1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật toàn diện nhất Tam Quốc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoiachau, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    ------------------------------------
    Tôn Quyền không phải là kẻ "lớn lên trên lưng ngựa " Hay là ông ta không can dự việc binh nhiều như Lưu Bị Tào Tháo hay như cha và anh ông ta.
    Tôn Quyền là người kế thừa vương vị khi nước Ngô đã định hình.Là một vị vua cai trị giỏi hơn là một vị tướng trên chiến trường.
    Lưu Bị,Tào Tháo ,Tôn Kiên ,...
    Và ông ta là một vị vua cai trị giỏi.
    Không nên so sánh 2 người này với nhau nhưng Tôn quyền đáng là người có thể cười vào mặt Lưu hoàng thúc .
  2. kevhisoka

    kevhisoka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Bác nói bừa thì cũng vừa vừa thôi chứ.
    Bác Quyền cười vào mặt bác Bị dựa trên cái jì, bác dẫn ra thử.
    Chứ đứng giữa chợ phán như thánh thế này thì...
  3. boypari

    boypari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    chú nói rằng Tư Mả ý là người toàn diện.vậy theo chú nv toàn diện trong tq phai phải có những gì?anh trả lời thay chú này toàn diện la phải tinh thông cả văn lẫn võ,tài đức vẹn toàn .mà cái anh TMY võ vẽ thì chảng ra gì.mưu lược đanh giầy cho Khổng Minh. xét về lịch sử thì thời tq Tào tháo là người giỏi nhất nhưng đây là xét ve khía cạnh tiểu thuyết các chú a! các chú không nên đi trât đường ray .Các cụ dạy rồi''biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe'' xin đừng đem những ý kiến non nớt làm mất uy tín diễn đàn và xúc phạm những người yêu Tam Quốc.
  4. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    ---------------------------------
    Đa tạ vì những lờ dạy bảo chí tình chí lí của anh.Cả những người tham gia Topic này nữa xin ngàn lầm cảm tạ anh.
    rồi''''biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe''''
    Nhưng em còn trẻ người non dạ chưa hiểu biết việc đời lắm .Thiết nghĩ dựa cột thì không biết bao giờ người ta chỉ bảo cho mà nghe thế nên đành phát ngôn những suy nghĩ "non dại " của mình vậy .
    Bọn em vừa thi xong nên vào post mấy bài góp vui cùng các anh nhưng em như bị xối nước lên đầu vậy.
    Đáng lẽ các anh những người đi trước phải chỉ bảo cho chứ đằng này lại ngồi như một cha Đạo ngồi phán .
    Như mấy anh longpetrovic,lehongphu,mabun ,keisova ...mới thực sự tốt còn anh ,em thấy thật buồn .
  5. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Tôn Quyền thừa hưởng cơ nghiệp của cha anh để lại, chỉ có tài cai trị, giữ nhà thôi chứ làm gì có cái tài bình thiên hạ. So với Lưu Bị, Tào Tháo thế nào được. Từ khi tiếp quản cơ nghiệp ngoại trừ lần cắn trộm Kinh Châu từ tay Quan Vũ (khi Vũ đang mải mê bắc phạt ra) thì Quyền chẳng mở rộng được cho Đông Ngô một tấc đất nào. Có mỗi lần đem chục vạn quân ra đánh Hợp Phì thì bị Trương Liêu dọa cho 1 trận vỡ mật. Cũng may là khi Quyền sinh ra Giang Đông đa có Sách bình định hộ rồi, chỉ việc ngồi mà giữ thôi. Chứ đổi lại đem Quyền thay Sách thì chắc cũng chỉ ngồi 1 xó thôi chư sao dám đem Ngọc tỉ đổi lấy quân đội mà bình định Giang Đông được.
  6. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Nói về "chí" thì Tháo, Bị, Quyền "mỗi bên hùng cứ một phương", lão La đã nói là "Tam Quốc" mà. Nước nhỏ / lớn, nước mạnh / yếu khác nhau thì cũng vẫn gọi là "Tam Quốc" --> Bị dù không hơn Tháo, Sách Quyền nhưng cũng chẳng kém, còn so với các loại Biểu, Chương, Lỗ,... thì Bị đương nhiên hơn, vì vậy chuyện xuất thân chẳng nói lên gì nhiều.
    Nhớ lại trước đây có thấy mấy chiêu dìm hàng có lôi cả chuyện xuất thân ra lại thấy buồn cười:
    có người nói dân Ngô (thực ra chỉ là mấy chú nhó tè dầm ban đêm) sợ Trương Liêu hơn sợ bộ râu của Vũ mà quên béng cả chuyện "đơn đao phó hội", khi đó là cả đại đô đốc Đông Ngô lẫn Lã Mông, Cam Ninh,...và có thể nói là gần như cả hải, lục quân (chưa có không quân thôi) Đông Ngô đều có mặt luôn.
    Người thì lại nói Vũ chỉ là thằng tội phạm trốn tránh pháp luật mà dám chửi Ngô hầu (Quyền) là chó rồi dẫn ra chuyện Tháo thèm có 1 thằng con như Quyền,v.v.... Sao không xem chuyện Tháo chỉ coi như hạng con, trong khi Tháo xem cái thằng tội phạm trốn tránh pháp luật kia là loại gì? Đại ca của thằng râu đó được Tháo khen là anh hùng nhưng cũng chỉ được Tháo đãi rượu đế uống ở "Hotel de la hiên" thôi chứ với Vũ râu thì sao? (Lão La tả khá chi tiết rồi, chắc khỏi cần nhắc nhể)
    Nước Thục đen hơn 2 nước kia ở chỗ 2 nước kia đều có hơn 3 vị "đế" trong khi Thục chỉ có Tiên - Hậu rồi đứt, một phần là do công chú Vân sau 02 lần xông pha (một lần "chặt cờ, cướp đường chạy", một lần làm boatman trên sông) rước về cho Thục dân 1 đấng....hôn quân.
    Xem văn của lão La thì thấy rõ lão định đặt quốc hiệu cho nước Thục là:
    "Liên bang Thục quốc
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"
    nhưng rốt cuộc công của chú Vân là: đưa về 1 đấng hôn quân để rồi Lượng, Duy cũng khổ, dân Thục thì mất mother nó cả 6 chữ dưới và cả cái tên "Liên Bang Thục Quốc" cũng bị xóa trên bản đồ "Tam Quốc".
    Việc Vũ dìm chết 7 đạo quân Tào vào "Liên bang Thục quốc" trái phép (chưa được Thục cấp VISA, lại không có red passport), bắt sống Cấm, Đức có thể xem như một cuộc chiến vệ quốc lớn.
    Tôi vốn chả ghét gì Vân, cũng chả yêu gì Cáp. Cứ xét theo những gì lão La viết thì thấy Vũ, Phi, Cáp,... khi dùng mưu đều ra "sản phẩm" cả: giết tướng, đoạt thành, phá ải,...., cái đáng khen nhất là mấy chú này đi thi làm bài tự túc chứ không xài "phao", điểm cao hay thấp cũng không sao nhưng đó là "học lực" thực chất của các chú này chứ không phải điểm có được do quay cóp mặc dù phải thi cái môn là sở trường của mấy chú mưu sĩ chuyên nghiệp. Chú Vân thì có lẽ 10 kỳ thi thì đến 9 là giắt "phao" trong người ("phao" này cũng không phải Vân chuẩn bị mà là chú Lượng làm sẵn cho). Có kỳ đi thi mang cả "phao" theo (lĩnh kế chú Lượng) mà vẫn...rớt (chính là kỳ thi gặp phải chú Duy khi Duy vẫn là Ngụy tướng trẻ tuổi), trong khi fan của Vân vẫn tổng kết "theo mưu kế KM, Vân luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"! Ai có điều kiện có thể đọc lại đoạn đó và viết ra "báo cáo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" lần đó ntn. "Trí" của Vân hơn gì mấy chú kia?
    Văn, võ,... gì đó thì nếu có giỏi thật thì ít ra cũng có tính di truyền ("gien") chứ. Con nhà Tháo thằng thì giỏi võ, thằng thì giỏi văn, thằng thì cướp được ngôi nhà Hán,... Con của một số tướng như Vũ, Phi, Liêu, Nhạc Tiến,... sau cũng làm tướng và giúp nước cả. Vân cũng có con (hình như tên là Thống, Quảng gì đó) nhưng con Vân giúp gì cho nước Thục thì hình như lão La viết rất sơ sài. Con Bị tuy đụt nhưng vẫn có thằng cháu nội Bị biết thẹn với tổ tông; con, cháu Lượng tuy không bằng cha, ông nhưng cũng 1 lòng tận trung báo quốc; cháu kêu Lượng bằng chú cũng làm cỡ "đại dụng" bên Đông Ngô (Gia Cát Khác).
  7. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Không phải chuyện "Lấy xuất thân " ra để dìm hàng như anh nói đâu.
    Phàm là một đứa trẻ lớn lên thì bị ảnh hưởng bởi gia đình và hoàn cảnh sống của họ.Theo họ tới suốt cả cuộc đời này .
    Ví như con nhà Giáo viên thì khác con của một doanh nhân .
    Không phải nhỏ nhen gì nhưng đúng là Lưu Bị xuất thân hèn kém như vậy nên nó ảnh hưởng tới cả cuộc đời chính trị của ông ta.
    Và em muốn mọi người so sánh giữa hai nhân vật Lưu Bị và Tào Tháo một cách rõ ràng hơn .Thực ra Tôn Quyền là lớp sau rồi (Tôn Kiên mới cùng thời với 2 ông kia).VàTôn Quyền cũng sống trong một hoàn cảnh khác nên khó có thể so sánh .
    Với tư cách là một vị tướng cầm quân thì Lưu Bị không thể so sánh với Tào Tháo được (Cái này rất rõ ràng chắc ai cũng biết).
    Dùng người
    Tào và Lưu đều là những kẻ biết sử dụng người rất giỏi .Nhưng do Tào giao kết có vẻ rộng rãi hơn nên có vẻ vượt trội.
    Mua chuộc lòng người
    Ngang nhau
    hình tượng Lưu Bị ném A Đẩu trước mặt Triệu Vân sau trận Đương Dương đủ làm cho vị tướng này phụng sự suốt đời cho ông ta.
    Tào Tháo đốt thư của cận thần viết cho Viên Thiệu sau chiến dịch Quan Độ .
    Tào Tháo tự cắt tóc mình khi ngựa của ông ta phạm lỗi .
    ....
    Nhưng Lưu Bị có cái theo tôi dở hơn Tào Tháo là hay đem tình cảm vào hành động chính trị của mình .
    Lưu Bị phải dựa vào nhiều các danh sĩ của mình như Từ Thứ,Gia Cát Lượng còn Tào Tháo thì tự lực cánh sinh .
    Tào Tháo xuất thân trong chốn quan trường (giai cấp trên) Sớm có ý thức chính trị và hiểu biết chính trị nên có lợi thế rất lớn.Thực tế ông ta sớm phải đối mặt với sự hiểm ác của "chính trị" và làm nên tính cách đặc biệt của ông ta.Sự giáo dục bài bản từ nhỏ cũng là một phần cho sự thành công của Tào Tháo và sự học theo suốt cuộc đời người này.
  8. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1

    Mỗi người 1 ý cứ loạn xạ cả lên. Thôi cứ viết đại, đúng thì thôi không đúng thì...sai vậy.
    Xét về 3 vị lãnh đạo chính nhé.
    Xuất thân của mấy vị này quan trọng lắm, thậm chí ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện bấy giờ.
    Bác Bị sinh ra trong 1 nhà nghèo mạt rệp phải dệt chiếu, bán dép rong, trình độ ABC. Với địa vị của bác chỉ có thể kết giao với cái dạng cửu vạn đẩy xe thồ như anh Vũ hay cao cấp lắm là....đồ tể như anh Phi là cùng. Vì vậy, tính của bác cũng chịu sự ảnh hưởng nên luôn nhã nhặn, khiêm cung hay nói toẹt ra là có vẻ hơi...hèn, sẵn sàng: mời chú lên chiếu trên, anh hèn nên ngồi dưới như đối với Khiêm, Bố, Biểu...Nhưng thực ra bác ấy giấu mình quá giỏi, đến bác Tháo cáo thành tinh đã lờ mờ nhận ra chí bác Bị mà vẫn mắc lừa như thường.
    Cũng chính vì xuất thân thấp kém như vậy, nên bác dễ tủi thân. Mà cứ tủi thân là bác ...khóc. Nhưng cái khóc của bác hiệu quả ra sao chắc k cần nói nhiều.
    Nhưng cái tai hại nhất của cái xuất phát điểm của bác chính là: bác đề-pa phải chịu chậm hơn tất cả. Những kẻ xưng hùng xưng bá thời bấy giờ khởi đầu làm cóc gì có ai tay trắng ngoài bác, nếu không binh cường tướng mạnh cũng hàng công hầu quí tộc đủ vây đủ cánh, nói có đứa nghe đe có thằng vãi...đủ thứ. Bác Bị thân yếu lực mỏng mà nho nhoe chắc cú bị đập bẹp liền. Nói đâu xa, nếu k có tiếng sét trong vụ anh hùng luận chắc bác Bị đã ô hô ai tai chứ còn đòi sống mà chia ba thiên hạ. Hay cái vụ đang làm thượng khách nhà bác Thiệu, tuy thế nghe tin Vũ vừa thịt Nhan Lương là Thiệu đã thét lôi bác Bị ra...chém. May mà bác mồm miệng cũng lanh chứ nếu k chắc đã theo cụ Bang sớm.
    Vậy mà dù phải đi nước hậu, bác vẫn luồn lách dựng lên cơ nghiệp nhà Thục phải nói là tay cực kì ghê gớm.
    Bác Tháo lại khác, bác sinh ra đã vốn dòng quí tộc, cầm kì thi hoạ là chuyện nhỏ, tài hoa xuất chúng, thông minh sẵn tính lại được anh thầy bói dùi nên bản tính tự tin ngang tàng là chuyện...khó tránh. Ngay từ sơ khởi, khi thiên hạ mới manh nha mầm loạn, bác chỉ cần hô 1 câu là triệu tập đủ 18 lộ chư hầu thì thấy cái uy danh của bác lớn cỡ nào.
    Bác cũng cực giỏi chớp cơ hội mượn oai thiên tử thẳng tay chinh phạt các bác lâu nhâu mở rộng địa bàn căng cường binh lực. Phải nói trong 3 vị, bác là người cơ hội nhất. Cờ đến tay là bác phất ầm ầm, còn nếu k bác đủ lực đủ tài để cướp của người khác mà... phất.
    Hình ảnh đẹp nhất của bác có lẽ là khi ngang tay giáo đứng đầu thuyền ngâm thơ trong đêm trăng Xích Bích. Tuy k lâu sau là bác phải cong đuôi chạy có cờ (à k , làm gì có cờ, bị anh Phi cướp sạch còn đâu.). Nhưng đó là chuyện sau này.
    Con người như thế, k có phần hươu thiên hạ mới lạ.
    Bác Quyền nhạt nhoà nhất trong 3 bác. Sinh ra, bác chẳng cần động chân động tay, mở mắt đã thấy cả dải Giang đông nằm trong tay, binh lương dồi dào, 1 giải Trường giang làm thành luỹ ... nhờ công Kiên, Sách. Thậm chí, ngay cả việc nước cũng được sắp sẵn: thời bình cứ hỏi anh Chiêu, thời loạn cứ tìm anh Du. Cuộc sống an nhàn trong sự nghiệp k phải do bản thân tốn sức, bác đâm ra... lười biếng. Chỉ cần ăn no ngủ kĩ ở nhà, chẳng cần mở rộng lãnh thổ làm gì cho khó...quản lí. Do đó, quân Ngô cũng chỉ giỏi thủ chứ công thì kém. 2 bác kia ngự giá thân chinh đánh bác đều bị thua đau, nhưng khi bác cầm quân trong 1 lần hiếm hoi thì chỉ cần 1 anh Liêu quèn cũng đủ cho bác...tan tác.
    Nhưng bác Quyền hay ở chỗ biết người biết ta, là quả cân điều chỉnh thế chân vạc mà sử sự mềm dẻo. Vì vậy, bác cứ việc...lười biếng, nhưng phần sư tử bác vẫn k mất là điều dễ hiểu.
    (còn tiếp )
  9. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Gì thế này ? Bác quyên vụ Triệu Vân và Hoàng Trung cầm quân đánh Tháo ở Hán Trung rồi à, Bác Trung ti teo chạy trước bị nó vây cho gần chết, may được Vân xông vào cứu. Rồi oai hùng đứng trước trại dọa cho Tháo phải sợ mất mật, quân đông mà vẫn co vòi mà chạy (khác gì Trương Phi trên cầu Trường Bản năm xưa đâu). Riêng vụ đó đã thấy trí dũng của Triệu Vân thế nào rồi.
    Nếu lấy văn+võ chia đôi thì Khương Bá Ước là pro nhất. Mưu trí thì chắc chỉ kém bọn Lượng, Ý một chút thôi, võ thì riêng việc 1 chọi 1 với Triệu Vân hơn trăm hiệp đã đủ ghi danh rồi.
  10. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1

    Giờ xét đến tính cách ảnh hưởng đến cách sử dụng người tài:
    Bác Bị dựng cơ nghiệp từ tay trắng, chắt bóp từ con ngựa, thanh gươm cũng là đồ lạc quyên mà có. Nghèo xác xơ thì lấy đâu sẵn của mà tiếp hiền đãi sĩ. Vì vậy, bác phải ăn chắc, ngay cả những người tìm về với bác hay bác lôi kéo hoặc phải chứng tỏ tài năng như anh Vân, anh Thứ, anh Siêu... hoặc phải được tiến cử bởi những người có uy tín như anh Minh. Danh tiếng lẫy lừng như anh Thống (anh Minh, anh Thống - chỉ cần có 1 trong 2 anh là có thiên hạ) vậy mà khi chưa chứng tỏ năng lực lại k chịu trình thư tiến cử của anh Minh cũng bị lạnh nhạt đuổi làm quan...huyện.
    Nhưng bù lại, phụ tá của bác tuy không đông nhưng đều là hàng tuyển, chất lượng miễn chê cả văn lẫn võ. Đồng thời, khi đã lọt vào mắt xanh của bác đều được thoả chí phát huy tài năng mà đỉnh cao là anh Minh, tha hồ quyết hết mọi việc. Đó cũng là lí do anh Thống dù được bác Tào, bác Quyền trọng vọng vẫn dứt áo về với bác Bị, cam phận lúc đầu bị ghẻ lạnh.
    Nhưng cũng đừng tưởng dễ qua mặt được bác Bị nhé. Con mắt bác có lẽ khóc nhiều nên được rửa thường xuyên lên khá sáng.
    Anh Diên tài ba dám phản chủ theo bác, bác k trọng dụng bởi biết tính tình bất trắc.
    Anh Vân dù nhất nhân nhất mã lon ton chạy về phía Tào, bác vẫn thản nhiên dù có kẻ dèm pha.
    Trước khi băng, bác còn dặn anh Minh đừng xài anh Tốc. Sau này anh Minh k chịu nghe nên mất toi Nhai Đình khiến anh Minh khóc hết nước mắt vì hối hận.
    Bác Bị ít nói nhưng nói câu nào ăn tiền câu đó. Chỉ 1 câu bâng quơ mà anh Bố toi mạng, 1 vài câu đường mật mà mĩ nhân Ngô quốc sẵn sàng bỏ anh bỏ mẹ theo chàng, 1 lời thác cô mà anh Minh toát mồ hôi lạnh cả đời phải cúc cung tới chết. Đó mới chính là bản lĩnh chính trị kiệt xuất
    Tóm lại, nếu xét về khả năng liệu cơm gắp mắm, tận dụng tối đa năng lực thuộc hạ thì bác Bị là nhất.
    Bác Tháo không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền nên so với bác Bị, phong cách khác hẳn. Bác vung tiền rộng rãi, thật lòng trọng dụng nhân tài. Người về với bác Tháo đông như mây, ai bác cũng nhận tuốt tuột, không làm việc này thì việc khác. Tinh cũng có mà tạp nhạp dạng như thể loại mà anh Vân, anh Siêu 1 trận khua khoảng 5chục ông hay nghe anh Phi hét 1 câu đã chết lăn nhiều k kể xiết.
    Anh Bố nếu k bị bác Bị dùi, bác cũng tính thu nạp.
    Thấy anh Vân, anh Vũ nhà bác Bị, bác cũng nuốt nước bọt ừng ực tìm cách lôi lôi kéo kéo.
    Nghe có danh sĩ Hứa Do đến, bác lập tức lông nhông ra đón quên cả mang giày.
    Rồi anh Thống cũng được bác cuống quít mời rồi rước hoạ không hay.
    Thấy anh Siêu, bác Quyền là bác cũng tấm tắc.
    Tuy có 1 số trường hợp như vụ anh Trương Tùng hay Nễ Hành khiến cho lòng yêu hiền của bác có mờ đi tí chút, nhưng k ai phủ nhận bác khoái người tài nhất trong 3 bác.
    Nhưng cái việc sử dụng nhân tài của bác thì khác hẳn với bác Bị. Bản tính ngang tàng đôi khi hơi tự kiêu của bác cộng thêm với anh hoa phát tiết ra ngoài, mọi việc bác thích tự mình quyết hoặc nếu có nghe thì thường chỉ nghe ý kiến giống...mình. Khi nghe ý kiến khác là bác lại vuốt râu cười ha ha: vốn các ngươi k biết..... Mà khổ nỗi bác thường ...đúng. Thậm chí khi chạy trối chết ở trận Xích Bích, cứ đến nơi hiểm yếu là bác lại cười hi hi : nếu tao là thằng Minh, hay thằng Du tao sẽ phục binh ở đây thì blabla là y rằng phục binh xuất hiện. Đến nỗi mỗi khi nghe bác hihihaha là quân tướng sởn cả da gà. Vì vậy đám quân sư từ khi đi kèm với bác đâm lười chẳng phải tốn tí chất xám nào, bác nói gì cứ: thừa tướng thật sáng suốt là xong chuyện. Vậy mà khi thua trận Xích Bích, bác lại đấm bụng bịch bịch mà réo hồn anh Quách Gia để chửi xéo đám tay chân dám chỉ làm theo ý...bác. Bác thích quyết đến nỗi, đã giao cho anh Liêu trấn thủ Hợp phì vẫn giao túi gấm dặn cứ thế cứ thế.
    Nhưng dù sao, phải nói người có bụng liên tài như bác Tháo phải nói là hiếm có. Người về với bác được bác rộng tay nên hầu hết cũng đều trung thành sẵn sàng xả thân bảo vệ bác kể cả trong chiến trận cũng như khi...chim gái. Sự nghiệp bác vẻ vang 1 phần cũng nhờ "tấm lòng" này.
    Bác Quyền: vụ dùng người này cũng...nhàn nhất trong bộ 3 lãnh đạo. Bác thừa hưởng nền tảng hạ tầng từ cha anh đã khá vững vàng. Tướng tá, mưu thần hầu hết k nguyên lão tam triều cũng dân bản địa họ hàng tôn tộc đều đất ấy, không bán mạng cho bác thì cho ai. Vì vậy, bác chẳng cần chiêu nạp thì người tài chỗ bác cũng khối.
    Khác với bác Tháo tự quyết, bác Bị uỷ quyền, bác Quyền khá dân chủ. Nhà bác, ai cũng có quyền có ý kiến, có tranh luận đến mức bác đau đầu. Cũng may, mỗi khi có chuyện là nhà bác lại lòi ra 1 ông có khả năng gánh vác như Chu Du, Lục Tốn nên cũng ổn. Cái kiểu hành xử của bác cũng hay hay mang nặng tính gia đình. Như cái vụ Giang tả cầu hôn, ai cũng có thể chõ mồm vào, từ Chu Du cho chí đến Quốc thái, Kiều quốc lão khiếm mọi việc cứ rối tinh rối mù, anh Giả Hoa cũng tí thành con quỉ hồ đồ. Rồi cái kiểu uý lạo quân như đè anh Chu Thái ra đếm sẹo thì đúng kiểu gia binh chi tướng.
    Tóm lại, kiểu dùng người nhà bác Quyền phù hợp với 1 tập đoàn có bề dày truyền thống, chủ tớ trọng nghĩa trọng tình. Bác Quyền cũng đáng mặt người cầm cân nảy mực khiến nhà bác vững vàng cho đến khi ... mất tất.

Chia sẻ trang này