1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào có ảnh hưởng lớn nhất ở VN TK 19-20?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi thaoluan0, 24/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác hung178 nhiệt tình thảo luận. Thật ra, nếu Mộ gia này cũng lại đi cãi chầy cãi cối với bác nữa thì cũng không được nước non gì, vì họ Mộ chưa được đọc tài liệu trên. Các độc giả trên diễn đàn này khi chưa đủ tư liệu và chứng cứ cần thiết thì họ cũng không kết luận bộp chộp ngay đâu. Do đó, một đằng họ Mộ này đưa ra bằng chứng cụ thể về ảnh hưởng rộng lớn của cụ Phan với Việt Nam Quốc Dân Đảng; Mặt khác, MDB chỉ xin bảo lưu ý kiến của bác, chờ khi nào có cao thủ khác đưa thêm bằng chứng ra để làm sáng tỏ vấn đề thêm.
    Tất nhiên, mọi người ở đây cũng thừa biết là tư tưởng và dẫn chứng của MDB là chân lý không thể nào lay chuyển được. Dưới ngọn cờ tiên phong của MDB và lực lượng tiến bộ của người, toàn thể thành viên diễn đàn vững bức trên con đường đi lên quá độ để tìm sự thực lịch sử. Em chưa liệt bác hung178 vào diện ********* ngay vì dẫn chứng của bác đưa ra trái ý em. Xem bác là thành phần tả khuynh vậy.
  2. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Hì hì,
    Cám ơn bác hung 178 và masktuxedo đã nhiệt tình tham gia thảo luận. Sau đây em xin đăng lại bài báo về Phan Bội Châu trên báo Nhân Dân. Trong bài này, hai dữ kiện lịch sử được nêu ra rất rõ ràng: 1/ Phan Bội Châu đổi Việt Nam Quang Phục Hội sang thành Việt Nam Quốc Dân Đảng; 2/Ảnh hưởng của Phan Bội Châu là tuyệt đối tới tất cả các tầng lớp nhân dân cả nước.
    **************************************************************
    Nhân Dân
    15/12/2004
    Phan Bội Châu - nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ 20

    Phan Bội Châu là nhà yêu nước và là một tác giả lớn đầu thế kỷ 20 của Việt Nam. Các tác phẩm Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử, Trùng Quang tâm sử... của ông có ảnh hưởng lớn tới nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước.
    Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26-12-1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ Tĩnh).
    Lúc nhỏ, ông nổi tiếng thông minh. Sáu tuổi đã thuộc hết Tam tự kinh, bẩy tuổi đã hiểu kinh truyện, tám tuổi đã làm thông thạo loại văn cử tử. Mười ba tuổi, đi thi ở huyện đỗ đầu. Mười sáu tuổi, đỗ đầu xứ, nên cũng gọi là đầu xứ San.
    Năm lên chín tuổi, ông đã có ý thức hưởng ứng phong trào của Trần Tấn, Đặng Như Mai, chống bọn thực dân. Mười bảy tuổi, được tin phong trào khởi nghĩa nổi lên ở Bắc kỳ, ông đã thảo bài hịch Bình Tây thu Bắc. Năm 19 tuổi hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi, ông tổ chức một đội thí sinh quân gồm 60 người lên đường ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động thì địch đã về càn quét ở làng. Công việc không thành nhưng chí hướng cứu nước của ông đã rõ.
    Tiếp đó, mười năm Phan Bội Châu làm ông đồ dạy học. Năm 1900, ông đỗ thủ khoa trường Nghệ và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Phan lập ra Hội Duy Tân (1904), chọn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ, chủ trương bạo động và nhờ ngoại viện để khôi phục nền độc lập. Đầu năm 1905, ông sang Nhật rồi quay về dấy lên một phong trào Đông Du vào năm 1905-1908. Ông viết nhiều tác phẩm tuyên truyền cách mạng như Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư, v.v...
    Lãnh đạo phong trào Đông Du, Phan Bội Châu đã tổ chức Công hiếu hội, tập hợp 200 lưu học sinh Việt Nam sang Nhật học tập chính trị, khoa học, quân sự. Những năm cuối cùng trên đất Nhật, ông lập ra các hội có tính chất "đoàn kết quốc tế", như hội Điền, Quế, - Việt liên minh (liên minh giữa những người Vân Nam, Quảng Tây với Việt Nam) và hội Đông Á đồng minh (gồm một số người Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, v.v...) để giúp nhau chống lại bọn đế quốc.
    Khoảng tháng 3-1909, tổ chức Đông Du bị giải tán và Phan bị chính phủ Nhật trục xuất. Trở về ẩn náu tạm thời trên đất Trung Quốc ít lâu, Phan Bội Châu sang Xiêm hoạt động. Hơn một năm sau, khi cách mạng Tân Hợi (1911) thành công, Phan lại trở về Trung Quốc và thành lập Việt Nam quang phục hội mà tôn chỉ duy nhất là đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước "Cộng hòa dân quốc Việt Nam".
    Sau những hoạt động yêu nước, Phan bị thực dân Pháp nhờ bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ngày 24-12-1913.
    Năm 1917, khi Phan Bội Châu ra tù, thì chiến tranh thế giới lần thứ nhất sắp kết thúc. ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi khắp thế giới, đã tác động lớn đến Phan Bội Châu. Cụ đã viết báo ca ngợi lãnh tụ Lênin vĩ đại, ca ngợi Nhà nước Công nông của Liên Xô, v.v... Những năm này tuy phải sống bằng nghề viết báo ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng Phan vẫn không quên lợi dụng báo chí để tuyên truyền chống Pháp và tiếp tục tìm đường cứu nước. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã cải tổ Việt Nam quang phục hội thành Việt Nam quốc dân đảng. Tháng 12-1924, sau khi được tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc, Phan dự định sang năm sau (1925) sẽ cải tổ lại Việt Nam quốc dân đảng theo hướng tiến bộ nhất. Nhưng ngày 30-6-1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để nhóm họp anh em, Phan Bội Châu vừa đến ga bắc Thượng Hải thì bị thực dân Pháp bắt cóc đem về nước. Chúng âm mưu bí mật thủ tiêu Phan Bội Châu, nhưng việc bị bại lộ, nên phải đưa ra xử ở Tòa đề hình Hà Nội. Tính mạng "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng" (1) bị uy hiếp, gây ra một phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị rầm rộ khắp cả nước. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ đó, thực dân Pháp bối rối, phải tuyên bố tha bổng nhưng bắt Phan phải về sống ở Huế mà không được đi bất cứ đâu.
    Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu là người tù bị giam lỏng ở Bến Ngự. Đến đây, cuộc đời hoạt động cách mạng nguyện hiến dâng tất cả cho Tổ quốc của Phan Bội Châu phải bỏ dở. Phong trào cách mạng Việt Nam theo đà phát triển mới của lịch sử tiến như vũ bão. Mặc dù "Ông già Bến Ngự" phải sống cuộc đời "cá chậu chim ***g" nhưng cụ vẫn làm thơ văn để nói nỗi khổ nhục của người dân mất nước, trách nhiệm của người dân đối với nước... Đó là các tác phẩm: Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Bài thuốc chữa bệnh dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Luân lý vấn đáp, Lời hỏi thanh niên... Phan Bội Châu niên biểu, Lịch sử Việt Nam diễn ca. Đó cũng là các công trình biên khảo hết sức đồ sộ như Khổng học đăng, Phật học đăng, Xã hội chủ nghĩa, Chu dịch, Nhân sinh triết học, cùng với trên 800 bài thơ nôm các loại, mấy chục bài phú, văn tế, tạp văn khác.
    ------------
    (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, bài Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1981, tr.18.
    Phó tiến sĩ sử học CHƯƠNG THÂU

    *******************************************************************
    Để ý là khi Nguyễn Ái Quốc bị Anh bắt ở Hồng Kông thì chả ai trong nước động đậy chân tay biểu tình, bãi thị, bãi khoá đòi thả ông ra cả. Đơn giản là vì mãi cho tới 1945 thì người dân mới thực sự cảm thấy ảnh hưởng của ông. Còn vào thập niên 20, 30, ít ai biết Nquyễn Ái Quốc là ai cả. Trong khi đó, thì nam phụ lão ấu cả nước đều biết về Phan Bội Châu, đảng phái VN nào có ghét nhau tới đâu, có ********* tới đâu cũng không ai dám thất lễ với ngọn Bắc Đẩu Việt Nam này. Tất nhiên lâu lâu thì cũng có mấy chú chó săn của Nga Tàu sủa trộm.
    Còn sau đây là bài viết từ báo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ca ngợi hào khí sáng ngời của các đảng viên Việt Nam Quang Phục Hội dưới quyền lãnh đạo của Phan Bội Châu. Dân VNQPH chơi với Pháp là dùng toàn "hàng nóng" không chứ không chỉ biết hô khẩu hiệu như đám tay sai Quốc tế 3.
    ******************************************************************
    Quân Đội Nhân Dân
    Báo Pháp viết về 4 nghĩa sĩ Hà Nội
    Phong trào Việt Nam Quang phục hội được thành lập tại Trung Quốc vào năm 1912, do Phan Bội Châu lãnh đạo, tập hợp một số nhà chí sĩ cách mạng trong phong trào Đông Du, nhằm chuẩn bị lực lượng trong và ngoài nước để đánh đổ thực dân Pháp. Muốn khích lệ tinh thần dân tộc, hội chủ trương trước tiên cần gây những "tiếng vang kinh thiên động địa" để "gọi tỉnh hồn nước". Cuối năm 1912, Hội đã phái ba nhóm chiến sĩ Việt Nam Quang phục hội mang theo hàng chục lựu đạn từ Trung Quốc về nước, tản ra khắp ba kỳ, mục đích tìm giết những tên thực dân và tay sai đầu sỏ, chủ yếu là thi hành bản án tử hình của Hội đối với tên toàn quyền An-be Xa-rô và hai tên chó săn Hoàng Cao Khải, Nguyễn Duy Hàn.
    Kế hoạch này đã vấp nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện do mạng lưới do thám và đàn áp dày đặc của bọn thực dân. Trong ba nhóm, chỉ có nhóm về Bắc Kỳ là đã thi hành được nhiệm vụ. Hai vụ ném bom đã xảy ra: tại Thái Bình giết tên tuần phủ chó săn Nguyễn Duy Hàn, tại nội thành Hà Nội giết nhiều tên sĩ quan Pháp.
    Những vụ này đã làm chấn động dư luận thời đó đều do bốn chiến sĩ quê ở Hà Nội: Phạm Văn Tráng quê ở Bát Tràng, Nguyễn Khắc Cần quê ở Yên Viên (huyện Gia Lâm) và hai anh em ruột Phạm Hoàng Triết và Phạm Hoàng Khúc (người làng Lỗ Khê, xã Liên Hà, huyện Đông Anh). Bốn nghĩa sĩ đã bị thực dân Pháp bắt xử tử cùng một ngày (24-9-1913). Gương anh dũng của cả bốn người vẫn được nhân dân địa phương nhắc tới, coi như tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của tầng lớp nho sĩ bất khuất của thủ đô anh hùng.
    Báo Tương lai xứ Bắc Kỳ do Thống sứ Pháp nắm, trụ sở ở 144-Jules Ferry (nay là trụ sở báo Hà Nội mới - 44 Lê Thái Tổ), ra các ngày 5-9-1913, ngày 8-9-1913 và ngày 25-9-1913 cũng buộc phải viết về hành động yêu nước, thán phục khí tiết cách mạng của nhà chí sĩ yêu nước trước pháp trường. Ngày 25-9-1913, báo còn in trang trọng chân dung của các nhà yêu nước đã bị chúng kết án tử hình và hành quyết ngày 24-9-1913.
    Dưới đây, chúng tôi trích một số đoạn trong bài viết của nhà báo Pháp H.De Massiac, đăng trên báo Tương lai xứ Bắc Kỳ ra ngày 25-9-1913 (qua bản dịch của đồng chí Phạm Quân), về hành động khí tiết của bốn vị ?oDanh nhân Hà Nội? trước khi bước lên đoạn đầu đài:
    ?oBình tĩnh và pha chút giễu cợt, Phạm Văn Tráng, tức Chang, người sát hại tuần phủ Thái Bình, đã đề nghị người lính gác tù là sau khi bị tử hình hãy ném xác ông ta hoặc xuống sông Hồng để nuôi cá, hoặc ném vào rừng sâu để làm miếng mồi ngon cho hổ, chứ đừng đem chôn trong lòng đất, vì như vậy ông ta sẽ phải gặp lại tên tuần phủ Thái Bình, kẻ thù mà ông không muốn làm lành.
    Ông Tráng cũng bày tỏ nguyện vọng sáng ngày hôm sau được tắm một cái?
    ... Bên trong nhà tù, thời khắc kinh hoàng đã điểm. Ngài Labalettem, đội trưởng lính gác, dẫn đoàn người đến các phòng giam tử tội. Phạm Văn Tráng, tác giả vụ mưu sát Thái Bình, là người đầu tiên bị đánh thức. Ông ta mỉm cười đứng nghe lời tuyên đọc rồi đáp: ?oThế là tốt!". Hai tòng phạm là Văn Ngọc Thúy và Phạm Đê Quý vẫn thản nhiên và không nói gì.
    Nguyễn Khắc Cần, tác giả vụ mưu sát ở khách sạn Hà Nội, lúc đầu hơi mất tự chủ - ông vốn hay như vậy ?" nhưng ngay lập tức đã lấy lại được sự bình tĩnh.
    Còn lại là những người tham gia vụ mưu sát Tiên Nhi: Phạm Hoàng Quế tức Luân, Phạm Hoàng Triết, cùng Phạm Văn Tiến, người đã sát hại viên mật vụ Đặng Vũ Hoàng...
    ... Thời khắc đã đến, cánh cửa nhà giam mở ra, tất cả họ bước đi trong sự can đảm và chỉ trong vòng bốn phút rưỡi mà tổng số 7 tử tội đã bị hành quyết.
    Trước hết là Phạm Văn Tráng tức Chang, 28 tuổi, thầy giáo dạy chữ, gốc gác ở làng Bát Tràng, tỉnh Bắc Ninh. Phạm Văn Tráng vốn là học sinh trường Ecole de Nam Định, sau bỏ nhà, tự mình đi kiếm sống bằng nghề dạy học. Thời gian dạy học ở Hành Thiện, Tráng đã làm quen với các thành viên của đảng cách mạng An Nam và họ đã tuyển dụng ông là một trong số các thành viên của ?oHiệp hội tử vì nghĩa?. Đây là tổ chức gồm những người nguyện hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp chung của đảng. Tháng 12 năm 1912, Tráng sang Trung Quốc và trước đó ông đã có mặt tại Nam Định để tham dự đại hội đại biểu toàn đảng (gồm những người đứng đầu) tổ chức vào tháng 2 năm 1912.
    ? Ông Tráng được giao nhiệm vụ giết chết tuần phủ Thái Bình vì tội đã làm tê liệt mọi hoạt động của đảng cách mạng ở vùng này? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Tráng trở lại Yên Viên để lên đường sang Trung Quốc tìm mua một số quả bom mới, nhưng đã bị bắt tại Lạng Sơn cùng với Nguyễn Khắc Cần? Khi bị người của sở mật thám xét hỏi, Tráng đã ca tụng hành động của mình và tuyên bố hài lòng về việc mình làm nhằm giải thoát cho đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân.
    ? Người thứ tư bị hành quyết là Nguyễn Khắc Cần. Nguyễn Khắc Cần sinh tại Yên Viên, tỉnh Bắc Ninh, vốn là một thầy đồ nho? Ông tuyên bố: hành động của ông ta là để theo gương của Phan Bội Châu, người mà ông gọi là ?oThủ lĩnh?.
    ? Sau thủ phạm vụ khách sạn Hà Nội, đến lượt Phạm Hoàng Quế và Phạm Hoàng Triết.
    Phạm Hoàng Quế, 36 tuổi, vốn là một nho sinh ở làng Lỗ Khê, tổng Hà Lỗ, tỉnh Bắc Ninh. Phạm Hoàng Quế có quan hệ với Trọng Thương hay còn gọi là Hai Thạc, con trai thứ hai của Tán Thuật và là người đứng đầu bộ phận cách mạng ở Bắc kỳ? Người đồng mưu và là anh ruột của Phạm Hoàng Quế là Phạm Hoàng Triết 38 tuổi cũng là một nho sinh... Sau khi giết chết Tiên Nhi (còn gọi là Đặng Kinh Luân, một kẻ phản bội) họ ném xác Tiên Nhi xuống hố rồi lấp kín đất, còn cái xẻng đem giấu kín ở bờ sông gần đó.
    ? Quế và Triết đã nhiều lần giúp cho những người đại diện của ủy ban hành quyết tại Bắc Kỳ nơi cư ngụ. Ngôi nhà của họ đã trở thành nơi cư trú của các nhà cách mạng An Nam, những khi họ từ Trung Quốc về nước và từ trong nước sang Trung Quốc".
    Phần sau bài báo còn nói rõ việc Tư Luân và Phạm Văn Tiến trừ khử tên mật thám Đặng Vũ Hoàng, là tên mật thám của toàn quyền Đông Dương.
    VŨ PHONG TẠO

  3. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Rõ chẻ hoe ra đấy là ảnh hưởng của Phan Bội Châu mạnh hơn ảnh hưởng của hai người kia trong chủ đề này; và ảnh hưởng đã kéo dài cho tới ngày nay. Mấy bác trên này mới xầm xì về họ Phan thôi là bài vở bị ai nấy quá sợ hãi nên xóa tiệt! Thế mới nói, nghe người ta tuyên truyền nọ kia là một chuyện, tới khi nhìn việc người ta làm rồi thì mới thấy cảm nhận của bọn người ấy về ảnh hưởng của Phan Bội Châu lên nhân dân Việt Nam nó như thế nào.
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Cưhặa hiỏằfu bĂc MDB so sĂnh ỏÊnh hặỏằYng là vỏằ tiỏng tfm hay là ỏÊnh hặỏằYng lên thỏằc tỏ. VỏÊ lỏĂi nỏu so vỏằ tiỏng tfm thơ tỏằô nfm 45 vỏằ sau chỏc cỏằƠ Phan khó ỏÊnh hặỏằYng bỏng cỏằƠ Hỏằ", nghâa là tưnh vỏằ thỏằi gian trong tk20, cỏằƠ Phan 4,5 'iỏằfm, cỏằƠ Hỏằ" 5,5 'iỏằfm.
    So vỏằ sỏằ' vỏằƠ Ăm sĂt hay nói cĂch khĂc là diỏằ?t thỏằc dÂn thơ chỏc con sỏằ' trong nỏằTi chiỏn dỏằ<ch ĐBP câng 'ỏằĐ giúp cỏằƠ Hỏằ" qua mỏãt khĂ nhiỏằu anh tài khĂc.
  5. thaoluan0

    thaoluan0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Chưa hẳn là phải đợi đến lúc HCM mất mà chỉ từ những năm 60 thì vai trò và tính quyết định của Bác Hồ đã giảm sút như 1 người cha về mặt tinh thần cho dân tộc, Ba Duẩn thành công với chủ trương giành lại miền Nam bằng vũ lực. Dành lại được thống nhất vai trò của bác Duẩn là lớn nhưng thời bình thời làm kinh tế thì bác Duẩn lại không có được cái tài về khoản này.
    Có thể tham khảo thêm tài liệu về LD:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/05/060510_leduan_part3.shtml
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bác Duẩn chủ trương giành bằng vũ lực, còn Bác Hồ, tướng Giáp thì định dùng tiền mua lại miền Nam chăng???
    Năm 46, ai đọc lệnh dùng vũ lực cho toàn quốc kháng chiến? Bác Hồ đi thăm và chỉ đạo các quân binh chủng, các đơn vị quân đội nhiều hơn bác Duẩn. Thơ chúc tết hàng năm của Bác Hồ tới tận tết 68 là kêu gọi buông súng để mặc cả chăng???
    Dù bác Duẩn làm kinh tế quá kém, nhưng trong chiến tranh đó là một vị lãnh đạo ưu tú. Và ta nên nhớ đến năm 88-89 Việt Nam mới chính thức có một nền hòa bình thực sự, thoát thực sự khỏi chiến tranh.
  7. dangore

    dangore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Bài viết:
    233
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ,người có ảnh hưởng nhất đến VN trong thế kỷ 20 kg fải là người VN mà là những kẻ ngoại bang Tàu Nga Mỹ.
    Henry Kissinger là 1 trong số những kẻ mà tớ muốn nói đến đầu tiên[những cuộc đi đêm với TQ].
    Những nhân vật lịch sử trong nước chỉ là những con cờ trên 1 bàn cờ.
  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Đúng là từ cuối những năm 50, bác Duẩn dần dần trở thành người đóng vai trò chính. Nhưng dù sao nguyên tắc của D ta là lãnh đạo tập thể ! Đọc lại bài viết trước của tôi.
  9. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    Quả thật diễn đàn này còn nhiều long tàng, hổ phục. Bác dangore mới tham gia diễn đàn thôi nhưng nhận xét của bác đã thấy là rất sắc bén so với nhiều chú đỏ trên này, thí dụ như nhà bác kiên. Tuy nhiên, với trình độ của nhiều chú đỏ trên này thì nhận thức là VN chỉ là một bàn cờ được các kỳ thủ thế giới lợi dụng để thí quân qua lại vẫn còn là cái sốc quá lớn. Họ chưa đủ trình và văn hóa để hiểu được điều đó. Do đó, ta chỉ hạn hẹp vòng tranh luận trong một vài nhân vật lịch sử VN này thôi,bác ạ.
  10. MDB

    MDB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    0
    MDB sẽ không bàn về Hồ Chủ tịch vội. Muốn phân tích về ảnh hưởng của ông không phải là dễ. Lại nữa, khi đụng tới các thảo luận về HCM thì chắc chắn sẽ có cãi vã rất mất thì giờ. Xin bảo lưu các ý kiến của vài thành viên trên đây về Hồ quân.
    Do bài viết chi tiết của em về ảnh hưởng của Phan Bội Châu bị xóa (cá 1 ăn 100 là có công an chìm gài trong hàng ngũ mod - cái vụ xóa bậy bạ này không phải do các mod hay tham gia diễn đàn mà là do những mod ít tham gia thảo luận nhưng lại có access xóa/đục bỏ), nên em xin tóm tắt vài ý chính trong bài viết ấy.
    1) Phan Bội Châu là người đầu tiên đưa ra tư tưởng tự lập trong công cuộc cứu nước. Trước Phan Bội Châu, các phong trào đấu tranh đều dựa dẫm vào triều đình và có tính cục bộ địa phương. Phan Bội Châu là một người không thuộc tầng lớp cán bộ chính quyền, đã đứng ra lãnh đạo một phong trào CM rộng lớn trên toàn quốc.
    2)Phan là người đề xướng xu hướng xuất ngoại. Về sau, các nhà Cách mạng Nguyễn Tất Thành, Tạ Thu Thâu, Ngô Đình Diệm đều đi theo xu hướng này của cụ Phan. Ông là vị lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam trong thế kỷ 20 đã tiếp xúc với tất cả các thế lực chính trị ngoại quốc như Đảng Cộng sản Nga, triều đình Nhật, triều đình Đức, Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tàu,triều đình Thái Lan. Địa bàn hoạt động của họ Phan trải rộng toàn bộ Đông và Nam Á Châu từ Nhật, Tàu tới Thái Lan, Mã Lai.
    3) Phan Bội Châu là người đầu tiên đưa ra tư tưởng hoạt động dựa trên mô hình một đảng phái chính trị đầu tiên tại Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông thành lập Việt Nam Quang Phục Hội. Mô hình đấu tranh dựa trên căn bản đảng phái về sau được tất cả các phe phái áp dụng.
    4) Phan là người đầu tiên đạp đổ khái niệm nhà nước quân chủ lãnh đạo bởi một độc tài, và giới thiệu mô hình một quốc gia dân chủ qua việc cải tạo Việt Nam Quang Phục Hội sang thành Việt Nam Quốc Dân Đảng.
    5) Tất cả các đảng phái chính trị lớn của Việt Nam trong thế kỷ 20 đều khởi đầu với các thành viên lãnh đạo là cựu đảng viên của Việt Nam Quang Phục Hội do Phan Bội Châu lãnh đạo. Ví dụ cụ thể: Đảng Cộng Sản của HCM, Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Việt Nam Độc Lập của Ngô Đình Diệm, Tân Việt của Tôn Quang Phiệt, Việt Cách của Nguyễn Hải Thần,
    6) Phan là Osama Bin Laden của Việt Nam trong 3 thặp niên đầu của thế kỷ 20. Hàng loạt các cuộc bạo động vũ trang bao gồm khủng bố ám sát quan lại Nam triều,sĩ quan Pháp, và toàn quyền Pháp, tấn công đồn bóp Pháp, bắt cóc nhà vua, buôn lậu vũ khí đều được thực hiện bởi các đảng viên QPH do Phan lãnh đạo.

Chia sẻ trang này