1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhắn tin online

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi spirit_of_wind, 26/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    @Angie: Trong các quyển sau đây Angie nghĩ FW nên đọc quyển nào trước?
    Cuộc hội thảo Milan Kundera truyện dài
    Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới Milan Kundera Truyện ngắn
    NHỮNG DI CHÚC BỊ PHẢN BỘI Milan Kundera truyện dài
    Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu Milan Kundera Truyện ngắn
    Sẽ không ai cười Milan Kundera Truyện ngắn
    Trò chơi xin quá giang Milan Kundera Truyện ngắn
  2. sweettaboo

    sweettaboo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    @ KP: KP đã tìm ra chưa? Có phải bản Sweet đoán không? Divertimento in D Major, K. 136 thì Sweet có, còn bản Divertimento in E-flat major, K. 563 thì Sweet để lạc ở đâu rồi, nếu KP có thì cho Sweet xin link download luôn nhe!
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Tình hình là kô có K nào trúng hết. Hay là kp nhớ lộn, nhưng Divertimento của Mozart thì chỉ có Strings Instrument thôi thì phải. Tại lần đó kp qua tiểu bang khác, vô 1 cửa hàng đứng nghe đĩa nhạc thử, đang dò dò xem thì bị hối đi, thành ra...
    K sau thì kp kiếm cũng kô ra, K đầu chỉ có Allegro, sweet có nguyên bản thì cho kp xin luôn.
    Bữa có kiếm được 2 link down nhạc của Mozart, nhưng toàn tiếng Hoa, đang nhờ 1 chị bạn dịch ra giùm. Sweet vào đây coi thử xem coi có gì hay ho kô nhé [dùng Thiều Chửu online trên Viện Việt Học dịch ra tiếng Việt, sweet đọc chắc hiểu chứ kp thì với mớ hiểu biết classics ấm ớ đành chào thua]
    http://www.hispeed.com.cn/Forum/ReadPost.asp?PostID=1067017
    http://www.hispeed.com.cn/Forum/ReadPost.asp?PostID=1067004
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 06:56 ngày 08/11/2006
  4. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Mấy bữa nay TTVN bị mát, thành ra...
    Chà, thứ để đốt lên à? Có đây, có đây...
    Vậy có được chăng? Hay vẫn cần đốt, đập, phá vài thứ khác nữa?
    Được Angelika sửa chữa / chuyển vào 06:43 ngày 16/11/2006
  5. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Thực tình, Wing tìm ranhững tựa đó ở đâu vậy? Angie kiếm mòn mắt mà có thấy những tựa này dịch sang tiếng Việt đâu? Chẳng lẽ lại đi mua sách ngoại mà đọc? Hê hê, kể ra thì Angie sống trong hoàn cảnh thiếu sách và thiếu tiền mua sách như thế này mà cũng biết được tên vài ba tác giả như thế này thì Angie cũng lấy làm hài lòng với bản thân.
    Angie đã đọc Những di chúc bị phản bội.
    Ừm, nhận xét chung thế này: mạch suy nghĩ của Kundera rất rõ ràng và có nhiều lý lẽ thuyết phục, nhưng một dòng ý tưởng thì rất dài nên dễ làm nản lòng người đọc. Ví dụ với ý tưởng A, Kundera nói lan man đến B, C, D, E..làm người đọc không hiểu ''thằng cha này đang lan man cái gì.'' Nhưng nếu đọc ''một hơi'' thì sẽ thấy tất cả B, C, D, E đều hòa vào nhau để phục vụ cho A.
    Tiểu thuyết và tiểu luận của Kundera (Angie thích gọi là những ý tưởng của Kundera hơn) có kết cấu như 1 tác phẩm âm nhạc với các theme khác nhau, lặp đi lặp lại, biến tấu...và đẹp nhất là những phần ngoài-theme. Một chủ đề hoàn toàn độc lập trong tác phẩm, một nhịp nghỉ, một ý tưởng mới, trọn vẹn và độc lập với phần còn lại của tác phẩm, tuyệt vời.
    Chính Kundera, trong phần tiểu luận về nghệ thuật tiểu thuyết, cũng tự đánh giá rằng ông xây dựng kết cấu tác phẩm của mình như thể đó là 1 bản giao hưởng.
    Chẳng biết tư vấn Wing cái gì, vì Angie chỉ mới được đọc Những di chúc bị phản bội trong số những tựa Wing vừa nêu thôi.
  6. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Chà, lâu rồi mới thấy có đến 4 nick trong box này...
    werty, sow, Angie và r2_5699. Rồi 1 giây sau là thấy biến mất cả! Hà hà hà...
  7. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    http://vnthuquan.net/truyen/tacpham.aspx?tacgiaid=359
    Mời bà chị vào đây đọc sách. Sách nhiều lắm nhưng FW không đủ can đảm đọc. FW chỉ có thể đọc khi nào sách đã in ra giấy và đóng gáy lại thôi. Vẫn câu nói muôn thuở, thời gian in!!!
  8. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    okay, để Angie đọc trước cho! À, Những di chúc bị phản bội là tiểu luận chứ không là truyện dài nhé! (Mặc dù tiểu thuyết của Kundera mang hơi hướm của tiểu luận dữ lắm!)
    Phần này trích trong Những di chúc bị phản bội, phần Ứng tác và kết cấu
    Ứng tác và kết cấu
    Khi viết Don Quichotte, trên đường phát triển, Cervantès không hề tự hạn chế mình trong việc bẻ cong tính cách nhân vật. Sự tự do của Rabelais, Cervantès, Diderot, Sterne, quyến rũ quá đối với chúng ta, gắn liền với ứng tác. Nghệ thuật kết cấu phức tạp và riết róng chỉ trở thành bó buộc cấp thiết vào nửa cuối thế kỷ XIX. Hình thức tiểu thuyết như nó được sinh ra hồi bấy giờ, với hành động tập trung vào một khoảng thời gian rất hạn chế, vào một điểm giao hội nơi câu chuyện của nhiều nhân vật đan chéo nhau, đòi hỏi một bố cục tính toán chi li các hành động và các cảnh: trước khi bắt đầu viết, nhà tiểu thuyết vạch đi vạch lại bố cục cuốn sách, tính toán đi tính toán lại, vẽ đi vẽ lại bố cục, như chưa hề có trước kia. Chỉ cần giở qua các trang ghi chép của Dostoievski khi chuẩn bị cuốn Bọn quỷ: trong bảy cuốn vở ghi chép, lần in của nhà xuất bản Pléiade chiếm hết 400 trang (cả cuốn tiểu thuyết gồm 750 trang) các mô-típ đi tìm nhân vật, các nhân vật đi tìm mô-típ, các nhân vật giành nhau rất lâu vai vai chính; Stavrogine phải cưới vợ, nhưng "cưới ai?" Dostoievski tự hỏi và ông thử cho anh ta lần lượt cưới ba người đàn bà; v.v. (Nghịch lý kỳ thực chỉ là bên ngoài: bộ máy bố cục ấy càng được tính toán kỹ, thì các nhân vật càng thật và càng tự nhiên. Thành kiến coi lý trí kết cấu là yếu tố "phi nghệ thuật" chỉ là sự ngây ngô tình cảm chủ nghĩa của những người không hề hiểu chút gì về nghệ thuật.)
    Nhà tiểu thuyết ngày nay, nuối tiếc nghệ thuật của các bậc thầy xưa của tiểu thuyết, không thể nối lại sợi dây tại nơi nó đã bị đứt; anh ta không thể nhảy vượt qua bên trên kinh nghiệm mênh mông của thế kỷ XIX; nếu anh ta muốn trở về với sự tự do thong dong của Rabelais hay Sterne, thì anh ta phải hòa giải nó với những đòi hỏi của việc bố cục.
    Tôi nhớ lần đầu tiên đọc cuốn Jacques anh chàng theo thuyết định mệnh; vui sướng vì vẻ phong phú, hỗn tạp một cách táo bạo của tác phẩm, đặt suy tưởng đi kề ngay bên cạnh giai thoại, truyện kể này trùm lên truyện kể nọ, vui sướng vì sự tự do sáng tạo của tác phẩm chẳng thèm đếm xỉa gì tới quy tắc thống nhất hành động, tôi tự hỏi: sự lộn xộn tuyệt diệu ấy là do một lối xây dựng tài ba, được tính toán tinh vi, hay là do sự sảng khoái của một lối ứng tác thuần túy? Rõ ràng là ở đây ứng tác chiếm ưu thế; nhưng, câu hỏi tự đặt ra một cách tự phát đã khiến tôi hiểu rằng có một khả năng kiến trúc kỳ diệu chứa đựng trong sự ứng tác say mê nọ, khả năng của một cấu trúc phức tạp, phong phú, nó đồng thời lại được tính toán, ước lường, dự tính trước, cũng như vẻ phóng túng dồi dào nhất về kiến trúc của một tòa giáo đường tất yếu phải được dự tính trước. Một ý đồ kiến trúc như vậy có làm cho cuốn tiểu thuyết mất đi vẻ duyên dáng vì tự do của nó không? Có mất đi tính chất trò chơi của nó không? Nhưng, thực ra trò chơi là gì? Mọi trò chơi đều cơ sở trên các quy tắc, và quy tắc càng nghiêm nhặt thì trò chơi càng giàu chất trò chơi. Trái ngược với người chơi cờ, người nghệ sỹ tự mình đặt ra các quy tắc cho chính mình; cho nên ứng tác một cách không có quy tắc anh ta không hề tự do hơn là tự mịnh sáng chế ra hệ thống quy tắc của riêng mình.
    Tuy nhiên hòa giải giữa tự do của Rabelais hay Diderot với những đòi hỏi của bố cục đặt ra cho các nhà tiểu thuyết thế kỷ chúng ta những vấn đề khác với thời Balzac và Dostoievski. Ví dụ: quyển ba bộ Những kẻ mộng du của Broch, là một dòng sông "đa âm" gồm có năm "giọng", năm tuyến hoàn toàn độc lập với nhau: năm tuyến này không được nối liền với nhau bằng một hành động chung hay những nhân vật giống nhau và mỗi tuyến đều hoàn toàn khác nhau về hình thức (A - tiểu thuyết, B - phóng sự, C - truyện ngắn, D - thơ, E - tiểu luận). Trong tám mươi tám chương của cuốn sách, năm tuyến ấy xen kẽ nhau theo một trật tự kỳ lạ như sau: A - A - A - B - A - B - A - C - A - A - D - E - C - A - B - D - C - D - A - E - A - A - B - E - C - A - D - B - B - A - E - A - A - E - A- B - D - C - B - B - D - A - B - E - A - A - B - A - D - A - C - B - D - A - E - B - A - D - A - B - D - E - A - C - A - D - D - B - A - A - C - D - E - B - A - B - D - B - A - B - A - A - D - A - A - D - D - E.
    Ðiều gì khiến Broch chọn đúng trật từ này chứ không phải trật từ nào khác? Ðiều gì khiến ông, ở chương bốn, chọn đúng tuyến B, chứ không phải tuyến C hay D? Không phải do logic của các tính cách hay của hành động, bởi không hề có một hành động chung nào cho năm tuyến này. Ông được dắt dẫn bởi các tiêu chuẩn khác: bởi vẻ đẹp do sự cận kề nhau bất ngờ của các hình thức khác nhau (câu thơ, văn kể, châm ngôn, suy tưởng triết học); bởi sự đối lập của các cảm xúc khác nhau thấm đượm trong các chương khác nhau; bởi sự đa dạng về độ dài của các chương; cuối cùng, bởi sự triển khai của cùng những câu hỏi hiện sinh giống nhau soi chiếu vào năm tuyến như vào năm tấm gương. Chẳng có cách nào hay hơn, nên ta cứ gọi các tiêu chuẩn đó là những tiêu chuẩn mang tính nhạc, và kết luận: thế kỷ XIX đã xây dựng nên nghệ thuật kết cấu, nhưng chính thế kỷ chúng ta đã đem tính nhạc đến cho nghệ thuật ấy.
    Cuốn Những vần thơ quỷ sứ được xây dựng thành ba tuyến ít nhiều độc lập với nhau: A: các cuộc đời của Saladin Chamcha và của Gibreel Farishta, hai người ấn độ ngày nay sống giữa Bombay và Luân Ðôn; B: lịch sử theo kinh Coran nói về sự phát sinh đạo Hồi; C: cuộc hành hương của những người dân làng về La Mecque vượt biển mà họ tưởng có thể đi bộ qua được và họ bị chết đuối ở đấy.
    Ba tuyến trên được lần lượt lấy lại trong chín phần của cuốn sách theo thứ tự sau: A-B-A-C-A-B-A-C-A (nhân thể: trong âm nhạc, một thứ tự như vậy gọi là rondo: chủ đề chính trở lại đều đặn, xen kẽ với vài chủ đề phụ).
    Sau đây là nhịp điệu chung (các con số trong ngoặc đơn là số trang, đã được làm tròn, trong lần xuất bản bằng tiếng Pháp): A (100) B (40) A (80) C (40) A (120) B (40) A (70) C (40) A (40). Ta nhận thấy các phần B và C có độ dài bằng nhau, tạo cho toàn bộ tác phẩm một sự đều đặn về nhịp điệu.
    Tuyến A chiếm năm phần bảy, tuyến B một phần bảy, tuyến C một phần bảy không gian tiểu thuyết. Tương quan số lượng đó làm rõ vị trí nổi bật của tuyến A: trọng tâm tiểu thuyết nằm trong số phận hiện tại của Farishta và Chamcha.
    Tuy nhiên, dầu là phụ, chính trong các tuyến B và C tập trung câu đố thẩm mỹ của tiểu thuyết, bởi chính nhờ ở hai phần ấy mà Rushdie đã nắm bắt được vấn đề cơ bản của mọi cuốn tiểu thuyết (vấn đề bản sắc của một cá nhân, một nhân vật) một cách mới mẻ, vượt qua các quy ước của tiểu thuyết tâm lý: không thể nắm bắt được cá tính của Chamcha và Farishta bằng cách mô tả chi tiết tâm trạng của họ; bí mật của họ là ở chỗ bên trong tâm thần của họ có sự chung sống của hai nền văn minh, nền văn minh ấn Ðộ và nền văn minh châu Âu; nó nằm ở những cội rễ của họ, mà họ đã rứt ra song chúng vẫn sống động trong họ. Những cội rễ đó, chúng bị đứt ra ở những chỗ nào và phải lần xuống đến tận đâu nếu ta muốn sờ thấy vết thương? Cái nhìn xuống "giếng sâu quá khứ" không nằm ngoài chủ đề, nó nhằm vào cốt lõi sự vật: sự chia xé hiện sinh của hai nhân vật chính.
    Cũng như không thể hiểu Jacob nếu không có Abraham (là người, theo Mann, sống trước Jacob nhiều thế kỷ), không thể hiểu Gibreel Farishta nếu không có tổng thiên thần Gibreel, không có Mahound (Mahomet), thậm chí nếu không có đạo Hồi theo chế độ chính trị thần quyền của Khomeiny hay của cô gái bị biến thành cuồng tín nọ dẫn những người dân làng đi về La Mecque, hay đúng hơn đi đến cái chết. Tất cả họ là những khả năng của chính anh vốn ngủ yên trong anh và anh phải giành lấy cá tính của mình từ chính những khả năng đó. Trong cuốn tiểu thuyết này, không có một vấn đề quan trọng nào có thể xem xét đến mà không cúi nhìn xuống cái giếng sâu quá khứ. Cái gì là tốt và cái gì là xấu? Ai là quỷ sứ đối với ai, Chamcha đối với Farishta hay Farishta đối với Chamcha? Quỷ sứ hay thiên thần đã xúi giục cuộc hành hương của những người dân làng? Vụ chết đuối của họ là một tai nạn thảm hại hay là hành trình vinh quang lên chốn thiên đàng? Ai sẽ nói được điều này, ai biết được điều này? Và có phải không thể phân rõ được thiện ác vốn là niềm khắc khoải từng dày vò những người sáng lập ra các tôn giáo? Có phải tiếng kêu tuyệt vọng, lời báng bổ lạ lùng của Chúa Kitô, "Trời, hỡi Trời, sao Người nỡ bỏ rơi con?" còn âm vang trong tâm hồn mọi người cơ đốc? Có phải trong nỗi hoài nghi của Mahound tự hỏi ai đã thầm nhắc cho mình những vần thơ, Thượng đế hay quỷ sứ, đã giấu kín sự lưỡng ước vốn là nền tảng của chính cuộc sống con người?
  9. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Đã xem xong Sẽ không ai cười, Trò chơi xin quá giang và Qủa táo vàng của ham muốn vĩnh cửu.
    Theo thiển ý của Angie thì theo những gì Angie hiểu về Wing thì Wing chẳng nên bỏ thời gian vàng ngọc vì mấy truyện này. Angie thì thấy Trò chơi xin quá giang khá hay ho.
  10. Angelika

    Angelika Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc xong Người chết cũ phải nhường chỗ cho người chết mới. Hừ, đi kiếm gì ăn đây...Bữa nào quay lại cái truyện dài duy nhất kia mới được...
    Kundera cũng như Remarque: những ý tưởng không thay đổi qua thời gian, chỉ là những biến tấu của chính chúng mà thôi. Nhưng trình độ viết thì xịn hẳn lên!
    Nói chung, gặp lại ý tưởng cũ (thực ra là ở những tiểu thuyết đầu tay) mà mình đã đọc (thực ra là trong những tiểu thuyết viết sau này) thì cũng kém vui, nhưng ai mà dám chê, vì 1 đời người, nghĩ ra được một vài ý tưởng hay ho cũng đã làm mừng rồi, ai dám chê là các tác giả này ít ý tưởng?

Chia sẻ trang này