1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nhân vật toàn diện nhất Tam Quốc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi nguoiachau, 22/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Planck

    Planck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2005
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Khổng Minh nghi Ngụy Diên là phải. Lúc quân Kinh Châu đánh Trường Sa (không phải quần đảo à nghen), Ngụy Diên giết chủ mở cổng thành ra hàng, ngày sau Ngô Ngụy đến đánh, ai dám chắc là bác này không diễn lại vở cũ? Nên Không Minh thét chém anh Diên cũng chỉ là để dằn mặt anh này thôi, nhớ là nếu còn ý làm trò giết chủ lần nữa, chỉ có chết! Có thành công bọn kia nó cũng sẽ giết!
  2. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Làm tướng, chuyện lấy đầu tướng địch là chuyện thường ngày ở huyện. Nhưng lấy làm gì, lấy trong hoàn cảnh nào, lấy như thế nào... thì khác nhau nhiều lắm. Lấy để phá giặc khác với lấy vì...ngứa mắt chứ.
    Bác Bị cố lấy "nhân nghĩa" làm gốc, không vì người ta khó mà lợi dụng cướp nhà người ta làm hố tiểu nhà mình. Anh Khiêm phải lạy lục van xin đến lần thứ 3 mới được bác Bị nhận Từ Châu vì ... nể nang. Khi Lưu Biểu còn sống dù sao cũng có ơn chứa chấp bác Bị khi lỡ bước. Thậm chí bác Biểu có lần ngỏ ý muốn nhường (thực lòng?) Kinh Châu cho bác Bị mà bác Bị còn chưa dám nhận vì sợ mất tiếng.
    Khi bác Biểu chầu trời, Kinh Châu do Lưu Tôn thừa kế. Tôn đóng cửa k cho bác bị vào nhà khi bác Bị đang bị bác Tháo truy sát. Vậy bác Bị liệu có muối mặt mà xông vào chiếm nhà của cháu để bao công gây dựng chữ "nhân nghĩa" bị sổ toẹt hay k. Đó là chưa kể, nếu có vào thành liệu chịu được sức công phá của quân Tào được mấy ngày trong tình trạng hỗn quân hỗn quan này. Đương nhiên bác Bị ngu gì mà lao đầu vào rọ, bác có kêu gào mở cổng chỉ để gửi gắm cái đám nạn dân đang lốc nhốc theo tiếng "nhân nghĩa" của bác để bác còn ... chạy cho nhanh.
    Vậy mà cái gã Nguỵ Diên chẳng biết giáp ất gì, lại chém tướng giữ cổng hạ cầu toan rước bác Bị vào thành làm người bất....nghĩa là cớ làm sao? Như thế vẫn là "phản chủ" kể cả có ý tốt với bác Bị. Trong khi bác Bị lại khoái kiểu anh Vân - biết chủ có tồi (CTT) vẫn theo đến khi chủ chết mới thôi.
    Tuy nhiên đó là chuyện nhỏ. Nhưng anh Diên lại coi đấy là công cộng thêm với giúp bác Bị thắng được 1 trận ra mắt sau này chắc vênh váo lắm nên anh Minh mới dằn mặt như vậy (trường hợp tương tự đối với anh Siêu sau này). Bác Bị mà coi trọng mấy cái "đầu danh trạng" kiểu ấy chắc số bác ấy đi buôn muối theo Đổng công rồi chứ làm gì có cơ mà dựng nghiệp.
    Ghét ai là ghét cả đường đi nên cái "phản cốt" mới như cái án treo trên đầu anh Diên chứ nếu anh Minh trông mặt mà bắt hình dong giỏi thì ắt hẳn chẳng có vụ Mã Tốc hay Lí Nghiêm sau này.
  3. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Trong Tam quốc không có bằng chứng nào là xác thực để chứng tỏ Nguỵ Diên không trung thành và hết tâm hết sức cho Thục quốc cả.
    Ngay khi Khổng minh còn sống sau các lần ra Kì Sơn thất bại thì chắc ai cũng nhận ra kết cục của Tam quốc rồi.Nhưng Nguỵ Diên vẫn hết mực trung thành.
    Khi Khổng minh vừa chết thì Nguỵ Diên gần như bị bức bách làm phản.
    Chi tiết lúc Nguỵ Diên chạy vào trướng làm tắt mất ngọn đèn chủ :
    "Bỗng nghe bên ngoài có tiếng la ó.
    Xảy có Ngụy Diên chạy vào báo có binh Ngụy kéo đến , chẳng may Ngụy Diên lật đật làm đổ ngọn đèn
    chủ tắt đi. Khỗng Minh bèn quăng gươm xuống đất mà than :
    - Chết sống có mạng không sao cầu được !
    Khương Duy tức giận rút gươm muốn chém NgụyDiên.
    "
    Thì chẳng làm nên điều gì cả vì ông ta vì việc binh cấp bách thôi.Là tướng mà không gặp Khổng Minh thì gặp ai.Trách là trách KM không chu đáo.
    Nguỵ Diên gần như bị bức bách phải tới chỗ làm phản.Nhưng cái "phản" ở đây theo nghĩa tích cực ông ta làm vì bất phục Dương Nghi mà thôi.Làm phản vì muốn làm nước Thục phồn thịnh hơn mà thôi.Đáng lẽ ông ta hàng Nguỵ thì nên mới gọi là phản nhưng ông ta không làm vậy.
    -------------------------------------------------------------------------
    ==========================================
    Khổng Minh kêu Mã Ðại đến nói :
    - Hễ ta chết rồi cứ theo kế đó mà làm.
    Lại trao cho Dương Nghi một cẩm nang và nói:
    - Hễ ta chết, Ngụy Diên ắt phản. Vậy cứ để nó phản, chừng đối trận sẽ giở cẩm nang mà làm y kế sẽ có kẻ
    giết nó .
    Nói xong hôn mê tới chiều mới tỉnh lại, liền làm biểu dâng lên Hậu Chúa.
    Hậu Chúa xem biểu thất kinh bèn sai quan Thượng thơ Lý Phước đến Ngũ Thượng Nguyên thăm bệnh.
    Khổng Minh rưng rưng nước mắt nói với Lý Phước :
    - Ta chẳng may nữa chừng phải thác, bỏ cả đại cuộcquốc gia. Vậy các ông phải gắng lãnh trách nhiệm,
    những người ta đã dùng chớ nên bõ . Còn binh pháp ta đã truyền cho Khương Duy. Ta sẽ có lời di chiếu để
    tâu cùng thiên tử .
    Lý Phước tạ từ lui ra.
    Khổng Minh lại ra khỏi trại mà xem, thấy gió thu thổi đến, lạnh buốt trong mình hôn ám, bèn than :
    - Mạng ta đã hết !
    Sau đó vào trướng, bệnh tình càng nặng, bèn kêu Dương Nghi dặn :
    - Bọn Liêu Hóa , Vương Bình, Trương Dực, Trương Ngưng đều là những kẻ trung liệt, chinh chiến đã lâu,
    được nhiều công trạng, phải nên trọng dụng. Khi ta chết rồi phải lui binh, trí ngươi có thừa, ta không cần dặn
    nhiều.
    Khương Duy phải để đi đoạn hậu.
    Dương Nghi khóc lạy mà thọ mang.
    Sau đó, Khổng Minh viết tờ di biểu dâng lên Hậu Chúa.
    Biểu rằng : Người sống chết có số mạng. Lượng tôi vâng chỉ phạt Ngụy, chẳng may giữa chừng phải thác,
    không được trọn thờ Bệ Hạ. Cúi xin Bệ Hạ hãy sửa mình , thương dân, hiếu với Tiên đế, gần kẻ tôi hiền,
    lánh xa kẻ xu nịnh. Lấy đạo đức mà ban ơn .
    Khổng Minh lại dặn Dương Nghi :
    - Khi ta chết đừng phát tang , hãy làm một cái hộp lớn , để ta ngồi trong, lấy bảy hạt gạt bỏ vàomiệng ta.
    Dưới chân để một ngọn đèn thật sáng. Trong quân chớ nên khóc. Như vậy tướng tinh của ta sẽ không rớt.
    Tư Mã Ý thấy tướng tinh không rớt, sẽnghi sợ. Hãy cho hậu quân lui trước rồi cứ từng dinh màrút dần. Hễ
    Tư Mã Ý đến thì đẩy xe có tượng gỗ của ta đã khắc sẳn đó ra, Tư Mã Ý thấy vậy tất sợ mà chạy . Dương
    Nghi lãnh mạng .
    Ðêm ấy Khổng Minh ra xem tinh đẩu, rồi chỉ một ngôi sao mà nói :
    - Ấy là tướng tinh của ta đó !
    Khổng Minh bèn niệm chú, rồi một látsau bất tỉnh nhơn sự.
    Bỗng thấy Lý.Phước trở vào, Khổng Minh vùng tỉnh dậy, thấy Lý Phước bèn nói :
    - Ta biết ý ông rồi , trở lại làm gì ?
    Lý Phước nói :
    - Tôi lãnh mạng Thiên Tử đến để hỏi aisẽ thay trách Nhiệm của Thừa Tướng sau này, nhưng vìquá bối rối
    qua đi nên phải trở lại .
    Khổng Minh đáp :
    - Chỉ có tướng Công Ðàm mới đáng .
    Lý Phước hỏi :
    - Sau Công Ðàm là ai ?
    Khổng Minh đáp :
    - Phí Vĩ .
    Phước lại hỏi :
    - Sau Phí Vĩ là ai ?
    Chưa kịp đáp thì Khổng Minh đã qui thần. Lúc ấy nhằm năm Kiến Hưng thứ mười hai.
    Khổng Minh thọ 54 tuổi.
    Còn Khương Duy và Dương Nghi không aidám khóc, cứ theo lời dặn mà làm, lại mật truyềncho Ngụy
    Diên chuẩn bị lui binh. Trong đêm ấy Tư Mã Ý thấy một vì sao sắc đỏ rớt xong rồi bay vào trại Thục.
    Ý nói :
    - Chắc Khổng Minh đã chết !
    Nhưng lại thấy vì sao ấy ba lần rớt, ba lần trở lên thì nghĩ rằng :
    - Khổng Minh biết phép Lục đinh Lục giáp, ekhi ta lâu ngày không ra đánh bèn giả chết,để gạt ta chăng ?
    Nghi ngờ như vậy nên cứ án binh bất động.
    Còn Ngụy Diên đêm ấy thấy trên đầu mọc hai cái sừng bèn mời Triệu Trực mà hỏi.
    Triệu Trực suy nghĩ một lát rồi nói :
    - Ðó là điềm rất tốt, vì kỳ lân cũng có sừng, rồng cũng có sừng. Nên thấy mình mọc sừng là điềm lành .
    Ngụy Diên cả mừng nói :
    - Nếu quả vậy tôi sẽ hậu tạ .
    Triệu Trực từ giả ra đi, bỗng gặp Phí Vĩ.
    Trực bèn đem việc ấy nói với Vĩ :
    - Tôi vừa ở trại Ngụy Diên về y nhờ tôiđoán mộng, nhưng điềm ấy xấu lắm, nhưng vì sợ y giận nênphải nói
    tốt cho y an
    lòng .
    Phí Vĩ bèn từ giả Triệu Trực đến thẳng trạiNgụy Diên truyền mật lịnh lui binh.
    Phí Vĩ nói :
    - Thừa Tướng đã qua đời. Lúc lâm chung có dặn phải lui binh. Tướng quân đi đoạn hậu để chặn Tư Mã Ý,
    lại chẳng
    nên phát tang .
    Ngụy Diên nói :
    - Bây giờ ai thế Thừa Tướng ?
    Phí Vĩ nói :
    - Thừa Tướng phú thác cho Dương Nghi, còn chiến phép thì giao Khương Duy .
    Ngụy Diên nói :
    - Thừa Tướng tuy mất song ta còn đây. Dương Nghi bất quá là một quan Trưởng sử. Hãy bảo y cứ phò linh
    cữu Thừa Tướng mà đem về Tây Xuyên chôn cất, còn ta sẽ cử đại binh đánh Tư Mã Ý, chứhá vì một mình
    Thừa Tướng mà bỏ việc quốc gia ?
    Phí Vĩ nói :
    - Ðó là di ngôn của Thừa Tướng, chớ nên trái lịnh !
    Ngụy Diên nói :
    - Phải chi Thừa Tướng nghe tôi đem binh qua ngã Tý Ngọ Cốc thì Trung Nguyên đã về Thục rồi. Nay tôi đã
    làm chức Tiền tướng quân, chinh Tây đại tướng, Nam Trịnh Hầu, há lại đi đoạn hậu cho một tên Tướng sử
    sao ?
    Phí Vĩ nói :
    - Tướng quân nói rất phải song chẳng nên khinh động. Ðể tôi về nói với Dương Nghi giao binh mã cho
    tướng quân điều động, nên chăng ?
    Ngụy Diên tỏ ý bằng lòng.
    Phí Vĩ bèn trở về nói với Dương Nghi.
    Nghi nói :
    - Thừa Tướng đã nói thế nào Ngụy Diên cũng sẽ làm phản nên dặn ta phải đề phòng .
    Nói xong, biên thư khiến Khương Duy đi đoạn hậu.
    Còn Ngụy Diên ở trại đang ngóng tin, bèn sai Mã Ðại đi do thám.
    Mã Ðại về thưa :
    - Dương Nghi phò linh cữu Thừa Tướng vào đến Cốc Trung, còn Khươag Duy đi đoạn hậu.
    Ngụy Diên cả giận nói :
    - Nó khinh ta như vậy, phải giết nó mới được .
    Lại hỏi Mã Ðại :
    - Ông giúp ta chăng ?
    Mã Ðại nói :
    - Tôi cũng ghét Dương Nghi, nguyện xin giúp tướng quân trừ nó .
    Ngụy Diên cả mừng bèn nhổ trại dẫn quân nhằm phía Nam kéo tới.
    =========================================
    Còn chuyện Nguỵ Diên đề xuất trái ý với Khổng Minh là vấn đề nên bàn tới .Tôi đọc thấy một số nhà sử gia coi việc đề xuất việc tấn công nước Nguỵ qua hang Tí Ngọ là một kiến nghị xuất sắc và có cơ sở.(Tôi không am hiểu về nghệ thuật quân sự lắm nên không dám nói ).
    Bản thân tôi cũng không thích Gia Cát Lượng lắm.Ông ta cũng chỉ là một "quân sư" đúng nghĩa mà thôi .Một vị tướng đúng nghĩa thì phải có tư chất khác.
    Nhưng đáng tiếc trong Tam quốc không có ai thích hợp cho ông ta phò tá .
    Nếu đúng đáng lẽ ông ta phải sang Nguỵ nhưng ông ta lại quá lo sợ cho cá nhân .
    Ông ta thù ghét ND không biết vì lí do gì nhỉ mà bức bách cho ND tới chỗ chết vậy ?
    Hay ND tăm tia vợ ông ta chăng ?
    Việc ND làm phản rước LB vào quả là có sai lầm ông ta Đáng lẽ ông ta nên làm khác hơn.Nhưng việc tìm chủ nhân để thờ là chuyện đúng đắn mà thôi.
    Tôi thấy Nguỵ Diên quá oan uổng và thầm trách cho Một Gia Cát bụng dạ hẹp hòi.
  4. kevhisoka

    kevhisoka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2006
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Bác mình đã có công quote thì bỏ công đọc phát nhỉ. Thừa tướng vừa chết chưa lạnh xác đã mon men làm kiêu tướng. Hạng như thế không trừ đi thì để làm gì ?
    Quân lệnh như sơn, có là đại tướng quân hàng cao cấp cỡ Vũ cũng phải nghe, Diên lèm bèm thế bị chém là đúng, không thì sau này ai kềm nổi con cọp điên đó.
  5. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Thấy các bác nói em xả được xì trét nhiều lắm... Có được topic hay như thế này thật không dễ. Em cười suốt từ đầu tới giờ. Nói thật, cười không phải vì các bác nói linh tinh mà bởi vì cách hành văn của các bác. Tam Quốc mà có cả quân khu thủ đô... rồi lại Buôn Me Thuột....
    Quả thật em cũng có cảm tình với anh Vân. Ngũ hổ tướng ai em cũng thích tuốt. Thích cả Trương Liêu, Hứa Chử. Nói thêm đoạn này, vụ cõng bác Tháo nhảy thuyền em nhớ là Hứa Chử, không phải là Trương Liêu. (Vì có bác nào đó nói là Trương Liêu). Nếu sai xin nhận với các bác.
    Về Ngụy Diên, ngày xưa còn bé đọc thấy chú này chết là đáng lắm. Lớn lên một tẹo đọc lại TQ thấy chú này chết là bởi tự mình thôi. Nói theo văn bây giờ là ngu thì chết chứ bệnh tật gì.... (Em mạo muội theo cách hành văn của các bác). Cũng tiếc tài của anh này không được vùng vẫy. Nếu không thì sự anh hùng há bấy nhiêu!!!
    Cuối cùng, nếu được chọn, em xin vote cho anh Vân. Vì:
    Thứ nhất, theo cảm tính chủ quan. Các cụ có câu Đồng thanh tương ứng... Hic, tính cách em hợp nhất có lẽ mỗi anh Vân
    Thứ hai, các fan của anh Vân nói hay quá. (Nhất là bác long... và bác ke...) Hai bác nói chẳng khác nào KM du thuyết Giang Đông. Hic, em chịu hai bác. Kính hai bác
    Đừng ai hỏi em vì sao lại vote cho anh Vân nhá. Hỏi hai bác long... và bác ke... ấy. Hai bác ấy đã nói quá đủ rồi, em không còn gì để nói.
    Nói thêm chút, Khương Duy em cứ thấy bất tài thế nào ý. Đọc KM điều quân rồi đọc KD điều quân thì thấy quá chán. Chưa thể nào học được cái tinh hoa của thầy truyền lại. Có chăng là phép bày trận đồ Bát Quái. Cái này thì khó ai vượt được KD sau khi KM mất. Chuyện... danh sư xuất cao đồ mà lại. Còn xét các phương diện khác thì thấy KD cũng tầm thường
    Văn Ương, một ngôi sao mới. Anh này mà tỏa sáng nhiều nhiều nữa thì có thể xứng ngang anh Vân (kể cả so về đẹp trai nhá). Tiếc là... làm em cụt cả hứng vì cái anh Ương này.
    Tư Mã Ý, có bác nào bảo không biết múa võ. Theo em ấy mà, đấu binh, đâu tướng hay đấu trận pháp thì TMY không ăn được KM nhưng mà hai người tay bo thì KM đánh sao lại. Ớ... các bác lại cho là em chế TQ rồi chứ gì. Đó là em nói vui thế nhưng TMY có biết chút võ nghệ. Bằng chứng là TMY có đích thân cầm kiếm dẫn hơn trăm viên thượng tướng đánh vào trận của KM. Em nhớ là có hình vẽ ông này cầm kiếm đi đầu các tướng trong sách ấy (bản dịch của PKB, LQT đã mô tả, hình vẽ chỉ là minh họa). Có thể nói KM không toàn tài bằng ông này rồi. Em chỉ nói toàn tài thôi không dám nói là tài hơn...
    Trên đây chỉ là những cảm nhận riêng. Có thể nói là không được khách quan cũng được. Vài dòng góp vui với các bác
    Được giacnamkha sửa chữa / chuyển vào 15:46 ngày 12/01/2008
  6. longpetrovic

    longpetrovic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Theo chính sử thìNguỵ Diên,tự Văn Tràng,quê Nghĩa Dương,cùng với Lưu Kỳ,Hoàng Tổ là những người đứng đầu phe kháng Tào trong nội bộ các tướng lĩnh Kinh châu.Năm Kiến An 13-208,Lưu Biểu ốm nặng,Tào Tháo nam chinh.Nguỵ Diên chủ trương liên hợp toàn diện với lực lượng của Lưu Bị ở Tân dã,tạo nên phòng tuyến nhiều tầng để đối kháng nhưng bị phe thân Tào dứng đầu là Sái Mạo,Khoái Việt bài bác dữ dội nên phải rời Tuơng dương chạy về Trường sa.Chính ở đây,Nguỵ Diên đã phát động binh biến thành công,kéo theo Hiệu uý Hoàng Trung ngả về phe Lưu Bị,buộc Thái thú Hàn Huyền phải ra hàng.Năm Kiến An 16-211,Lưu Bị tiếp thu đề nghị của Trương Tùng và Pháp Chính tiến quân vào đất Thục.Vì tránh gây nghi ngờ cho Lưu Chương và nhân sĩ Xuyên Trung,Lưu Bị để toàn bộ tướng lĩnh nòng cốt cùng đại bộ phận quân chủ lực lưu thủ Kinh châu chỉ dẫn theo Hoàng Trung ,Nguỵ Diên ra đi.Có thể nói ko chỉ đặt trọn niềm tin mà còn giao cả tính mạng vào tay hai viên tướng mới quy phục này.Ko lâu sau khi bình định được Ích châu,Nguỵ Diên hoạt động trong quân đoàn của Trương Phi,tiến vào Ba trung,hõ trợ Hoàng Quyền bình định các bộ lạc Phác hồ,khai mào cuộc chiến tranh giành giật Hán Trung với Tào Tháo.Sau chiến thắng Hán thuỷ,trục xuất toàn bộ lực lượng quân Nguỵ ra khỏi Hán trung.Lưu Bị phong Nguỵ Diên làm thái thú Hán trung.Một lần nữa khẳng định sự tín nhiệm của chính quyền Thục Hán với ông ta.Trải qua nhiều biến cố.Quan Vũ,Pháp Chính,Trương Phi,Hoàng Trung,Lưu Ba,Lưu Bị,Mã Siêu lần lượt qua đời.Nguỵ Diên trước sau vẫn giữ vững vùng đất chiến lược Hán Trung,đảm bảo tính ổn định trên chiến tuyến phía bắc và tây bắc,tạo điều kiện thuận lợi cho Thục Hán giải quyết các vấn đề ở biên giới phía đông và phía nam.Trong những năm 227-234,Gia cát Lượng tiến hành bắc chinh.Mặc dù quan điểm chiến thuật mạo hiểm tiến sâu,giao chiến chính diện của Nguỵ Diên ko phù hợp với chiến lược đánh nhỏ ngắn ở những nơi có thể của Gia cát nhưng ông ta vẫn hết sức được trọng dụng.Trong 6 lần giao chiến với quân Ngụy có đến 5 lần Nguỵ Diên được cử làm tiên phong nắm giữ quân chủ lực.Năm 234,Khổng Minh ốm chết ở gò Ngũ trượng,để lại kế hoạch rút quân,giao cho Dương Nghi làm tổng chỉ huy,các tướng lĩnh đều ủng hộ.Nguỵ Diên nhất ý cô hành,tự ý thống lĩnh quân bản bộ rút trước về cửa Nam cốc bày trận muốn đoạt ấn soái của Dương Nghi.Khi đại quân về đến nơi,Vương Bình tiến hành tâm lý chiến làm tan rã toàn bộ lực lượng của Nguỵ Diên.Dương Nghi sai Mã Đại truy bắt Nguỵ Diên rồi luận tội sử chém.
  7. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Lời bài hát trong phim TQDN
    Trường Giang cuồn cuộn chảy về đông
    Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
    Thịnh suy thành bại theo dòng nước
    Sừng sững cơ đồ bỗng tay không
    Núi xanh nguyên vẹn cũ
    Bao độ ánh chiều hồng
    Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi
    Vốn đã quen gió mát trăng trong
    Một vò rượu nếp vui gặp gỡ
    Chuyện đời tan trong chén rượu nồng
    Em rất thích lời bài hát này. Tiện thể post lên góp vui
    Xin lỗi vì đã làm loãng chủ đề các bác nhá.
    Được giacnamkha sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 12/01/2008
  8. nguoiachau

    nguoiachau Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Bản thân tôi thì không thích và đề cao Gia Cát Lượng cho lắm.Vẫn biết rằng đó là một bộ óc vĩ đại tượng trưng cho tinh hoa trí tuệ Trung Hoa .Xét trên khía cạnh chính trị ông là kẻ thất bại .Xét về tính cách cá nhân cũng có nhiều điều đáng nói (trong Tam Quốc ).
    Gia Cát Lượng khi bắt đầu trưởng thành "xuống núi " thì thiên hạ đã gần như được xác lập vững chắc với phía Bắc của Tào Thào và nhà Ngô ở phía Đông (Nam ) .
    Ông ta thấy không có con cá nào to hơn con cá Lưu Bị nên câu khách bằng cách nhờ Từ Thứ giới thiệu mình với LB.
    Sự cầu toàn của con người này bộc lộ khi lần đầu tiên LB đến lều cỏ 3 lần .
    Tại sao lại những 3 lần .vì ông ta muốn thiên hạ và nhất là Lưu Bị sẽ không trách cứ gì ông ta được để ông ta thoải mái hơn trong tình cảm.
    Và là người quan trọng số 1 trong triều .Tự dưng ông ta từ một anh nho sinh mà thành kẻ lãnh đạo những kẻ lão luyện từng trải như Quan Vũ,Trương Phi ....Họ có thể phục ông về một mặt nào đó nhưng có thể Quan Vũ không thích ông ta chăng ?
    Và 2 vị này muốn chứng tỏ cái gì đó .bởi vì mình trước kia oách thế mà Nay lại chịu sự sai khiến của một thằng nho sinh trói gà không chặt.
    Kết cục họ làm theo cái "tôi " của mình dẫn đến sai lầm .
    Lưu Bị cũng vậy thấy mình thừa quá .Bởi vì KM ôm đồm hết rồi mọi việc chu tất hết ...
    Thế là ông này vừa báo thù vừa muốn chứng tỏ mình ...
    Hành động sai lầm 3 anh em chết thảm.
    Lỗi cũng do 1 phần Khổng Minh gây ra.
    -----------------------------------------------------------------
    Sau cái chết này Gia Cát tiến hành Lục xuất kì sơn .Nhiều lần thất bại nhưng vẫn đường cũ mà tiến .Không hề gây bất ngờ cho nhà Nguỵ.
    Đề xuất qua hang Tí Ngọ bị bác bỏ không thương tiếc .Chính vì ông ta quá cầu toàn không muốn mạo hiểm nên thất bại là điều hợp Logic.
    Gia Cát ôm đồm mọi việc quá tài giỏi nên nhân tài không phát triển được .Kết cục nước Thục không có anh tài nào nổi lên .
    Không tiến bộ vì ai cũng ỉ vào Gia Cát Khổng minh thế nên nhà Thục suy yếu dần.
    Dù cho Gia cát phát triển kinh tế đến mấy thì so với Nguỵ vẫn thua kém rất lớn về dân số ,kinh tế .
    qua các lần tham chiến rốt cuộc Thục điêu tàn .Phàm huy dộng 1 cuộc chiến thì chiến phí sẽ tốn kém bao nhiêu ?
    Thế mà ông ta hết lần này đến lần khác đánh Nguỵ.Lòng dân không theo là điều tất yếu
    Rồi việc ông ta giáo dục Khương Duy nữa.
    Khương duy kế tục Gia Cát đánh nhau với Nguỵ nhưng vẫn thua cay đắng .
    Kết cục Khương duy bị đấy ra khỏi vòng quyền lực vì không có ai ủng hộ ông ta .sau các cuộc chinh phạt tốn kém .
  9. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    Chử cõng Tháo nhảy thuyền và che đỡ tên cho Tháo là trên sông Vị, khi Mã Siêu đánh Tháo nhưng đó là về sau.
    Trong trận Xích Bích (trước sự kiện trên sông Vị nói trên) thì Trương Liêu là người đỡ Tháo từ thuyền lớn (bị xích lại với nhau theo kế của Bàng Thống) xuống thuyền nhỏ khi thuyền lớn bị cháy, sau đó bắn Hoàng Cái ngã xuống sông. Khi chạy đến Hoa Dung tiểu lộ thì Liêu chạy sau, Vũ thấy Liêu cũng tha nốt nên Vũ đành....mang đầu mình về nộp (vì chẳng bắt 01 tên nào hay tinh kỳ, khí giới,... về nộp cả).
  10. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Thực sự k hiểu ông mũi tẹt da vàng này đọc TQ kiểu gì nữa.
    Về khía cạnh chính trị, anh Minh thất bại ở điểm nào. Nếu là không thể thống nhất được thiên hạ thì bác Tháo, bác Quyền... cũng được xếp vào danh sách thất bại luôn.
    Anh Minh không phải đợi đến khi "xuống núi" mới trưởng thành. . Khi còn ở Ngoạ Long cương, anh đã nghiền ngẫm thế thiên hạ chia ba rồi. trong thời gian đó, ngoài Tháo, Quyền vẫn còn các tập đoàn lớn như Thiệu, Thuật, Biểu, Chương... đang làm mưa làm gió. Nhưng anh Minh tinh mắt nhận ra kẻ đáng mặt là bác Bị dù khi đó bác Bị đang èo uột về lực nhưng sung mãn về chất. Bác Tháo cũng có con mắt này khi cảnh giác với bác Bị dù lúc đó chỉ là anh... cuốc đất trồng rau. Để rồi từ đó, chiến lược giăng lưới bắt ...minh chủ đã khởi động.
    Màn "tam thảo cố lư" không phải để thiên hạ và nhất là Lưu Bị sẽ không trách cứ gì ông ta được để ông ta thoải mái hơn trong tình cảm gì cả người đi mời lẫn người được mời đều có ý đồ:
    1- Anh Minh nâng cao giá trị bản tháan - Giá càng cao, khả năng được trọng dụng càng lớn.
    2- Bác Bị- được thì quá tốt, không được cũng mang tiếng tốt là coi trọng nhân tài - 1 kiểu "mua xương ngựa quí " mà không tốn xu teng nèo
    Người tiến cử anh Minh cho bác Bị k phải anh Thứ, mà là Tư Mã Huy (?) cơ. Anh Thứ không những không được anh Minh nhờ mà còn bị anh mắng cho vì cái tội ôm rơm dặm bụng .
    Nói những người như anh Vũ, anh Phi bằng mặt k bằng lòng với anh Minh là ... sai bét. Anh Thứ lúc còn lấy tên giả Đan Phúc đã từng chỉ đạo 2 anh, 2 anh có thèm ý kiến ý cò gì đâu. Chỉ vì lúc đầu tự nhiên có thằng cha vơ chú váo nào tự nhiên cướp mất đại ca của họ nên họ ghen tị tí chút. Nhưng sau trận hoả thiêu Bác Vọng, 2 anh thực sự tâm phục khẩu phục là đâu vào đó. Nhà Thục thời kì khởi nghiệp binh mỏng tướng ít, tồn tại được là nhờ sự đồng lòng nhất trí từ trên xuống dưới trong bộ máy lãnh đạo chứ nếu k đã mắc cái hoạ như Biểu hay Chương rồi chứ còn mà đòi chia ba thiên hạ.
    Chỉ đến sau này, chỉ vì sai lầm cá nhân của anh Vũ mà gây tổn thất nghiêm trọng cho nhà Thục dẫn đến cái chết của 3 anh em Lưu Quan Trương. Điều này hoàn toàn là lỗi ở tình cảm cá nhân của 3 người chứ k liên quan gì đến anh Minh. Nói
    Lưu Bị cũng vậy thấy mình thừa quá .Bởi vì KM ôm đồm hết rồi mọi việc chu tất hết ...Thế là ông này vừa báo thù vừa muốn chứng tỏ mình là hoàn toàn đánh giá sai về bản lĩnh bác Bị. Việc bác Bị k phải là đo nước mắm, đếm dưa hành như anh Minh mà là người chỉ đạo anh Minh làm. Anh Minh bản lĩnh trùm đời phải cúc cung tận tuỵ làm việc cho bác rồi lại trung thành tuyệt đối với thằng con bị đao của bác cho đến lúc chết mới thấy Bác Bị cực giỏi trong công việc lãnh đạo. Chỉ 1 lời thác cô trước khi chết là hiểu thủ đoạn dùng người của bác Bị ghê gớm đến mức nào.
    Việc lục xuất Kì sơn không đơn thuần là mục tiêu chinh phạt mà mang ý nghĩa chiến lược. Thế chân vạc khi 3 nhà mạnh yếu không quá chênh lệch là k thể phá vỡ. Nó chỉ hết vai trò khi 1 nhà mạnh lên hẳn đủ sức đè bẹp 2 nhà kia. Việc đó cả 3 nước ráo riết tiến hành bằng cách: đồng thời ổn định phát triển nơi mình đứng chân đồng thời phá để đối phương phải tiêu hao, mất ổn định. Nếu Thục k đánh Nguỵ thì Ngụy cũng đánh.
    Tiên hạ thủ vi cường, lấy công làm thủ là sách lược anh Minh kiên trì theo đuổi. Việc xuất quân k phải để tiêu diệt Nguỵ mà chính là ... phòng thủ chứ k phải chinh phạt. Vậy tại sao lại ra Kì sơn chứ k phải nơi khác, đơn giản là Kì sơn, Lũng thượng có vị trí chiến lược tương tự Kinh châu. Kì sơn là nơi hiểm yếu, Lũng Thượng là vựa lúa đảm bảo cho quân lương, việc chiếm được nơi đó sẽ là bàn đạp quan trọng cho việc phạt Nguỵ thống nhất thiên hạ sau này chứ k phải bấy giờ. Tư Mã Ý cũng rất ý thức điều này nên kiên trì phòng thủ không để mất vị trí này vào tay quân Thục bằng mọi giá. Nếu k chiếm được nơi này đồng nghĩa việc thảo phạt sau này vô cùng khó khăn nếu k muốn nói là vô vọng. Quân Thục luôn phải đánh nhanh thắng nhanh, tuy trên chiến trường hầu như luôn giành thắng lợi, nhưng chỉ cần quân Ngụy kiên trì phòng thủ là quân Thục phải lui bởi k thể bổ sung kịp quân lương hay hậu bị do địa hình quá hiểm trở.
    Nếu xét về quân công trong 6 chiến dịch này, anh Minh nhiều hơn, nhưng xét về chiến lược, Tư Mã Ý thắng lợi dù có lúc phải muối mặt nhận xiêm y đàn bà - 1 sự xỉ nhục ghê gớm.
    Đó cũng chính là lí do k bao giờ có vụ Tí ngọ cốc và cái chết của anh Diên là 1 hệ quả. Tí ngọ cốc là con đường độc đạo đâm vào sau lưng quân Ngụy, TMY là kẻ có tầm nhìn chiến lược liệu có lơ là bỏ qua k. Nếu chỉ cần mai phục 2 đầu đường dồn quân Thục vào giữa, chuyện toàn quân bị diệt có khả năng cực lớn. Mà nếu thành công thì sao, toàn quân sẽ sa vào thiên la địa võng quân Nguỵ, quân Nguỵ từ các nơi khác đổ về, liệu quân Thục đã hoàn toàn chia cắt khỏi hậu phương liệu cầm cự được bao lâu. Mà nếu kể cả trong trường hợp giành toàn thắng thì sau quá trình khổ chiến, binh lực kiệt quệ, khi đó chắc Đông Ngô lại từ vị trí ngư ông k thịt luôn cả ngao lẫn cò mới là lạ. Tầm nhìn của anh Diên chỉ dừng lại ở mức độ của 1 chiến tướng, nếu mà để kẻ này thống lĩnh toàn quân thì nhà Thục nguy cơ diệt vong ngay lập tức k phải k xảy ra. Việc anh Diên phải chết có thể đoán trươc.
    Tất nhiên trong cuộc chiến mang tính trường kì này, kẻ trường vốn hơn sẽ có lợi thế. Nhà Thục với nơi đứng chân đất đai cằn cỗi, nhân lực ít ỏi hơn hẳn mà giữ được thế Tam Quốc đến tận hơn 60 năm phải nói là ghê gớm lắm rồi.
    Gia Cát ôm đồm mọi việc quá tài giỏi nên nhân tài không phát triển được .Kết cục nước Thục không có anh tài nào nổi lên .
    Không tiến bộ vì ai cũng ỉ vào Gia Cát Khổng minh thế nên nhà Thục suy yếu dần.

    Đọc đoạn này chỉ biết lắc đầu, k bình luận.

Chia sẻ trang này