1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật lịch sử trong văn chương

Chủ đề trong 'Văn học' bởi sonj, 14/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sonj

    sonj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Nhân vật lịch sử trong văn chương


    Bấy lâu nay chuyện các nhân vật lịch sử được/bị nhìn nhận lại theo một quan niệm mới phi chính thống đã gây không ít tranh luận,đặc biệt là sau những truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp.

    Đâu là đường biên giữa Văn và Sử?Liệu việc hạ bệ các thần tượng là điều có thể chấp nhận được?Những bậc công thần,các bậc đại anh hùng giờ đây hóa ra cũng chỉ là những gã hề,những công cụ vô thức của lịch sử?

    Cần phải nhất nhất tôn trọng những quan niệm/cách nhìn theo lịch sử chính thống trong việc sáng tạo nhân vật?

    Quan điểm của các bác về vấn đề này như thế nào?Mong nhận được hồi âm.


    [side=4]
    sonj
  2. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Viết về các nhân vật lịch sử, văn học thế giới đã có quá nhiều. Cóp thể chia ra tạm thời hai góc khai thác.
    Thứ nhất , tác giả tôn trọng những gì Sử sách đã ghi tạc, nhưng khai thác, bịa tạc từ những truyền thuyết, thêm thắt hành vi nhân vạat va các mối tương quan. Để dựng lại một giai đoạn và gửi vào đó những ý kiến chủ quan của tác giả về một vấn đề nào đó. Ở ta vừa qua có cuốn Hồ Quý Ly của ông Khánh viết theo dạng ấy. Đây là cuốn tiểu thuyết công phu, được dư luận đánh giá cao.
    Còn có cách khai thác thứ hai, từ những chủ thuyết quan niệm của tác giả về xã ghội, dựa vào một nhân vật có thực bịa tạc ra những ứng xứ, hành vi không theo những gì đã được Sử hay nhân dân xưng tụng. Lối khai thác này, thường biến tướng một cách hệ thống và cơ bản nhân vật Sử. Làm méo mó nhân vật sử.
    Nhưng như vậy có phải là Thay Đổi Cái Nhìn Về Lịch Sử Không?
    Năm 1988 và 1989 từ những quan niệm sai lạc về văn chương và nhiệm vụ của nó, Nguyễn Huy Thiệp với phưong pháp hai. Ta tạm gọi la PP2, đã bị nhiều ngườim lên án , coi tThiệp thóa mạ dân tộc và bóp méo lịch sử.
    Tôi cho rằng đây là lối nhìn thiển cận .
    Bởi trướchết Văn Họcvà Sử Học là hai bộ môn khoa học khác nhau. Sử học ngiên cứu, ghi chép, phê phán dựa trên những chứng lý có thực của đời sống. Văn học khác thế . Nó là nghệ thụât của bịa tạc. Đã gọi là bịa tức là điều không có thực. Dẫu ta tưởng là thực.
    Ở cả hai phưong pháp, hỏi rằng khi viết về Nhân Vật Sử, họ đâu có sống ở thời đoạn dó để nghe, nhìn, quan sát các nhân vật. Họ đâu có cu`n sống với nhân vật.
    Vì thế Lịch Sử chỉ là cái đinh để tác giả treo trên đs cái bức tranh thể hiện những quan niệm, tư tuởng...của ca nhân tác giả về một vấn đề nào đó . Có thể của thựctại, của đời sống hôm nay, có thể là vấn đề của nhân loại...
    Nguyễn Huy Thiệp với chùm truyệnngắn Phẩm Tiết, Kiếm Sắc, Vàng Lửa đã dùng Lich Sử , những nhân vật có thực, bịa tạc ra hoàn toàn những nhân vật để treo trên đó một bức tranh mang tên các nhân vật lich sử. Còn hình dáng, kích thưóc, mầu khối thì phi thực tế và hoàn toàn trượt ra klhỏi những gì Sử đã ghi nhận.
    Tác giả của Cuốn Hồ Quý Ly cũng như vậy. Ông dựng lên Họ Hồ, Các nhân vật của thời đó để nói về thay đổi, Cải cách , có tính ám chỉ tới công cuộc hiện nay và ngòi bút ông thực sâu cay.
    Nhưng ông ko bị lên án. Trái lại được Vinh danh bằng một giải thưởng của họi nhà văn VN. Vì sao? Vì cái thẩm quan của mỗi người một khác. Nhất là ở VN. Với truyền thống mà đạo Khổng đã ăn mòn vào máu thịt. Những gì đã định hình dù dưới góc chiếu nào , nếu thay đổi nó , đều bị coi là Phản Nghịch!!!
    NH Thiệp khi in tập truyện đầu tay năm 1990 không dược trao giải. Khi ấy nhà thơ Bế Kiến Quốc, trực văn Xuôi ở báo VN, có chân trong hội đồng thẩm truyện ngắn HNV đã kicj liệt phản đối và nói. Chúng ta nợ Nguyễn huy Thiệp! ( nhân đây xin nói rẽ ngang để thấy phẩm cách của BKQ- BKQ và Ngô Ngọc Bội là hai người đầu tiên phát hiện ra Thiệp. In truyện Vết Trwuợt là truyện đàu tay của Thiệp trên tờ VN- 1986. Khi ông Ngọc về thay ông Đào Vũ Ngô N Bội và Quốc tiếp tục mạnh dạn giúp N Ngọc biên tập một loạt những truyện sau đó của NHT. Từ khi NHT chập chững bước vào văn đàn, tới khi nổi tiếng NHT và BKQ trở thành bạn , khá thân. Nhưng sau đó khác nhau về nhiều góc nhìn của VănChưong, về đời, hai người ko thân thiết nữa. Nhưng khi cần lên tiếngđể bênh vực cái đúng BKQ đã gạttình riêng tranh đáu cho Thiệp)
    Trở lại vấn đề chính. Tự hỏi: Người Lính có là nhân vật sử không? Có. Ởđau cùng vậy, người lính luôn được vinh danh. Vậy mà trên thế giwsi biết bao tác phẩm viết về họ đủ các nhìn khác nhau. Và có con ruồi nào chết đaau? Hỏi vì sao? hỏi vì sao? Hỏi vì sao?
    Vì....trăm điều đáng thương cjho thân vận Vô Danh lạc loài của những con người bình thường trong cõi đời này.
  3. Dragon_lady

    Dragon_lady Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Ui,đọc mãi mà vẵn chẳng thấy giữa cái phương pháp thứ nhất và phương pháp thứ 2 mà bác Toanli nêu ra khác nhau chủ yếu thế nào...
    Thực ra thì đối với nhân vật lịch,văn chương khai thác bằng 2 cảm hứng hay nói đúng hơn là hai loại tư duy nghệ thuật chủ yếu:
    Tư duy sử thi:Nhà văn tiếp cận nhân vật anh hùng với một khoảng cách khá xa với mục đích là ca ngợi,tô hồng...coi "họ" là những ông thánh
    Tư duy tiểu thuyết:rút gần khoảng cách ,mục đích muốn xây dựng hình tượng một dung mạo trần thế đời thường,tất cả những lo toan,suy nghĩ,tất cả những điểm tốt cũng như xấu....nói chung là rất đời thường
    Văn học VN cả một giai đoạn trước ( 45-75) chủ yếu là viết bằng cảm hứng sử thi. sau này thì khác và Nguyễn Huy Thiệp là tiêu biểu.Chúng ta không thể đọc Kiếm sắc , Vàng Lửa, Phẩm Tiết....bằng cách tiếp nhận quá rập khuôn như trước nữa.
    Ui,hình như mình sách vở...nhưng đụng vào những cái thuộc về tư duy thế này thì chắc nhất là nói bằng lý luận,hơi khô khan...
    TCHYA
  4. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Con rồng Lây Đi ơi,
    Sự khác nhau ở hai hướng khai thác trong thể tài licj sửi là:
    Một bên tôn trọng nhữngđịnh hình cơ bản của nhân dân, sách vở về một nhân vật lịch sử. Thể hiện những nét khái quát lớn nhất về nhân vật đó nhưng bịa tạc ra thêm những ngõ ngách chi tiết về đời sống của nhân vật để tạo ra một lối nhìn về một vấn đề nào mà không phương hại cơ bản tới nhân vật licj sử về Công ha y tội mà sử sách đã ghi nhận.
    Một bên là hoàn toàn thay đổi diện mạo của nhân vật. Lật ngược các vấn đề tạo thành một cái nhìn hoàn toàn khác về những gì nhân dân , sách vở đã ghi tạc về nhân vật licj sử.
  5. Dragon_lady

    Dragon_lady Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2001
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Rùi,cũng rứa cả thui
    TCHYA

Chia sẻ trang này