1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật nào mang tính tư tưởng trong lịch sử VN.

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Tran_Thang, 22/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Thực ra vấn đề đáng để các nhà sử học bàn nhất là tại sao người VN chẳng có cái tư tưởng gì cả???
    Hay tư tưởng của người Việt từ xua đến nay là thờ thần thờ phật, thờ anh hùng, thờ ông bà tổ tiên, thờ cao nhân?
    Thờ cúng để thống nhất các quan điểm chung, tôn thờ các giá trị thống trị, và gạt bỏ những cái tôi sáng tạo?
    Nhờ tư tưởng đó, người VN luôn có khả năng thích ứng với mọi sự áp đặt ngoại bang. Luôn có khả năng tạo sự ổn định dưới mọi thể chế?
  2. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin kể một câu chuyện có thật !
    Số là cách đây mấy năm, cha Tôi phải nằm viện ở bệnh viện Hữu Nghị, nằm cùng phòng với cha Tôi có một Chú (bị ung thư giai đoạn cuối) công tác bên lĩnh vực sử học ( tránh nói cụ thể vì có thể có người biết) .
    Chú kể rất nhiều chuyện và Chú cũng thừa nhận rằng ở VN ko có một ai xứng tầm để gọi là triết gia, hay nhà tư trưởng lớn. Chú còn kể rằng, sang Nga học, thì mấy thấy giáo Nga bảo là "VN chúng mày chả có triết học" . Hơn một tháng sau thì Chú chết !
    Tôi là người cũng hay lọ mọ, tìm đọc đầu đề các sách báo nhưng chưa thấy có một cuốn sách nào của ngoài nước có tên người Việt Nam nào có tầm tư tưởng. Trừ các nước Ấn Độ, Trung Quốc thì các nước Triều Tiên, Nhật mấy nước Hồi Giáo.....đều có nhà tư tưởng lớn cả .
    Còn các tôn giáo ở VN hiện nay đều là các tôn giáo ngoại quốc (huặc tổ hợp). Duy chỉ có đạo Phật chủ trương tương đối phù hợp với lối sống và suy nghĩ văn hoá của người Việt nên mới bén rễ đến như vậy . Dù chúng ta ko phải là Phật tử thì vẫn có những nét tương đồng và thân thiện .
    Còn lý thuyết của Vovinam - Việt Võ Đạo có xứng tầm với các triết thuyết khác ko thì để người ngoài đánh giá thì hợp lý hơn. Nhưng với cá nhân Tôi thì dù sao vẫn còn hơn nhiều lý luận khác ở trong nước xét từ đời vua Hùng đến nay .
    Mời tham khảo : http://www.vovinamus.com/dacsan.htm
  3. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Xin chia buồn với bạn. Còn về triết học thì có ông Trần Đức Thảo đó thôi. Nhưng triết của ông sao ...hiền quá đỗi.
    Trên tôi chỉ nhận xét võ thuật với góc độ thể thao thôi. Chứ còn các phương diện khác tôi không dám bàn.
  4. cuoinguaxemhoa

    cuoinguaxemhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2005
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Nói nốt !
    Ông Chú này chắc có lẽ sắp chết nên nói rất nhiều chuyện, nhưng có một câu nói của Chú mà Tôi nhớ mãi, đại loại là "cả tập thể nơi chú công tác mấy chục năm qua ko có tác phẩm nào để đời" . Đây chỉ xét ở khía cạnh triết học và tư tưởng thôi nhé !
    Bàn chuyện ngoài lề, chúng ta đánh thắng hết giặc Tây, Tàu, Mỹ nhưng chả có một sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến thế giới cả . Xét chung cuộc thì VN cũng chỉ là một bàn cờ nhỏ cho các đại gia chơi mà thôi .
    Nghĩ cũng đau sờ cau thật !
    Thôi cũng hi vọng vào thế hệ 9X, sau này sống trong sung sướng thì có nghĩ ra cái gì hay ho để truyền bá cho nhân loại ko. Chứ thế hệ 7X lỡ cỡ cũng chả ăn thua. Còn 8X thì chưa thấy ngôi sao nào, nhân tài thì đã phát tính từ lúc thanh niên !
  5. khoinguyen_kts

    khoinguyen_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Sao báo chí hay nói đến "Tư tưởng Hồ Chí Minh" thế. Chẳng nhẽ Hồ Chí Minh không phải là một nhà tư tưởng lớn của VN hay sao?
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tôi cũng thuộc thế hệ 7x đây.
    Tuy ta không có nền triết học nhưng vẫn có những nhà tư tưởng, tuy tư tưởng ấy chưa kết nối thành một hệ thống. Đông Á thì chỉ có Tàu, Nhật là chịu chơi nhất. Còn cái bọn "Triều trào lưu văn hóa" thì tôi thấy quá tầm thường. Hình như bọn Nam Hàn giở nhiều trò văn hóa chỉ để trêu người anh em Bắc Hàn của chúng nó thôi. Nhưng nếu bạn hỏi một người Anh là họ muốn làm một điều gì đó ảnh hưởng đến thế giới không thì tôi chắc là họ sẽ trả lời không. Tìm hiểu, khám phá, thay đổi có lẽ chỉ là một bản năng, một thiên tính của họ. Còn với người VN thì câu trả lời có lẽ là...thành lập một đảng, hoặc phát triển vũ khí hạt nhân.
    Có thể nói việc dời đô hay nam tiến chính là những tư tưởng mang tính chiến lược nhất.
  7. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Theo tớ thì ĐBP là sự kiện ảnh hưởng đến cả thế giới, ít nhất là thế giới những nước thuộc địa và thực dân.
    VN có thể là bàn cờ nhỏ theo cách nghĩ của bác, nhưng ở đâu mới là bàn cờ lớn? Nếu xét "chung cuộc" hơn cả bác, có thể nói, thế giới này là cả một bàn cờ lớn cho một số ít đại gia chơi mà thôi. Tư tưởng này nọ, cũng chỉ là những loại quân cờ đòi hỏi người sử dụng khéo léo hơn một chút mà thôi. Ngay cả Việt võ đạo bây giờ cũng đang trở thành quân cờ, đang được một số người ***g vào đó tư tưởng này nọ đấy thôi (còn mục đích để làm gì, tốt hay xấu, tớ xin miễn bàn).
  8. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Riêng về Nguyễn Trường Tộ đi Tây thì có lẽ là thêu dệt. Tôi có đọc một cuốn sách nói về Nguyễn Trường Tộ khá tỷ mỉ. Có nhiều văn bản về cuộc đời ông. Viết rằng NTT học khoa học tự nhiên từ một giáo sĩ Tây. Ông học giỏi và làm được nhiều công việc như kiến trúc, xây dựng vv... Ông nói với vua Tự Đức rằng muốn đòi Pháp trả các tỉnh Nam Bộ thì nước ta phải mạnh lên, phải học ngành tự nhiên, bỏ thi khoa cử truyền thống. Tiếp đó đưa người ra nước ngoài học tập, mua các thiết bị kỹ thuật về. Tất cả để chấn hưng đất nước. Tự Đức ủng hộ ông nhưng không thể chống lại toàn bộ quan lại và sĩ phu. NTT thất bại, chết năm 44 tuổi(hay là 49, không nhớ). Việc ông xuất ngoại không có tài liệu nào chứng minh.
  9. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Các bạn à, mình biết câu trả lời, cái này thầy dạy môn Lịch sử các học thuyết kinh tế của mình có dạy.
    Chúng ta phải phân biệt ra từng cấp bậc, theo mức độ trừu tượng hóa ngày càng cao: ở cấp thấp nhất là những người tạo ra các luận điểm, ví dụ như khi ta nói, chẳng hạn:" Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây".
    Ở cấp trên là tư tưởng gồm nhiều luận điểm nhưng không mang tính hệ thống. Ví dụ: tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác Hồ là người đã ứng dụng CN Mác-Lênin vào VN, Bác không đề ra một chủ nghĩa nào cả, nhưng trong từng quan điểm của Bác đều có tính khái quát cao và rất khoa học nên chúng ta xem Bác Hồ là một nhà tư tưởng. Trong lịch sử, chúng ta còn có một nhà tư tưởng nữa là Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi là người hoàn chỉnh tư tưởng về độc lập dân tộc của VN từ những gì mà các thế hệ trước đã xây dựng nên. Trong lịch sử VN chỉ có hai nhà tư tưởng về triết học này thôi. Trong kinh tế, thì VN không có tư tưởng nào cả, nhưng các luận điểm thì rất nhiều. Trong các lĩnh vực khác thì thầy không nói.
    Ở cấp trên là các lý thuyết (hay gọi là lý luận) là một tập hợp có hệ thống các luận điểm.
    Ở cấp tiếp theo là học thuyết (hay chủ nghĩa). Ví dụ như học thuyết Mác-Lênin, chủ nghĩa trọng thương.
    Ở cấp trên cùng là các trường phái là tập hợp nhiều học thuyết. Ví dụ như trong kinh tế có trường phái Áo.
  10. neweco

    neweco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2005
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Các bạn à, mình biết câu trả lời, cái này thầy dạy môn Lịch sử các học thuyết kinh tế của mình có dạy.
    Chúng ta phải phân biệt ra từng cấp bậc, theo mức độ trừu tượng hóa ngày càng cao: ở cấp thấp nhất là những người tạo ra các luận điểm, ví dụ như khi ta nói, chẳng hạn:" Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong những năm gần đây".
    Ở cấp trên là tư tưởng gồm nhiều luận điểm nhưng không mang tính hệ thống. Ví dụ: tư tưởng Hồ Chí Minh, Bác Hồ là người đã ứng dụng CN Mác-Lênin vào VN, Bác không đề ra một chủ nghĩa nào cả, nhưng trong từng quan điểm của Bác đều có tính khái quát cao và rất khoa học nên chúng ta xem Bác Hồ là một nhà tư tưởng. Trong lịch sử, chúng ta còn có một nhà tư tưởng nữa là Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho tư tưởng độc lập dân tộc của VN: "Như nước Đại Việt ta từ trước- Vốn xưng nền văn hiến đã lâu- Sông núi bờ cõi đã chia- Phong tục Bắc Nam cũng khác". Trong lịch sử VN chỉ có hai nhà tư tưởng về triết học này thôi. Trong kinh tế, thì VN không có tư tưởng nào cả, nhưng các luận điểm thì rất nhiều. Trong các lĩnh vực khác thì thầy không nói.
    Ở cấp trên là các lý thuyết (hay gọi là lý luận) là một tập hợp có hệ thống các luận điểm.
    Ở cấp tiếp theo là học thuyết (hay chủ nghĩa). Ví dụ như học thuyết Mác-Lênin, chủ nghĩa trọng thương.
    Ở cấp trên cùng là các trường phái là tập hợp nhiều học thuyết cùng có quan điểm chung về một vấn đề nào đó. Ví dụ như trong kinh tế có trường phái Áo.

Chia sẻ trang này