1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhận tư vấn những vấn đề liên quan tới bệnh lao và phổi

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi cuongoctri, 01/08/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongoctri

    cuongoctri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Nhận tư vấn những vấn đề liên quan tới bệnh lao và phổi

    Kính gửi các bác, các cô, các chú, các anh các chị:
    Tôi đã tốt nghiệp Bs Nội trú chuyên ngành Lao và bệnh phổi, hiện đang làm việc tại Bệnh viện chuyên ngành trung ương, biên chế thuộc trường Đại Học Y. Với những kiến thức có được, tôi xin phép được mở chuyên mục này nhằm mục đích giải đáp những thắc mắc, cũng như giúp đỡ các bạn quan tâm

    Xin có đôi điều yêu cầu khi các bạn tham gia chuyên mục này:
    1. Y học là một lĩnh vực luôn thay đổi, các thông tin đưa ra ở đây không phải luôn đúng, người sử dụng thông tin hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
    2. Nếu bạn gửi tới tôi những vấn đề bạn thực sự quan tâm, tôi sẽ trả lời bạn với tất cả sự quan tâm, trách nhiệm, tự trọng nghề nghiệp trong câu trả lời dành cho bạn.
    3. Những vấn đề ngoài khả năng tôi xin phép không trả lời.

    Xin được có mấy trình bầy về bệnh lao.
    Bệnh lao là một bệnh lây, do vi khuẩn lao gây ra, điều đó có nghĩa là không có khái niệm ?o lao lực và lao truyền? mà nhiều người vẫn nói tới. Vi khuẩn lao xâm nhập từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua đường hô hấp, và vào tận các phế nang của phổi. Tại đây phần lớn vi khuẩn lao bị tiêu diệt bởi các đại thực bào của phổi, một số lượng ít vi khuẩn không bị tiêu diệt vẫn tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn trờ cơ hội phát phiển. Tính tới thời điểm đó cơ thể của người hít phải vi khuẩn lao đã bị nhiễm lao, tức là đã tiếp xúc và có đáp ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn lao. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, vi khuẩn lao phát triển trở lại, gây tổn thương tại một cơ quan xác định, biểu hiện thành triệu chứng bệnh của cơ quan đó, lúc này gọi là bệnh lao. Theo tổ chức y tế thế giới, 1/3 dân số toàn thế giới nhiễm lao, tỷ lệ này còn cao hơn rất nhiều ở các quốc gia có tỷ lệ mắc lao cao, đặc biệt ở các quốc gia Châu Phi, khu vực Châu Á, và Đông Nam Á. Việt Nam đứng thứ 13 trong các quốc gia có tỷ lệ mắc lao cao nhất thế giới.
    Lao có thể biểu hiện ở tất cả các cơ quan, biểu hiện chính ở phổi chiếm khoảng 3/4 các trường hợp bệnh lao và đây cũng là nguồn lây lan bệnh lao chính trong cộng đồng, 1/3 còn lại cho các thể lao khác như lao màng não, lao hạch, lao thận, lao sinh dục tiết niệu.
    Các triệu chứng của bệnh lao không đặc hiệu, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, trong phần lớn các trường hợp biểu hiện mạn tính hoặc bán cấp, số ít trường hợp diễn biến cấp tính. Lao phổi thường biểu hiện bằng ho khạc đờm kéo dài, ho ra máu, người gầy sút mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, trong phần lớn trường hợp thăm khám thường không thấy gì đặc biệt, trên phim phổi biểu hiện bằng các tổn thương dạng nốt, thâm nhiễm, hang, xơ?, xét nghiệm đờm trong một số trường hợp có thể tìm thấy vi khuẩn lao. Lao ở các bộ phận khác tuỳ theo từng cơ quan bị bệnh mà các biểu hiện khác nhau; vd : lao màng não biểu hiện với các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, gáy cứng?.., lao hạch biểu hiện bằng hạch sưng to, giai đoạn đầu hạch cứng chắc không đau, về sau hạch sưng to nhuyễn hoá, rò mủ ra ngoài??. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán với những nguyên nhân khác như nhiễm khuẩn, nguyên nhân ác tính, và chỉ được điều trị lao sau khi đã điều trị không hiệu quả những nguyên nhân vừa kể trên. Một số trường hợp chỉ được phát hiện nguyên nhân do lao sau khi trải qua phẫu thuật.
    Điều trị lao chủ yếu là bằng nội khoa, số ít trường hợp điều trị phẫu thuật sau khi điều trị nội khoa không thành công hoặc với mục đích giải quyết di chứng do lao để lại. Hiện có 5 loại thuốc chính được sử dụng trong điều trị lao: Rifampicin, Inzoniazid, Pyrazinamid, Ethambutol, Streptomicin. Các thuốc này còn có tác dụng trong điều trị phần lớn các trường hợp, một số trường hợp thuốc không có tác dụng do hiện tượng khác thuốc đang có triều hướng gia tăng trong cộng đồng.
    Kháng thuốc hiện đang là vấn đề đặc biệt được quan tâm trong điều trị lao, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này được cho là việc sử dụng thuốc lao không đúng cách, ngoài ra còn do hiện tượng khác thuốc tự nhiên của vi khuẩn, đại dịch HIV/AIDS cũng là một nguyên nhân góp phần vào sự trở lại của bệnh lao nói chung và lao kháng thuốc nói riêng. Khi bị nhiễm chủng lao kháng thuốc, hoặc đa kháng thuốc, các thuốc điều trị nói trên không tiêu diệt hoặc kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn, vi khuẩn phát triển tràn lan, nhanh chóng làm bệnh nặng hơn, đồng thời người bệnh trở thành nguồn lây nguy hiểm cho cộng đồng.
    Mọi người đề có thể mắc lao và bị bệnh lao, đặc biệt là tại một quốc gia có tỷ lệ mắc lao cao như Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, mô hình bệnh tật của Việt Nam cũng biến đổi dần theo xu hướng của các quốc gia phát triển, đó là tỷ lệ bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, các bệnh lý ác tính hoặc tự miễn gia tăng?, khi mắc hoặc điều trị các bệnh lý này hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm và là cơ hội tốt chuyển từ nhiễm lao thành bệnh lao.
    Hãy nghĩ tới bệnh lao và đừng quên rằng tất cả chúng ta đều có thể trở thành người thua cuộc trong cuộc chiến đấu chống lại bệnh lao.
  2. liquor

    liquor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    MÌnh đã từng bị lao cột sống và phẫu thuật năm 2000. Hiện nay sức khoẻ bình thường, kể cả hoạt động thể thao cũng khá thoải mái. (tất nhiên bạn là BS, nên hiểu rõ là lao CS là lao phái sinh), nên nhiều khi mình cũng lo vì phổi mình yếu, thay đổi thời tiết là rất hay ho. Mình muốn hỏi bạn xem:
    1. Lao CS từ nay về sau có phải lo lắng gì ko? Cần kiêng cữ thế nào?
    2. Phổi mình nên giữ gìn thế nào?
    Mình cảm ơn ban nhiều
  3. shreck

    shreck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi, bệnh Hen có thuộc lĩnh vực của bạn không?
  4. cuongoctri

    cuongoctri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Mình xin trả lời bạn như sau:
    1 Bệnh lao cũng như hầu hết các bệnh khác đều có thể tái phát sau khi đã được điều trị, đặc biệt trên người đã từng bị bệnh lao thì hoàn toàn có khả năng mắc bệnh trở lại, nguồn gốc vi khuẩn lần này có thể từ chính những vi khuẩn ở tổn thương trước đó vẫn còn tồn tại (dù đã được điều trị) phát triển trở lại hoặc có nguồn gốc từ vi khuẩn lao khác trong cộng đồng.
    2 Khi cơ thể suy yếu, vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh, có thể ở phổi hoặc bất cứ cơ quan nào khác. Điều đó có nghĩa là không có phòng bệnh đặc hiệu đâu. Giữ gìn sức khoẻ là cách tốt nhất phòng tất cả các loại bệnh nói chung thôi.
    Chúc khoẻ
  5. cuongoctri

    cuongoctri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Tất nhiên là thuộc lĩnh vực của mình, rất hân hạnh nếu có thể giúp gì cho bạn.
  6. shreck

    shreck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp của mình thế này: Mình bị ho suốt 9 tháng, cơn ho chủ yếu về đêm. Ho có đờm bọt trắng. không khò khè hay khó thở. Đi khám nhiều nơi đều chuẩn đoán viêm phế quản nhưng uống rất nhiều kháng sinh, giảm ho, long đờm, dị ứng... cả đông y cũng nhiều mà bệnh không hề giảm. Vào lao phổi thử đờm không thấy lao, đo lượng thông khí phổi hoàn toàn bình thường. chán nản lắm vì nghĩ hay là ung thư phổi. Cách đây 1 tuần quyết định vào khám ở Hen dị ứng. BS sau một hồi làm test thông khí phổi, xem Xquang... thấy không có triệu chứng hen nhưng cuối cùng nói thử điều trị theo hướng hen vì lý do: bố mình bị hen, bản thân bị viêm mũi dị ứng và 2 tháng gần đây dị ứng mẩn ngứa toàn thân. Bs cho mình đơn như sau:
    - Seretide 25/250mg ngày xịt 2 lần mỗi lần 2 xịt
    - Singulair 10mg uống ngày 1 viên
    - Mucosoval 30mg ngày 3 viên chia 3 lần (uống 7 ngày)
    Thật lạ là ngay ngày dùng đầu tiên cơn ho mình đã giảm 2/3 và tiến triển tốt rõ rệt ở những ngày sau. sau 3 ngày thì không còn ho nữa tuy vẫn còn một chút đờm.
    Bạn cho hỏi như vậy có phải mình bị hen không? dùng các thuốc hen nói trên kéo dài có ảnh hưởng gì (với người 40t). Sao trong đơn của mình bs lại cho cả Seretide và Singulair?
    Cảm ơn bạn rất nhiều!
  7. cuongoctri

    cuongoctri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi vì trả lời bạn muộn
    Ho kéo dài là một trong những chẩn đoán khó, có những nguyên nhân chính sau: do những người dùng thuốc hạ áp loại ức chế men chuyển, có những luồng trào ngược dạ dầy thực quản, có bệnh lý của xoang gây chẩy dịch vào cây phế quản kích thích gây ho, và hen phế quản.
    Bạn bị 9 tháng, điều này giúp loại trừ phân nhiều những nguyên nhân ác tính, hay bệnh lý lao phổi, ( do bạn đã chụp phim và đi khám nên tôi nghĩ rằng có thể tin tưởng được).
    Tiền sử gia đình và điều trị hiệu quả bằng thuốc giãn phế quản và corticoid dạng xịt (Seretide) là một trong những yếu tố có thể khẳng đinh thêm cho chẩn đoán hen. (Nếu được làm thêm test nhậy cảm với histamin sau đó làm đo chức năng hô hấp thì có thể khẳng định tốt hơn).
    Hen có thể kiểm soát được chứ khó khẳng định là khỏi hẳn.
    Thuốc dùng được cho mọi lứa tuổi, tất nhiên ít nhiều thuốc nào đều có tác dụng phụ ít nhiều.
    Chúc khoẻ
  8. shreck

    shreck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn rất nhiều !!!
  9. rockerjuly

    rockerjuly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào bác sỹ.Em là nữ,20t.
    Vì bị suy dinh dưỡng từ nhỏ.Nên mắc phải bệnh lao.
    .Thời gian điều trị là 6tháng.,mới điều trị lao xong .Hic hic.
    Em nghe bác sỹ điều trị bảo là có vết thẹo thâm(di chứng) trong phổi rất sâu???????.Em đang rất hoang mang.Mong bác sỹ giải đáp cho em
    Liệu nó có phải di chứng của u nang phổi?
    Bác sỹ có thể tư vấn cho em thêm về di chứng khi điều trị lao.Cách phòng ngừa tái phát đc không ạh.
    Em muốn nó hết hoàn toàn bệnh lao này thì phải làm sao?
    Xin cảm ơn bác sỹ rất nhiều vì đã mở mục này cho mọi người.

Chia sẻ trang này