1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật toàn diện nhất Tam Quốc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoiachau, 22/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    @ Bác Kevhisoka Ảnh đẹp lắm cám ơn bác.@Bác Bá tước ngự lâm1.Trận chiến Quan Vũ đấu Hoàng Trung.a.Kết quả Theo em nếu có vòng 4 thì tình hình trở lại như vòng 1.Trung ko ngã ngựa mà Vũ cũng chả trúng tên.Chẳng có cơ sở thực tế nào để khẳng định Vũ đủ thực lực thắng ở vòng 4 khi ba vòng trước hai bên chỉ ngang nhau.Trận chiến này xảy ra năm Kiến an thứ 24,209.Quan Vũ 48 tuổi,Hoàng Trung64 tuổi.Hoàng Trung cuối cùng theo Lưu Bị,coi như Quan Vũ thắng cũng được nhưng thắng như vậy trên bình diện võ nghệ mà xét ko hẳn là một cái thắng vinh quang.b.Phong độ cao thượng của Hoàng Trung trong trận chiến với Quan Vũ.Trước lúc tay bo với Quan Vũ,Hoàng Trung chỉ là một viên võ quan già cấp thấp thủ hạ của thái thú Trường sa Hàn Huyền.Để bác có thể hình dung chính xác hơn thì cụ thể là Trường sa là 1 trong7 quận trực thuộc Kinh châu.Chức tước của Hàn Huyền ngang ngửa với bọn Hoàng Tổ,Văn Sính,Trương Doãn,Sái Mạo.Còn Hoàng Trung thì thấp hơn một bậc nữa.Khi vị anh hùng nổi danh toàn quốc Hán Thọ đình hầu mỹ nhiêm công mặt đỏ của bác đến đánh,anh lính già kia ko thèm lấy sở trường bắn cung của mình ra chiến lại mà cầm thanh đại đao sở trường của đối phương ra tỉ thí.Em nghĩ thế là quá đàng hoàng.2.Em tìm mãi mà ko tìm ra chỗ nào nói Mã Siêu bằng tuổi với Quan Vũ và Bàng Đức thì kém tuổi Mã Siêu.Bác tài thật,em phục bác lắm.Thật ra Mã Siêu chết năm 222.thọ 47 tuổi,kém Quan Vũ hơn chục tuổi bác ạ.Còn Bàng Đức,Từ Hoảng thì em ko rõ chẳng dám nói bừa.3.Phong độ ổn định.a.Triệu Vân năm 201 Triệu Vân 44 tuổi đánh trận Nhữ nam,đấm chết Cao Lãm,đuổi Trương Cáp chạy có cờ.Năm 219 Triệu Vân 62 tuổi đánh trận Hán thuỷ,Từ Hoảng Trương Cáp rẽ đất ra mà chạy.b.Quan Vũ năm 200 Quan Vũ tham chiến ở Quan độ lần lượt chém Nhan Lương,Văn Sú.Năm 219,hai bố con Quan Vũ,Quan Bình cộng thêm Vu Cấm chấp một mình Bàng Đức mà mém chết.Phong độ ai xuống cấp bác kết luận hộ em luôn nhá.À,quên nữa,Nhân bắn Vũ sau khi Vũ dâng nuớc ngập 7 quân bác ạ,ko liên quan gì đến trận đấu với Bàng Đức hết
  2. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Đem cái "sở trường bắn cung" của HT ra nói như vậy là không hợp lý. Bắn cung chỉ là một thứ phụ trợ chứ Cung không thể xem như một binh khí giao chiến trước trận. Binh khí HT quen sử dụng khi lâm chiến là Đao chứ không phải Cung.
    HT giết HHU bằng cung chắc? Y chém HHU bằng đao đấy chứ.
    Có thằng nào ra giao chiến với tướng khác mà chỉ cầm 01 cây cung không?
    Lã Bố bắn cung chắc cũng không kém gì HT (xem hồi Lã Bố bắn kích) nhưng có bao giờ y dùng cung ra trận tranh hùng đâu, binh khí khi giao chiến của Bố là cây kích chứ không phải cây cung (tương tự như của HT là đao chứ không phải cung)
    Tài bắn cung đem ra trận chỉ thường là dùng để bắn lén hoặc chống lại việc bắn lén/ ném ám khí mà thôi, cũng có thể sử dụng trong khi đang chạy chứ không phải trong khi giáp chiến.
    Cam Ninh bắn Nhạc Tiến là bắn lén hay là dùng cung giao chiến với Nhạc Tiến?
    HHĐ bị mất 01 pha là do thằng kia dùng cung giao chiến với y?
    Khương Duy bắn Quách Hoài cũng là khi y bị đuuổi chứ không phải là giao phong trận tiền.
    Cũng đừng nên đem chuyện HT dưới trướng Hàn Huyền, Huyền thì chỉ cỡ Hoàng Tổ, Trương Doãn,.... ra làm gì, điều đó không nói lên được cái gì về võ nghệ của HT hết. Nó cũng như chuyện Vũ dưới trướng 01 anh dệt chiếu đóng dép hay Vân dưới trướng Công Tôn Toản,....
    Vũ khi chém Hoa Hùng trước nhiều lộ binh mã thì Vũ cũng chỉ là 01 mã cung thủ dưới trướng Lưu Bị mà thôi, Bị khi đó thì lại chưa chắc đã bằng Hàn Huyền (thái thú),...
    Bắn cung sở dĩ hay được đem ra phô diễn trong 01 số trường hợp như Lã Bố bắn kích giải hòa Viên Thuật - Lưu Bị; hội thao toàn quân của Tào Tháo trong dịp khánh thành đài Đồng Tước,.... là vì bắn cung có thể thể hiện được khá nhiều thứ của 01 võ tướng: tinh mắt, cơ bắp, sự chính xác trong động tác sử dụng binh khí, kỹ thuật sử dụng binh khí trong khi cưỡi ngựa,....
    Một số người cho rằng tôi đã quan trọng hóa vấn đề khi gọi cuộc thi bắn cung ở Đồng Tước là "hội thao quân sự toàn quân, toàn quốc" rồi cho rằng đó chỉ là 01 việc như gầy độ nhậu,v.v.... ==> chưa đọc kỹ TQDN hoặc chưa xem xét đến các vấn đề khác liên quan mà thôi.
    Cứ về đọc lại TQDN thì sẽ thấy: Trước khi thi bắn, Tào Tháo đã truyền lệnh: ai bắn trúng thì được thưởng áo bào, ai bắn trượt thì bị phạt uống 01 chén nước lã. ==> không có chuyện gây ức chế cho các tướng áo xanh. Tướng nào áo đỏ (tôn tộc nhà Tào) nếu ra mà bắn không trúng thì có phải uống chén nước lã kia không? Cái chén nước lã đó tuy đúng là nước lã thật nhưng tác dụng của nó có kém gì 01 chén "hạc đỉnh hồng" hay không?.
    Tào Tháo đưa ra quân lệnh thì khi vi phạm, chính Tháo còn phải tự cắt tóc dùng thay đầu (mặc dù Tháo không cố tình vi phạm, chỉ là rủi ro con ngựa giật mình mà xéo phải lúa của dân)
    Xem tiếp về sau sẽ thấy, tuy tại Đồng Tước, all tướng đều được Tháo thưởng gấm Tây Xuyên may áo bào nhưng có phải tướng nào cũng được dùng ở những cương vị quan trọng hay không? Tỷ lệ những người tham gia thi bắn cung tại Đồng Tước được cất nhắc lên những vị trí quan trọng hơn là bao nhiêu?
    Tào Hưu sau đó làm Tư lệnh quân khu Thủ đô
    Tào Hồng, Trương Cáp, Hạ Hầu Uyên thì chia nhau giữ 03 nơi trọng yếu như Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Xuân Lộc mà nếu không xực nổi mấy nơi này thì Lưu Bị làm sao mà xưng Hán Trung Vương được.
    Qua đó sẽ thấy, nó không những chỉ là 01 hội thao toàn quân, toàn quốc mà đồng thời còn có thể coi như một cuộc thi nâng ngạch công chức vậy.
    Việc Thục có thể hoặc có nên tổ chức hội thao như vậy hay không thì nên hỏi chú Lượng xem có thể hoặc có nên hay không. Lượng dù có thể tin tưởng tài năng của ngũ hổ tướng nhưng chẳng nhẽ lại không lo đến chuyện chuẩn bị đội ngũ kế cận/ dự phòng? Với cái vệ sinh an toàn thực phẩm thời đó thì không thể loại trừ việc một ngày nào đó cả ngũ hổ đều...bị "Tào Tháo rượt" hoặc cũng có thể vì một lý do bất khả kháng nào đó, nếu khi đó xảy ra chiến sự thì ngũ hổ không thể lâm trận, Lượng đành bó tay hay sao?
    Xin nhắc cho Sir longpetrovic thế này: theo tôi nhớ thì trong cuộc thi bắn tại Đồng Tước, người bắn đầu tiên là Tào Hưu (áo đỏ), 2nd: Văn Sính (áo xanh). 3rd: Tào Hồng (áo đỏ), cả 3 tướng này tư thế bắn đều là mặt người và đầu ngựa hướng về phía bia; 4th: Trương Cáp, đít ngựa hướng về phía bia chứ không phải đầu ngựa (Cáp quay mình lại bắn); 5th: Hạ Hầu Uyên, tư thế/kiểu bắn giống Cáp nhưng mũi tên của Uyên trúng ở vị trí giữa 4 mũi trên trước cũng trúng hồng tâm; 6th: Từ Hoảng. Hoảng không bắn vào bia mà bắn gãy cành liễu treo áo bào (có lẽ do thấy việc bắn chẻ đôi mũi tên của Uyên khó hơn việc bắn gãy cành cây treo áo bào).
    Sir longpetrovic nhận định là những tướng tham gia thi bắn đều không phải "đại dụng" và "kịch tầm cũng chỉ là Vu Cấm, Từ Hoảng, tài chỉ đủ chỉ huy 1 cánh quân", mấy thằng "đại dụng" thì không tham gia thi bắn.
    Chuyện nhầm lẫn Vu Cấm & Văn Sính thì là chuyện nhỏ, không đáng nói nhưng nhận định Vu Cấm, Từ Hoảng chỉ là loại "chỉ huy 1 cánh quân" thì sai hoàn toàn. Theo lời Sir La viết trong TQDN thì:
    - Quan Vũ khi về với Tháo được phong Hán Thọ đình hầu thì trước đó Vu Cấm đã từng được phong l;à XX đình hầu gì đó sau khi Tháo bị Trương Tú đánh ở Uyển Thành, việc Cấm đánh cả quân của Hạ Hầu Đôn, lại không lo đến việc thanh minh chuyện đó với Tháo mà lại lo đào hào chống địch sau đó được cả Tháo và bá quan khen ngợi. Khi Tháo đánh Đông Ngô, bị Chu Du lừa mà giết mất Sái, Trương thì Vu Cấm được Tháo chọn làm đô đốc hải quân, đã đáng được gọi là "đại dụng" hay chưa? (vì quân Ngô lại sở trường về đánh thủy), các sự kiện đó xảy ra trước sự kiện Đồng Tước còn sau sự kiện Đồng Tước thì thử hỏi "một cánh quân" do Cấm chỉ huy là bao nhêu? Có đủ để chia thành 5-7 đạo hay không? Tháo có đủ quân để cấp cho mỗi tướng được thưởng gấm tại Đồng Tước đài mỗi thằng "một cánh quân" cỡ đó hay không? (nói cho nhanh là dẫu cả Trung Nguyên khi đó toàn dân là lính cũng không đủ đâu!)
    "01 cánh quân" của Từ Hoảng khi đi đánh Quan Vũ ở Miện thủy là bao nhiêu và Tháo liệu có dám để 01 tướng loại vô danh đi đánh Vũ hay không? Tào Tháo khi đi xem trại của quân Kinh Châu mà Hoảng đánh được Quan Bình đã nói như thế nào ? Sir longpetrovic nếu không nhớ thì nên xem lại những đoạn đó.
    Về Trương Cáp, cứ xem lại đoạn Cáp ở Ngõa Khẩu ải cự với Trương Phi, kể cả sau khi bị mất Ngõa Khẩu ải Cáp vẫn đưa ra những ý kiến rất khách quan và sáng suốt cho các tướng trong tôn tộc Tào Tháo chứ hoàn toàn không phải là vì kiếp sợ hay chủ quan khinh địch (không nhớ chính xác nhưng chắc chắn Cáp cầm cự với Phi phải > 1 tháng, trong thời gian đó cũng có đâm chết tướng Thục là Lôi Đồng, cũng từng đánh tay đôi với Trương Phi luôn chứ chả ngán cha con con thằng nào),
  3. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Hồi nhỏ, đọc Tam Quốc, chỉ thích tướng giỏi gươm đao như Quan Vũ, Triệu Vân, Bàng Đức. Lớn lên chút khoái Khổng Minh. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở chỗ thích cái tài kinh bang tế thế. Cho rằng, ông là bậc thánh nhân, người trời, mưu kế như thần, trăm trận trăm thắng. Khi lớn, vấp váp đôi chút rồi thì đọc lại, thấy thích Khổng Minh vì ông hiện lên trong Tam Quốc không chỉ là thánh, mà còn rất người. Ông không quá đẹp một cách cao vời mà còn có chút xù xì như dân thường. Hình ảnh của ông không chỉ giống bậc thần tiên mà còn có chỗ giống quỷ sứ. Người tuy biết vận nước suy vong tuyệt vọng mà vẫn cố giúp Họ Lưu khôi phục nhà Hán. Hỡi ôi! Biết là 1 ăn 70 mà vẫn đánh. Nào khác đề đóm ngày nay. Thương thay!
    Một điều nữa là ông cả nể. Biết chẳng thay đổi được sự sụp đổ của nhà Hán. Nhưng khi Lưu Bị quá khẩn cầu, ông dứt áo từ bỏ cuộc đời tự do sung sướng để đi làm một việc vô vọng, trong một đường hầm không ánh sang. Thật đáng thương.
    Khi ốm nặng, Biết mình không thể qua khỏi, vẫn cố tìm được Khương Duy để ủy thác trách nhiệm lớn. Chết rồi vẫn không thanh thản. Đau biết nhường nào.
    Người cắt tính hầu hết các đường đi nước bước, có phải lúc nào cũng ca khúc khải hoàn đâu. Vẫn có lúc khốn khổ phải dung kế được ăn cả, ngã về không. Đó là khi bị vây khốn, đã phải lừa mở cổng thành, giả vờ ngồi chơi đàn. May mà địch hãi mà lui quân. Thoát rồi, mồ hôi rỏ xuống long tong. Khổng Minh cũng có lúc sợ mất mật đấy chứ. Thương quá.
    Hoàn cảnh gia đình mới đau. Vợ Gia Cát lại là một người rất xấu xí. Cái này mới khổ. Hoàn cảnh quá đi chứ nhỉ, Không thương ông sao đặng?
    Thế nên, ông thật là người chứ đâu phải thần thánh. Đáng yêu vô cùng.
    Không chỉ mưu lược cao siêu, ông sẵn sang chơi đòn bẩn khi cần, đặc biệt đoạn sang Đông Ngô uốn lưỡi bẻ quần nho. Đoạn đầu tiên, Bọn hủ nho giở trò lý luận kiến thức này nọ hòng hạ nhục Khổng Minh. Chỉ nháy mắt, Khổng Minh dùng chính vốn kiến thức đấy đập cho lũ nho sĩ câm họng.
    Không chỉ chơi đẹp, ông còn sẵn sang chơi tiểu xảo, chơi bẩn khi cần. Khi thấy một quan văn bới móc chủ mình là con nhà dệt chiếu đóng dép, ông không thèm dung kiến thức mà dung chiêu gậy ông đạp lưng ông. Ông lôi ngay quá khứ bẩn của tay nho sĩ vừa hỏi để khiến hắn tím mặt mà câm mồm (người này từng ăn cắp quit ở bàn tiệc Viên Thuật). Điều này thật bất ngờ, và rất thú vị.
    Vì quá thích đoạn bẻ quần nho, xin trích lại và tô đậm một đoạn để các cụ theo dõi. Biết ơn vạn bội!
    (Trích đoạn Gia Cát uốn lưỡi bẻ quần nho)
    - Khi Lỗ Túc đưa Khổng Minh đến trước trướng, đã thấy bọn Trương Chiêu, Cố Ung ngồi cùng một đám văn võ hơn hai mươi người, áo mão rực rỡ.
    Khổng Minh liền ra mắt từng người, hỏi thăm tên họ xong, lại ngồi nơi khách vị.
    - Bọn Trương Chiêu thấy Khổng Minh tướng mạo đoan trang, có một vẻ thầm lặng, biết ngay là người du thuyết, liền kiếm lời ghẹo trước:
    - Tôi là bọn sĩ phu hèn mạt bên Ðông Ngô có nghe tiên sinh đã lâu, nằm ở trên cao là chốn Long Trung, thường sánh mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Ðiều đó có quả vậy chăng?
    - Khổng Minh mỉm cười đáp:
    - Ðó chỉ là câu ví tầm thường hồi Lượng này còn nhỏ tuổi.
    - Trương Chiêu lại nói:
    - Mới đây tôi có nghe Lưu Dự Châu đi cầu tiên sinh ba phen nơi thảo lư, mới hân hạnh được tiên sinh ra giúp, coi như "cá gặp nước", những tưởng ra tay một chút là quét sạch đất Kinh châu. Nay Kinh châu phút chốc bỗng về tay Tào Tháo! Chẳng hiểu chủ kiến tiên sinh thế nào?
    - Khổng Minh thầm nghĩ:
    - Trương Chiêu là một tay mưu sĩ thứ nhất của Tôn Quyền, nếu trước chẳng phục được hắn thì làm sao nói cho Tôn Quyền nghe được.
    - Liền đáp:
    - Ta coi việc lấy đất Hán thượng như trở tay, ngặt vì Chúa ta là người nhân nghĩa, chẳng nỡ đoạt cơ nghiệp của người đồng tông, nên khước từ không chịu. Lưu Tông là đứa trẻ thơ, nghe lời xiểm nịnh lén đầu Tào Tháo, nên Tào Tháo mới lộng hành như vậy. Nay Chúa ta đóng binh nơi Giang Hạ còn nhiều kế hay, những kẻ tầm thường không sao hiểu được.
    - Trương Chiêu lại nói:
    - Nếu vậy, lời nói với việc làm không đi đôi với nhau. Tiên sinh thường ví như Quản Trọng với Nhạc Nghị. Quản Trọng làm Tướng quốc nước Tề, giúp Hoàn Công đánh dẹp thiên hạ dựng nên nghiệp bá. Còn Nhạc Nghị giúp nước Yên là một nước nhỏ yếu, mà hạ được Tề hơn bảy mươi thành. Hai người ấy mới thật là có chân tài tế thế. Chớ như tiên sinh cứ trong chốn thảo lư cười trăng ngạo gió, ôm gối ngâm thơ. Nay ra phò Lưu Dự Châu thì lúc chưa có tiên sinh vẫn còn tung hoành trong thiên hạ, chiếm cứ được thành trì. Nay được tiên sinh, người người trông cậy, những tưởng hùm đữ thêm cánh, ắt quét sạch binh Tào không có chỗ đất mà ở, ai cũng trông đợi tiên sinh sẽ quét sạch mây mù trên trời cao để thấy rõ ánh sáng của mặt trời, mặt trăng. Ngờ đâu, Lưu Dự Châu được tiên sinh rồi, binh Tào vừa kéo ra đã quăng thương bỏ giáp chạy dài, trên chẳng giúp được Lưu Biểu cho an dân thứ, dưới chẳng giúp được kẻ mồ côi giữ gìn cương thổ, lại bỏ Tân dã chạy qua Phàn Thành, thua nơi Tương Dương chạy qua Hạ Khẩu, không còn chỗ đất dung thân. Ấy là lúc Lưu Dự Châu đã được tiên sinh rồi sao lại không bằng lúc trước vậy? Quản Trạng, Nhạc Nghị có như thế sao? Lời tôi nói ngay xin tiên sinh chớ chấp.
    - Khổng Minh nghe nói cười ngất đáp:
    - Chim bằng bay muôn dặm, bầy chim sẻ há hiểu được cái chí hay sao? Việc lớn gặp nguy nan cũng ví như người đau bệnh nặng, trước phải dùng nước cháo loãng cho ăn, rồi hòa thuốc cho uống. Ðợi chừng phủ tạng điều hòa, cơ thể tạm yên mới dám dùng cá thịt tẩm bổ, lấy thuốc mạnh cho uống, thì căn bệnh mới dứt. Nếu chẳng chờ mạnh, cứ đổ thuốc mạnh vào thì e khó sống. Chúa tôi là Lưu Dự Châu lúc bại binh nơi Nhữ Nam qua Lưu Biểu, binh không đầy một ngàn, tướng chỉ có Quan, Trương, Triệu mà thôi, ấy rõ là bệnh đang lúc ngặt nghèo đó. Thành Tân dã là chỗ rừng núi hẹp hòi, nhân dân rất ít, lương thực không đủ, Lưu Dự Châu bất quá là tạm dung thân, há đi giữ chỗ ấy làm gì? Trong lúc binh giáp không đủ, lương thực không có, thành quách không bền mà đốt được binh giặc nơi Bác Vọng, dùng nước nhận chìm quân địch nơi Bạch Hà, làm cho bọn Hạ Hầu Ðôn và Tào Nhân tan hồn vỡ mật. Xét như Quản Trọng và Nhạc Nghị dụng binh cũng không được như vậy. Ðến như Lưu Tông đầu Tào Tháo, Lưu Dự Châu cũng chẳng hay, lại cũng chẳng nỡ nhân lúc loạn mà đoạt cơ nghiệp của đồng tông, ấy là người đại nhân đại nghĩa đó. Lại lúc kéo binh đi nơi Tương dương cũng vì quyến luyến bá tánh chẳng nỡ bỏ, nên ngày đi chỉ mười dặm, để bảo vệ bá tánh ấy cũng là việc đại nghĩa đó. Ít không địch nổi nhiều, thua được, được thua cũng là chuyện thường. Như xưa kia, đức Cao Hoàng thua luôn Hạng Vũ bao nhiêu trận, mà sau nơi Cai Hạ đánh một trận nên công ấy chẳng phải là mưu hay của Hàn Tín hay sao? Mà Hàn Tín phò Cao Tổ đã lâu, nào đã mấy khi thủ thẳng? Thế mới biết những kẻ chủ mưu đều xét đến quốc gia đại kế chớ chẳng phải nhìn vào một chút việc nhỏ để tự đắc khinh người. Khi yên bình ngồi bàn to luận lớn thì không ai bì kịp, khi lâm cơn ứng biến th ì trăm điều không có một điều hay, ấy mới bị người ta cười chê.
    - Khổng Minh nói luôn một thôi như thế, khiến cho Trương Chiêu tái mặt không có một lời đáp lại.
    Cũng trong đám ấy có một người ứng tiếng nói:
    - Tào Tháo đóng binh trăm vạn, chiến tướng ngàn viên, muốn đến nuốt đất Giang Hạ, ông thấy thế nào?
    - Khổng Minh xem lại người ấy là Ngu Phiên, liền đáp:
    - Tào Tháo thu được những quân ong bầy kiến của Viên Thiệu, cướp được những binh ô hợp của Lưu Biểu, thì dẫu có mấy trăm vạn cũng không đáng sợ.
    - Ngu Phiên cười lạt nói:
    - Binh bại nơi Tương Dương, thế cùng nơi Hạ Khẩu, nay phải khúm núm đi cầu người ta mà còn nói là không sợ, thật là lời khoe khoang và khinh người đó.
    - Khổng Minh nói:
    - Lưu Dự Châu với vài ngàn quân nhân nghĩa địch sao lại trăm vạn quân bạo tàn? Nay phải lui về giữ Hạ Khẩu là để đợi thời cơ. Chớ như Giang Ðông binh hùng tướng mạnh lại thêm có sông Trường Giang hiểm trở mà họ còn khuyên chúa họ đầu giặc, không nghĩ đến việc thiên hạ chê cười, ấy mới là đáng chán! Cứ xem thế thì quả Lưu Dự Châu không sợ binh Tào vậy.
    - Ngu Phiên đối lại không được. Trong đám ấy lại có người lên tiếng hỏi:
    - Tiên sinh muốn bắt chước Tô Tần, Trương Nghi, đem ba tấc lưỡi sang du thuyết Ðông Ngô sao?
    - Mọi người nhìn lại, thì ra Bộ Chất (tên tự là Tử Sơn). Khổng Minh mỉm cười:
    - Tử Sơn chỉ coi Tô Tần, Trương Nghi đều là biện sĩ, mà không biết Tô, Trương chính là những người hào kiệt, hết lòng vì xã tắc: Tô Tần đeo Tướng ấn sáu nước, Trương Nghi hai phen phò chúa nên nghiệp lớn. Hai người như thế không thể đem sánh với hạng sợ mạnh hiếp yếu, trốn đao tránh gươm như vậy đâu? Các ông mới nghe Tào Tháo bày lời dối trá đã sợ xin đầu. Vậy mà dám cười Tô Tần và Trương Nghi sao?
    - Bộ Chất làm thinh. Bỗng có một người ứng tiếng hỏi nữa:
    - Tiên sinh cho Tào Tháo là người thế nào?
    - Khổng Minh quay lại thấy Tiết Tổng, liền đáp:
    - Tào Tháo là đứa giặc của nhà Hán, còn phải hỏi gì nữa?
    - Tiết Tổng nói:
    - Lời nói đó sai rồi. Nhà Hán truyền xuống tới nay đã hơn bốn trăm năm, số trời đã gần hết, nay Tào công đã có trong tay hai phần ba thiên hạ. Lưu Dự Châu chẳng biết thời trời, ý muốn cường tranh, cũng như lấy trứng chại đá, lẽ nào chẳng bại?
    - Khổng Minh vùng nói lớn:
    - Tiết Kính Văn sao lại nói lời không cha, không chúa như vậy? Phàm làm người đứng trên trời đất, phải lấy trung hiếu làm gốc lập thân. Ông đã làm tôi nhà Hán, thấy có kẻ trái đạo thần tử như thế, thì phải thề với lòng, tìm kế tru diệt nó đi, mới là đúng đạo làm tôi chứ? Như Tào Tháo, tổ tông đời đời ăn lộc Hán, mà chẳng lo báo đền lại mưu đồ soán nghịch, thiên hạ đều oán hận, ông lại cho là thiên số. Thật rõ ràng là người không chúa không cha, xin đừng nói nữa.
    - Tiết Tổng thẹn đỏ mặt, ngồi câm miệng hến.
    - Chợt có người cất tiếng vặn hỏi:
    - Tào Tháo tuy hiếp Thiên tử, sai khiến chư hầu, nhưng cũng là dòng dõi của Tướng quốc Tào Tham. Còn Lưu Dự Châu tự xưng là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương mà chẳng có gì làm bằng cứ! Hiện mắt trông thấy, chỉ là một kẻ dệt chiếu, đóng giày thì có đủ chi mà tranh với Tào Tháo?
    - Khổng Minh xem lại, người ấy là Lục Tích, liền cười ha hả:
    - Ông có phải là Lục Lang ăn cắp quít của Viên Thuật lúc nọ đó không? (1). Xin ngồi lại để tôi nói một lời. Tào Tháo là dòng dõi của Tào Tung, thế thì đời đời phải làm tôi nhà Hán. Nay nó lại chuyên quyền, rõ ràng là không chúa không cha, chẳng những trái với triều đình mà cả với dòng họ nữa. Như vậy Tào Tháo chẳng những là tôi loàn của nhà Hán, mà còn là con giặc của họ Tào nữa. Còn Lưu Dự Châu đường đường thuộc dòng vương thất, chính Ðức Ðương Kim Hoàng Ðế, tra vào Hoàng tộc thế phổ mà gọi là Hoàng thúc, ban cho danh tước rành rành, sao ông lại bảo là không căn cứ? Vả lại, Ðức Cao Tổ cũng xuất thân là một viên Ðình trưởng, sau lại được thiên hạ, tưởng cái việc dệt chiếu, đóng giày không phải là hèn mạt vậy. Cái kiến thức của ông thật là tuồng trẻ con, không đáng đàm luận với bậc cao sĩ.- (Đoạn này Khổng Minh chơi cực bẩn, mà hay)
    - Lục Tích nghẹn họng không nói được nữa. Kế có một người đứng dậy nói:
    - Những lời Khổng Minh vừa nói ra, chẳng qua là cưỡng từ đoạn lý, chớ không phải là lời luận chánh yếu. Nhưng thôi, hà tất phải cãi vã làm gì. Ðể tôi hỏi Khổng Minh một câu: chẳng hay tiên sinh bình nhật chuyên nghiên cứu kinh điển gì?
    - Khổng Minh xem ra là Nghiêm Tuấn liền đáp:
    - Phàm nói ra mà tìm từ bài, lựa từ câu, ấy là học trò dốt, nào phải người giúp nước. Còn như ông Y Doãn cày ruộng nơi đất Sằn, ông Tử Nha câu cá nơi sông Vị, với những ông Trương Lương, Trần Bình, Cảnh Cam, Hạng Vũ đều là những người biết tế thế an bang, tùy cơ ứng biến, vậy ai biết họ đã dùng kinh điển gì? Hay là bắt chước bọn thư sinh mặt trắng, mới biết đua đòi việc bút nghiên đã khua môi uốn lưỡi, múa văn giỡn mực, vậy đâu phải là người tài.
    - Nghiêm Tuấn xấu hổ làm thinh. Lại có người nói:
    - Ông ưa lý luận theo thời sự mà thôi, chưa chắc là người có học cao, e bị học trò nhỏ cười.
    - Khổng Minh biết người ấy là Trình Bỉnh (tự là Ðức Khu), vốn người xứ Nhữ Nam, nên nói:
    - Trong Nho giáo cũng có chia ra hai hạng: quân tử nho và tiểu nhân nho. Quân tử nho là kẻ biết phò vua, giúp nước, thương dân, ưa chánh ghét tà, lo cho ngày nay mà còn phải để danh thơm cho hậu thế. Còn tiểu nhân nho là kẻ lo giàu lo nghèo, lúc xuân xanh ưa làm thơ, khi già cố xem cho hết sách viết ra để tỏ mình là người lưu loát, chớ trong lòng không được một kế. Như Dương Hùng là người có danh trong làng văn, lại hạ mình thờ Vương Mãng chẳng khỏi có ngày phải gieo đầu từ lầu cao xuống đất mà chết, đó gọi là tiểu nhân nho. Thử hỏi: dù đi ít bước làm được bài thơ, hay là một ngày làm được muôn bài cũng chẳng ít lợi g ì?
    - Trình Bỉnh nghẹn lời, đối lại không được.
    - Ai nấy thấy Khổng Minh đối đáp như nước chảy, mọi người đều thất sắc.
    Được 200tuoi sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 14/12/2007
  4. kevhisoka

    kevhisoka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Em kính các bác một chung, xin phép không tham gia vào thị trường đang hồi sôi động này nữa. Các bác cứ nâng giá dìm hàng, em đứng ngoài hoa chân múa tay, treo ảnh làm vui cho các bác vậy
    [​IMG]
    Bàng Thống, trông như vũ nữ Ba Tư, thế này mà chết thì uổng quá
    [​IMG]
    Tào Phi (?)
    [​IMG]
    Khương Duy.
    [​IMG]
    Mạnh Hoạch.
  5. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    [/quote]@Bác LehongphuEm chào bác.Lần trước ko biết lời lẽ của em có chỗ nào càn rỡ,mạo phạm đến tôn uy mà lâu lắm mới thấy bác trở lại cho em nghe lời vàng ý ngọc thế này.Em cùng các bác trao đổi với nhau cũng như nói chuyện lúc trà dư tửu hậu,hơn thua chẳng đáng điều gì.Nếu em có nhỡ nhời ở chỗ nào,mong bác đừng để ý và năng quay lại chỗ này,anh em cùng đàm đạo cho vui.Trở lại với những nội dung bác vừa nêu1.Vấn đề cánh cung và chức vị võ quan cấp thấp của Hoàng TrungChắc bác cũng thấy là em ko đặt những chi tiết về sở trường cũng như tước vị của Hoàng Trung ở trong đoạn văn nói về kết quả cuộc đấu giữa Trung và Vũ mà đặt nó ở trong đoạn đề cao tinh thần cao thượng của Hoàng Trung.Em đâu có dùng chức vị thấp của Hoàng Trung để ám chỉ rằng tài nghệ của ông ta cũng tương đồng với chức vụ.Ý của em là Hoàng Trung lúc ấy tuổi đã cao rồi.Khi Tôn Kiên còn là thái thú Trường sa,ko biết ông ta lưu lạc ở đâu hay ko cùng chí hướng mà ko theo đạo quân của Tôn Kiên đi lập nghiệp nhưng vào thời điểm Quan Vũ đến,ông ta tài thì có mà danh lợi thì chẳng bằng ai.Nếu là một kẻ háo danh khác,Hoàng Trung hoàn toàn có thể lợi dụng tài bắn cung của mình ngay trong ngày đầu giao đấu như đã dùng trong ngày 3 để cầu-ít nhất là-danh.Vậy mà Hoàng Trung lại điềm nhiên cầm thanh đao của mình-một thanh đao tốt nhưng còn xa mới nổi danh bằng thanh đao của Quan Vũ-để cùng phân cao thấp trên một lĩnh vực vốn là sở trường của đối phương.Thế thì Hoàng Trung đúng là cao thượng quá và Quan Vũ đã được đối sử rất cao thượng ngay cả trước khi ông ta tỏ ra mình cao thượng bằng cách tha mạng Hoàng Trung.2.Cuộc thi bắn ở Hội Đồng tướcNếu quả thật cuộc thi bắn ở Đồng tước là cuộc hội thao toàn quân,một cuộc thi nâng bậc công chức mà trong đó quân lệnh như sơn,một chén nước lã ko khác gì một chén Hồng Hạc đỉnh như bác nói thìa.Tại sao những Hạ Hầu Đôn,Trương Liêu,Tào Nhân ko tham gia mà vẫn được giao trọng nhiệm.Phải chăng họ thuộc một đẳng cấp cao hơn so với Trương Cáp,Từ Hoảng v.v. nên ko cần thi nâng bậc.b.Tại sao môn thi ko phải là binh pháp chiến lược.Để thành một tướng gánh vác được trách nhiệm,xứng đáng được nâng đỡ,bắn cung cần hơn binh pháp à. c.Tại sao các tướng tham gia ko được dùng các binh khí sở trường để phô diễn tài đâm chém mà chỉ thi một môn mà như bác nói là chỉ dùng để bắn lén chứ ko phải giao chiến chính diện.d.Tại sao quân lệnh nghiêm minh như Tào Tháo mà lại ko sử trảm mấy thằng làm náo loạn hội thao,vi phạm trường quy.Thằng thì ko chịu bắn hồng tâm bắn dây treo áo,thằng thì đến bắn cũng chẳng thèm cứ thế chạy ra giật áo.Đánh nhau loạn xà ngầu mất hết cả thể thống.e.Muốn nâng cấp nâng bậc thế nào sau hội thao thì cũng phải danh chính ngôn thuận mới có thể phục chúng.Tại sao kết thúc cuộc thi Tào Tháo lại dàn hoà ban thưởng đồng đều hết..Để chứng tỏ rằng cuộc thi bắn cung ở Đồng tước mang tính chất của một hội thao toàn quân,một cuộc thi nâng bậc như bác nói thì phải làm rõ những điểm này đã.3.Những trao đổi của em với bác xung quanh cuộc thi bắn hay hội thao toàn quân ở Đồng tước như bác nói đều bắt nguồn từ chuyện so sánh nhân cách của Triệu Vân với Trương Cáp.Nhân cách của Triệu Vân em đã nêu rất nhiều dẫn chứng rồi.Em nghĩ rằng cách trao đổi hay nhất là bác nêu những dẫn chứng chỉ ra rằng nhân cách của Trương Cáp cũng bằng hoặc cao hơn Triệu Vân để so sánh.Hoàn toàn ko nêu dẫn chứng bảo vệ cho quan điểm của mình mà chỉ chăm chú vào việc phân tích để chứng tỏ một trong số các dẫn chứng của em có lý hoặc ko đâu phải là cách trao đổi làm giàu kiến thức cho nhau hả bác.Kính bác
    Được longpetrovic sửa chữa / chuyển vào 04:51 ngày 15/12/2007
    Được longpetrovic sửa chữa / chuyển vào 05:08 ngày 15/12/2007
  6. gacungmotme

    gacungmotme Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ nguoiachau đây xin phép có vài lời.Dạo này mai danh vì cái nick bị treo vì sai qui định bên box Bóng đá.
    ---------------------------------------------
    Đầu tiên tôi xin nói về Gia Cát Lượng.
    Gia Cát Lượng lớn lến khi thiên hạ đã phân chia Tào Tháo và Ngô Quyền là mạnh nhất.Rõ ràng khi đó ông về ai thì kẻ đó giành được thiên hạ.Nhưng tại sao ông ta không về.
    Tào Tháo mạnh nhất công thu phục Trung Nguyên chiếm cứ phía Bắc .Ngô Quyền chỉ nắm xứ Giang Đông.
    Rõ ràng về Đông Ngô thì bấtl ợi.
    Về Tào thì công lao mình chả bao lăm.Mà với tính cách của Tào thì ông ta chắc cũng biết ông ta chẳng thế sống lâu.
    Thế nên chọn Lưu Bị một tôn thất cũ của nhà Hán đã mạt vận.
    Thực ra chuyện 3 lần đến lều cỏ cũng như một hình thức tiếp thị của Gia Cát Lượng thôi.
    Sau này chẳng ai nói được ông ta cái gì cả.Vì rõ ràng ông ta không muốn mà phải tới 3 lần thì bất đắc dĩ ông ta phải đi.Đó là sự khôn ngoan của Gia Cát Lượng thôi.
    Bản thân Lưu bị cũng biết mình không có ông ta thì chẳng làm nên trò trống gì.
    -----------------------------------------------
    Chính trị là phải dùng thủ đoạn thôi.Khônh nên xen lẫn tình cảm vào chính trị.
    Khổng minh không bao giờ chơi "Bẩn " cả .Thủ đoạn thôi.
    Ông ta định xoay lại bánh xe lịc sử nhưng đâu có được.
  7. gacungmotme

    gacungmotme Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thương cho Khổng Minh nhưng phàm đã làm chính trị thì có nhục có vinh thôi.
    Rõ ràng biết nhà Hán suy vi nhưng ông ta không làm khác được vì sao.Ông ta muốn để lại danh tiếng muôn đời chứ đâu chịu về Tào làm một anh quân sư mọn công lao chả bao lăm.Tào Tháo nó ghét cái Tài sớm muộn rồi cũng bay đầu.
    --------------------------
    Các bác nói về Cung .
    Cung là lại vũ khí đặc biệt nhất.Khi giáp chiến xảy ra tên cũng bắn được một phát là cùng thôi.
    Hoàng Trung giao chiến với Quan Vũ không dùng tên vì lòng tự trọng của ông ta.Chắc ông ta cũng nghe danh tiếng của Quan Vũ và muốn tranh cao thấp với ông ta Thua thì cũng chẳng ai nói vì quan Vũ quá nổi rồi.
    ---------------------------
    Hội thao toàn quân ở đền Đồng Tước thực ra có thể là một hình thức kiểm duyệt binh sĩ thôi.Biện pháp khích động lòng quân thôi.Kẻ thua thì phấn đấu cho cuộc chiến sắp diễn ra.Kẻ thắng thì khỏi bị mang tiếng.
    Tào Tháo không bao giờ lại ngu ngốc đem tướng ra chém vì một cuộc vui trước cuộc chiến cả.Ông ta muốn xem tính cách các tướng nưac.
    ----------------------------
    Còn Tào Chân hay Hạ Hầu Đôn ...luôn giữ vị trí quan trọng vì Tào Tháo nguyên là họ Hạ Hầu ...
  8. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Ai nói tài bắn cung không quan trọng. Chỉ có điều cây cung lọt vào tay ai và được sử dụng ra sao mà thôi. Nếu xét cây cung là 1 thứ vũ khí trong thập bát ban võ nghệ thì nó chỉ là 1 loại vũ khí sát thương thông thường tầm xa mà bất kì 1 quân nhân nào cũng có thể dùng (giỏi hay không là chuyện khác ).
    Trong TQDN, có mấy lần chuyện cung tên đóng vai trò đáng nhớ: Lã Bố bắn kích Viên môn, Cam Ninh bắn tên cứu Lăng Thống, Hoàng Trung bắn đứt ngù mũ Quan Vũ. Và cũng có kẻ thêm nổi danh nhờ là ... nạn nhân: HHĐ nuốt con ngươi, Trương Phi tha Nghiêm Nhan, Quan Vũ cạo độc...
    Nhưng thông thường tướng giỏi không mấy khoái cung tên bằng cận chiến, và khả năng sát thương được đánh giá cao khi mặt đối mặt hơn là bắn tên. Như tớ đã có lần nói: bắn cung giỏi chỉ thể hiện sự toàn năng của 1 tướng chứ k đánh giá gì khả năng thật sự anh ta cả - giống như 1 anh kĩ sư giỏi có thêm tí ngoại ngữ làm màu.
    Bác Tháo: quân đông trăm vạn, tướng giỏi nghìn viên có tài dùng người theo khả năng thực sự, mà khả năng này thể hiện trên quân sự, chính trị chứ k phải vì tông tộc hay thân tín. Vậy mà tại dài ĐT, lại dùng áo xanh áo đỏ mà phân biệt là 1 sai lầm khó cãi. Thử tạm coi "Triều đình" bác Tháo như 1 công ty, trong 1 ngày tổng kết cuối năm. Giám đốc nổi hứng kêu: cán bộ thường ngồi sang 1 bên, con cháu tao ngồi 1 bên xem thử mấy anh cán bộ giỏi nhưng k thân thích vốn tự kiêu ngầm có lăn tăn hay k?. Đồng thời cái quân lệnh ỡm ờ: bắn trúng thưởng áo, bắn trật uống nước khiến chúng tướng đâm nhờn mới có cảnh gấu ó om sòm giữa các tướng. Chứ nếu: bắn trúng thăng quan, bắn trật cúp lương xem, sự thể khác liền.
    Nhưng cái tuyệt của bác là chuyển dở thành hay: chia đều phát đủ khiến các tướng có cảm giác bác hoàn toàn chí công vô tư không hề phân biệt nên đều ghi ơn tri ngộ mà cúc cung tân tuỵ k nói tới nữa. Còn các tướng có "đại dụng" hay "tiểu dụng" gì gì đó chẳng liên quan gì tới vụ cung tên cung teo này cả.
    Bên Thục, không tổ chức kiểu "hội thao" này lí do chính đã nói rồi. Còn nếu thêm lí do thì là do...quá ít tướng. Ngoài các tướng theo bác Bị vào Xuyên, bác Bị chẳng còn mấy tướng. Không hiểu cái đất phát tích tổ tiên nhà bác lại ít nhân tài thế k biết. May mà tướng bác Bị toàn tướng khủng chứ nếu k có lẽ ta đọc là đọc Nhị quốc diễn nghĩa rồi . Điều này hình như trong biểu xuất sư của bác Minh cũng có đề cập đến. Mỗi lần quân xuất Kì sơn, ngoài chuyện lấy công làm thủ, tóm được tay nào là bác ấy mừng hú - như vụ thu được anh Duy chẳng hạn. Tướng ít, ra vào tay bắt mặt mừng quen biết nhau cả, tài năng thì ai cũng biết tranh nhau làm gì cho mệt lại mất hoà khí. Điều này cũng khác bên bác Tào luôn: tướng nườm nượp, tướng cũ tướng mới đụng đầu chan chát nên lâu lâu phải chọc cho chúng thi thố để dễ ... phân biệt ngôi thứ đồng thời tránh kéo bè kéo đảng - điều bác Tào ngán nhất.
    Còn cái vụ anh Cáp, bác có vẻ khoái anh này. Công nhận anh này k phải k có tài, nhưng có điều k quá ghê gớm như bác nghĩ đâu . Xét về góc độ dùng người của bác Tào không cần bàn cãi làm 1 góc nhìn: cùng là hàng tướng như nhau nhưng rõ ràng anh Liêu được trọng dụng hơn hẳn. Lấy anh Phi làm thước đo càng làm rõ thêm khả năng anh Cáp hơn nữa:
    Võ -oánh nhau với anh Phi mà chạy được đã là tài lắm rồi.
    Mưu - mắc cái sai cơ bản: không biết mình biết người. Anh Phi làm cho ai cũng có cảm giác cứ đợi anh ấy say là dễ bắt nạt, nhưng cóc phải vậy mà ngược lại toàn thấy anh ý giả say làm được khối việc hay: bắt sống Vương Trung, tóm cổ Nghiêm Nhan... anh Cáp cũng chẳng ngoại lệ. Bác đọc đoạn này để tham khảo nhé
    Trương Hấp dẫn ba vạn quân đóng tại Nham Cừ Trại, Mông Ðầu Trại và Ðẳng Thạch Trại.
    Sau đó lại rút hết quân ba trại, kéo vào Ba Tây, chỉ để một số ít phòng thủ .
    Ðược tin này, Trương Phi liền sai Lôi Ðồng đến thương nghị.
    Lôi Ðồng thưa :
    - Chốn Mân Trung núi non hiểm trở, nếu Tướng Công ra đánh , để tôi phục binh nơi hiểm yếu ắt bắt được Trương Hấp dễ dàng .
    Trương Phi nghe lời, sai Lôi Ðồng với năm ngàn quân, còn mình dẫn hai vạn kéo ra khỏi Mân Trung, bắt gặp quân Trương Hấp kéo đến.
    Hai bên giao chiến chừng ba chục hiệp, quân Trương Hấp phía sau vùng lên, la ó. Trương Hấp thấy quân rối loạn, bèn rút quân lại.
    Trương Phi rượt theo. Lôi Ðồng ngăn hai đầu đánh dồn, Trương Hấp cả thua, chạy thẳng về Nham Cừ trại dùng cung tên bắn ra.
    Trương Phi hạ lệnh đóng quân tại Nham Cừ. Rồi hôm sau dẫn quân ra khiêu chiến, Trương Hấp cứ cố thủ trên núi , đờn địch, rượu chè không thèm ra.
    Trương Phi tức giận, sai Lôi Ðồng xông lên núi, Trương Hấp truyền quân lăn gỗ, đá xuống, Lôi Ðồng phải rút lui.
    Trương Phi ở đấy đã năm ngày mà không lấy được trại của Trương Hấp thì tức giận lắm, bèn đóng quân dưới chân núi, uống rượu, chửi bới.
    Huyền Ðức thấy thế, kinh hoảng, bèn mời Khổng Minh đến nói rằng :
    - Sao em ta cứ uống rượu cả ngày nơi trận như thế ?
    Khổng Minh cười :
    - Chắc Ba Tây không có rượu ngon, còn Thành Ðô nhiều rượu ngon lắm, vậy Chúa công nên chở năm chục hũ cho Trương công uống chơi .
    Huyền Ðức nói :
    - Em ta thường vì rượu mà hư việc, sao quân sư còn khuyến khích nó uống rượu ?
    Khổng Minh đáp :
    - Chúa công còn lạ gì Dực Ðức ? Trương Phi thường nóng nảy nhưng tại Tây Xuyên đã chinh phục được Nghiêm Nhan thì đâu phải kẻ dõng phu. Nay Trương Phi uống rượu trước trận, lại ngồi dưới núi mà chửi Trương Hấp thậm tệ ắt Hấp phải sợ lui binh, bỏ trại mà chạy.
    Huyền Ðức hiểu ý, nhưng còn ngờ vực, bèn sai Ngụy Diên dẫn quân đến giúp cùng với năm thùng rượu có cắm cây cờ vàng đề câu "Tiến quân dụng mỹ tửu ".
    Ngụy Diên ra mắt Trương Phi.
    Phi sai Ngụy Diên và Lôi Ðồng đem binh mai phục hai cánh tả hữu, rồi cứ đem rượu uống, núi xem quân sĩ vật lộn như thường.
    Trương Hấp biết tin cho Trương Phi là kẻ khi dể mình, bèn khiến trại Mông Ðầu và trại Ðảng Thạch dẫn quân thành hai đạo mai phục hai bên núi, còn Hấp đêm ấy sai quân dẹp cờ, giấu trống, yên lặng xuống núi .
    Hấp xuống đến trại Trương Phi mà không thấy quân ngăn đánh , bèn dẫn quân tới trung quân, thấy Phi say rượu, ngủ nhè. Hấp mừng xông tới đâm Phi một thương lăn xuống đất, xem kỹ thì là hình nộm bằng cỏ.
    Trương Hấp hoảng hồn , biết bị mắc mưu, rút lui lẹ . Bỗng một tràng pháo nổ , một tướng trợn mắt tròn vo , tay cầm xà mâu, hét vang . Ðó mới thực Trương Phi.
    Trương Hấp nghênh chiến, chờ binh tiếp viện. Nhưng hai đạo trên đã bị Ngụy Diên và Lôi Ðồng đón đánh, thừa cơ cướp trại rồi. Trong lúc giao chiến với Phi, Trương Hấp thấy trại mình khói lên nghi ngút, sợ hãi lui binh về Ngọa Khẩu, xin Tào Hồng tiếp cứu.
    Tào Hồng thấy Trương Hấp vì không nghe lời mình nên đại bại, bèn không chịu tiếp cứu, lại cứ sai Hấp đem binh đánh nữa . Hấp túng thế , phân binh thành hai đạo mai phục nơi hiểm yếu, dặn dò quân sĩ :
    - Hễ ta đánh Trương Phi mà giả đò bỏ chạy thì chúng bây xông ra chặn nó vào hang núi, vây lại . Ba quân vâng lệnh.
    Ngày ấy, Trương Hấp ra khiêu chiến, giả thua Lôi Ðồng một trận .
    Lôi Ðồng đuổi theo đến chân núi bị bao vây nên bị Hấp chém rơi đầu.
    Trương Phi hay tin, kêu Ngụy Diên mà rằng :
    - Lôi Ðồng chết cũng vì bị kế của Trương Hấp nơi hang núi. Vậy phải tương kế tựu kế . Bèn khiến Ngụy Diên cho quân đem cỏ khô theo mai phục. Còn Trương Phi đẫn quân khiêu chiến.
    Trương Hấp nghe Trương Phi đến, bèn nghênh chiến vài hiệp rồi giả thua bỏ chạy. Phi cứ rượt theo. Hấp dụ đến hang núi thì không thấy binh phục của mình đâu hết , lại nghe tiếng quân la ó mới biết quân binh đã bị Phi thiêu cháy. Thất kinh, Hấp bỏ chạy đến ải Ngọa Khẩu cố thủ.
    Còn Trương Phi cùng Ngụy Diên lấy được trại, nhưng dẫn binh đánh Ngọa Khẩu mãi không nổi. Ngày kia, Trương Phi thấy mấy người dân ở trên núi xuống, bèn sai người dụ dổ họ mà hỏi họ ở đâu đến.
    Họ trả lời :
    - Chúng tôi dân Hớn Trung, đi làm xa về, gặp binh biến, nên phải tìm đường tắt mà đi .
    Trương Phi cả mừng hỏi :
    - Phía sau núi có đường vào Ngọa Khẩu không ?
    Họ đáp :
    - Vào được .
    Sau đó, Trương Phi sai Ngụy Diên đem binh mạnh đánh trước trại còn mình dẫn năm trăm quân ky, dắt mấy người dân theo đường nhỏ mà đến.
    Trương Hấp ngày đêm phòng thủ, bỗng thấy Ngụy Diên đem quân công phá, bèn dồn quân về hét phía trước mà ngăn địch. Thình lình phía sau nổi lửa, tiếng la ó vang dội, Hấp cả sợ, biết yếu thế bèn dẫn quân kỵ vượt thành lửa chạy về báo Tào Hồng.
    Thấy Trương Hấp đại bại, Tào Hồng giận lắm, nói rằng :
    - Ta đã can gián mà ngươi không nghe, cứ nằng nặc đòi đánh Trương Phi. Sao không tự tử đi về đây làm gì ?

    Sau trận này uy tín Cáp xuống thảm hại , Cáp ăn nói rón rén hẳn, khác hẳn vẻ nghênh ngang trước trận Ngoã Khẩu.
    Trung rán sức đánh Hàng Hạo và Hạ Hầu Thượng được mười mấy hiệp rồi chạy dài, bỏ cả doanh trại..Cứ thế, sau vài hiệp, Trung lại chạy dài, Hạo và Thượng lại rượt theo. Thấy thế. Trương Hấp chạy theo, la lớn :
    - Chớ khinh địch ! Huỳnh Trung mà chạy dài như thế, ắt có mưu kế chi đây. Ðừng đuổi theo nữa !
    Hạ Hầu Thượng quát lớn :
    - Ngươi làm tướng mà nhát gan như thế thua luôn cũng phải .
    Hôm sau, hai tướng lại đánh nữa. Vừa giáp trận, Huỳnh Trung đã chạy dài. đến rớt mão không hay. Hai tướng rượt theo sát. Huỳnh Trung chạy vào thành cố thủ.
  9. gacungmotme

    gacungmotme Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Để công bằng tôi xin phép được phân loại thế này:
    Gươm ,đao ,chuy`,truỷ thủ,dao găm ...Là vũ khí cận chiến.
    Cung ,nỏ ,là vũ khí tầm xa
    Chúng đều là vũ khí cầm tay.
    -------------------------
    Không nên so sánh vậy
  10. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    ==> Vậy là định lấy lời HHT để kết luận về Trương Cáp hay sao?
    Mấy tướng họ Tào, họ Hạ Hầu là tôn tộc Tào Tháo thường có ý ỷ vào thân thế, tưởng mình là giỏi thật mà xem thường ý kiến của các tướng loại áo xanh ==> kết quả thường có ngay sau đó do chính LQT viết.
    Cáp là võ tướng nhưng cũng là loại tướng biết dùng đầu chứ không chỉ ỷ vào sức mạnh. Hạ Hầu Thượng sau khi chê Cáp thì bị bắt sống. Khi trao đổi tù binh thì Thượng bị Hoàng Trung bắn vào lưng. Right?
    Hạ Hầu Uyên thì bị Hoàng Trung chém chết ở núi Định Quân.
    Trương Cáp là tướng có kinh nghiệm trận mạc, không chủ quan khinh địch chứ chẳng phải loại khiếp nhược đâu và đã có lời cảnh báo với với các tướng tôn tộc nhà Tào, tụi kia không nghe Cáp thì lãnh hậu quả là điều tất yếu. ==> Chớ nên lấy lời 1 thằng kém kiến thức như HHT để nhận định về 1 thằng già dặn kinh nghiệm trận mạc hơn như Trương Cáp.
    Trương Cáp theo Tháo thì cũng như Triệu Vân theo Bị thôi chứ Vân hơn gì Cáp.
    Loại Vũ, Phi theo Bị từ khi Bị chỉ là 01 anh dệt chiếu thì có người chê thân thế của Vũ. Vậy Vân theo Bị thì sao? Có hơn gì việc Cáp theo Tháo không?
    Vân vốn gặp Bị từ trước khi Bị có cái name card "Hoàng Thúc", cũng có ý mến Bị nhưng sao không theo luôn khi đó mà phải sau khi Bị có name card "Hoàng Thúc" mới theo? Người ta hoàn toàn có thể "kết luận" Vân là thứ háo danh, vụ lợi thì giải thích thế nào đây hay vẫn cứ phải là "Dù sao thì Vân cũng hơn Cáp"?
    Sir Kev là fan của Vân chắc cũng đã biết kiểu khẳng định "ÂDP=No1; CMC là nhất,v.v..." không cần giải thích gì thêm chứ nhỉ?
    Nếu chơi chứng khoán thì Vũ & Phi là loại đánh liều mạng , dốc túi mua một thứ cổ phiếu chưa lên sàn (Liubei). Vân thì chờ cổ phiếu đã lên sàn và bắt đầu có giá mới mua
    Fan của Vân có cái hay là cứ "kết luận" ào ào, quên béng cả những kiến thức về toán học mà một chú học sinh lớp 2 cũng khó nhầm lẫn được.
    Khi tôi nói về 01 chú trẻ tuổi, ku con họ Văn hỏi nếu so với ku này thì "Vân nắm được bao nhiêu phần thắng?", lúc đầu thì ậm ừ nói không biết là thằng nào, đến khi tôi nhắc cả tên hồi thì đem quote về một đoạn, có cả 01 bài thơ. Chỉ cần trong bài thơ có 1 câu nhắc đến chú Lev100 là "kết luận" luôn: bằng nhau! Cứ thử đọc lại chính 02 đoạn quoted & tested by TV''s fan sẽ thấy ngay cái "bằng" đó ntn. Một chú học sinh lớp 2 chắc cũng phân biệt được một số viết bằng 2 chữ số thì không thể "bằng" một số khác được viết bằng 3 chữ số mà số đầu tiên là số 1 (chứ không phải số 0) chứ nhỉ? Thêm vào đó nữa là 01 thằng thì cướp đường chạy bở hơi tai, chạy đến cầu Tràng bản thì "sư tử hống" được 01 câu: "Râu hùm vểnh ơi, cứu tao!" (sư tử hống này không giết thêm được thằng lính tép nào), còn thằng kia thì lại có những lúc "cưỡi ngựa đi thong thả". Vậy thì cái kết luận "chỉ bằng Vân thôi" có nên xem xét lại không?
    Khi tôi nói về Phi ở cầu Tràng Bản thì lại "phì cười" rồi "cả Tháo cũng phì cười". Vậy sao không quote giùm cái bài thơ nói về Trương Phi trên cầu Tràng Bản để chứng minh là "Tháo cũng phì cười" đi.
    Tuy biết là Sir La nói phét nhưng rõ ràng trong TQDN có viết "sư tử hống" của Phi có thể "cách không đả tướng" (Tạ Tốn trong YTĐLK của Kim Dung chưa chắc đã luyện nổi đến mức sát địch bằng "sư tử hống" ở cự ly xa đến như vậy!), vậy có phải Tháo "phì cười" khi đó không?

Chia sẻ trang này