1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Không rõ bạn tham khảo ở tài liệu nào mà ví von NHChỉnh là TTháo như vậy,theo cá nhân tôi thì Chỉnh chưa đủ "đẳng cấp" để đuợc gọi TTháo là tiền bối như vậy.
    Chỉnh là tuớng tâm fúc của NHuệ(chỉ theo NHuệ chứ không theo NNhạc),cùng Huệ ra đánh "quét lá đa" họ Trịnh.Khi NHuệ trở lại Nam,Chỉnh ở lại Bắc.(NHuệ có 3 lần ra Bắc và đều để lại dấu ấn:lần đầu:Diệt nhà Trịnh,và lấy công chúa Ngọc Hân,lần 2:ra diệt Chỉnh,lần 3:đánh tan quân Thanh,mỗi lần ra Bắc đều chỉ 1 trận là thành công-còn hơn cả Trình Giảo Kim bên Tàu-có khi fải xài tới ba fát búa mới hạ đuợc đối thủ).Chính khi Chỉnh ở lại Bắc,ông ta mới bộc lộ mình:lấn vua Lê,vơ vét của cải và lộ ý tạo fản.
    Chỉnh là nguời khôn ngoan.Ông ta chính là người đã "thiết kế" nên cuộc hôn fối mang màu sắc chính trị giữa NHuệ và Ngọc Hân,ông ta cũng từng khuyên giải NHuệ trong nhiều việc,VD như khi NHuệ tỏ ra ...cú vì bị Lê Hiển Tông fong tuớc cho(NHuệ cho rằng,mình có công đánh giặc,muốn truất vua còn đuợc thì xá gì cái chức bèo bọt này)....Khôn ngoan,biết thời thế,nhưng Chỉnh wá giảo quyệt.Ông ta ngấm ngầm làm fản,người ngoài lúc đầu khó mà fân biệt được.Tiếc là chủ của ông ta là NHuệ-một người không những kiệt xuất về quân sự mà còn đại tài về chính trị.KHông thể tính toán và đối fó đuợc với chủ,NHChỉnh bị diệt là điều dễ hiểu
    Theo ý tôi thì ngay trong nước Nam ta,có những chính trị gia còn gian hùng hơn,uy quyền hơn,độc ác hơn và thành công hơn NHChỉnh rất nhiều:ngoài Trần Thủ Độ,Hồ Quý Ly ra còn những Trương Phúc Loan thời chúa Nguyễn...áp chót(tôi không nhớ rõ tên,hình như chúa Ng Fúc Thuần thì fải),hay như Trương Đăng Quế(cựu thần thời Minh Mẹnh,gian thần đời Tự Đức),hoặc Tôn Thất Thuyết (cùng một quyền thần khác) giết ba vua.Tuy nhiên,không thật sự chắc chắn về những so sánh này lắm,có gì sẽ xin mạn bàn với bạn sau
  2. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
  3. Met86

    Met86 Moderator

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Chu Du có tài trị quốc??? (câu này ai nói ấy nhẩy)Đệ bảo là chưa chắc mừ mí lị ai nói là CD .....
    Còn nếu KM ko làm thế thì làm sao có lịch sử vậy....đệ chỉ ko hiểu là tại sao thôi ....các huynh đài có cao kiến gì chăng?
  4. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói như vậy là bạn chưa đánh giá đầy đủ khả năng của Nguyễn Hữu Chỉnh rồi.Có thể nói,về trí dũng mưu lược thì Nguyễn Hữu Chỉnh có đầy đủ phẩm chất trở thành một đại gian hùng,cái thiếu của Chỉnh thì tôi sẽ nói sau.
    Chỉnh sinh ra trong nhà giàu có,từ nhỏ được học thầy giỏi nên văn tài rất cao,đặc biệt là ngạo khí trong lời văn cũng đã bộc lộ.Khi còn nhỏ,trong 1 dịp Tết thầy giáo ra đề vịnh pháo,Chỉnh đã làm một bài rất hay và kết bằng câu "Chung quy chỉ một tiếng thôi".Bài vịnh này đã khiến cho thầy dạy của Chỉnh thất kinh và dự báo rằng,sau này chính Chỉnh sẽ làm cho thiên hạ đại loạn.Sau khi học văn,năm 18 tuổi Chỉnh nhận ra tầm quan trọng của võ nghệ và binh pháp trong thời loạn nên đã dốc sức học trong 2 năm.Sau 2 năm,tinh thông binh pháp,võ công đủ để lên kinh ứng thí Võ trạng.Đó quả là một người có sức học kinh người và gợi lại đôi chút bóng hình của Tiểu Lý Thám Hoa Lý Tầm Hoan.Bước khởi đầu Chỉnh làm gia tướng của Việp quận công,người giữ binh quyền lúc đó.Lập được nhiều chiến công nên Chỉnh được tín nhiệm của đi giữ Hoan Châu.Đến khi loạn kiêu binh nổ ra,Việp quận bị giết,vì là tâm phúc nên Chỉnh sợ vạ lây bèn trốn sang hàng ngũ quân Tây Sơn.Khi đó quân Tây Sơn chưa phải là một đội quân tinh nhuệ được tổ chức tốt.Chỉnh đến và giúp cho Nguyễn Huệ huấn luyện binh pháp cho quân của mình.Để lấy lòng tin,Chỉnh đã gửi vợ con cho quân Tây Sơn giữ.Không ngờ đây có thể lại là yếu điểm khiến cho Chỉnh sa cơ sau này.Về dưới trướng Nguyễn Huệ,Chỉnh vẫn tích cực thu thập thông tin về Bắc Hà.Đến khi thấy Bắc Hà có biến,Chỉnh đã giục Huệ tiến quân đánh.Nguyễn Huệ chần chừ vì e ngại Bắc Hà khi đó nước lớn người đông nhân tài không biết hết.Để cho Huệ tin,Chỉnh đã nói một câu nổi tiếng được lưu trong sử sách :"Kẻ sĩ Bắc Hà thì cũng chỉ mỗi Chỉnh tôi là đáng kể thôi".Chính câu nói này cùng với thân phận là một hàng tướng nên đã khiến cho Nguyễn Huệ luôn đề phòng Chỉnh và có ý diệt Chỉnh.Ngoài ra còn có thể kẻ thêm một câu đối trong ngôi chùa cổ ở Hà Nội nữa là câu:"Hổ tại Tây Sơn xuất,Long tự Đông Hải lai".Hãy nhớ,Tây Sơn ứng với Nguyễn Huệ còn Chỉnh là người làng Đông Hải.Đưa quân Tây Sơn ra đánh Bắc Hà diệt Trịnh,Chỉnh đã chịu tiếng xấu muôn đời và chịu sự căm hận của sĩ phu Bắc Hà thời đó.Nguyễn Huệ thắng lợi,Chỉnh đã có một nước cờ chính trị vô cùng khôn ngoan khi làm mối hôn nhân cho Nguyễn Huệ và Ngọc Hân công chúa.Với hành động này,Chỉnh vừa thắt chặt mối quan hệ của Tây Sơn với Lê triều lại vừa củng cố vị trí của mình trên bàn cờ chính trị.Than ôi,mưu sự tại nhân thành sự tại thiên!.Nguyễn Huệ lại muốn mượn tay của dân Bắc diệt Chỉnh nên đã âm thầm kéo quân về Nam bỏ lại Chỉnh với lực lượng gần như bằng không và nỗi hận của toàn thể nhân dân đất Bắc.....(còn tiếp)
  5. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Lúc này mới thấy hết cái tài của Chỉnh.Chỉ với một ít thân binh và lợi dụng một người anh rể là Nguyễn Khuê,Chỉnh đã thành lập được cho riêng mình một lực lượng quân sự hùng hậu.Trong việc này,Chỉnh vừa dùng những biện pháp mạnh như giết người thị uy lại vừa dùng những thủ đoạn chính trị để hợp thức hóa đội quân của mình.Thủ đoạn đó là sai Nguyễn Khuê ra kinh xin vua ban chiếu,khi vua không ban thì làm giả và phao tin là thật.Vậy là từ quan chí dân đều tuân thủ.Với đội quân đó,Chỉnh đã tiến về kinh đánh đuổi lực lượng của chúa Trịnh mới ngóc đầu dậy.Sau khi đánh đuổi được tàn dư của họ Trịnh Chỉnh lại lên tiếng phò tá vua Lê.(Còn tiếp...)
  6. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Vâng,đúng là chuyện về Chỉnh tôi cũng không rõ lắm,xin mời bạn cứ viết tiếp,nhưng tôi vẫn giữ ý kiến của mình rằng:Chỉnh là nguời có tài nhưng wá thủ đoạn,và thủ đoạn theo kiểu láu lỉnh và hơi ...mọi,như cách làm giả di chiếu của vua mà bạn vừa ví dụ chẳng hạn. Không nên lấy động cơ chính trị và hoàn cảnh,sự chênh lệch lực lượng để giải thích cho tất cả mọi hành động của Chỉnh,bạn ạ,cái quan trọng nhất là con nguời của Chỉnh là như vậy,có tầm nhìn,khôn ngoan nhưng thủ đoạn theo kiểu ...mọi.Trong thời loạn,để chiếm đuợc "tiện nghi" cho mình,có thể xài mọi cách,bất chấp là dùng fuơng fáp gì,nhưng tôi thấy rằng,những người thật sự lập đuợc nên nghiệp lớn đều có đuợc cái chí tôn của họ,và biện fáp mà họ sử dụng khác về cơ bản so với những gì Chỉnh sử dụng.Bạc- tình cứ viết tiếp đi nhé,rồi sẽ xin thỉnh giáo bạn vài lời
  7. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Hì hì đúng rồi, gian hùng cũng là một loại anh hùng. Chẳng hạn bác Nhậm Ngã Hành mới gọi là gian hùng chứ mấy chú dùng thủ đoạn để vươn lên thì hay hớm gì. Em không bầu cho Chỉnh đâu. Chưa xứng tầm làm gian hùng. Được như Tào Tháo là hơi bị khó đấy. Em thấy Tào Tháo trong Tam Quốc bị đánh giá thiên lệch quá. Theo mấy người viết sử thì Tào Tháo chẳng có tội gì to lớn quá khi làm phản Hán (nhà Hán thối nát như ...), mà lại dẹp được cái nạn kiểu như "12 sứ quân" của mình, diệt hết mấy cái bọn Viên Thiệu, Viên Thuật, Công Tôn Toản,....Tôn Quyền ở xa Trung Nguyên, được hưởng oai của Tôn Kiên, Tôn Sách mà có chỗ ngồi rung đùi. Còn Lưu Bị đúng là cái loại thừa nước thả câu, toàn chơi trò gà nhà đá nhau, hết lừa chiếm đất của ông anh Lưu Biểu đến ông em Lưu Chương.
  8. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Đợi bạc-tình post hết bài đã rùi hẵng bình luận thật chi tiết,haimuoigan ạ.Bạc-tình cũng am hiểu thời kì này,chắc sẽ có nhiều thông tin thú vị đấy
    Nhưng đúng là bạn và tôi có cùng quan điểm về nhiều vấn đề,ví dụ như cách đánh giá về vai trò và những hành động TTháo và Lưu Bị,Tôn Quyền chẳng hạn.
    Tuy vậy, hôm qua đọc lại một số bài,tôi cảm thấy là bạn nhìn nhận rằng:Chiến cuộc của thời kì Trịnh Nguuyễn fân tranh cũng giống như Tam quốc,tôi muốn bổ sung thêm một chút ,vì chiến cuộc ở nước ta trong giai đoạn này(ta nhìn rộng ra một chút nhé,từ thời bắt đầu nhà Mạc cho tới khi nhà Tây Sơn nhất thống đất nước) fức tạp hơn Tam quốc rất nhiều:Ví dụ như đất của Viên Thiệu là của Viên thiệu,sau khi TTháo đánh đuợc Thiệu thì đó là đất của Tào,"thằng" nào đụng vào thì Tào đánh cho gãy tay--->chả thằng nào dám đụng vào cả.Các vùng đất khác có ffức tạp hơn một chút,nhưng về cơ bản là như vậy,của ai nguời nấy giữ,nếu bị mất thì là vào tay 3 ông lớn Nguỵ-Thục-Ngô,sau đó không bị ai gìanh giật thêm vào.
    Nhưng ở nuớc ta,nhà Lê sơ(khởi nghiệp từ Lê Lợi)-nhà Mạc-nhà Hậu Lê(bắt đầu từ Lê Trung Hưng)-chúa Trịnh-chúa Nguyễn-nhà Tây Sơn-nhà Nguyễn(Nguyễn Ánh) liên tiếp nổi lên trong lịch sử,hình thành nhiều cặp đối kháng fức tạp,cạnh trnah với nhau và đấu tranh lẫn nhau,tạo nên những mối quan hệ chồng chéo .Điều đó dẫn tới việc:cùng trên một mảnh đất nhưng liên tục đuợc "sang tên đổi chủ".Ví dụ như đất đàng Ngoài,cụ thể nhất là đất Nghệ An:đầu tiên về tay nhà Mạc,sau đó chỉ khoảng 5 năm,lại về tay nhà Lê(sử gọi là Hậu Lê,fân biệt với thời của Lê Đại Hành là Tiền Lê,và thời kì nhà Lê ngay truớc đó là Lê sơ),sau đó,lọt vào tay Trịnh,trong thời kì chúa Nguyễn sử dụng CHiêu Vũ-Thuận Nghĩa làm tướng,Nghệ An thuộc về đằng TRong trong khoảng 5 năm,rồi Trịnh lấy lại đuợc.Khi Nguyễn Nhạc vẫn còn làm Trung ương Hoàng đế,Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc,đoạt đuợc Nghệ An từ tay Trịnh.Lúc này NAn là của NHuệ chứ không fải của NNhạc.Sau khi nhất thống,Tây Sơn giữ đuocNghệ An thêm khoảng 13 năm thì rơi vào tay Nguyễn Ánh.Từ thời kì này,Nghệ An mới thuộc về tay nhà Nguyễn một cách lâu dài.Trong khoảng hơn 200 năm,vùng đất này trải qua đến vài đời chủ,đúng theo kiểu gái lắm chồng đấy bạn nhỉ.Đúng là điên cái đầu !
    Nhằm làm rõ ràng hơn chiến cuộc của cuộc đua tranh giữa các tập đoàn fong kiến trong thời kì này,tôi post thêm 1 bài nữa.Các hạ theo dõi tiếp nhé !
  9. showy_lilac

    showy_lilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2004
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    khongyeuem ah, em bình chọn cho anh rồi đấy. Thế thôi nha, tạm biệt mọi người.
    Nói thêm nữa, em thích nhất Triệu Tử Long ( không biết có viết đúng hay không nữa) vì trong phim anh ý rất đẹp trai.
  10. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Bác không yêu em biết rõ về thời nhà Mạc không. Em đọc được ít tài liệu về triều vua này quá. Sử cũ gọi là nguỵ triều, uh thì theo quan điểm của họ là nguỵ triều, lên án nhà Mạc thế này thế kia. Nhưng em thấy trạng Trình vẫn làm quan cho nhà Mạc. Đấy là anh hùng biết thời thế hay là gì, trạng Trình là người hiểu thời cuộc, biết đánh giá mà? Hay là ông máu làm quan quá, 45 tuổi mới thi đỗ nên bạ chủ nào cũng theo? Em chỉ biết nhà Mạc dòng dõi Mạc Đĩnh Chi, xưa kia nữa là gốc Tàu, thế thôi. Còn cái đất Nghệ An thì đúng là nơi trọng địa rồi còn gì, là nút cổ chai từ Bắc vào Nam mà. Các chú tranh nhau cũng phải. Bên box Lịch sử-Văn Hoá cũng chả mấy người bàn về nhà Mạc, chán wá.. Chờ bài tiếp theo của bác về thời kỳ này.

Chia sẻ trang này