1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lamannghiemtuc

    lamannghiemtuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    0
    Bác nào ở TP HCM, muốn mua bộ VCD "Tam quốc diễn nghĩa" thì liên hệ với em nhé, bộ 30 đĩa. Đĩa bách việt: 5.000đ/đĩa, đĩa zigma 5.500đ/đĩa
    tel Quyền: 0909562293
  2. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trong giai đoạn cuối của nhà Lê sơ,triều đình nhà Lê tỏ rõ sự suy nhược,và tạo điều kiện cho Mạc Đăng Dung lên nắm quyền,nhà Mạc hình thành(khi Mạc về kinh để llên ngôi,dân chúng kéo ra đầy đuờng để chào đón).Nhà Mạc tạm thời nắm đuợc cả giang sơn.Con cháu nhà Lê được Nguyễn Kim fò tá chạy sang đất Lào,sau đó lập vương triều mới và chiếm đuợc Nghệ An,lịch sử bắt đầu fức tạp.Khi này chỉ có một sự đối kháng trực tiếp Lê-Mạc.
    Một thời gian sau,NKim-trụ cột số một của nhà Hậu lê bị hàng tướng của nhà Mạc đánh thuốc độc chết,con rể là Trịnh Kiểm nắm binh quyền và nhanh chóng át quyền vua.Bên cạnh mâu thuẫn đối kháng Lê-Mạc bắt đầu xuất hiện mối quan hệ Lê-Trịnh.TKiểm chết,con là TTùng lên thay,TTùng đánh tan đuợc nhà Mạc,chấm dứt hơn 60 năm ở ngôi vua của nhà Mạc.Từ thời điểm này,tình hình có những thay đổi:
    _con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng,đánh Lê-Trịnh nhưng không tiép tục xưng vưong xưng đế,và tiếp tục "sống thoi thóp,thở rất nhẹ" đuợc trên 100 năm nữa thì bị tiêu diệt hoàn toàn.Kể từ thời điểm chạy lên Cao Bằng,triều đại nhà Mạc đã thực sự chấm dứt.
    _Chúa Trịnh hoàn toàn lấn át vua Lê,chỉ cho vua Lê thu thuế một số địa fuơng để ăn lộc,cấp cho khoảng 1000 quân và vài con voi.Nhà Lê cũng thật sự chấm dứt vai trò đầu tàu lịch sử của mình.

    Khi TKiểm lên nắm quyền đã giết con cả của NKim là Ng Uông và tính kế tiêu diệt nốt Ng Hoàng.Nhờ kế của Ng Bỉnh Khiêm(ông này là anh em cùng mẹ với Phùng Khắc Khoan),NHoàng chạy ra Thuận Hoá và lập nghiệp,hình thành các đời chúa Nguyễn.Cho đến hết đời chúa Trịnh Tùng(NHoàng chết truớc TTùng),mâu thuẫn Trịnh-Nguyễn chưa bộc lộ ra thành các hành động quân sự.Từ thời chúa Nguyễn thứ ba,chiến trnah quân sự Trịnh-Nguyễn thật sự diễn ra trong vài chục năm,sau đó các bên tạm thời ngừng chiến trong hơn 30 năm.Các thế lực bao gồm vua Lê-chúa Trịnh-chúa Nguyễn
    Cuối thời chúa Nguyễn,vào thời gian xảy ra loạn Trương Fúc Loan,nhà Tây Sơn(đứng đầu là NNhạc,NNhạc xuất thân là một viên quan nhỏ lo việc thu thuế,một năm nọ,NNhạc lấy tiền thuế đi đánh bạc hết cả,sợ tội mà fải chạy lên vùng Tây Sơn thuợng hạ lập căn cứ) nổi lên,nhanh chóng chiếm đuợc Qui nhơn.Thoạt đầu,Tây Sơn hoà với nhà Trịnh,lấy chiêu bài "diệt TFúc Loan,ủng hộ Hoàng Tôn Duơng"(Hoàng tôn Duơng là một tôn thất nhà Nguyễn đưọc triều thần ủng hộ lên ngôi,nhưng TFúc Loan lập chúa khác),đánh tan nhà Nguyễn.NNhạc lên ngôi hoàng đế.Như vậy,các thế lực fong kiến gồm có vua Lê-chúa Trịnh-chúa Nguyễn-quân Tây Sơn nhanh chóng biến đổi thành vua Lê-chúa Trịnh-nhà Tây Sơn
    Với chiêu bài mới "Diệt Trịnh,fò Lê" nhà Tây Sơn nhanh chóng đánh tan quân Trịnh.Trên chính trường lúc này,mối quan hệ nhà Lê-nhà Tây Sơn với vai trò là hai triều đại fong kiến riêng biệt.(Vua Tây Sơn là NNhạc từng ra Bắc nói chuyện với vua Lê và không ai fải quỳ ,fải xưng thần cả.)Được vua Lê gả con gái và fong chức Nguyên soái,lúc này trên danh nghĩa,NHuệ là quan của cả hai triều đình.Sau khi nhà Nguyễn đổ,Nguyễn Ánh (con trai của một hoàng tử nhà Nguyễn) bị quân Tây Sơn đuổi đánh nhưng thoát nạn,đã cầu viện Pháp(nhưng Pháp không giúp) và đưa quân Xiêm La vào đánh Quang Trung.Khi này các thế lực fong kiến bao gồm:nhà Lê-nhà Tây Sơn-Nguyễn Ánh
    Nhanh chóng bị NHuệ đánh tan,NÁnh lại chạy sang Xiêm,đến năm 1787 thì đưa quân về nước(lúc này vua Xiêm không giúp NÁnh nữa,nhưng ông ta đã xây dựng đuọc lực lượng khá mạnh trong những năm ở Xiêm).Ở nước ta,lúc này Lê Chiêu Thống đã chạy sang cầu viện quân Thanh,NHuệ hay tin đã lên ngôi hoàng đế.Lúc này cả NHuệ và NNhạc đều là hoàng đế !!!!! Quang Trung NHuệ đánh tan quân Thanh,Lê CHiêu Thống chạy sang Tàu,ở đuợc 5 năm thì chết.Lúc này,các lực lưọng fong kiến là Vua Thái Đức(NNhạc,thực chất chỉ giữ mất thành Qui Nhơn,Phú yên)-vua Quang Trung(NHuệ)-Nguyễn Ánh.
    Đóng đô ở Fú Xuân,ở ngôi chưa đuợc 3 năm,chưa kịp dời đô về Nghệ An(quê tổ của anh em nhà Tây Sơn) thì mất(vua mất năm 1789-đúng năm của Cách mạng Pháp nhỉ,trùng hợp thật!).Một năm sau,NNhạc bị NÁnh đánh thành,cầu viện Quang Toản(con Nhuệ).QToản đánh lui quân NÁnh,thừa cơ cuớp luôn thành trì,NNhạc uất ức thổ huyết mà chết.Lúc này trên bàn cờ chiính trị,chỉ còn hai thế lực:Quang Toản-Nguyễn Ánh.Trên thực tế,kể từ khi NÁnh đánh đuợc Qui Nhơn,và đổi tên thành Bình Định(tên này nghe oai quá nhỉ !) thì nhà Tây Sơn đã yếm thế rõ ràng.Quang Toản thay cha đuợc 10 năm thì qua đời khi mới 20 tuổi(Lê Chiêu Thống cũng chết khi mới 28 tuổi)
    Như vậy là sau khi nhà Lê sơ chấm dứt tròn 100năm tồn tại(năm 1528),đến năm 1800,sau gần 300 năm,đất nước mới lại đuợc nhất thống duới tay một triều đại duy nhất.Trong vòng gần 300 năm lịch sử đó,xảy ra biết bao nhiêu sự kiện đáng nhớ,bao nhiêu cuộc chiến giữa các thế lực nhằm đạt tới sự nhất thống hoàn toàn như vậy mà không thành công(Ở thời vua Quang Trung,vẫn tồn tại một nhà nước khác,cho dù fần nhiều chỉ là trên danh nghĩa,thực chất nó đơn thuần là sự fân chia quyền lực và đất đai giữa ba anh em NHuệ,NNhạc chỉ yên fận hưởng thụ và lo giữ vài ba toà thành).Tiếc rằng chưa đầy 60 năm sau(không bằng thời gian tồn tại của nhà Mạc),Pháp đã vào nưóc ta,bắt đầu thời kì Fáp thuộc,vua Nguyễn lúc này(kể từ giai đoạn sau của vua Tự Đức)có vai trò chẳng khác gì các "tiền bối" thời Hậu Lê ngày truớc,thậm chí còn thảm hại hơn nhiều:3 ông vua Hàm Nghi,Thành Thái ,Duy Tân bị bắt đi đày.Nước ta kêt từ thời độc lập(vua Đinh Tiên Hoàng) hầu như chả ông vua nào-ngoại trừ Hồ Quý Ly bị bắt sang Tàu,sau đó bị đày đi làm lính,fải chịu nhục nhã như vậy cả
  3. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Đúng là sử về nhà Mạc cũng không thật fong fú nhỉ,nhưng có rất nhiều điều đáng nói bạn ạ.Nhưng mà trước hết cứ nói thêm một chút về đất Nghệ An đã bạn nhé.Nếu có theo dõi sử đời Trần,khi Nguyên-Mông chiếm nước ta lần thứ 2,năm 1285,bạn sẽ thấy rõ ràng hơn nữa vai trò của Nghệ An,lúc này gọi là châu Ái(Thanh hoá là châu Hoan):vua tôi nhà Trần,sau khi trực tiếp cản trở những cánh quân của Toa Đô , Thoát Hoan và một fó tưống(tên thằng này đặc Mông Cổ,nhưng chả có Chân có Tay ,có Thai gì cả như Thiết Mộc Chân hoặc là Ngột Lương Hợp Thai cả,tôi không nhớ đuợc tên)nhưng không thành công,đã fải tiến vào Nghệ An,dùng Nghệ An làm đất đứng chân để củng cố lực luợng(củng cố trong 3 tháng) rồi mới tiến quân ra Bắc giải fóng đưọc đất nước.Cụ thể hơn về kháng chiến chống Nguyên và Nhà Trần,nếu box chúng ta có khi nào đụng đến,tôi sẽ xin lạm bàn tiếp,bây giờ xin cung cấp cho bạn một chút thông tin về nhà Mạc nhé,không thì loãng đề tài mất,hoặc là bị mod "treo niêu" thì hết đuờng kiếm cơm,về nhà vợ nó chém cho bay đầu
  4. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trong bài truớc tôi có đưa ra chi tiết rằng:khi Mạc Đăng Dung về triều để vua Lê đọc chiếu thoái vị và làm lêngữòng ngôi(tất nhiên đây là tác fẩm của tay chân họ Mạc),dân chúng đã đổ ra đường chào đón.Điều này chứng tỏ hai điều:
    -nhà Lê lúc đó đã thật sự suy tàn.Trước thời điểm này chỉ 20,30 năm liên tiếp xuất hiện hai ông vua Lê Uy Mục và Lê Tương Dực.Cùng với Lê Long Đỉnh(Ngoạ Triều thời Tiền Lê),đây là 2 ông vua tệ hại nhất trong lịch sử fong kiến của nước ta.Thú vị là 3 đồng chí này đều họ Lê.!!!!!Trong giai đoạn ngay sau đó,liên tiếp những vị cướp ngôi,không lo chính sự,lòng dân ngày càng chán ghét.Trong hoàn cảnh như vậy,Mạc Đăng Dung đã xuất hiện và "đăng đàn"
    -Để đoạt được ngôi báu,tất nhiên là Đăng Dung fải xài thủ đoạn chính trị,nhưng các biện fáp của ông ta khá kín đáo,không gây nên "fản ứng fụ" cho dù thực tế là,ông ta đã bắt hai vua (trong đó có vua Lê vừa kể ở trên)fải thoái vị,sau đó mới bức tử(nếu tôi không nhầm thì bức tử cả hai vua).Khác với Trần thủ Độ và Hồ Quý Ly,nói chung MĐDung không sát hại tôn thất nhà Lê (việc Trần thủ Độ sát hại tôn thất nhà Lê khi họ vào cúng vái tổ tiên đã được Ngô Sĩ Liên bình luận rằng:Điều này chưa chắc đã có thật) và nói chung cũng không dựa vào việc gả con em cho hoàng gia để lên nắm quyền.Những điều này cho thấy rằng,về cơ bản ,MĐ Dung là một nhà kĩ trị !
    Giống như HQLy,Mặc Đăng Dung chỉ ở ngôi trong thời gian rất ngắn,rồi nhường lại cho con là Mạc Đăng Doanh,sau đó đến lượt cháu nội là Mạc Fúc Hải lên ngôi,Đăng Dung làm Thái thưọng hoàng.Chức Thái thưọng hoàng này ở nưóc ta,xuất hiện từ đời nhà Trần,nhà Hồ có học theo,đến nhà Lê sơ thì bỏ.Thời nhà Hậu Lê,nhìn chung không còn Thái thưọng hoàng nữa,nhưng có một ngoại lệ thú vị:vua Lê Thần Tông(hình như là ông vua này,tôi đọc trong cuốn "Các triều đại fong kiến Việt Nam" nhưng hiện giờ không có tài liệu cụ thể,nếu có dùng nhiều chữ "hình như" mong các hạ thông cảm,khi có điều kiện sẽ kiểm tra,nếu sai sẽ check lại và cáo lỗi3)nhường ngôi cho con để làm Thái thượng hoàng,sau khi con chết mà không có người nối dõi lại lên làm vua tiếp.Như vậy,Mạc Đăng Dung là Thái thượng hoàng đời....áp chót của nước ta
    Khi này nhà Minh đã mấy lần rục rịch đánh nước ta.Để đối fó,MĐ Dung đã mua chuộc tưóng Minh ở cạnh biên giới để biết đuợc tình hình,sau đó,dùng lời ngọt nhạt để thuyết fục vua Minh,và ông đã thành công.Tuy nhiên,một thời gian sau đó xảy ra một biến cố lớn hơn nhiều:vua Minh sau khi bàn bạc chán chê với các đại thần vẫn định đánh,trưóc khi đánh có ra những yêu sách rất khó nghe.MĐ Dung lúc này đang dưỡng lão ở Cổ TRai,Hải Dương(chúng ta sẽ bàn thêm về địa danh này sau nhé) đã fải dùng Khổ nhục kế:tự trói mình đến doanh trại quân MInh ở biên giới,xin trả lại một số động và thuyết fục nhà Minh,và may mắn là nhà Minh đã đòng ý.
    Để hiểu rõ hơn những hành động này của MĐ Dung-nghe qua thì có vẻ ...hèn,mất hết khí fách và thể diện quốc gia,chúng ta nên hiểu hoàn cảnh lịch sử:nhà Mạc mới hình thành,tôn thất nhà Lê khi đó đã chạy sang Lào lập triều đình mới,đã chiếm đuợc Nghệ An,đất nước cũng mới hồi fục,một cuộc chiến tranh khi này nếu xảy ra,sự mất mát tổn hao,ít nhất là yếm thế quá rõ rệt là có thể nhìn thấy đuợc."Binh thư yếu lược" của Trần quốc Tuấn có câu,đại ý rằng:tiến khi nên thấy nên tiến,lùi khi thấy nên lùi,đừng lùi ví sợ hãi kẻ thù,tiến lùi fụ thuộc vào đánh giá tình thế,như vậy thì lùi cũng chính là tiến vậy.Vả lại,trong việc đối nhân xử thế kim cổ,cũng lấy sự linh hoạt,nhu cương hợp lí làm chủ đạo,cũng như có nói đại ý rằng:trong mọi hành động,nên lấy đại nghĩa làm trọng.Đại nghĩa ở đây,có thể hiểu là an toàn cho toàn cục,toàn quốc gia.Theo những fân tích như vậy,hành động "nghe có vẻ hèn,mất khí fách và thể diện quốc gia" này của MĐ Dung lại rất hợp lí,fảu không các hạ nhỉ?
    Sau sự kiện "trói mình chịu nhục" này chỉ ít lâu,fần vì tuổi tác,fần vì hao tổn khí lực,MĐ Dung qua đời.KHi chúc,ông nói với vua Mạc lúc này là Fúc Hải rằng:không đuợc ma chay rình rang tốn kém,fải lập tức về kinh,chuẩn bị lực luợng fòng bất trắc
    Qua một số sự kiện như vậy,hẳn bạn cũng đồng ý với tôi rằng:MĐ Dung là con người có khá nhiều điểm tích cực, nhỉ?.
    Sử ta vẫn quan niệm rằng Mạc là nguỵ triều,theo tôi,luận điểm này có những lệch lạc xuất fát từ ý thức hệ,cụ thể là góc nhìn lịch sử và quan niệm trung và thiện của sử gia thời xưa:fần lớn các triều đại mới ở nước ta,lên đuợc là do cướp ngôi của triều đại trước,nhưng các triều như triều Trần chẳng hạn,được trân trọng,trước hết là do họ có công trừ giặc ngoại xâm,và hơn nữa,các đời vua đầu đều tương đối tích cực(triều Trần bắt đầu suy yếu từ đời các vua Dụ tông và Nghệ tông-Nghệ Tông là vua đã lấy hai bà cô của Hồ Quý Ly,hai bà này đẻ ra hai con đều làm hoàng đế),và được lòng nhân dân(Hồ Quý Ly thì:
    -vừa cưóp ngôi
    -vừa thủ đoạn
    -vừa khắc nghiệt,dân rất ghét
    - vừa thua ngoại xâm,nên bị coi là nguỵ triều là dễ hiểu nhất) .Hơn nữa,nếu tôi không nhầm,họ là triều đầu tiên có bộ quốc sử(do Lê văn Hưu,thầy dạy của Trần Quang Khải chấp bút),có thể các sử gia đời sau cũng bị ảnh hưởng của bộ quốc sử này.Trong trường hợp nhà Mạc,khi họ giành đuợc ngôi báu,nhà Lê vẫn còn,chỉ chuyển sang một giai đoạn mới(Hậu Lê,bắt đầu từ Lê Trung Hưng),do đó tư tưỏng coi Lê là chính thống cũng dễ hiểu.Tôi giải thích như vậy nhằm dẫn dắt vào một vấn đề haimuoigan đã nêu ra:vấn đề theo nhà Mạc của các sỹ fu,trong đó điển hình là Ng Bỉnh Khiêm.Tôi sẽ viết những fần tiếp theo trong chiều nay,còn bây giờ fải xin fép cả nhà để...đi ăn cái đã
  5. bactinhlang

    bactinhlang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    701
    Đã được thích:
    0
    Khi mà Chỉnh đã dẹp được họ Trịnh rồi,lên tiếng phò vua xong thì Chỉnh đã có những bước rất tiến bộ đấy chứ.Chỉnh đã kêu gọi được những sĩ phu có tâm lại có tài như là Nguyễn Đình Giản,Trần Công Sán ra giúp triều đình.Nhắc đến Nguyễn Đình Giản thì phải nhắc đến chuyện này để thấy Chỉnh không phải là kẻ thiếu không ngoan và không thấu tình đạt lý .Nguyên ngày trước,NĐG là người đã đứng ra giữa triều chỉ trích Chỉnh về cái lỗi dẫn hổ vào nhà,bon thân tín của Chỉnh khi thấy Chỉnh cất nhắc NĐG thì nhắc lại chuyện cũ nhưng Chỉnh gạt đi và nói rằng có như thế mới chứng tỏ Giản là người đáng trọng.Tiếc thay,khi đã nắm đại quyền thì Chỉnh lại mắc ngay cái lỗi đã đưa họ Trịnh đến tiêu vong là xây phủ,lập binh sống cuộc sống xa hoa lộng lẫy và trễ nãi việc rèn binh luyện tướng.Thêm vào đó phải tính đến một điều là con người của Chỉnh vẫn chưa đủ độ độc để mà dứt tình.Thật ra,đã có những thời điểm mà Chỉnh hoàn toàn có khả năng chiếm lấy đất Nghệ Tĩnh,Quảng Bình,Quảng Trị (tôi dùng tên mới để các bạn dễ hình dung) khi lợi dụng mâu thuẫn của Nhạc và Huệ,cũng như sự non kém của các tướng giữ đất đó.Thế nhưng Chỉnh đã không dám làm vậy vì vợ con Chỉnh vẫn còn nằm trong tay của Tây Sơn.Sau này,khi mà Tây Sơn khởi binh đánh Chỉnh thì Chỉnh lại chủ quan tin vào mối mâu thuẫn giữa Nhạc và Huệ mà không phòng bị đầy đủ nên thất bại dù rằng Trần Công Sán trước khi đi sứ đac dặn dò Chỉnh rằng việc binh đao là khó tránh.
    Tôi đánh giá cao Chỉnh ở sự quyền biến trong hành động của mình,nhưng lại tiếc cho Chỉnh đã không đủ nhẫn tâm.Nếu như khi đó Chỉnh đánh chiếm lấy NT,QB,QT thì thật sự nhà Tây Sơn rất khó có khả năng chiếm lấy đất Bắc.Bởi vì,sau một thời gian tổ chức thì đội quân của Chỉnh cũng đã có tiếm lực của mình,vả lại hiểu về vùng đất đó,nhân dân ở đó và địa hình thì không ai qua nổi Chỉnh.Một điều nữa là,trấn giữ mặt đó có thể lấy ít địch nhiều trong khi thuỷ chiến lại là sở trường của Chỉnh.Vậy thì nhà Tây Sơn muốn đánh Chỉnh chẳng phải là khó lắm ư?
    Về thời kì nhà Mạc,bạn hãy tìm cuốn "Hoan Châu ký Nguyễn Cảnh thị" mà đọc.Đó là cuốn sách có rất nhiều tư liệu quý và đáng tin cậy,kể cả những chuyện thâm cung bí sử của chúa Trịnh và vua Lê.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi được biết (nhưng không được kiểm chứng) thì sau khi nhà Mạc mất ngôi bị tru di tam tộc thì có một người (không biết ai) trốn được đổi họ thành Họ Hoàng, lấy tên là Hoàng Bún. Va họ Hoàng này đến nay vẫn còn tồn tại.... hiện nay gia phả vẫn còn ghi lại rất đầy đủ và truyền cho con cháu....
    honghoavi
  7. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ các bằng hữu chịu khó đọc tiếp nhé,còn 2 bài nữa,fải giải quyết cho xong cái vụ nhà Mạc này

    Khi Mạc Đăng Dung mới lên cầm quyền,nhà Lê đã từng cho nguời sang cầu cứu nhà Thanh(tôi muốn nhấn mạnh ý này như trong bài trưóc đã viết :trong lịch sử nước Nam ta,làm bề toio mà bán nước,làm vua mà dẫn rắn cắn gà nhà là điều sỉ nhục,nhưng tiếc là không chỉ có riêng Lê Chiêu Thống hay Ng Ánh làm như vậy,nhưng ngoài hai bọn họ mời đuợc quân xâm lược ra,các "đg chí" khác không "thành công" được như vậy,ví dụ như:Trần Di Ái,đuợc vua Nguyên dựng làm vua bù nhìn,vừa đưa về nước thì đã bị đánh te tua,Trần Ích Tắc cũng không khá hơn gì,Trần Kiện đầu hàng giặc,trên đuờng chạy về Nguyên còn thê thảm hơn:bị Ng Địa Lô,gia nô của Tr Hưng Đạo bắn chết).Quay trở lại truờng hợp nhà Lê cầu cứu vua Minh,nhờ sợ thức thời và khôn khéo của MĐ Dung(cho ng đi đút lót,và dâng thư giải thích rõ tình hình),quân Minh đã không tràn đưọc vào nước ta.
    Sau khi Mạc Đăng Dung qua đời,vua Mạc khi đó là Fúc Hải không đủ tài và đặc biệt là đức(đg chí này cũng khoái ăn chơi đàn đúm,gọi theo ngôn ngữ bây giờ,đg chí này cũng là một Playboy !!!!),nhà Trịnh bắt đầu đánh mạnh vào nhà Mạc,từ Nghệ An bắt đầu mở rộng lãnh thổ.Đến đời các vua Mạc sau này,dù cố gắng,cũng không cản nổi Trịnh.Trụ cột của Mạc triều là MẠc Kính Điển không thật sự là tuớng giỏi cầm quân(đã có lần,Kính Điển bị vây wá rát,fải liều mình nhảy xuống sông,bơi vào bờ,trốn vào hang,chịu đói chịu khát 3 ngày,may đuợc dân địa fuơng cứu nên mới thoát nạn).Vua cuối triều Mạc là Mạc Hậu Hợp cầm quyền khoảng 30 năm,lên ngôi từ năm 2,3 tuổi. Hậu Hợp cũng lại là một ...Playboy "có đai có đẳng" nữa,lúc này Mạc Kính Điển đã qua đời,nhà Mạc lâm vào cảnh rắn không đầu.Các quan đã dâng biểu,tâu vua tập trung vào chính sự,chỉ có điều,đối với Hậu Hợp,ăn chơi vẫn....khoái hơn.Điều đó tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của triều đại này.

    Có thể thấy rằng,cũng giống như các triều đại đã sụp đổ khác,sau khi chứng tỏ đuợc những điểm tích cực,đến các đời sau,nếu tệ hại,đốn mạt thì đều nhanh chóng sụp đổ cả.Điều này,nếu nhìn từ góc độ khoa học lịch sử và quan điểm vì nước vì dân,đặt quyền lợi của dân tộc,của nhân dân lên trên quyền lợi của giới cầm quyền,thì những sự sụp đổ như vậy là hoàn toàn hợp lí.Chỉ tiếc là,một triều đại,với những tích cực ở thời kì đầu như vậy mà không những bị sụp đổ sớm mà còn bị đời sau đánh giá như một vết nhơ của dân tộc như vậy thì quả là oan ức và có fần thiếu công tâm,công bằng.
    Tuy vậy,sự tồn tại của nhà Mạc trong khoảng 60 năm cũng không fải quá ngắn nếu chúng ta so sánh với các triều đại được coi là chính thống khác:
    -nhà Đinh:2 đời vua,đuợc 14 năm
    -nhà Tiền Lê:3 đời vua,được 29 năm;trong đó vua thứ hai là Lê Fế Đế ,cùng với vua Dục Đức thời Fáp thuộc,"xứng đáng" đuợc ghi vào Ghi-net Việt nam về kỉ lục "trưòng thọ":làm vua đưọc ...3 ngày
    -nhà Hồ:2 đời vua,được 7 năm,thêm một kỉ lục Ghi-net nữa của triều đình fong kiến VN
    -nhà Nguyễn(NHuệ):2 đời vua,đuợc 13 năm

    Như vậy,cả 4 triều đại kể trên có tổng cộng số năm tồn tại chỉ ngang với Mạc triều.Điều đó cho thấy sự khốc liệt và oan trái ở chốn đền đài cung điện không chỉ là số fận của riêng gì nhà Mạc.Nhưng đề tài này,xin để khi khác sẽ "cày xới" lại cho tinh tươm hơn và xứng tầm với những nhận xét về chốn oai linh này
  8. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bài này xin được trả lời haimuoigan về Mạc Đăng Dung-vua sáng lập nhà Mạc,trong đó chú trọng đến sự so sánh giữa Mạc Đăng Dung-Hồ Quý Ly-Trần thủ Độ,ngõ hầu rút ra đuợc một số nhận xét sơ khởi.
    Mạc Đăng Dung là dòng dõi Mạc Đĩnh Chi(ông này đỗ Trạng Nguyên đời Trần),gốc ỏ Tàu,quê ở Cổ Trai,Hải Dương.Cổ Trai chính là nơi Đ Dung sau khi làm Thái thượng hoàng,đã về xây dựng căn cứ,với dụng ý là tạo ra vùng hậu fuơng vững chắc cho con cháu mình.
    MĐ Dung khi trưởng thành có ngoại hình và uy nghi của một bậc đế vương.Có sách chép rằng:Mẹ của 2 anh em NBỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan là ngưòi có tham vọng lấy chồng đế vương,khi đã luống tuổi nhìn thấy MĐ Dung,đã than rằng:Ngày trẻ không gặp,nay đã có nơi có chốn rồi,còn gặp nhau làm chi !
    Có tướng đế vương, nhưng MĐ Dung khởi đầu khởi đầu sự nghiệp bằng việc cầm...lọng cho nhà vua.Tuy vậy,ông ta lại thăng tiến rất nhanh trên quan trường.Đến đời vua... áp chót của nhà Lê sơ,MĐ Dung đã trở thành quan đầu triều và thực hiện tham vọng đế vương của mình(chi tiết hơn về việc này,tôi đã trình bày vắn tắt ở fần trên)
    Bây giờ chúng ta hãy so sánh về giai đoạn âm mưu,chuẩn bị và bước lên ngai vàng của ba nhân vật:NĐ Dung-Trần Thủ Độ và Hồ Quý Ly
    Trước tiên,có thể thấy rằng:trong ba nhân vật này,TTĐộ thành công khi còn ít tuổi nhất: hơn 32 tuổi,MĐ Dung và HQLy lên ngôi khi đã đứng tuổi,và đều chỉ làm vua trong vòng chưa đầy 1 năm.Tuy vậy,trực tiếp tham gia cùng TTĐộ là 2 anh em ruột:ông em Tr Tự Khánh và ông anhTTHừa(bố của Tr Cảnh và Tr Liễu).2 nhân vật còn lại không có sự hậu thuẫn trực tiếp như vậy
    Tuy vậy,sỏ dĩ họ Trần và họ hồ lọt đuợc vào triều đình là do mối quan hệ thể xác với các ông vua của các bà fụ nữ hai họ này,cụ thể là:
    -họ Trần:sau khi vua Lý(ông nội của Lý CHiêu Hoàng)chạy loạn đuợc gia tộc Trần giúp đỡ,họ Trần bắt đầu thâm nhập cung cấm,Trần thị Dung đuợc gả cho hoàng tử Sảm(sau này là vua Lý Huệ Tông,bố đẻ của Chiêu Hoàng).Có nền móng tốt,họ Trần thâmnhập vào bộ máy nhà nước,nắm từ những chức vụ "trị quốc bình thiên hạ" cho tới những chức vụ an ninh tối cẩn mật như Điện tiền chỉ huy sứ,cai quản quân cấm vệ(chức vụ của TTĐộ khi 30 tuổi)
    -họ Hồ:đg chí này còn "đẳng cấp" hơn. hai bà cô HQLy lấy vua Minh Tông(vua này hiền nhưng xét việc không minh) đẻ ra 2 con trai sau này đều làm hoàng đế.Không những thế,một trong hai ông con này -vua Trần Nghệ Tông tiếp tục lấy chị gái(hoặc là em gái) của HQLy,và tiếp tục,con vua Nghệ Tông lại lấy con gái của HQLy làm hoàng hậu.Cả thảy,họ Hồ có tới 4 bà là vợ vua và HQLy là đạo diễn của ít nhất 2 vụ(2 vụ sau cùng).Cũng từ thời Nghệ Tông,QLy đã trở thành trọng thần
    Như vậy,xét về xuất fát điểm để tạo chỗ đứng và vươn lên,
    MĐ Dung thua hẳn so với hai nhân vật trên!
    Để lên được ngôi và sau khi lên cầm quyền,TTĐộ và HQLy đã đối xử rất tàn bạo với các vua cũ và tôn thất:
    -TTĐộ,tiêu diệt hầu hết tôn thất nhà Lý với chủ trương:Đánh
    rắn fải đánh dập đầu.Có sách nói,ông ta lừa kế và chôn sống khoảng 200 tôn thất nhà Lý khi họ vào tế lễ(điều này bị Ngô Sỹ Liên đặt ra nghi vấn)
    -HQLy:khi chưa lên ngôi,ông ta trực tiếp hoặc gián tiếp(giềm fa với Nghệ tông-một ông vua không minh tuệ về việc dùng người và trị nước) giết chết 3 ông vua,và cũng chưa cần lên ngôi,HQLy đã tiêu diệt hơn 370 nguời,gồm nhiều tướng lĩnh cao cấp(quan trọng nhất là Trần Khát Chân-ng đã đánh tan quân Chế Bồng Nga và làdòng dõi của Tr BÌnh Trọng).Khi lên làm vua,theo cái đà trên,ông ta cũng tận diệt fần lớn tôn thất nhà Trần
    Trong khi đó,MĐ Dung cũng đã bắt hai ông vua fải nhưòng ngôi cho mình,sau đó bắt uống thuốc độc tự sát.Tuy vậy,khi lên ngôi,một fần do thu fục được lòng dân,một fần vì fần lớn con cháu nhà Lê đã "thẳng cánh cò bay" sang đất Lào,nên "thành tích" của ông ta không "lẫy lừng" như hai "tiền bối" đac kể trên !
  9. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Về chính trị và xã hội:sau khi lên ngôi,HQLy thực hiện rất nhiều cải cách và thực hiện với quyết tâm cao độ,tiếc rằng những cải cách này chủ yếu là fục vụ cho quyền lợi của họ Hồ,không hoàn toàn fục vụ cho dân cho nước,và lại đụng chạm đến quyền lợi của đông đảo các bộ fận nhân dân;do đó,họ HỒ ngày càng bị ghét hơn.Mất lòng dân-đó là sai lầm lớn nhất của họ Hồ
    Về khía cạnh này,TTĐộ tuơng fản gần như hoàn toàn so với HQLy.TTĐộ luôn một dạ một lòng tính toán và hành đọng dựa trên lợi ích của quốc gia ,do đó,ông có uy tín tuyệt đối trong triều đình,và sự nể sợ cũng như khâm fục của nhân dân.Tuy vậy,về mặt cải cách xã hội,TTĐộ không có những đột fá lớn
    Giống như TTĐộ,MĐ Dung là người rất được lòng dân và đó cũng là thuận lợi cho những thẵng lợi trong cải cách của ông,tuy rằng những cải cách đó không mnhj mẽ như của HQLy.
    Về quân sự,HQLy không fải ng tài.Ông đã thua CHế Bồng Nga tới vài lần,và tệ hại hơn là bộc lộ sự hèn nhát,thiếu dũng khí của mình:khi quân thua,HQLy để mặc quân tuớng,bỏ chạy một nạch về kinh thành.Chỉ riêng tội này đã có thể bị xử tử rồi,tiếc rằng thượng hoàng Nghệ tông-1 ông hoàng wá nhu nhược và kém thông tuệ-không những không fạt mà còn tiếp tục trọng dụng HQLy.Tuy vậy,thảm bại trước quân MInh vào năm1407,HQLy đã không còn cơ hội "thể hiện" tài năng quân sự này của mìh nữa:hca con QLy bị bắt về Tàu,QLy bị sung làm lính,nhà Hồ bị tuyệt diệt.
    Trong lĩnh vực này,TTĐộ cũng ở tầm vóc khác hẳn so với QLy.Sự mưu trí và đặc biệt là cái khí fách,dũng kkhí của ông xứng đáng đuợc ghi tạc vào sử xanh.
    MĐ Dung không có cái vinh dự lãnh đạo quân đạo chống trả ngoại xâm oai hùng như TTĐộ,nhưng chính sách ngoại giao khôn khéo,có thể nói là ma lanh và đặc biệt là "Khổ nhục kế"-vì đại nghĩa mà quên mình của ông,có thể nói không quá ngoa ngôn rằng,đã đẩy lui 1 đạo quân xâm lược.Công lao của MĐ Dung trong việc giữ vững nước nhà,thiết nghĩ rằng,cũng rất đáng đuợc trân trọng.(Các bạn có để ý đến chi tiết này không nhỉ:cùng với triều Đinh,MẠc là những triều đại duy nhất của nước ta tránh đuợc hoạ xâm lăng trong quá trình hình thành ,xây dựng và fát triển)

    Qua một số dẫn chứng lịch sử đi kèm với một vài lời bình luận mang tính sơ luợc trên đây,hy vọng đã giúp được cả nhà,đặc biệt là bạn haimuoigan thoả mãn đuợc fần nào sự ham mê hiểu biết về triều đại Mạc của mình.Nếu có gì sai sót,xin đuợc các bằng hữu và đồng đạo chỉ giáo
  10. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang ở Hanoi thì không trao đổi với bạn đuợc rồi,tiếc wá nhỉ.Bằng hữu nào biết ở đâu cung cấp cái món này thì chỉ giáo giùm tôi một chút nhé !

Chia sẻ trang này