1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào được yêu thích nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi Bee_Gees, 29/09/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mình có mấy lời bàn với bạn Butterfly:
    Mình đồng ý với quan điểm của bạn về sự trọng dụng người tài của TTháo.TTháo nếu đã tin tưởng vào tài nghệ và lòng trung của ai thì rất mến người đó: Điển Vi chết,TTháo rất đau khổ và thừa nhận rằng cái chết này là do Tháo gây ra;TTháo rất tâm đắc và trọng dụng Quách Gia,trong bữa tiệc mừng trở về sau khi thoát chết ở trận Xích Bích,Tháo ôm mặt khóc mà rằng:Ta tiếc Quách Phụng Hiểu yểu mệnh,nếu có ông ấy ta đã chẳng thua như thế này.Hành động này bộc lộ tấm lòng của Tháo với QGia,cho dù còn mang cả hàm ý khác:chửi khéo các mưu sĩ của mình.
    Tuy nhiên,KM không fải là người dám chống lại mệnh trời.Trong TQuốc,chỉ có hai người không sợ trời thôi,đó là TTháo và Trương Phi.TTHáo không sợ trời vì tự fụ và tin tưởng vào tài năng của mình,còn Trương Phi không sợ trời vì tính cách oai dũng của ông ta(nếy mình không nhầm, điều này được ghi trong fần giới thiệu của TQuốc thì fải)
    KM rất hiểu mệnh trời,cũng như ông rất hiểu về bói toán,tướng số.KM ra giúp LBị,thứ nhất là do cảm fục tấm lòng của LBị(LBị đã tam cố thảo lư,và sự tam cố này rõ ràng là tác fẩm của KM,ông muốn thử lòng LBị),và thứ hai là để thể hiện tài năng của mình.KM thường tự ví mình với Quản Trọng,Nhạc Nghị; trong lúc đàm đạo với bạn hữu,có nói đại ý rằng:sự học của các anh chỉ là tầm chương trích cú,các anh làm quan to nhất cũng chỉ là quan huyện,còn tôi,học hành chỉ cần nắm được cái bản chất bên trong,khi làm quan sẽ lập công lao lẫy lừng).KM chọn LBị,chứ không chỉ đơn thuần là LBị chọn KM-điều này là chinh xác đấy.Khi làm quan cho LBị,fần nhiều là KM cảm mến tấm lòng và nhân cách của LBị(ông đã từng than:chúa công đúng là một vị chúa nhân từ) mà ông hết sức hết lòng fò giúp,tuy rằng hơn ai hết,ông cũng hiểu rằng vận của nhà Hán sắp hết rồi.
  2. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    đoạn Khổng Minh khóc Chu Du tác giả xây dựng hay thật, chả biết khóc thật hay khóc giả vờ nữa, thế mới hay, để người đời sau bình luận.
    Còn thích nhất á
    1 vẫn là Khổng Minh
    2 Trương Tùng . Tùng có đoạn trêu Tào Tháo " thừa tướng khi trước đánh Trương Tú ở Uyển Thành, phá Lã Bố ở Bộc Dương, trận Xích Bích gặp Chu Du, đường Hoa Dung gặp Quan Vũ, cắt râu quẳng áo ở Đồng Quan, cướp thuyền tránh tên ở Vị Thuỷ, xưa nay đều là thiên hạ vô địch cả". Tào Tháo nghe xong tức lộn ruột.
  3. duonglong

    duonglong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Nếu xếp so sánh 3 tay "to đầu" nhất trong Tam Quốc : Lưu Bị (Thục) - Tôn Quyền (Ngô) - Tào Tháo (Nguỵ) thì thấy rõ Tháo nổi trội về mọi mặt so với hai tay kia.
    Lưu bị kô nhờ KM, Tôn Quyền kô nhờ Chu Du + lũ hậu vệ bị thịt thì trận nào cũng "đứt đuôi" với Tháo. Tháo cũng kô đến mức giả nhân giả nghĩa như Lưu bị - Ném A Đẩu để loè Triệu Tử Long là một minh chứng nhỏ trong các trò mị dân của Bị. Còn các tiểu tiết "khiếm nhã" của Tháo thì cũng chính là điều cần để trở thành bậc Quân Vương đa mưu túc trí, trấn áp quần hùng etc., được. Các điểm ấn tượng khác của Tháo tại hạ mời chư vị bổ sung tiếp cho.
    Có thể nói Tào Tháo tạo ấn tượng nhất về các bậc quân vương trong số các bậc quân vương thời Tam Quốc.
    Được duonglong sửa chữa / chuyển vào 21:07 ngày 10/10/2004
  4. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    xin lỗi các huynh đệ, cho hỏi 1 chút: kết cuộc về sau là bên nào được vậy? nguỵ phải ko?. mình xem ko hết nên ko biết.
    nhưng nếu bàn về 3 cậu đó thì nên xem xét cả các con của 3 cậu đó----> từ đó có thể phân ra ai toàn diện nhất?
  5. serin1980

    serin1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    mỗi nhân vật có một vai trò không thể so sánh chung được,ví như không thể đem tác dụng của cái kim ra so sánh với cái kéo.
    Về người đứng đầu,tầm cỡ vua chúa thì Lưu Bị xứng đáng,biết mua chuộc nhân tâm,thủ đoạn chính trị tốt, và biết dùng cũng như nhìn người-thông qua hoàn toàn tin tưởng vao Không Minh.
    Về tướng cầm quân đánh trận xa trường số 1 là Tào Tháo. Tào Tháo hội tụ đủ điều kiện của 1 tướng tài có thể xoay chuyển cục diện chiến trường và từ đó thay đổi tình thế,kiểu như Hàn Tín,Nhạc Phi
    Về chiến lược,tổng tham mưu,đường lối chính sách chủ trương thì phải nói không thể ai hơn Khổng Minh,kể cả các thời đại sau cũng hiếm người có tầm nhìn như ông.
    Về tướng đánh trận thực hiện tốt các chủ trương của trên đề ra thì không ai bằng Triệu Vân.gần như bảo đảm đúng ý đồ chiến thuật
    Trong Tam Quốc thì Nguỵ có thế mạnh về địa lơi,đất rộng dân nhiều,vùng không bi chiến tranh ảnh hưởng rộng lớn.Ngô thì có thế mạnh về thiên lợi,dân qui phục,yên ổn lâu dài quân đủ dân no ấm.Thục thì có nhân lợi,chính sach kinh tế đung đắn,đường lối ngoại giao thich hợp,người tài hầu như đều muốn đến Thục.
    Nhìn đó thì thấy vì sao sau khi Khổng Minh mất đi,những người trực tiếp đào tạo,lựa chọn vẫn duy trì được 1 khoảng thời gian gian 30 năm trong tình trạng Thục chỉ có 1 châu quận trongkhi Nguỵ có 9 châu. Chỉ đến khi lớp người trực tiếp sau Khổng Minh mất đi thì nước Thục mới tàn.
  6. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Gửi tới bác Trưởng lão cái bang mấy điều:
    Thứ nhứt là:nick gì mừ oai thế,nghe oai vãi lúa ý !
    Thứ hai:bàn về "chuyên môn" nhé.
    Theo mình thì cái khóc đó fần nhiều là giả,bởi thế mà KM đã giật nẩy người khi bị BThống tóm áo ở bờ sông để "đọc vẹo".Tuy nhiên cũng có fần thật trong chuyện này,đó có thể là chút lời tri ân với địch thủ của mình(dù sao KM cũng rất trọng tài năng của Công Cẩn,và bạn thấy không,có bao giờ KM fải giả tạo và đóng kịch đến mức "giàn giụa nước mắt" như trong trường hợp này ?),cũng vừa là môt cách cười nhạo kẻ chiến bại.Nhiều tầng nhiều lớp ý nghĩa như vậy đã làm đẹp làm dày thêm cho tình huống văn học này.
  7. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Gửi tới bạn bo_chẹt(người thì đẹp mà sao nick "thẩm mỹ" wá):
    Cuối cùng thì chẳng có ai trong ba nhà Nguỵ,Thục,Ngô thắng cả bạn ạ.Đánh nhau khoảng 80 năm trời,tiêu hao bao khí lực,sức quân,tiền tài,của cải vậy mà cuối cùng lại để cháu nội của đg chí TMÝ (là Tư mã Viêm) "nuốt" mất.Tuy vậy họ cũng để lại cho hậu thế rất nhiều điển tích điển cố,nhiều kinh nghiệm và bài học không những về quân sự mà còn về chính trị nữa(các thủ lĩnh nông dân,kể cả các vị lập được nhiều thành tựu)đều xem TQuốc là cuốn sách gối đầu giường.Thậm chí ngay cả Mao Trạch Đông_một nhà lãnh đạo đã tạo ra những chuyển mình mang tính bước ngoặt trong lịch sử,cũng nói rằng mình đã nghiên cứu và đúc rút ra nhiều điều từ TQuốc.Và cuối cùng,nếu không có những cuộc tranh đấu,giành giật đấy thì ông tác giả_đg chí LQTrung ý mà,lấy đâu ra tư liệu để mà viết ra được bộ truyện kinh điển này,bạn nhỉ?
  8. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Mình rất đồng ý với bạn Serin,khi đánh giá cao tầm nhìn chiến lược của KM.Tầm nhìn này thể hiện rất rõ qua mấy sự kiện:
    _7 lần bắt MHoạch.Tại sao KM fải năm lần bảy lượt tha,rùi mất công bắt lại đg chí này,fải chăng vì ông ta wá kiêu ngạo?(Thật sự thì KM cũng từng nói rằng,ta muốn bắt hắn lúc nào mà chẳng được).Vấn đề này ,sau này đã đưọc chính KM giải đáp:đối với những người man địch,ở quá xa tầm kiểm soát của ta,vấn đề cốt lõi là fải thu fục được nhân tâm,làm cho họ cảm cái tâm cái tài thì họ mới chịu fục,mới không làm loạn được,như vậy mới có ổn định dài lâu.Điều này thể hiện rất rõ tầm nhìn của KM.
    _Khi LBị tam cố thảo lư mời mình,KM đã chỉ ra cho LBị rằng:thời buổi ngày nay,khi TTháo và Tôn Quyền đang quá mạnh và ổn định(Tào có trăm vạn quân lại mượn danh thiên tử đẻ sai khiến chư hầu,Tôn lập nghiệp đã ba đời,lòng dân êm thuận),chưa thể trực tiếp đánh nhau và lấy đất của họ được,muốn tạo dựng cơ đồ,fải chiếm ngay lấy Kinh Châu và "Tây tiến",chiếm lấy Tây Xuyên làm căn bản,rồi kết hoà hiếu với các xứ rợ nhằm không bị quấy fá,lúc đó mới có thể tranh được thua với Nguỵ,Ngô được-đây chính là quan điểm chia ba thiên hạ,tạo thế chân vạc nổi tiếng trong lịch sử.
    Chúng ta có thể thấy được rằng,trước khi tiếp nhận quan điểm này,LBị luôn ở thế rất thụ động,không có mảnh đất dung thân và thật ra không có chiến lược rõ ràng,như vậy mới thấy quan điểm này "tầm cỡ" tới mức độ nào.Đó lại là quan điểm của mọt Khổng Minh còn rất trẻ tuổi,chưa hề tham chính và hãy còn "ngồi trong lều tranh bàn chuyện thiên hạ"-như thế mới thấy dược lới khen của tác giả dành cho ông ta:"vạn cổ có một không hai" cũng không fải quá lời .
  9. khongyeuem

    khongyeuem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tuy vậy,trong lịch sử Việt Nam ta,có một nhà chiến lược từng đưa ra một kế sách tương tự,tạo ra bước chuyển rất quan trọng trong cuộc chiến chống quân xâm lược,để rồi lực lưọng kháng chiến,từ chỗ chỉ là một đoàn nghĩa binh vươn mình trở thành đội quân chiến thắng,tạo dựng nên tên tuổi của một triều đại fong kiến.Bạn hãy cho biết nhà chiến lược đó là ai?
    Rất mong các bạn thể hiện nhuãng hiểu biết về lịch sử nước nhà của mình !
  10. VIENTUY

    VIENTUY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    gữi khôngyêuem. bạn định nói tới Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trải hay vua Quang Trung? tôi cực kỳ mê Khổng Minh, đọc TQC chĩ đễ đọc KM, nhưng tiếc là KM có 1 lổi là dùng Mã Thốc để phải thất thủ nhai đình o nghe lời LB, nhưng nghỉ lại ai mà o bị sai sót nên vẫn cứ mê KM

Chia sẻ trang này