sẩy do cả tin vào sự tự giác của số đông. Con người, đặc biệt là những tài năng, phải sớm được giáo dục để biết kích thích nhau chạy đua; biết dừng lại quan sát và đúc rút; và hơn hết, biết nâng kẻ ngã dậy.
    Nhưng cuộc đua tàn khốc đã và đang xảy ra trước khi loài người được phổ cập điều đó mất rồi. Chỉ có những năng lượng cực lớn mới có thể gộp lại thành những ngọn bão xô đổ những tháp ngà của ấu trĩ và chai sạn. Đó không đơn thuần là cuộc chạy riêng của những thiên tài. Mà là một vòng đua khác cùng với những tài năng và những người năng lực bình thường biết dùng cái linh cảm ít nhiều để nhận ra phải chạy tốt trong cuộc tương hỗ. Khi đã chạy hết mình, họ trở về với sự hồn nhiên thủa nào, không ai đáng vênh hơn ai mà cũng chẳng ai đáng cúi đầu hơn ai. Thiên tài hay bất cứ ai đều có thể có những giây phút lè lưỡi hồn nhiên và tinh nghịch như Enstein. Nếu không có những tài năng, những người năng lực bình thường trân trọng giá trị sống xung quanh Enstein thì sẽ không ai kể lại và sẽ không ai biết thủa nhỏ Enstein bị coi là cậu bé chậm hiểu nhất lớp, không ai biết ông đã được mẹ che chở và tin tưởng thế nào. Để nhận ra cuộc sống con người đầy những bất ngờ và nhận thức phải luôn được lột xác. Trong thế giới này, mọi nhận thức của con người đều đáng quí. Sự khác biệt tạo nên tính phong phú và dữ liệu thông tin khổng lồ để phân tích. Một cuộc sống tiến bộ là mỗi con người đều góp chung nhận thức của riêng mình về thế giới để cùng nhau tìm được những cái chung. Để hoà hợp được tự do, kỷ luật cá nhân với tự do, kỷ luật tập thể trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau và cầu tiến. Hướng tới một môi trường tranh đấu bằng tri thức. Kẻ ỷ to bắt nạt bé sẽ bị trấn áp nghiêm khắc bằng bạo lực của một bộ luật mang tính nhân bản. Đó là một cơ cấu sơ lược của một xã hội nhiều người được hạnh phúc. Nhưng nó chỉ đạt được khi qua khỏi cái thời đại đi ngược tinh thần góp chung nhận thức. Cái thời đại áp đặt nhận thức cá nhân lên nhận thức tập thể và từ đó tái áp đặt nhận thức tập thể lạc hậu lên nhận thức cá nhân nào bỗng vượt lên cái hố đen ấy. Trong khi chân lí chỉ là tương đối, nó được gọi là chân lí vì nó biết cập nhật cái ngoại lệ. Chứ không nhồi nhét cái ngoại lệ vào một nơi cô đặc không còn chỗ để thở.
    Đây chỉ là lý thuyết, vâng ạ, đơn thuần chỉ là lí thuyết, còn cây đời mãi mãi xanh tươi trong mắt những người đeo một cặp kính râm xanh giữa trời nắng chói chang và rừng cây bị lâm tặc nhổ cỏ.
    Đây chỉ là lý thuyết, vâng ạ, nhưng em đã thực sự lao động và vận hành trong cuộc chạy đua trí óc để nhặt nhạnh ra nó. Lỗ Tấn đã rất kinh điển nói ?otrên thế gian này làm gì có đường, người ta đi mãi rồi cũng thành đường thôi?. Tôi chạy trên vòng đua của tôi trong thế gian bỗng chốc mất hết đường. Nhưng tôi không tuyệt vọng, tôi vẫn thấy tiếng những bước chân trên con đường mịt mùng không ánh sáng của mình. Chúng ta đều đang chạy đua. Trên những đường tròn của hệ mình. Vòng đua tình ái. Vòng đua danh vọng. Vòng đua tàn bạo. Vòng đua dịu dàng. Vòng đua trí tuệ. Vòng đua điên loạn. Vòng đua xem ai đua nhiều hơn... Nhưng (xin phép tạm) trừ một số nhà du hành vũ trụ đang trong cuộc chạy ngoài vũ trụ tìm những hành tinh có thể trút bớt nỗi đau khổ vì tù túng và khát vọng bao la của loài người, chúng ta đều có điểm chung là đang chạy trong trái đất này. Nơi mà những đường tròn song song trong không gian có những điểm giao thoa. Nó khiến chúng ta thường rẽ nhầm sang đường đua của hệ nhau và nhận thức về đời sống của nhau: Tại sao anh khủng bố? Tôi trả thù kẻ gây chiến? Tại sao anh gây chiến? Tôi trả thù kẻ khủng bố? Tại sao họ dã man? Gia đình họ bất hạnh...
    Thế giới càng hỗn loạn, càng có nhiều kịch tính. Nhưng thực ra, chúng chỉ đáng xuất hiện trong nhận thức, trong tác phẩm để người ta hiểu được nguồn gốc hiểm hoạ để tránh đổ máu trong đời.
    Để con người vẫn chạy thành nhóm trên những vòng đua khác nhau. Nhưng giản dị. Không đồng loạt mặc giáp, không hội chứng khoả thân. Chỉ huyền bí và giản dị. Để khi gặp nhau ở những điểm giao thoa, chúng ta không dẫm đạp lên nhau. Mà bắt tay và đổi hướng cho nhau. Để đỡ cô đơn.
    Nói chung, thiên tài thường làm cái người ta chưa làm bao giờ, sống theo cách người ta chưa sống bao giờ nên bị oan ức, hiểu lầm, coi thường... là chuyện thường tình.
    Một điều bất hạnh của kẻ sáng tạo là để có cơ hội hạnh phúc, hắn phải phục vụ loài người. Tuy nhiên, để có thể cảm thấy bất hạnh đó cũng là một hạnh phúc, hắn nên tự lừa phỉnh mình một cách đầy trung thực bằng việc chọn cho mình hình thức phục vụ tự nguyện gọi mỹ miều là dâng hiến. Loài người thật ngu xuẩn nếu không biết tận dụng điều đó bằng cách hỗ trợ sự lựa chọn ấy. Để cùng vươn tới đỉnh cao của cộng sinh. Đó là hưng phấn được cộng sinh. Và cả mâu thuẫn nội tại.
    Nhưng dù muốn hay không, khi thiên tài bắt tay vào lao động, họ cũng đã cống hiến hay cống nạp cho nhân loại. Việc còn lại của nhân loại là cho họ cơ hội hạnh phúc. Và công nhận họ như họ là khi họ chứng minh được họ đúng là cái họ là. (Chuyện thấy con voi to quá như thế là không khiêm tốn nên tế nhị gọi là con bò, đạo đức hơn thì gọi là con kiến, thực ra là những hành động phi đạo đức. Chính xác là phi đạo đức vì nó giả dối. Bắt họ không nhận mình là mình, không nhìn thẳng vào sự thật, kẻ thiệt hơn cả, chính là nhân loại). Nếu làm được thì xã hội còn vô số hiểm hoạ cũng hơi hơi đáng được gọi là tiến bộ.
    Đêm nay thấy khó ngủ, chuyện xác định thiên tài và linh tinh bên lề tôi chỉ xin kể đến đó. Hơn 3 giờ sáng. Bố mẹ thương sang giục tắt đèn. Mẹ bảo: ?oThôi ngủ đi, viết với lách gì?. Bố bảo: ?oThế thì chết?.
    Có lẽ sẽ chả bao giờ có bác chức trách nào đến bảo với bố mẹ vài câu: ?oCác đồng chí yên tâm, con các đồng chí là người tài đấy. Nó muốn cái đất nước Việt Nam ta nó tiến bộ phát triển và cống hiến cho điều đó đấy. Cái bụng nó không đen như nước sông Tô Lịch đâu. Nó không rồ dại, ngông cuồng, hoang tưởng đâu mà. Cũng không phải lo nó bị đứa xấu tính nào chụp mũ ********* đâu mà. Cái bụng nó được đó. Các đồng chí yên cái lòng đi.? Giả sử nếu có thì bao giờ cho đến bao giờ...
    Bây giờ tôi có tự gọi mình là thiên tài hay có ai gọi tôi như vậy, cảm giác của tôi đều là không thích. Cái tên gọi ấy, với tôi, chả là gì cả. Nhưng tại sao tôi lại tự mâu thuẫn đi bô bô quảng cáo mình? Đó là cái mà người ở thời đại khinh nghĩa khinh tài này có thể tự trả lời.
    Lúc nào tôi cũng mong có ai chứng minh giùm tôi không phải thiên tài. Để tôi nhượng lại cái ngai đầy dằm.
    19.03.04

Chia sẻ trang này