1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật toàn diện nhất Tam Quốc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoiachau, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoichaua

    nguoichaua Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Rất hay bác Mabun à .
    Nhưng tôi vẫn thấy các anh bất công với Tôn Quyền quá.
    Hãy suy xét lại công bằng hơn cho Tôn Quyền .
  2. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Chính là vì chưa quên nên tôi mới nói "có lẽ...9/10..." chứ không nói 10/10=100%. Mà riêng 1 sự kiện như vậy đâu đủ để "qui nạp" thành trí dũng song toàn / vô song/... được. Xem xét để đánh giá A > / < B/C/... thì cũng nên xem xét nhiều sự kiện khác hoặc 01 khoảng thời gian dài một cách khách quan, công bằng thì hay hơn chứ nếu thiên vị rồi cứ "qui nạp"/"tổng kết" kiểu "luôn hoàn thành xuất sắc".... thì mất hay và lại không đúng với những gì sir La đã tả trong "Tam Quốc".
  3. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Em chào các bác.Nhà mình đông vui quá.Em xin đóng góp tí chút trong khi bắc ghế ngồi chờ nghe lời vàng ý ngọc của các bác về xuất thân và cả con cháu với gien của anh hùng.Tào Tháo xuất thân từ cửa Tào Tung,nhưng là một trong ba người đóng vai trò chủ chốt trong vụ xoá sổ Thập thường thị.Lưu Bị vốn dòng tôn thất nhưng đại đa số thuộc hạ thân tín cùng xây cơ nghiệp đều xuất thân áo vảiTôn Quyền cha anh đều có tài thống lĩnh ba quân nhưng 10 lần đích thân ra trận có đến7 lần phải thục thân mà chạy.Triệu Vân-xin phép các bác cho em nhắc đến ông này một chút,vì thấy có bác cười anh em lôi xuất thân ra để dìm hàng mà lại đem cả cái gien với con cháu ông này ra nói.Thục chí chép,khi Đặng Ngải tấn công Miên trúc.Triệu Quảng cùng Hoàng Sùng-con Hoàng Quyền-cùng làm Thượng thư lang xin Gia cát Chiêm đem quân ra đóng giữ các vùng trọng yếu,ko cho quân Nguỵ tiến sát vào cửa ải nhưng ko được chấp thuận.La lão gia bỏ ko chép chi tiết này cũng như đã bỏ ko chép việc Tưởng Uyển ốm chết ở Phù thành,Phí Vĩ bị ám sát ở Hán trung.Còn cái chuyện nhận phao thì tướng tá phe Lưu Bị có ông nào mà ko phải cầm phao của bác Lượng.Và những lúc ko cầm phao bác Vân mơi chứng tỏ tài mình như vụ ngăn Lưu Bị chia đất hay vụ phản đối đông chinh chứ Hán Thuỷ thì đáng kể gì.
  4. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng việc nhà Nguỵ có ưu thế vượt trội về kinh tế,dân số,diện tích ...nên việc so sánh giữa các nhà cầm quân không được công bằng cho lắm.Thiết nghĩ chỉ nên so sánh một cách tương đối trong thời loạn lạc mà thôi.
    Khi thế cục đã chia 3 rồi thì đến Gia Cát Lượng cũng khó thay đổi nữa là.
    Thực chất về tương quan lực lượng thì 2 nhà Ngô Nguỵ phải luôn ở vào thế thủ chứ chưa bao giờ hơn hẳn về sức mạnh quân sự và kinh tế so với Nguỵ cả.
    Việc Ngô Quyền cầm quân thua và luôn thủ thế là điều hợp Logic.Chính sau này việc Gia Cát Lượng và người kế tục ông ta Khương Duy đã làm cho Thục kiệt quệ trong chiến tranh đã khiến cho Thục suy yếu hẳn và không thể gượng dậy nổi.
    Tôn Quyền là một kẻ kế thừa nhiều hơn là một kẻ chinh phạt xuất sắc so với cha anh của mình.Nhưng ông ta là một nhà cai trị giỏi.Nước Ngô dưới thời ông ta thịnh trị nhất và việc quan trọng hơn là việc mở mang bờ cõi xuống phía Nam (như xuống VN chúng ta).
    Tôi không muốn đưa chính sử vào đây nhưng tôi nghĩ thực tế là La quán Trung đã quá thiên vị về nhà Thục chăng ?
    Những tướng lĩnh của Tào Tháo không thể yếu đến mức như vậy và những viên tướng của Lưu bị không thể mạnh đến mức như vậy.
    Nên nhớ rằng các chiến tướng phương Bắc của Tào Tháo có nhiều người là dân du mục nên sự can trường và dũng cảm của họ khó ai mà hơn được.
    Trong thực tế việc Tào Tháo tạo lập nước Nguỵ mạnh nhất Tam Quốc đã minh chứng cho sự mạnh mẽ của các vị tướng đó tuy chỉ là tương đối.
    Khi đánh giá nên có sự công bằng hơn cũng như trong bóng đá CLB mạnh nhất của Việt Nam không bao giờ băbgf clb của Anh chẳng hạn.
  5. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Các chiến tướng kiệt xuất nhất của nước Thục cũng đều là người mạn Bắc bác ạ (Quan, Trương, Mã, Triệu). Sau khi thế hệ này và 1 số ít con cháu của họ mất đi thì nước Thục ko có tướng tài, đến nỗi Khương Duy phải để Liêu Hóa làm tiên phong , đủ thấy chiến tướng nước Thục kiệt quệ thế nào rồi
  6. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Đặng Ngải cho con là Đặng Trung làm tiên phong thì Duy có Liêu Hóa làm tiên phong là hàng khủng rồi đấy chứ "đến nỗi" gì? Hóa từng là tướng theo Khăn vàng, sau theo Quan Vũ --> có thể nói về kinh nghiệm chiến trường Hóa có thể hơn cả Khương Duy luôn, sir La thường hay "bố trí" cho hợp với cái "số của X, Y, Z chưa tận" nên từng tả cảnh Mã Siêu khi đuổi Tào Tháo thì chọc giáo phải gốc cây để Tháo chạy được; Liêu Hóa khi đuổi TMY cũng....đao chém phải gốc cây, rút được đao ra thì Ý đã chạy mất....
    Nếu chê Liêu Hóa là dở với câu "đến nỗi" ở trên thì xin cho biết sau khi các tướng giỏi (của cả 3 nước) chết đi thì cả Ngô, Ngụy có tướng nào làm tiên phong đáng xếp hơn Liêu Hóa của Thục ?
  7. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Các huynh đài thân Dạo này em hay nghĩ ngợi về nhân vật Nguỵ Diên một vị tướng tài năng của Thục quốc.
    Trong Tam quốc thì La Quán Trung có nói đến việc Gia Cát Lượng tiên đoán Nguỵ Diênsẽ làm phản lại nước Thục bởi một nốt ruồi đỏ trên tay.
    Sau đó là lời nhận xét vu vơ của Tôn Quyền :''Nguỵ Diên trước sau sẽ làm phản"
    Câu này làm Gia Cát khen ngợi Tôn Quyền.
    Và cuối cùng Nguỵ diên chết một cách thảm khốc.Tôi cho hơi bất công với vị tướng dũng mãnh này.
    Và trong chính sử thì thực sự ông này chết như thế nào vậy nhỉ ?Không hiểu tại sao một người như Gia cát lại hồ đồ đến vậy ?
    Mong các vị huynh đài giúp đỡ.
  8. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    "một nốt ruồi đỏ trên tay" ? Chi tiết này ở đâu ra vậy?
    Theo tôi nhớ thì nó là 01 cái "phản cốt" sau gáy chứ không nhớ sir La có nói đến "một nốt ruồi đỏ trên tay" Ngụy Diên bao giờ cả.
    Kinh Dịch và một số môn thuộc lĩnh vực bói toán, nhân tướng học, tử vi đẩu số, độn,.... được biết đến rất sớm ở Trung Hoa. Đó không hẳn là mê tín dị đoan mà thực ra là đến nay khoa học cũng chưa thể lý giải 01 cách rõ ràng được. Cũng có thể là do đúc kết kinh nghiệm, cũng có thể có một quy luật nhất định nào đó với xác suất đúng không nhỏ hoặc chí ít là không đến nỗi quá tệ đâu. Trong Tam Quốc, LQT cũng có nói đến chuyện Vu Cát, Quản Lộ, Tả Từ,... đấy. Ngày nay người ta cũng có biết đến 01 số người có khả năng ngoại cảm đặc biệt, đó là thực tế, khoa học cũng chưa thể giải thích được và không thể vì khoa học chưa lý giải được mà bảo là...không có hoặc không thể có vì trong thực tế đã và đang có rồi.
    Việc KM đoán Ngụy Diên sẽ làm phản có lẽ do ông ta có nghiên cứu về nhân tướng học nên nói vậy.
  9. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Đúng là anh Minh lấy lí do có xương "phản cốt" nằm sau ót anh Diên để không tin dùng anh Diên rồi cuối cùng là... trừ khử. Nhưng lí do chính có lẽ k thuộc phạm trù nhân tướng học (mặc dù nhân tướng học cũng phần nào phản ánh tính tình 1 con người.) mà chính là do những hành động, biểu hiện của anh Diên đã hại anh.
    Anh Diên khi ra mắt lần đầu là lần "phản chủ" - chém tướng, mở cổng thành toan rước bác Bị, nhưng hiệu ứng ngược - bác Bị k chịu vào thành khiến anh Diên bơ vơ. Bác Bị chủ trương "nhân nghĩa", lấy lễ làm đầu để thu phục nhân tâm nên k hảo lắm vụ "vô đạo" này. Như vậy, ấn tượng ban đầu của lãnh đạo đối với anh Diên đã k tốt rồi. Lần ra mắt chính thức đầu tiên của anh Diên đã bị anh Minh dằn mặt doạ lôi ra chém nhằm trấn áp sự kiêu căng của anh Diên khi sự kiêu căng đó đang ở đỉnh điểm - tưởng sẽ được đón tiếp như 1 anh hùng.
    Nhưng thời kì đầu, nhà Thục vẫn dùng anh Diên vì lúc đó anh Diên tuy giỏi nhưng k dám tự tung tự tác bởi: mưu có anh Minh, võ có ngũ hổ tướng đều trên cơ, dư sức trấn chỉnh nếu anh Diên có ý đồ. Chẳng phải vô cớ mà anh Minh sai anh Diên áp tải rượu cho anh Phi vụ Ngoã Khẩu mà có ý - Mày thử xem có kiêu dũng bằng thằng Phi k rồi hãy tính có dám nho nhoe nhé. Và quả thực thời kì đó anh Diên khá...ngoan ngoãn, biết điều.
    Nhưng khi ngũ hổ tướng k còn thì mọi chuyện đã khác, anh Diên lúc này trở thành ngôi sao sáng trong giới võ bị. Trong mắt anh chỉ còn kiêng dè mỗi anh Minh mà thôi. Thể hiện trong câu nói ngạo mạn sau khi anh Minh theo bác Bị: khi còn Minh, tao còn uý kị 1 phần. Nay Minh chết, tao - number one.
    Nói thì nói vậy, nhưng kể cả lúc anh Minh còn sống là anh Diên cũng đã bắt đầu có hiện tượng nhờn mặt rồi. Trong 1 lần phạt Nguỵ (k nhớ lần thứ mấy), anh Minh vẫn kiên trì theo chủ trương ra Hàm Cốc với lập trường khá khôn khéo đối với 1 nước yếu hơn - Lấy công làm thủ, đánh chắc, tiến chắc. Đánh được thì tốt, đánh k được cố gắng bảo toàn lực lượng đồng thời tiêu hao tài lực, làm giảm nhuệ khí quân Ngụy khiến Nguỵ chưa dám Tây chinh. (Vụ này khá giống bác LTK nhà ta đánh Ung Châu nhà Tống). Vậy mà anh Diên dám làm cái việc chưa từng ai dám làm - tranh cãi với anh Minh đòi đưa quân vượt hang Tí Ngọ đánh sâu vào đất Nguỵ - 1 cách đánh đầy mạo hiểm được ăn cả, ngã về k với khả năng thất bại rất cao thậm chí nguy cơ toàn quân bị tiêu diệt nhưng trên hết là trái với đường lối chiến lược đã được vạch sẵn. Đúng sai chưa xét, nhưng anh Diên đã đào sâu thêm cái hố để chôn mình rồi.
    Anh Diên bị vu cho tiếng "sẽ làm phản" để hợp thức hoá cái chết của anh. Nhưng thực ra, anh chết k phải có ý phản (anh phản sau này là do mưu anh Minh, bức cho phản) mà anh phải chết để Thục tiếp tục tồn tại. Anh Minh đã tính trước, sau khi anh chết, k còn ai có thể kìm giữ anh Diên được nữa. khi đó, với tính khí ngang tàng liều mạng của 1 võ tướng đầy kiêu căng, anh Diên dám đem toàn quân thí mạng nơi chiến trường lắm. Mà chắc chắn, với đối thủ là TMY thâm trầm, khôn ngoan, việc thua thắng có thể 9 phần là đoán được. Do đó, anh Diên phải chết ngay sau khi "sao sa Ngũ Trượng" để tránh cơ đồ nhà Thục dày công vun đắp tan tành trong tay 1 kiêu tướng.
    Anh Minh vừa thác, anh Diên phải làm quỉ k đầu dưới lưỡi đao anh Đại - mọi việc diễn ra đúng như anh Minh định liệu. Người kế nhiệm anh Minh là anh Duy lại tiếp tục đúng chiến lược anh Minh đã vạch ra - 9 lần xuất binh bắc phạt. Chỉ có anh Diên, đến chết vẫn còn hồ đồ k biết mình chết vì tay anh Minh hay chính tay mình.
    Được mabun sửa chữa / chuyển vào 00:18 ngày 12/01/2008
  10. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Cái thời đó thì lấy đầu một/ vài thằng nào đó làm lễ ra mắt là chuyện...thường ngày ở huyện thôi, thường thì cũng chỉ để tỏ lòng thành của mình. Chả thế mà Lã Bố xách hẳn đầu cha nuôi mình (Đinh Nguyên) về theo Đổng Trác, vẫn được Trác trọng dụng đấy thôi. Phi thì bắt Vũ phải lấy đầu Sái Dương trong "Tam Quốc" hay tụi Lương Sơn Bạc bắt Lâm Sung phải có "giấy báo đầu" mới được nhập trại trong "Thủy Hử",....
    Ngoài Ngụy Diên có thấy thằng nào do lấy đầu thằng khác làm lễ ra mắt mà bị phán này nọ rồi phải chết như Diên đâu.
    ==> cái chi tiết "phản cốt sau gáy" của Ngụy Diên chắc không phải lão La đưa ra một cách tùy hứng đâu (có thấy lão tả bất kỳ tướng nào khác trong "Tam Quốc" có "phản cốt" sau gáy như vậy đâu, dù vẫn tả đủ mặt mũi, chiều cao,v,v,,,,)

Chia sẻ trang này