1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mainoel83

    mainoel83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
  2. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác khongyeuem về bài viết về nhà Mạc. Thực ra nhà Mạc chịu số phận hẩm hiu trong lịch sử cũng phải thôi. Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm, ông nào làm được điều này thì đều lưu danh sử sách, những cái xấu bỏ qua còn bất cứ ông nào làm trái điều đó thì những cái tốt khác bị dẹp bỏ sạch. Mọi người cứ tán dương ông này ông kia anh dũng đánh giặc thế này thế kia. Nhưng theo em ông nào làm vua mà chẳng phải chống giặc, không chống thì lấy đâu ra ngai vàng mà ngồi, do đó chuyện chống giặc ngoại xâm là đương nhiên. Tiêu biểu ở đây là:
    Lê Hoàn, đánh được giặc Tống nên con đường vươn lên vị trí hoàng đế một cách không đứng đắn bị bỏ qua sạch.
    nhà Mạc và Nguyễn Ánh, vì không đánh quân xâm lược nên chịu bao đánh giá sai lầm. Tất nhiên Nguyễn Ánh có mượn quân Pháp nhưng thực tế người Pháp biến mình thành thuộc địa có phải thời Nguyễn Ánh đâu, sau đấy mấy chục năm lận.
    Thời nay cũng thế.... ( câu này nhạy cảm lém đây)
    Được haimuoingan sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 27/10/2004
  3. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mấy thành viên từ hồi mới có box như các bạn Vientuy và Serin dạo này online ít wá nhỉ,vote cho các bạn một cái nào,hy vọng đằng ấy sẽ tích cực hơn
  4. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mấy anh chị em dạo này cũng rỗi rãi,nên tôi muốn đưa ra một câu hỏi,gọi là có tí chút nhằm khuấy động fong trào chung.
    Chúa Nguyễn Hoàng đã xin vào ở vùng Thuận Hoá để khai khẩn.Các bạn có thể cho biết,vùng đất này tương ứng với các tỉnh thành nào của nuớc ta hiện nay,tên gọi trước đây của Thuận Hoá,vùng đất này bắt đầu thuộc về nước ta từ thời kì nào?Nếu bạn nào nêu được lịch sử từ trước đó nữa của vùng đất này thì cho tôi...merci nhé,vì tôi cũng không rõ lắm về điều này.
  5. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa biết được tin một thành viên của TTVN- em Phương Anh,nick là Tinh-yeu-tre-con,vừa qua đời vào ngày 28-10.Em không tham gia các diễn đàn mà fần lớn các bạn và tôi tham gia,nên chắc rằng ít người trong số chúng ta biết và quen em,bản thân tôi cũng vậy.Nhưng nghĩa tử là nghĩa tận,hy vọng các bạn bỏ một chút thời gian,sang địa chỉ này:
    http://ttvnol.com/f_87/438627.ttvn
    để viết vài dòng chia buồn cùng gia đình và người thân của Phương Anh.
  6. haimuoingan

    haimuoingan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    1.252
    Đã được thích:
    0
    em có kiếm được ít tài liêu, thôi thì post thẳng lên trên này cho bác, đỡ phải đọc lòng vòng nhiều nơi
    HUẾ TRONG THỜI KỲ TIỀN ÐÔ THỊ
    Ðịa bàn vùng Huế đã chứng kiến nhiều biến thiên của lịch sử. Nó đã trải qua sự thay ngôi đổi chủ trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong thời tiền đô thị của Huế, tính đến năm 1636, các sở hữu chủ của nó đã lần lượt mò mẫm tìm nơi đóng lỵ sở của họ từ bờ Sông Bồ đến bờ Sông Hương.
    BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ÐỊA LÝ CỦA VÙNG ĐẤT
    Trong một thời gian dài, đất Huế thuộc vùng biên địa đối với Kinh đô Thăng Long, cho nên đã diễn ra ở đây nhiều cuộc tranh chấp về chủ quyền. Nhưng cuối cùng, vào năm 1306, vùng đất ấy đã được hai quốc vương Champa và Ðại Việt trao và nhận một cách hòa bình qua một câu chuyện tình đầy chất sử thi. Ðịa danh "Huế" cũng đã manh nha từ thời điểm lịch sử đó.
    Ðất Huế trong một chuyện tình Chiêm - Việt

    Trong thời thượng cổ, tương truyền vùng Huế là đất của bộ Việt Thường, một trong 15 bộ thuộc nước Văn Lang của triều đại Hồng Bàng (2879 - 258 trước Công nguyên). Nhưng sau đó, vùng đất này đã trở thành một lãnh địa của Vương quốc Chămpa từ năm 192 đến năm 1306. Từ thời điểm này, nó mới vĩnh viễn thuộc về chủ quyền của dân tộc Việt. Ðây cũng là thời điểm bắt đầu chính thức của lịch sử vùng đất Huế. Theo bộ chính sử đầu tiên của Việt Nam, Đại Việt Sử ký Toàn thư, vào năm 1301, khi qua thăm lân bang Chămpa, Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã hứa gả con gái của mình là Công chúa Huyền Trân cho Quốc vương nước ấy là Chế Mân (tức Jaya Sinhavarman III) để thắt chặt tình hữu hảo giữa hai nước. Sau đó, vua Chế Mân sai người mang các lễ vật sang Ðại Việt để xin cưới ở Kinh đô Thăng Long, đa số các triều thần đều không đồng tình về việc này. Vua Trần Anh Tông thì do dự. Chẳng bao lâu sau, vua Chế Mân lại cho người sang xin dâng đất hai châu Ô và Lý để làm sính lễ. Khi đó, vua Anh Tông mới quyết định gả em gái mình. Năm 1306, lễ cưới đã dẫn Công chúa Huyền Trân về nhà chồng tại Kinh đô Ðồ Bàn (thuộc đất Tỉnh Bình Ðịnh ngày nay). Nhưng, sau cuộc hôn lễ gần một năm, khi cuộc tình chưa nồng hương lửa thì vua Chế Mân chết vì bệnh. Theo tập tục của người Chăm, hễ vua mất thì các bà hậu cung phải hỏa thiêu để chết theo. Biết được tập tục này, triều đình Ðại Việt đã lập mưu đưa được Công chúa Huyền Trân trở về Thăng Long.
    Dù cuộc tình duyên không trọn vẹn và chứa chan cay đắng, vào đầu năm 1307, triều đình Thăng Long cũng đã cử quan Hành khiển Ðoàn Nhữ Hài vào tiếp quản vùng nhượng địa; đổi tên châu ?oÔ? thành châu "Thuận" và châu "Lý" thành châu "Hóa", và áp dụng một chính sách cai trị rất mềm dẻo, ?omiễn tô thuế 3 năm để vỗ về".
    Về địa danh Huế
    Châu Thuận và Châu Hóa đã được ghép chung với nhau thành một đơn vị hành chính lớn hơn trong một thời gian dài, từ đầu thể kỷ XIV đến cuối thế kỷ XVIII.
    Vào cuối thời nhà Trần (1225 - 1400), nó được gọi là ?ophủ" Thuận Hóa. Ðến thời nhà Lê (1428 - 1789), lần lượt được đổi làm "lộ", "thừa tuyên?, ?oxứ? rồi làm ?otrấn?.
    Ðịa bàn Thuận Hóa chạy từ Sông Hiếu ở tỉnh Quảng Trị vào đến hai huyện Diên Phước và Hòa Vang ở phía Nam đèo Hải Vân hiện nay.
    Trong các tư liệu thành văn của những người phương Tây từng đến đây lúc bấy giờ, họ ghi chép địa danh "Thuận Hóa" bằng cách phiên âm ra thành những từ hơi khác nhau : "Sinua", ?oSennua?, ?oSenua?, ?oSingoa?.
    Ðã có người cho rằng, địa danh ?oHuế? là do âm đọc hoặc nói trại từ địa danh ?oHóa" trên đây mà ra. Hán tự đã được người Việt phiên âm là ?oHóa" hoặc "Huế?.
    Ðịa danh Huế bằng chữ Nôm đã xuất hiện lần đầu tiên trong một văn bản cổ của Việt Nam là tác phẩm Thập giới cô hồn Quốc ngữ văn dưới thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), trong đó có 4 chữ "thau Lào thóc Huế?.
    Nhưng mãi đến hơn một thế kỷ rưỡi sau, mới thấy người phương Tây đầu tiên dùng địa danh "Huế" để chỉ vùng đất này. Trong quyển "Voyages ét Missions?, Cố đạo Alexandre de Rhodes (1593 - 1660) đã gọi Thủ phủ của Ðàng Trong bấy giờ là Kẻ Huế (3). Ông đã có mặt tại đây lần thứ hai vào những năm 1640 ?" 1645 (4). Thủ phủ Đàng Trong lúc ấy đóng tại Kim Long bên bờ Bắc Sông Hương.
    TỪ BỜ SÔNG BỒ ĐẾN BỜ SÔNG HƯƠNG
    Ðể thiết lập được lỵ sở bên bờ Sông Hương, các nhà cầm quyền ngày xưa đã mất công dò dẫm, tìm kiếm và chọn lựa địa điểm trong hơn 3 thế kỷ kể từ khi họ còn dùng thành Châu Hóa để làm trung tâm hành chính của vùng này.
    Hóa Thành, hay là thành Châu Hóa (1307 - 1558)
    Thành Châu Hóa là tòa thành đầu tiên của chính quyền Ðại Việt ở vùng Huế xưa. Nó tọa lạc gần bờ Bắc của ngã ba nơi Sông Bồ đổ ra Sông Hương. Về diện mạo của thành này, vào năm 1555, Dương Văn An đã mô tả trong sách Ô Châu Cận Lục của mình như sau:
    ?oThành ở địa phận huyện Đan Điền (nay là huyện Quảng Ðiền), sông cái Ðan Điền (nay là Sông Bồ) chảy qua Phía Tây, lại có một dòng sông con chảy vào trong thành, phía hữu con sông ấy la liệt những trường học, nha môn Ðô thừa phủ Triệu Phong?
    ?oSông cái Kim Trà (tức là Sông Hương) rót vào Phía Nam, đập lớn, chằm to ước ngàn vạn khoảnh. Các dòng nước bao bọc cả bốn bề, giữa có một tòa thành trăm nhận (một đơn vị đo chiều dài) sừng sững như đám mây dài. Đó là nơi địa hình kết hợp, thiên tạo đặt bầy vậy."
    Không thấy tư liệu nào cho biết thời điểm xây dựng tòa thành này. Có lẽ đây nguyên là lỵ sở hành chính của Châu Lý khi còn là đất của Chămpa. Sau đó, khi tiếp quản vùng này, nhà Trần vẫn tiếp tục dùng tòa thành có sẵn và xây dựng thêm một số tòa nhà để làm lỵ sở của Châu Hóa, cho nên được gọi là Hóa Thành; rồi được dùng làm trung tâm hành chính của cả Phủ Triệu Phong rộng lớn hơn dưới thời Lê - Mạc. Ðã từng ?okhóa chặt lấy thủy khẩu" của Sông Bồ, tòa thành ấy tọa lạc trên đất của các làng Thành Trung, Thủy Ðiền và An Thành nay thuộc huyện Quảng Ðiền.
    Ðến thời Lê Trung Hưng (từ năm 1592), thành Châu Hóa không còn được dùng làm trung tâm hành chính như trước, nên nó điêu tàn dần và trở thành một phế tích.
    Trong mấy thập niên vừa qua, giới khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành một số đợt khai quật và đã tìm thấy trong lòng đất nhiều hiện vật thuộc các tầng văn hóa khác nhau của Chămpa và Ðại Việt.
    Thủ phủ Phước Yên (1626 - 1636)
    Ðến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, kể từ năm 1558, vùng Thuận Hóa được đặt trong một bối cảnh lịch sử mới. Từ thời điểm ấy, sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, ông đã lần lượt thiết lập "dinh trại" ở các địa điểm Ái Tử (1558 - 1570), Trà Bát (1570 - 1600), Dinh Cát (1600 - 1626) thuộc địa bàn Quảng Trị ngày nay. Qua thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, ông cho dời ?odinh? vào đóng tại làng Phước Yên thuộc huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay. Từ đó, ?odinh" của các chúa Nguyễn được bắt đầu gọi là ?ophủ?, và được xây đựng với tầm cỡ to lớn hơn, để đối sánh với "phủ? của chúa Trịnh ở Đằng Ngoài.
    Thủ phủ Phước Yên cũng nằm ở bờ Bắc Sông Bồ, cách trung tâm thành phố Huế hiện nay khoảng 13 km về phía Tây Bắc và cách Quốc lộ 1A chừng 2 km về phía Đông Bắc.
    Chính tại Thủ phủ này, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thu dụng nhiều nhân tài, cho đắp lũy Trường Dục (1630), lũy Nhật Lệ (1631 ), củng cố thế lực của mình ngày càng vững mạnh hơn, và đã tỏ thái độ chống đối họ Trịnh ngày càng rõ rệt.
    Thủ phủ Kim Long (1636 - 1687)
    Sau khi kế vị ngôi chúa vào năm 1635, vị chúa thứ ba ở Đàng Trong là Nguyễn Phúc Lan nhận thấy địa thế Phước Yên còn hơi chật hẹp, nên ông cho dời phủ vào đóng tại làng Kim Long ở bờ Bắc Sông Hương và cho rằng Kim Long là nơi đất đai rộng rãi, sơn thủy hữu tình. Ðây là lần đầu tiên, thủ phủ của các chúa Nguyễn được xây dựng bên bờ sông Hương thơ mộng này.
    Làng Kim Long vốn đã trù phú, đến khi được dùng để thiết lập thủ phủ với thành trì, cung điện, "dãy dọc tòa ngang?, địa bàn này càng trở nên phồn thịnh. Cố đạo Alex de Rhodes đã mô tả Thủ phủ Kim Long như là một thành phố lớn (grande ville). Ông cho biết, phủ chúa rất khang trang; các quan lại ăn mặc đẹp đẽ, nhà cửa xinh xắn, phần lớn làm bằng gỗ với cột kèo chạm trổ tinh vi, nhà nào chung quanh cũng có vườn. Ban đêm, trong cung điện, đèn đuốc sáng trưng. Dưới bến sông, có thuyền rồng và nhiều thuyền chiến.
    Bấy giờ cũng là lúc bắt đầu hình thành cơ sở đúc đồng nổi tiếng là Phường Ðúc ở phía đối ngạn với thủ phủ; và giang cảng Thanh Hà ở phía hạ lưu sông Hương.
    Trong giai đoạn Thủ phủ đóng tại đây, từ thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) qua thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ngày càng trở nên ác liệt; về phía Nam, lãnh thổ Ðàng Trong đã mở rộng đến Phủ Ninh Hòa và Phủ Diên Khánh, tức là đất tỉnh Khánh Hòa hiện nay. So với hai vị trí đóng dinh phủ trước kia ở bờ Sông Bồ, vị trí thủ phủ ở Kim Long tốt đẹp hơn nhiều. Tuy nhiên, núi Ngự Bình vẫn còn nằm ngoài tầm nhìn chính diện từ thủ phủ Kim Long. Do đó, sau khi tồn tại ở đây 51 năm kể từ 1636, thủ phủ của các chúa Nguyễn đã được dời đến một vị trí khác thích hợp hơn về mặt địa lý lẫn mặt địa thế. Ðó là làng Phú Xuân.
    Cũng cần biết thêm rằng, trong thời kỳ tiền đô thị của Thủ phủ Phú Xuân, người Việt còn xây dựng ở vùng Thuận Hóa một số công trình kiến trúc có giá trị khác nữa, như Cầu Ðan Ðiền, Đền Ngọc Trản, Chùa Sùng Hóa, Chùa Thiên Mụ... Tác giả sách Ô Châu Cận Lục đã ghi chép về các công trình kiến trúc ấy và đã ca ngợi chính bằng những lời văn hoa mỹ.
  7. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Thú vị lắm Haimuoigan ạ,tài liệu của bạn hơi khác một chút so với những gì mình có,vài hôm nữa có thông tin độc hơn sẽ post lên để cả nhà ngắm nghiá một thể.Đây là câu hỏi chỉ mang tính khuấy động thôi,mong là nhiều anh chị em tham gia một chút,ai dè "vừa ra ngõ đã gặp anh tài"
    U bị lock nick rùi à,tai hại wá,đúng là không cái dại nào bằng cái dại nào,hic.Tiếc là không vote cho u thêm 1 lần nữa được để coi như là cùng chia sẻ hoạn nạn
  8. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mấy ngày qua,box không có bài mới,bởi vậy tôi post tài liệu này về nhà nước Chiêm thành-quốc gia đã được Haimuoigan đề cập tới trong tài liệu về châu Thuận Hoá,nhưng ắt hẳn cácbằng hữu bốn fương đều chưa có điều kiện để tìm hiểu đầy đủ.Fần này đề cập tới giai đoạn sơ khởi, hình thành và fát triển của nhà nước Chiêm thành,gắn liền với những cuộc giao tranh,mở rộng lãnh thổ ,cũng như những những năm tháng bị fương Bắc xâm lược,tàn fá.Hy vọng có thểđáp ứng fần nào đó nhu cầu tìm hiểu của các huynh đệ.

    Nước Chiêm Thành vốn là đất quận Nhật Nam, thuộc Giao Chỉ Bộ nhà Hán. Năm 192 sau Công Nguyên, niên hiệu Sơ Bình thứ 3 đời Hán Hiến Đế, con trai của viên công tào huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên (trên bia đá tìm được ở Khánh Hòa có khắc tên tiếng Phạn là Xri Mara) nổi lên chiếm cứ huyện thành, dựng cờ độc lập. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ có 5 huyện: Lư Dung, Tỵ Cảnh, Tây Quyển, Tượng Lâm, và Châu Ngô. Huyện Tượng Lâm nằm ở phần đất tỉnh Quảng Nam ngày nay. Vì địa thế Tượng Lâm xa xôi hiểm trở, quan binh Lĩnh Nam không có khả năng đánh chiếm lại, mà triều đình lại gặp lúc suy vi không thể điều động quân nơi khác đến tăng viện, nên nhà Đông Hán đành để cho Tượng Lâm tự chủ, và gọi địa phương tân lập này là Lâm Ấp, ý nói là đô ấp của huyện Tượng Lâm. Gặp lúc Trung Hoa loạn lạc, đất nước bị chia ba (Thời Tam quốc), Lâm Ấp kiêm tính luôn huyện Châu Ngô (Bình Định), định quốc đô ở Sinharpura (Trà Kiệu), bành trướng lãnh thổ lên Tây Nguyên và vào phía nam đèo Cả, thế lực mỗi ngày một mạnh. Chỉ nửa thế kỷ sau khi độc lập, Lâm Ấp đã tính đến chuyện tiến ra miền bắc tranh phong với Đế quốc Hán.
    Năm 248, niên hiệu Xích Ô thứ 11 nhà Đông Ngô, Lâm Ấp đánh chiếm thành Khu Túc (ở xã Nguyệt Biều trên bờ nam sông Hương) của quận Nhật Nam, rồi kéo quân ra cướp phá hai quận Cửu Chân (Thanh Hóa) và Giao Chỉ (Bắc Bộ), san bằng hai quận thành này. Ngô Chúa Tôn Quyền sai Lục Dận làm Thứ Sử Giao Châu, An Nam Hiệu Úy, đem đại binh từ Kim Lăng sang ứng phó, Lâm Ấp mới lui quân, nhưng vẫn giữ thành Khu Túc. Từ đó, Lâm Ấp sửa sang Khu Túc thành căn cứ quân sự xuất phát các cuộc tiến binh cướp phá Giao Châu khiến nhà Tấn phải lấy phần đất của huyện Tây Quyển tiếp giáp với Lâm Ấp để lập thêm huyện Thọ Lãnh (huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên) nhằm mục đích củng cố việc bảo vệ cương giới cực nam của Giao Châu.
    Năm 347, đời Tấn Mục Đế, niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 3, vua Lâm Ấp Phạm Văn cử đại binh đánh chiếm quận Nhật Nam, bắt giết Thái Thú Hạ Hầu Lãm, san bằng thành Tây Quyển (phía bắc Huế), xây lũy Bình Chánh (mạn bắc Quảng Bình) để làm đường phân ranh Giao Châu-Lâm Ấp, mưu tính chuyện chiếm đóng lâu dài. Nhưng liền sau đó, nhà Tấn cử Đằng Tuấn làm Chinh Tây Đốc Hộ huy động quân lính hai châu Giao Quảng, năm 349, vào tái chiếm Nhật Nam, nhưng bị Phạm Văn đánh bại, phải lui về Cửu Chân.
    Trong trận này, Phạm Văn cũng bị thương và chết ít lâu sau đó, con là Phạm Phật lên thay. Đằng Tuấn thừa cơ hợp binh với Thứ Sử Giao Châu Dương Bình và Thái Thú Cửu Chân Quán Súy, năm 351, tiến vào chiếm lại Tây Quyển, đuổi đánh quân Lâm Ấp qua Thọ Lãnh đến Khu Túc, rồi hai bên giảng hòa.
    Nhưng chỉ ít lâu sau khi Đằng Tuấn bãi binh, năm 359, vẫn đời Tấn Mục Đế, niên hiệu Thăng Bình năm đàu, Phạm Phật lại từ Khu Túc tiến ra xâm lấn Nhật Nam, khiến Thứ Sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi phải cử đại binh thủy lục vào đánh. Phạm Phật rút quân lui về giữ vững thành Khu Túc. Hai bên nghị hòa, Phạm Phật trả lại đất Nhật Nam, lấy bến Ôn Công (mũi Chân Mây, cực nam Thừa Thiên) làm ranh giới Giao Châu-Lâm Ấp.
    Nhật Nam yên ổn được một thời gian. Đến đời Tấn An Đế, con Phạm Phật là Phạm Hồ Đạt (Bhadravarman I) lên nối ngôi cha, năm 399, niên hiệu Long An thứ 3, lại tiến binh đánh hãm quận Nhật Nam, bắt giết Thái Thú Cảnh Nguyên, rồi thừa thắng tiến ra đánh chiếm quận Cửu Đức (nhà Tấn lấy phần đất phía nam quận Cửu Chân mà lập ra, (ngày nay là Nghệ Tĩnh), bắt giết Thái Thú Tào Bính, và vây hãm quận thành Giao Châu, nhưng bị Thái Thú Giao Chỉ là Đỗ Viện đánh bại phải rút quân về. Nhờ quân công này, Đỗ Viện được thăng làm Thứ Sử Giao Châu, đến khi mất, con là Đỗ Tuệ Độ thay thế.
    Năm 413, Phạm Hồ Đạt vượt biển ra cướp phá quận Cửu Chân, gia tướng của Đỗ Tuệ Độ là Đỗ Tuệ Kỳ đánh giết được Âu Tri là con nối ngôi của Phạm Hồ Đạt, và Phạm Kiện là tướng chỉ huy quân Lâm Ấp, và bắt sống một người con khác của Phạm Hồ Đạt là Na Năng cùng hơn một trăm tùy tướng lớn nhỏ. Phạm Hồ Đạt thảm bại, rút quân về, rồi mất trong năm đó. Con cháu Phạm Hồ Đạt không giữ được vương nghiệp, ngôi báu về tay người khác họ là Phạm Dương Mại.
    Lúc bấy giờ nhà Tấn mất, và Trung Hoa chia làm Nam Bắc triều. Năm 420, Lưu Dũ lên ngôi, lập ra nhà Tống (Nam triều), tức là Tống Vũ Đế, và vẫn dùng Đỗ Tuệ Độ làm Thứ Sử Giao Châu.
    Năm 421, niên hiệu Vĩnh Sơ thứ 2, Đỗ Tuệ Độ hàng phục được Phạm Dương Mại. Tống Vũ Đế bèn phong Phạm Dương Mại làm Lâm Ấp vương, và từ đó Lâm Ấp chính thức trở thành phiên bang của Trung Quốc.
    Năm 433, đời Tống Văn Đế, niên hiệu Nguyên Gia thứ 10, vua Lâm Ấp kế tiếp là Phạm Dương Mại II cử sứ bộ sang xin nhà Tống cho kiêm tính Giao Châu nhưng bị từ chối, nên đem lòng oán hận, một mặt lơ là việc triều cống, mặt khác thường xuyên đem quân cướp phá Giao Châu. Tống Văn Đế bèn sai Đàn Hòa Chi đem bọn Tiêu Cảnh Hiến, Tông Xác, Khương Trọng Cơ, Kiều Hoằng Dân, năm 446, niên hiệu Nguyên Gia thứ 23, cử đại binh đánh Lâm Ấp, hạ được thành Khu Túc, rồi tiến vào kinh đô Trà Kiệu đốt phá chém giết, thu vét được nhiều vàng bạc châu báu. Từ đó, Lâm Ấp suy yếu, chịu giữ phận phiên thuộc nên biên cương phía nam của Giao Châu (mũi Chân Mây) được tạm yên.
    Nhà Tề thay nhà Tống, năm 492, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ 10, lại gia phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước vị An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương. Nhưng đến khi nhà Lương lên ngôi vua Nam triều, nhân việc Lý Bôn nổi lên độc lập ở Giao Châu, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 541, đời Lương Vũ Đế, niên hiệu Đại Đồng thứ 7, vua Lâm Ấp là Luật Đà La Bạc Ma (Rudravarman) thừa cơ đem quân lấn chiếm Nhật Nam rồi kéo ra cướp phá Cửu Đức, bị tướng nhà Tiền Lý nước Vạn Xuân là Phạm Tu đánh bại, nên phải rút quân khỏi Cửu Đức, nhưng vẫn chiêm cứ Nhật Nam. Đây là lần đụng độ quân sự đàu tiên giữa Lâm Ấp và Giao Châu độc lập.
    Từ đó, suốt 62 năm tồn tại của nước Vạn Xuân, trãi qua các đời Lương, Trần (Nam triều) cho đến khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc, Lâm Ấp tiếp tục chiếm cứ Nhật Nam. Sau khi hàng phục Lý Phật Tử, chiếm lại Giao Châu, nhà Tùy sai Lưu Phương làm Hoan Châu đạo Hành quân Tổng quản đem đại binh đi kinh lược Lâm Ấp.
    Năm 605, đời Tùy Dượng Đế, niên hiệu Đại Nghiệp năm đàu, Lưu Phương cùng Thứ Sử Khâm Châu là Ninh Trường Chân hợp binh thủy bộ chiếm lại Nhật Nam, hạ thành Khu Túc, rồi kéo quân vào quốc đô Trà Kiệu đánh đuổi vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chí chạy vào Panduranga, thu vét nhiều vàng bạc châu báu và kinh sách.
    Nhà Tùy chia đất mới bình định làm 3 quận là Tỵ Cảnh (Quảng Bình), Hải Âm (Quảng Trị, Thừa Thiên), và Lâm Ấp (Quảng Nam, Bình Định). Nhưng triều Tùy quá ngắn ngủi, Trung Hoa rơi trở lại vào cảnh loạn lạc, nhân đó Phạm Phạn Chí nổi lên khôi phục đất cũ.
    Đến lúc nhà Đường lên thay, Phạm Phạn Chí và các vua kế vị tuy cung thuận Trung Quốc nhưng vẫn giữ đất Nhật Nam.
    Từ năm 758, đời Đường Túc Tông, niên hiệu Càn Nguyên năm đàu, sử Tàu gọi Lâm Ấp là Hoàn Vương. Các vua Hoàn Vương không triều cống Trung Quốc, và thuờng xuyên kéo quân ra cướp phá An Nam. Đến mạt diệp nhà Đường, triều đình suy yếu, quan binh An Nam Đô Hộ phủ lại bận bịu đối phó với nạn Nam Chiếu thường xuyên từ mạn tây bắc tràn xuống cướp bóc, không còn hơi sức để lo việc phương nam, nên Nhật Nam mất hẳn về Lâm Ấp. Biên giới Giao Châu-Lâm Ấp là ở Hoành Sơn.
    Năm 875, Lâm Ấp thiên đô về Đồng Dương (Indrapura), cũng trong địa hạt Quảng Nam. Bắt đàu từ đây, sử sách Trung Quốc dùng danh xưng Chiêm Thành (Champapura) có nghĩa là đất nước của người Chiêm, thay thế danh xưng Lâm Ấp có nghĩa là đô ấp của huyện Tượng Lâm. Sự kiện này hàm ý từ bỏ tham vọng khôi phục quận Nhật Nam đời Hán và nhìn nhận Chiêm Thành là một xứ sở tự chủ ở ngoài cương vực sinh hoạt của dân tộc Trung Hoa.


  9. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Đây là tài liệu cụ thể hơn về những tranh chấp quân sự và địa giới hành chính giữa nước ta và Chiêm thành,dưới tư cách là những cuộc đụng độ của hai quốc gia láng giềng và độc lập.Tôi đã lược bỏ một số nội dung không liên quan trực tiếp tới chiến cuộc Đại việt-Chiêm thành.

    Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích ám hại, vua kế vị còn nhỏ tuổi, triều thần khuynh loát lẫn nhau. Nhà Tống thừa cơ sai Hầu Nhân Bảo và Lưu Trừng, năm 980, đem quân thủy bộ hai mặt cùng tiến vào đánh, đồng thời đưa thư uớc hẹn vua Chiêm Thành là Tỳ Mi Thuế tiến công cương giới phía nam của Đại Cồ Việt.
    Trước tình thế nguy cấp như vậy, do sự sắp xếp của Phạm Cự Lượng và sự đồng tình của bà Thái hậu họ Dương, quân sĩ tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, lấy hiệu là Đại Hành Hoàng Đế.
    Năm 982, Lê Hoàn cử sứ bộ qua Tống triều cầu hòa và được phong chức Tĩnh Hải Tiết Độ sứ. Về sau, Lê Hoàn còn được Tống triều gia phong Giao Chỉ Quận vương vào năm 993, và Nam Bình vương vào năm 997. Yên được mặt bắc, ngay trong năm 982, Lê Hoàn cất quân chinh phạt Chiêm Thành.
    Lúc này, Chiêm Thành là một quốc gia tự chủ từ bảy tám trăm năm nay và chịu ảnh hưởng đậm đà văn minh Ấn Độ.
    Từ năm 749 đời Đường Huyền Tông, niên hiệu Thiên Bửu thứ 8, Lâm Ấp vĩnh viễn chiếm cứ Nhật Nam và không còn gửi sứ bộ thông hiếu với Trung Quốc. Đã vậy, các vua Hoàn Vương lại thường xuyên kéo quân ra cướp phá miền Hoan Ái.
    Từ năm 875 là năm quốc gia này được sử Tàu bắt đầu gọi là Chiêm Thành thì nước này đã trở nên cường thịnh, nhất là dưới các triều vua Indravarman II và Indravarman III. Chiêm Thành đánh thắng Chân Lạp nhiều trận lớn, mở rộng biên cương về phía nam và phía tây, kiến thiết kinh đô Đồng Dương và khu thánh địa Mỹ Sơn vô cùng tráng lệ. Chiêm Thành không thông hiếu với Trung Quốc, nhưng đến khi Triệu Khuông Dẫn chấm dứt thời Ngũ Đại, lên ngôi vua lập ra nhà Tống thì vua Chiêm Thành lúc bấy giờ là Jaya Indravarman ngay trong năm 960 đã nhanh chóng gửi sứ bộ mang lễ vật sang chúc mừng và xin nối lại bang giao với Trung Quốc. Sau đó, Jaya Indravarman cũng như vua kế vị là Paramecvaravarman mà sử ta gọi là Tỳ Mi Thuế đều đặn giử lệ triều cống nhà Tống. Do có mối giao hảo này mà có vụ Tống triều năm 980 gửi thư ước hẹn Tỳ Mi Thuế liên minh cất quân đánh vào biên giới phía nam của Đại Cồ Việt.
    Lê Hoàn là một vị Hoàng đế Tướng quân có thực tài cả về quân sự lẫn chính trị. Vừa lên ngôi vua, Lê Hoàn một mặt tích cực chuẩn bị lực lượng vũ trang để đối phó với quân nhà Tống, mặt khác đẩy mạnh công tác ngoại giao tìm cách thông hiếu với Chiêm Thành.
    Năm 981, niên hiệu Thiên Phúc thứ 2, vua Lê sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành giao hiếu. Nhưng vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế ỷ vào thế liên minh với nhà Tống, lại thấy quân Tống đang sửa soạn tiến vào nội địa Đại Cồ Việt, nên chẳng những không chịu bàn việc hòa hiếu mà còn trở mặt bắt giữ sứ giả. Vua Lê vô cùng tức giận, nên ngay sau khi đánh bại hai đạo quân thủy bộ cũa nhà Tống, và thành công trong việc gửi sứ bộ sang Tống triều nghị hòa và cầu phong, năm 982, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3, nhà vua ngự giá thân chinh cất đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế xuất quân chống cự, và chiến trận đã xẩy ra trong vùng Bình Trị Thiên ngày nay. Tỳ Mi Thuế bị chém chết ngay tại trận tiền, và binh lính Chiêm Thành bị giết và bị bắt sống hàng mấy vạn người.
    Người Chiêm tôn Indravarman IV lên làm vua để lo việc chống giữ, nhưng không cản được đà tiến quân như vũ bão của Đại Cồ Việt. Vua Lê Đại Hành đánh chiếm kinh đô Đồng Dương (Quảng Nam), Indravarman IV bỏ thành chạy trốn vào Panduranga (Phan Rang). Quân nhà Tiền Lê san thành Đồng Dương thành bình địa, và thiêu hủy tông miếu hoàng gia Chiêm Thành. Vua Lê Đại Hành chia quân đóng giữ các nơi xung yếu của Chiêm Thành đến tận Vijaya (Bình Định). Nhà vua ở lại trên đất Chiêm một năm mới hạ chiếu ban sư. Khi rút quân về, nhà vua mang theo 100 cung nữ người Chiêm giỏi múa hát và một thầy tăng người Ấn Độ, cùng rất nhiều vàng ngọc châu báu. Nhà vua lưu lại một đạo quân trú phòng dưới quyền chỉ huy của Quản giáp Lưu Kế Tông để chiếm đóng phần phía bắc nước Chiêm Thành (từ Hoành Sơn đến mũi Varella).


  10. VIENTUY

    VIENTUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    lâu wá ko vào, ko ngờ box mình hay wá, những tư liệu thật tình tôi mù tịt. xin lỗi tôi có thể liên lạc với khongyeuem được ko ạh, và bằng cách nào? tôi rất muốn học hỏi thêm

Chia sẻ trang này