1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật - Sự kiện

Chủ đề trong 'Nhạc Jazz' bởi Olympic, 28/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Nhân vật - Sự kiện

    Sự hóm hỉnh của nhạc Jazz Mỹ
    [​IMG]

    Phòng hoà nhạc - Nhạc viện Hà Nội gần đây hay có những chương trình hoà nhạc nước ngoài hay, lạ. Gần nhất là chương trình Nhạc Jazz Mỹ tối 17/5 với giọng ca Coco York và tay dương cầm Mike del Ferro. Mở đầu là những giai điệu vốn mượt mà của bản Habanerra trong Carmen (Bizet) và Trở về Sorento qua phong cách piano jazz trữ tình điêu luyện của Mike. Trước đó - đương kim đại sứ Mỹ đã có một bài diễn văn không dưới 15 phút - song ngữ - trong đó bao gồm cả phần giới thiệu sơ qua về jazz và sự lan toả của nó từ người Mỹ da đen. Ông không quên giới thiệu tổ chức phi lợi nhuận Những âm thanh nước Mỹ - cách đây chưa lâu, chính người sáng lập và chủ tịch của nó - John Ferguson cùng một nam ca sĩ đã đến dạy và diễn tại Nhạc viện HN. Kết thúc bài diễn văn, ông vừa đề nghị khán giả tắt di động vừa rút máy ra làm mẫu. Phần trình diễn của Coco mở đầu bằng 2 bài dân ca Tây Phi Motherless Child/Đứa bé không mẹ Oh Happy Day/Ô Ngày vui.

    Giọng ca da đen thứ 2 mà NATNM "cử" đến Việt Nam, sau khi đã đưa cô qua Đức, Luxemburg, Liên hoan nhạc Jazz 1996 ở Malta, là một giọng khoẻ, dày và sâu (có cái gì đấy cũng gợi đến Siu Black nhà ta nhưng cao gấp đôi - xét về người). Chị sinh trưởng tại thành phố có tên Strong, bang Akansas, từng lưu diễn nhiều nơi trên thế giới thuộc Châu Phi, Châu Âu và úc. Chị trở về Châu Phi từ những năm đầu của sự nghiệp để học âm nhạc da đen chính gốc. Hiện chị đang nghiên cứu và giảng dạy nhạc jazz tại Nhạc viện Rotterdam. Coco chỉ có duy nhất một buổi lên lớp cho "mươi, mười lăm" sinh viên Thanh nhạc NVHN, chị có vẻ không vui vì hơi ít người đến học. Hỏi chị dạy gì, chị đáp "dạy cách thở", chứ còn khó có thể đem jazz dạy ngay cho những người chỉ quen cổ điển. Trong đêm 17/5, Coco Strong đã giao lưu khá tưng bừng trên nền nhạc không dứt của Mike. Chị "thị phạm" và "bắt" lần lượt từng khu ghế ngồi phải bắt chước hưm hưm, nhưng càng về sau mọi người càng chịu chết, chỉ biết vỗ tay vì các nốt của Coco quá dài hơi và hoa mỹ.

    Tính ngẫu hứng của jazz được phát huy triệt để không chỉ từ việc Coco trình diễn Love for sale với một kiểu không giống ai, mà còn ở việc một vị khách quên không tắt di động giữa lúc Mike đang êm ái dạo nhạc - nghệ sĩ tức thì láy lại giai điệu chuông My heart will go on và ngẫu hứng ngay trên chủ đề đó. Có thể thấy nét mặt Coco hơi hoảng (khán giả thì lập tức phá ra cười), nhưng Mike đã êm ru quay lại phần biểu diễn - trước đó đã được Coco "quảng cáo" sẽ làm cho những người đang và sẽ yêu xích lại gần nhau. Mike del Ferro - sinh năm 1965 tại Amsterdam - chơi piano cổ điển từ năm lên 9, theo phong cách jazz từ năm 17 tuổi, đứng đầu ít nhất 3 cuộc thi trình tấu nhạc jazz ở Châu Âu. Anh tốt nghiệp Thạc sĩ tại Nhạc viện Hilversum - Hà Lan, học soạn nhạc ở Đức, từng dạy piano tại Nhạc viện Hoàng gia Bỉ.

  2. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Cô gái hát nhạc Jazz độc nhất của Hà Nội
    [​IMG]

    Da nâu, tóc tém, đôi mắt sắc, Thu Hồng có gương mặt và vóc dáng giống hệt em gái - ca sĩ Hồng Thuý trong nhóm Tik Tik Tak nhưng cá tính hơn, ẩn giật những tâm trạng, những nỗi niềm và cả những đam mê của một phụ nữ biết điều chỉnh mình đi vững chãi trên hai sợi dây tưởng chừng rất mong manh: kinh doanh và nghệ thuật
    Những ngày này, cửa hàng ảnh viện - áo cưới Nữ Hoàng của Thu Hồng tại 57 Mai Hắc Đế - Hà Nội không còn đông khách. Mùa cưới đã qua, thời tiết chớm hè nóng nực, ảnh viện cũng không còn sức hấp dẫn... nhưng Thu Hồng lại có sự bận rộn khác, đó là việc luyện giọng chuẩn bị cho Festival nhạc Jazz tổ chức tại Singapore đầu tháng 5/2001. Cô tâm sự: "Hiện nay em là ca sĩ nhạc Jazz duy nhất ở Hà Nội. Có lẽ vậy mà em được tham dự Festival theo tiêu chuẩn của nhạc viện Hà Nội. Bất ngờ, vui mừng nhưng cũng là một thử thách bởi em không có đối thủ ngay trong nước để biết lực của mình đến đâu, mình có thực sự là một người hát hay loại nhạc này hay chỉ là một người biết hát và hợp với tố chất cần có của nhạc Jazz?".
    Sinh năm 1972, Thu Hồng là một học trò luôn được hưởng sự đặc cách của Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội trong các kỳ thi bởi những thành công mà cô đã được tại các cuộc thi ca nhạc (giải nhì Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội và giải người hát hay nhất ca khúc về Hà Nội năm 1999). Tốt nghiệp với điểm 10 đặc cách (miễn thi tốt nghiệp), Thu Hồng hòa vào sự sôi động của sân khấu ca nhạc Thủ đô rồi lại nhanh chóng tách ra tạo lập một thế giới riêng theo guồng quay chóng mặt của thị trường kinh doanh. Chồng của Thu Hồng tốt nghiệp khoa Lý hạt nhân, ngành chế tạo bom nguyên tử nhưng lại trở thành một tay chụp ảnh cừ khôi, một trợ thủ đắc lực cho vợ tại ảnh Viện Nữ Hoàng. Lăn lộn với thương trường, Thu Hồng dường như không còn nhớ trọn vẹn một bài hát nào mặc dù trong sâu xa của tiềm thức nỗi niềm ca hát vẫn ám ảnh, thi thoảng lại bùng cháy dữ dội. Sau một thời gian suy ngẫm, Thu Hồng đã không thể lảng tránh chính mình, cô dũng cảm đối mặt với những đam mê, khát khao cá nhân và chấp nhận một sự trở lại đầy chông gai khi nhận lời nhạc sĩ Quyền Văn Minh hát tại Jazz Club.
    Trước Thu Hồng, Trần Thu Hà và Bằng Kiều cũng đã hát nhạc Jazz như một sự thử nghiệm nhưng rồi cơ chế thị trường với những đòi hỏi của thị hiếu đã bứt họ khỏi nhạc Jazz để đến với Pop. Thu Hồng là người đến sau nhưng thực chất từ nhiều năm trước nhạc sĩ Quyền Văn Minh đã phát hiện ra những tố chất nhạc Jazz trong chất giọng của Thu Hồng. Là một loại nhạc thấm rất sâu, tính thưởng thức cao với những tiết tấu thay đổi đầy ngẫu hứng đi theo một vòng hòa thanh nhất định, nhạc Jazz đòi hỏi người hát phải là người có cá tính mạnh, luôn sáng tạo những ngẫu hứng bất ngờ của Jazz và không bao giờ lặp lại mình ngay trong một bái hát. ở VN hiện nay, nhạc Jazz đã có chỗ đứng, khán giả đến với nhạc Jazz phần lớn là giới học sinh, sinh viên và người nước ngoài nhưng cũng chỉ ở phạm vi hẹp là các quán Bar, các CLB, chưa vươn tới những sân khấu ca nhạc lớn với hàng ngàn khán giả trong khi Jazz là loại nhạc kén người hát, kén người nghe, tính nghệ thuật và giá trị thưởng thức cao. Nghịch lý này buộc những ai đam mê nhạc Jazz phải biết gạt lợi nhuận ra ngoài và tôn sùng nghệ thuật như một sự đam mê đầy tín ngưỡng. Thu Hồng cũng vậy, cô đến với Jazz Club để sống với đam mê của mình, nhận một khoản thù lao vừa phải cho 3 bài hát/đêm, mặc dù cô là ca sĩ hát nhạc Jazz độc nhất của Hà Nội, vắng cô, dàn nhạc chỉ hòa tấu phục vụ khách. Cô cho biết: "Với những người nghe lần đầu, Jazz chưa chắc khiến họ thích thú, thậm chí khó nghe. Chính vì vậy, em không bao giờ hát những bài có giai điệu quá mới, quá lạ với người nghe mà chủ yếu chọn những bài hát kinh điển đã quen thuộc để khán giả có thể cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong giai điệu của nhạc Jazz, giúp họ phân biệt và hiểu được sự tinh tế của bài hát khi được thể hiện ở mỗi loại nhạc khác nhau trong cùng một bài hát. Nhiệm vụ của em ở Jazz Club là bát 3 bài/đêm nhưng nếu khán giả yêu cầu em có thể hát nhiều hơn thế, có thể là 4 cũng có thể là 6 bài".
    Nói về cuộc thi nhạc Jazz sắp tới, Thu Hồng dè dặt: "Cuộc thi sẽ có nhiều gương mặt "cao thủ" nhạc Jazz của các nước. Việt Nam chỉ có mình em tham dự, em không thể để mọi người thất vọng nhưng kết quả luôn là sự bất ngờ không đoán trước được". Còn nói đến tương lai Thu Hồng, nhộn hẳn lên, khẳng định: "Sẽ hát khi nào khán giả không chấp nhận nữa mới thôi. Sắp tới em ra album nhạc Jazz riêng và cũng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho Jazz Club, vì lượng khách ở đây ngày càng tăng, anh Quyền Văn Minh muốn em ngày nào cũng hát. Muốn vậy, em phải "lên giây cót" cho mình , cố gắng thu xếp ổn thỏa cả công việc kinh doanh lẫn nghệ thuật".
  3. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Liên hoan nhạc jazz Montreal phá vỡ nhiều kỷ lục
    Liên hoan nhạc Jazz Montreal thường niên đã ghi được những kỷ lục mới về sự nổi tiếng, khẳng định được vị thế dẫn đầu trong làng nhạc jazz thế giới. Trong vòng 11 ngày diễn ra liên hoan, hơn 1,7 triệu người đã xem 2500 nghệ sĩ biểu diễn. Liên hoan đã kết thúc hôm Chủ nhật (8/7). Năm nay số vé bán ra tăng 50% so với năm ngoái.
    [​IMG] ....[​IMG]

    ...........Krall............................Brecker​

    Liên hoan nhạc jazz lần thứ 22 này đã trao giải Ella Fitzgerald cho nghệ sĩ Diana Krall và giải Miles Davis cho nghệ sĩ Michael Brecker vì những đóng góp của họ đối với nhạc jazz. Krall là ca sĩ và nghệ sĩ chơi đàn piano, đã từng giành giải Grammy, cô được mọi người ca tụng vì giọng hát ngọt ngào, khả năng biểu diễn và nhan sắc tuyệt vời. Còn Brecker, là một nghệ sĩ kèn saxophone, và là một giọng nam cao, cũng đã từng giành giải Grammy.
    Chương trình của liên hoan không chỉ là các bản nhạc jazz truyền thống, mà còn có cả các buổi hoà nhạc của các nghệ sĩ An-giê-ri - Rachid Taha, ban nhạc Anh Stereolab và hai DJ người Australia - Kruder và Dorfmeister.
    Liên hoan này đã ra đời từ 1980, lần đầu tiên ra mắt liên hoan đã thu hút được 12.000 khán giả. Các nghệ sĩ trước đây đã từng tham gia liên hoan có: Tony Bennett, BB King, Herbie Han**** và Ray Charles.
  4. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Nhạc jazz? từ J đến Z
    Ngày 14.5 tại Nhạc viện TP.HCM đã diễn ra chương trình Nhạc jazz? từ J đến Z. Đây là chương trình nằm trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ mang tên "Những thanh âm nước Mỹ", hoạt động nhằm mục đích quảng bá nét đẹp âm nhạc Mỹ ra thế giới bên ngoài qua các hình thức như hoà nhạc, hội thảo seminar, và âm nhạc trên phát thanh truyền hình. Lần thứ nhất "Những thanh âm nước Mỹ" đã giới thiệu tại TP.HCM hai giọng hát opera: Ira-Paulding và John Ferguson. Lần này là phần biểu diễn của hai nghệ sĩ Coco York và Mike del Ferro.
    [​IMG]
    Coco York là nữ ca sĩ nhạc blues và jazz. Bà sinh tại bang Arkansas, Nam Hoa Kỳ, Coco York đã đi khắp thế giới từ châu Úc, châu Phi, châu Âu rồi Hoa Kỳ, nơi tên tuổi của bà đồng nghĩa với nhạc jazz. Bà đã từng biểu diễn với các nghệ sĩ như Clark Terry, Lionel Ritchie, B.B. King. Coco York bắt đầu sự nghiệp biểu diễn chuyên nghiệp tại khu phố Pháp (New Orleans) nơi hình thành năng khiếu của Coco York về nhạc blues và jazz. Sau đó, bà sang châu Phi để học những âm điệu của cội nguồn và những bài dân ca. Hiện nay, Coco York là giáo sư về môn nghiên cứu nhạc jazz tại nhạc viện Rotterdam và giọng ca của bà đã được cả thế giới thưởng thức. Các buổi hoà nhạc và hội thảo của tổ chức "Những thanh âm nước Mỹ" đã đưa bà đi khắp nước Đức, Luxembourg. Liên hoan nhạc jazz Bắc Hải, liên hoan Di sản New Orleans, liên hoan nhạc jazz ở Malta năm 1996 và tại liên hoan tưởng niệm 100 năm ngày sinh của Gershwin ở Đức, Lithuania, Pháp và Azerbaijan.
    [​IMG]
    Mike del Ferro là một nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc và phối khí, sinh tại Amsterdam, Hà Lan. Ông là con của cố ca sĩ opera Leonard del Ferro. Mike del Ferro bắt đầu chơi piano cổ điển từ năm 9 tuổi. Năm lên 17, ông say mê và theo học jazz-piano tại nhạc viện Hilversum (Hà Lan) và lấy học vị thạc sĩ năm 1990. Năm 1989, ông đoạt giải nhất tại kỳ thi jazz-piano ở Rotterdam và cũng trong năm ấy, ông đoạt thêm giải nhạc sĩ độc tấu xuất sắc tại kỳ thi nhạc jazz châu Âu ở Brussels và giải nhất cuộc thi nhạc jazz tại Karlovy Vary, Tiệp Khắc. Năm 1993, Mike del Ferro học soạn nhạc và phối khí với Bob Brookmeyer tại trường đại học Colon (Đức). Mike del Ferro không chỉ là nhạc sĩ jazz-piano mà còn là người say mê nhiều thể loại nhạc khác nhau và chơi theo nhiều phong cách khác nhau. Ông còn phối khí nhạc nền cho nhà làm phim hoạt hình Đan Mạch Borge Ring, người đã từng đoạt giải Oscar. Từ năm 1995 - 1997, Mike del Ferro giảng dạy jazz-piano tại Nhạc viện hoàng gia ở Gent (Bỉ). Năm 1998, ông ghi âm và sản xuất một album về các bài ballads với tựa đề Đem hạnh phúc lại cho ai đó.
    Trong đêm Coco York và Mike del Ferro đã diễn các tiết mục thuộc những khúc dân ca Tây Phi, các tác phẩm nhạc jazz quen thuộc. Chương trình do Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ và Nhạc viện TP.HCM tổ chức.
  5. booty_delicious

    booty_delicious Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Hay hay .... vote luôn ...
    VN có Jazz fải không bác ... Thấy Trần Thu Hà hát cũng giống Jazz . hay .
    Có mấy bà VN hát Jazz Mỹ hay không kém gì .
    www.starsnova.2ya.com
  6. Phong_Du

    Phong_Du Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Quyền Văn Minh say sưa với nhạc Jazz​
    Nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội, Quyền Văn Minh đã cùng Quỹ Bảo trợ Văn hoá Hà Nội và các bạn bè ở TP.Hồ Chí Minh sẽ tổ chức festival nhạc jazz đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 6.10.2000.
    Tối tối, thong thả rẽ qua đầu phố Lương Văn Ca, Hà Nội, vài tháng gần đây, thấy xuất hiện một ?oCâu lạc bộ Jazz? (Jazz Club) khá khang trang với lối bài trí, đặc biệt là những bức ảnh về các nghệ sĩ jazz trên thế giới ?orất jazz?. Và sau đó là tiếng nhạc Jazz không lẫn với bất kỳ tiếng nhạc nào. Linh hồn của cái câu lạc bộ khiêm nhường là nghệ sĩ saxophone Quyền Văn Minh.
    Quyền Văn Minh là một trong không nhiều các nghệ sĩ Hà Nội đến với nhạc jazz từ ngay sau ngày thống nhất đất nước. Cái thổn thức huyền ảo của thứ âm nhạc có vẻ vừa lạ lẫm vừa kỳ quái lại rất dễ khiến người nghe khi đã chợt nhận ra thì không sao dứt nổi. Và Quyền Văn Minh đã quyết chọn jazz là con đường đi tới cùng của mình.
    Những câu hỏi thường trăn trở trong anh là liệu nhạc jazz có thích hợp với người Việt? Và nếu đã tiếp nhận nó thì Việt hoá nhạc jazz có được không? Dễ hay khó? Bao nhiêu năm, anh đã loay hoay, mò mẫm để trả lời những câu hỏi đó, bên cạnh việc hướng nghiệp cho các học trò, trong đó có cả cậu con trai Quyền Thiện Ðắc của anh vào cây kèn saxophone với những giai điệu jazz.
    Vào thời điểm đầu những năm của thập niên 90, khi rất nhiều nghệ sĩ bạn bè ngả theo những giai điệu pop để có thể dễ dàng mưu sinh hơn, Quyền Văn Minh vẫn không nao núng. Anh tìm đủ mọi cách cho jazz tồn tại ở Hà Nội. Sau việc lập ra nhóm ?oJazz sông Hồng? để có một đại diện jazz của Hà Nội giao lưu với các ban nhạc jazz nước ngoài tới Việt Nam, Quyền Văn Minh đã tiến tới việc đưa ra một ?oJazz Club? trên cơ sở vốn liếng hạn hẹp của mình và các bạn hảo tâm với nhạc jazz. Cái góc nhỏ đầu tiên của ?oJazz Club? thuê ở Trung tâm Triển lãm Giảng Võ cứ ngỡ sẽ yên ấm được vài năm thì đùng một cái bị thu lại để biến thành quán bia hơi. Anh lại tìm địa điểm khác trên gác hai của Trung tâm Phương pháp câu lạc bộ ở ngay bên hồ Hoàn Kiếm và trước đền Vua Lê. ở đó cũng đã có bao nhiêu kỷ niệm giao lưu với các nghệ sĩ nhạc jazz Pháp. Song do quy hoạch chung, ?oJazz Club? lại phải rời khỏi căn gác phố Lê Thái Tổ. ?oQuá tam ba bận?, Quyền Văn Minh tìm đến với Ðoàn Ca múa Hà Nội ở đầu phố Lương Văn Can. Và lần này có lẽ ?oJazz Club? mới an cư lạc nghiệp.
    Nhìn Quyền Văn Minh vừa chơi nhạc ngừng lại tươi cười đến với những người hâm mộ của ?oJazz Club?, trong đó không ít người nước ngoài, cảm thấy một cái gì rất đời, rất ?osinh vì nghệ, tử vì nghệ? của chàng nghệ sĩ này. Anh thường tâm sự rằng nếu anh tự ?opop? mình theo trào lưu, có lẽ về kinh tế cũng không đến nỗi, nhưng vì chót đắm đuối với jazz không thể nào dứt ra được nên đành phải hết lòng yêu nó dù nhiều trắc trở, truân chuyên. Cứ nhìn gương các nghệ sĩ jazz như Louis Armstrong, Duke Elington... là toát mồ hôi, là muốn làm một cái gì đó. Và bởi vậy, sự sống của nhạc jazz ở Hà Nội vẫn được duy trì, còn có cơ phát triển ở thế kỷ tới.
    Bên cạnh việc lo có chỗ để truyền bá nhạc jazz ở đời sống ngoài Nhạc viện Hà Nội, Quyền Văn Minh còn chuyên chú tìm cách thể hiện những giai điệu dân gian theo phong cách jazz. Việc anh ra CD ?oNgẫu hứng 99? với 8 sáng tác theo phong cách jazz dựa trên dân ca là một chứng thực cho việc xuất hiện một CD nhạc jazz đầu tiên của người Việt Nam.
    Cùng với Quyền Văn Minh, các nhạc sĩ Huy Tiến và Trần Tài từ TP.Hồ Chí Minh đã có mặt tại Hà Nội và bắt tay vào các công việc của festival.
    Ðồng cảm với sự đắm đuối nhạc jazz của Quyền Văn Minh, thêm tin sự hấp dẫn của festival nhạc jazz đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội, bởi ở đó có linh hồn của chàng nghệ sĩ này tiến tới Festival nhạc Jazz đầu tiên ở Việt Nam.
    [​IMG]
    Để gió mãi cuốn đi ...​
  7. Phong_Du

    Phong_Du Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Ngẫu hứng với jazz
    [​IMG]

    Xuất hiện lần đầu ở Việt Nam vào đêm 12-9, ba nhạc sĩ nhạc jazz tài danh Mỹ thuộc ban nhạc The Bill Heid Trio đã mang lại cho công chúng yêu âm nhạc những giây phút tuyệt vời trong không gian ấm cúng của sân khấu thính phòng Nhạc viện TPHCM.


    Có lẽ bí quyết sự thành công của The Trio là thông qua những tiết tấu chậm rãi, đầy ngẫu hứng của các giai điệu blues, jazz họ đã làm cho công chúng thấu hiểu được những tâm trạng buồn vui, đau khổ, cô đơn pha lẫn niềm hy vọng của những người da đen gốc châu Phi trên vùng đất mới. Cũng chính nhờ phong cách biểu diễn nghệ thuật đầy tính giãi bày đó mà The Trio đã từng đến nhiều nơi thế giới để giới thiệu với các dân tộc khác một đặc sản văn hóa, một loại nghệ thuật tiêu biểu cho tinh thần dân tộc của người Mỹ. Nhóm The Trio được giới thiệu là những nhạc sĩ nhạc jazz Mỹ kiệt xuất. Họ gồm ca sĩ kiêm nhạc sĩ keyboard Bill Heid, Patrick O?TLeary chơi bass và tay trống Michael Petrosino. Và chương trình biểu diễn Jazz Ambassadors đã đưa họ đến với công chúng TPHCM.
    Sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến phần phối hợp biểu diễn của nhạc sĩ Trần Mạnh Tuấn qua cây kèn saxo. Phải thừa nhận rằng khán giả đã vô cùng thích thú khi Trần Mạnh Tuấn cùng The Trio biểu diễn rất thành công các tác phẩm của anh.
    Cám ơn The Bill Heid Trio, cám ơn Trần Mạnh Tuấn vì những đóng góp cho sự giao lưu văn hóa qua phong cách nghệ thuật đầy ngẫu hứng tuyệt vời của các anh.


    Thu Vân
    Để gió mãi cuốn đi ...​
  8. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Trao giải thưởng cho các tài năng nhạc jazz
    [​IMG]
    Sau cuộc trưng cầu ý kiến các thần dân BBC Radio 2, một ban giám khảo gồm trên 100 thành viên đã được bổ nhiệm để bình chọn những tài năng xuất chúng nhất từng đóng góp cho sự phát triển của công nghiệp jazz.
    Trong số những giải thưởng cao quý này, Courtney Pine, 80 tuổi, nổi bật với giải Ban nhạc hay nhất (Best Band Award), bên cạnh cây đàn trumpet Clark Terry được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhạc Jazz Quốc tế của năm (International Jazz Artish Of The Year). Album hay nhất thuộc về The Street Above The Underground (Phố trên xe điện ngầm) của nghệ sĩ saxophon Jean Tousaint, thành viên cũ Art Blakey. Một cây saxophon khác, Alan Barnes, cũng vinh dự được nhận giải lần này. Ban giám khảo nhất trí trao cho anh danh hiệu Nhạc công xuất sắc nhất (Best Intrumentalist) trong khi Norma Winston ẵm giải Nghệ sĩ trình diễn nhạc jazz hay nhất (Best Vocalist). Ba trụ cột Pine, Winstone và Lyttleton còn nhận thêm Giải danh dự do cống hiến cả đời cho thể loại âm nhạc trên.
    Giải lần này cũng không quên cổ vũ cho các tay "lính mới". Cây trumpet Chris Batchelor gặt hái Tác phẩm mới hay nhất (Best New Work) trong khi Alex Wilson đột ngột khởi phát khi được nhìn nhận như Ngôi sao đang lên (Rising Star Award). Ngoài ra, Iain Ballamy - nghệ sĩ saxophon kiêm nhà soạn nhạc - cũng được trao giải Những cách tân hay nhất (Best Innovations).
    Tham dự giải còn có những siêu sao một thời như Michael Parkinson, Rolling Stones, Stacey Kent và Roni Size. Ban tổ chức hy vọng giải thưởng sẽ góp phần mang đến cho nền nhạc jazz thế giới những tài năng mới.

    (Theo BBC)

  9. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Drummer Mark Sweetman Pursues a Spiritual Quest
    [​IMG]
    His sound is raw and drenched with emotion. With this spirit, Mark Sweetman carries the torch passed to him from the days when John Coltrane redirected his life on a spiritual quest after quitting heroin cold turkey by locking himself in his room on N. 33rd Street with nothing but cigarettes and water. Since these days the number of jazz musicians that truly understand what it means to be a jazz musician is growing scarcer than mice in a cat pound. Refreshingly, Mark Sweetman, the Canadian-born drummer, has yet to divert from the spiritually enriched sound, soul and life that he discovered in his childhood.
    Born in Toronto, Sweetman recalls a vibrant jazz scene where he would spend night after night in the back of a jazz club called Bourbon St., sipping on ice water, soaking up the energy and melting away with the vibrant sound. There he witnessed tremendous acts like Bill Evans and Chet Baker who taught him what it meant to play with everything from the inside out. Perhaps his greatest influence came while witnessing guitarist Sonny Greenwich roar deep with a tone no other guitarist can duplicate. In Sweetman there is a lot of Greenwich. It is apparent in his spiritual mission and the joy and intensity that surround his music.
    Yet Greenwich was not the only power that awakened Sweetman?Ts musical sense. There was also Sweetman?Ts drum teacher whom he paired up with in Toronto when he was 18. Sweetman describes how his teacher was, ?ototally into Coltrane, Elvin, Miles, and Tony Williams.? It is in these drum lessons that Sweetman was taught more than just drums but ?olife class? where lessons about jazz theory soon became ?olife lessons.? In these pivotal moments Sweetman learned that the first rule of music was to never be afraid of producing onê?Ts own sound.
    Sweetman followed this jazz guru on the road to Philadelphia where he spent years building up the spiritual sound inside of him that finally unleashed itself in 1997 with his debut album, Inspired. As the title emphasizes, the seven tracks on the album are products of years of built up musical stimulation.
    ?oThe urgency to put out my own music was so great that I didn?Tt have a choice,? says Sweetman. ?oI had spirituality in there that needed to get out for years.?
    With a line up that includes such talents as Ralph Bowen, Dan Klienman and Mike Boone, The Mark Sweetman Quartet is full of intensity representing a music that will take control of the mind and body as it continues to push deeper into more mystical depths.
    Ralph Bowen, ?othe man? as Sweetman refers to him, takes Coltranê?Ts legacy into his own saxophone and gives the group its sparking electricity A fellow Canadian, the two had met in the Toronto days when Ralph Bowen played with the son of Sweetman?Ts drum teacher. On a mission to record this vibrant sound, Sweetman went to go see Ralph at Ortlieb?Ts Jazzhaus and recruited him in his musical quest.
    The deep natural sound of the group comes from Mike Boone who unselfishly plays the bass while Dan Kleinman floats around on the piano adding a sense of joy into the soulfully deep music.

    On the Quartet?Ts second album, All Paths Lead to One, one can hear a more relaxed and joyfully settled musical experience. From the get go the album is incarnated with a mysterious Indian drone in which the drums and bass build off of which climaxes when Ralph Bowen explodes on the sax.
    ?oI?Tve always loved the drone in Indian music and always wanted to play off of it,? says Sweetman. ?oSome of my music comes from years of falling asleep listening to jazz albums. Some just came from walking around in Europe. When I was in Italy I heard bells ringing and than a car horn went by and with my rhythmical sense I put the two together. And then sometimes I don?Tt know where it comes from nor do I ask.?
    For these reasons The Mark Sweetman Quartet remains unique in a music business where things aren?Tt always what they seem. Unusually quiet in the public scene, Sweetman remains an underground secret who is completely content with the life he leads and the music he has produced.
    ?oI think one can identify with it [the music] and when they do they identify very deeply.?
    It is this rawness of sound that got the attention of Patti LaBelle.
    ?oThe interesting thing was that he [LaBellê?Ts manager] understood the thread of spirituality in which Patti LaBelle appeals to in her audience and recognized that they in turn would get in my music.?
    This understanding led to the Sweetman Quartet opening for Patti LaBelle at The Westbury Music Fair. In this experience Sweetman recalled how Patti LaBellê?Ts musicians all were enthusiastic and a bit jealous with the easy going and free attitude that the Quartet has adopted as their philosophy.
    In the upcoming months the quartet plans to rejoin LaBelle in Jamaica along with a return to the studio to record a Coltrane tribute album.
    ?oThe thing about Coltrane and spirituality is something that pretty much has disappeared now except for a few of us who do our thing.
    ?oWe are not going to copy Coltrane; we are men of this era who happen to love Coltrane.?
    Like Coltrane, when recording, Sweetman believes that the band should play together in one room and not hidden behind layers of equipment behind studio walls.
    In this sense there is no doubt that Sweetman will be able to capture Coltranê?Ts intensity and also be able to give the music a personal element that will speak to the group?Ts modern uniqueness.
    Somehow during the course of his journey Sweetman has held on to the musical truths he was once taught in childhood. The end of my interview with Sweetman was marked by sounds of Sonny Greenwich?Ts Sun Song over the record player. Most likely it is the same album that anointed Sweetman into the world of jazz years ago. And with a tilted smile he sat cross-legged and barefoot, taking each measure in as if he was hearing the piece for the first time.
  10. Olympic

    Olympic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    1.045
    Đã được thích:
    0
    Tomasz Stanko
    [​IMG]
    Jazz of the '50s and '60s shared the overtly political side of much music from the period. Black musicians in the States and expatriates in Europe used their music as a platform for radical ideas that would reach a presumably sympathetic audience. Going back even further in history demonstrates the role jazz played in both breaking the color barrier and exacerbating it.
    In Europe, jazz was a palliative against centuries of orthodoxy. In Eastern Europe, the music was a small release from totalitarian oppression and one step closer to freedom. The irony is that the same oppression that Eastern European musicians fought against contributed greatly to their obscurity in the West. Unbeknownst to most, the jazz scene behind the fallen Iron Curtain has been virile. After Mahavishnu Orchestra keyboardist Jan Hammer and Weather Report bassist Miroslav Vitous, trumpeter Tomasz Stanko of Poland may be the most well-known of the group, due in no small part to his recordings for ECM. But for his many years on the scene, Stanko has never led his own group to the United States.
    [​IMG]
    Stanko comes to Merkin Concert Hall in the beginning of November in support of his latest album for ECM, The Soul of Things. It features his working group of the last several years, musicians of the current jazz generation in Poland. "They are just good, you know," says Stanko. "They really know my aesthetic, and more and more I like to...have communication in my music, communication with an audience. They were more tra***ional players, but also with an interest in modern free jazz music, with different modern music."
    While he has spent most of his career playing with peers such as Kryzstof Komeda, Zbiegniew Siefert, Dave Holland, Tony Oxley and others, the age of his current group has not deterred him from continuing to be musically challenging. "There is a problem of age, I think the same like with ladies, you know. Young ladies are different - girls are different than older women. There is no problem of quality, there is problem of feeling," he says. ?oYoung jazz musicians today are different because they know jazz history."
    Does Stankô?Ts background as a European and more specifically an Eastern European make him uniquely qualified to talk about the American versus European jazz question? "I think, in truth, there have to be some differences, because we have different education, and maybe this is pretty important?.you have mostly till now, mostly musicians have followed American jazz, you know. We have to say this, you know?I carry my sound from the beginning, but also coming natural with my music. I have my pretty original sound, I hope that is kind of interesting, but difficult to say. I think still American jazz is giant. The history of this music was starting in your country."
    Stanko's connection to ECM records began in 1974 when he recorded his quartet album Balladyna with Dave Holland. Previous to that, he had recorded for the Polish Muxa label and the German imprints Calig and JG, among others. Balladyna was his first exposure to the larger jazz scene and a record company with an international reputation. After the album though, he didn't record again for them until the mid '90s, Soul of Things being the fifth after the hiatus. "ECM is very good label?and of coursê?with distribution and everything, is fantastic, you know?.I'm not maybe too strong with the business. And Poland was also a little too far to have good communication between Germany and Poland. That was reason of the break. I was always talking but only occasionally making something new, but anyway in thirty years, at least more than twenty years, I didn't do anything. But I've always liked being an ECM artist, and I think in the '90s I was just stronger."
    Though his recording cre***s are numerous, Stanko is a musician who believes his strengths are best served in a live setting. "?For me, like an artist, I don't really care for recording. I think, this time, for artists, that 'I have records, because everything has to be in notes, or in the record' is over. Now everything is going faster, and important for me is also what we'll never record, that is, in concert. Also, it is very difficult to explain, but you know, records are only part of my art. Also a very important part of my art is this - what will never be forever, never issued. Records are not the only important thing, also are concerts - what nobody notates."
    Since playing in New York in 1984 as part of a benefit concert for the late Colin Walcott of Oregon, Stanko has never made it back to the States. "I'm really nervous, and I'm waiting for the reaction. American jazz is the same way as Italian opera even now. In Italian opera during Puccini's time, Verdi was the thing. This is what I remember from New York - that American audiences are the best. I am waiting, and I am very excited to see how American audiences will like, or not like, my music." royalty.

Chia sẻ trang này